You are on page 1of 31

Chương II

Các chỉ số và các đặc tính phân loại đất

2.1. Giới thiệu chung


Trong chương này chúng tôi giới thiệu những khái niệm và định nghĩa cơ bản đã được các
kỹ sư địa kỹ thuật dùng để đánh giá và phân loại đất. Các ký hiệu sau đây là được dùng trong
chương này.
Ký hiệu Thứ nguyên Đơn vị Định nghĩa
A - - Hoạt tính (PT 2-23)
Cc - - Hệ số cong (PT 2-20)
Cu - - Hệ số đều hạt (PT 2-19)
D10 L mm Đường kính hiệu quả d10
D30 L mm Đường kính của hạt mà các hạt có đường
kính bằng và nhỏ hơn nó chiếm 30% trọng lượng đất khô.
D60 L mm Đường kính của hạt mà các hạt có đường
kính bằng và nhỏ hơn nó chiếm 60% trọng lượng đất khô.
e - (Số thập phân) Hệ số rỗng (PT 2-1)
LI hay IL - - Chỉ số chảy (PT 2-23)
LL hay WL - - Giới hạn chảy.
Mt M kg Khối lượng tổng.
Ms M kg Khối lượng hạt rắn.
Mw M kg Khối lượng nước.
n - % Độ rỗng (PT 2-2).
PI hay Ip - - Chỉ số dẻo (PT 2-22).
PL hay wp - - Giới hạn dẻo.
S - (%) Độ bão hoà (PT 2-4).
SL hay wS - - Giới hạn co.
Va L3 m3 Thể tích phần khí trong đất.
Vs L3 m3 Thể tích phần hạt đất.
Vt L3 m3 Thể tích tổng.
Vv L3 m3 Thể tích rỗng.
w - (%) Độ ẩm (PT 2-5).
ρ M/L3 kg/m3 Khối lượng riêng tổng, ướt, ẩm (PT2-6)
3 3
ρ’ M/L kg/m Khối lượng riêng đẩy nổi (PT2-11)
ρd M/L3 kg/m3 Khối lượng riêng khô (PT2-9)
ρs M/L3 kg/m3 Khối lượng riêng hạt (PT2-7).
3 3
ρsat M/L kg/m Khối lượng riêng bão hoà (PT2-10).
ρw M/L3 kg/m3 Khối lượng riêng nước (PT2-8).
Trong danh sách này L = chiều dài, M = khối lượng. Khi khối lượng riêng của đất và nước
biểu thị bằng kg/m3, có thể dùng các số cụ thể lớn hơn. Chẳng hạn khối lượng riêng của nước ρw là
1000 kg/m3. Vì 1000 kg = 1Mg, để dễ quản lý chúng ta thường dùng Mg/m3 cho khối lượng đơn vị.
Nếu không quen với các đơn vị mét của hệ SI và các yếu tố chuyển đổi, người đọc nên đọc phụ lục
A trước khi đọc tiếp phần còn lại của chương này.
2.2. Các định nghĩa cơ bản và quan hệ giữa các pha hợp thành đất.
Nhìn chung, một khối đất bất kỳ bao gồm các hạt rắn và lỗ rỗng giữa các hạt đó. Thể rắn
của đất là những hạt nhỏ có thành phần khoáng vật khác nhau, trong khi các lỗ rỗng có thể chứa đầy
nước, khí hoặc chứa một phần cả nước và khí( Hình 2-1). Có thể nói cách khác, thể tích tổng Vt của
khối đất bao gồm thể tích phần hạt rắn Vs và thể tích phần rỗng Vv

Hình 2.1 Cốt đất bao gồm các hạt


đất (S), các lỗ rỗng chứa khí (A) và
nước (W)

Thể tích rỗng của đất bao hàm cả thể tích nước Vw và thể tích khí Va. Có thể biểu thị ba pha
của đất bằng sơ đồ ba thể ( Hình 2-2). Trong đó các pha được thể hiện riêng biệt. Phía bên trái sơ
đồ thường biểu thị thể tích của các thể còn bên phải sơ đồ khối lượng tương ứng của các thể. Thậm
chí, có khi chỉ thể hiện 2 đại lượng ở sơ đồ, thể tích tổng có khi được dùng với đơn vị m3, hoặc cm3.
Trong thực tế xây dựng, thường xác định thể tích tổng Vt, khối lượng nước Mw và khối
lượng hạt khô Ms. Sau đó tính tiếp các giá trị còn lại và các quan hệ khối lương-thể tích nếu cần.
Phần lớn các quan hệ này không phụ thuộc vào kích thước mẫu, chúng thường là các đại lượng
không thứ nguyên. Các quan hệ này rất đơn giản và dễ nhớ, đặc biệt là nếu bạn vẽ sơ đồ ba thể để
biểu diễn.

Thể tích Khối lượng

Khí

Nước

Hình 2.2 Mối quan hệ khối lượng- Đất


thể tích của một mẫu đất qua sơ
đồ ba thể

Các quan hệ khối lượng-thể tích này dễ nhớ đến mức, khi bạn làm những bài toán về các
thể, phần lớn là sẽ tự nhớ các đại lượng này.
Có ba tỷ số về thể tích rất hữu ích đối với địa kỹ thuật, các đại lượng này được xác định trực
tiếp từ sơ đồ ba thể( hình 2-2).
1. Hệ số rỗng, e , được xác định là:
Vo
e= (2-1)
Vs
Trong đó: Vv= thể tích phần rỗng của đất.
Vs= thể tích phần hạt rắn của đất.
Hệ số rỗng của đất thường biểu hiện bằng số thập phân. Phạm vi giá trị lớn nhất có thể của
hệ số rỗng là giữa 0 và ∞. Tuy nhiên các giá trị điển hình hệ số rỗng của cát trong khoảng từ 0.4
đến 1.0, của đất sét biến đổi từ 0.3 đến 1.5 thậm chí có thể cao hơn đối với một vài loại đất hữu cơ.
2. Độ rỗng của đất n được định nghĩa là:
V
n = o × 100(%)
Vt (2-2)
Trong đó: Vv = thể tích phần rỗng.
Vt = thể tích tổng của mẫu.
Độ rỗng thường biểu thị bằng %. Độ rỗng n của đất biến đổi lớn nhất trong phạm vi từ 0-
100%. Từ phương trình 2-2 và phương trình 2-1 và 2-2 có thể thấy rằng:
e
n= (2-3a)
1+ e

