You are on page 1of 20

Đề Cương Địa Chất Công Trình

Mục lớp
Chương I: Đất đá............................................................................................................................. 2
1. Khái niệm về khoáng vật ..................................................................................................... 2
2. Phân biệt 3 loại đất đá tạo nên vỏ trái đất: ........................................................................... 4
a) Điều kiện thành tạo .......................................................................................................... 4
b) Phân loại: .......................................................................................................................... 4
c) Thuộc tính trong xây dựng ............................................................................................... 5
3. Phân loại đất đá theo quan điểm của Địa Chất Công Trình ................................................. 6
4. Thũy tính của đất đá:............................................................................................................ 7
Chương II: Các hiện tượng địa chất. ............................................................................................... 8
1) Kiến tạo: .................................................................................................................................. 8
2) Động đất: ................................................................................................................................. 9
3) Trượt lở ................................................................................................................................... 9
4) Karst ...................................................................................................................................... 10
5) Phong hóa.............................................................................................................................. 11
Chương 3: Nước dưới đất ............................................................................................................. 13
1) Các tầng chứa nước cơ bản: .................................................................................................. 13
2) Động thái nước dười đất: ...................................................................................................... 14
Chương 5: Khảo sát địa chất công trình ....................................................................................... 16
1) Nội dung các điều kiện địa chất công trình........................................................................... 16
2) Báo cáo địa chất công trình ................................................................................................... 17
3) Phương pháp khoan và lấy mẫu đất đá ................................................................................. 17
4) Thí nghiệm hiện trường SPT ................................................................................................ 18

kB Page 1
Đề Cương Địa Chất Công Trình

NỘI DUNG ÔN TẬP ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH


____________________

Chương I: Đất đá.

1. Khái niệm về khoáng vật


Khoáng vật là một hợp chất hóa học hay một nguyên tố tự sinh (Hg, Au, CaCO,
SiO …) có cùng thành phần và các tính chất lý – hóa, được hình thành do các quá trình
hóa lý khác nhau diễn ra trong vỏ trái đất hay ngay cả trên mặt đất.
Trong tự nhiên khoáng vật có thề tồn tại ở 3 thể:
- Thể rắn: trạng thái kết tinh chiếm đại đa số (thạch anh, fenpat, mica …).
- Thể lỏng: chủ yếu là nước.
- Thể khí (CO2, H2S, …).
c) Tính chất vật lý của khoáng vật
 Dạng tinh thể khoáng vật
Trong tự nhiên các khoáng vật thường có hình dạng đều đặn được giới hạn bởi các mặt tự
nhiên. Các tinh thể có thể chia thành 3 dạng chính sau:
- Dạng phát triển theo một phương: tinh thể có dạng hình cột, hình que, hình sợi
tóc… (thạch anh, tuamalin …).
- Dạng phát triển theo hai phương: tinh thể có dạng hình tấm vẩy, lá.
- Dạng phát triển theo ba phương: tinh thể có dạng hình hạt, tròn, vuông… (halit,
pirit…)
 Độ cứng của khoáng vật
- Độ cứng là khả năng chống lại tác dụng cơ học như khắc rạch hay mài mòn lên bề
mặt khoáng vật. Độ cứng phụ thuộc vào kiến trúc và sự liên kết của các phần tử trong
khoáng vật.
 Tỷ trọng
- Tỷ trọng là tỷ số giữa trọng lượng khoáng vật và trọng lượng thể tích nước tương
đương.
- Khoáng vật tạo đá có tỷ trọng từ 2,5 đến 3,5.
Dựa theo tỷ trọng, khoáng vật chia ra làm 3 nhóm sau:
- Nhẹ : < 2,5 g/cm3
- Trung bình : 2,5?4 g/cm3
- Nặng : > 4 g/cm3

kB Page 2
Đề Cương Địa Chất Công Trình

Tỷ trọng phụ thuộc vào thành phần hóa học và cấu trúc tinh thể. Khoáng vật có
các nguyên tố nặng và sắp xếp chặt sẽ có tỉ trọng lớn.
 Tính cát khai và vết vỡ
Tính cát khai là tính dễ bị tách ra của khoáng vật theo các mặt tự nhiên, tính cát
khai chỉ có ở vật chất kết tinh mà thôi. Đá chứa khoáng vật có tính các khai thì giòn và
cường độ kém.
Dựa vào tính cát khai, người ta chia khoáng vật ra 4 mức độ như sau:
- Cát khai rất hoàn toàn: tinh thể dễ dàng tách thành những lát rất mỏng
- Cát khai hoàn toàn: dùng búa đập nhẹ tinh thể dễ dàng vỡ thành các mặt tương đối
phẳng.
- Cát khai trung bình: khi vỡ mặt cát khai không đều, vừa thấy vết vỡ vừa thấy mặt
cát khai.
- Cát khai không hoàn toàn: khó thấy mặt tách, mà thường là các vết vỡ không theo
quy tắc, còn gọi là tính không tách của khoáng vật.
 Màu khoáng vật – màu vết vạch
Màu khoáng vật được quyết định bởi thành phần hóa học và các tạp chất. Chẳng
hạn, khoáng vật chứa nhiều Fe, Mg thì thường có màu sẫm như mica…và chịu ảnh hưởng
bởi điều kiện ánh sáng, trạng thái bề mặt khoáng vật.
Màu vết vạch là màu khi vạch khoáng vật lên mảnh nhám sứ trắng. Màu vết vạch
chính là màu của bột khoáng vật, nó ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện ánh sáng nên thường là
dấu hiệu đáng tin cậy để nhận biết khoáng vật, đặc biệt khoáng vật có ánh kim.
 Độ trong suốt của khoáng vật
Độ trong suốt của khoáng vật là khả năng cho ánh sáng xuyên qua khoáng vật. Độ
trong suốt khoáng vật phụ thuộc vào cấu trúc tinh thể của khoáng vật và các tạp chất chứa
trong nó.
Dựa vào mức độ trong suốt của khoáng vật, người ta chia khoáng vật ra 3 loại:
- Trong suốt: thạch anh, thủy tinh…
- Nửa trong suốt : thạch cao …
- Không trong suốt : pirit, manhetit…
 Ánh của khoáng vật
Ánh của khoáng vật là độ phản chiếu tia sáng trên các mặt khoáng vật (một phần
hấp thụ, một phần phản xạ), không phụ thuộc vào màu mà phụ thuộc vào chiết suất và
đặc trưng bề mặt của nó.
Dựa vào ánh của khoáng vật, người ta chia khoáng vật thành 5 nhóm sau:
- Ánh thủy tinh: có ánh giống như thủy tinh như thạch anh, canxit…
- Ánh tơ: các khoáng vật có kiến trúc sợ như Amian, Atbet…
- Ánh mờ: các khoáng có nhiều lỗ hổng như kaolin, tan …
- Ánh xà cừ: các khoáng có kiến trúc phân lớp như muscovit, thạch cao dạng tấm…
kB Page 3
Đề Cương Địa Chất Công Trình

