You are on page 1of 71

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

BỘ CÔNG THƯƠNG

Đề tài:
LẬP BÁO CÁO DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ
MÁY SẢN XUẤT SỮA TƯƠI TIỆT TRÙNG TẠI
HUYỆN LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI
GVHD: NGUYỄN THỊ LỢI
Nhóm: 7
Tên thành viên: Vũ Đức Trung
Trần Tuyết Nhung
Trần Trọng Nhân
Trần Thị Thu Hà
Võ Toàn Hiếu Kha
Võ Lâm Tuấn Tài

Thứ bảy, ngày 21 tháng 8 năm 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT HỌ TÊN SINH MSSV CÔNG HOÀN
VIÊN VIỆC THÀNH
1 Vũ Đức Trung 2005190754 Tốt
2 Trần Tuyết Nhung 2005191212 Tốt
3 Trần Trọng Nhân 2005191620 Tốt
4 Trần Thị Thu Hà 2005190164 Tốt
5 Võ Toàn Hiếu Kha 2005190232 Tốt
6 Võ Lâm Tuấn Tài 2005191247 Tốt
Nội dung 1: Sự cần thiết phải đầu tư dự án
Căn cứ pháp lý:
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006,
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế,
kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh
vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông tư số 27/2016/TT-BCT ngày 05/12/2016 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ
sung, bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh
trong một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông tư số 43/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 của Bộ Công Thương quy định
về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông tư số 13/2020/TT-BCT ngày 18/6/2020 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ
sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà
nước của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
 Công bố tiêu chuẩn quốc gia sau đây:

- TCVN 5860:2019 Sữa tươi thanh trùng

- TCVN 12738:2019 Sữa và các sản phẩm sữa - Hướng dẫn mô tả chuẩn đối với các
ISO 18330:2003 phép phân tích miễn dịch hoặc thụ thể để phát hiện dư lượng
kháng sinh

- TCVN 12739-1:2019 Sữa - Định nghĩa và đánh giá độ chính xác tổng thể của các

1
ISO 8196-1-2009 phương pháp phân tích thay thế - Phần 1: Các thuộc tính phân
tích của các phương pháp thay thế

- TCVN 12739-2:2019 Sữa - Định nghĩa và đánh giá độ chính xác tổng thể của các
ISO 8196-2:2009 phương pháp phân tích thay thế - Phần 2: Hiệu chuẩn và kiểm
soát chất lượng trong phòng thử nghiệm sữa

- TCVN 12739-3:2019 Sữa - Định nghĩa và đánh giá độ chính xác tổng thể của các
ISO 8196-3:2009 phương pháp phân tích thay thế - Phần 3: Quy tắc đánh giá và
xác nhận giá trị sử dụng của các phương pháp định lượng thay
thế trong phân tích sữa

Căn cứ thực tiễn:


Huyện Long Thành nằm ở phía nam tỉnh Đồng Nai, có diện tích 431,01 km². Trung tâm
huyện nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 32 km về phía đông, cách
thành phố Biên Hòa 24 km về phía bắc và cách thành phố Vũng Tàu 60 km về phía nam.
Nơi đây các hộ gia đình có trồng cây ăn quả tuy nhiên năng xuất chưa cao. Nếu có mở
thêm nông trại nuôi bò sữa thì với lợi thế về diện tích đất dễ dàng cho người dân mở rộng
thêm đầu tư có thêm thu nhập, thậm chí sẽ trở thành nguồn thu nhập chính.
Lập luận chỉ ra sự bất cân đối cầu lớn hơn cung:
 Sữa tươi ở nước ta được dùng để: uống trực tiếp, nguyên liệu để làm sữa chua, phô mai, kem,
bánh, trà sữa, chế biến các món ăn …
 Dùng để chế biến các loại đồ uống 3600 tấn/năm.
 Công suất nhà máy sữa vinamilk (hơn 400000 tấn/năm), TH true milk (500000 tấn/năm).
 Các nguồn nhập khẩu: (Nga, Úc, Đức, Pháp, New Zealand), nguồn xuất khẩu (Thái Lan, Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản).
 Trung bình người Việt Nam sử dụng sữa hàng ngày là 26 lít/người/năm.
 Lượng sữa trong khu vực: Indonesia(350000 tấn/năm) Thái Lan (3600 tấn/năm).
 Nhu cầu sử dụng sữa bình quân đầu người của Việt Nam vẫn thấp, chỉ đạt 26 lít/người/năm, trong
khi Thái Lan là 35 lít/người/năm, Singapore là 45 lít/người/năm và các nước châu Âu từ 80 – 100
lít/người/năm

2
Nội dung 2: Phương án của sản phẩm
Sản phẩm chính của nhà máy sẽ là sữa tươi tiệt trùng: sữa tươi hương dâu và socola
Mục tiêu:
• Cung cấp sản phẩm sữa cho thị trường
• Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động địa phương
• Đạt mục tiêu lợi nhuận kinh doanh
Năng suất của nhà máy: 50.000.000L/năm
Địa điểm xây dựng: khu công nghiệp An Phước, Đồng Nai
 Khâu chọn lọc:
Sữa được vận chuyển từ những vùng nguyên liệu đến cơ sở sản xuất, sau khi được kiểm tra chất
lượng và qua các thiết bị đo lường, lọc sẽ được nhập vào các hệ thống bồn chứa lạnh (150m 3/
bồn)
 Khâu chế biến:
Sau đó, từ bồn chứa lạnh, sữa tươi nguyên liệu sẽ qua các công đoạn chế biến: ly tâm tách khuẩn,
đồng hóa, thanh trùng, làm lạnh xuống 4oC và chuyển đến bồn chứa sẵn sàng cho chế biến tiệt
trùng UHT (Hệ thống tiệt trùng tiên tiến gia nhiệt sữa lên tới 140 oC, sau đó sữa được làm lạnh
nhanh xuống 25oC, giữ được hương vị tự nhiên và các thành phần dinh dưỡng, vitamin và khoáng
chất của sản phẩm). Sữa tiếp tục được máy ly tâm tách khuẩn, giúp loại các vi khuẩn có hại và
bào tử vi sinh vật và chuyển đến chứa trong bồn tiệt trùng chờ chiết rót vô trùng vào bao gói tiệt
trùng.
Nhờ sự kết hợp của các yếu tố: công nghệ chế biến tiên tiến, công nghệ tiệt trùng UHT và công
nghệ chiết rót vô trùng, sản phẩm có thể giữ được hương vị tươi ngon trong thời gian 6 tháng mà
không cần chất bảo quản.
 Khâu đóng gói:
Sữa sẽ được rót vào bao bì giấy vô trùng với dung tích từ 180ml dạng hộp đến 220ml dạng bịch,
sau đó sẽ đi đến khâu in ấn và hoàn thiện sản phẩm và cuối cùng là đem vào kho để chuẩn bị đem
ra thị trường

Giá trị dinh dưỡng


Sữa chocolate Sữa dâu
Năng lượng/ Energy 84,7 kcal 77,2 kcal
Chất đạm/ Protein 3,0 g 3,0 g
Chất béo/ Fat 3,1 g 2,8 g
Hydrat cacbon/ Cacbonhydrate 11,2 g 10,8 g
Calci/ Calcium 100 mg 100 mg
Vitamin A 150 IU 150 IU
Vitamin D3 30 IU 30 IU

Hướng dẫn sử dụng và bảo quản

3
- Có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi như lúc đi học, đi làm hay đi chơi.
- Bảo quản ở nơi thoáng mát, không để ở nơi có ánh sáng mặt trời hoặc ánh đèn chiếu trực tiếp, có
thể để ở nhiệt độ bình thường trong vòng 6 – 12 tháng. Chỉ khi sữa đã mở hộp thì mới cần phải
bảo quản trong môi trường lạnh.

Đối tượng:
Sữa thích hợp với mọi lứa tuổi và thể trạng.
Sữa tươi phù hợp với các thể trạng khác nhau, kể cả người tròn trĩnh hay mi nhon. Với
những ai cần tăng cân, bạn nên uống sữa tươi kèm thêm những đồ ăn khác. Với những ai
có thân hình tròn trịa thì có thể chọn sữa tươiVinamilk 100% tách béo như là một phần
trong chế độ ăn kiêng của mình.
Trong khi đó, với nhóm đối tượng là trẻ em, thanh thiếu niên và người già thì lại càng
nên uống đủ lượng sữa tươi đều đặn mỗi ngày. Bởi đây là nhóm đối tượng mà cơ thể đòi
hỏi một lượng Canxi và dưỡng chất khá lớn. Tuy nhiên, các bữa ăn hằng ngày có thể
cung cấp chưa đầy đủ. Và sữa chính là một giải pháp hoàn hảo.

4
Nội dung 3: Phương án vùng nguyên liệu
Tổng lượng nguyên liệu chính ước tính cần thiết cho hoạt động trong 1 năm của nhà máy
là 40.000 tấn sữa nguyên liệu.
Diện tích nhà máy : 30.000m2
Một năm sản xuất 300 ngày
Một tháng trung bình sản xuất 25 ngày
Một ngày sản xuất 2 ca
Một ca sản xuất 10h
Năng suất: cung cấp 170.000 lít sữa trong 1 ngày
Sản lượng: 50 triệu lít sữa trong 1 năm
Khả năng tăng năng suất cao khi tác động đồng bộ các mặt lên vùng nguyên liệu.
Xây dựng vùng nguyên liệu ổn định
• Chi phí kiến tạo đồng ruộng, chuồng trại: 2,890 tỷ đồng
• Chi phí hệ thống tưới tiêu: 1 tỷ đồng
• Chi phí xây dựng trung tâm sản xuất cây, con giống: 5 tỷ đồng
• Đầu tư cho khoa học công nghệ: 6 tỷ đồng
• Chi phí cho đào tạo nguồn nhân lực: 1 tỷ đồng
• Các khoản phí khác: 2 tỷ đồng
Tổng cộng 17,890 tỷ đồng

Đầu tư để duy trì lợi thế cạnh tranh


Trong bản Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm
2021, tầm nhìn đến năm 2025, sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước sẽ đạt 50 triệu lít,
đáp ứng 38% nhu cầu tới năm 2021 và 60 triệu lít đáp ứng 40% nhu cầu tới năm 2025.
Về vùng nguyên liệu sữa tươi:
Để phục vụ sản xuất các sản phẩm sữa tươi, đã và đang đẩy mạnh phát triển vùng
nguyên liệu. Công ty đang sở hữu trang trại bò sữa, hợp tác và ký hợp đồng trực tiếp với
các hộ chăn nuôi bò sữa, quản lý gần 130.000 con bò với sản lượng sữa tươi nguyên liệu
bình quân 950-1.000 tấn/ngày. Tất cả sản phẩm sữa tươi đều được sản xuất từ 100% sữa
tươi nguyên liệu, đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông tư 29/2017/TT-BNNPTNT ngày

5
29-12-2017 về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm sữa tươi nguyên liệu do Bộ
NN&PTNT ban hành.
Hệ thống chuồng trại

Hiện nay tất cả Hệ thống chuồng trại chăn nuôi bò sữa được Công ty đầu tư xây dựng
theo công nghệ hiện đại nhất của thế giới. Như: hệ thống mái được áp dụng công nghệ
chống nóng bằng tôn lạnh với lớp nguyên liệu cách nhiệt; hệ thống cào phân tự động; hệ
thống máng uống tự động; hệ thống quạt làm mát trong chuồng. Các ô nằm nghỉ cho đàn
bò được lót bằng đệm cao su nhập từ Thụy Điển, đảm bảo chân móng của chúng luôn
sạch sẽ và không bị nhiễm bệnh. Các ô chuồng và nơi nằm nghỉ của đàn bò được trang bị
hệ thống chổi gãi ngứa tự động. Mỗi con bò được đeo một con chíp điện tử dưới cổ để
nhận dạng qua hệ thống Alpro hiện đại do Delaval cung cấp. Những chíp điện tử này
giúp kiểm tra lượng sữa chính xác của từng con và phát hiện được bò động dục và bò
bệnh để các Bác sỹ thú y điều trị kịp thời.

Bò được đeo số tai để nhận dạng; quản lý bằng chíp điện tử


Toàn bộ thức ăn cho đàn bò sữa được phối trộn theo phương pháp TMR (Total mixing
rotation). Khẩu phần trộn tổng hợp gồm: cỏ tươi hoặc ủ, rỉ mật, khô đậu tương, … nhằm
đảm bảo giàu dinh dưỡng, cho sữa nhiều và chất lượng cao. Ngoài ra, mỗi con bò sữa đều
được tắm mỗi ngày một lần và được dạo sân chơi thư giãn. Trong quá trình vắt sữa, bò
được nghe nhạc hòa tấu êm dịu.

6
Xe trộn rải thức ăn TMR

Hệ thống vắt sữa tự động hiện đại được


nhập khẩu từ Châu Âu
 
Có hệ thống xử lý nước thải hiện đại và hệ thống ép phân tự động có tác dụng bảo vệ môi
trường nên môi trường sống bên trong cũng như ngoài trang trại luôn được thông thoáng,
an toàn. Toàn bộ phân khô sau khi được sấy ép sẽ được chuyển về hệ thống nhà kho lưu
trữ. Nước thải sẽ được xử lý sinh học thông qua hồ lắng và được sử dụng tưới cho đồng
cỏ.

Đặt an toàn thực phẩm làm nguyên tắc hàng đầu, công ty cam kết mỗi sản phẩm đều là
kết quả của một chu kỳ khép kín đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nghiêm ngặt, bao gồm:

7
Nghiên cứu, thiết kế sản phẩm an toàn và dinh dưỡng
Chiến lược phát triển sản phẩm của công ty từ trước tới nay vẫn luôn hướng đến sự an
toàn và lợi ích sức khỏe của người tiêu dùng cả về thể chất và trí tuệ. Vì thế chúng tôi vô
cùng cẩn trọng trong từng giai đoạn: từ lên công thức sản phẩm, quyết định nguồn
nguyên liệu đến thiết kế kiểu dáng và bao bì sản phẩm nhằm đảm bảo sự an toàn tối đa
cho người sử dụng. Ngoài ra, chúng tôi tuyệt đối không sử dụng những thành phần có thể
gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng như chất bảo quản cho tất cả sản phẩm
của công ty hiện tại và tương lai.
Nguyên liệu an toàn
Sản phẩm sữa tươi 100% hỗ trợ miễn dịch của công ty đều được sử dụng sữa tươi nguyên
liệu chủ yếu của các trang trại bò và được chọn lọc và kiểm soát vô cùng nghiêm ngặt
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các loại nguyên liệu nhập ngoại được cung cấp bởi các nhà cung cấp có uy tín của Mỹ,
Úc, New Zealand, Pháp, …
Thiết bị, công nghệ hiện đại
Để đảm bảo chất lượng tuyệt vời của sản phẩm, công ty không ngừng nghiên cứu, đầu tư
cho các thiết bị và công nghệ hiện đại và tự hào rằng chúng tôi đang sở hữu những dây
chuyền sản xuất tiên tiến hàng đầu, bắt kịp công nghệ sản xuất sữa ưu tú hàng đầu trên
thế giới.
Quản lý và kiểm soát chất lượng vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế
Công ty chúng tôi luôn coi trọng các công tác quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Chúng tôi áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến như BRC, ISO 17025 để kiểm soát chặt
chẽ và toàn diện tất cả các công đoạn từ trước, trong, và sau sản xuất nhằm đảm bảo chất
lượng sản phẩm sữa luôn là an toàn. Ngoài ra, hệ thống các biện pháp truy vết sản phẩm
cũng được áp dụng nhằm đảm bảo việc thu hồi, xử lý sản phẩm có sự cố để giảm thiểu tối
đa những ảnh hưởng có thể đến người tiêu dùng và xã hội.
Thông tin trung thực, đầy đủ cho người tiêu dùng
Công ty cam kết cung cấp đầy đủ và trung thực những thông tin về sản phẩm như thành
phần, giá trị dinh dưỡng, hướng dẫn bảo quản để sử dụng giúp người tiêu dùng lựa chọn
và sử dụng sản phẩm một cách tối ưu và hài lòng.