n
e= (2-3b)
1− n
3. Độ bão hoà S được xác định theo:
V
S = w × 100(%)
Vo (2-4)
Độ bão hoà muốn nói cho chúng ta rằng nước chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích rỗng. Nếu
đất khô hoàn toàn thì S=0%, và nếu nước chứa đầy các lỗ rỗng, khi đó đất bão hoà hoàn toàn thì
S=100%.
Bây giờ ta xét sang phía khối lượng của sơ đồ ba thể ở hình 2-2. Trước hết ta xác định một
tỷ số khối lượng có thể tin rằng là quan trọng bậc nhất mà ta cần biết về một loại đất. Muốn biết về
tỷ phần giữa nước trong lỗ rỗng và các hạt rắn của đất, ta xác định một tỷ số được gọi là lượng chứa
nước w( hay còn gọi là độ ẩm) theo biểu thức sau:
Mw
w= × 100(%) (2-5)
Ms
Trong đó: Mw = khối lượng nước,
Ms = Khối lượng hạt rắn.
Tỷ số của khối lượng nước có trong một thể tích đất với khối lượng hạt tức là khối lượng
đất khô của mẫu chứ không phải khối lượng tổng của mẫu. Lượng chứa nước thường biểu thị bằng
phần trăm, và phạm vi biến đổi của độ ẩm từ không phần trăm( đối với đất khô) tới vài trăm phần
trăm. Độ ẩm tự nhiên cho phần lớn các loại đất thường là dưới 100%, cũng có khi tới 500% hoặc
cao hơn đối với một số đất trầm tích biển hoặc một số loại đất hữu cơ.
Độ ẩm của đất được xác định dễ dàng trong phòng thí nghiệm. ASTM(1980), tiêu chuẩn
thiết kế D 2216 có giải thích qui trình tiêu chuẩn. Một mẫu đất đại diện được chọn lựa và xác định
khối lượng tổng hay còn gọi là khối lượng ướt. Sau đó mẫu đất được sấy khô tới khi có khối lượng
không đổi trong tủ sấy ở nhiệt độ 1100C. Thông thường, mẫu đất đạt đến khối lượng không đổi khi
mẫu được sấy trong tủ sấy khoảng một đêm. Khi xác định cho cả khối lượng đất ướt và khối lượng
đất khô cần trừ đi khối lượng của hộp đựng mẫu khô. Sau đó thì độ ẩm của đất được tính theo
phương trình 2-5. Ví dụ 2.1 sẽ phản ánh cách xác định độ ẩm của đất trong thực tế.
---------------------------
Ví dụ 2-1
Cho một mẫu đất ẩm vào một hộp đựng mẫu khô có khối lượng 462 gam. Sau khi sấy khô
trong tủ sấy trong một đêm tại nhiệt độ 1100C, cân mẫu và hộp đựng mẫu được 364 gam. Khối
lượng của hộp đựng mẫu là 36 gam.Yêu cầu xác định độ ẩm của mẫu đất.
Bài giải
Lập thành một biểu đồ tính như sau và điền đầy đủ các số liệu cho và kết quả đo vào (a),(b)
và (d) sau đó tính toán kết quả điền vào (c),(e) và (f).
Khối lượng tổng của mẫu + hộp đựng mẫu = 462 g.
Khối lượng đất khô + hộp đựng mẫu = 364 g.
Khối lượng nước(a-b) = 98 g.
Khối lượng hộp đựng mẫu = 39 g.
Khối lượng đất khô( b-d) = 325 g.
Độ ẩm (c/e) x 100% = 30.2%
Trong phòng thí nghiệm, các khối lượng thường được xác định bằng gam và trên thiết bị
cân thông thường.
Một khái niệm khác rất hữu hiệu trong địa kỹ thuật đó là khối lượng riêng. Như đã biết
trong môn vật lý thì khối lượng riêng là khối lượng đất trong một đơn vị thể tích đất, đơn vị thường
dùng của nó là kg/m3. (Xem phụ lục A cho hệ đơn vị tương ứng trong cgs và các hệ thống tiêu
chuẩn xây dựng của Anh). Khối lượng riêng là tỷ số liên quan giữa các đại lượng thể tích với các
đại lượng khối lượng của sơ đồ ba thể. Có một số khái niệm khối lượng riêng thường dùng trong
địa kỹ thuật. Trước hết xác định khối lượng riêng tổng, ướt hay còn gọi là khối lượng riêng ẩm ρ,
khối lượng riêng hạt hay có khi gọi là khối lượng riêng pha rắn ρs, và khối lượng riêng nước ρw. Từ
hình 2.2 các khái niệm cơ bản liên quan giữa khối lượng và thể tích được biểu thị như sau:
Mt Ms + Mw
ρ= = (2-6)
Vt Vt

Ms
ρs = (2-7)
Vs

Mw
ρw = (2-8)
Vw
Trong đất tự nhiên, độ lớn của khối lượng riêng tổng sẽ phụ thuộc vào lượng nước chứa
trong lỗ rỗng của đất cũng như là khối lượng riêng của bản thân các hạt khoáng vật, nhưng giá trị ρ
có thể biến đổi từ hơn 1000 kg/m3 cho tới 2400 kg/m3 (1.0 tới 2.4 Mg/m3). Giá trị điển hình của ρs
cho phần lớn các loại đất trong khoảng từ 2500 kg/m3 đến 2800 kg/m3 (2.5 tới 2.8 Mg/m3). Phần lớn
các loại cát có ρs trong khoảng 2.6-2.7 Mg/m3. Ví dụ thạch anh là một khoáng vật thường gặp trong
cát có ρs = 2.65 Mg/m3. Hầu hết các loại đất sét có giá trị ρs trong khoảng từ 2.65 và 2.8 Mg/m3, và
phụ thuộc vào thành phần khoáng vật chính trong đất, trong khi đó các đất hữu cơ, có ρs thấp
khoảng 2.5 Mg/m3. Vì vậy nên, trong phần lớn các bài toán địa kỹ thuật thường giả thiết ρs trong
khoảng 2.65 đến 2.7 Mg/m3, trừ khi đưa ra các giá trị riêng.
Khối lượng riêng của nước thì thường ít biến đổi, sự biến đổi của nó phụ thuộc chủ yếu vào
nhiệt độ. Ở nhiệt độ 4 độ C, nước ở trạng thái đặc nhất, ρw chính xác bằng 1000 kg/m3( 1g/cm3),
đôi khi khối lượng riêng của nước được ký hiệu là ρo. Trong thực tế xây dựng giá trị khối lượng
riêng của nước thường được lấy chính xác bằng 1000 kg/m3 = 1 Mg/m3.
Có ba giá trị khối lượng riêng khác của đất xây dựng thường hay được dùng. Đó là khối
lượng riêng khô ρd, khối lượng riêng bão hoà ρsat và khối lượng riêng ngập nước hay gọi là khối
lượng riêng đẩy nổi ρ’.
Ms
ρd = (2-9)
Vt

Ms + Mw
ρ sat = (Va = 0, S = 100%) (2-10)
Vt

ρ ' = ρ sat − ρ w (2-11)

Nói đúng ra giá trị khối lượng riêng tổng ρ được dùng thay cho ρsat ở phương trình 2-11,
nhưng trong hầu hết các trường hợp, đất ngập nước hoàn toàn cũng là bão hoà hoàn toàn, hoặc ít
nhất hợp lý để giả thiết là bão hoà hoàn toàn. Giá trị khối lượng riêng ρd là chỉ tiêu cơ bản để đánh
giá độ chặt của khối đất đắp. (Chương 5). Phạm vi biến đổi điển hình các giá trị ρd, ρsat và ρ’ cho
một vài loại đất được thể hiện ở bảng 2-1.
Từ các định nghĩa cơ bản đã được nêu ở mục này, các quan hệ hữu ích khác có thể đưa ra
trong các ví dụ ở mục tiếp theo.
Bảng 2-1 Các giá trị khối lượng riêng của một số loại đất thông thường*
Loại đất Khối lượng riêng (Mg/m3)
ρsat ρd ρ’
Cát và cuội sỏi 1.9 – 2.4 1.5 – 2.3 1.0 – 1.3
Bụi sét 1.4 – 2.1 0.6 – 1.8 0.4 – 1.1
Sét tảng do băng 2.1 – 2.4 1.7 – 2.3 1.1 – 1.4
Đá dăm 1.9 – 2.2 1.5 – 2.0 0.9 – 1.2
Than bùn 1.0 – 1.1 0.1 – 0.3 0.0 – 0.1
Bùn sét hữu cơ 1.3 – 1.8 0.5 – 1.5 0.3 – 0.8
*Sửa đổi theo Hansbo (1975)

2.3 Giải quyết các bài toán giữa các thể.


Bài toán giữa các thể là rất quan trọng với đất xây dựng, và trong mục này chúng ta sẽ sáng
tỏ việc giải các bài toán giữa các thể của đất với sự trợ giúp của các ví dụ số cụ thể. Khi các nguyên
tắc đã đúng và có sự trợ giúp từ thực tế, thì sẽ có thể giải quyết nhiều vấn đề. Chúng trở nên đơn
giản hơn và bạn cũng trở nên thuần thục hơn. Ngoài ra, với thực hành bạn có thể nhớ ngay hầu hết
các định nghĩa và quan hệ quan trọng, do vậy tiết kiệm thời gian khi phải tìm kiếm các công thức
dùng sau này.
Điều quan trọng bậc nhất cần làm khi giải bài toán giữa các thể là vẽ sơ đồ ba thể. Điều này
đặc biệt đúng cho những người mới làm. Không nên tìm các công thức đúng để giải bài toán, mà
thay vì tìm công thức, chúng ta nên vẽ sơ đồ ba thể và thể hiện tất cả những dữ liệu đề bài cho cũng
như các số liệu đang cần tìm của bài toán. Với một số bài toán, việc làm đơn giản này dẫn đến giải
bài toán được ngay tức thì, và ít nhất là thể hiện được phương pháp tiếp cận chính xác bài toán.
Cũng chú ý thêm rằng, thường là có một số phương pháp để cùng giải một bài toán chẳng hạn như
bài toán ở ví dụ 2.2.
Ví dụ 2.2:
Cho ρ = 1.76 Mg/m3 (khối lượng riêng tổng)
W = 10% ( Độ ẩm)
Yêu cầu: Xác định ρd (khối lượng riêng khô), e (hệ số rỗng), n (độ rỗng), S (độ bão hoà) và
ρsat (khối lượng riêng bão hoà).
Bài giải:
Vẽ sơ đồ ba thể (Hình ví dụ 2.2a), giả thiết rằng Vt=1 m3.
Từ định nghĩa về độ ẩm( phương trình 2-5) và khối lượng riêng tổng( phương trình 2-6)
chúng ta có thể xác định Ms và Mw. Lưu ý khi tính toán độ ẩm được biểu thị theo số thập phân.
Mw
w = 0,10 =
Ms
Mt Mw + Ms
ρ = 1,76 Mg / m 3 = =
Vt 1,0m 3
Thể tích (m3) Khối lượng (Mg)

