You are on page 1of 8

ĐỀ TÀI

ĐÁNH GIÁ THỊ LỰC BỆNH NHÂN ĐỤC THỦY TINH THỂ SAU MỔ PHACO
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ẢNH HƯỞNG THỊ LỰC TẠI BỆNH VIỆN
MẮT TIỀN GIANG NĂM 2017
- Người thực hiện: Lê Thị Kim Minh;
- Cộng sự: Nguyễn Văn Đầy;
- Người hướng dẫn: PGS. TS. BS Tạ Văn Trầm.
I. Đặt vấn đề:
- Đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù trên thế
giới cũng như tại Việt Nam nếu không được phẫu thuật sẽ dẫn đến mù lòa hoàn toàn
làm tăng gánh nặng cho bản thân, gia đình va cho xã hội. Theo thống kê Bệnh viện
Mắt Trung Ương 2007 có 251700 người mù do đục thủy tinh thể – 37300 người mù 2
mắt do đục thủy tinh thể có thị lực < 1/10. Trong đó có 700000 mắt cần phẫu thuật. số
người mắc bệnh trong năm #85000cas 2 mắt (1%)= dân số) và 85000 (1 mắt) 2009 cả
nước phẫu thuật 132419 đục thủy tinh thể lãnh vực y tế công trong đó phẫu thuật
phaco 39537 cas (29,9%).
- Tại Tiền Giang trong 3 năm liền 2014 – 2015 - 2016 mổ phaco # 13000 cas
mổ, có cả đục thủy tinh thể người già, đục thủy tinh thể bệnh lý, đục thủy tinh thể do
chấn thương.
Với số lượng mổ rất lớn đứng hàng thứ 2 sau Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí
Minh về phía Nam, Bệnh viện Mắt Tiền Giang đã góp phần giảm tỉ lệ mù lòa do đục
thủy tinh thể cho cả Tỉnh Tiền Giang nói riêng và cho cả nước nói chung. Sự thành
công trong mổ Đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco sẽ được đánh giá qua thị
lực bệnh nhân sau mổ.
Bệnh viện đã thực hiện phương pháp này trên 10 năm nhưng chưa có đề tài nào
nghiên cứu kết quả đạt được thị lực tối ưu sau mổ, đó là động lực thúc đẩy chúng tôi
thực hiện đề tài này nhằm nâng cao chất lượng cuộc mổ Phaco, rút ra kinh nghiệm quý
báo để đạt kết quả cao hơn cho bệnh nhân đem đến thị lực tối ưu là mục tiêu tích cực
của chúng tôi, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục các yếu tố liên quan làm ảnh hưởng
thị lực bệnh nhân sau mổ, đem lại ánh sáng cho hàng nghìn bệnh nhân bị mù, làm
giảm được gánh nặng cho gia đình và xã hội.

II. Tổng quan về Đục thủy tinh thể.


1. Đại cương: Đục thủy tinh thể là biểu hiện mất tính trong suốt thường của thủy
tinh thể tự nhiên. Hiện tượng này là sự phá vỡ cấu trúc protein thông thường của sự
lắng đọng bất thường của các protein hoặc do kết hợp cả 2 yếu tố gây ra.
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) 2000 bước vào thế kỷ 21 hàng
năm thế giới có khoảng 20 triệu người bị mù do đục thủy tinh thể, còn số người giảm
thị lực ở mức nặng đòi hỏi phẫu thuật thì tới 45 triệu người. Theo kết quả điều tra
nhanh (RAAB) tiến hành 2007 tại Việt Nam mù do đục thủy tinh thể chiếm 66,1%,
các nguyên nhân gây mù khác, trong một số nghiên cứu tiến hành tại Mỹ tỉ lệ đục thủy
tinh thể chiếm 50% số nhóm người từ 65-74 tuổi và 70% nhóm người >75 tuổi. Đục
thủy tinh thể do tuổi già có 3 hình thái chính: Đục nhân, đục vỏ và đục dưới bao sau.
Khi tất cả các thành phần của thủy tinh thể đều bị mờ đục sẽ đưa đến tình trạng đục
thủy tinh thể hòa toàn hay đục chín.

