You are on page 1of 8

CÔNG NGHỆ FRAME-RELAY

Trong giai đoạn cuộc cách mạng về công nghệ thông tin và điện tử viễn thông đang diễn ra hiện nay,có rất nhiều phương
thức đã được đưa ra thảo luận và thử nghiệm để xây dựng nền tảng mạng lưới cung cấp các dịch vụ truyền số liệu.Theo xu thế
chung ,tất cả các dữ liệu thoại và phi thoại dần dần sẽ tiến tới dược sử dụng trên nền mạng thông tin băng rộng tích hợp IBCN
(Integrated Broadband Communication Network).Trên cơ sở mạng IBCN ,ngoài các dịch vụ truyền thống về thoại và truyền số
liệu còn cung cấp rất nhiều dịch vụ liên quan tới các hình ảnh động và dịch vụ từ xa như : truyền hình chất lượng cao, hội thảo
truyền hình, thư viện số, video theo yêu cầu…
Quá trình hướng tới mạng IBCN hiện tại có thể xem như có hai con đường : Hướng thứ nhất là từ mạng điện thoái truyền
thống tiến tới xây dựng mạng số đa dịch vụ tích hợp ISDN (Integrated Service Digital network) rồi tiến tới BISDN hay
IBCN.Hướng thứ hai là từ mạng phi thoại tức là mạng truyền số liệu tiến tới xây dựng mạng chuyển khung (Frame Relay) rồi
mạng truyền dẫn không đồng bộ ATM để làm nền tảng cho IBCN.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhu cầu kết nối mạng LAN (Local Area Network) với nhau hay nói tổng quát
hơn là nhu cầu thiết lập mạng truyền số liệu riêng với thông lượng cao trên cơ sở mạng truyền số liệu công cộng ở nước ta đang
phát triển nhanh dẫn tới viêc thiết kế mạng kết nối mạng LAN với mạng LAN trở thành nhu cầu cần thiết cho nhiều nơi.Vì vậy
trong bài này chúng tôi giới thiệu công nghệ Frame-Relay với những ưu điểm của nó như là một công nghệ sẽ được ứng dụng trên
mạng truyền số liệu ở nước ta.Sau đó sẽ trình bày một số ưu điểm chính của mạng truyền số liệu với công nghệ này.
Frame-Relay bắt đầu được đưa ra như tiêu chuẩn của một trong những giao thức truyền số liệu từ năm 1984 trong hội
nghị của tổ chức liên minh viễn thông thế giới ITU-T lúc đó gọi là CCITT (Consultative Committee for International Telegraph
Telephone) và cũng được viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ ANSY đưa ra tiêu chuẩn ANSY vào năm đó
Mục tiêu chính của Frame-Relay cũng giống như nhiều tiêu chuẩn khác, đó là tạo ra một giao diện chuẩn để kết nối các
thiết bị của nhiều nhà sản xuất khác nhau- giữa người dung với mạng UNI (User to Network Interface).Frame relay được thế kế
nhằm cung cấp dịch vụ chuyển khung nhanh cho các ứng dụng số liệu tương tự như X25 và ATM
Theo số liệu của diễn đàn Frame-relay thì nguyên nhân để người dùng sử dụng mạng Frame-relay là

 Kết nối LAN to LAN :31%


 Tạo mạng truyền ảnh :31%
 Tốc độ cao :29%
 Giá thành hợp lý :24%
 Dễ dung độ tin cậy cao:16%
 Xử lý giao dịch phân tán: 16%
 Hội thảo Video: 5%
Rõ rang các ứng dụng trên mạng Frame-relay đều ứng dụng khả năng truyền số liệu tốc độ cao và cần tới dịch vụ băng
tần rộng có tính đến khả năng bùng nổ lưu lượng (Traffic Bursty) mà ở các công nghệ cũ hơn như chuyển mạch kênh và chuyển
mạch gói không thể tạo ra
Khuôn dạng gói dữ liệu Frame-relay:
Do Frame-relay được xây dựng bắt nguồn từ ý tưởng HDLC (High Dât Link Control) nên cấu trúc gói tin Frame-relay
cũng tương tự như cấu trúc HDLC
Flag C&A Data Error check Flag

