You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊNIN


Giảng viên: Nguyễn Thị Điệp

BÀI THU HOẠCH BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH


NỀN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG NHỮNG THẾ KỶ XIX - XX

NHÓM 1
STT Họ và tên sinh viên Mã số sinh viên
1 Dương Nguyễn Nhật Quỳnh 2194862
2 Ngô Tuyết Anh 2195217
3 Lê Hoàng Thiên Kim 2199206
4 Nguyễn Ngọc Liễu Trân 2192728
5 Trần Lê Minh Anh 2193712
6 Nguyễn Thị Thanh Ngân 2191215
7 Bùi Kim Khánh 2195044

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 04 năm 2021

MỤC LỤC

1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................3

1
2. Nền công nghiệp Việt Nam..........................................................................3
2.1. Hiện trạng nền công nghiệp......................................................................3
2.2. Nguyên nhân.............................................................................................5
2.3. Hậu quả.....................................................................................................7
2.3.1 Tích cực..................................................................................................7
2.3.2 Tiêu cực..................................................................................................8
2.4. Cách khắc phục........................................................................................8
3. Kết luận......................................................................................................11
4. Tài Liệu Tham Khảo...................................................................................12

1. Lý do chọn đề tài
Phần lớn các quốc gia lớn mạnh trên thế giới đề có một nền công
nghiệp phát triển và bền vững. Với Việt Nam ta, khởi đầu là một nước
thiên về nông nghiệp và vẫn có vị thế cao trong công cuộc đóng góp
kinh tế và phát triển nước nhà. Tuy nhiên cái gì cũng sẽ có mặt lợi và
hại thế nên trong công cuộc đổi mới ngày nay, đất nước ta đã và đang
trên hành trình đẩy mạnh công nghiệp để không thua kém những gì
mà nông nghiệp đã gặt hái được.
Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, những năm gần đây có
đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước, trở thành ngành xuất
khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao. Cơ cấu các ngành
công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, một số ngành công nghiệp
như: điện, điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông, chế tạo thiết bị
năng lượng, dệt may, da giày, xây dựng… đã có những bước phát
triển mạnh mẽ, góp phần tích cực trong giải quyết việc làm, chuyển
dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất và nâng cao đời sống của nhân
dân.
Câu chuyện về nền công nghiệp của nước ta là một cuốn sách còn
đang cần được khám phá để hội nhập với xu thế kinh tế ngày nay.

2
2. Nền công nghiệp Việt Nam
2.1. Hiện trạng nền công nghiệp
Nền công nghiệp Việt Nam vào thế kỉ thứ 19 cách đây hơn 50 năm
là một nền công nghiệp phát triển về tiểu thủ công nghiệp có thể kể
đến như:
 Các nghề thủ công truyền thống là :bao giấy, dệt vải, dệt chiếu,
liếp bánh tráng, in lụa, nhang, rế, chổi chà, bánh tráng, nhạc cụ, nem,
lò đất, rổ rá. đậu hũ, nấu rượu, đệm, lồng đèn, thuộc da, chằm lá, đúc
đồng, thủy tinh, mộc, trứng vịt muối, chả cá, giỏ trạc, may, chổi bông
cỏ, hủ tiếu, mứt, nhuộm..
 Nghề làm gốm đã có lịch sử lên đến hàng nghìn năm , tiêu biểu
là các bình gốm chén gốm mang phong cách rất đặt trưng của thời
bấy giờ.

Hình 1: Những dụng cụ


nghành điêu khắc Hình 2: Nghành gốm

 Điêu khắc gỗ cũng là một nghề có lịch sử lâu đời mà do những


lưu dân
người Việt và người Hoa vào định cư mang theo.

3
 Nghề dệt cũng được lan truyền rộng rãi thành một ngành nghề
phổ biến làm thể hiện lên phong cách rất đặc trưng.

Hình 3: Máy dệt


 Kim hoàn và đúc đồng đã phát triển một cách vượt bật vào thời
điểm lúc đấy.