Hình ví dụ 2.2a
Thay Mw = 0.1 Ms ta nhận được:
0,10M s + M s
1,76Mg/m3 =
1,0m 3
Ms = 1,60Mg và Mw= 1,16 Mg
Những giá trị này bây giờ được ghi lên cạnh khối lượng của sơ đồ ba thể ( hình ví dụ 2.2b)
và tiếp tục tính toán các chỉ tiêu tiếp theo.
Từ định nghĩa của ρw (công thức 2-8) có thể tính tiếp Vw:
Mw
ρw =
Vw
hoặc:
Mw 0,16 Mg
Vw = = = 0,160m 3
ρw 1Mg / m 3
Đưa các giá trị này vào sơ đồ ba thể hình ví dụ 2.2b.
Để tính Vs, giả thiết khối lượng riêng hạt ρs=2.7 Mg/m3. Từ định nghĩa của ρs (Phương trình
2-7), có thể tính trực tiếp Vs, hoặc:
Ms 1,6 Mg
Vs = = = 0,593m 3
ρs 2,70 Mg / m 3

Thể tích (m3) Khối lượng (Mg)

Hình ví dụ 2.2b

Vì Vt = Va + Vw + Vs , có thể tính Va, vì đã biết các đại lượng khác


Va = Vt - Vw - Vs = 1.0 -0.593 - 0.16 = 0.247 m3
Khi sơ đồ ba thể đã được điền đầy, việc giải tiếp bài toán chỉ là điền đủ các số cụ thể vào
các định nghĩa tương ứng đã nêu. Nhưng chú ý rằng, khi tính toán bạn phải viết ra dạng công thức,
sau đó đưa các giá trị theo đúng thứ tự các số hạng đã ghi trong công thức. Và cũng lưu ý thêm là
nên viết cả đơn vị vào biểu thức khi tính.
Việc tính toán các yêu cầu còn lại trở nên dễ dàng
Từ phương trình 2-9:
M s 1,6 Mg
ρd = = 3
= 1,6 Mg / m 3
Vt 1m
Từ phương trình 2-1:
Vv Va + Vw 0,247 + 0,160
e= = = = 0,686
Vs Vs 0,593
Từ phương trình 2-2:
Vv Va +V w 0,247 + 0,160
n= = 100 = 100 = 40,7%
Vt Vt 1,0
Từ phương trình 2-4:
Vw Vw 1,160
S= = 100 = 100 = 39,3%
Vv Va + Vw 0,247 + 0,160
Khối lượng riêng bão hoà ρsat là khối lượng riêng của đất khi lỗ rỗng trong đất chứa đầy
nước, đó cũng là khi đất bão hoà hoàn toàn với S=100%( Phương trình 2-10). Vì thế khi thể tích khí
Va chứa đầy nước, nó sẽ có khối lượng là 0.247 m3 x 1Mg/m3 hoặc là 0.247 Mg. Khi đó:
M s + M w (0,247 Mg + 0,16 Mg ) + 1,6 Mg
ρ sat = = = 2,01Mg / m 3
Vt 1m 3
Một cách khác, thậm chí có lẽ dễ hơn cách đã giải ví dụ này đó, là giả thiết Vs là thể tích
đơn vị =1m3. Theo định nghĩa Ms = ρs = 2,7 (khi ρs được giả thiết bằng 2.7 Mg/m3). Sơ đồ ba thể
hoàn chỉnh được thể hiện trên hình ví dụ 2-2c.
Vì w = Mw/Ms = 0,10; Mw = 0,27Mg và Mt=Mw+Ms = 2,97Mg. Cũng có Vw = Mw, do ρw =
1Mg/m3,vì vậy 0.27 Mg của lượng nước sẽ chiếm một thể tích là 0.27 m3. Có hai ẩn số còn lại cần
phải xác định trước khi chúng ta có thể tính toán tiếp, đó là Va và Vt. Để có được hai giá trị này,
chúng ta phải dùng giá trị đã cho ρ=1.76 Mg/m3. Từ định nghĩa về khối lượng riêng tổng (phương
trình 2-6):
M t 2,97 Mg
ρ =1,76 Mg/m3 = =
Vt Vt
Xác định Vt
Mt 2.97 Mg
Vt = = = 1.688m 3
ρ 1.76 Mg / m 3
Vì thế: Va = Vt – Vw – Vs = 1.688 - 0.27 - 1.0 = 0.418 m3
Cũng có thể dùng hình ví dụ 2.2c để kiểm tra lời giải còn lại của bài toán giống hệt nhau
được xác định khi dùng dữ liệu của hình ví dụ 2.2b.

Thể tích (m3) Khối lượng (Mg)

Hình ví dụ 2.2c

Ví dụ 2.3.
Yêu cầu diễn đạt độ rỗng n theo hệ số rỗng e (Phương trình 2.3a) và hệ số rỗng theo độ rỗng
(Phương trình 2.3b)
Bài giải:
Biểu diễn sơ đồ ba thể (Hình ví dụ 2.3a)
Cho ví dụ này, giả thiết Vs=1 (một đơn vị nào đó bất kỳ). Từ phương trình 2-1 có Vv=e bởi
vì Vs=1. Vì thế Vt=1+e. Từ phương trình 2-2, định nghĩa của n= Vv/Vt hoặc
e
n= (2-3a)
1+ e

Hình ví dụ 2.3a

Hình ví dụ 2.3b

Phương trình 2-3b có thể thiết lập theo phương pháp đại số hoặc từ sơ đồ ba thể( Hình ví dụ
2.3b). Cho trường hợp này, giả thiết Vt=1.
Từ phương trình 2.2, Vv = n bởi vì Vt=1. Vì thế Vs=1-n. Từ phương trình 2-1, theo định
nghĩa của hệ số rỗng e=Vv/Vs nên
n
e= (2-3b)
1− n

Ví dụ 2-4.
Cho e=0.62, w=15%, ρs=2.65 Mg/m3.
Yêu cầu:
Xác định ρd
Xác định ρ
w cho S=100%
Xác định ρsat cho S=100%
Bài giải:
Biểu diễn sơ đồ ba thể (Hình ví dụ 2-4).
(a) Vì không cho cụ thể thể tích nên giả thiết Vs=1 m3. Cũng như trong ví dụ 2.3 dẫn tới
Vv=e=0.62 m3 và Vt=1+e=1.62 m3. Từ phương trình 2.9:
Ms
ρd =
Vt

Và Ms=ρsVs ( từ phương trình 2-7) nên


M s ρ sVs ρ
ρd = = = s vì Vs=1 m3 ở hình ví dụ 2-4.
Vt Vt 1+ e

2.65
= = 1.636Mg / m 3
1 + 0.62
Chú ý: Quan hệ
ρs
ρd = (2-12)
1+ e
thường rất hay dùng trong bài tập xác định các thể
Thể tích (m3) Khối lượng (Mg)