Flag: cờ
Error check: Trường kiểm tra lỗi
Data: Trường dữ liệu
C&A: Trường địa chỉ và điều khiển
Trong bài này,chúng tôi không trình bày lại toàn bộ các tham số và các thông tin về cấu trúc chi tiết của gói tin kiểu
Frame-relay mà chỉ tập trung vào các tham số tạo ra sự riêng biệt của công nghệ này để giải quyết những vấn đề quan trọng nhất
trong việc xây dựng mạng truyền số liệu. Đó là các tham số liên quan tới việc xử lý tắc nghẽn và các tham số lien quan đến việc
thiết lập các hình thức kênh logic để truyền số liệu
Để thực hiện nhiệm vụ truyền số liệu, mạng Frame-relay sẽ phải giải quyết vấn đề tắc nghẽn thông tin trên mạng, thực
chất là vấn đề của tầng mạng trong mô hình 7 lớp OSI. Frame-relay làm việc ở tầng liên kết nhưng cũng phải giải quyết vấn đề
này để đảm bảo vấn đề chuyển tải thông tin. Hầu hết các mạng truyền số liệu đều sử dụng kỹ thuật điều khiển luồng (flow-control)
để giải quyết vấn đề tắc nghẽn. Có hai phương pháp giải quyết khi xảy ra tắc nghẽn trong mạng : Thông báo cho người dung,
router, chuyển mạch về sự cố tắc nghẽn xảy ra và thực hiện các công việc nhằm hiệu chỉnh luồng thông tin. Cả hai Phuong pháp
này mạng Frame-relay đều dung đến các bít BECN (Backward Explicit Congestion Notification) và bít FECN (Forward Explicit
congestion Notification) trong trong trường điều khiển.
Bít FECN được thiết lập khi có tắc nghẽn để thông báo rằng thủ tục xử lý tắc nghẽn đã được khởi tạo, và tương ứng với
lưu lượng bị nghẽn từ hướng của frame có bít FECN tới.
Ngược lại, Bít BECN được thiết lập khi có tắc nghẽn để thông báo rằng thủ tục xử lý tắc nghẽn đã được khởi tạo, và
tương ứng với lưu lượng bị nghẽn từ hướng ngược frame có bít BECN tới.Khi các bít này được thiết lập thì mạng phải dung đến
một kênh logic dự phòng để chuyển để chuyển các thông tin để xử lý tắc nghẽn. Đó là kênh với mã nhận dạng DLCI (Data Link
Connection Identifier) số 1023. Các kênh với mã nhận dạng DLCI nhỏ hơn được dung để truyền dữ liệu người dùng.
Kênh ảo cố định PVC (Permanent Virtual Circuit):

1
Mỗi thiết bị đầu cuối mạng WAN phải có một địa chỉ gọi là DNA (Data Network Address) để các thiết bị đầu cuối khác
có thể gọi được. Đối với mỗi DNA ta có thể tạo nhiều kênh ảo bằng cách sử dụng các DLCI. Với mỗi cặp DNA, ta có thể tạo một
số kênh ảo cố định kết nối chúng và khi có các cuộc trao đổi thông tin giữa chúng mạng không cần phải xử lý các gói tin thiết lập
cuộc gọi.

Kênh ảo chuyển mạch (Switch Virtual Circuit):

