You are on page 1of 4

Tên: Phan Hoàng Anh

Đề bài:
Tại sao lại nói: Chủ trương kháng chiến, kiến quốc của Đảng những năm
1945-1946 là tư tưởng chiến lược mới, giải quyết kịp thời những vấn đề quan trọng
về chỉ đạo chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam ?

Bài làm
Thời điểm năm 1945-1946 là sau khi nước ta vừa trải qua cách
mạng tháng 8, là sau ngày tuyên bố độc lập. Lịch sử Việt Nam bước sang
một trang mới với nhiều khó khăn, thách thức và thuận lợi.
Trước tiên là thuận lợi về quốc tế là sau cuộc Chiến tranh thế giới
lần thứ II, cục diện khu vực và thế giới có những sự thay đổi lớn có lợi
cho cách mạng Việt Nam. Liên Xô trở thành thành trì của chủ nghĩa xã
hội. Nhiều nước ở Đông Trung Âu, được sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên
Xô đã lựa chọn con đường phát triển theo chủ nghĩa xã hội. Phong trào
giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ
Latinh dâng cao. Tiếp theo là Thuận lợi ở trong nước là Việt Nam trở
thành quốc gia độc lập, tự do; nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ, bị
áp bức trở thành chủ nhân của chế độ dân chủ mới. Việc hình thành hệ
thống chính quyền cách mạng với bộ máy từ cấp Trung ương đến cơ sở
để phục vụ lợi ích của tổ quốc và nhân dân. Nhưng đi cùng với thuận lợi
là những khó khăn và thách thức vô cùng to lớn. Đầu tiên là trên phương
diện quốc tế, phe đế quốc chủ nghĩa nuôi dưỡng âm mưu mới “chia lại
hệ thống thuộc địa thế giới”, ra sức tấn công, đàn áp phong trào cách
mạng thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam. Việt Nam nằm trong
vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, bị bao vây cách biệt hoàn toàn với thế
giới bên ngoài. Chính vì đó cách mạng Việt Nam phải đương đầu với
nhiều bất lợi, khó khăn, thử thách hết sức to lớn và rất nghiêm trọng.
Hơn nữa khó khăn còn được xuất hiện ở trong nước đó là hệ thống chính
quyền cách mạng mới được thành lập còn rất non trẻ, thiếu thốn, yếu
kém về nhiều mặt. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản một
nền kinh tế xơ xác, tiêu điều, công nghiệp đình đốn, nông nghiệp bị
hoang hóa, 50% ruộng đất bị bỏ hoang; nền tài chính, ngân khố kiệt quệ,
kho bạc trống rỗng; các hủ tục lạc hậu, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội
chưa được khắc phục, 95% dân số thất học, mù chữ, nạn đói cuối năm
1944 đầu năm 1945 làm 2 triệu người dân chết đói. Và thách thức lớn
nhất, nghiêm trọng nhất lúc đó là âm mưu, hành động quay trở lại thống
trị Việt Nam một lần nữa của thực dân Pháp. Ngày 2-9-1945, quân Pháp
đã trắng trợn gây hấn, bắn vào cuộc mít tinh mừng độc lập của nhân dân
ta ở Sài Gòn-Chợ Lớn. Với những khó khăn đó đã đặt nền độc lập và
chính quyền cách mạng non trẻ của Việt Nam vào tình thế “ngàn cân treo
sợi tóc”, không chỉ cùng lúc đối phó với nạn đói, nạn dốt trong nước mà
còn xử lí với bọn thù trong, giặc ngoài. Chính phủ đã họp phiên đầu tiên
và chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định ngay nhiệm vụ lớn nhất trước mắt
là: diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm. Đó chính là một tư
tưởng chiến lược mới, nhìn xa trông rộng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Về
kẻ địch thì chính phủ đã phân tích chi tiết tình hình lúc đó và đã xác định
rõ: “kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập
trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”1; nêu rõ mục tiêu của cuộc cách
mạng Đông Dương lúc này vẫn là “dân tộc giải phóng” Và đề ra khẩu
hiệu có một ý nghĩa to lớn “ Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”, một
khẩu hiệu đọc lên đã thấy chủ trương của Đảng khi thành lập là đặt lợi
ích Tổ Quốc, nhân dân lên làm đầu. Sau khi xác định được giặc thù thì
chính phủ phải đẩy lùi các loại giặc đói, giặc dốt.
Chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói là một nhiệm vụ lớn, quan trọng,
cấp bách lúc bấy giờ. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập
trung chỉ đạo, động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào
lớn, các cuộc vận động, như: tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm với
khẩu hiệu tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa; lập hũ gạo tiết
kiệm, tổ chức Tuần lễ vàng, gây Quỹ độc lập, Quỹ đảm phụ quốc phòng,
Quỹ Nam Bộ kháng chiến v.v. Chính phủ bãi bỏ thuế thân và nhiều thứ