Hình 4: Thợ kim hoàn đang làm việc

Bên cạnh đó cũng có những nghành công nghiệp khác nổi tiếng
thời bấy giờ như nghành in, làm rượu và tạo ra những đồng tiền để sử
dụng. Để minh họa cho các công nghiệp này, nhóm em có những hình
ảnh sau:

4
Hình 5: Ngành làm rượu Hình 6: Máy in trong những
năm cuối thể kỷ XX

Hình 7: Quy trình đúc tiền và những đồng tiền xu thời xưa

Đến thời Pháp thuộc công nghiệp bắt đầu quá trình cơ khí hóa và
phân ngành, từ sản xuất nhỏ, riêng lẻ và thủ công hình thành xưởng
và công xưởng. Thời kỳ 1954 – 1975, hình thành các khu công nghiệp
tập trung và một số nhà máy có công nghệ hiện đại như ngành chế
biến thực phẩm, cơ khí, dệt may.
Những cơ sở công nghiệp đầu tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh tiêu biểu
như :
 Công nghiệp đóng tàu gồm : máy khoan để đóng đinh, đinh tán,
đinh xoắn dùng đóng tàu và đèn gaz do Xí nghiệp đóng tàu Caric sản
xuất,..

5
 Ngành điện : trưng bày sưu tập hiện vật của Nhà máy nhiệt
điện Chợ Quán xây dựng năm 1896.
2.2. Nguyên nhân
 Bị thực dân Pháp áp bức
Chúng ta đều biết rằng từ những thế kỷ XIX- XX, Pháp đã đổ bộ
vào nước ta xâm lược toàn lãnh thổ Việt Nam. Chúng khai thác than,
khoáng mỏ từ Việt Nam và áp bức nhân dân ta làm nô lệ, phục vụ
Chính phủ Pháp để gây dựng cơ ngơi cho họ. Còn Việt Nam thì vẫn
luôn làm việc khổ cực, khó khăn kiếm ra những đồng tiền ít ỏi. Nhưng
thực tế thì không phải chúng ta không được hưởng lợi nào từ việc
này, việc thực dân Pháp khai thác tài nguyên, điều kiện của nước ta
làm cho các quốc gia trên thế giới biết đến Việt Nam để tạo ra một cơ
hội mới giúp cho Việt Nam gia nhập vào các hiệp hội quốc tế, và mở
ra một cánh cửa lớn cho công nghiệp ở Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng
ta cũng được học hỏi ít nhiều những chuyên môn về các ngành nghề
mà thực dân Pháp đã hướng dẫn cho chúng ta. Cho nên có thể nói,
việc bọn chúng xâm lược vào nước ta có những mặt tích cực và mặt
tiêu cực riêng.
 Phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông- Tây thuận lợi
Vì Việt Nam là quốc gia có vùng lãnh thổ địa lý thuận lợi, đặc biệt
đường bờ biển chữ S trải dài từ Bắc đến Nam tạo điều kiện cho
thương nhân từ các quốc gia khác đến buôn bán và đi lại. Đồng thời
với đó là Pháp đã tạo ra hành lang Đông- Tây kéo dài từ Hải Phòng-
Hà Nội- Hòa Bình- Sơn La. Bên cạnh mặt tích cực thì việc có điều kiện
thuận lợi phát triển ngành công nghiệp như vậy thì vẫn có mặt trái
ngược lại như: Sự xăm le của các nước phương Tây, các nước láng
giềng luôn nhằm vào đất nước ta để biến thành thuộc địa của họ. Vậy
nên, không những nhân dân ta phải vừa tập trung phát triển kinh tế