8
Nội dung 4: Địa điểm xây dựng công trình
KCN Long Thành KCN An Phước
Khu công nghiệp Long Thành
tỉnh Đồng Nai được nằm trên
trục đường Quốc lộ 51 nối thành
phố Biên Hòa với thành phố Khu công nghiệp An Phước-
Vũng Tàu; cách đường cao tốc Đồng Nai nằm ở xã An Phước,
TP. Hồ Chí Minh - Long Thành huyện Long Thành, tỉnh Đồng
- Dầu Giây khoảng 3km; cách Nai là khu công nghiệp nằm rong
cảng Thị Vải Cái Mép - cảng khu vực đầu mối giao thông vận
nước sâu lớn nhất của Việt Nam tải của khu vực trọng điểm của
là 55km và hệ thống cảng biển phía Nam nước ta.Nhờ đó việc đi
TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai lại và giao thương giữa các khu
trong bán kính 30-35km, rất vực trọng điểm lân cận vô cùng
thuận lợi cho việc giao thương dễ dàng và thuận tiện. Cụ thể:
và vận chuyển hàng hóa hàng - Cách trung tâm Thành phố Hồ
không, hàng thủy, đường sắt và Chí Minh 47km (60 phút đi xe ô
đường bộ nội địa. Cụ thể: tô).
Vị trí
khảo - Cách trung tâm thành phố Hồ - Cách KCN công nghệ cao
sát Chí Minh 25km, cách thành phố Tp.Hồ Chí Minh 30km (45 phút
Biên Hòa 15km, thành phố Vũng đi xe ô tô).
Tàu 50km. - Cách trung tâm Thành phố Biên
- Cách trung tâm thị xã Đồng Hòa 20km (40 phút đi xe ô tô).
Xoài khoảng 4km về phía Nam. - Cách cảng Thị Vải - Cái Mép
- Cách cảng Sài Gòn 42km, 45km (60 phút đi xe ô tô).
Cảng nước sâu Cát Lái 25km, - Cách cảng Cát Lái 35km (45
Cảng Phú Mỹ 35km, cảng Vũng phút đi xe ô tô).
Tàu 45km.
- Cách sân bay Tân Sơn Nhất
- Cách sân bay Quốc tế Tân Sơn 45km (60 phút đi xe ô tô).
Nhất 43,4km, Sân Bay Quốc tế
long thành 14,4km. - Cách sân bay Long Thành 18km
(20 phút đi xe ô tô).
- Cách Ga Biên Hòa 15km, Ga
Sóng Thần 30km, Ga Sài Gòn
45km.

Nguồn Hệ thống điện gồm 02 trạm điện Sử dụng nguồn điện lưới quốc
điện 63MVA với lưới điện 22KV của gia, cấp điện áp 22KV:
Khu công nghiệp, kết nối với - Giờ bình thường: 1.555

9
VNĐ/Kwh (Từ thứ hai đến thứ
bảy: 4h-9h30; 11h30-17h; 20h-
22h; Chủ nhật: 4h-22h).
lưới điện Quốc gia, và kết nối
- Giờ thấp điểm: 1.007
với các trạm biến áp hạ thế tại
VNĐ/Kwh (Các ngày trong tuần:
nhà xưởng của các nhà máy
22h-04h).
trong khu công nghiệp.
- Giờ cao điểm: 2.871 VNĐ/Kwh
(Từ thứ hai đến thứ bảy: 9h30-
11h30; 17h-20h).

Nhà Máy cung cấp nước sạch có Nguồn nước được cung cấp đảm
công suất: 20.000 m3/ngày đêm bảo cho nhu cầu sản xuất và sinh
Nguồn đã được xây dựng và đi vào hoạt hoạt của các nhà đầu tư. Công ty
nước động đảm bảo cung cấp đầy đủ TNHH MTV Cấp nước Đồng
nước sản xuất và sinh hoạt trong Nai, công suất 10.000m3/ngày,
KCN. đêm.

KCN Long Thành được quy


hoạch có tổng diện tích 488ha,
trong đó:
Vị trí • Diện tích đất công nghiệp: KCN An Phước có diện tích
mặt 309,13ha. 201ha, tọa lạc tại huyện Long
bằng Thành, tỉnh Đồng Nai.
• Diện tích đất dịch vụ: 24,68ha.
• Cây xanh và công trình công
cộng: 154,19ha.

Vùng Trồng mía, lạc, điều, hồ tiêu, sầu riêng, chôm chôm, nhãn,…
nguyên
liệu Chăn nuôi bò sữa và chế biến các sản phẩm từ bò sữa.

Vùng KCN Long Thành Đồng Nai đã Tổng công suất: 6.000 m3/ngày
đổ xây dựng trạm xử lý nước thải đêm (giai đoạn 1 là 2.000m3/ngày
nước với Công suất 15.000 m3/ngày đêm).
thải đêm, với chất lượng xử lý nước Tiêu chuẩn xử lý nước thải của
đạt chuẩn cột A của bộ tài KCN:QCVN 40:2011/BTNMT,
nguyên Môi trường. Khối lượng cột A.
nước thải tính phí bằng 80%
khối lượng nước cấp đầu vào Phí xử lý nước thải: 0,32 USD/m3
cho nhà máy sử đụng đất, xưởng (chưa bao gồm thuế).
trong khu công nghiệp. Lượng nước thải tính bằng 80%

10
so với lượng nước sạch cung cấp.

Đường nội bộ trải thảm bêtông


nhựa nóng và thiết kế theo tiêu
Đường giao thông nội bộ thông
chuẩn Việt Nam, tải trọng H30,
suốt, được đầu tư đồng bộ đảm
có chiều rộng từ 20m đến 40m,
Mạng bảo 4 làn xe chuyên dụng vận
đáp ứng nhu cầu vận chuyển xe
lưới chuyển hàng hóa, và kêt nối với
container trọng tải lớn. Tất cả các
giao các quốc lộ Long Thành Dầu
khu vực trong khu công nghiệp
thông Giây, các tuyến nối đến Sân bay
đều được liên kết với hệ thống
cảng biển phục vụ xuất nhập
đường giao thông nội bộ, đảm
khẩu cho các nhà đầu tư.
bảo việc lưu thông nội bộ dễ
dàng.

Sau khi chọn địa điểm xây dựng thì nhóm đã đưa ra 2 phương án đó là:
- KCN Long Thành
- KCN An Phước
Tuy nhiên, KCN Long Thành hiện nay còn rất ít diện tích cho thuê. Nên nhóm đã quyết
định chọn KCN An Phước làm địa điểm xây dựng nhà máy sữa tiệt trùng.

11
Nội dung 5: Phương án công nghệ của sản phẩm

Sữa bột gầy

Cân định lượng

Nước 45-500C Hoàn nguyên

Bơ (hâm nóng) Tiêu chuẩn hóa

Đồng hóa lần 1 (P=150-180 bar)

Nâng nhiệt 800C, 5 phút và làm lạnh 2-6 0C

Sacharoza 70%
Ủ hoàn nguyên 2-60C,4-8 giờ
Hương sữa

Hương bơ Phối trộn

Hương dâu và socola


Đồng hóa lần 2 (P=180-200 bar)

Tiệt trùng 1370C, 3 giây, 6 bar và làm


nguội 20-25 0C

Bồn chờ rót

Rót(Tetrapak)

Thành phẩm sữa tươi hương dâu và socola

12
Thuyết minh dây chuyền công nghệ
 Nguyên liệu chế biến sữa tươi là bột sữa gầy, đường cát trắng, bơ, chất phụ gia, men khô, nước.
Trong đó bột sữa gầy là nguyên liệu chính. Chất lượng của nguyên liệu ảnh hưởng lớn đến chất
lượng của sữa thành phẩm nên trước khi đưa vào sử dụng cần phải qua khâu kiểm tra ,đánh giá và
phải đạt các tiêu chuẩn của nhà cung ứng và của nhà máy về các chỉ tiêu cảm quan,hóa lí và vi sinh.

* Tiêu chuẩn nguyên liệu sữa bột:

 Chỉ tiêu cảm quan.


+ Màu sắc: Trắng ngà hoặc vàng nhạt

+ Mùi vị: Phải có mùi thơm tự nhiên đặc trưng của sữa không có mùi vị lạ(ôi khét, chua,
mốc...)

+ Trạng thái: mịn đồng nhất, không vón cục, không lẫn tạp chất (như cỏ,rác,lông thú)

 Chỉ tiêu hoá lý:


+ Độ ẩm < 3%

+ Hàm lượng chất béo < 0,05%

+ Độ hoà tan: 98 -99%

 Chỉ tiêu vi sinh:


+ Tổng số tạp trùng không quá 5000 tế bào trong 1g bột sữa.

+ Coliform , salmonella,Ecoli không được có.

*Tiêu chuẩn bơ:

 Chỉ tiêu cảm quan:màu vàng kem,mùi thơm bơ,vị béo không có vị lạ, trạng thái
sệt ở nhiệt độ bình thường.
 Chỉ tiêu hóa lí: điểm nóng chảy 23 đến 340C
 Chỉ tiêu vi sinh:nấm men mốc < 20 con/gam ,không có samonella
* Đường cát trắng RE

13
 Chỉ tiêu cảm quan:vi ngot không có mùi vị lạ, màu sắc trắng sáng ,trạng thái đồng
đều, không vón cục,không lẫn tạp chất
 Chỉ tiêu hóa lí: .
+ Hàm lượng đường sacharoza tính bằng % chất khô: > 99,7%.

+ Độ ẩm < 0,05%

+ Hàm lượng đường khử tính bằng % phải :< 0,08%

+ Hàm lượng tro tính bằng % chất khô: < 0,05%

+ pH > 6

+ Dư lượng SO2 < 7 mg/kg

+ Cở hạt trung bình : 0,6-0,9 mm

 Chỉ tiêu vi sinh: tổng số tạp trùng 200 tế bào/10gam;nấm men nấm mốc
< 10 tế bào/10gam

* Chất ổn định (Phụ gia).

Chất ổn định bổ sung vào nhằm tạo trạng thái bền vững, tăng giá trị cảm quan cho sản
phẩm.

Chất phụ gia đưa vào sản phẩm phải đạt các yêu cầu sau:

- Không mang tính chất dinh dưỡng.

- Không độc hại đối với sức khoẻ con người.

- Phải tuân theo những quy định của tổ chức lương thực thế giới (FAO), tiêu chuẩn Việt
Nam.

Trong công nghệ sản xuất sữa chua đặc, sử dụng chất ổn định có kí hiệu 5846,
có thành phần chủ yếu là pectin, gclatin, tinh bột ngô biến tính.

* Men khô.

14
Được sử dụng để lên men tạo thành sản phẩm sữa chua đặc .Tên vi khuẩn sử
dụng ở đây là Lactobacillus bulgaricus (L.bulgaricus) thuộc loài vi khuẩn lactic lên men
điển hình, phát triển tốt ở nhiệt độ 45 -500C, trong môt trường có độ axit cao.

* Nước sản xuất:

Nước dùng để hoàn nguyên sữa bột phải tuân thủ qui định vệ sinh, độ cứng đạt
yêu cầu. Nước trước khi đi vào sản xuất phải được xử lý loại tạp chất hữu cơ, khử độ
cứng, khử trùng.

Cân định lượng.

 Mục đích : Định lượng bột sữa gầy cần dùng cho công đoạn hoàn nguyên.
 Tiến hành : sữa bột gầy được kiểm tra rồi cho qua gàu tải để vận chuyển lên
cao,đổ xuống máng của vít tải.Tại đây sữa bột được vận chuyển đến cân định
lượng để định lượng khối lượng sữa gầy cần đưa xuống thùng hoàn nguyên.
Hoàn nguyên sữa bột.

 Mục đích: Chuyển sữa bột từ dạng rắn sang dạng lỏng giống như sữa tươi ban đầu
 Tiến hành:
+ Quá trình hoàn nguyên sữa bột gầy bằng cách cho sữa bột vào thùng có cánh khuấy đã
chứa sẵn lượng nước nhất định có nhiệt độ 45-50 0C.Trong quá trình hoàn nguyên, cánh
khuấy được hoạt động liên tục nhằm phân tán đều bột sữa trong nước, tăng khả năng hoà
tan, tránh vón cục, giảm thời gian ủ hoàn nguyên sau này.Chất phá bọt cũng được cho
vào ở đây nhằm tránh tạo bọt.

+ Nước dùng cho hoàn nguyên là nước đã qua khâu kiểm tra xử lí đạt yêu cầu.

Tiêu chuẩn hoá.

 Mục đích:
Điều chỉnh hàm lượng chất béo của dịch sữa đạt yêu cầu công nghệ. Nguyên liệu
sản xuất chính của đồ án này là sữa bột gày nên tiêu chuẩn hóa thực chất là bổ sung thêm
mỡ sữa để đạt hàm lượng chất béo theo yêu cầu của sản phẩm.

15
 Tiến hành:
Bơ được hâm nóng trở thành dạng lỏng rồi được bơm vào thùng tiêu chuẩn hoá đã
chứa sẵn dịch sữa với tỷ lệ đã tính trước, cánh khuấy của thùng hoạt động liên tục làm
tăng khả năng phân tán mỡ sữa trong khối sữa.

Đồng hoá lần 1:

 Mục đích :
+ Vì các hạt chất béo có trong sữa dễ dàng liên kết nhau tạo thành các hạt cầu béo
có kích thước lớn hơn và nổi lên trên bề mặt, tạo thành màng gây nên sự phân lớp. Đây là
một trong những nguyên nhân chính làm mất ổn định trạng thái của sữa trong quá trình
bảo quản.Vì vậy đồng hóa nhằm làm giẩm kích thước của các cầu mỡ, làm chúng phân
bố đều trong sữa.

+ Đồng hóa là công đoạn rất quan trọng trong công nghệ chế biến sữa bổ sung
chất béo vì nó làm tăng chất lượng về phương diện trạng thái,tránh hiện tượng tách pha
trong quá trình bảo quản và tạo điều kiện cho công đoạn tiếp theo.

 Tiến hành:
+ Sữa sau tiêu chuẩn hóa được bơm qua máy đồng hóa nhờ bơm li tâm. Áp suất trong
máy đồng hóa cần đạt được trong công đoạn này là 150-180 bar.

+ Dịch sữa sau đồng hóa được chứa trong thùng tạm chứa

.Nâng nhiệt và làm lạnh:

 Mục đích:
Tiêu diệt một phần vi sinh vật và vô hoạt một phần enzym có sẵn trong sữa nhằm
tránh những bất lợi cho công đoạn tiếp theo, nhất là công đoạn ủ hoàn nguyên trong
thời gian khá dài.