Ngoài kênh ảo cố định, Frame-Relay còn có khả năng cung cấp kênh ảo chuyển mạch SVC. Ý nghĩa của nó là khi có nhu
cầu kết nối giữa hai thiết bị đầu cuối, thiết bị gọi sẽ gửi yêu cầu tới mạng bằng một gói tin Setup.
Mạng nhận gói tin này xem xét các tham số, nếu là hợp lệ thì gói tin sẽ được gửi tới thiết bị đầu cuối bị gọi. Nếu cuộc
gọi được chấp nhận thì đầu cuối bị gọi sẽ gửi lại đầu cuối gọi gói tin Connec. Đầu cuối gọi sau khi nhận được gói tin Connec do
thiết bị đầu cuối bị gọi gửi tới thông qua mạng nó sẽ gửi tiếp gói tin Connec Acknowledge tới mạng và được mạng xác định và
mạng gửi gói tin này tới thiết bị đầu cuối bị gọi. Sauk hi kết thúc giai đoạn thiết lập cuộc gọi, các đầu cuối sẽ chuyển sang giai
đoạn trao đổi thông tin cho nhau.
Kênh ảo nối đa điểm MVC (Muilticast Virtual Circuit):
Mạng Frame-relay có thể cung cấp khả năng phát và nhận số liệu giữa một đầu cuối với nhiều đầu cuối khác nhờ kỹ thuật
MVC. Hiện nay kỹ thuật này đang được áp dụng với loai kênh ảo PVC còn với SVC còn trong giai đoạn nghiên cứu phát triển.
Để thực hiện nhiệm vụ này, trong mạng Frame-relay có khả năng thiết lập chức năng tạo kênh đa điểm MS (multicast
service) qua đó tạo cho đầu cuối gốc mã nhận dạng đa điểm MDLCI để đầu cuối này làm việc một số các đầu cuối khác có DLCI
bình thường.
Nếu xét trên mô hình 7 lớp OSI thì Frame-relay chủ yếu làm việc ở lớp data-link do đó một số chức năng của tầng mạng
coi như được chuyển xuống tầng này. Hơn nữa, một số chức năng của tầng này cũng được loại bỏ bớt như các tham số điều khiển
luồng,ACK. nhằm giảm độ trễ trong mạng. Điều đó đưa đến khái niệm gọi là mạng không lỗi (Error Free Network) đó là điểm
khác nhau cơ bản giữa Frame-relay và X.25. Để phân biệt rõ ta xét khái niệm về kiểm tra lỗi.
Kiểm tra lỗi khi thực hiện truyền số liệu từ đầu cuối tới thông qua mạng truyền số liệu được chia làm hai loại : đầu cuối-
đầu cuối (end to end), điểm-điểm (point-to-point).
Kiểm tra point-to-point nghĩa là khi người dùng gửi một gói tin đến mạng, mạng sẽ thực hiện trao đổi để đảm bảo gói tin
đó là đúng và cũng đảm bảo gói tin đó được truyền tới đích. Kiểm tra loại end-to-end là phương pháp mà khi người dung gửi gói
tin đến mạng ,mạng sẽ cố gắng gửi gói tin đến đích nhưng trong quá trình chuyển tin có lỗi thì mạng không truyền lại mà bỏ qua
để cho thiết bị đầu cuối của khách hàng thực hiện chức năng truyền lại đó.
Như vậy việc thực hiện kiểm tra đầu cuối tới đầu cuối sẽ làm giảm độ trễ giữa các thiết bị chuyển mạch bên trong mạng
do không phải thực hiện việc truyền lại. Tuy nhiên ưu điểm này chỉ có hiệu quả khi chất lượng truyền dẫn bên trong mạng cao.
Nếu không việc thiết bị đầu cuối phải truyền lại nhiều lần sẽ dẫn tới việc chiếm dụng kênh truyền dẫn lâu hơn.
Công nghệ chuyển mạch gói X.25 hấp dẫn ở khả năng sử dụng chung cổng và đường truyền, do đó nó có khả năng sử
dụng trong tình huống bùng nổ là tình huống hay gặp trong mạng LAN và khi kết nối LAN-to-LAN. Tuy nhiên trong thực tế khả
năng này không có ý nghĩa lớn do thông luợng mạng X.25 thấp (thường bị giới hạn ở tốc độ 128kbps) và do độ trễ lớn do phải xử
lý nhiều thông tin trong mạng.
Ngược lại,công nghệ chuyển mạch kênh hay tách ghép kênh theo thời gian TDM (Time Division Multiplexer) có thông
lượng cao và độ trễ trong mạng rất thấp. Vì thực chất công nghệ này tạo ra các kênh trong suốt (Transparency Channel) tương ứng
với tầng vật lý trong mô hình 7 tầng OSI. Do không phải tính toán gì bên trong mạng nên hầu như không có trễ mềm mà chỉ có trễ
do khoảng cách và băng tần hạn chế. Tuy vậy công nghệ này tạo ra các kênh cố định về tốc độ nên không giải quyết được tình
huống bùng nổ lưu lượng do đó chỉ thích hợp với dịch vụ sử dụng băng tần cố định như thoại.
Kết hợp hai ưu điểm trên, Frame-relay có thông lượng cao với độ trễ thấp nhưng có khả năng sử dụng chung cổng và
đường truyền tạo ra mạng ảo. Ngoài ra nó còn sủ dụng một vài kỹ thuật nhằm hỗ trợ việc tổ chức dữ liệu khi truyền dẫn để sử
dụng trong tình huống bùng nổ lưu lượng.
Dưới đây là bảng so sánh công nghệ

Công nghệ Sử dụng khe thời Độ trễ Thông lượng STDM


gian cố định
X.25 Không Lớn Thấp Có
TDM Có Rất nhỏ Cao Không
Frame-relay Không Nhỏ Cao Có

STDM: Tách ghép kênh theo thời gian có thống kênh (Static Time Division Multiplexing)
Thông thường khi có nhu cầu xây dựng mạng truyền số liệu dùng riêng trong các công ty, cơ quan…Yêu cầu đặt ra sẽ
bao gồm.
 Dễ sử dụng
 Mạng lưới linh hoạt và độ sẵn sàng cao
 Có khả năng mở rộng và nâng cấp
 Giá thành hợp lý
Với những so sánh ở trên rõ ràng Frame-relay sẽ đáp ứng được phần lớn những yêu cầu ở trên. Nói cách khác dùng mạng
diện rộng với công nghệ Frame-relay để thiết kế mạng riêng chúng ta có một số ưu điểm sau.
 Thời gian thực hiện nhanh
 Khả năng sử dụng băng tần rộng:2Mbps-34Mbps