1
Có 5 mức độ đục thủy tinh tinh thể từ độ 1 đến độ 5 (nhân quá cứng).
- Điều trị nội khoa đục thủy tinh thể chỉ có tác dụng rất hạn chế chủ yếu là dự
phòng đục thủy tinh thể bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý và tránh các yếu tố nguy cơ.
- Điều trị ngoại khoa đục thủy tinh thể mới giải quyết được bệnh và là 1 trong
những vấn đề có tính toàn cầu nhằm hạ thấp tỉ lệ đục thủy tinh thể, giải phóng mù lòa
mang chất lượng và làm việc của con người.
2. Nguyên nhân:
- Do tuổi già.
- Do bệnh lý: đái tháo đường, thuốc,…
- Do chấn thương.
- Nguyên nhân khác: viêm màng bồ đào, glaucoma,…
3. Chẩn đoán:
a. Lâm sàng:
Triệu chứng cơ năng:
- Thị lực giảm.
- Chói mắt.
Triệu chứng thực thể:
- Đèn soi đáy mắt: ánh đồng tử tối, có nhiều vệt đen.
- Sinh hiển vi: đục nhân, vỏ, dưới bao sau.
b. Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm máu: công thức máu, TS, TC.
- Đường huyết,
- ECG.
- Siêu âm B.
- Đo khác xạ giác mạc bằng Javal.
- Đo công suất thủy tinh thể nhân tạo bằng siêu âm.
c. Chẩn đoán xác định:
- Chẩn đoán đục thủy tinh thể: thị lực giảm, chói mắt, ánh đồng tử
tối, đục thủy tinh thể(nhân, vỏ, dưới bao sau).
- Chẩn đoán nguyên nhân: bệnh lý, chấn thương,…
d. Chẩn đoán phân biệt:
- Xuất huyết dịch kính.
- Vẫn đục dịch kính.
- Bong võng mạc.
- Tổ chức hóa pha lê thể.
4. Điều trị:
a. Nguyên tắc chung:
- Tìm và điều trị nguyên nhân.
- Điều trị triệu chứng.
- Điều trị ngoại khoa.
b. Điều trị cụ thể:
- Phẫu thuật lấy thuy tinh thể trong bao đặt thủy tinh thể nhân tạo
(IOL).
Chỉ định:
- Lệch thủy tinh thể quá nhiều (> 1800)
- Thủy tinh thể sa vào tiền phòng.

2
Chống chỉ định:
- Các trường hợp đang viêm nhiễm tại mắt.
- Bệnh lý toàn thân chưa cho phép phẫu thuật.
- Đục thủy tinh thể bẩm sinh trẻ em.
- Phẫu thuật lấy thủy tinh thể ngoài bao đặt IOL.
Chỉ định: tất cả các trường hợp đục thủy tinh thể.
Chống chỉ định:
- Đục và lệch thủy tinh thể > 1800.
- Đục thủy tinh thể màng xơ.
- Các trường hợp đang viêm nhiễm tại mắt.
- Bệnh lý toàn thân như chưa cho phép phẫu thuật.
* Phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể bằng phương pháp siêu âm (Phaco) đặt IOL.
Chỉ định: Tất cả các trường hợp đục thủy tinh thể.
Chống chỉ định:
- Đục thủy tinh thể tiêu nhân, dạng màng xơ.
- Cấc trường hợp đang viêm nhiễm tại mắt.
- Tình trạng toàn thân chưa cho phép phẫu thuật.

III. Mục tiêu nghiên cứu.


* Mục tiêu tổng quát: đánh giá thị lực bệnh nhan sau mổ đục thủy tinh thể bằng
phương pháp phaco và các yếu tố liên quan làm ảnh hưởng đến thị lực bệnh nhân.
* Mục tiêu cụ thể:
- Tỉ lệ bệnh nhân đạt được thị lực > 3/10.
- Các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến thị lực như bện lý kèm theo, tăng HA, đái
tháo đường bệnh tại mắt (chấn thương, sẹo giác mạc, viêm màng bồ đào, glaucoma).
- Các yếu tố chủ quan đến cuộc phẫu thuật (đo Javal, siêu âm A, kinh nghiệm lâu
năm trong phẫu thuật).

IV. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:


1. Đối tượng nghiên cứu:
+ Tất cả bệnh nhân khám mắt tại Bệnh Viện Mắt Tiền Giang có chỉ định mổ
đục thủy tinh thể.
+ Bệnh nhân đồng ý tái khám theo lịch hẹn sau mổ 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân không đồng ý tái khám theo lịch hẹn.
- Bệnh nhân bỏ lơ muốn dừng không tiếp tục tham gia.
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Cở mẫu tính theo công thức
N=Z21-α2P(1-P)/d2
N=128 ca
- Cở mẫu # 100 -200cas.
- Cắt ngang mô tả.
- Các bước tiến hành (đính kèm bảng thu thập số liệu đã thiết kế sẳn).
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Excell hoặc SPSS.
- Thời gian nghiên cứu: từ thán 1/2017 đến tháng 9/2017, N=128.