.Ủ hoàn nguyên:

 Mục đích:

16
Sữa được ủ trong thời gian dài ở nhiệt độ thấp nhằm để nó dần dần trở lại trạng thái của
sữa tươi nhưng vẫn đảm bảo hạn chế về sự phát triển của một số vi sinh vật. Các muối
khoáng có trong sữa đặc biệt là ion Canxi sẽ liên kết với cazein là một loại protein chiếm
phần lớn trong sữa để tạo thành cazeinat canxi ở trạng thái hòa tan nên giúp cho sữa có
trạng thái đồng nhất tốt. Đây là một trong những công đoạn quan trọng quyết định đến
chất lượng sữa.

 Tiến hành:
+ Sữa sau gia nhiệt và làm lạnh sẽ được bơm qua bồn ủ hoàn nguyên có bảo ôn nhiệt
độ. Nhiệt độ ủ 2-6 0C trong thời gian 4-8 giờ

+ Mỗi bồn hoàn nguyên đựợc gắn một cánh khuấy nhỏ nằm sát đấy và được bật chạy
liên tục trong suốt quá trình ủ hoàn nguyên.

Phối trộn với sacharoza 70 %:

 Mục đích: tạo cho sản phẩm có độ ngọt thích hợp cho người tiêu dùng
 Tiến hành:
+ Công việc phối trộn được thực hiện trong thùng có cánh khuấy nằm ở sát đấy thiết
bị và hoạt động liên tục nhằm tăng sự hòa tan các chất với nhau

+ Vì quá trình sản xuất đi từ sữa bột nên hương trong nguyên liệu ban đầu rất hạn
chế. Để khắc phục điều này thì hưong sữa và hương bơ sẽ được bổ sung với liều lượng
rất nhỏ, khoảng 0,0001 % nhằm tăng cường hương cho sản phẩm làm cho sữa thành
phẩm có mùi thơm tự nhiên như sữa bò tươi.

Phối trộn với bơ,hương dâu và socola


 Mục đích: tạo hương sản phẩm cho người tiêu dùng
 Tiến hành:
+ Công việc phối trộn được thực hiện trong thùng có cánh khuấy nằm ở sát đấy thiết
bị và hoạt động liên tục nhằm tăng sự hòa tan các chất với nhau

+ Vì quá trình sản xuất đi từ sữa bột nên hương trong nguyên liệu ban đầu rất hạn
chế. Để khắc phục điều này thì hưong sữa và hương bơ sẽ được bổ sung với liều lượng

17
rất nhỏ, khoảng 0,0001 % nhằm tăng cường hương cho sản phẩm làm cho sữa thành
phẩm có mùi thơm tự nhiên như sữa bò tươi.

Đồng hóa lần hai:

 Mục đích :
+ Vì các hạt chất béo có trong sữa dễ dàng liên kết nhau tạo thành các hạt cầu béo
có kích thước lớn hơn và nổi lên trên bề mặt, tạo thành màng gây nên sự phân lớp. Đây là
một trong những nguyên nhân chính làm mất ổn định trạng thái của sữa trong quá trình
bảo quản.Vì vậy đồng hóa nhằm làm giẩm kích thước của các cầu mỡ, làm chúng phân
bố đều trong sữa.

+ Đồng hóa là công đoạn rất quan trọng trong công nghệ chế biến sữa bổ sung
chất béo vì nó làm tăng chất lượng về phương diện trạng thái,tránh hiện tượng tách pha
trong quá trình bảo quản và tạo điều kiện cho công đoạn tiếp theo.

 Tiến hành:
+ Sữa sau tiêu chuẩn hóa được bơm qua máy đồng hóa nhờ bơm li tâm. Áp suất trong
máy đồng hóa cần đạt được trong công đoạn này là 180-200 bar.

+ Sữa sau đồng hóa được dẫn qua thùng tạm chứa.

Tiệt trùng và làm nguội (UHT):

 Mục đích: diệt hoàn toàn vi sinh vật chịu nhiệt và bào tử của nó,kéo dài thời hạn
sử dụng của sản phẩm , đảm bảo an toàn tuyệt đối về mặt vi sinh cho sản phẩm
 Thực hiện:
+ Thiết bị chính ở công đoạn này là thiết bị trao đổi nhiệt bản mỏng Alpha-laval có
nhiều ngăn.Quá trính được thực hiện qua 4 công đoạn chính:

* Nâng nhiệt sơ bộ

* Tiệt trùng

* Hạ nhiệt sơ bộ

18
* Hạ nhiệt đến nhiệt độ yêu cầu

+ Dịch sữa mới vào sẽ trao đổi nhiệt với dịch sữa sau tiệt trùng đẻ nâng nhiệt sơ bộ
lên khoảng 85-90 0C .Tiếp theo dịch sữa sẽ trao đổi nhiệt với hơi từ lò hơi để nâng lên
nhiệt độ tiệt trùng là 137-140 0C và sẽ được lưu ở nhiệt độ này trong thời gian 3 giây, áp
suất tiệt trùng là 6 bar. Sau đó, dịch sữa sau tiệt trùng sẽ được trao đổi nhiệt với dịch sữa
mới vào để hạ dần nhiệt độ. Cuối cùng dịch sữa sẽ trao đổi nhiệt với nước lạnh 2 0C để
đạt nhiệt độ yêu cầu khi ra khỏi thiêt bị.

+ Toàn bộ quá trình tiệt trùng và làm nguội được điều khiển bằng chương trình đã
lập trình sẵn.

Bồn chờ rót:

 Mục đích: chứa dịch sữa và đảm bảo vô trùng trước khi rót
 Tiến hành: Dịch sữa sau khi qua hệ tiệt trùng và làm nguội thì sẽ vào bồn chờ rót
vô trùng.Bồn là một thiết bị kín có cánh khuấy .Toàn bộ hoạt động của bồn dược
điều khiển bằng môt máy tính đã lập trình sẵn.
Máy rót sữa tươi Tetrapak:

 Mục đích:
+ Cách li sản phẩm với môi trường bên ngoài nhằm kéo dài hạn sử dụng của sản
phẩm

+ Tạo kiểu dáng thích hợp cho tiêu dùng và thuận tiện khi bao gói vận chuyển

 Tiến hành:
+ Thể tích mỗi hộp sữa sau khi rót là 180 ml, là loại hộp giấy có hình dáng được yêu
chuộng nhất trên thị trường hiện nay. Quá trình rót được thực hiện trên máy rót và bao
gói tự động Tetrapak; Thể tích mỗi bịch sữa sau khi rót là 220 ml, là loại bịch giấy
Aspetic có hình dáng được sử dụng rộng rãi và thuận tiện cho người tiêu dùng trên thị
trường hiện nay.

19
+ Trước khi máy làm việc nhất thiết phải vệ sinh bằng xút, axit rồi tuần hoàn bằng
nước sạch lần cuối. Ngoài ra cần phải kiểm tra nồng độ H2O2 ,ngằm cắt phải,ngằm cắt
phải,bộ in ngày tháng lên bao bì xem có đạt yêu cầu.

+ Cấu tạo của lớp giấy bao bì sản phẩm gồm 7 lớp theo thứ tự như sau:

PE-mực in-giấy carton-Lamination PE-nhôm-PE1-PE2

+ Nguyên tắc hoạt động chính của máy rót như sau:

Khi máy chuyển sang chế độ sản xuất thì bao bì giấy từ cuộn bao bì được các con
lăn dẫn qua bộ in hạn sử dụng rồi đưa bộ hàn strip một bên mép của bao bì. Kế tiếp bao
bì được dẫn qua bể chứa dịch H2O2 35% để được sát khuẩn 2 bề mặt. Sau đó nó được
dẫn qua bộ định hình ống và được hàn bên trong để tạo thành ồng giấy. Sữa được rót
vào bao bì nhờ 1 phao rót đặc biệt. Hai ngàm trái và phải hoạt động liên tục vừa hàn
ngang vừa cắt tạo thành những hộp sữa rơi xuống bộ phận ghép mí hộp giấy để tạo thành
những hộp chữ nhật. Toàn bộ các thao tác trên được tự động bằng chương trình đã lập
trình sẵn.

+ Trong tất cả các máy móc thiết bị chính trong nhà máy sữa thì máy rót thường
xuyên gặp sự cố nhất vì vậy công nhân vận hành cần theo sát các hoạt động của máy.Khi
gần hết cuộn bao bì hoặc cuộn strip thì phải bổ sung. Thường xuyên lấy mẫu để kiểm tra
các mối hàn của bao bì sau mỗi 30 phút, sau khi khởi động máy,sau khi nối cuộn bao bì
và sau khi nối strip

+ Các phương pháp kiểm tra độ bền của các mối hàn ngang và hàn dọc của bao bì
hộp giấy thường là: thử mực,thử điện,kéo sợi strip

+ Sữa sau rót được bảo quản trong kho thành phẩm ở nhiệt độ thường của môi
trường.

20
Nội dung 6: Phương án lựa chọn dây chuyền thiết bị

STT Thiết bị Số lượng Năng suất/h Thành tiền(106)

1 Tiếp nhận sữa tươi 1 8000L 30

Thiết bị làm lạnh sau khi tiếp nhận 450


2 1 8000L
sữa

3 Bồn tạm chứa 2 10000L 800(400x2)

4 Thiết bị ly tâm 1 8000L 760

Thiết bị chuẩn hóa sữa (ly tâm tách 1740(870x2)


5 2 10000L
béo)

6 Thiết bị gia nhiệt 1 8000L 560

7 Thiết bị bài khí 1 8000L 610

8 Thiết bị đồng hóa lần 1 1 10000L 590

Hệ thống gia nhiệt trước khi phối 550


9 1 8000L
trộn

10 Thiết bị phối trộn 1 8000L 620

11 Thiết bị lọc 1 8000L 740

12 Thiết bị đồng hóa lần 2 1 10000L 980

13 Thiết bị tiệt trùng UHT 1 8000L 1200

14 Bồn chứa sau khi tiệt trùng 2 10000L 1400(700x2)

15 Thiết bị chiết rót đóng chai 1 - 760

Thiết bị chiết rót đóng hộp 760


16 1 -
tetrapak

17 Thiết bị đóng túi Aspetic tiệt trùng 1 - 760

Tổng 13310x106

 Tất cả thiết bị đều nhập mới hoàn toàn 100% từ Châu Âu và trong nước.

21
Nội dung 7: Dự kiến các hang mục công trình và nhu cầu diện tích xây dựng
ST Số Tổng
Hạng mục xây dựng Đơn vị Kích thước
T lượng cộng

        Dài Rộng Cao  

1 Kho chứa thành phẩm m2 1 80 66 6 5280

2 Phân xưởng cơ điện m2 1 12 8 4,2 96

3 Kho hóa chất m2 1 12 10 4.2 120

4 Kho nhiên liệu m2 1 15 10 4.2 150

5 Phân xưởng máy lạnh m2 1 6 6 6 36

6 Trạm biến áp và máy phát điện m2 1 12 8 96


6

7 Trạm cân xe m2 1 5 4 20

8 Khu kho dự phòng m2 1 82 32 10 2624


Hệ thống đường bê tông nhựa tải m2
9 1 1160
trọng 30 tấn
Hệ thống đường bê tông nhựa nội m2
10 1 1513
bộ tải trong 5 tấn
Phần khối lượng san lấp
11 m3 1 2211
mặt bằng
12 Diện tích trồng hoa, cỏ, cây , … m2 1 144
13 Hệ thống cấp nước HT 1 1

14 Hệ thống thoát nước HT 1 1


15 Hệ thống PCCC HT 1 1
16 Hệ thống điện chiếu sáng HT 1 1
17 Hệ thống điện chống sét HT 1 1
18 Trạm cung cấp nước  m2  1 12 6 4,2 72

22
Bãi chứa rác thải m2
19  1 30 10 300
20 Nhà sản xuất hộp m2 1 32 12 6 384
21 Trạm xử lý nước thải m2 1 24 10 4 240
22 Nhà hành chính m2 1 30 12 4 360

23 Nhà ăn hội trường m2 1 62 18 4 1116

24 Gara ô tô m2 1 36 9 4,2 324


25 Nhà bảo vệ m2 1 12 6 72
26 Kho vật tư kỹ thuật m2 1 10 6 3,6 60

27 Nhà giới thiệu sản phẩm : Trưng m2 1 24 12 3,6 288


bày, giới thiệu và bán các sản
phẩm của nhà máy
28 Nhà sản xuất chính m2 1 68 50 9,9 3400

29 Kho nguyên liệu m2 1 68 50 6 3400

30 Trang trại nuôi bò sữa m2 1 6621

Tổng m2 30000

 Kế hoạch sản xuất

- Một năm sản xuất 300 ngày


- Một tháng trung bình sản xuất 25 ngày
- Một ngày sản xuất 2 ca
- Một ca sản xuất 10h
- Năng suất : 170.000 lít/ngày

23
 Phân xưởng sản xuất chính bao gồm :

- Sữa tiệt trùng có đường


- Sữa hương dâu
- Sữa hương socola
Ngoài ra còn bố trí 1 số phòng sau :
- Phòng vệ sinh,thay quần áo
Số công nhân đônng nhất trong 1ca là 50 người. Tính cả hành lang lối đi chọn kích
thước (6*9*4,8)
Phòng KCS có kích thước (4*10*4)
Phòng điều hành sản xuất (4*10*4)
 Kho nguyên liệu

Kho chứa các nguyên liệu cho sản xuất và chứa các vật liệu bao bì. Khối lượng
các thành phần cho sản xuất cả 3 sản phẩm trong 1 ngày là :
Đường 49221kg
Các thành phần còn lại 43407kg
Vì nguyên liệu có thể bảo quản được lâu nên thiết keews kho lưu trữ trong 10 ngày
sản xuất đối với đường và 20 ngày đối với các thành phần còn lại
 Kho thành phẩm

Kho thành phẩm dùng để chứa sản phẩm sau khi sản xuất xong
 Phân xưởng ản xuất hộp

Số hộp cho 1 ngày sản xuất là 250000 hộp/ngày


 Phân xưởng cơ điện

Phân xưởng có nhiệm vụ kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa hỏng hóc của thiết bị máy
móc,gia công chế tạo của các thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí ...
 Kho hóa chất

Chữa các hóa chất để phục vụ cho việc vệ sinh, rửa thiết bị máy móc nhà xưởng
 Kho nhiên liệu

Dùng để xăng dầu cung cấp cho ô tô,dầu nhớt cho máy móc và thiết bị

24
 Phân xưởng máy lạnh

Đặt các máy lạnh để cung cấp lạnh co kho lạnh và cho sản xuất
 Trạm biến áp và máy phát điện

Chức năng là hạ áp từ lưới điện thành phố xuống điện áp sử dụng các thiết bị,máy
móc. Phát điện cho những trường hợp bị mất điện đột xuất.
 Trạm cung cấp nước

Thể tích của bể nước ngầm dùng chứa nước phải đủ cho sản xuất trong 2 ngày và
thêm cho lượng nước để dự trữ cho chứa cháy
 Trạm xử lý nước thải

Để xử lý nước thải của nhà máy trước khi thải ra hệ thống nước thải chung của
cộng đồng
 Nhà hành chính

Nơi làm việc của nhân viên bao gồm phòng nhân sự phòng giám đốc,phó giám đốc,phòng
hành chính,kế toán-kế hoạch.
Hành chính thêm các phòng sau :
Phòng y tế 60m2
Phòng khách 30m2
Phòng vệ sinh 20m2
Nhà ăn, hội trường
Nhà ăn hội trường cùng 1 khu, tầng 1 là nhà ăn, tầng 2 là hội trường
 Nhà để xe đạp, xe máy

Trong 1ca sản xuất tổng số người bao gồm công nhân, nhân viên hàng chính, các bộ phận
khác khoảng 100 người. Tổng diện tích tối thiểu là 150m2
 Kho vật tư kỹ thuật

Cung cấp thiết bị phụ tùng cho máy móc


 Hệ thống cấp nước
Tại vị trí dự kiến xây dựng công trình chưa có hệ thống cấp nước cho sản xuất và sinh
họat, phải khoan giếng và làm hệ thống dẫn.
 Hệ thống thoát nước

25
Hiện nay, chưa có hệ thống thu gom nước mưa và nước thải cho toàn bộ nhà máy, chưa
có hệ thống cống, rãnh nội bộ và chưa có hệ thống xử lý nước thải chung.
 Hệ thống cấp điện
Hệ thống điện được nối từ hệ thống cấp điện với trạm biến áp của Nhà máy đặt tại phía
cuối nhà máy.
 Hệ thống phòng chống chữa cháy
Hệ thống phòng cháy chữa cháy sẽ được thiết kế, lắp đặt khi xây dựng Nhà máy kể cả
khoan giếng lấy nước dự phòng chữa cháy khi cần.
Các tiêu chuẩn về an toàn sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc, đặc biệt là các tiêu
chuẩn liên quan đến PCCC. Các thiết bị phòng cháy chữa cháy cơ học sẽ được bổ sung
cho hệ thống vòi chữa cháy tự động.
Các mạng lưới điện cũng sẽ được nối với các bộ ngắt tự động và được kiểm soát bằng
một hệ thống tự động. Bên cạnh đó các thiết bị báo cháy và chống cháy sẽ được lắp đặt
tại các khu vực của nhà máy.
Việc thiết kế và lắp đặt thiết bị PCCC phải tuân thủ các qui định hiện hành của nhà nước
ban hành về PCCC. Các cán bộ nhân viên của công ty sẽ được hướng dẫn sử dụng các
thiết bị PCCC.