- Anh kim loại: có ánh giống kim loại như pirit, galen…
2. Phân biệt 3 loại đất đá tạo nên vỏ trái đất:
a) Điều kiện thành tạo

- Đá macma được thành tạo do kết quả nguội lạnh của chất macma nóng chảy dưới
lòng đất. Đất đá trầm tích được thành tạo do kết quả tích tụ và gắn kết của các trầm tích
vụn rời.
- Các đá lộ ra trên mặt đất chịu tác dụng của nhiều yếu tố như sinh vật, khí tượng…
bị phá hủy và tạo thành những vụn, hạt hay những chất hòa tan trong nước. Các sản
phẩm này được gió, nước chuyển đi và tích tụ lại trên bề mặt lục địa, lòng sông, biển,
đại dương tạo thành trầm tích vụn rời. Trầm tích vụn rời trải qua một thời kỳ nén chặt
và gắn kết sẽ tạo thành đá trầm tích.
- Đá biến chất được thành tạo từ đá macma và đá trầm tích dưới tác dụng của nhiệt
độ cao, áp suất lớn, hay do các phản ứng hóa học với macma,… bị biến đổi mãnh liệt
về thành phần và tính chất thành tạo.
b) Phân loại:
 Đá Macma:
 Theo điều kiện thành tao, chia thành 2 loại:
- Đá Macma xâm nhập: Thành tạo trong điều kiện áp suất lớn, khối macma nguội
dần và đọng lại một cách từ từ, đều đặn.
- Đá Macma phun trào: Thành tạo do macma theo kẻ nứt tràn lên mặt đất, nguội đi
trong điều kiện áp suất, nhiệt độ nhỏ, macma sẽ nguội đi một cách nhanh chóng.
 Tùy theo hàm lượng SiO, chia ra 4 loại sau:
- Đá macma axit : SiO2 > 65%, sáng màu
- Đá macma trung tính : 52% < SiO2 < 65%, xám xanh
- Đá macma bazơ : 40% < SiO2 < 52%, sẫm màu – đen
- Đá macma siêu bazơ : SiO2 < 40%, xanh sẫm – đen
 Đá trầm tích:
Theo nguồn gốc thành tạo, phân thành 2 nhóm chính:
- Trầm tích cơ học: được thành tạo do các quá trình phá hủy cơ học tác dụng lên đá
có trước đó. Đá trầm tích cơ học rất phổ biến, chiếm gần 50% tổng số đá trầm tích.
- Trầm tích sinh hóa: được thành tạo từ sự kết tủa các muối của các dung dịch hay
sự ngưng keo với sự tham gia của các sinh vật như: đá diatomit, đá vôi, đá phấn, thạch
nhủ, đá vôi trứng cá, đá vôi chứa sét … Đá trầm tích sinh hóa thường dễ bị hòa tan, độ
bền cơ học cao.
 Đá biền chất
Theo điều kiện thành tạo đá biến chất được chia ra 3 loại sau:

kB Page 4
Đề Cương Địa Chất Công Trình

- Đá biến chất tiếp xúc: được thành tạo từ đá trầm tích chủ yếu dưới tác dụng của
nhiệt độ cao khi tiếp xuc với macma nóng chảy
- Đá biến chất khu vực: xuất hiện do sự tác dụng kết hợp giữa áp suất lớn, nhiệt độ
cao và các phản ứng hoá học lên đất đá trên những vùng rộng lớn, trong các lớp đất đá
nằm sâu dưới mặt đất, có tính chất phân phiến.
- Đá biến chất động lực: được thành tạo dưới tác dụng của áp lực lớn trong các quá
trình thành tạo núi.
c) Thuộc tính trong xây dựng
 Đá Macma:
-Các đá macma xâm nhập thường rất thích hợp với hầu hết các loại công trình xây
dựng. Hệ các tinh thể khoáng vật cài móc nhau làm cho đá có độ bền lớn và nước hầu
như không thể di chuyển qua nó. Các đá này thích hợp làm nền chống đỡ móng công
trình dân dụng và công nghiệp hay đê đập, các hồ chứa, đảm bảo ổn định cho các hố vách
sâu và ít phải chống đỡ khi xây dựng đường hầm xuyên qua nó.
-Các đá macma phun trào có tính xây dựng kém hơn. Các loại đá phun trào có chứa
vật liệu vụn núi lửa và trầm tích dòng bùn nên yếu hơn dòng dung nham giữa các lớp.
Các đá này dễ nhạy cảm với sự phá hoại mái dốc ở hố móng, sức chống đỡ nền móng
cũng yếu hơn, khả năng chứa nước thấp hơn, không thích hợp xây dựng các hồ chứa
nước hay đường hầm ở vùng này.
-Đá macma thường bị các khe nứt, phong hóa, biến đổi chất làm ảnh hưởng rất lớn
đến khả chịu. Vì vậy khi chọn đá macma làm nền cho công trình hay đánh giá tính thấm
nước, chứa nước, ngoài tài liệu về tính chất chung của đá chúng ta cần phải có tài liệu về
trạng thái và các đặc điểm của chúng trong từng vùng điều kiện tự nhiên cụ thể.
 Đá trầm tích:
Khi xây dựng trên các đá trầm tích chúng ta cần lưu ý:
- Tính chất gắn kết trong trầm tích cơ học.
- Cần chú ý đặc biệt hơn đến các loại đá trầm tích hóa học vì chúng có tính chất rất
không đồng nhất và hiện tượng karst rất nguy hiểm cho công trình về lâu dài.
- Trầm tích hữu cơ có độ rỗng, độ lún lớn và có nhiều đá trầm tích bị tan trong
nước.
- Tính hòa tan của các đá như thạch cao rất nguy hiểm khi xây dựng các công trình
thủy công và các nhà máy hóa học vì nước thải của nhà máy chứa các axit.
- Chú ý đến sự phát triển của các hang động (hiện tượng Karst)
 Đá biền chất:
-Độ bền của đá biến chất nhìn chung vượt qua yêu cầu của công trình dân dụng và
công nghiệp. Tuy nhiên, khi đá biến chất lộ lên mặt đất thì thường bị phong hóa và phá
hủy. Vì vậy, khi đánh giá tính cơ học của đá biến chất cần phải chú ý đến trạng thái của
đá như khe nứt, sự biến đổi của khoáng vật trong đá, cũng như tính phân phiến của
chúng vì chúng gây nên dị hướng về cơ học của đá.
-Tính chất xếp lớp – phân phiến rất quan trọng. Nếu công trình có tải trọng không
lớn lắm, mức độ phân phiến của đá coi như không ảnh hưởng lớn. Nhưng đối với công
kB Page 5
Đề Cương Địa Chất Công Trình

trình ngầm, công trình thủy công thì tính phân phiến có ý nghĩa rất lớn. Khi xây dựng ở
đây, công tác đào hố móng được giảm nhẹ, nhưng tính dễ bị tách sẽ làm ảnh hưởng lớn
đến công trình.