Hình ví dụ 2.4

Tính ρ:
Mt Ms + Mw
ρ= =
Vt Vt
Ta đã biết
Mw = w.Ms (từ phương trình 2-5) và Ms = ρsVs, do vậy:
ρ sVs + wρ sVs ρ s (1 + w)
ρ= = vì Vs = 1m3
Vt 1+ e
Quan hệ trên thường rất hay dùng
ρ s (1 + w)
ρ= (2-13)
1+ e
Thay các giá trị vào, là có:
2.65(1 + 0.15)
ρ= = 1.88Mg / m 3
1 + 0.62
Kiểm tra
ρ
ρd = (2-14)
1+ w
1.88
= = 1.636Mg / m 3
1.15
Nên kiểm tra lại bằng công thức ρd = ρ/(1+w), vì đây cũng là một công thức thường dùng
cần phải nhớ.
(c) Tính lượng nước để đạt độ bão hoà S = 100%. Từ phương trình 2-4 ta biết Vw = Vv =
0.62 m3. Từ phương trình 2-8 ,
M w = Vw ρ w = 0.62 m3 (1 Mg/m3) =0.62 Mg. Vì thế w cho S = 100% phải là

M w 0.62
w( S =100% ) = = = 0.234 hay là 23.4%
M s 2.65

(d) Tính ρsat. Từ phương trình 2-10, đã biết


ρ sat = (M s + M w ) / Vt hoặc là
2.65 + 0.62
ρ sat = = 2.019 hay 2.02 Mg/m3
1.62
Kiểm tra lại bằng phương trình 2-13
ρ s (1 + w) 2.65(1 + 0.234 )
ρ sat = = = 2.02 Mg/m3
1+ e 1.62
Ví dụ 2-5
Yêu cầu thiết lập mối quan hệ giữa S, e, w và ρs
Bài giải
Xem xét sơ đồ ba thể với Vs=1 (Hình vẽ của bài tập 2.5)

Thể tích Khối lượng

Hình ví dụ 2.5

Từ phương trình 2-4 và hình 2.5, biết


Vw = SVv = Se Từ định nghĩa về độ ẩm (phương trình 2-5) và ρs (phương trình 2-7) có thể
đặt các tương đương cho Ms và Mw trên sơ đồ ba thể. Vì theo phương trình 2-8 M w = ρ wVw , có thể
viết các phương trình sau:
M w = ρ wVw = wM s = wρ sVs

hoặc là ρ w Se = wρ sVs

Vì Vs=1 m3 nên ρ w Se = wρ s (2-15)

Phương trình 2-15 là một trong những phương trình hay dùng nhất của bài tập giữa các thể.
Có thể ghi nhớ giá trị của nó từ các định nghĩa cơ bản của ρw, S, e, and ρs.
Chú ý khi dùng phương trình 2-15, cũng có thể viết phương trình 2-13 dưới dạng khác:
 ρ w Se 
ρ s 1 + 
 ρ s  ρ s + ρ w Se
ρ= = (2-16)
1+ e 1+ e
Khi S=100%, phương trình 2-16 trở thành
ρ s + ρ we
ρ sat = (2-17)
1+ e

Ví dụ 2-6
Cho một mẫu đất sét bụi với ρs=2700 kg/m3, S=100%, và độ ẩm =46%. Yêu cầu tính hệ số
rỗng e, khối lượng riêng bão hoà, khối lượng riêng đẩy nổi hoặc khối lượng riêng ngập nước theo
đơn vị kg/m3.
Bài giải
Đưa số liệu đã cho vào sơ đồ ba thể (hình ví dụ 2-6)
Giả thiết Vs=1 m3, có M s = Vs ρ s = 2700kg . Từ phương trình 2-15 có thể tính trực tiếp hệ
số rỗng:
wρ s 0.46 x 2700
e= = = 1.242
ρ w S 1000 x1.0
Nhưng e cũng bằng Vv bởi vì Vs=1.0, cũng như vậy Mw=1242 kg bởi vì về mặt số học thì
bằng Vw do ρ w = 1000 kg/m3. Bây giờ tất cả các ẩn số đã được tìm, ta sẵn sàng tính được khối
lượng riêng bão hoà (phương trình 2-10):
M t M w + M s (1242 + 2700)kg
ρ sat = = = =1758 kg/m3
Vt 1+ e (1 + 1.24)m 3

Cũng có thể dùng trực tiếp phương trình 2-17:


ρ s + ρ we 2700 + 1000(1.242)
ρ sat = = = 1758 kg/m3
1+ e 1 + 1.242
Khi đất bị ngập, trọng lượng riêng thực của đất bị giảm đi do đẩy nổi. Lực đẩy nổi này
chính bằng trọng lượng nước mà đất chiếm chỗ. Vì vậy khối lượng riêng đẩy nổi xác định bằng
công thức, (theo PT 2-11 và 2-17):
ρ , = ρ sat − ρ w = 1758 kg/m3 – 1000 kg/m3 = 758 kg/m3
hoặc là
ρ s + ρ we ρs − ρw
ρ, = − ρw = =758 kg/m3 (2-18)
1+ e 1+ e
Trong ví dụ này, ρ, nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. Quay trở lại và xem bảng 2-1 cho
một số giá trị điển hình của ρ,. Khối lượng riêng ngập nước hay đẩy nổi của đất sẽ được tìm trở nên
rất quan trọng ở những phần sau khi chúng ta bàn về cố kết, lún và các tính chất bền của các loại
đất.
Tóm lại để dễ dàng giải các bài tập về các pha của đất, bạn không cần phải nhớ nhiều các
công thức phức tạp. Phần lớn các công thức được thiết lập một cách dễ dàng từ sơ đồ các pha (thể)
như đã trình bày ở các ví dụ trên. Chỉ nên quy luật đơn giản sau đây:
1. Nhớ các công thức định nghĩa cơ bản của w, e, ρs, S, etc.
2. Vẽ sơ đồ pha.
3. Giả thiết Vs=1 hoặc Vt=1, nếu không cho.
4. Thường dùng ρ w Se = wρ s .

2.4 Kết cấu đất


Cho đến lúc này, ta chưa nói nhiều về cái gì đã tạo nên phần rắn của khối đất. Trong
chương 1, đã đưa ra định nghĩa thường dùng của đất theo quan điểm xây dựng đó là: Sự tích tụ của
các khoáng vật thành tạo đất đá và các vật chất hữu cơ trên bề mặt đá gốc. Có thể miêu tả ngắn gọn
quá trình phong hoá và các quá trình biến đổi địa chất khác tác dụng trên đá hoặc gần bề mặt trái
đất để hình thành đất. Vì thế phần rắn của khối đất bao gồm chủ yếu các hạt khoáng vật và các vật
chất hữu cơ với nhiều kích cỡ và số lượng khác nhau.
Kết cấu của đất là các biểu hiện bên ngoài hay “cảm” thấy của đất và nó phụ thuộc vào kích
thước tương đối và hình dạng hạt cũng như độ lớn hay sự phân bố của các hạt này. Vì thế mà đất
hạt thô, chẳng hạn như cát hoặc cuội sỏi thì kết cấu hạt thô biểu hiện rõ, trong khi đất kết cấu hạt
mịn chủ yếu tạo bởi là các hạt khoáng vật rất nhỏ, không thể nhìn được bằng mắt thường. Bụi và sét
là những ví dụ điển hình của đất kết cấu hạt mịn.
Kết cấu đất, đặc biệt là của kết cấu đất hạt thô, có một vài liên quan đến tính chất xây dựng
của nó. Thực chất, kết cấu đất là cơ sở cho các sơ đồ phân loại một loại đất nào đó mà phổ biến
trong khoa học nông nghiệp hơn là trong xây dựng. Tuy vậy, khái niệm phân loại kết cấu( cuội sỏi,
cát, bụi, và sét) vẫn rất hiệu quả trong quan niệm chung của thực tiễn địa kỹ thuật. Với các đất hạt
mịn thì sự có mặt của nước ảnh hưởng nhiều đến đặc tính xây dựng của chúng hơn là của riêng kích
thước hạt hay riêng kết cấu. Nước tác động đến sự tương tác giữa các hạt khoáng vật, làm ảnh
hưởng tới tính dẻo và tính dính của nó.
Theo kết cấu, đất được chia thành đất hạt thô và đất hạt mịn. Một ranh giới thuận tiện khi
phân chia là những hạt nhỏ nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đất có những hạt lớn hơn hạt
nhỏ nhất này (khoảng 0.05 mm) được gọi là các hạt lớn (hạt thô), trong khi đất nhỏ hơn cỡ những
hạt này gọi là đất hạt mịn. Cát và cuội sỏi là những hạt thô còn bụi và sét là đất hạt mịn. Một cách
thuận tiện khác để chia hay phân loại đất là theo tính dẻo và dính của nó (theo môn học vật lý: Tính
dính là đặc tính các vật liệu có thể dính kết với nhau.
Bảng 2-2 Kết cấu và các đặc tính khác của các loại đất