26
Nội dung 8: Nhu cầu sử dụng đất.Phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư
 Nhu cầu sử dụng đất:
 Kho chứa thành phẩm: 5280 m2
 Kho chứa nguyên liệu: 3400 m2
 Phân xưởng cơ điện: 96 m2
 Kho hóa chất: 120 m2
 Kho nhiên liệu: 150 m2
 Phân xưởng máy lạnh: 36 m2
 Trạm biến áp và máy phát điện: 96 m2
 Kho vật tư kỹ thuật: 60 m2
 Nhà bảo vệ: 72 m2
 Ga ô tô: 324 m2
 Trạm cung cấp nước: 72 m2
 Phần khối lượng san lấp mặt bằng: 2211 m2
 Các hệ thống đường: 2673 m2
 Nhà giới thiệu sản phẩm: Trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm của nhà máy:
288 m2
 Hệ thống xử lý nước thải: 1 hệ thống (240 m2)
 Xe tải chở hàng: 25 bộ
 Thiết bị văn phòng điều hành: 1 bộ
 Trại nuôi bò sữa: 6621 m2
 Diện tích trồng cỏ cây: 144 m2
 Nhà sản xuất chính: 3400 m2
 Bãi chứa rác thải: 300 m2
 Các hệ thống khác, …
Tổng cộng đất sử dụng: 30000 m2
 Các nhiệm vụ khi thiết kế tổng mặt bằng mặt bằng nhà máy:
- Đánh giá các điều kiện tự nhiên, nhân tạo của khu đất xây dựng nhà máy làm cơ sở
cho các giải pháp bố trí sắp xếp các hạng mục công trình, các công trình kĩ thuật, các
biện pháp giải quyết các vấn đề về khí hậu của nhà máy và các phân xưởng sản xuất...
Sao cho phù hợp tối đa với yêu cầu dây chuyền công nghệ của nhà máy cũng như của
các nhà máy lân cận trong vùng công nghiệp.
- Xác định cơ cấu mặt bằng, hình khối kiến trúc của các hạng mục công trình, định
hướng nhà, tổ chức mạng lưới công trình phục vụ công cộng, trồng cây xanh, hoàn
thiện khu đất xây dựng, định hướng phân chia thời kì xây dựng, nghiên cứu khả năng
mở rộng và phát triển của nhà máy.

27
- Giải quyết các vấn đề có liên quan đô thị với môi trường qua các giải pháp để đảm
bảo các yêu cầu về vệ sinh công nghiệp, chống ồn, chống ô nhiễm mặt nước và khí
quyển, cùng như các vấn đề liên quan đến an toàn sản xuất như hỏa hoạn và các sự cố
đặc biệt khác.
- Giải quyết các vấn đề liên quan đô thị với môi trường tạo khả năng hòa nhập của nhà
máy với các nhà máy lân cận, phù hợp hài hòa với không gian tự nhiên của vùng.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế kĩ thuật của phương án thiết về các phương diện như hiệu
quả sử dụng đất, các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật chuyên ngành.
 Phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư:
Trước khi thu hồi đất của người sử dụng đất thì trong phạm vi quyền lợi của mình thì
tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu
hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ
chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết
công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp
xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi trong thời hạn mà
pháp luật quy định.
Việc tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng khi lấy ý kiến của người
sử dụng đất thì phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân
dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người
có đất thu hồi theo trình tự thủ tục quy định.
Khi thực hiện việc thu hồi đất của người sử dụng đất thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã
phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân
cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có
đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư
(nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc
đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ
bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật đất đai.
Theo quy định của tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt. theo quy định của pháp
luật.
Khi thu hồi đất thì trong trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ
chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi
28
thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi
thực hiện.
Sau khi phương án chi tiết được lập, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt
bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến của
nhân dân, nhất là các đối tượng bị thu hồi đất. Hình thức lấy ý kiến là: tổ chức họp trực
tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu
dân cư nơi có đất thu hồi.
Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn,
quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền.
Dự án tái định cư được lập và phê duyệt độc lập với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư nhưng phải bảo đảm có đất ở, nhà ở tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định thu hồi đất. Khu tái định cư được lập cho một hoặc nhiều dự
án; nhà ở, đất ở trong khu tái định cư được bố trí theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện
tích khác nhau phù hợp với các mức bồi thường và khả năng chi trả của người được
tái định cư.

29
Nội dung 9: Dự kiến vốn đầu tư và giải pháp huy động
 Vốn xây dựng các công trình chính:

Diện tích Đơn giá Thành tiền


STT Tên công trình
(m2) (106 đ/m2) (106 đ)

1 Kho chứa thành phẩm 5280 3 15840

2 Phân xưởng cơ điện 96 0,7 67.2

3 Kho hóa chất 120 2 240

4 Kho nhiên liệu 150 1.5 225

5 Phân xưởng máy lạnh 36 2.3 82.8

6 Trạm biến áp và máy phát điện 96 1.4 134.4

7 Trạm cân xe 20 0,9 18

8 Khu kho dự phòng 2624 1.2 3148.8


Hệ thống đường bê tông nhựa tải 1392
9 1160 1.2
trọng 30 tấn
Hệ thống đường bê tông nhựa nội 1361.7
10 1513 0,9
bộ tải trong 5 tấn
Phần khối lượng san lấp 3316.5
11 2211 1.5
mặt bằng
12 Diện tích trồng hoa, cỏ, cây , … 144 1.5 216
13 Hệ thống cấp nước 1 1.5 1.5

14 Hệ thống thoát nước 1 1.5 1.5


15 Hệ thống PCCC 1 1.3 1.3
16 Hệ thống điện chiếu sáng 1 1 1
17 Hệ thống điện chống sét 1 0,8 0.8
18 Trạm cung cấp nước 72 3 216

30
210
Bãi chứa rác thải 0,7
19 300
20 Nhà sản xuất hộp 384 2 768
21 Trạm xử lý nước thải 240 1.5 360
22 Nhà hành chính 360 2.3 828

23 Nhà ăn hội trường 1116 1.4 1562.4

24 Gara ô tô 324 0,9 291.6


25 Nhà bảo vệ 72 1.2 86.4
26 Kho vật tư kỹ thuật 60 72
1.2

27 Nhà giới thiệu sản phẩm : Trưng 288 259.2


bày, giới thiệu và bán các sản 0,9
phẩm của nhà máy
28 Nhà sản xuất chính 3400 5100
1.5

29 Kho nguyên liệu 3400 5100


1.5

30 Trang trại nuôi bò sữa 6621 9931.5


1.5

Tổng V1=50833.6

31
 Vốn đầu tư xây dựng các công trình phụ:
Tường bao + hè, đường + cống rãnh …… = 35 % V1

 Chi phí thăm dò thiết kế: lấy 10% V1


 Tổng vốn đầu tư xây dựng của nhà máy :
V1’ = V1 + 0,35.V1 + 0,1.V1 = 1,45.V1 = 1,45 x 50833.6.106

=73709.106 ( đ )

 Khấu hao xây dựng: lấy 8% V1’

32
Hxd = 0.08 x 73709.106 =5897.106 ( đ )

 Vốn đầu tư cho máy móc , thiết bị:

 Vốn mua các thiết bị chính:


STT Thiết bị Số lượng Thành tiền(106)

1 Tiếp nhận sữa tươi 1 30

Thiết bị làm lạnh sau khi tiếp nhận 450


2 1
sữa

3 Bồn tạm chứa 2 800(400x2)

4 Thiết bị ly tâm 1 760

Thiết bị chuẩn hóa sữa (ly tâm tách 1740(870x2)


5 2
béo)

6 Thiết bị gia nhiệt 1 560

7 Thiết bị bài khí 1 610

8 Thiết bị đồng hóa lần 1 1 590

Hệ thống gia nhiệt trước khi phối 550


9 1
trộn

10 Thiết bị phối trộn 1 620

11 Thiết bị lọc 1 740

12 Thiết bị đồng hóa lần 2 1 980

13 Thiết bị tiệt trùng UHT 1 1200

14 Bồn chứa sau khi tiệt trùng 2 1400(700x2)

15 Thiết bị chiết rót đóng chai 1 760

Thiết bị chiết rót đóng hộp 760


16 1
tetrapak

17 Thiết bị đóng túi Aspetic tiệt trùng 1 760

Tổng V2=13310x106

33
 Chi phí lắp đặt:lấy 40% V2
 Chi phí vận chuyển: lấy 10% V2
 Tiền mua thiết bị phụ, dụng cụ sản xuất, sinh hoạt: 45% V2
 Tổng vốn đầu tư cho thiết bị:
V’2 = V2 + 0.4.V2 + 0.1.V2 + 0,45.V2 =1,95.V2 =1,95. 13310x106

= 25955.106 ( đ )

 Tiền khấu hao máy móc thiết bị: lấy 20% V’2
Htb = 0,2. 25955.106 = 5191.106 ( đ/năm )

Vốn đầu tư cho tài sản cố định:

VCĐ = V’1 + V’2 = 73709.106 + 5191.106

= 78900.106 ( đ )

 Kêu gọi vốn: đầu tư (tự huy động) và vay ngân hàng. Vốn ban đầu của nhà máy là 10 tỷ. Sau đó
sẽ kêu gọi huy động vốn trong các các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực về sữa thêm và các
nhà đầu tư muốn lâu dài có lợi nhuận với tổng số tài sản là 48 tỷ 900 triệu; Nhà máy sẽ vay ngân
hàng theo kiểu “Huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng” với tổng số tiền là 20 tỷ.
 Lịch trình và tiến độ thi công: trong 3 tháng đầu tiên năm 2022 nhà máy sẽ tiến hành khai thác
đất. Trong 9 tháng tiếp theo của năm 2022 nhà máy sẽ tập trung toàn lực xây dựng và tiến hành
nhập các thiết bị về nhà máy và dự kiến là đến cuối tháng 3/2023 hoàn thành công trình xây dựng
nhà máy. Và nhà máy sẽ đi vào hoạt động sản xuất vào đầu tháng 4/2023.

34
Nội dung 10: Đánh giá tác động của dự án đến môi trường:
 Chất thải nhà máy bao gồm:
- Nước xúc rửa đường ống, bơm, bồn chứa, máy đóng gói,...
- Nước rửa sàn, rữa thiết bị.
- Sữa rò rỉ từ các thiết bị, hoặc do làm rơi vãi.
- Sản phẩm kém chất lượng, bị hư hỏng do quá trình bảo quản, vận chuyển.
- Dầu mỡ rò rĩ từ các thiết bị, động cơ.
- Nước từ quá trình sản xuất.
- Nước thải sinh hoạt.
→ Nhưng lượng nước thải chủ yếu là từ sữa thất thoát và sản phẩm hỏng.
 Các thành phẩn của nước thải do nhà máy thải có đặc điểm:
- Chủ yếu là lactose, protein và acid lactic
- pH lúc đầu trung tính hoặc hơi kiềm, nhưng sau đó lactose lên men thành acid
lactic, pH giảm và kết tủa casein
- Thành phần thay đổi tuỳ thuộc vào các quá trình thực hiện, điều kiện và công nghệ
sản xuất.

Đây là các loại nước thải chứa nhiều các chất dễ phân huỷ sinh học hiếu khí. Nhà
máy đề xuất cần nghiên cứu xây dựng hệ thống xử lý Nitro – Phốt pho để xử lý nước
thải có chất lượng tốt hơn.
 Nhận thấy được tầm quan trọng của việc quan trắc nước thải đối với môi trường và
hệ sinh thái, vì vậy đã tìm kiếm đơn vị đáng tin cậy có thể cung cấp lắp đặt và
hướng dẫn sử dụng máy móc thiết bị quan trắc nước thải theo đúng quy chuẩn của
nhà sản xuất. Phía nhà máy đề xuất và thực hiện lắp đặt 2 trạm quan trắc nước thải
tự động online cho nhà máy sữa
 Các thiết bị của 2 trạm quan trắc nước thải tự động online bao gồm:

1. Hệ thống quan trắc nước thải tự động

 Thiết bị điều khiển và hiển thị kết nối sensor (Datalogger) – Hãng sản xuất: WTW
– Đức
 Đầu đo COD/BOD – Hãng sản xuất: WTW/Xylem Analytics Germany – Đức
 Đầu đo tổng chất rắn lơ lửng (TSS) – Hãng sản xuất: WTW/Xylem Analytics
Germany – Đức
 Đầu đo pH, nhiệt độ - Hãng sản xuất: WTW – Đức
35
 Thiết bị đo Tổng nitơ (N): Hãng sản xuất: Systea – Italia
 Thiết bị đo lưu lượng kênh hở (đầu ra)

          + Bộ hiển thị lưu lượng – Hãng sản xuất: Global Water – Mỹ


          + Cảm biến – Hãng sản xuất: Global Water – Mỹ

 Thiết bị đo lưu lượng ống kín (đầu vào) – Hãng sản xuất: Global Water – Mỹ
 Tủ hệ thống quan trắc và phụ kiện lắp đặt

          + Tủ chứa thiết bị
          + Thùng chứa nước chảy tràn
          + Module cấp nguồn cho các sensor
          + Module tiếp nhận tín hiệu đầu vào Analog 0/4-20mA
          + GIá treo sensor

2. Hệ thống camera giám sát

 Camera IP lắp đặt tại vị trí cửa xả thải – Hãng sản xuất: Taiso
 Đầu ghi – Hãng sản xuất: Taiso

3. Thiết bị lấy mẫu nước tự động – Hãng sản xuất: Maxx – Đức (EU)
4. Hệ thống truyền dữ liệu tại trạm: phần mềm truyền dữ liệu
5. Giám định, hiệu chuẩn các thiết bị đo pH, COD/BOD/TSS và kiểm định thiết bị
đo lưu lượng đầu vào, đầu ra.