3. Phân loại đất đá theo quan điểm của Địa Chất Công Trình
Để phục vụ cho các ngành xây dựng, đất đá theo quan điểm của Địa chất công
trình được chia ra 5 loại chính sau:
 Đá cứng là loại đá hoàn chỉnh nhất trong xây dựng. Nó bao gồm đại bộ phận đá
macma, đá biến chất, đá trầm tích hóa học và trầm tích cơ học. Có cường độ ổn định cao,
biến dạng nhỏ, thấm nước yếu. Vùng phân bố đá này rất thuận lợi để xây dựng bất kỳ các
loại công trình nào và thường không phải dùng các biện pháp phức tạp để đảm bảo sự ổn
định của nó.

 Đá nửa cứng: bao gồm các loại đá cứng đã bị phong hóa nứt nẻ mạnh, các đá trầm
tích có cường độ gắn kết thấp. Loại này khác đá cứng là cường độ và tính ổn định kém
hơn, biến dạng tương đối cao, thấm nước tương đối lớn. Vùng phân bố đá nửa cứng trong
nhiều trường hợp thuận tiện để xây dựng các loại công trình khác nhau, nhưng cần có
điều kiện giới hạn nhất định và cần các biện pháp công trình phức tạp để xử lý.

 Đất xốp rời: như cát, sỏi, cuội là các hạt cứng chắc, ổn định và có cường độ cao.
Tuy nhiên, mối liên kết giữa các hạt hầu như không có, độ rỗng lớn, dễ bị thay đổi do tác
dụng cơ học bên ngoài (đặc biệt là tải trọng động). Ngậm nước ít và thấm nước mạnh.
Các tính chất quan trọng của đất xốp rời là: độ chặt, độ rỗng, độ ẩm. Các tính chất này
phụ thuộc vào thành phần hạt và khoáng vật, cũng như hình dạng và mức độ sắp xếp chặt
sít của chúng.

 Đất mềm dính: bao gồm các loại đất sét, đất sét pha cát, cát pha. Thành phần
khoáng vật khá phức tạp. Đa số có cường độ thấp, không ổn định. Mối liên hệ giữa các
hạt chủ yếu là liên kết keo nước. Loại này có cường độ thấp, thấm nước kém hoặc không
thấm nước, ép co mạnh. Các tính chất quan trọng của đất loại sét là: độ rỗng, độ ẩm, độ
sệt và các pha cấu thành. Bằng các thông số vật lý này có thể phân tích cụ thể về bản chất
địa kỹ thuật của đất, về độ bền, tính biến dạng,…
 Đất có thành phần trạng thái và tính chất đặc biệt: nhìn chung đó là các loại đất đá
không thuận lợi cho việc sử dụng làm nền công trình, chẳng hạn như: đất muối hóa, đất
than bùn, đất có tính lún ướt,… Thành phần khoáng vật rất phức tạp, thường không ổn
định. Hàm lượng muối khoáng, chất hữu cơ tương đối lớn. Lượng ngậm nước cao, độ
rỗng rất lớn. Đất dễ bị chảy loãng dưới tác dụng cơ học. Cường độ chịu lực thấp. Việc
xây dựng trên đất xốp rời và mềm dính cần có điều kiện hạn chế và thường phải xử lý
bằng các biện pháp kỹ thuật. Người ta thường tránh xây dựng ở vùng phân bố đất đá có

kB Page 6
Đề Cương Địa Chất Công Trình

thành phần, trạng thái và tính chất đặc biệt. Nếu xây dựng công trình trên những nền đất
này, cần phải có những biện pháp xử lý thích hợp.

4. Thũy tính của đất đá:


a. Tính ổn định đối với nước: là đặc trưng về tốc độ và tính chất tan rã của đất đồi
với môi trường nước, chủ yếu là đối với đất sét, làm mất tính dính, biến đổi độ sệt,
tan rã và phân hủy thành cục hoặc khối.
Tùy theo mức độ ổn định, người ta phân đất thành 3 loại:
- Đất không ổn định: tan rã nhanh, bị nén chặt và biến dạng khi ẩm (không cần tăng
lực ngoài).
- Đất kém ổn định hoặc ổn định vừa: tan rã trong 1 – 2 giờ hặc những ngày đầu.
- Đất ổn định: hàng chục ngày, hàng tháng vẫn không có dấu hiệu phá hoại đáng kể.
Một số loại đất sét có tính trương nở và co ngót.
- Tính trương nở: tăng thể tích khi độ ẩm tăng.
- Tính co ngót: giảm thể tích khi độ ẩm giảm.
b) Tính chứa ẩm
Tính chứa ẩm là khả năng thu vào và giữ lại một lượng nước xác định.
Đặc tính chứa ẩm của các loại đất:
- Sét, sét pha cát: chứa ẩm.
- Cát pha sét, cát nhỏ, cát mịn, và bụi: chứa ẩm vừa.
- Cát vừa, cát to, sỏi, dăm: không chứa ẩm.
c) Tính thải nước (tính cho nước)
Tính cho nước là tính chất của đất bão hòa nước phóng thích nước bằng cách thấm
tự do dưới tác dụng của trọng lực. Chủ yếu đối với đất loại cát.
d) Tính mao dẫn
Tính mao dẫn là tính chất gây ra do các lỗ, khe mao dẫn có trong đất đá khi đất đá
tiếp xúc với nước. Dưới tác dụng của lực mao dẫn, nước có thể dâng lên trong đất đá theo
các khe lỗ mao dẫn đến những độ cao mao dẫn nhất định, tạo nên bên trên tầng chứa
nước một đới ẩm ướt hoặc bão hòa khá cao.
e) Tính thấm nước
Tính thấm nước là khả năng để nước thấm qua đất đá do các lỗ rỗng, các khe nứt
có trong chúng. Đặc trưng cho tính thấm nước là hệ số thấm K. Tính thấm nước phụ
thuộc:
- Kích thước lỗ rỗng.
- Chiều cao (áp lực) cột nước.
kB Page 7
Đề Cương Địa Chất Công Trình

Chương II: Các hiện tượng địa chất.