2
 Tận dụng tối đa hiệu suất của băng tần,khi khối lượng thông tin cần truyền lớn ta mới cần tới băng tần rộng còn
bình thường ta chỉ cần 64kbps-256kbps là đủ
 Cùng với giao diện vật lý tạo được nhiều kênh logic để dùng
 Tiết kiệm giá thành của thiết bị nối mạng diện rộng
Với xu thế phát triển công nghệ điện tử viễn thông và công nghệ thông tin hiện nay rỗ ràng công nghệ Frame-relay vẫn
đang phát huy được ưu thế của mình nhất là tạo dựng các mạng diện rộng riêng của các công ty ,doanh nghiệp,cơ quan…

FRAME-RELAY- CHUYỂN MẠCH KHUNG


I.Giới thiệu chung
1. Đặc điểm
Bước sang thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90,công nghệ thông tin có những bước tiến nhảy vọt đặc biệt là chế tạo và sử dụng
cáp quang vào mạng truyền dẫn tạo nên chất lượng thong tin rất cao.Sử dụng thủ tục hỏi đáp X25 để truyền đưa số liệu trên mạng
cáp quang ,câu trả lời hầu như lúc nào cũng nhận tôt nhận đủ.Vấn đề ở đây là có cần dùng thủ tục Hỏi và Đáp mất rất nhiều thời
gian của X25 để truyền đưa số liệu trên mạng cáp quang hay không ? Và thế là công nghệ Frame Relay ra đời .Frame relay có thể
chuyển các khung lớn tới 4096 byte trong khi đó gói tiêu chuẩn của X25 khuyến cáo dùng là 128 byte,không cần thời gian cho
việc hỏi đáp,phát hiện lỗi và sửa lỗi ở lớp 3 (No protocol at Netửok layer) nên Frame Relay có khả năng chuyển tải nhanh hơn
hang chục lần so với X25 ở cùng tốc độ. Frame Relay rất thích hợp cho truyền số liệu tốc độ cao và cho kết nối LAN to LAN và
cả cho âm thanh,nhưng diều kiên tiên quyết để sử dung công nghệ Frame relay là chất lượng mạng truyền dẫn phải cao .

2. Cấu hình chung mạng Frame Relay

FRAME-RELAY
FRAD FRND FRND FRAD
Computer
NETWORK Computer

UNI UNI

Cơ sở để taọ được mạng Frame relay là các thiết bị truy nhập mạng FRAD (Frame Relay Acces Device), các thiết bị
mạng FRND (Frame Relay Network Device), đường nối giữa các thiết bị và mạng trục Frame Relay. Hình vẽ 1.

Thiết bị FRAD có thể là cá LAN bridge,Lan Router v.v…, Thiết bị FRND có thể là các Tổng đài chuyển mạch khung
(Frame) hay tổng đài chuyển mạch tế bào (Cell Relay-chuyển tải tổng hợp các tế bào của các dịch vụ khác nhau như âm thanh,
truyền số liệu , video v.v…, mỗi tế bào có độ dài 53 byte, đây là phương thức của công nghệ ATM). Đường kết nối giữa các thiết
bị là giao diện chung cho FRAD và FRND, giao thức ngwoif dùng và mạng hay gọi F.R UNI (Frame Relay User Network
Interface). Mạng trục Frame Relay cũng tương tự như các mạng viễn thô
ng khác có nhiều tổng đài kết nối với nhau trên các mạng truyền dẫn,theo thủ tục riêng của mình. Trong OSI 7 lớp, lớp 3 - lớp
network, Frame Relay không dung thủ tục gì cả (Transparent).