36
Nội dung 11: Giải pháp kiến trúc, xây dựng
 Khái niệm:

Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Xây dựng 2014


Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu
xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm
phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được
xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình
công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật
và công trình khác.
 Giải pháp xây dựng

Chọn phân xưởng sản xuất dạng chữ i có kích thước:


- Chiều dài: 36 m
- Chiều rộng: 18 m
- Chiều cao: 6 m
- Bước cột: 6 m
Đặc điểm nhà:
 Nhà bêtông cốt thép, 1 tầng, cột 400 x 600(mm) chịu lực, tường bao che, tường
dày 200(mm), nhà có nhiều cửa ra vào vận chuyển nguyên liệu , sản phẩm và cho
công nhân đi lai, nhà có nhiều cửa sổ để thông gió và chiều sáng.
 Nền có cấu trúc:
+ Lớp gạch chiu axit : 100 (mm)
+ Lớp bê tông chịu lực : 300(mm)
+ Lớp cát đệm : 200(mm)
+ Lớp đất nện chặt cuối cùng.
 Mái có cấu trúc.
+ Giàn tam giác trực tiếp lên dầm bê tông làm theo kết cấu mạng chịu lực.
+ Panel mái dày : 300(mm)
+ Lớp bêtông dày : 40(mm)
+ Lớp gạch chiệu nhiệt dày : 70(mm)

37
 Kho thành phẩm

- Kho có kích thước đủ để chứa đựng sữa tươi trong 5 ngày. Hộp sữa tươi tiệt trùng
được chứa trong thùng cacton, mỗi thùng có 36 hộp. Kích thước thùng cacton là : 40 x 27
x 9(cm).
- Diện tích chiếm chỗ mỗi thùng là: 0,40 x 0,27 = 0,108 (m2).
- Diện tích phần kho chứa sữa tươi là:
ax nx N xf
F1 = n c x nk

Trong đó: n: Số ngày bảo quản, n = 5 ngày


nc: Số hộp trong 1 thùng nc = 36
nk: Số thùng trong 1 chồng, nk = 30
N: Số hộp sản xuất trong ngày, N = 253494
f: Diện tích chiếm chổ mỗi thùng, f = 0,108 (m2)
a: Hệ số tính đến khoảng cách giữa các thùng, chọn a = 1,1
1,1 x5 x253494 x0, 108
F1 = 36 x30 = 139,421 (m2)
Diện tích lối đi: chọn 20% F1
F2 = 0,2 x 139,421 = 27,884 (m2)
Tổng diện tích:
F = F1 + F2 = 139,421 + 27,884 = 167,305 (m2)
Chọn kích thước của kho: 24 x 9 x 6 (m).
* Vậy kích thước tổng cộng của nhà kho cho 2 mặt hàng:
24 x 18 x 6 (m).
 Kho nguyên vật liêu:

Kho là nơi chứa:đường, bột sữa gầy, bơ, bao bì, phụ gia và được ngăn bởi vách
ngăn. Ngoài ra còn có phòng KCS, phòng điều hành sản xuất, phòng lưu mẫu nhưng bố
trí lối đi riêng.
 Trang trại

Về việc lựa chọn con giống và chăm sóc bò sữa:


38
 Trang trại bò sữa hoàn toàn không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu tổng hợp, phân
tổng hợp, phụ gia thực phẩm cũng như những chất hỗ trợ, kích thích khác.
 Trang trại cũng tuyệt đối không sử dụng các chất biến đổi gen. Nguồn sữa hữu cơ
nguyên liệu từ trang trại hoàn toàn không có dư lượng kháng sinh và không có
hormone tăng trưởng. Bò cũng được cho ăn bằng thực phẩm 100% hữu cơ.
 Ở các trang trại hữu cơ gia súc được chăn nuôi tự do, hệ thống chuồng trại mở và
được cho ăn thức ăn hữu cơ. Với thiết kế của trang trại bò hoàn toàn được tự do
lựa chọn cho việc ra đồng cỏ, sân chơi khi điều kiện thời tiết thuận lợi. Tuy nhiên
khi trời mưa, nắng nóng thì bò cũng có thể tự do trở về chuồng nơi được trang bị
hệ thống làm mát vận hành hoàn toàn tự động, nệm nằm êm như khách sạn để
nghỉ ngơi…
 Ngoài tuân thủ hệ tiêu chuẩn quốc tế, trong quá trình xây dựng, trang trại bò sữa
đã nghiên cứu lựa chọn các cây trồng và con giống tự nhiên có khả năng kháng
bệnh tốt với điều kiện đặc thù của địa phương. Hiện các giống cây trồng và nguồn
gen giống bò cho trang trại đều được tuyển chọn rất nghiêm ngặt nên có sẵn hệ
miễn dịch mạnh, thích nghi một cách hoàn toàn tự nhiên với điều kiện địa phương
từ đó không bị tấn công bởi bị sâu bệnh và có sức phát triển tốt.
 Về tổ chức hoạt động của trang trại:

 Áp dụng phương pháp canh tác luân canh – điều kiện tiên quyết để sử dụng hiệu
quả nguồn tài nguyên đất.
 Trang trại cũng tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên sẵn có tại trang trại như sử
dụng phân hữu cơ từ bò nuôi tại trang trại và tự sản xuất toàn bộ thức ăn xanh hữu
cơ trong trang trại phục vụ nhu cầu của đàn bò.
 Trang trại sử dụng năng lượng tái tạo biogas, năng lượng mặt trời, giảm hiệu ứng
nhà kính, thân thiện và bảo vệ môi trường. Hệ thống chất thải tại trang trại được
xử lý nghiêm ngặt, giữ môi trường luôn trong lành.

39
Nội dung 12: Các giải pháp kỹ thuật hạ tầng và giải pháp phòng
chống cháy nổ
Trong công tác phòng cháy chữa cháy, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở rất
quan trọng. Để đảm bảo an toàn cho phát triển bền vững của cơ sở, sự bình yên cuộc sống
cho mọi người, giữ vững an ninh trật tự (ANTT) chung. Chính vì vậy, mỗi người chủ cơ
sở phải thực sự thấy được trách nhiệm của mình, tổ chức thực hiện nghiêm các quy định
của Pháp luật, chắc chắn cháy nổ không xảy ra. Ngoài việc tuyên truyền, phổ biến các qui
định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy, người đứng đầu cơ sở  phải chú trọng công
tác huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng
tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; quản lý và duy trì hoạt động của  đội
phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc đội  phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
thường xuyên kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; xử lý hoặc đề xuất xử lý các
hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức khắc phục kịp
thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy. Người đứng
đầu cơ sở cần quan tâm thật sự đến công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC); tăng cường
công tác tuyên truyền về PCCC đến toàn thể người lao động nhằm nâng cao nhận thức và
kiến thức trong công tác PCCC. Đặc biệt, cần tập trung thực hiện tốt các qui định sau:
1. Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa
cháy; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy; tổ chức chữa cháy và giải
quyết khắc phục hậu quả cháy;
2. Người đứng đầu cơ sở có tính đặc thù về PCCC như:  Đặc khu Kinh tế, Khu công
nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao; cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận
chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật tư, hàng hoá khác
có nguy hiểm về cháy nổ; cơ sở là các công trình cao tầng, công trình trên mặt nước,
công trình ngầm, đường hầm và các công trình khai thác khoáng sản khác; cơ sở sản xuất,
cung ứng, sử dụng điện và thiết bị, dụng cụ điện; cơ sở là chợ, trung tâm thương mại, siêu
thị,  kho tàng; cơ sở là cảng, nhà ga, bến xe; cơ sở lả trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng,
kho lưu trữ thì phải thực hiện các biện pháp đặc thù về PCCC phù hợp với tính chất nguy
hiểm cháy nổ của từng loại cơ sở.
3. Tại cơ sở sản xuất kinh doanh phải có niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút
thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi có nguy hiểm về cháy, nổ.
4. Kiểm soát chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn sinh lửa, sinh nhiệt tại khu vực kinh
doanh sản suất.
5. Không được lưu trữ quá nhiều hàng hoá trong kho, hàng hóa phải được sắp xếp theo
từng dãy để tạo khoảng trống chống cháy lan.

40
 6. Phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, hệ thống điện, lắp đặt
thiết bị bảo vệ như cầu dao tự động, cầu chì cho hệ thống điện toàn cơ sở, từng khu vực,
tách riêng biệt các nguồn điện: chiếu sáng, bảo vệ phục vụ thoát nạn, chữa cháy, nguồn
điện sản xuất, sinh hoạt.
7. Không lập bàn thờ để thờ cúng và đun nấu trong khu vực sản xuất, văn phòng làm
việc; Không sử dụng vật liệu là chất cháy để làm mái, trần nhà, vách ngăn
8. Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn chung cho cả công trình, cho từng khu vực; có hệ thống đèn
chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn.
9. Thành lập đội PCCC cơ sở và phải được huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cứu hộ, cứu
nạn, có phân công thường trực canh gác
10. Trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu người phù hợp với quy mô, tính
chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở.
11. Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người trong tình
huống phức tạp nhất.
12. Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo ngay cho Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114
hoặc báo cho Chính quyền, Công an nơi gần nhất đồng thời tìm mọi cách dập cháy, tổ
chức việc thoát nạn, cứu người theo phương án chữa cháy đã đề ra.
Hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ công tác chữa cháy:
Giao thông: Chiều rộng đường giao thông, khả năng di chuyển và tiếp cận cho xe chữa
cháy hoạt động; (đường giao thông phải có chiều rộng ≥ 4m; các phân xưởng phải có ít
nhất 2 lối tiếp cận).

Nguồn nước: Lượng nước dự trữ phục vụ chữa cháy, khả năng tiếp cận và hút nước của
xe chữa cháy.
Hệ thống điện:
Phải có 2 nguồn điện độc lập (hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, bảo vệ PCCC và hệ
thống điện phục vụ sản xuất); hệ thống điện trong môi trường nguy hiểm cháy nổ phải là
hệ thống điện phòng nổ.

Đối với hệ thống điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt kiểm tra các phụ tải phát sinh ngoài
thiết kế hoặc đấu nối thêm thiết bị điện tiêu thụ điện, công suất thiết bị quá tải...Thay thế
các hệ thống dây dẫn điện cũ, nát, mục, các đường dây quá tải, đấu mắc không đúng quy
cách.

Trong hệ thống mạng điện phải có thiết bị bảo vệ như cầu dao, aptomat đúng quy định. Ở
những dây chuyền công nghệ có sử dụng dung môi, hóa chất, khí đốt hóa lỏng hoặc có

41
nhiều bụi có thể tạo thành nồng độ nguy hiểm cháy, nổ. Hệ thống và thiết bị điện nhất
thiết phải là loại phòng nổ.

Thực hiện nghiêm việc cắt toàn bộ hệ thống điện khi hết giờ làm việc, giờ nghỉ trưa, nghỉ
ca.
Hệ thống chống sét:
Chống sét đánh thẳng cho các công trình xây dựng trong cơ sở (cột thu lôi, dây thoát sét,
cọc tiếp địa, các mối nối);
Chống sét cảm ứng cho máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ (cột thu lôi, dây thoát
sét, cọc tiếp địa, các mối nối)
Điều kiện lối thoát nạn khi có sự cố:
Số lượng lối thoát nạn, chiều rộng, chiều cao thông thủy cửa thoát nạn, hành lang, lối đi,
hướng mở cửa...
Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn trên hành lang, cầu thang lối
đường, cửa thoát nạn...
Việc sắp xếp vật tư, hàng hóa che chắn, làm cản trở lối, đường, hành lang, cầu thang, cửa
thoát nạn...
Việc trang bị hệ thống, thiết bị PCCC đảm bảo theo quy định:
Đối với hệ thống báo cháy tự động (nếu có) cần kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ
thống.

Đối với hệ thống họng nước chữa cháy: kiểm tra trữ lượng bể nước chữa cháy, nguồn cấp
và thời gian bổ sung nước vào bể, kiểm tra hoạt động của các máy bơm chữa cháy (chính
và dự phòng) theo thông số kỹ thuật đã thiết kế. Lưu ý chỉ trang bị máy bơm chữa cháy
có động cơ đốt trong khi không có nguồn điện dự phòng, máy bơm phải được đấu nối cố
định vào hệ thống và phải đảm bảo hoạt động không chậm quá 3 phút kể từ khi có tín
hiệu báo cháy theo đúng quy định của tiêu chuẩn, kiểm tra độ kín của van, số lượng vòi,
lãng chữa cháy lắp đặt ở từng họng nước chữa cháy.

Kiểm tra các bình chữa cháy di động xách tay về số lượng, chủng loại, vị trí bố trí trang
bị phù hợp với tính chất hoạt động, kiểm tra chất lượng bình và chế độ kiểm tra, bảo
dưỡng định kỳ của cơ sở, kiểm tra số lượng, chất lượng các phương tiện PCCC khác phải
trang bị theo quy định.

Kiểm tra việc bố trí lực lượng PCCC cơ sở theo chế độ làm việc của cơ sở, việc phân
công nhiệm vụ, trực của đội PCCC cơ sở, việc huy động lực lượng này khi có cháy, nổ
xảy ra.

42
Kiểm tra việc xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, xử lý tình
huống cháy, nổ xảy ra trong khu vực sản xuất của mình phụ trách trong quá trình sản
xuất.
Kiểm tra hệ thống: hệ thống thông gió hút bụi phải làm việc liên tục, phải thường xuyên
vệ sinh sạch sẽ để hạn chế đến mức tối thiểu bụi gỗ, phoi bào, mùn cưa bám vào máy
móc, các thiết bị điện, tường, sàn, gầm nhà, công trình...
Kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống thông gió tự nhiên tại các nhà xưởng để tránh
tạo ra môi trường nguy hiểm về cháy, nổ trong quá trình sản xuất.
Kiểm tra tình trạng hoạt động đối với hệ thống thông gió cục bộ của các xưởng cưa, bào,
chà nhám, đánh bóng, sơn và phun sơn.
Kiểm tra kho chứa nguyên liệu phục vụ sản xuất và thành phẩm, bán thành phẩm: 
Phải chú ý việc sắp xếp nguyên liệu, thành phẩm và bán thành phẩm đúng quy định, tạo
khoảng cách chống cháy lan; phải có tường ngăn cháy. Đối với các kho thiết bị bảo vệ, ổ
điện, bảng điện phải bố trí bên ngoài, bóng đèn chiếu sáng phải đặt trong chụp kín bảo
vệ.
Đối với dây chuyền công nghệ, kiểm tra các bộ phận hoạt động có khả năng phát
sinh tia lửa, nguồn nhiệt: do ma sát hoặc va chạm khi máy hoạt động. Phát sinh tia lửa
do ổ trục bị khô dầu mỡ ma sát mạnh gây ra; phát sinh tia lửa do sử dụng mạng lưới điện
và máy móc thiết bị không an toàn hoặc do tĩnh điện gây ra.
Kiểm tra công tác vệ sinh công nghiệp tại các nhà xưởng sản xuất, kho nguyên liệu,
kho thành phẩm, bãi phế liệu và các khu vực phụ trợ khác... Kiểm tra các điều kiện an
toàn về PCCC trong việc sử dụng dung môi pha sơn, pha sơn (biện pháp, giải pháp bảo
vệ, cách ly các chất dễ cháy như sơn, bột màu, dung môi dễ cháy trong quá trình sản xuất
và bảo quản; bảo quản và dự trữ sơn, bột màu, dung môi tại nơi sản xuất phải có kho
chứa riêng biệt; quản lý nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt...)
11. Khoảng cách an toàn PCCC, chống cháy lan, tình trạng vi phạm hoặc lấn chiếm
khoảng cách sử dụng trái mục đích như: trông xe, bố trí dây chuyền sản xuất hoặc làm
nơi để nguyên vật liệu, thành phẩm có thể dẫn tới cháy lan.