3
V. Kết quả và bàn luận.
Bảng 1: Đục thủy tinh thể theo tuổi:
Tuổi < 50 tuổi = > 50-74 tuổi > 75 tuổi
Nam 2 (1,56%) 37 (28,91%) 9 (7,03%)
Nữ 3 (2,34%) 49 (38,28%) 28 (21,88%)
Bảng 2: Đục thủy tinh thể theo tuổi già – bệnh lý – chấn thương.
Giới tính Tuổi già Bệnh lý Chấn thương
Nam 33 (25,78%) 19 (14,84%) 2 (1,56%)
Nữ 41 (32,03%) 33 (25,75%) 0

Bảng 3: Thị lực trước mổ:


Thị lực < 3m >3m-2/10
Số lượng 97 (75,78%) 31 (24,22%)

Bảng 4: Thị lực sau mổ.


Thị lực <3/10 3/10-7/10 7/10-10/10
1 tuần 36 (28,12%) 70 (54,18%) 22 (17,18%)
1 tháng 36 (28,12%) 72 (56,28%) 20 (15,62%)
3 tháng 38 (29,68%) 72 (56,28%) 20 (15,62%)

Bảng 5: Mối liên quan các bệnh lý tại mắt – toàn thân ảnh hưởng thị lực:
Thị lực Bệnh lý toàn thân Bệnh lý tại mắt và chấn thương
< 3/10 35 (27,34%) 30 (23,43%)
> 3/10 – 7/10 18 (14,06%) 23 (17,96%)
7/10 – 10/10 2 (1,56%) 02 (1.56%)

BÀN LUẬN
- Nghiên cứu tiến hành trên 128 ca bệnh nhân đục thủy tinh thể được mổ
Phaco tại Bệnh viện Mắt Tiền Giang chúng tôi nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân > 50-
74 tuổi chiếm đa số, nữ nhiều hơn nam, nữ 48,28%, nam 28,90%, tuổi < 50 tuổi
tỉ lệ ít hơn, nam 1,56%, nữ 2,34% điều này cũng rất phù hợp với tuổi càng già
càng cao tỉ lệ đục thủy tinh thể. Trong một số nghiên cứu tại Mỹ (Sách giáo
khoa trang 190 Bệnh học Nhãn khoa Tập 2) ở nhóm người từ 65-74 là 50%.
Trên 74 tuổi là 70%, có lẽ tuổi thọ ở Mỹ cao hơn ở Việt Nam nên tỉ lệ này cao
hơn.
- Tỉ lệ bệnh nhân đục thủy tinh thể tuổi già nữ 32,03% nam 25,75% về
bệnh lý nữ chiếm cao hơn 25,75%, nam 14,8% trong cỡ mẫu nghiên cứu này có
tỉ lệ bệnh nhân nữ có bệnh lý kèm theo cao hơn tỉ lệ bệnh nhân nam, riêng tỉ lệ
bệnh nhân chấn thương nam 1,56%, nữ tỉ lệ % phù hợp có lẽ người nam lao
động nặng dễ xảy ra thương tích nên số chấn thương nam gặp, nữ không gặp
trong nghiên cứu này.

4
- Điềm trọng tâm trong 128 ca thị lực bệnh nhân đạt tối ưu (7/10-10/10)
sau mổ 1 tuần 17,15%, 1 tháng 15,62%, 3 tháng (15,62%) so với nghiên cứu của
Viện Mắt Trung Ương và Thành phố Hồ Chí Minh tỉ lệ này có thấp hơn vì lúc
nghiên cứu Bệnh Viện Mắt Tiền Giang chưa sử dụng máy Phaco hiện đại như
bây giờ có máy Centurion đã thành công trong ca mổ khó đem lại tỉ lệ thị lực
cao hơn, tuy nhiên thị lực bệnh nhân từ 3/10 – 7/10 chiếm rất cao sau 1 tuần
54,18%, 1 tháng 56,28%, 3 tháng 29,68% điều này cho chúng ta thấy tỉ lệ xóa
mù trả bệnh nhân về cuộc sống cộng đồng góp phần trong công tác phòng
chống mù lòa là tốt, tỉ lệ bệnh nhân thị lực < 3/10 thấp, riêng tỉ lệ sau 3 tháng
thấp hơn 1 tuần không đáng kể chỉ ♯ 0.1% đồng nghĩa biến chứng xảy ra sau 3
tháng rất ít (trong 128 ca nghiên cứu có 2 ca bị chấn thương tỉ lệ 1,56%)
* Các yếu tố liên quan bệnh lý toàn thân (tăng huyết áp, đái tháo đường,…)
và các bệnh lý tại mắt (viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, glaucome trước đó
hay chấn thương) có sự thay đổi rõ rệt với người không bệnh lý thì tỉ lệ thị lực
rất cao (bảng 5 minh họa).