3.Hoạt động
Người sử dụng gửi một Frame (khung ) đi với giao thức LAP-D hay LAP-F (Link Aces Protocol D hay F), chứa thong
tin về nơi đến và thông tin người sử dụng , hệ thống sẽ dung thong tin này để định tuyến trên mạng. Công nghẹ Frame Relay có
một ưu điểm đặc trưng rất lớn là cho phép người sử dụng dung tốc độ cao hơn mức họ đang ký trong một khoảng thời gian nhất
định, có nghĩa là Frame Relay không cố định đoọ rộng băng (Bandưith) cho từng cuộc gọi một mà phân phối banwith một cách
lịnh hoạt điều mà X25 và thuê kênh riêng không có.Ví dụ người sử dụng ký hợp đồng sử dụng với tốc độ 64 kb, khi họ chuyển đi
một lượng thông tin quá lớn, Frame Relay cho phép truyền chúng ở tốc độ cao hơn 64 kb.hiện tượng này được gọi là bùng nổ
-Busting.
Thực tế trên mạng lưói rộng lớn có rất nhiều rngười sủ dụng với số frame chuyển qua chuyển lại , hơn nữa Frame Relay
không sử dụng thủ tục sửa lỗi và điều hành thông lượng (Flow control) ở lớp 3 (Network layer ), nên các Frame có lỗi đều bị loại
bỏ thì vấn đề các frame đwocj chuyển đi đúng địâ chỉ , nguyên van, nhanh chóng và không bị thừa bị thiếu là không đơn giản. Để
đảm bảo được điều này Frame relay sử dụng một số nghi thức sau.
(1) DLCI (Data link connection identifier). Nhận dạng đường nối data.
Cũng như X25, trên một đường nối vật lý frame relay có thể có rất nhiều các đường nối ảo , mỗi một đối tác lien lạc
được pohân một đường nối ảo riền để tránh bị lẫn , được gọi tắt là DLCI
(2) CIR (committed information rate) -Tốc độ cam kết .
Đây là tốc độ khách hang đặt mua và mạng lưới phải cam kết thường xuyên đạt được tốc độ này.
(3) CBIR (Committied burst information rate)- Tốc độ cam kết khi bùng nổ thông tin.
Khi có lượng truyền quá lớn , mạng lưới vẫn cho phép khách hàng truyền quá tốc độ cam kết CIR tại tốc độ CBIR trong
một khoảng thời gian (Tc) rất ngắn vài ba giây một đợt, điều này tuỳ thuộc vào độ “nghẽn” của mạng cũng như CIR
(4) DE bit ( Discard Eligibility bit)- Bit đánh dấu Frame có khả năng bị loại bỏ.
Về lý mà nói nếu chuyển các Frame vượt qúa tốc độ cam kết , thì những Frame đó sẽ bị loại bỏ và bit DE được sử
dụng.Tuy nhiên có thể chuyển các frame đi với tốc độ lớn hơn CIR hay thậm chí hơn cả CBIR tuỳ thuộc vào trạng thái của mạng
Frame relay lúc đó có độ nghẽn ít hay nhiều (Thực chất của khả năng này là mượn dộ rộng băng “Bandwith” của những người sử

3
dụng khác khi họ chưa dung đến ). Nếu độ nghẽn của mạng càng nhiều (khi nhiều người cùng làm việc) thì khả năng rủi ro bị loại
bỏ của các Frame càng lớn. Khi Frame bị loại bỏ, thiết bị đầu cuối phải phát lại.
Do mạng Frame relay không có thủ tục điều hành thong lượng (Flơ control) nên độ nghẽn mạng sẽ không kiểm soát
đuợc, vì vậy công nghệ Frame relay sử dụng hai phương pháp sáu để giảm độ nghẽn và số frame bị loại bỏ.
(1) Sử dụng FECN ( Forward explicit congestion notification ):
Thông báo độ nghẽn cho phía thu và BECN (Backward Explicit Congestion Notification )
Thông báo độ nghẽn về phí phát .Thực chất của phương pháp này để giảm tốc độ phát khi mạng lưới có quá nhiều người
sử dụng cùng lúc.
Hình vẽ 2
Thông tin đi Thông tin đi
PHÁT THU
FRAME-
RELAY
NETWORK
A BECN FECN B

Giảm phát Bảo bên phát


xuống giảm xuống

Hình vẽ 2. Nguyên lý sử dụng FECN và BECN

(2) Sử dụng LMI ( Local Manegment Interface ): để thông báo trạng thái nghẽn mạng cho dác thiết bị đầu cuối
biết. LMI là chương trình điều khiển giám sát đoạn kết nối giữa FRAD và FRND.
Cấu trúc khung của Frame relay
1.Cấu trúc khung

F A I FCS F

Hình vẽ 3: Cấu truck hung của Frame relay

Cấu trúc khung của Frame Relay (Hình vẽ 3) hoàn toàn tương tự như X25 chỉ khác là khung này có trường địa chỉ A dài
hơn (2 byte) và không có trường lệnh C vì ở Frame relay không có thủ tục hỏi đáp.Tuy nhiên trên thực tế không có một cuộc nối
noà hoàn hảo tới mức tuyệt đối , thu phát không có một lỗi nhỏ , vì vậy vẫn phải cần tới truờng FCS để phân tích được các Frame
có lỗi cũng như theo dõi được số thứ tự của chúng.
Cấu trúc của một khung có các phần sau:
(1) 1 byte dành cho cờ F (flag) dẫn đầu.
(2) 2 byte địa chỉ A(address) đế biết khung chuyển tới đâu.
(3) Trường I ( Information) dành cho dữ liệu thong tin có nhiều byte.
(4) 2 byte cho việc kiển tra khung- FCS ( Frame Check Sequence) để phân tích và biết được các gói thiếu, đủ,
đúng, sai trên cơ sở đó trả lời cho phía phát biết.
(5) Và cuối cùng là 1 byte cờ F để kết thúc.
Như vậy cấu trúc khung của Frame Relay và gói X25 cơ bản giống nhau đều có cờ đi trước mở đường và kết thúc để bảo
vệ cho dữ liệu thông tin đi giữa.
2. Chi tiết của một khung (Hình vẽ 4)