Khoảng cách an toàn giữa các hạng mục công trình trong cơ sở;
Khoảng cách an toàn đối với các công trình lân cận;
Khoảng cách an toàn trong sắp xếp vật tư, hàng hóa;

Giải pháp ngăn cháy giữa các khu vực có tính chất nguy hiếm cháy, nổ khác nhau trong
dây chuyền công nghệ, giữa kho nguyên liệu, kho chứa thành phẩm, bán thành phẩm với
khu vực sản xuất.

43
Việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt tại những nơi đã có quy định cấm lửa (đun nấu,
thắp hương thờ cúng, đốt nhang, thắp nến, hút thuốc lá...)
Kiểm tra việc thay đổi tính chất, công năng sử dụng như xây dựng, cải tạo, cơi nới... yêu
cầu cơ sở phải trình hồ sơ thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC theo quy định.

44
Nội dung 13: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ MÁY
1. Các công việc cần thiết

 Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư


 Lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu
tư phê duyệt.
 Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư
 Triển khai thực hiện việc thuê đất.
 Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);
 Khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;
 Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng;
 Thi công xây dựng công trình;
 Giám sát thi công xây dựng;
 Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn
thành;
 Bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện
các công việc cần thiết khác.
Giao đất/ thuê đất: Ký hợp đồng thuê đất/ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà
nước (đóng tiền sử dụng đất, phí trước bạ, tiền thuê đất); nhận bàn giao đất trên bản
đồ và thực địa.
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); thỏa thuận san lấp kênh rạch,
sông ngòi (nếu dự án có san lấp kênh rạch, sông ngòi).
Khảo sát xây dựng (có thể chia 2 giai đoạn: khảo sát sơ bộ phục vụ lập báo cáo đầu tư
và khảo sát chi tiết phục vụ thiết kế).

 Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng (KSXD);

 Lựa chọn nhà thầu KSXD;

45
 Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật KSXD;

 Thực hiện khảo sát xây dựng;

 Giám sát công tác khảo sát xây dựng;

 Khảo sát bổ sung (nếu có);

 Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng;

 Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.

Thiết kế xây dựng công trình gồm: thiết kế sơ bộ (trường hợp lập báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi), thiết kế cơ sở (được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây
dựng), thiết kế kỹ thuật; thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có).
Người quyết định đầu tư quyết định thực hiện thiết kế theo các bước sau:

 Thiết kế một bước: ba bước thiết kế được gộp thành một bước gọi là thiết kế bản
vẽ thi công (công trình chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật);

 Thiết kế hai bước: bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công (công trình
phải lập dự án);

 Thiết kế ba bước: Bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước
thiết kế bản vẽ thi công (dành cho dự án có quy mô lớn, phức tạp).

Trình tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình:

 Lập nhiệm vụ thiết kế thiết kế xây dựng công trình;

 Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng (nếu có);

 Lựa chọn nhà thầu thiết kế thiết kế xây dựng công trình;

 Thiết kế xây dựng công trình;

 Thẩm định thiết kế cơ sở (được thực hiện cùng lúc với thẩm định dự án đầu tư);
Thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật;
46
 Thẩm định thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ
thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng; thực hiện thẩm tra thiết kế để phục
vụ công tác thẩm định;

 Phê duyệt thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ
thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng;

 Thẩm định; phê duyệt thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết
kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng;

 Thay đổi thiết kế (nếu có);

 Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình;

 Giám sát tác giả.

Giấy phép xây dựng.


Đấu thầu xây dựng:

 Lựa chọn nhà thầu tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án);

 Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng.

Thi công xây dựng công trình:

 Chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình;

 Chọn nhà thầu giám sát thi công;

 Lập, thẩm tra hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu
cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để
lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu
trong hoạt động xây dựng.

Thông báo khởi công xây dựng (chủ đầu tư).


Thực hiện thi công xây dựng công trình:

47
 Thực hiện quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây
dựng, an toàn lao động trên công trường xây dựng, môi trường xây dựng…;

 Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình;

 Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (theo yêu cầu);

 Nghiệm thu công việc, giai đoạn và công trình hoàn thành;

 Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành.

Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước khi nghiệm
thu hoàn thành để đưa công trình vào sử dụng.
Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
phục vụ giai đoạn vận hành dự án.
 Giai đoạn 3: Kết thúc xây dựng đưa công trình vào sử dụng
 Nghiệm thu bàn giao công trình.
 Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
 Đưa công trình vào sử dụng.
 Bảo hành công trình.
 Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
 Bàn giao cho sản xuất kinh doanh, vận hành dự án.

2. Tiêu chuẩn trong xây dựng

Đây là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng công trình nhà máy. Nắm bắt được
những yêu cầu khi xây dựng lên một công trình công nghiệp hiện đại như vậy, khách
hàng sẽ không bị động trong quá trình đàm phán, trao đổi và thương lượng hợp đồng với
bên đơn vị chủ thầu xây dựng, cũng như thấy được chất lượng thực sự của công trình sau
khi được bên nhà thầu bàn giao.

48
Tiêu chuẩn xây dựng nói chung và xây dựng nhà máy công nghiệp nói riêng không chỉ là
những điều được ghi chép lại qua quá trình trải nghiệm thực tiễn của mỗi chuyên gia,
những điều này còn được quy định trong các quyết định về Xây dựng của Pháp luật như
sau:

 Quy chuẩn xây dựng VN tập 1 do Bộ Xây Dựng ban hành, kèm quyết định số
682/BXD-CSXD ra ngày 14/12/1996.
 Quy chuẩn xây dựng VN tập 2,3 do Bộ Xây Dựng ban hành, kèm quyết định số
439/QĐ-BXD ra ngày 25/09/1997.

Trong đó, tiêu chuẩn xây dựng nhà máy đạt chất lượng thì sẽ cần có những điều cơ bản
như: Địa điểm xây dựng, quy mô toàn bộ công trình, Tổng diện tích mặt bằng của sản
phẩm, các mối liên kết giữa các hạng mục bên trong của toàn bộ sản phẩm, cùng với
phương án thiết kế và thi công công trình đó.

Tiêu chuẩn xây dựng nhà máy còn được thể hiện cụ thể ở nhiều mặt khác nhau như:

o Công trình mang tiêu chuẩn về thiết kế, đi kèm với chất lượng chung của toàn bộ
sản phẩm được đơn vị nhà thầu thi công và bàn giao cho khách hàng. Về tiêu
chuẩn thiết kế này đặc biệt quan trọng bởi nếu áp dụng những công nghệ đã cũ
trên bản vẽ thiết kế, chắc chắn khách hàng sẽ không hài lòng. Bởi vậy, nhà thầu
luôn luôn phải cập nhật tất cả những xu hướng thiết kế hiện đại, có những công
nghệ mới đưa vào nhằm nhấn mạnh đặc điểm và những nét đặc trưng của công
trình nhằm thu hút khách hàng, cũng như tạo được những ấn tượng tốt đối với họ.
o Tiêu chuẩn xây dựng nhà máy còn phải được biểu hiện ở các chi tiết thiết kế và
xây dựng kết cấu khung thép của công trình có đảm bảo được tải trọng khi gặp
những tác động của môi trường bên ngoài hay không.
o Nhà máy công nghiệp chính được xây dựng nhưng cũng phải đi kèm với nhiều
loại công trình khác như: Nhà kho, xưởng chế tạo, các công trình phụ như công
cộng, vệ sinh, khu sinh hoạt chung…

49
o Các thiết bị nội thất, thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện được thi công và lắp đặt bên
trong của công trình đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất. Đảm bảo về mặt an toàn và
phòng chống cháy nổ tối đa.
o Hệ thống thoát nước thải, hệ thống xử lý rác và các chất thải, hệ thống cấp nước
sạch phải được đảm bảo chất lượng để an toàn khi sử dụng và không tạo không khí
ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân xung quanh.
o Các tiêu chuẩn liên quan đến kết cấu và kỹ thuật bên trong công trình nói chung và
các sản phẩm bên trong đó nói riêng cũng phải được đảm bảo. Đầy đủ, nổi bật, có
dấu ấn riêng…
o Tiêu chuẩn về các hệ thống thông gió, điều hòa không khí cùng với các hệ thống
an toàn, an ninh, phòng cháy chữa cháy cũng phải được chú ý và đảm bảo chất
lượng tốt nhất.

3. Tiến độ thi công nhà máy

Các công việc cần thực hiện khi thi công nhà máy : thời gian dự kiến là 10 tuần

Thời
gian ( tuần)    
ST 1
T CÁC CÔNG VIỆC 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0
1 Thống nhất nội dung kế hoạch                    
2 Xem tính khả thi của sản phẩm                    
3 Xác định nguồn cung cấp nguyên liệu                    
4 Địa điểm xây dựng nhà máy                    
5 Thiết kế công nghệ sản xuất                    
Xác định từng thiết bị cho quy trình sản
6
xuất                    
7 Thiết kế nhà máy                    
8 Dự kiến tổ chức nhân sự                    
9 Vẽ các bản vẽ                    
10 Tính chi phí sản xuất                    
11 Xác định dự kiến vốn đầu tư và giải pháp                    
50
huy động
Xác định và đánh giá về tác động của dự
12
án đến môi trường                    
13 Xác định giải pháp kiến trúc, xây dựng                    
Xác định kĩ thuật hạ tầng và giải pháp
14
phòng chống cháy nổ                    
15 Mua thiết bị, dụng cụ và nguyên vật liệu                    
16 Xác định phương án thị trường                    
17 Phân tích tài chính, hiệu quả kinh tê-xã hội                    
18 Kết luận và kiến nghị                    

Thời gian thi công xây dựng 18 tháng kể từ ngày bắt đầu xây dựng.

BẢNG KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG


Công trình : Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sữa tiệt trùng
Thời gian thi công : 18 tháng

STT Thời gian (tháng)


CÔNG TÁC XÂY LẮP 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18
1 San dọn mặt bằng, đào móng và lắp móng
2 Gia công lắp dựng cốt thép và đổ bê tông móng
3 Xây móng đá hộc
4 Gia công lắp đặt cốt thép và dầm đà kiềng
5 Đắp đất nền, bê tông lót nền
6 Gia công lắp đặt cốt thép và đổ bê tông cột
7 Xây tường bao che, làm lanh tô, dầm giằng tường
8 Gia công lắp đặt vì kèo, xà gồ
9 Lợp mái tôn
10 Trát tường dày
11 Bả matit toàn nhà
12 Sơn tường toàn nhà
13 Gia công lắp đặt cửa các loại
14 Thi công các công tác khác: ốp, lát, láng,....
15 Thi công vỉa hè, tam cấp, xử lý chất thải
16 Lắp đặt trang thiết bị nước, diện, chống sét
17 Dọn dẹp về sinh và bàn giao công trình

Công đoạn chuẩn bị mặt bằng xây dựng:

51
Nếu vị trí cần xây dựng là đất trống thì việc chuẩn bị mặt bằng sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Nhưng nếu mặt bằng hiện trạng có nhà hoặc công trình cũ thì cần phải phá dỡ. Và tất
nhiên bước đầu tiên khi phá dỡ chính là khảo sát địa hình lên phướng án thi công phá dỡ
nhà cũ. Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết nộp cho cơ quan chức năng. Tập kết máy móc,
thiết bị, tiến hành phá dỡ, thu gom phế liệu có thể tái sử dụng. Cuối cùng dọn dẹp và thu
gom phế thải.

Công đoạn xây thô:


Thi công phần thô là công đoạn quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thi công. 
Các yêu cầu kỹ thuật được quy định trực tiếp trong bản vẽ thiết kế. Các kỹ sư có trách
nhiệm giám sát thi công đúng với bản vẽ đã được kiến trúc sư và gia chủ thông qua trước
đó. Gồm các giai đoạn cụ thể như sau:

Đào móng, xử lý nền, thi công cốt pha, cốt thép, đổ bê tông móng, xây công trình ngầm
như: bể tự hoại, hố ga, bể nước, ….

Xây gạch và tô trát hoàn thiện tất cả các tường bao che. Tường ngăn phòng, hộp gen kỹ
thuật, bậc tam cấp, bậc cầu thang bằng gạch ống.

Lắp đặt hệ thống ống âm của cấp thoát nước, điện cấp nguồn, chiếu sáng, điều hòa….

Công đoạn hoàn thiện:


Những công việc sẽ được thực hiện trong công đoạn hoàn thiện là sản phẩm cuối cùng
của quá trình xây dựng công trình. Nên công đoạn này chất lượng được ưu tiên hàng đầu.
Công đoạn này bao gồm:

Ốp lát gạch hoặc đá: cần chú ý đến độ bằng phẳng sau khi lát. Mạch gạch và sự ngay
hàng thẳng lối của những viên gạch. Là điều bạn dễ quan sát được nên dù sai sót nhỏ
cũng sẽ làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng thể của công trình.

52
Lắp đặt trần: ngày nay sự đa dạng về vật liệu làm trần tạo nên nhiều hình dáng và hiệu
ứng khác nhau phù hợp với sở thích của chủ nhà.

Lắp cửa đi, vách ngăn: với nhiều chủng loại và phong cách khác nhau. Nhưng vẫn đảm
bảo vừa có chức năng bảo đảm an toàn an ninh vừa mang lại điểm nhấn cho công trình.

Lắp đă ̣t điê ̣n, nước và các hê ̣ thống kỹ thuâ ̣t: Các thiết bị vệ sinh, thiết bị đầu cuối của hệ
thống điện và hệ thống nước điều được lắp đặt trong khâu hoàn thiện.