Tên đất Cuội sỏi, cát Bụi Sét

Kích thước hạt Hạt thô, có thể nhìn Hạt nhỏ, mịn không Hạt nhỏ, mịn không
các hạt bằng mắt thể nhìn bằng mắt thể nhìn bằng mắt
thường thường thường

Đặc tính Không dính Không dính Dính


Không dẻo Không dẻo Dẻo
Rời rạc Rời rạc

Ảnh hưởng của nước Tương đối không Quan trọng Rất quan trọng
đến các tính chất xây quan trọng
dựng
(Trừ trường hợp vật
liệu rời bão hoà chịu
tác dụng tải trọng
động)

Ảnh hưởng của kích Quan trọng Tương đối không Tương đối không
thước hạt đế tính quan trọng quan trọng
chất xây dựng

Ví dụ cát không có tính dẻo và cũng không có tính dính, trong khi đó sét có cả tính dẻo và
dính. Bụi thì trong khoảng giữa của cát và sét đó là hạt mịn nhưng không có tính dẻo và dính. Các
quan hệ này cũng như một số đặc tính xây dựng chung được trình bày ở bảng 2-2. Cần tiếp thu một
số quy trình, tốt nhất được tiến hành trong phòng thí nghiệm, để nhận biết đất theo kết cấu và một
số quy trình các đặc trưng chung khác như tính dẻo và tính dính.
Cũng cần phải lưu ý là khái niệm sét đề cập đến cả khoáng vật đặc biệt gọi là khoáng vật sét
(sẽ trình bày ở chương 4) và đất có chứa các khoáng vật sét. Ứng xử một số loại đất chịu ảnh hưởng
mạnh bởi các loại khoáng vật sét trong đất. Trong địa kỹ thuật để đơn giản thường gọi các đất như
vậy là sét, nhưng chúng ta nên hiểu là đất có chứa các khoáng vật sét có ảnh hưởng đến ứng xử của
loại đất đó.

2.5 Kích thước hạt và phân bố kích cỡ hạt


Như đã đề xuất ở mục trước, kích thước của hạt đất, đặc biệt là đất hạt thô, ảnh hưởng nhiều
đến tính chất xây dựng của nó. Vì vậy, với mục đích của phân loại đất, ta quan tâm đến các hạt
hoặc đường kính hạt có trong một loại đất cụ thể cũng như là phân bố kích cỡ của các hạt này.
Kích cỡ hạt phân bố trong phạm vi rất lớn. Có thể phân chia đất có kích cỡ từ đá tảng, cuội
có đường kính vài cm cho đến các hạt ở dạng keo siêu mịn. Loại lớn nhất có thể là ở bậc 108, do đó
thường xây dựng đường cong thành phần hạt dựa vào hàm logarit của đường kính trung bình hạt.
Hình 2-3 chỉ ra các đường ranh giới giữa các kích cỡ cấu tạo khác nhau theo một số biểu đồ phân
loại kỹ thuật phổ biến. Có thể nhận thấy rằng, theo cách truyền thống ở Mỹ thì các đơn vị biểu thị
kích cỡ khác nhau phụ thuộc vào kích cỡ hạt. Đối với hạt có kích cỡ lớn hơn 5mm (khoảng ¼ in.),
thì người ta hay dùng đơn vị inch, mặc dù cũng có thể dùng milimet. Kích cỡ hạt giữa 5mm và
0.074mm được phân loại dựa theo cỡ rây tiêu chuẩn Mỹ, tất nhiên có liên quan với kích cỡ hạt đặc
trưng như đã chỉ ra trên Hình 2-3. Đất mịn hơn cỡ rây số 200, thường theo đơn vị milimet hoặc đối
với các hạt có kích cỡ của các hạt keo rất mịn thì theo micromet.
Làm thế nào để có được sự phân bố kích cỡ hạt? Quá trình này được gọi là phân tích cơ học
hay là xác định thành phần hạt. Đối với đất hạt thô, được thực hiện trên một mẫu đất khô rung cơ
học qua một loạt rây lưới dệt mắt vuông, đặt liên tiếp với các lỗ nhỏ dần. Khi biết tổng khối lượng
mẫu, lượng phần trăm sót lại hoặc lọt qua mỗi cỡ rây có thể được xác định bằng cách cân lượng đất
còn lại trên mỗi rây sau khi đã lắc hoặc rung. Các thao tác chi tiết của thí nghiệm này được nêu rõ
trong ASTM- Hội thí nghiệm vật liệu Mỹ (1980), Kí hiệu C 136 và D 422. Tiêu chuẩn thí nghiệm
AASHTO (1978) tương ứng là T 27 và T 88. Các cỡ rây tiêu chuẩn của Mỹ sử dụng chung cho các
phân tích cỡ hạt đất được chỉ ra trên bảng 2-3. Các hạt đất ít khi là hạt hình cầu hoàn chỉnh, vì vậy
khi nói đến đường kính hạt của đất, có nghĩa là đường kính tương đương đã được xác định bằng
phân tích cỡ rây.
Kích cỡ hạt (mm)

Đá tảng Sỏi Đá dăm Bụi Sét Dạng keo


Thô Vừa Mịn

Cát
Đá tảng Đá dăm
Bụi Sét Dạng keo
Thô Mịn

Đá dăm Cát
Đá tảng Sỏi Bụi, sét mịn
Thô Mịn Thô Vừa Mịn

Đá dăm Cát Bụi


Đá tảng Sỏi Sét
Thô Vừa Mịn Thô Vừa Mịn Thô Vừa Mịn

ASTM – Hiệp hội Thí nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ (1980)


AASHTO – Hiệp hội Giao thông và Đường bộ Liên bang (1978)
USCS – Hệ thống phân loại đất thống nhất (Cục cải tạo Hoa Kì, 1974, Hội kĩ thuật quân đội
Hoa Kì, 1960 )
M.I.T – Viện Công nghệ Masachusett (Taylor, 1948)

Hình 2-3 Phạm vi kích cỡ hạt theo một số hệ phân loại đất kỹ thuật (cải biến theoAl-Husaini, 1977)