Byte\bit 8 7 6 5 4 3 2 1
1 FLAG 1 byte cờ
2 DLCI ( 6 bit ) C/R EA
3 DLCI ( 4 bit ) FECN BECN DE EA 2 byte địa chỉ

Trường
thông tin
I
(độ dày thay
đổi)

FCS 2 byte
FCS FCS
FLAG 1 byte cờ

H.vẽ 4. Chi tiết cấu trúc khung Frame Relay

(1) Byte thứ nhất và byte cuối cùng: Flag - cờ luôn có giá trị 011111110.Thể hiện theo mã Hexal là 7E
(2) 2 byte tiếp dành cho địa chỉ .Trong đó:
a/ Byte thứ 2 bao gồm :
4
Bít 1-EA: Extended Address.Khi khách hang dung nhiều cần mở rộng thêm địa chỉ có nghĩa là tăng số DLCI thì dùng bit
mở rộng địa chỉ EA. Bình thường nhưu hình vẽ 4 giới thiệu đây thì giá trị EA của byte 2 là 0 và EA của byte 3 là 1. Nếu mở rộng
như hình vẽ 5 thì EA sẽ là 0, 0, 1.Theo thứ tự trên xuống.
Bít 2-C/R – Command/ respond. Bít này tương tư như thủ tục X25 dùng để hỏi và đáp, nhưng mạng Frame Relay không
dung mà chỉ dành cho các thiết bị đầu cuối (FRAD) sử dụng mỗi khi cần trao đổi thong tin cho nhau. Bit C/R do FRAD dặt giá trị
và được giữ nguyên khi truyền qua mạng.

FLAG
DLCI ( 6 bit ) C/R EA
DLCI ( 4 bit ) FECN BECN DE EA
DLCI EA

Hình vẽ 5.Trường hợp mở rộng 3 byte địa chỉ .

b/ Byte thứ 3.
Bit 1 - bit EA
Bit 2 - bit DE. Bít đánh dấu các Frame mà mạng lưới , thiết bị có quyền loại bỏ nó nếu như độ nghẽ của mạng cao. Mạng
lưới hoặc FRAD sẽ đặt bit DE=1 cho các frame phát đi với tốc độ cao hơn tốc độ khách hàng đăng ký (CIR) mà mạng phải cam
kết đảm bảo. Tuy nhiên các khung Frame này vẫn được chuyển đi bình thường tới người nhận nếu độ nghẽn mạng thấp, nhưng
nếu độ nghẽn mạng cao thì những Frame có DE=1 này sẽ bị loại bỏ trước tiên. Bình thường bit DE=0.(Hình vẽ 6)
TC
QU Á MỨC
DISCARD
CÓ TH Ể Đ ƯỢ C

BC

BE KH ÁC H H ÀN G
Đ Ă N G KÝ C IR

FRAME1 FRAME2 FRAME3 FRAME4


DE=0 DE=0 DE=1 DISCARD

Hình vẽ 6 : Minh hoạ cho bit DE

Bc: (Comitted Burst Size): Là số lượng dữ liệu dât tối đa mạng lưới chấp nhận truyền đi trong các khoảng thời gian Tc.
Tc: (Committed Rate Measurement Interval): Tc=Bc/CIR là khoảng thời gian mà FRAD cho phép gửi Bc và thậm chí cả
Be
Be (Exess Burst Size): là số lượng dữ liệu data tối đa mà mạng không đảm bảo truyền tôt nhưng vẫn truyền thử xem.
Bít 3- Bit BECN
Bit 4- Bit FECN
Hai bit này do mạng lưới đặt cho từng cuộc nối một (Từng DLCI) báo cho các FRAD biết để điều hành thong lượng .Khi
bị nghẽn các bit này được đặt =1 theo 4 trường hựop sau đây trên cơ sở của hình vẽ 2

Thứ tự Hướng đi FECN BECN Ghí chú


1 A đến B 0 0 Không nghẽn
B đến A 0 0 Không nghẽn
2 A đến B 1 0 Nghẽn
B đến A 0 1 Không nghẽn
3 A đến B 0 1 Không nghẽn
B đến A 1 0 Nghẽn
4 A đến B 1 1 Nghẽn
B đến A 1 1 Nghẽn