 Nguyên nhân chậm tiến độ thi công (thời gian chết)

 Lý do trực tiếp :

- Thiếu vốn

- Không điều động được nhân công

- Chểnh mảng các khâu trong quá trình làm việc

- Thiết bị hư hỏng

 Lý do gián tiếp :

- Thời tiết xấu

- Khan hiếm nguồn nguyên liệu

- Nhận bàn giao mặt bằng chậm

4. Giải pháp thi công xây dựng


Phương án thi công

53
Có hai phương án thi công chính thường được áp dụng trong xây dựng các công trình đó
là thi công đồng thời và thi công cuốn chiếu. Thi công đồng thời nghĩa là toàn bộ các
hạng mục đều được triển khai cùng một lúc, thi công cuốn chiếu nghĩa là thi công tuần tự
các hạng mục theo tiến độ.
Khu vực xây dựng nhà máy có một diện tích rộng, hơn nữa các hạng mục và tổ hợp hạng
mục có những khoảng cách tương đối lớn mặt bằng thi công tương đối rộng nên báo cáo
đề xuất sử dụng phương án thi công đồng thời đối với dự án.
Việc triển khai cùng lúc các hạng mục xây dựng, lắp đặt sẽ đảm bảo rút ngắn thời gian thi
công, giảm chi phí quản lý, giám sát công trường, các chi phí khác, sớm đưa công trình
vào sử dụng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Giải pháp thi công chung bao gồm:

- Thi công lắp ráp: sử dụng cho các hạng mục vì kèo thép trên không.
- Thi công toàn khối: cho các hạng mục móng, bể chứa nước, móng thiết bị, móng
cọc, công trình ngầm.
- Thi công thủ công: cho các hạng mục cổng, tường rào, sân bãi, đường …
- Vận hành thử: được thực hiện với tất cả các thiết bị, máy móc, trang bị.
- Nhà máy Sấy, kho tồn trữ xay xát lúa gạo xuất khẩu là dự án làm mới nên không
bị ảnh hưởng bởi các công trình hiện hữu.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THI CÔNG

Báo cáo đề xuất sơ đồ tổ chức chung cho công tác thi công công trình, dự kiến sẽ được áp
dụng thi công, chi tiết sơ đồ tổ chức thi công sẽ được các nhà thầu thi công xây dựng đưa
ra trong giai đoạn đấu thầu thi công xây lắp riêng lẻ hoặc do tổng thầu EPC lập.
 Hạ tầng kỹ thuật

 Sân bãi, đương


Để mặt bằng sân đảm bảo cho các xe lưu thông, Tư vấn thiết kế kiến nghị dùng kết cấu
bằng BT nhựa;
Độ dốc ngang của mặt bãi được thiết kế phù hợp phân chia lưu vực thoát nước, cụ thể
được chia thành 2 hướng với độ dốc 1%;
 Đường giao thông nội bộ BTN
Để đảm bảo giao thông quanh nhà kho, nhà xưởng đảm bảo giao thông trong nhà máy,
đảm bảo việc thoát nước mặt và thông ra cổng phụ dễ dàng:

54
- Xây bó vỉa xung quanh nhà và xung quanh tường song song hàng rào tạo khuôn
đường;
- Cải tạo các khuôn hố thu nước bằng BTCT;
- Thảm BTN hạt mịn dày trung bình 5cm và tạo độ dốc cho thoát nước mưa. Độ dốc
dọc đường là 0.5% và độ dốc ngang đường là 1.0%.
 Thoát nước
Căn cứ vào thực tế hệ thống thoát nước mưa:
- Phần thoát nước mặt: Xây 02 hố thu nước mặt ;
- Hố thu bằng thép để công tác thu nước được tốt và phù hợp với mặt bằng và cao
độ mặt đường mới.
 Bó vỉa và trồng cây xanh
Xây dựng bó vỉa phân cách giữa phần bãi BTXM, đường BTN với tường rào bao quanh.

Trồng cây xanh, cỏ nhung giữa tường rào và khu vực đường, bãi tạo môi trường xanh,
sạch và mỹ quan.
 Bãi đá
Đỗ đá 1x2cm dày 10cm để bảo vệ, không cho cỏ mọc, tạo mặt bằng sạch;
Hình thức quản lý dự án
Theo quy định của Luật xây dựng, căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, người
quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các
hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây:
- Chủ đầu tư xây dựng công trình thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình;

- Chủ đầu tư xây dựng công trình trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây

dựng công trình. Công ty... lựa chọn hình thức trực tiếp quản lý dự

án đầu tư xây dựng công trình.

55
Nội dung 14: TỔ CHỨC SẢN XUẤT, VẬN HÀNH, KHAI THÁC
DỰ ÁN
1. Bộ phận quản lý điều hành
Sơ đồ tổ chức của công ti được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ phòng ban
một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên và phòng
ban trong công ty. Sơ đồ tổ chức giúp cho chúng tôi hoạt động một cách hiệu quả nhất,
giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo nên một công ti vững mạnh.

Sơ đồ tổ chức
 Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có quyền quyết
định những vẫn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy
định.
 Hội đồng quản trị:

56
 Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công
ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị
thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt
động quản lý rủi ro của Công ty. Hội đồng quản trị của Công ty dự kiến gồm 05
người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.
 Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra, giám sát toàn diện mọi hoạt động của Công ty theo
quy định tại Điều 123 Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ban kiểm soát thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên
quan đến hoạt động tài chính khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của đại hội đồng
cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông lớn. Ban kiểm soát báo cáo Đại hội đồng cổ đông
về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính
và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Ban kiểm soát của Công ty dự kiến 03 người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.
 Giám đốc và các Phó giám đốc :
Giám đốc là người quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công
ty, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng thuê. Giúp việc cho Giám đốc là
Phó giám đốc (02 người).
2. Bộ phận trực tiếp sản xuất
Sau khi sữa được vận chuyển về các nhà máy chế biến các nhà máy chế biến sữa, và được
kiểm tra nhiều lần mới cho sữa vào dây chuyền sản xuất.
 Chuẩn hóa:
+ Mục đích: Điều chỉnh hàm lượng chất béo. Do nhu cầu khách hàng ngày càng nâng
cao, hị đòi hỏi sự an toàn khi tiêu dùng sản phẩm, hàm lượng béo là một trong những
điều mà họ quan tâm hàng đầu, nếu hàm lượng chất béo trong cơ thể quá nhiều sẽ không
tốt cho sức khỏe và có thể gây ra bệnh béo phì ở trẻ em.
+ Nguyên tắc thực hiện: Nếu hàm lượng béo thấp thì tiến hành tính toán và bổ sung thêm
cream. Nếu hàm lượng béo cao thì tiến hành tính toán và tách bớt cream ra.
 Bài khí:
+ Mục đích: Trong sữa có nhiều khí lạ cần được loại trừ nếu không sẽ vỡ mùi hương đặc
trưng của sữa. Khi trong sữa có nhiều khí nó sẽ làm giảm khả năng truyền nhiệt nghĩa là

57
làm tăng chi phí cho quá trình sản xuất như bước thanh trùng, đồng hóa… Trong trường
hợp thanh trùng sau khi đã đóng hộp, tại nhiệt độ thanh trùng thể tích của khí sẽ tăng lên
làm vỡ hộp.
 Đồng hóa:
+ Mục đích: ổn định hệ nhủ tương, hạn chế hiện tượng tách pha.
+ Nguyên tắc thực hiện: sử dụng áp lực ca.
 Tiệt trùng:
+ Mục đích: diệt trừ, vô hiệu hóa hoặc loại bỏ tất cả các dạng vi sinh vật sống và các tác
nhân sinh học khác.
 Rót sản phẩm:
+ Bao bì thường được sử dụng: nhựa, giấy, bao bì Tetre Pak và Aspetic nổi tiếng thế giới
về độ an toàn thực phẩm.
+ Yêu cầu bao bì: - Kín -phải vô trùng
+ Thiết bị rót: cũng phải vô trùng.
 Bảo quản:
+ Mục đích: bảo quản tốt được chất lượng sản phẩm
+ Yêu cầu: sản phẩm sau khi đóng gói được chuyển vào nơi bảo quản theo đúng tiêu
chuẩn chất lượng.
3. Bộ phận cung ứng - thu mua
Sơ đồ cung ứng của nhà máy

Các hộ
chăn nuôi
sữa bò

Các công ti,


Trung tâm thu Phân Người
nhà máy sản Đại lý, các
mua sữa tươi, phối tiêu
xuất sữa nhà phân
làm lạnh 4oC dùng
phối

Nhập khẩu
nguyên liệu sữa 58
: Dòng sản phẩm
: Dòng tài chính

a) Khâu cung ứng đầu vào


Khâu cung ứng đầu vào của công ty sữa gồm: nguồn nguyên liệu nhập khẩu và nguồn
nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân nuôi bò, nông trại nuôi bò trong nước. Đây là
thành viên đầu tiên trong chuỗi cung ứng. Các hộ nông dân nuôi bò, nông trại nuôi bò có
vai trò cung cấp nguyên liệu sữa đầu vào cho sản xuất thông qua trạm thu gom sữa. Sữa
được thu mua từ các nông trại phải luôn đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng được ký
kết giữa công ty và các nông trại sữa nội địa. Sữa tươi nguyên liệu phải trải qua quá trình
kiểm tra gắt gao khi tiếp nhận các chỉ tiêu sau:
- Cảm quan: thơm ngon tự nhiên, đặc trưng của sữa tươi, không có bất kỳ mùi vị nào.
- Đảm bảo chất khô chất béo lớn hơn
- Độ tươi
- Độ acid
- Chỉ tiêu vi sinh
- Hàm lượng kim loại nặng
- Thuốc trừ sâu, thuốc thú y
- Nguồn gốc (không sử dụng sữa của bò bệnh). Riêng để sản xuất sữa tươi tiệt trùng, sữa
tuơi phải đảm bảo nghiêm ngặt về độ tươi, không bị tủa bởi cồn 75 độ
b) Khâu phân phối đầu ra của sản phẩm
Công ty phân phối hàng hóa thông qua tập đoàn đến các đại lý, cửa hàng rồi đến người
tiêu dùng là nhân tố cuối cùng trong chuỗi phân phối đầu ra – tiêu dùng- Người tiêu dùng
là người trực tiếp tiêu thụ sữa.
Các đại lý, cửa hàng, siêu thị có vai trò nhận sữa từ nhà phân phối và cung ứng sữa tươi
đến người tiêu dùng. Người tiêu dùng là những người trực tiếp tiêu thụ sữa. Người tiêu
dùng có thể mua sữa từ các đại lý, hệ thống siêu thị, cửa hàng bán buôn hoặc bán lẻ đồng
thời thanh toán tiền sữa tại nơi mua hàng.
Với sản phẩm sữa tươi công ty chủ trương mở rộng rãi và không hạn chế ngặt nghèo về
các điều kiện của đại lý. Bởi đây là mặt hàng bán trực tiếp đền tay người tiêu dùng, tính
cạnh tranh không cao, không phải là mặt hàng chiến lược của công ty nên càng mở rộng
hệ thống phân phối thì sản phẩm càng được phổ biến.

59
Thường đối với đại lý, tùy thuộc vào vị trí, địa điểm bán hàng mà công ty quy định doanh
số và thường cho đại lý theo quý, theo tháng.
4. Bộ phận kho
Sau khi sản phẩm đã được đóng gói thì các nhân viên sẽ chuyển pallet thành phẩm đến
khu vực kho và sắp xếp pallet vào hệ khung kệ. Tại đây, các nhân viên kho sẽ chịu trách
nhiệm cho toàn bộ hàng hóa được lưu trữ trong kho, quản lý kho hàng từ khâu nhập - cất
trữ, bảo quản - đến xuất đảm bảo đúng chất lượng và số lượng yêu cầu; phục vụ cho mục
đích sản xuất và kinh doanh; tránh tình trạng thất thoát do bể vỡ, hư hỏng hay gian lận...
Nhiệm vụ của nhân viên kho
 Theo dõi việc nhập - xuất hàng hóa trong kho
+ Kiểm tra tính chính xác các giấy yêu cầu nhập hàng - xuất hàng theo đúng quy trình,
lưu ý về loại hàng, số lượng hàng và chữ ký các bên liên quan...
+ Trực tiếp hoặc giám sát thực hiện nhập - xuất hàng của doanh nghiệp
+ Ký nhận trên chứng từ sau khi đã nhận hàng hoặc xuất hàng xong có xác nhận kiểm
đếm đầy đủ. Lưu 1 chứng từ và chuyển 1 chứng từ đến bộ phận kế toán
+ Lập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho tương ứng.
+ Lưu nội dung phiếu nhập/ xuất kho trên phần mềm quản lý (nếu có)
 Soạn hàng xuất kho
+ Nhận yêu cầu soạn hàng từ bộ phận kinh doanh (nếu có)
+ Tiến hành soạn hàng theo đúng yêu cầu, tuân thủ nguyên tắc nhập trước xuất trước, chú
ý hạn sử dụng
+ Thực hiện đóng gói đơn hàng (nếu cần)
+ Vận chuyển hàng hóa liên quan đến khu vực chuẩn bị xuất hàng theo quy định
 Sắp xếp và quản lý hàng hóa trong kho
+ Lập và nắm chính xác sơ đồ kho, từ lối đi đến mặt hàng, nơi đặt để từng mặt hàng
+ Phân loại và sắp xếp hàng hóa đúng theo sơ đồ, đảm bảo khoa học, gọn gàng, không để
bị ướt hay bể vỡ...
+ Lưu ý những mặt hàng dễ hư hỏng hay bề vỡ; đặt biển báo để mọi người chú ý hơn
trong khâu vận chuyển
+ Ghi thẻ bài cho từng mặt hàng bao gồm mã hàng, màu, kích cỡ, hạn sử dụng và gắn thẻ
tương ứng chính xác lên từng kệ

60
+ Thường xuyên kiểm tra đảm bảo đúng số lượng và chất lượng hàng hóa theo quy định
+ Hàng ngày theo dõi và cập nhật số lượng hàng tồn kho, đảm bảo duy trì ở định mức tồn
kho tối thiểu
+ Tiến hành ghi chép nhật ký hàng tồn kho vào cuối ngày - báo cáo nếu có phát sinh sai
lệch
+ Kiểm tra và thống kê các mặt hàng dễ hư hỏng hoặc gần hết hạn cần thanh lý gấp - lập
danh sách gửi phòng bán hàng để có giải pháp xử lý kịp thời và phù hợp
+ Giữ vệ sinh kho sạch sẽ, đảm bảo thông thoáng, an toàn cháy nổ...
5. Đội xe vận tải
Chịu trách nhiệm trực tiếp trong toàn bộ quy trình vận hành xe đảm bảo tiến trình vận
hành trơn tru, hiệu quả. Quản lý và theo dõi hoạt động của toàn bộ xe đang được sử dụng
và kiểm tra, rà soát hiện trạng định kỳ tất cả các xe hiện có. Theo dõi tình hình hoạt động
xe, đăng ký, đăng kiểm,bảo hiểm xe. Kiểm tra xe nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời
các hư hỏng, bảo trì/ bảo dưỡng xe theo định kỳ, cập nhật đầy đủ vào sổ theo dõi Quản lý
và kiểm soát trực tiếp đội ngũ tài xế về số lượng, chất lượng, hiệu quả công việc thông
qua:
- Tổ chức, bố trí, sắp xếp, phân công công việc cho đội ngũ tài xế đảm bảo tiến trình
hàng hóa đúng nơi, đúng thời điểm, đúng tiến trình;
- Theo dõi tiến trình vận hành. Phân tích, đánh giá hiệu suất làm việc của đội ngũ
trên từng tuyến. Lên phương án nâng cao hiệu quả công việc và cải tiến quy trình;
- Xử lý các tình huống phát sinh, các rủi ro về con người, phương tiện, hàng hóa
trong tiến trình. Lên phương án kiểm soát và quản lý rủi ro; Quản lý chi phí bảo
trì, bảo dưỡng, sửa chữa và vật tư tiêu hao. Lập, theo dõi lịch trình bảo dưỡng, sửa
chữa xe và báo cáo cho cấp trên. Đào tạo, hướng dẫn lái xe về tác phong, thái độ
phục vụ; trang phục; giao tiếp Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cấp
trên
6. Bộ phận phục vụ
Bộ phận phục vụ - chăm sóc khách hàng là những người trực tiếp liên hệ với khách hàng,
giải đáp những thắc mắc của khách hàng và xử lý các khiếu nại liên quan đến sản phẩm
hoặc dịch vụ của công ty. Ngoài ra, họ cũng chịu trách nhiệm tìm hiểu, điều tra, phân tích
nhu cầu khách hàng, độ thỏa mãn với sản phẩm dịch vụ và đưa ra đề xuất cải thiện, nâng
cao chất lượng công việc.
 Tiếp nhận và xử lý yêu cầu/thắc mắc của khách hàng liên quan đến sản phẩm/dịch
vụ doanh nghiệp cung cấp;
 Tham gia xây dựng và quản lý kênh thông tin nhằm giúp khách hàng có được nội
dung mình cần một cách nhanh chóng và chính xác nhất (hướng dẫn sử dụng,
thông tin về giá cả, chế độ bảo hành,…);

61
 Thu nhận và quản lý khiếu nại, các vấn đề cần giải quyết của khách hàng và cung
cấp thông tin tới các bộ phận phù hợp để xử lý khiếu nại đó;
 Theo dõi và liên tục cập nhật các chính sách về sản phẩm/dịch vụ của doanh
nghiệp;
 Chủ động liên hệ với khách hàng các dịp lễ Tết, quà tặng. Thông báo ưu đãi trong
các dịp đặc biệt và gửi ưu đãi cho họ;
 Quảng bá các chương trình khuyến mãi, các gói dịch vụ ưu đãi hấp dẫn của doanh
nghiệp tới khách hàng;
 Thực hiện các khảo sát, cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ, sản
phẩm. Từ đó ghi nhận phản hồi của khách hàn để cải thiện sản phẩm, dịch vụ;
 Lập báo cáo trình cấp trên về khảo sát khách hàng, độ thỏa mãn với sản phẩm dịch
vụ. Đưa ra đề xuất cải thiện, nâng cao chất lượng công việc.