Bảng 2-3 Các cỡ rây tiêu chuẩn Mỹ và kích cỡ lỗ tương ứng


Tiêu chuẩn Mỹ Lỗ rây
Số rây (mm)
4 4.75
10 2.00
20 0.85
40 0.425
60 0.25
100 0.15
140 0.106
200 0.075
Các phân tích rây không thực tế đối với lỗ rây nhỏ hơn khoảng 0.05 đến 0.075mm (Rây số
200, tiêu chuẩn Mỹ). Do đó đối với các hạt đất nhỏ mịn, bùn và đất sét, người ta thường dùng
phương pháp phân tích tỷ trọng kế. Cơ sở của thí nghiệm này là định luật Stoke cho hạt cầu lắng
xuống trong dung dịch nhớt, tốc độ lắng cuối cùng phụ thuộc vào đường kính hạt và mật độ của hạt
trong huyền phù và dung dịch. Từ đó đường kính hạt được tính theo khi biết khoảng cách và thời
gian chìm lắng. Tỷ trọng kế cũng có thể xác định được tỷ trọng của huyền phù, và tính được phần
trăm hạt với đường kính hạt tương đương. Giống như phân tích rây, cũng xác định được phần trăm
tổng mẫu vẫn còn trong huyền phù (hoặc gần như ra khỏi huyền phù). Quy trình cho thí nghiệm tỷ
trọng kế được đưa ra bởi ASTM (1980), Kí hiệu D422 và AASHTO (1978) và Phương pháp tiêu
chuẩn T88. USBR (1974) và Hiệp hội kĩ thuật quân đội Mỹ (1970) cũng có những tiêu chuẩn tương
tự cho thí nghiệm này.
Sự phân bố lượng phần trăm của tổng mẫu nhỏ hơn cỡ rây cho sẵn hoặc đường kính hạt tính
được có thể được biểu thị trên biểu đồ cột hay thông thường hơn là ở trên biểu đồ tích lũy tần suất.
Kích cỡ hạt tương đương được vẽ theo tỉ lệ lôgarit trên trục hoành, trong khi phần trăm trọng lượng
(hay khối lượng) của tổng mẫu hoặc lọt qua (phần mịn hơn) hoặc sót lại (phần thô hơn) được vẽ
theo số học trên tung độ (Hình 2-4). Cần nhớ rằng hình này có thể chỉ vẽ được với những kích cỡ
hạt nhỏ hơn theo hướng về bên phải. Một vài phân bố kích cỡ hạt đặc trưng được biểu diễn trên
Hình 2-4. Đất cấp phối tốt biểu thị các kích cỡ hạt trong một khoảng rộng, và đường cong thành
phần hạt trơn và nói chung là lõm lên (concave upward). Trong khi, đất cấp phối kém là đất có quá
nhiều hay quá ít số hạt kích cỡ nhất định hoặc hầu hết các hạt có cùng kích cỡ. Phân bố đồng đều
trên Hình 2-4 là một ví dụ của một loại đất cấp phối kém. Đất cấp phối không liên tục hay gián
đoạn cấp phối trên hình này cũng là đất cấp phối kém; trong trường hợp này, phần kích cỡ hạt giữa
0.5 và 0.1mm là rất ít.
Chúng ta có thể tìm được những đại lượng thống kê thông thường (trung bình, đường trung
bình, độ lệch tiêu chuẩn, v.v..) cho đường cong thành phần hạt, nhưng điều này được làm phổ biến
trong thạch học trầm tích hơn là trong cơ học đất. Tất nhiên ta quan tâm đến phạm vi đường kính
hạt tìm được của mẫu. Bên cạnh đó, ta dùng các đường kính hạt D phù hợp với giá trị tương đương
với “phần trăm lọt” ("percent passing") trên đường cong thành phần hạt. Ví dụ, D10 là đường kính
của cỡ hạt tương ứng 10% khối lượng mẫu qua rây. Nói cách khác, 10% các hạt có kích cỡ nhỏ hơn
đường kính D10. Đại lượng này được đặt trên đường cong thành phần hạt (GSD – grain size
distribution ) dọc theo trục của kích cỡ hạt, và nó còn được gọi là đường kính hiệu quả. Hệ số đồng
đều Cu là một thông số hình dạng thô được biểu thị qua công thức:
D60
Cu = (2-19)
D10
Trong đó D60 = đường kính hạt (tính bằng mm) chiếm ít nhất 60% mẫu, và
D10 = đường kính hạt (tính bằng mm) chiếm ít nhất 10% mẫu, tính theo trọng
lượng (hoặc khối lượng).
Trên thực tế, hệ số đồng đều bị gọi sai tên khi hệ số này càng nhỏ thì sự đồng đều càng
tăng. Do đó nó thực ra là hệ số “không đồng đều”. Ví dụ, loại đất có Cu = 1 thì chỉ có một cỡ hạt
duy nhất. Loại đất cấp phối rất kém như cát biển chẳng hạn, có Cu bằng 2 hoặc 3, trong khi đất cấp
phối rất tốt có thể có Cu lên đến 15 hoặc lớn hơn. Có khi, hệ số Cu lên đến 1000 hoặc hơn nữa. Ví
dụ, đất sét làm lõi của đập Oroville ở California có hệ số Cu khoảng 400-500; phạm vi kích cỡ hạt
từ những đá tảng lớn cho đến các hạt sét rất mịn.
Một đại lượng khác cũng hay dùng để phân loại đất là hệ số cấp phối Cc:

( D30 ) 2
Cc = (2-20)
( D10 )( D60 )
Trong đó D30 = đường kính hạt cực đại (tính bằng mm) chiếm ít nhất 30% mẫu.
Các đại lượng khác đã được đề cập đến ở trên.
Đất có hệ số cấp phối từ 1-3 được coi là cấp phối tốt, trong khi đó Cu cũng lớn hơn 4 đối
với cuội sỏi và lớn hơn 6 đối với cát.

Ví dụ 2.7:
Đường cong thành phần hạt cho trên Hình 2.4.
Yêu cầu:
Xác định D10, Cu, và Cc cho mỗi đường cong thành phần hạt.

Bài giải:
Theo công thức 2-19 và 2-20, ta cần tính D10, D30, D60 cho mỗi đường cong trên Hình 2.4.
a. Đất cấp phối tốt, chỉ cần xác định đường kính của những hạt chiếm 10%, 30%, 60%
khối lượng.
D10 = 0.02mm, D30 = 0.6mm, D60 = 9mm,
Từ công thức 2-19,
D60 9
Cu = = = 450
D10 0.02
Từ công thức 2-20,

( D30 ) 2 (0.6) 2
Cc = = =2
( D10 )( D60 ) (0.02)(9)
Vì Cu > 15 và Cc nằm trong phạm vi từ 1 đến 3, đất này là đất cấp phối tốt.

b. Đất cấp phối gián đoạn, làm tương tự như phần (a), ta có:
D10 = 0.022mm, D30 = 0.052mm, D60 = 1.2mm,
Từ công thức 2-19,
D60 1.2
Cu = = = 55
D10 0.022
Từ công thức 2-20,

( D30 ) 2 (0.52) 2
Cc = = = 0.1
( D10 )( D60 ) (0.022)(1.2)
Mặc dù theo chỉ tiêu đánh giá hệ số đồng đều, thì đất này là cấp phối tốt, nhưng lại không
đạt khi đánh giá theo chỉ tiêu hệ số cấp phối. Do vậy đây là đất cấp phối kém.
c. Đất đồng đều, làm tương tự như phần (a), ta có:
D10 = 0.3mm, D30 = 0.43mm, D60 = 0.55mm,
Từ công thức 2-19 và 2-20 có:
D60 0.55
Cu = = = 1.8
D10 0.3

( D30 ) 2 (0.43) 2
Cc = = = 1.12
( D10 )( D60 ) (0.3)(0.55)
Loại đất này vẫn là đất cấp phối kém mặc dù hệ số Cc hơi lớn hơn đơn vị; hệ số Cu lại rất
nhỏ.
Phân tích sàng (sàng Tiêu chuẩn Hoa Kỳ)

Kích cỡ hạt (mm)

Hình 2.4 Phân bố kích cỡ hạt tiêu chuẩn


2.6 Hình dạng hạt đất
Hình dạng của từng hạt đất ít nhất cũng quan trọng như sự phân bố kích thước hạt, trong
ảnh hưởng đến sự đáp ứng kỹ thuật của đất dạng hạt. Có thể xác định được số lượng hình dạng
hạt dựa theo quy luật phát triển của thạch học trầm tích, nhưng đối với mục đích địa kỹ thuật,
sự mài nhẵn như thế hiếm khi được chấp nhận. Những chỉ tiến hành xác định định tính hình
dạng như một phần của phân loại đất bằng mắt. Đất hạt thô nói chung được phân loại theo hình
dạng như trên Hình 2.5.