Bít 5 đến 8 –Dành cho DLCI

(3) Trường thông tin I


Trường thong tin của một Frame có thể thay đổi độ dài nhưung đều chứa hai loại thong tin chính đó là thong tin dữ liệu
của người dung (Application Data hay User Data) và thong tin về giao thứuc từng lớp sửi dụng PCI (Protocol Control
Information) để thong báo cho lớp tương ứng của bên nhận biết. (Hình vẽ 7)

Bit 8 7 6 5 4 3 2 1
FLAG 1 byte cờ
5
DLCI ( 6 bit ) C/R EA
DLCI ( 4 bit ) FECN BECN DE EA 2 byte địa chỉ

PCI PCI PCI


User data Lớp 3 Lớp 1
lớp 4

Trường
thông tin
(độ dày thay
đổi)

FCS 2 byte
FCS FCS
FLAG 1 byte cờ

Hình vẽ 7: Trường thông tin I trong cấu trúc khung

(4) Hai Byte kiểm tra khung - FCS ( Frame Check Sequence )
Hai byte 16 bit để kiểm tra khung (FCS) đi sát với trường thông tin phần user data thựuc chất là kết quả của kiểm tra độ
dư theo chu kỳ - CRC ( Cyclic Redundacy Check ).
CRC nói chung là một giá trị được tính toán theo một phương pháp riêng phụ thuộc vào tổng số byte của một khối dữ
liệu ( Block of data ), giá trị này sẽ được bên phát gửi sang bên phía thu, bên thu cũng đếm lại và so sánh với giá trị bên phát gửi
sang, nếu hai giá trị như nhau có nghĩa là dữ liệu truyền đi tốt, nếu khác nhau là có lỗi.
Đối với Frame Relay CRC kiểm tra từ bit thứ nhất của trường địa chỉ cho tới bit cuối cùng trường thông tin.
FCS được FRAD phát đếm và FRAD đầu thu đếm lại (Các FRND cũng đếm ) như hình vẽ 8. Phát hiễn FCS sai ở đâu thì Frame bị
huỷ tại đó.

Đếm FCS FCS FCS FCS

Hình vẽ 8: Kiểm tra lỗi các khung gửi đi bằng FCS

III. Frame Relay và mô hình OSI 7 lớp


Trong mẫu 7 lớp của OSI (Open Sýtem Intẻconnection) X25 Frame Relay có mặt ở 3 lớp duới .Hình vẽ 9.
Tương tự như DTE (Data Terminal Equipment) và DCE (Data Circuit Equipment) của X25, ở Frame Relay gọi FRAD
( Frame Relay access Device ) và FRND ( Frame Relay Network Device ).

1. Level 1. Lớp vật lý – physical layer.


Lớp 1 của Frame relay cũng định nghĩa giao diện vật lý, điện lý dung chung giữa FRAD và FRND, Frame relay dung ở
tốc độ cao nên vẫn hay dung giao diện V35.

2. Level 2. Lớp kết nối – Link layer.


Lớp này định nghĩa thể lệ và thủ tục kết nối lien lạc , được dung cho Frame relay cải tiến từ LAP-D do tiêu chuẩn Q922
định nghĩa và đựoc sử dụng nhiều hơn (Cấu trúc khung nêu ở trên theo LAP-F).
Lớp 2 của Frame Relay chia thành 2 lớp chức năng là Core Function và Upper Function, chức năng của lớp 2 cũng đảm
bảo thủ tục kết nối LAP-F.
Core function:Kiểm soát để các Frame không bị đúp hay mất , kiểm tra độ dài của một khung, phân tích lỗi truyền dẫn
qua FCS, điều khiển nghẽn qua FENC/BECN.
Upper function: Điều khiển DLCI ( Data LINk Connection Identification ) định nghĩa đường nối Logic giữa FRAD và
FRND.

6
L e ve7l L e ve7l

L e ve6l L e ve6l

L e ve5l L e ve5l
L e ve4l L e ve4l
N o pro to c ol
L e ve3l L e ve3l
L A P-F
L e ve2l L e ve 2l
L e ve1l L e ve 1l
X2 1,V3 5

Hình vẽ 9. .Frame relay trong OSI 7 lớp.