thuế vô lý của chế độ cũ, thực hiện chính sách giảm tô 25%. Ngay năm
đầu, sản xuất nông nghiệp có bước khởi sắc rõ rệt, việc sửa chữa đê điều
được khuyến khích, tổ chức khuyến nông, tịch thu ruộng đất của đế
quốc, Việt gian, đất hoang hoá chia cho nông dân nghèo. Tất cả những
nỗ lực đó đã khiến sản lượng lương thực được tăng lên rõ rệt, giúp một
phần dần dần đẩy được nạn giặc đói. Chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ
được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng, thể hiện tính ưu việt của
chế độ mới, góp phần tích cực xây dựng hệ thống chính quyền cách
mạng, phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Đảng và Hồ Chí Minh chủ
trương phát động phong trào “Bình dân học vụ”, toàn dân học chữ quốc
ngữ để từng bước xóa bỏ nạn dốt; vận động toàn dân xây dựng nếp sống
mới, đời sống văn hóa mới để đẩy lùi các tệ nạn, hủ tục, thói quen cũ, lạc
hậu cản trở tiến bộ. Các trường học từ cấp tiểu học trở lên lần lượt khai
giảng năm học mới; thành lập Trường Đại học Văn khoa Hà Nội. Đến
cuối năm 1946, cả nước đã có hơn 2,5 triệu người dân biết đọc, biết viết
chữ Quốc ngữ. Sau những nỗ lực đó, đời sống tinh thần của một số bộ
phận nhân dân được cải thiện rõ rệt, sự tin tưởng vào chế độ mới của
chính quyền ngày càng tăng cao và quyết tâm bảo vệ chính quyền cách
mạng.
Nhiệm vụ tiếp theo trong chiến lược là khẩn trương xây dựng, củng
cố chính quyền cách mạng. Để khẳng định địa vị pháp lý của Nhà nước
Việt Nam, Đảng và Hồ Chí Minh đã chủ trương sớm tổ chức một cuộc
bầu cử toàn quốc theo hình thức phổ thông đầu phiếu để bầu ra Quốc hội
và thành lập Chính phủ chính thức. Bầu cử thành công đã bầu ra 333 đại
biểu Quốc hội đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Quốc hội khóa I đã họp phiên đầu tiên tại Nhà hát lớn Hà Nội vào ngày
2-3-1946 và lập ra Chính phủ chính thức, gồm 10 bộ và kiện toàn nhân
sự bộ máy Chính phủ do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Quốc hội đã nhất trí
bầu Ban Thường trực Quốc hội do cụ Nguyễn Văn Tố làm Chủ tịch.
Cuối cùng là tổ chức cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở
Nam Bộ, đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ. Sau vụ khiêu
khích trăng trợn của thực dân Pháp vào ngày 2-9-1945 ở Sài Gòn, cuộc
kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Nam Bộ bắt đầu. Nhân dân
các tỉnh Nam Bộ đã nêu cao tinh thần chiến đấu “thà chết tự do còn hơn
sống nô lệ” nhất loạt đứng lên dùng các loại vũ khí thô sơ, tự tạo, gậy
tầm vông, giáo mác chống trả hành động xâm lược của thực dân Pháp,
kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự do và chính quyền cách mạng. Tổ chức
công tác diệt ác, trừ gian, phát động chiến tranh nhân dân trong lòng
thành phố, đốt phá kho tàng, chặn đánh các đoàn xe vận tải của địch,
củng cố, xây dựng căn cứ địa. Nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn đi tiên phong
ngăn cản bước tiến, kìm hãm, bao vây địch trong thành phố bằng các
chiến lũy chướng ngại vật, ổ chiến đấu trên đường phố chính, phá hủy
các cơ sở hạ tầng điện, nước; lùng bắt, trừng trị bọn Việt gian tay sai của
Pháp. Với những chiến lược hợp lí, nhìn xa trông rộng của chính phủ ta
đã dẫn đến chiến thắng và đập tan hoàn toàn mưu đồ thâm độc lật độ
chính quyền cách mạng của bọn tay sai phản động câu kết với thực dân
Pháp, giữ vững chính quyền cách mạng.
Những chủ trương, biện pháp, sách lược và đối sách đúng đắn của
Đảng, tinh thần quyết đoán, sáng tạo của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoài, thù trong những năm đầu
chính quyền cách mạng non trẻ đã đem lại thắng lợi có ý nghĩa hết sức
quan trọng: ngăn chặn bước tiến của đội quân xâm lược Pháp ở Nam Bộ,
vạch trần và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các kẻ
thù; củng cố, giữ vững và bảo vệ bộ máy chính quyền cách mạng từ
Trung ương đến cơ sở và những thành quả của cuộc Cách mạng tháng
Tám; tạo thêm thời gian hòa bình, hòa hoãn, tranh thủ xây dựng thực lực,
chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc kháng chiến lâu dài. Chính phủ ta đã nỗ lực
đẩy lùi mọi khó khăn từ giặc dốt, giặc đói cho đến giặc thù với chiến
lược, sách lược và tầm nhìn hiệu quả. Và thành công to lớn đã đến với
chính quyền mới được thành lập còn non trẻ. Đó là một thành công thật
đáng tự hào của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1945-1946.

You might also like