You are on page 1of 2

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

Mục tiêu : Hình thành các phẩm chất đạo đức cho học sinh. Đây là quá trình gắn
liền với việc định hình một cách hệ thống các yếu tố tâm lý cấu thành đạo đức.
1. Bồi dưỡng tri thức đạo đức :
- Mục tiêu : Giúp các em hiểu về các chuẩn mực đạo đức.
- Tác dụng : Làm cho đạo đức học sinh được xây dựng trên cơ sở lý trí 
Các em nhìn nhận và đánh giá đúng cái thiện – cái ác, cái tốt – cái xấu, cái
cao thượng – cái nhỏ nhen.
- Lưu ý : Việc bồi dưỡng tri thức phải được thực hiện qua các giờ học giáo
dục công dân, qua các môn học và nhiều hoạt động khác.
2. Củng cố niềm tin, tình cảm và động cơ đạo đức :
- Mục tiêu : Chuyển hóa tri thức đạo đức thành niềm tin đạo đức, thành
động lực thực hiện các hành vi theo tri thức đạo đức từ phía các em.
- Lưu ý : Thay vì các bài giảng lý thuyết về đạo đức, sự tiếp xúc với con
người thực, với những tấm gương và những hành vi đạo đức trong cuộc sống
sẽ có tác dụng lay động trực tiếp, lay động cảm xúc của học sinh.
- Tác dụng : Tình cảm và niềm tin đạo đức được nuôi dưỡng ở học sinh sẽ
dần chuyển hóa thành nguyện vọng và mong muốn thực hiện hành vi đạo
đức.
3. Rèn luyện thiện chí và thói quen đạo đức :
- Mục tiêu : Rèn luyện ý chí và thói quen đạo đức cho học sinh, để những
mong muốn có thể chuyển hóa hành vi đạo đức.
- Tác dụng : Giúp học sinh được trải nghiệm thực tế với những hành vi đạo
đức  Các em có ý chí để thực hiện hành vi đạo đức dù có gặp phải khó
khăn, trở ngại.
4. Giáo dục đạo đức trong gia đình :
- Vai trò của gia đình :
+ GĐ là môi trường xã hội đầu tiên đối với trẻ. Cha mẹ là những nhà giáo
dục đầu tiên.
+ Những phẩm chất đạo đức đầu tiên của trẻ được hình thành dưới ảnh
hưởng của cha mẹ.
+ GĐ là chiếc “màng lọc” đối với những tác động của môi trường xã hội bên
ngoài đến trẻ.
+ GĐ giúp con hình thành “hàng rào miễn dịch” trước những tác động xấu.
- Cách giáo dục đạo đức quan trọng nhất của cha mẹ : Nêu gương
+ Cha mẹ là tấm gương, là khuôn mẫu để con nhìn vào và học theo  Mọi
suy nghĩ, hành động, cách ứng xử của cha mẹ đều có ảnh hưởng trực tiếp
đến đạo đức của con cái.
+ Cha mẹ cần nghiêm khắc với chính mình, kiểm soát thái độ, hành vi cử chỉ
của mình nếu muốn làm gương cho con.

You might also like