Hình 2.5: Hình dạng đặc thù của các hạt thô lớn (Hình chụp của M. Surendra)

Có thể phân biệt giữa các hạt lớn và hạt dạng hình kim hay dạng vảy. Các lớp mica là một
ví dụ điển hình của hạt dạng vảy và cát Ottawa cho ví dụ về hạt lớn. Các hình trụ của mỗi dạng
khác nhau rất nhiều trong ứng xử khi bị nén bởi pittông. Các hạt lớn khó nén hơn cả, ngay cả khi ở
trạng thái rất rời, nhưng các lớp mica khi nén, thậm chí dưới áp lực nhỏ, cũng giảm đi một nửa thể
tích ban đầu của chúng. Khi nghiên cứu cường độ chống cắt của cát, hình dạng hạt là yếu tố rất
quang trọng khi xác định các đặc tính ma sát của đất dạng hạt.
2.7 Các giới hạn Atterberg và các chỉ số độ chặt
Như chúng ta đã đề cập đến (Bảng 2-2), sự có mặt của nước trong các lỗ rỗng của đất có thể
ảnh hưởng đặc biệt đến ứng xử kỹ thuật của đất hạt mịn. Không chỉ quan trọng là chứa bao nhiêu
nước trong một lớp đất trầm tích tự nhiên (độ ẩm), ví dụ, mà ta cần so sánh hoặc phân loại độ ẩm
này trên cơ sở một vài tiêu chuẩn về ứng xử kỹ thuật. Đó chính là các giới hạn Atterberg – những
giới hạn rất quan trọng của ứng xử kỹ thuật. Nếu ta biết được độ ẩm của mẫu liên quan đến giới hạn
Atterberg đến đâu, thì ta sẽ biết được rõ về sự đáp ứng kỹ thuật của những mẫu này. Các giới hạn
Atterberg – là những độ ẩm ở giới hạn đã biết hoặc các giai đoạn tới hạn trong ứng xử của đất.
Chúng, cùng với độ ẩm tự nhiên, là những chỉ tiêu quan trọng nhất trong mô tả đất hạt mịn. Chúng
được dùng trong việc phân loại những loại đất này, và cũng hữu ích khi liên hệ với những đặc tính
kỹ thuật và ứng xử kỹ thuật của đất hạt mịn.
Giới hạn Atterberg được nghiên cứu vào đầu những năm 1900 bởi nhà khoa học thổ nhưỡng
người Thụy Điển, A. Atterberg (1911). Ông đã làm việc trong ngành công nghiệp gốm, và trong
thời gian đó đã tiến hành làm một số thí nghiệm mô tả độ dẻo của đất sét, vì nó quan trọng trong cả
việc đúc khuôn sét thành gạch, nhằm tránh ép co và gãy vỡ khi nung. Sau rất nhiều thực nghiệm,
Atterberg phát hiện là có ít nhất hai tham số cần biết để xác định độ dẻo của đất sét – giới hạn dưới
và giới hạn trên của độ dẻo. Trên thực tế, ông đã có thể xác định được một vài giới hạn của độ sệt
hay ứng xử và ông ta đã đưa ra những thí nghiệm trong phòng đơn giản để xác định những giới hạn
này. Đó là các giới hạn:
1. Giới hạn trên của dòng nhớt.
2. Giới hạn chảy – giới hạn dưới của dòng nhớt.
3. Giới hạn nhớt – đất sét làm mất đi sự kết dính với lưỡi kim loại.
4. Giới hạn dính – các hạt ngừng dính với nhau.
5. Giới hạn dẻo – giới hạn dưới của trạng thái dẻo.
6. Giới hạn co – giới hạn dưới của biến đổi thể tích.
Ông ta cũng xác định được chỉ số dẻo, là phạm vi độ ẩm khi đất ở trạng thái dẻo, và ông
cũng là người đầu tiên đề nghị lấy dùng nó để phân loại đất. Sau đó, vào cuối năm 1920, K.
Terzaghi và A. Casagrande (1932b), khi làm việc cho Cục giao thông Mỹ, đã tiêu chuẩn hóa các
giới hạn Atterberg để chúng có thể dễ dàng được dùng vào mục đích phân loại đất. Trong hoạt động
địa kỹ thuật hiện nay ta thường dùng giới hạn chảy (LL – liquid limit hoặc wL), giới hạn dẻo (PL –
plastic limit hoặc wP) và đôi khi dùng giới hạn co (SL – shrinkage limit hoặc wS). Giới hạn nhớt
và giới hạn dính được dùng thông dụng hơn trong công nghệ làm đồ gốm và nông nghiệp.
Vì các giới hạn Atterberg là những độ ẩm khi ứng xử của đất thay đổi, ta có thể biểu diễn
các giới hạn này khi độ ẩm liên tục như trên Hình 2.6. Đồng thời cũng cho thấy các loại ứng xử của
đất ứng với các phạm vi độ ẩm đã cho. Khi độ ẩm tăng, trạng thái của đất thay đổi từ dạng rắn, dễ
gãy vỡ sang dạng đặc dẻo và sau đó sang chất lỏng nhớt. Ta cũng có thể biểu diễn trên cùng môi
trường độ ẩm liên tục phản ứng của vật liệu nói chung (biểu đồ ứng suất biến dạng) tương ứng theo
các trạng thái trên.
Ta có thể gọi các đường cong vẽ trên Hình 2.7 theo cơ học chất lỏng, ở đây gradien tốc độ
trượt được vẽ theo ứng suất cắt. Phụ thuộc vào độ ẩm, đất có thể được biểu diễn đặc trưng bằng tất
cả các đường cong trên (ngoại trừ đường chất lỏng Niutơn lý tưởng). Cũng cần lưu ý đến sự khác
nhau của biểu đồ ứng suất-biến dạng của các vật liệu kỹ thuật khác như thép, bê tông hay gỗ.
Đặc Dễ gãy vỡ Đặc dẻo Lỏng nhớt
Trạng thái

Độ ẩm

Chỉ số chảy

Ứng suất – Biến dạng

Hình 2.6: Độ ẩm liên tục cho thấy những trạng thái khác nhau của đất cũng như biểu đồ ứng suất-biến dạng được khái quát hóa
Hình 2.7: Ứng xử của một số vật liệu trong đó có đất trong một phạm vi độ ẩm

Các thí nghiệm về giới hạn độ sệt ban đầu của Atterberg phần nhiều là ngẫu nhiên và không
dễ dàng lặp lại được, đặc biệt là bởi những người thao tác thiếu kinh nghiệm. Như đã đề cập,
Casagrande (1932b, 1958) tiến hành chuẩn hóa các thí nghiệm, và ông đã phát kiến được thiết bị
xác định giới hạn chảy (LL) (Hình 2.8) vì vậy thí nghiệm không phụ thuộc nhiều vào nguồn thí
nghiệm. Ông đã xác định giới hạn chảy là độ ẩm của đất mà trong mẫu đất này, tại rãnh cắt tiêu
chuẩn bằng dao cắt rãnh (Hình 2.8a,b) sẽ khép lại một đoạn chừng 13mm (1/2 in.) tại lần gõ thứ 25
vào bát Giới hạn chảy khi bát rơi từ độ cao 10mm xuống một bệ cao su cứng hoặc bệ chất cách điện
micarta dẻo (Hình 2.8c). Trong thực tế, rất khó để trộn đất để cho rãnh khép kín xảy ra chính xác tại
lần gõ 25, nhưng Casagrande phát hiện ra rằng nếu ta dùng độ ẩm của thí nghiệm nơi tạo độ khép
kín tại số lần bát trên trục tọa độ lôgarit của số lần gõ, ta sẽ nhận được một đường thẳng gọi là
đường độ chảy. Đường độ chảy cắt ngang lần gõ thứ 25, thì độ ẩm tại thời điểm đó được xác định là
giới hạn chảy.
Thí nghiệm về giới hạn dẻo (PL) thì có phần ngẫu nhiên hơn, và nó đòi hỏi một vài thực
nghiệm để đạt được độ sệt và lặp lại kết quả được. Giới hạn dẻo được xác định tại độ ẩm khi đất bắt
đầu xuất hiện một đường đứt gãy trong quá trình lăn đất cho đến khi đạt đường kính là 3mm (1/8
in.). Đất sẽ đứt gãy thành những đoạn có độ dài từ 3mm đến 10mm (1/8 in. đến 3/8 in.). Nếu đoạn
đứt gãy lăn được ở đường kính nhỏ hơn, thì đất quá ướt (ở trên giới hạn dẻo); nếu đất đứt gãy trước
khi đạt được đường kính 3mm (1/8 in.) thì đã vượt quá giới hạn dẻo. Quá trình lăn đất đạt giới hạn
dẻo thành các đoạn đứt gãy được thấy trên Hình 2.8d.
Hình 2.8 (a)Sơ đồ thiết bị xác định giới hạn chảy Casagrande và dao cắt rãnh; kích thước bằng milimet. (b)
Dao cắt trước khi quay tay quay. (c) Sau khi quay tay quay để áp dụng đủ số lần gõ bát để khép rãnh
13mm. (d) Các đoạn đất ở giới hạn dẻo. Từ (a) đến (c) theo Hansbo (1975).