5
VI. Kết luận:
- Đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù cho
thế giới nói chung, cho nước Việt Nam nói riêng, nhưng sự tiến bộ của ngành
Nhãn khoa bằng phương pháp mổ phaco trong vòng vài phút đã đem lại ánh
sáng cho hàng nghìn bệnh nhân, trả họ về cuộc sống cộng đồng giảm được gánh
nặng cho gia đình và xã hội.
- Trong nghiên cứu 128 ca đến mổ đục thủy tinh thể tại Bệnh viện Mắt Tiền
Giang tỉ lệ thị lực bệnh nhân sau mổ 1 tuần thị lực < 3/10 (28,12%), 3/10-7/10
(54,18%), 7/10-10/10 (17,18%), sau 1 tháng thị lực < 3/10 (28,12%), 3-7/10
(56,28%), 7/10-10/10 (15,62%), sau 3 tháng thị lực < 3/10 (29,68%), 3/10-7/10
(56,25%), 7/10-10/10 (15,62%).
- Thị lực bệnh nhân có bệnh lý toàn thân, bệnh lý tại mắt và chấn thương
thấp hơn, đặt biệt bệnh nhân có tăng huyết áp, đái tháo đường thị lực thấp hơn
nhiều so với bệnh nhân không bệnh lý.
Thông qua đề tài này chúng ta rút ra kinh nghiệm và truyền thông cho bệnh
nhân phải phòng ngừa ngay những bệnh lý kèm theo phải kiểm soát huyết áp,
đường huyết thường xuyên, tránh tai nạn chấn thương mắt, viêm rách giác mạc,
màng bồ đào để sau mổ phaco đục thủy tinh thể, thị lực bệnh nhân không bị ảnh
hưởng tầm trọng.
+ Khắc phục các biến chứng trong và sau mổ.
+ Biến chứng đục bao sau: Hiện nay đã khắc phục biến chứng này bệnh viện
vừa đầu tư máy Laser yag.

VII. Đề nghị:
- Có máy đếm tế bào nội mô trước mổ để tiên lượng cuộc mổ.
- Phát huy mổ bằng máy Centurion để dễ dàng phá nhân cứng trong những ca đục
thủy tinh thể quá già, ca quá khó.

- Kết hợp với Trung Tâm Truyền Thông Giá Dục Sức khỏe thông tin cho bệnh nhân
đến khám cơ sở y tế để chẩn đoán sớm đục thủy tinh thể chuyển mổ kịp thời góp phần
trong công tác phòng chống mù lòa cho tỉnh.

6
Tài liệu tham khảo:
- Nhãn khoa tập 2 – GS Đỗ Như Hơn.
- Tạp chí nhãn khoa Việt Nam số 41 tháng 1/2016.
- Các nghiên cứu mổ Đục thủy tinh thể của viện Mắt Trung Ương Hà Nội.
- Khúc Thị Nhụn (2006) “Nghiên cứu phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể bằng
siêu âm phối hợp đặt thủy tinh thẻ nhân tạo qua đường rạch giác mạc bậc thang
phía thái dương” luận văn tiến sĩ y học Bộ giáo dục đào tạo, Bộ y Tế Hà Nội
Basic and Clinical course (1994-1995) “Section 11: Lens an Catarate American
Academy Of Opthamilogy” Nguyễn Đức Anh, Hà Duy Tiến dịch từ nguyên
bản.
- Theo Wang W (2001) – “ Biến chứng sau mổ thủy tinh thể”
- Theo Trần Thị Phương Thu (2001) “Biến chứng sau mổ thủy tinh thể”
- Các đề tài Hội nghị nhãn khoa toàn quốc (2013-2016).
- Tham khảo các chuyên đề về đục thủy tinh thể và phương pháp mổ đục thủy
tinh thể.

7
Bảng dữ liệu:
Tuổi Bệnh lý kèm theo Xuất viện Phẫu Kỹ thuật Bác sĩ
Kết quả
STT Họ và Tên; Số điện thoại liên lạc Địa chỉ Nghề nghiệp Thị lực mới vào 1 1 3 thuật viên đo siêu
Nam Nữ Toàn thân Tại mắt siêu âm
tuần tháng tháng viên Javal âm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Ghi chú: cột 10,11,12 chúng tôi không ghi tên mà chi ghi ký hiệu A, B, C.

You might also like