1) Kiến tạo:
a. Khái niệm

Cùng với quá trình trầm tích, vỏ trái đất không ngừng hoạt động biến đổi: lún
chìm, nâng lên, uốn nếp, đứt gãy… hình thành nên bề mặt vỏ trái đất có các cấu trúc địa
chất khác nhau. Các hoạt động đó gọi là chuyển động kiến tạo.
b. Phân loại: có 3 loại chính.
- Chuyển động nâng lên hạ xuống (thăng trầm): xảy ra trên phạm vi rộng lớn, làm
thay đổi vị trí của lục địa và đại dương, hiện tượng biển tiến, biển lùi
- Chuyển động uốn nếp (ngang): lực tác dụng có tốc độ nhỏ và lâu dài sẽ bị uốn
thành những nếp uốn mà không làm mất đi tính liên tục.
- Chuyển động đứt gẫy (ngang): lực tác dụng vượt quá độ bền của đất đá, làm mất
tính liên tục.
c. Ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo đến xây dựng công trình

 Nhìn chung, các dạng biến vị kiến tạo đều làm cho đất đá giảm cường độ, tăng
tính thấm, giảm tính đồng nhất.
 Khi xây dựng đòi hỏi các biện pháp xử lý phức tạp và tốn kém. Xây dựng ở đây
cần lưu ý đến hiện tượng lún không đều, hiện tượng mất nước, không ổn định nền
và mái dốc.
 Khi nghiên cứu đá ở đây cần lưu ý đến:
- Thế nằm của đá.
- Qui mô và đặc tính khe nứt.
- Loại đứt gãy, qui mô và hướng phát triển.
- Các chuyển động thăng trầm đang diễn ra.
Chẳng hạn, khi xây dựng công trình trên các lớp đá:
- Xây dựng đập trọng lực trền nền đá xiên: trường hợp 2 (tham khảo hình trong file
bài giảng) dưới tác dụng của tải trọng công trình và áp lực nước, dễ gây ra hiện tượng
trượt của các lớp đá ở nền.
- Nền công trình đặt trên nhiều tầng đá khác nhau: có khả năng dẫn đến công trình
bị lún không đều.
- Khi xẻ núi xây dựng đường: nên xẻ núi theo tuyến I (tham khảo hình trong file bài
giảng), khi đó tránh được hiện tượng trượt của các lớp đá nghiêng.

kB Page 8
Đề Cương Địa Chất Công Trình

2) Động đất:
a. Khái niệm

Hiện tượng địa chấn biểu hiện dưới hình thức dao động đàn hồi của vỏ trái đất và
khi cường độ đủ mạnh thì kèm theo sự phá hoại đất đá cũng như các biến dạng tàn dư
khác. Động đất là biểu hiện rõ nhất của hiện tượng địa chấn. Động đất chỉ xuất hiện đột
nhiên và dữ dội trong khoảng vài giây đến vài phút. Những trận động đất lớn gây thiệt hại
lớn về người và của, đặc biệt đối với các công trình xây dựng.
b. Phân loại: Có 3 loại động đất:
- Động đất do sập lún: do sập hang hốc ngầm tạo nên. Động đất này thường xảy ra
ở gần mặt đất, nơi có các loại đá hòa tan (thạch cao, đá vôi…). Động đất này chỉ mang
tính cục bộ khu vực do có cường độ tương đối nhỏ.
- Động đất do núi lửa: do nén ép khí núi lửa tạo nên. Động đất có thể xảy ra trước
khi dung nham trào lên hoặc khi đang phun trào. Động đất loại này không nhiều và
phạm vi ảnh hưởng không lớn.
- Động đất do hoạt động kiến tạo: đây là loại động đất rất phổ biến, có cường độ
mạnh và phạm vi ảnh hưởng lớn nhất. Các trận động đất lớn trên thế giới thường thuộc
dạng này.
c. Cách phòng chống:

Các công trình xây dựng trong những khu vực có động đất cần chú ý những điều
sau:
- Vị trí xây dựng: phải bằng phẳng, ít bị chia cắt, cấu tạo địa chất đơn giản như đất
đá nằm ngang đồng nhất, mực nước ngầm ở sâu (>3m). Tránh xây dựng công trình ở
vùng có địa hình phân cắt mạnh như bờ sông, khe hẻm; vùng gần đứt gãy kiến tạo,
vùng đất đá dễ trượt lở. Móng công trình nên đặt sâu và trên đá gốc.
- Vật liệu xây dựng: nhẹ, đàn hồi, có tần số dao động riêng khác với tần số dao động
của động đất.
- Kết cấu công trình: chắc chắn, đối xứng và có trọng tâm công trình thấp. Công
trình khung gỗ, nhỏ thường là an toàn khi được neo chặt vào móng. Nhà nhiều tầng bê
tông cốt thép hoặc khung thép thì ít nguy hiểm hơn. Yếu kém nhất là những ngôi nhà
xây bằng gạch không có cốt gia cố

3) Trượt lở
a. khái niệm: là sự chuyển dời đất đá ở sườn dốc từ trên xuống phía dưới do tác
động của trọng lực bản thân khối trượt, tải trọng ngoài, nước dưới đất. Trượt thường xảy
ra ở các sườn dốc vùng đồi núi, thung lũng sông, mương xói, bờ biển, các hố

kB Page 9
Đề Cương Địa Chất Công Trình

móng…Nguyên nhân gồm: cắt xén sườn dốc, xói lỡ chân dốc, phong hóa, nứt nẻ, nổ mìn,
xây công trình, áp lực thủy động, chuyển động của tàu hỏa,…

b. Phân loại gồm trượt phân lớp, trượt cắt lớp, trượt khối, trượt vỏ phong hóa
 Phòng trượt
- Tránh đào cắt dưới chân sườn dốc.
- Tránh xây dựng công trình trên sườn dốc mà không tính toán ổn định trượt.
- Tránh phá hoại cây, thảm thực vật trên các sườn dốc.
- Điều chỉnh dòng nước mặt, tránh để nước chảy tràn lan trên sườn dốc.
- Tránh nổ mìn gần sườn dốc kém ổn định.
 Chống trượt
- Bạt mái dốc: như làm bậc thang, giảm độ dốc.
- Thoát nước dưới đất.
- Xây tường chắn sóng, tường hướng dòng chảy để tránh xâm thực chân dốc.
- Xây tường chắn, cọc, bệ phản áp.
- Tăng sức chống trượt của đất đá bằng phương pháp xi măng hóa, sét hóa, điện hóa

4) Karst
a. Khái niệm: là hiện tượng nước mặt và nước dưới đất hòa tan và cuốn trôi đất đá
dễ hòa tan như: đá vôi, đá phấn, thạch cao, muối mỏ… tạo thành các khe rãnh, hang hốc
trong tầng đất đá.