6
công nghiệp trong nước, mà còn phải quyết tâm, tập trung đấu tranh
để giữ gìn hòa bình tự do của dân tộc.
 Đường lối của Đảng và Nhà nước
Nhờ có sự hướng dẫn, chỉ đạo từ Đảng và Nhà nước, đặc biệt là
sự ra đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ- người đã mang tư tưởng
của Mác- Lênin vào Việt Nam giúp đất nước ta giải thoát áp bức từ
thực dân Pháp và mang lại hòa bình dẫn đến Việt Nam tự do về kinh
tế, không bị phụ thuộc vào các các quốc gia đế quốc. Làm cho đất
nước ta dần dần chứng minh vị thế của mình.
 Công cụ thô sơ
Vào những thế kỷ XIX- XX thì các công cụ vẫn còn lạc hậu nhiều
so với các nước trên thế giới ngoài kia, chủ yếu vẫn là công nghiệp
thủ công. Ví dụ như trong khi các quốc gia phương Tây đã dùng đến
dây chuyền công nghệ để sản xuất giày thì Việt Nam vẫn còn sử dụng
kéo, búa,…

Hình 8: Đúc giày với những công cụ thô sơ


 Công nhân dân trí còn thấp, tỉ lệ được học ít
Vì dưới áp bức của thực dân đô hộ nên việc đi học là không thể.
Chúng đã thực hiện một chế độ nô dịch, trên 90% dân số mù chữ.
Trung bình 1 vạn dân chỉ có 115 học sinh vỡ lòng, 210 học sinh tiểu
học, 2 học sinh chuyên nghiệp và đại học. Đồng thời, so với người

7
dân lúc bấy giờ, việc đi học là quá cao xa. Họ quá khó khăn để có thể
chi trả cho con, em được đi học, dẫn đến những con, em đáng nhẽ sẽ
tìm con đường phát triển đất nước hơn phải ở nhà để phụ ba mẹ kiếm
cơm, làm cho việc phát triển từ nông nghiệp sang công nghiệp hóa
của Việt Nam còn chậm nhiều
2.3. Hậu quả
2.3.1 Tích cực
Mặc dù công nghiệp nặng ở Sài Gòn vào thời gian đầu thuộc Pháp
không phát triển mạnh mẽ nhưng cũng cần phải ghi nhận vai trò nhất
định của nó. Chính các nhà máy này là đại diện đúng nghĩa, đại diện
cho nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa, công nhân làm việc trong nhà
máy này về sau là nòng cốt cho đội ngũ công nhân công nghiệp hiện
đại của TP Sài Gòn.
Một trong các đặc điểm quan trọng nhất và được coi là thế mạnh
nhất còn duy trì cho đến ngày nay là sớm hình thành nên một nền
công nghiệp hướng đến xuất khẩu. Đến cuối thế kỷ 18, Sài Gòn trở
thành trung tâm thương mại lớn ở Việt. Một trong những hàng hóa
đầu tiên xuất khẩu ra bên ngoài với số lượng lớn và được coi là chủ
lực vào thời bấy giờ là gạo.
Các ngành nghề thủ công truyền thống như nghề làm gốm, nghề
kim hoàn, nghề dệt, nghề đúc đồng đến nay vẫn được duy trì và phát
triển.
2.3.2 Tiêu cực
Do vùng Nam bộ rất ít tài nguyên khoáng sản như vàng, thiếc, sắt,
đồng, than đá nên không có nhiều điều kiện để phát triển các ngành
công nghiệp nặng. Các nhà máy công nghiệp nặng sau này chủ yếu
sử dụng các vật liệu nhập từ nước ngoài như Nhà máy cán thép
VICASA, Nhà máy rắp láp máy móc VIKIMCO. Các nhà máy phát triển