3. Level 3.Lớp mạng – Network layer.


Lớp 3 không có thủ tục gì vì vậy nó nhanh hơn nhiều so với X25 hay SNA.
Lớp mạng định nghĩa các khung dữ liệu chuyển dịch như thế nào giữa các hệ thống, đảm bảo định tuyến trong một mạng
hay giẫư các mạng với nahu.
Giao thức kết nối 2 mạng X25 là X75 còn giao thức kết nối giữa 2 mạng Frame relay là NNI-Network to Network
Interface (Hình vẽ 10)

Framerelay A FramerelayB

NNI

Hình vẽ 10: Giao thức kết nối hai mạng Frame Relay

IV. Tiến triển công nghệ tạo mạng diện rộng WAN

Dịch vụ Công Nghệ


Router X25 Frame Relay ATM
Truyền số liệu X X X X
Lan to Lan X X X X

Tiếng nói X X
Video X

Bảng 1: Các dịch vụ sử dụng trên các mạng WAN với các công nghệ khác nhau

Trên bảng 1 chúng ta có thể thấy rõ tiến triển của công nghệ mạng WAN và kèm theo là khả năng phát triển các dịch vụ
trên đó.Hiên tại X25,Frame relay và ATM là những mạng công cộng (mạng trục) mang tính kế thừa điển hình cho các mạngWAN
phát triển. Công nghệ Frame Relay hiện nay đang dung phổ biến là 2 Mb nên chưa đwocj sử dụng nhiều cho Voice, tuy nhiên
cũng đã có nhiều mạng Frame relay đã sử dụng tới 34 Mb (E3) và 45 MB (T3) để có thể kết hợp cả tiếng nói, ví dụ ở Hình vẽ 11.

TSL

LAN TRỤ SỞ FAX


` CHÍNH
PSTN
FRAD

` `

PABX

MẠNG FRAME -RELAY


CÔNG CỘNG

TSL FAX

FRAD
` `

LAN CHI
` ` NHÁNH

Hình vẽ 11: Các dịch vụ kết hợp của một công ty trên Frame relay
7
Mối quan hệ giữa 3 loại công nghệ X25, Frame Relay và Cell Relay (Cơ sở của ATM) rất chặt chẽ được phát triển mang
tính kế thừa cả về phần giao thứuc ,phần mêm và chế tạo phần cứng.Biểu đồ sau của tạp chí (Diễn đàn Frame Relay thế giới –
Frame Relay Forum ) minh hoạ cho sự tiến triển ấy. Hình vẽ 12.

Hình vẽ 12. Sự phát triển của các công nghệ

Đầu tiên Frame Relay là một phần của ISDN, do vậy nó dung giao thức LAP-D
Như đã nói ở trên , đồng thời Frame relay đwocj hình thành dựa trên giao thức X25. Cell Relay - chuyển tải Tế bào là cơ
sở cho dịch vụ B-ISDN (mạng đa dịch vụ băng rông) thực hiện trên công nghệ ATM –Asynchronous Transfer Mode.
Mục đích của ATM là gom và chuyển tải tất cả các loại hình dịch vụ nhưu số liệu, âm thanh, hình ảnh,video, truyền hình
cáp – CATV v.v…
Trên một đường kết nối tốc độ cao.ATM và Frame relay giống nahu ở một số điểm cơ bản sau.
Cả hai đều thiết kế để hoạt động trên đường truyền dẫn có chất lượng cao. Kết nối cuộc liên lạc theo kiểu chiếm giữ
kênh ( Connection oriented ),
trong thực tế còn kiểu kết nối không chiểm kênh (Connectionles oriented)
được thực hiện nhiều trên Internet.
Có thể chia sẻ độ rộng băng –Bandwith, thực chất là mượn Bandwith của người khác khi họ chưa dung đến.
Cả hai đều dung thủ tục ISDN Q.931/Q.933 khi thiết lập cuộc gọi.
Công nghệ ATM đã chứng tỏ được tính ưu việt của nó trong việc tích hợp được tất cả các loại hình dịch vụ, một mạng
trục lý tưởng kết nối các “Xa lộ thông tin”, do vậy tiến tới ATM là mục đích chung của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông
nhưng vẫn tận dụng được mọi khả năng của Frame Relay không những truyền số liệu mà cả các dịch vụ khác như Voice và Video
trên mạng ATM ( Tuy vậy hiện tại cũng đã có những tuyên bố rằng công nghệ chuyển mạch Phôtông - Photonic Switching
Technology có khả năng chuyển tải siêu cao tốc đến Gigabit hay Terabit trong tương lai gần sẽ đưa ATM vào phòng – ATM
Adaptation Layer ) đổi từ khung frame sang tế bào ATM cell và đổi trở lại tại phía thu.
Hình vẽ 13.

FRAME-RELAY

FRAME-
AAL
RELAY
ATM NETWORK

ROUTER

CELL- ATM
RELAY ROUTER

Hình vẽ 13: Con đường hoà nhập Frame relay và Cell relay

Từ cơ sở kế tục của giao thức mà dẫn đến các nhà cung cấp thiết bị Alcatel hoặc Nỏtel đã sản xuất cùng một tổng đài
truyền số liệu có thể chạy cả X25 và Frame relay, hoặc trên cùng một tổng đài chuyển mạch có thể chạy cả Frame relay lẫn ATM,
rất thuận tiến cho việc hoà nhập và kế thừa.

You might also like