Karst hình thành và phát triển trong các điều kiện sau: đất đá phải dễ hòa tan (muối mỏ)
và có tính thấm mạnh ( chứ CO2 và các acid), nước dưới đất luôn vận động và có khả
năng hòa tan tốt.
b. Phân loại: Tùy theo mức độ chuyển động của nước mà chia ra 4 đới Karst:
- Đới I – Đới thông khí: ở đới này nước chủ yếu chuyển động thẳng đứng, tạo nên
các mương karst ngắn, rãnh, phiễu …
- Đới II – Đới có mực nước dao động theo mùa, tạo các hang động theo chiều ngang
(mùa mưa) và chiều thẳng đứng (mùa khô).
- Đới III – Đới bão hòa nước: nằm trong phạm vi ảnh hưởng chung của hệ thống
sông hồ.
- Đới IV – Đới ngưng trệ: ở đới này quá trình hòa tan xảy ra chậm.
c. Ảnh hướng đối với xây dựng:
Karst tạo nên những khoan rỗng dưới nền móng của công trình, làm giảm khả
năng chịu tải của nền gây lún sụp công trình. Vì thế khi xây dựng trong vùng có karst,
việc áp dụng các biện pháp xử lý nền móng phụ thuộc vào:

kB Page 10
Đề Cương Địa Chất Công Trình

- Mức độ phát triển vùng karst.


- Quy mô và mức độ quan trọng của công trình (tải trọng, thời hạn sử dụng công
- trình,…).
Các biện pháp thông thường sau:
- Đánh sập hang động.
- Phụt dung dịch vữa ximăng làm tăng khả năng chịu tải của nền đá.
- Dùng cọc chống (khoan nhồi hoặc ép) xuyên qua hang động Karst khi đá bị karst
hóa không dày.
- Thiết kế hệ thống giếng khoan quanh khu vực xây dựng nhằm bơm thoát nước
ngầm trong khu vực bị karst hóa để tránh sự phát triển karst.
- Trong trường hợp đặc biệt, phải phối hợp nhiều giải pháp.
Tuy nhiên, trường hợp chi phí cho giải pháp quá tốn kém và điều kiện quá phức
tạp thì nên chuyển địa điểm xây dựng.

5) Phong hóa
a. Khái niệm: Phong hóa là quá trình biến đổi và phá hủy đất đá dưới tác dụng của
các nhân tố phong hóa khác nhau: nhiệt độ, nước, chất hóa học, sinh vật…

b. Phân loại:
- Phong hóa cơ học: là quá trình phá hủy đất đá dưới tác động cơ học, đá bị phân
vụn ra nhưng thành phần hóa học không thay đổi, tức là thay đổi về kiến trúc và cấu tạo
mà không có sự biến đổi về thành phần khoáng vật và hóa học.
Nguyên nhân do nhiệt độ, hoạt động băng giá, thay đổ độ ẩm, quá trình dỡ tải…,
mà chủ yếu là do nhiệt độ.
Xảy ra mạnh mẽ nhất ở những vùng có khí hậu thay đổi nhiều theo mùa.
Cường độ phong hóa phụ thuộc vào độ sâu của đất đá và thành phần khoáng vật
của đất đa

- Phong hóa hóa học: là quá trình phá hủy đá do tác dụng hóa học của các tác nhân
trong tự nhiên, phong hóa hóa học làm cho đất đá bị phá hủy, biến đổi thành phần và
tính chất, tức là biến đổi cả kiến trúc, cấu tạo, thành phần khoáng vật và thành phần hóa
học.
Nhân tố gây nên gồm: axit, nước, oxy, …
Xảy ra mạnh mẽ ở những vùng khí hậu nóng ẩm.
Cường độ phong hóa hóa học phụ thuộc vào diện tiếp xúc với các chất hóa học.
- Phong hóa sinh vật: là quá trình phá hủy đá do tác dụng hoạt động của các sinh
vật (động thực vật, vi sinh vật).

kB Page 11
Đề Cương Địa Chất Công Trình

Nhân tố gây nên phong hóa sinh vật: là xác thực vật bị phân hủy, vi sinh vật.
c. Phòng chống:

Tùy thuộc vào chiều dày tầng phong hóa, tác nhân phong hóa và công trình, có thể
chọn các phương pháp sau:

- Bóc bỏ toàn bộ hay một phần đất đá bị phong hóa. Biện pháp này chỉ dùng cho
công trình nhỏ, bề dày tầng phong hóa không lớn.
- Ngăn cản các yếu tố phong hóa bằng cách: phủ cát, sét, … trên tầng đá có khả
năng phong hóa mạnh.
- Trung hòa nhân tố gây nên phong hóa.
- Cải tạo đất đá đã bị phong hóa bằng phun vữa xi măng, vôi, đầm nện… Các dung
dịch vữa dưới tác dụng của áp lực nén sẽ chui vào, lấp đầy các khe nứt, làm giảm khả
năng thấm, tăng cường độ của đá. Biện pháp này được dùng cả khi xử lý các tầng
phong hóa sâu, mặt cắt phong hóa phức tạp và khi xây dựng các công trình ngầm.

kB Page 12
Đề Cương Địa Chất Công Trình

Chương 3: Nước dưới đất

1) Các tầng chứa nước cơ bản:


a. Thượng tầng

- Nước thấu kính: là nước được giữ lại trên các lớp đất dạng thấu kính trong đới
thông khí. Nước này sẽ mất đi khi thấm qua thấu kính hay bốc hơi, …
- Nước thổ nhưỡng là nước chứa trong tầng đất thổ nhưỡng.
- Nước lầy là nước chưa trong các vủng đầm lầy
- Nước đụn các là nước nằm trong các dụn các với mặt thoáng cao hơn mực nước
biển.
b. Nước ngầm là nước nằm trong tầng chứa nước thứ nhất tính từ mặt đất và không
có áp lực, thường chứa trong các trầm tích Đệ tứ vụn rời. Miền bổ sung cho nước ngầm
có thể trùng hoặc không trùng với miền phân bố. Nước ngầm liên hệ mật thiết với nước
mưa, nước mặt và nước thầu kính, được đặc trưng bằng sự dao động mực nước, lưu
lượng, thành phần hóa học theo mùa. Mặt thoáng nước ngầm được thể hiện trên bản đồ
bằng các đường thủy đẳng cao – là các đường có cùng độ cao mực nước.