8
sau này dựa trên nguồn tài nguyên tại chỗ chủ yếu là các núi đá, do
vậy các nhà máy xi măng, Clanke phát triển khá nhanh.
2.4. Cách khắc phục
Được xây dựng trên quan điểm phát triển các ngành, lĩnh vực
công nghiệp ưu tiên, trọng tâm trước mắt là công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn.
Chiến lược phát triển công nghiệp nước ta lựa chọn ưu tiên phát
triển nhóm ngành cơ khí và luyện kim (Đầu tư phát triển sản xuất thép
chế tạo cho ngành cơ khí: thép tấm, thép hình, thép hợp kim); hóa
chất (ưu tiên nhóm sản phẩm hóa dầu); chế biến nông, lâm, thủy sản
(Ưu tiên sản phẩm chế biến xuất khẩu có tính cạnh tranh cao, kết hợp
với xây dựng và phát triển thương hiệu đặc trưng cho nông, lâm, thủy
sản Việt Nam); dệt may, da giầy (thúc đẩy các thị trường tiềm năng
như Nga, Trung Đông, Đông Âu, châu Phi; xây dựng hệ thống phân
phối bán lẻ mang thương hiệu Việt Nam); điện tử và viễn thông
(khuyến khích phát triển các phần mềm, đặc biệt là phần mềm nhúng
trong các thiết bị phần cứng, điện tử, viễn thông, đáp ứng nhu cầu nội
địa); năng lượng mới và năng lượng tái tạo (Tập trung ứng dụng công
nghệ cao cho nguồn phát điện năng lượng mặt trời, gió, biogas,
biomas, địa nhiệt..., đối với năng lượng vì mục đích hòa bình tiếp tục
nghiên cứu về an toàn hạt nhân và các công nghệ điện nguyên tử phổ
biến hiện nay).
Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được
coi là một trong những giải pháp đột phá, trong đó có nội dung xây
dựng cơ chế và lộ trình phát triển số lượng doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp, đặc biệt quan tâm đến nâng tỷ trọng doanh nghiệp lớn
và vừa trong cơ cấu hệ thống doanh nghiệp cả nước.

9
Bên cạnh đó, thực hiện lựa chọn các nhóm ngành công nghiệp hỗ
trợ cần ưu tiên phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của từng giai
đoạn; xây dựng cơ chế và chính sách ưu đãi cụ thể cho các khu, cụm
công nghiệp chuyên sâu và khu, cụm công nghiệp hỗ trợ. Ở từng thời
điểm cần có những cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp với tình hình
phát triển của ngành; điều chỉnh cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ;
và tăng cường sự liên kết giữa các địa phương trong vùng kinh tế, xây
dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển các ngành công nghiệp.
Trong thời gian tới, để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
cần tiếp tục theo đuổi mục tiêu công nghiệp hóa, lấy công nghiệp
CBCT làm trọng tâm, song song với đó, phát triển hiệu quả các ngành
dịch vụ phân phối và dịch vụ cho các nhà sản xuất để tạo động lực
kép thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phát triển công nghiệp CBCT chính
là tạo thị trường cho các ngành dịch vụ phát triển; do vậy, nguồn lực
xã hội nên tập trung vào việc xây dựng và nâng cao năng lực, năng
suất cho các doanh nghiệp công nghiệp trong nước, hình thành và
phát triển các doanh nghiệp công nghiệp mạnh, các chuỗi cung ứng
và chuỗi giá trị trong nước (bao gồm cả hoạt động sản xuất và dịch vụ
trên toàn chuỗi), có đủ năng lực cạnh tranh toàn cầu; tạo môi trường
đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi để các doanh nghiệp công
nghiệp trong nước có thể lớn mạnh, tạo ra giá trị gia tăng trong nước
lớn hơn, kết nối được với khu vực đầu tư nước ngoài và tham gia sâu
hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Phát triển ngành công nghiệp CBCT
trong nước lớn mạnh cũng là tạo nền tảng vững chắc và phát triển thị
trường cho các ngành dịch vụ và ngược lại, phát triển hiệu quả các
ngành dịch vụ phục vụ sản xuất, chính là góp phần nâng cao năng
suất và hiệu quả hoạt động của ngành CBCT.

