You are on page 1of 3

BÀI 2 – LĨNH VỰC CHỦ YẾU CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

I- LĨNH VỰC CHỦ YẾU CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN


KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm Hiện tượng Lĩnh vực khoa học
Cầm một tờ giấy giơ lên cao và buông tay Tờ giấy sau khi được thả ra sẽ từ từ rơi xuống. Vật lý học
Sục khí carbon dioxide (CO2) vào cốc chưa Nước vôi đục dần và xuất hiện chất rắn màu trắng, Hóa học
nước vôi trong. chất không tan (kết tủa).
Quá trình nảy mầm của hạt đậu Sau khi hấp thụ nước, hạt đầu sẽ nẩy mầm và phát Sinh học
triển thành cây hoàn chỉnh.
Một học sinh chiếu đèn pin vào quả địa cầu, Một chu kì ngày và đêm kéo dài 24 giờ do Trái Đất Thiên văn học
một học sinh khác cho quả địa cầu quay. Mô tả quay xung quanh 1 trục. Nhờ có mặt trời mà có ban
chu kì ngày đêm? ngày nhưng Mặt trời chỉ có thể chiếu sáng được nửa
bề mặt Trái Đất. Do đó, khi nửa bề mặt Trái Đất này
là ban ngày thì nửa bề mặt Trái Đất còn lại là ban
đêm và ngược lại.

Khoa học tự nhiên bao gồm những lĩnh vực chính nào? Đối tượng nghiên cứu của những lĩnh vực ấy là gì? Ứng dụng?
1. Vật lí học > Vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng và sự biến đổi (Sử dụng pin năng lượng mặt trời)
2. Hóa học > Chất và sự biến đổi của chúng (Nông dân sử lý đất trồng bằng vôi)
3. Sinh học > Các vật sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường (Mô hình chăn nuôi bò sữa tiên tiến / Trồng rau thủy canh
trong nhà)
4. Khoa học Trái Đất > Trái Đất và bẩu khí quyển của nó (Bản tin dự báo thời tiết đài truyền hình VN)
5. Thiên văn học > Quy luật vận động và biến đổi của các vật thể trên bẩu trời (Sử dụng kính thiên văn quan sát bầu trời)
II. VẬT SỐNG VÀ VẬT KHÔNG SỐNG
💡 Vật sống: Có sự trao đổi chất với môi trường bên trong và ngoài cơ thể; có khả năng sinh trưởng, phát triển, sinh sản.
Dấu hiệu đặc trưng của vật sống:
• Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng: Lấy thức ăn, chất dinh dưỡng, nước từ môi trường để tích lũy và chuyển hóa năng lượng nuôi
sống cơ thể đồng thời thải chất thải ra môi trường
• Sinh trưởng, phát triển: Sinh vật lớn lên, tăng trưởng về kích thước và hình thành các bộ phận mới
• Vận động: Di chuyển (động vật), trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường > Sinh trưởng và phát triển
• Cảm ứng: Phản ứng lại các tác động của môi trường
• Sinh sản > Duy trì nòi giống

💡 Vật không sống: Không có sự trao đổi chất; không có khả năng sinh trưởng, phát triển, sinh sản.
III. LUYỆN TẬP
Ngày nay, người ta đã sản xuất nhiều xe máy điện để phục vụ đời sống của con người
1. Theo em, việc sửa chữa xe máy điện có phải là nghiên cứu khoa học tự nhiên không?
Sửa chữa xe máy điện không phải là nghiên cứu khoa học tự nhiên.
2. Việc sản xuất xe máy điện là ứng dụng thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?
Việc sản xuất xe máỵ điện là ứng dụng chủ yếu thuộc lĩnh vực vật lí và hoá học. Vật lí nghiên cứu cơ chế chuyển động, hoá học nghiên cứu cơ
chế tích điện vào ắc quy cho xe vận hành.
3. Sử dụng xe máy điện có gây ô nhiễm môi trường không?
Khi sử dụng xe máy điện sẽ hạn chế được việc thải khói bụi ra ngoài không khí. Tuy nhiên, ắc quy của xe máy điện sau khi loại thải mà không
được xử lí đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường rất nặng nề.
Asimo là một người máy có thể di chuyển bằng hai chân như người do Trung tâm Nghiên cứu Kĩ thuật Cơ bản Waco của tập đoàn Honda
(Nhật Bản) chế tạo năm 2000. Với người dân Việt Nam, Asimo không hề xa lạ. Chú đến đất nước chúng ta vào nàm 2004 và nhanh chóng
chiếm được tình cảm của mọi người bằng những động tác chạy, nhảy, nắm tay, nhận diện khuôn mặt, giọng nói,... một cách thuẩn thục.
1. Asimo có phải là một thành tựu quan trọng của việc nghiên cứu khoa học tự nhiên không?
Asimo là một thành tựu quan trọng của việc nghiên cứu khoa học tự nhiên (kết hợp giữa khoa học vật lý và khoa học máy tính, khoa học về giải
phẩu cơ thể và bộ não người).
2. Asimo có được xem như một vật sống không?
Asimo chỉ là vật không sống do con người tạo ra. Mặc dù có thể cảm nhận được, có thể vui đùa được nhưng robot không thể sinh sản như các
vật sống khác.

You might also like