c. Nước áp lực là nước dưới đất nằm giữa hai tầng cách nước và có áp lực.
Đặc điểm:
- Nước áp lực thường chứa ở các nếp uốn, các đơn tà, dưới các tầng cách nước hoặc
trong các hệ thống khe nứt và gãy đứt phức tạp.
- Qui luật thấm của nước áp lực khác nước không áp lực, tức là khác nước ngầm và
giữa hai tầng nước
- Mực nước áp lực có thể nằm dưới mặt đất và cũng có thể nằm trên mặt đất, khi đó
qua các giếng khoan nước có thể tự phun lên trên mặt đất, gọi là nước tự lưu hay nước
Actezia (là tên một thành phố cổ ở Pháp).
- Khi mực nước áp lực giảm xuống dưới nóc của tầng chứa nước (m > H) thì nước
áp lực chuyển thành nước giữa hai tầng không có áp lực.
- Nước áp lực được đặc trưng bởi ba miền là miền bổ sung, miền áp lực và miền
thoát nước.
Tầng nước áp lực nằm giữa hai tầng cách nước. Có 2 dạng tang trữ chính là: bồn
nước áp lực và dốc nước áp lực.

- Bồn nước áp lực: nằm trong một phạm vi rộng giữa hai tầng cách nước dạng nếp
uốn, gồm có miền cung cấp, miền áp lực và miền thoát nước.
- Dốc nước áp lực: Tầng chứa nước nghiêng về 1 phía, nên miền áp lực của nước
cũng nằm về 1 phía, miền bổ sung và miền thoát nước kề nhau.

kB Page 13
Đề Cương Địa Chất Công Trình

- Miền cung cấp: thường nằm cao và mực nước có mặt thoáng.
- Miền áp lực: có mực nước giảm dần từ miền cung cấp tới miền thoát.
- Miền thoát: mực nước cũng có mặt thoáng v à nước chảy ra dưới dạng mạch nước
lên.

2) Động thái nước dười đất:


a. Khái niệm: Nước dưới đất không ngừng được bổ sung hoặc tiêu hao dưới tác
dụng của nhiều nhân tố. Điều này làm cho nước dưới đất luôn bị biến đổi về các đặc tính
như: mực nước, lưu lượng, tính chất vật lý, tính chất hóa học… Sự biến đổi này thường
theo một quy luật nhất định gọi là động thái nước dưới đất.

b. Nhân tố ảnh hường: Ảnh hưởng đến động thái của nước dưới đất bao gồm các
nhân tố thiên nhiên (điều kiện khí tượng, thủy văn, thổ nhưỡng, … ) và các nhân tố nhân
tạo (khai thác sử dụng nước dưới đất, xây dựng hồ chứa, …
Sau đây là hai nhân tố tự nhiên chính:
 Điều kiện khí tượng
- Mưa làm tăng lượng nước dưới đất và dâng cao mực nước ngầm. Thời gian
dânglên càng chậm sau khi mưa nếu nước dưới đất nằm càng sâu, đất đá ở trong đới
thông khí thấm nước càng kém.
- Ngược lại, sự bốc hơi làm cho trữ lượng nước dưới đất giảm đi, mực nước hạ
xuống. Cường độ bốc hơi chịu ảnh hưởng của khí hậu và độ chôn sâu của nước dưới
đất, tính mao dẫn của đất đá. Độ chôn vùi của đất đá nhỏ, chiều cao mao dẫn của đất đá
lớn thì độ bốc hơi càng lớn.
 Điều kiện thủy văn
- Sự dâng cao mực nước trên mặt (do lũ, do xây dựng công trình dâng nước) hay hạ
thấp (do mùa khô, do sử dụng nước) làm cho mực nước dưới đất có quan hệ thủy lực
với nó chịu sự biến đổi tương ứng.
- Khả năng dao động lớn của mực nước chỉ xảy ra ở vùng ven bờ, phạm vi vài ba
chục mét. Trong trường hợp nước trên mặt dâng lên rất cao trong thời gian dài thì phạm
vi ảnh hưởng rộng hơn. Càng xa các dòng nước mặt, biên độ biến đổi của mực nước
dưới đất càng giảm và thời gian đạt độ cao lớn nhất cũng dần chậm lại.
c. Phân loại:

 Động thái tự nhiên


 Động thái vùng phân thủy (vùng xa bờ)
- Loại này đặc trưng cho vùng ở xa sông, biển, … nước dưới đất được coi như
không có liên hệ thủy lực với nước trên mặt. Động thái của nó được hình thành chủ yếu
do mưa, do bốc hơi và các dòng thấm dưới đất.
- Biên độ dao động mực nước ngầm thường 2 – 3 m.
 Động thái vùng ven bờ
kB Page 14
Đề Cương Địa Chất Công Trình

- Đặc trưng cho vùng ven sông, biển, … nước trên mặt và nước dưới đất có quan hệ
thủy lực với nhau. Động thái cua nó phụ thuộc rất nhiều vào sự biến đổi của nước mặt,
càng xa sông thì ảnh hưởng càng giảm dần.
- Chiều rộng ảnh hưởng của sông 0,2 km – 0,5 km (trong đất sét pha), 2 – 6 km
(trong đất cát sỏi).
 Động thái vùng trước núi hay vùng Karst
- Động thái này do mưa và lượng nước trên mặt, chủ yếu ở vùng núi hay Karst. Sự
tiếp thu nước trong vùng này thường không đều nên nước dưới đất có biên độ dao động
lớn.
- Biên độ dao động mực nước có thể đạt đến 30m.
 Ngoài ra còn có động thái vùng băng giá là động thái phụ thuộc vào chế độ băng
tan. Ở Việt Nam không có loại động thái này.
 Động thái nhân tạo
- Càng ngày con người càng tác động mãnh liệt đến nước dưới đất như: thay đổi
mực nước, lưu lượng, thành phần hóa học, …
- Ảnh hưởng do hoạt động của con người đến động thái nước dưới đất thường biểu
hiện rõ rệt trong sự tăng và giảm mực nước ngầm. Các nhân tố nhân tạo cũng tác động
mãnh liệt đến độ khoáng hóa, thành phần hóa học và vi khuẩn trong nước làm thay đổi
chất lượng nước dưới đất.
- Hồ chứa, các đập thủy điện, nước chảy rò từ các đường ống gây nâng cao mực
nước ngầm (dâng đến 10-15m). Việc khai thác nước phục vụ các công trình tiêu nước
gây nên hạ thấp mực nước.

kB Page 15
Đề Cương Địa Chất Công Trình

Chương 5: Khảo sát địa chất công trình

1) Nội dung các điều kiện địa chất công trình


Điều kiện địa chất công trình là tổng hợp toàn bộ các yếu tố tự nhiên của khu vực
có ảnh hưởng đến công tác thiết kế, thi công và quá trình sử dụng công trình.