10
Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, tạo điều kiện
cho các ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất,
tạo ra sản phẩm chất lượng, tăng tính cạnh tranh. Ðồng thời, đẩy
mạnh nghiên cứu phát triển. Cần có những cơ chế, chính sách khuyến
khích DN đầu tư cho nghiên cứu phát triển, hình thành các trung tâm
nghiên cứu phát triển trên địa bàn thành phố...
Giải pháp cho tình trạng ô nhiễm môi trường của ngành công
nghiệp: xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo đúng quy trình đủ tiêu
chuẩn quốc tế, xây dụng nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp xa khu
dân cư, xử phạt mạnh tay với các doanh nghiệp vi phạm.
Xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo đúng quy trình đủ tiêu
chuẩn quốc tế, xây dụng nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp xa khu
dân cư, xử phạt mạnh tay với các doanh nghiệp vi phạm. Hoạt động
khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tuân thủ quy hoạch tài
nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp làm
suy giảm chức năng của nguồn nước, gây sụt, lún đất, ô nhiễm, nhiễm
mặn nguồn nước phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả. Trường hợp
gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Các nạn
khai thác chặt phá rừng bừa bãi phục vụ công nghiệp gây xói mòn,
sạc lở đất cần được xử phạt nặng
3. Kết luận
Mặc dù đạt được một số thành tựu, tuy nhiên nền công nghiệp
nước ta thời gian trước phần lớn là các cơ sở nhỏ, lẻ phát triển chưa
đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ
yếu phát triển theo các mục tiêu ngắn hạn, không có tính bền vững,
những hạn chế còn khá nhiều.
Hiện nay, trong những năm đổi mới vừa qua, nền công nghiệp đi
đôi với tăng trưởng và ổn định, giúp nền kinh tế Việt Nam đã có sự

11
chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ. Phát triển công nghiệp là “chìa khóa”
cho quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước. Qua đó ta thấy
được nền công nghiệp có vai trò quan trọng và tất yếu của nền kinh tế
Việt Nam lúc bấy giờ. Nhờ vào những bước đi đổi mới từng phần theo
những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước,
những sáng kiến, sự năng động, sáng tạo của nhân dân mà nền công
nghiệp Việt Nam từ thời kì lạc hậu sang bước đầu đã có sự phát triển
mạnh mẽ.

4. Tài Liệu Tham Khảo


Nguyễn Thái An, ngày 28/04/2018, Công nghiệp Sài Gòn vượt Đông Nam
Á, KHAM PHA,http://khampha.vn/trang-chu/cong-nghiep-sai-gon-vuot-dong-
nam-a-c1a643155.html
PGS-TS NGUYỄN MINH HÒA, ngày 21/5/2017, Nền công nghiệp Sài Gòn
50 năm trước, PHAP LUAT, https://plo.vn/van-hoa/ho-so-phong-su/nen-
cong-nghiep-sai-gon-50-nam-truoc-703361.html
NN,ND, Công nghiệp- Tiểu thủ công nghệp, Bảo Tàng Hồ Chí Minh,
http://www.hcmc-museum.edu.vn/vi-vn/tintuc-1124.aspx
TS. Trần Tuấn Anh, ngày 20/10/2020, Phát triển công nghiệp chế biến, chế
tạo ở Việt Nam: Nhận thức và định hướng chính sách (kỳ 1) , mega story,
https://tapchicongsan.org.vn/media-
story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/phat-trien-cong-nghiep-che-
bien-che-tao-o-viet-nam-nhan-thuc-va-dinh-huong-chinh-sach
Đỗ Thắng Hải, 13/04/2017, Lộ trình và giải pháp đưa công nghiệp Việt Nam
phát triển bền vững, quân đội nhân dân online,
https://www.qdnd.vn/chinh-tri/cac-van-de/lo-trinh-va-giai-phap-dua-cong-
nghiep-viet-nam-phat-trien-ben-vung-504660
NN, ND, Cổng thông tin điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/Thon
gTinTongHop/kinhtexahoi

12

You might also like