Dự kiến
1. Kể từ lúc nhà máy đi vào hoạt động thì sau bao lâu đạt công suất thiết kế
Với nguồn nhân lực cũng như máy móc thiết bị,… và việc bàn giao mặt bằng đã được
chuẩn bị từ trước thì không mất quá nhiều thời gian để nhà máy hoạt động sản xuất đúng
với công suất thiết kế.
Lộ trình bao gồm:
- Trang trại, các hộ chăn nuôi: Việc chọn giống bò sản xuất sữa cũng như tìm hiểu,
phổ cập cách thức chăn nuôi và kế hoạch thiết kế chuồng trại đã được chuẩn bị từ
trước.
- Các công ti, nhà máy sữa: Nguồn nhân lực ở đây đều được tuyển chọn kĩ càng, có
trình độ chuyên môn cao, am hiểu về máy móc cùng với việc sản phẩm sẽ được sản
xuất hoàn toàn bằng máy móc nên rủi ro sản xuất là rất nhỏ.
- Phân phối sản phẩm: Trước khi nhà máy hoạt động thì chúng tôi đã kí kết với những
nhà phân phối và các đại lý để sản phẩm khi sản xuất sẽ được đưa đến tay người dùng
một cách nhanh và gọn nhất, tạo điều kiện hết sức có thể để giúp sản phẩm có chỗ
đứng trên thị trường.
- Marketing: Vì đây là thương hiệu mới nên người tiêu dùng rất không hay để ý đến và
việc marketing, quảng cáo, chào hàng là việc hết sức cần thiết để đem sản phẩm gần
hơn với người tiêu dùng và từ đó khách hàng sẽ biết đến và quan tâm, sử dụng sản
phẩm nhiều hơn. Và việc có được nguồn khách hàng lớn, dồi dào sẽ là công đoạn mất
nhiều thời gian nhất.

62
Tổng kết lại thì chúng tôi nghĩ tối ưu nhất là từ khi bước vào hoạt động thì mất khoảng 1
tháng – 1,5 tháng là phải đạt công suất như đã thiết kế để có thể tiếp tục phát triển bền
vững, hợp tác lâu dài với các nhà đầu tư và tránh tiêu hao nguồn vốn lưu động.
2. Dự kiến vốn lưu động cho hoạt động sản xuất của nhà máy tương ứng với lộ trình
công xuất
Dự kiến vốn lưu động của nhà máy rơi vào tầm khoảng 20-30 tỉ để có thể duy trì nhà máy
hoạt động và số tiền này dùng vào những việc như:
- Mua bò sữa, thức ăn cho bò và thuốc men khi bò bệnh ( nếu có );
- Bảo trì máy móc theo từng quý, nhập máy móc mới;
- Lương công nhân, nhân viên;
- Tiền điện, nước, nhập nguyên liệu, hương liệu;
- Chi phí phát sinh.
3. Đưa ra dự kiến
Theo yêu cầu ISO 9001:2015, Tổ chức phải tiến hành đánh giá điểm mạnh + điểm yếu +
rủi ro + cơ hội cải tiến cho từng quá trình được nhận dạng, được nhận biết cụ thể trong hệ
thống quản lý chất lượng. Từ đó xây dựng các mục tiêu, giải pháp kiểm soát, đánh giá kết
quả của từng quá trình cũng như của hệ thống quản lý chất lượng.
Nội dung phân tích SWOT gồm:
a) Sản phẩm
b) Quá trình
c) Khách hàng
d) Phân phối
e) Tài chính
f) Quản lý
Khi công ty đi vào hoạt động 1 năm sau khi đã tính tổng chi tiêu, lượng khách hàng, cách
quản lý cũng như những điều còn thiếu xót, những mặt còn yếu kém thì chúng tôi sẽ áp
dụng SWOT 9001:2015 để có thể tìm ra được nguyên nhân và tìm ra hướng giải quyết tối
ưu nhất để tránh những rủi ro, thất thoát trong doanh nghiệp. Ngoài ra, thông qua việc
đánh giá chất lượng thì chúng tôi cũng tìm thấy những cơ hội có thể phát triển, mở rộng
quy mô và từ đó nổ lực không ngừng, hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng sản phẩm
cũng như doanh nghiệp.
Sau khi doanh nghiệp phát triển ổn định ở những năm tiếp theo thì chúng tôi sẽ áp dụng
tiếp những tiêu chuẩn như ISO 14000 hay HACCP,…

63
Nội dung 15: Phương án thị trường
Thời gian đầu sản phẩm của nhà máy sẽ phục vụ phân khúc thị trường ở khu vực
miền Nam, nếu một thời gian sau với kinh nghiệm về thị trường, chiến lược sản phẩm
phù hợp thị hiếu và uy tín được xây dựng dần dần sẽ có được sự phát triển vững chắc tại
tất cả các khu vực trong nước. Phát triển vững chắc thị trường nội địa và mở rộng thị
trường ra thế giới.
Sản phẩm nhà máy có đủ sức cạnh tranh bình đẳng với những sản phẩm cùng loại do
các nhà máy khác đang lưu thông trên thị trường.
Sản phẩm của nhà máy có những điểm ưu việt hơn những sản phẩm cùng loại:
- Nhà máy có đội ngũ lao động trẻ, trình độ cao, nhiệt tình, năng động sáng tạo và
đoàn kết trong công việc.
- Có công nghệ tiên tiến hiện đại, máy móc được nhập từ Thụy Điển, Nhà máy sẽ sử
dụng công nghệ của tập đoàn Tetrapak là dây chuyền khép kín tự động, chính nhờ vào
điều này mà Nhà máy có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá thành
sản phẩm. Đây là ưu thế cạnh tranh của Nhà máy.
- Thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng đã được khai thác có hiệu quả và ngày càng được
phát triển mở rộng.
- Cơ cấu tổ chức quản lý tại Nhà máy được bố trí theo mô hình trực tuyến chức năng
rất thuận lợi và tạo sự linh hoạt trong hoạt động quản lý, hỗ trợ và kiến nghị giữa các
phòng ban.
Giá bán của sản phẩm nhà máy sẽ bảo đảm là giá bán cạnh tranh với 6000đ/hộp
180ml.
Địa bàn lưu thông sản phẩm của nhà máy ở giai đoạn đầu là ở những tỉnh thành thuộc
khu vực miền Nam.
Nhà mãy sẽ áp dụng những con đường này để sản phẩm của nhà máy sẽ đến tay
người tiêu dùng:
 Quảng cáo:
Quảng cáo là nghệ thuật sử dụng các phương tiện truyền thông để đưa tin về hàng
hoá, dịch vụ của Doanh nghiệp đến với người tiêu dùng. Mục đích của quảng cáo là để
thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sự có mặt của sản phẩm của Doanh nghiệp.
Quảng cáo giúp người tiêu dùng nắm bắt được ít nhiều các thông tin về sản phẩm, về
Doanh nghiệp. Các Công ty lớn trên thế giới đã tận dụng tối đa lợi ích do quảng cáo
mang lại. Vì vậy, đã giúp cho Công ty lan rộng ra các thị trường tiêu thụ khác.

64
Quảng cáo phải có quy mô và xác định về thời gian và không gian. Nếu quảng cáo
với không gian hẹp và số lần xuất hiện ít, rời rạc thì không hấp dẫn người tieu dùng,
không kích thích lòng ham muốn của họ. Quảng cáo phải có tác động mạnh vào tâm lý
khách hàng cho họ ngạc nhiên và thích thú đối với sản phẩm của Doanh nghiệp.
Các phương tiện quảng cáo: hiện nay, với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật nên
có rất nhiều loại phương tiện để đăng tải thông tin bao gồm:
+ Báo chí: Là loại phương tiện được sử dụng nhiều để quảng cáo. Ngày nay, người
tiêu dùng đã rất quen thuộc các sản phẩm của Doanh nghiệp qua các trang quảng cáo.
Quảng cáo trên báo chí cho phép người quảng cáo khai thác triệt để chữ nghĩa hình ảnh
và màu sắc.
+ Radio - Tivi - phim ảnh: Rất phổ biến do có thể khai thác các lợi thế về âm thanh,
ngôn ngữ, hình ảnh, màu sắc. Quảng cáo trrên Radio hạn chế về không gian nên đòi hỏi
quảng cáo phải nhanh và sâu rộng. Quảng cáo trên ti vi và phim ảnh có lợi thế là tiếp cận
dễ dàng hơn với người tiêu dùng, song chi phí cho quảng cáo ở phương tiện này lại đòi
hỏi rất cao, do vậy các Doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể tạo ra được các chương trình
quảng cáo độc đáo, ấn tượng.
+ Pano - áp phích: Quảng cáo qua phương tiện này cho phép khai thác tối đa về kích
cỡ, hình ảnh, màu sắc, vị trí, thời gian, chủ đề quảng cáo. Nhưng cũng có hạn chế là thời
gian cho loại quảng cáo này ngắn, nếu muốn kéo dài thì buộc phải làm nhiều lần.
+ Mạng Internet : Quảng cáo trên mạng Internet là cách thức phổ biến hiện nay. Số
người truy cập mạng Internet ngày càng nhiều. Do vậy, việc đưa hình ảnh của sản phẩm
của Doanh nghiệp lên mạng là cách thức tốt để người tiêu dùng tiếp cận.
+ Qua bao bì, nhãn hiệu: Hình thức quảng cáo này cũng được các Doanh nghiệp quan
tâm. Đôi khi, người tiêu dùng sẽ quyết định mua một sản phẩm vì bao bì mẫu mã đẹp, bắt
mắt, dễ sử dụng. Do vậy, ngoài việc chú trọng đến chất lượng sản phẩm thì để thúc đẩy
tiêu thụ, Doanh nghiệp cần phải thiết kế cho sản phẩm của mình những mẫu mã đẹp,
phong phú, độc đáo, ấn tượng.
 Chào hàng, chiêu hàng:
Chào hàng là cách thức mà các nhân viên của Doanh nghiệp đi tìm kiếm khách hàng
để bán hàng. Qua việc chào hàng, người tiêu dùng sẽ có cái nhìn cặn kẽ hơn về sản phẩm
của Doanh nghiệp.
Để làm được điều đó thì nhân viên chào hàng phải nêu rõ các lợi thế, ưu điểm của sản
phẩm, sự khác biệt so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Mặt khác, qua chào hàng,
Doanh nghiệp có khả năng tiếp cận sâu hơn với người tiêu dùng. Qua ý kiến, nhận xét về
sản phẩm của người tiêu dùng, Doanh nghiệp sẽ có các biện pháp nhằm cải tiến, thay đổi
sao cho thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

65
Chiêu hàng là cách thức mà Doanh nghiệp sử dụng nhằm khuyến khích các trung
gian phân phối sản phẩm của mình. Chiêu hàng được các nhà bán buôn dùng đối với nhà
bán lẻ hoặc bán lẻ dùng với khách hàng.
Sản phẩm của công ty được bán thông qua các cửa hàng tổng hợp, đại lý sữa, các siêu
thị, trung tâm mua sắm, các cửa hàng tiêu dùng qua đơn đặt hàng trên toàn quốc.
Khuyến mãi là công cụ, đòn bẩy về lợi ích để kích thích khách hàng mua hàng đặc
biệt là các thành viên trong kênh phân phối, qua đây xin đề xuất một số giải pháp đối với
hình thức khuyến mãi:
- Thứ nhất, đối với các trung gian phân phối mới, công ty có thể tài trợ cho họ thông
qua chiết khấu, bớt giá hoặc cấp tín dụng thương mại trong một hạn mức thích hợp để
làm hàng mẫu.
- Thứ hai, công ty nên khuyến mãi bằng các hình thức khác có tính chất bổ sung như:
Tổ chức liên hoan gặp mặt, hội nghị khách hàng, trao phần thưởng về doanh số, tặng quà
nhân dịp sinh nhật, ngày lễ tết.
Tuyên truyền quảng bá sản phẩm:
- Tạo ra một chiến dịch quảng cáo trên các kênh phổ biến tại Việt Nam.
- Công ty sẽ giảm giá cho nhà phân phối mà mua một số lượng lớn và bắt đầu chiến
dịch giảm giá cho các nhà bán lẻ.
- Trưng bày sản phẩm cũng không kém phần quan trọng thu hút sự quan tâm của
khách hàng mua sắm, xin đề xuất một số giải pháp về việc chăm sóc các cửa hàng như
sau: Thực tế thì có các nhân viên của các hãng sữa có làm điều này nhưng nhân viên giao
hàng chỉ giao hàng đến rồi đi, không thực hiện việc sắp xếp lên kệ cho cửa hàng. Để
chăm sóc cửa hàng nhân viên giao hàng xếp hàng lên kệ một cách ngay ngắn và quay mặt
có in tên nhãn ra bên ngoài, như vậy khách mua hàng có thể thấy nhãn dễ dàng hơn. Để
tạo một hình ảnh đẹp hơn cho bạn hàng của mình, Công ty mỗi tháng nên có nhân viên
đến lau chùi kệ hàng hóa, dọn dẹp kệ hàng cho gọn gàng, sạch sẽ, bắt mắt.

66
Nội dung 16:

67

You might also like