Nội dung đánh giá điều kiện địa chất công trình bao gồm:

- Vị trí địa lý, dân cư và kinh tế khu vực xây dựng: mô tả đặc điểm khí hậu, khí
tượng thủy văn, sông ngòi, tình hình mật độ dân cư, phân bố, tiềm năng và sự phát triển
kinh tế của khu vực, … điều kiện này có ý nghĩa lớn trong công tác thiết kế quy hoạch,
thiết kế sơ bộ, lập các luận chứng kinh tế kỹ thuật. Đánh giá đặc điểm này phải dựa trên
quan điểm tổng hợp cả về tự nhiên lẫn xã hội, về xu thế phát triển trong tương lai,
những thông tin dự báo trong kế hoạch dài hạn của nhà nước.
- Địa hình địa mạo: mô tả loại địa hình, địa mạo khu vực; nguồn gốc, xu hướng phát
triển và thay đổi của địa hình, địa mạo hiện tại và trong tương lai; đồng thời đưa ra giải
pháp lựa chọn, xử lý hay phòng chống.
- Cấu tạo địa chất: mô tả sự phân bố của đất đá theo chiều rộng và chiều sâu qua
mặt cắt địa chất, các hình trụ hố khoan và các sơ đồ địa chất của khu vực. Ngoài ra cấu
tạo địa chất còn giải thích nguồn gốc, điều kiện và thời gian thành tạo của các loại đất
đá trong địa tầng.
- Tính chất cơ lý của các lớp đất đá: các chỉ tiêu được xác định bằng thí nghiệm
trong phòng và hiện trường, tùy theo yêu cầu và mục đích của công tác khảo sát mà lựa
chọn các chỉ tiêu cơ lý cần thiết để thí nghiệm. Đánh giá tính chất cơ lý của một khu
vực thông thường là đánh giá các tính chất cơ lý đặc trưng của các lớp đất đá trong khu
vực.
- Các hiện tượng địa chất ngoại động lực và nội động lực: đánh giá khả năng xảy ra
các hiện tượng động đất, Karst, cát chảy, trượt, xói ngầm, … trong khu vực, mô tả mức
độ và đề ra các giải pháp phòng chống các hiện tượng này.
- Tình hình vật liệu xây dựng thiên nhiên trong khu vực: đánh giá được chủng loại
vật liệu, chất lượng, trữ lượng khai thác, phạm vi phân bố và khả năng khai thác vật liệu
đó trong khu vực xây dựng.
- Đặc điểm địa chất thủy văn trong khu vực: trình bày đặc điểm các loại nước dưới
đất, động thái nước dưới đất theo mùa, trữ lượng, nguồn cung cấp, thành phần hóa
học,… Đánh giá khả năng ảnh hưởng của nước dưới đất tới thi công và sử dụng công
trình.

kB Page 16
Đề Cương Địa Chất Công Trình

2) Báo cáo địa chất công trình


Tổng hợp tất cả những dữ liệu thu thập được ở hiện trường, phòng thí nghiệm, hồ
sơ lưu trữ, tiến hành làm báo cáo địa chất công trình. Báo cáo địa chất công trình là một
tài liệu kỹ thuật tổng hợp tất cả các yếu tố thuận lợi và khó khăn của môi trường thiên
nhiên và sự tương tác giữa môi trường với công trình xây dựng.
Báo cáo địa chất công trình có ý nghĩa sau:
- Báo cáo địa chất công trình đưa ra các số liệu cụ thể về điều kiện địa chất công
trình để lập các luận chứng kinh tế kỹ thuật, về phương án nền móng của công trình, lựa
chọn bố trí vị trí thích hợp và phân vùng xây dựng, chọn loại kết cấu và vật liệu xây
dựng hợp lý để đảm bảo cho công trình an toàn và kinh tế.
- Báo cáo nêu ra được các số liệu tỉ mỉ về nền đất, gợi ý các giải pháp về nền móng,
phục vụ cho việc thiết kế nền móng hợp lý, dự đoán, phòng ngừa và có giải pháp cho
các hiện tượng có thể xảy ra trong quá trình thi công và sử dụng công trình.
- Báo cáo địa chất còn là tài liệu lưu trữ, theo dõi quá trình thi công, quá trình sử
dụng, sửa chữa, cải tạo khi cần.

3) Phương pháp khoan và lấy mẫu đất đá


a. Mục đích: Công tác khoan đào thăm dò dùng để tạo ra các vết lộ địa chất, giúp
cho việc tìm hiểu trực tiếp tình hình địa chất ở độ sâu lớn hơn. Công trình khoan đào
thăm dò gồm các loại hố đào, giếng, hầm thăm dò và hố khoan.
 Ưu điểm
- Khoan nhanh trong các loại đất đá và đạt độ sâu lớn.
- Có thể tiến hành lấy mẫu nguyên dạng theo phương pháp đóng.
- Có thể lấy lõi đá để thí nghiệm.
- Thuận tiện cho công tác thí nghiệm trong hố khoan như: SPT, thấm hiện trường
và thí nghiệm cắt cánh.
 Nhược điểm
- Do dùng dung dịch khoan nên khó xác định được mực nước ngầm ngay mà phải
chờ đợi ổn định sau khi kết thúc khoan 1 thời gian (thường là sau 24h). Ap lực
thổi rửa có thể làm thay đổi kết cấu của tầng đất.
- Yêu cầu phải cung cấp một lượng nước nhất định trong quá trình khoan.

b. Dụng cụ cấu tạo gồm: Tháp khoan, hệ cơ cấu tạo quay (50 - 1500v/ph), cơ cấu
nâng hạ (2 – 6 Tấn), động cơ, bơm dung dịch, hệ thống cần khoan (đường kính ống 36-
53mm), ống khoan, lưỡi khoan, ống lấy mẫu.

kB Page 17
Đề Cương Địa Chất Công Trình

c. Công tác lấy mẫu

- Ống lấy mẫu được đóng xuống khi khoan đến độ sâu cần lấy mẫu. Phổ biến là sử
dụng ống lấy mẫu thành mỏng. Ống mẫu đường kính 100mm, dài 450mm. Trước khi
đóng ống mẫu làm thổi rữa sạch hố khoan, luôn giữ mức nước trong hố cao hơn mức
nước tĩnh ở khu vực, ngăn bục hố.
- Ong mẫu được bịt parafin 2 đầu để tránh mất nước, đảm bảo tính nguyên dạng của
mẫu đất. Mỗi mẫu dán nhãn ghi đầy đủ thông tin về công trình, hố khoan, độ sâu, loại
đất, ngày và người lấy mẫu… và vận chuyển cẩn thận đến phòng thí nghiệm cơ học đất.
Để có thể thí nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu cơ lý cần thiết thì đường kính mẫu không nhỏ
hơn 99mm và chiều dài 200 -1000mm. Mẫu nguyên dạng dùng cho thí nghiệm cần
được vận chuyển đến phòng thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm càng sớm càng tốt.
Trường hợp công trường xa không được để lâu quá 30 ngày.
- Thông thường cứ khoảng 1 – 3 m lấy 1 mẫu nguyên dạng, tùy theo điều kiện địa
chất địa tầng của vị trí hố khoan.

4) Thí nghiệm hiện trường SPT


a. Mục đích: Dùng để phân chia địa tầng, phát hiện các lớp kẹp, các thấu kính đất
hạt rời, xác định một số chỉ tiêu cơ lý của đất như độ chặt, độ sệt, góc ma sát trong,
môđun biến dạng, sức kháng xuyên… và tính sức chịu tải của một số loại móng sâu.

b. Dụng cụ

 Thiết bị khoan: thiết bị để tạo hố khoan thí nghiệm, có thể sử dụng bất cứ máy
khoan và phương pháp khoan nào miễn là tạo được hố khoan đạt các tiêu chuẩn về
đường kính (55-163mm), thành hố khoan ổn định, đảm bảo tối đa tính nguyên
trạng của đất dưới đáy hố khoan và đạt được tới độ sâu cần thiết. Cần khoan thích
hợp nhất cho thí nghiệm là cần khoan có đường kính ngoài 42mm, trọng lượng 5,7
kg/m.
- Đầu xuyên: là ống thép dài 810mm, đường kính ngoài 51,0±1,5mm, đường kính
trong 38±1,5mm, gồm 3 phần: phần mũi, phần thân và phần đầu nối, có cấu trúc tương
tự như ống mẫu bửa đôi để lấy mẫu xáo động sau khi xuyên.
- Phần mũi: là phần cuối cùng của đầu xuyên dùng để cắt khi xuyên vào đất. Mũi
xuyên có chiều dài thay đổi trong khoảng 25-75mm, đường kính trong 35,0±0,25mm,
bề dày lưỡi cắt 2,5±0,25mm, góc vát lưỡi cắt 16 – 23độ.
- Phần thân: dùng để chứa mẫu đất khi xuyên vào đất, dài 450 - 750mm. Phần thân
gồm hai bán nguyệt ốp lại có thể tháo mở dễ dàng, thuận tiện cho việc lấy đất chứa
trong chúng ra ngoài, hai đầu của ống phần thân có ren ngoài để lắp ráp với phần mũi
và phần thân đầu nối.
- Phần đầu nối: dùng để nối với cần khoan dài 175mm. Trong phần này có bố trí
van một chiều bằng cơ cấu bi, lỗ thoát hơi để giữ chân không bên trong đầu xuyên, hạn

kB Page 18
Đề Cương Địa Chất Công Trình

chế tụt mẫu trong quá trình nâng hạ mũi xuyên và để thoát hơi, nước trong quá trình
xuyên.
 Bộ búa đóng dùng để tạo năng lượng đóng mũi xuyên vào đất. Bao gồm: quả búa,
bộ gắp búa và cần dẫn búa.
- Quả búa hình trụ tròn xoay, bằng thép có trọng lượng 63,5 ?1kg, có một lỗ giữa
tâm để búa có thể rơi tự do theo cần dẫn búa.
- Bộ gắp là bộ phận dùng để nâng, hạ búa một cách tự động, bảo đảm búa rơi tự do
từ độ cao cần thiết.
- Cần dẫn búa để định hướng rơi của búa, gồm có đế nện và thanh dẫn hướng. Đế
nện là một đế thép tiếp nhận năng lượng rơi của búa và truyền xuống mũi xuyên thông
qua bộ cần khoan.
c. Tiến hành thí nghiệm

Thí nghiệm SPT được tiến hành trong hố khoan ngay sau khi thực hiện các thao
tác lấy mẫu hoặc sau khi làm sạch đáy hố khoan. Trình tự thí nghiệm được tiến hành tại
mỗi đoạn như sau:

- Lắp đặt các thiết bị đã kiểm tra được kiểm tra chế độ gắp và độ cao rơi tự do của
búa. Cần dẫn búa phải thẳng đứng, ổn định và đồng trục với bộ cần khoan. Đánh dấu
trên cần khoan 3 đoạn liên tục, mỗi đoạn dài 15cm.
- Đóng búa, búa phải được rơi tự do theo hướng thẳng đứng từ độ cao 76cm. Đếm
số búa đóng được sau khi xuyên ngập mỗi đoạn 15cm. Số búa của hai giai đoạn sau
được gọi là sức kháng xuyên tiêu chuẩn (giátrị N).
- Sau khi dừng xuyên, rút mũi xuyên lên khỏi mặt đất, tháo đầu xuyên ra khỏi cần
khoan, rửa sạch và tháo rời thành 3 phần. Quan sát mô tả, so sánh đất chứa trong phần
mũi và phần thân. Mô tả rõ thành phần, màu sắc, độ ẩm, kiến trúc, cấu tạo, các dị vật,
chiều dài… Chọn mẫu đại diện bảo quản trong túi nylon không thấm nước, hơi và khí.
Các mẫu phải ghi rõ tên công trình, số hiệu hố khoan, độ sâu thí nghiệm, số búa cho 3
giai đoạn xuyên, thời gian thí nghiệm và các đặc điểm khác.
 Lưu ý rằng thí nghiệm SPT sẽ dừng lại khi một trong các điều kiện sau đây xảy ra:
- Tổng số búa đóng trong một đoạn (15cm) lớn hơn 50 búa.
- Tổng số búa đã đóng là 100 búa.
- Ong mẫu không dịch chuyển sau khi đã đóng 10 búa liên tục.
- Ong mẫu đã xuyên đủ 45cm và không vi phạm các điều khoản trên.
d. Đánh giá kết quả

Có thể dùng kết quả SPT để đánh giá giá trị một số chỉ tiêu cơ lý của đất và tính
toán sức chịu tải cho phép.

 Đánh giá chỉ tiêu cơ lý

kB Page 19
Đề Cương Địa Chất Công Trình

- Đối với đất rời: xác định độ chặt tương đối D, góc ma sát trong , khối lượng thể
tích (g/cm3), môđun biến dạng E.
- Đối với đất dính: xác định trạng thái, sức chịu nén đơn có nở hông (Qu).
 Tính toán sức chịu tải cho phép (xem các công thức Cơ học đất)
- Đối với móng nông
- Đối với móng cọc

kB Page 20

You might also like