Tuy các thí nghiệm về giới hạn chảy và giới hạn dẻo dường như đơn giản, nhưng cả hai thí
nghiệm này đều phải thành thục để có được các kết quả thích hợp. Tại Thụy Điển, thí nghiệm thả
cầu nón được dùng để xác định giới hạn chảy (Hansbo, 1957). Thí nghiệm này cho kết quả thích
hợp hơn thiết bị Casagrande, đặc biệt là với đất sét Thụy Điển, và có phần đơn giản hơn và nhanh
hơn khi sử dụng. Karlsson (1977) đã trình bày một báo cáo thú vị về độ tin cậy của hai phương
pháp thí nghiệm này.
Đôi khi có thể sử dụng thí nghiệm giới hạn chảy một điểm vì các loại đất có nguồn gốc địa
chất tương tự nhau, thì có độ dốc của các đường cong chảy giống nhau. Do đó tất cả những gì ta
cần làm là tìm độ ẩm wn của mẫu ứng với độ khép của đường rãnh tại lần gõ thứ n, và sử dụng mối
quan hệ sau:
n tan β
LL = wn ( ) (2-21)
25
Trong đó tanβ – độ dốc của đường cong chảy.
Để đạt được kết quả tốt nhất, số lần gõ n tốt nhất từ 10 đến 40. Lambe (1951), Hội các kĩ sư
quân đội Mỹ và Karlsson (1977) đã có các báo cáo hay về thí nghiệm xác định giới hạn chảy một
điểm.
Có thể thấy rằng chúng ta đã không đề cập đến các qui trình ASTM cho các thí nghiệm giới
hạn Atterberg. Chúng tôi không giới thiệu các qui trình ASTM vì lý do duy nhất, các giới hạn được
được tiến hành trên các mẫu khô gió. Đối với một số loại đất, qui trình như thế này sẽ cho những
kết quả rất khác nhau, so với nếu các giới hạn được xác định ở độ ẩm tự nhiên (Karlsson, 1977).
Một vấn đề khác với ASTM là dao cắt rãnh cho thí nghiệm xác định giới hạn chảy. Nó không cho
phép bất kỳ sự điều chỉnh độ cao của dao cắt, và do vậy sẽ cho các kết quả không phù hợp. Chính
vì lí do này, ta nên dùng dao cắt rãnh Casagrande (Hình 2.8).
Giới hạn chảy có thể nằm trong phạm vi từ 0 đến 1000, nhưng hầu hết các loại đất có giới
hạn chảy (LL) nhỏ hơn 100. Giới hạn dẻo thì có thể trong phạm vi từ 0 đến 100 hoặc hơn thế,
nhưng hầu hết là nhỏ hơn 40. Mặc dù các giới hạn Atterberg thực ra là các độ ẩm, chúng cũng là
các đường biên giữa các ứng xử kỹ thuật khác nhau, và Casagrande (1948) kiến nghị là các giá trị
được báo cáo không biểu hiện bằng phần trăm. Chúng là những số được dùng để phân loại đất hạt
mịn, và là chỉ số ứng xử của đất. Tuy nhiên, ta cũng sẽ thấy các giới hạn thường ghi bằng cả hai
cách và sử dụng cả hai kí hiệu: LL và PL, và wL và wP với phần trăm.
Các giới hạn Atterberg khác đôi khi dùng trong thực tiễn địa kĩ thuật, giới hạn co ngót, sẽ
được bàn đến chi tiết trong Chương 6.
Ta đã đề cập ở phần trước là Atterberg cũng xác định một chỉ số được gọi là chỉ số dẻo để
mô tả phạm vi độ ẩm mà đất ở trạng thái dẻo. Chỉ số dẻo, PI-plastic index hay Ip, vì vậy là số bằng
hiệu của LL và PL, hoặc:
PI = LL – PL (2-22)
PI hữu hiệu trong phân loại kỹ thuật đất hạt mịn, và rất nhiều đặc trưng kĩ thuật được có sự
liên hệ thực nghiệm với PI.
Đầu tiên khi bàn về các giới hạn Atterberg, ta đã muốn so sánh hoặc lấy tỉ lệ giữa độ ẩm với
một vài giới hạn xác định hoặc các biên hay đặc trưng kỹ thuật. Bằng cách này, ta sẽ biết là mẫu đất
có ứng xử như một chất dẻo, hay là chất rẵn dễ gãy, hoặc thậm chí có thể là lỏng. Chỉ số để đánh
giá độ ẩm tự nhiên của một mẫu đất là chỉ số chảy, LI hay IL, được xác định:
wn − PL
LI = (2-23)
PI
Trong đó wn là độ ẩm tự nhiên của mẫu đất thí nghiệm.
Nếu LI ≤ 0, thì từ đường độ ẩm liên tục trên Hình 2.6, ta có thể biết rằng đất ở trạng thái
giòn nếu bị cắt.
Nếu 0< LI <1, thì đất ở trạng thái dẻo.
Nếu LI ≥ 1, thì đất ở sẽ ở dạng chất lỏng rất nhớt khi bị cắt.
Những loại đất này có thể cực kì nhạy khi kết cấu đất bị phá vỡ. Với điều kiện mẫu đất
không bị phá hoại theo cách nào thì chúng có thể tương đối bền vững, nhưng vì một vài lí do nào đó
chúng bị cắt và kết cấu đất bị phá vỡ, đất có thể chảy như một chất lỏng. Có nhiều lớp trầm tích sét
siêu nhạy (chảy) ở phía Đông Canada và Scandinavia. Hình 2.9 cho thấy một mẫu đất sét Leda lấy
từ Ottawa, Ontario ở trạng thái nguyên dạng và chế bị đều ở cùng một độ ẩm. Mẫu nguyên dạng có
thể chịu được áp lực thẳng lớn hơn 100kPa; trong khi mẫu chế bị, thì lại giống như chất lỏng.
Tuy không nhấn mạnh ở phần trên, nhưng các giới hạn được xác định ở đất chế bị, và khi
bàn đến kết cấu của các loại đất sét trong Chương 4, ta sẽ thấy kết cấu tự nhiên của đất chi phối rất
mạnh ứng xử kĩ thuật của nó. Vậy giới hạn Attenberg sẽ được dùng thế nào? Chúng được dùng theo
thực nghiệm, có nghĩa là, chúng tương quan với các đặc trưng và ứng xử kĩ thuật vì cả giới hạn
Atterberg và đặc trưng kĩ thuật đều chịu những tác động giống nhau. Một số tác động phải kể đến
bao gồm các khoáng vật sét, các ion trong nước lỗ rỗng, lịch sử chịu áp lực của đất trầm tích, v.v
Và những tác động này sẽ được bàn đến chi tiết trong chương về kết cấu đất (Chương 4). Đến đây
ta hoàn toàn thừa nhận là các giới hạn Atterberg thực nghiệm, đơn giản rất hữu ích khi phân loại đất
cho các mục đích kĩ thuật và chúng tương quan tương đối tối với ứng xử kĩ thuật của đất.

Hình 2.9 (a) Mẫu đất sét Leda nguyên dạng và (b) chế bị lấy từ Ottawa, Ontario (Ảnh chụp của
D.C. Maclilan, Bộ phận nghiên cứu Xây dựng, Hội đồng nghiên cứu quốc gia Canada)
2.8 Hoạt Tính
Năm 1953, Skempton đã xác định được hoạt tính A của đất sét là:
A = PI / tỉ lệ sét (2-24)
Trong đó tỉ lệ sét thường được lấy bằng phần trăm trọng lượng của đất nhỏ hơn 2 µm. Các
loại sét có hoạt tính nằm trong khoảng 1 (0.75 < A < 1.25) được xếp loại “bình thường”; A < 0.75
là sét không hoạt tính và A>1.25 là sét hoạt tính. Hoạt tính rất hữu dụng trong việc phân loại các
tương quan đặc tính kỹ thuật, đặc biệt là cho đất sét không hoạt tính và hoạt tính. Đồng thời, cũng
có tương quan hợp lý của hoạt tính và dạng của khoáng sét (Chương 4). Tuy nhiên, chỉ riêng các
giới hạn Attenberg đã đủ cho các mục đích này, và hoạt tính cũng không cung cấp thêm thông tin gì
thực sự mới.

Bài tập:
2-1. Thí nghiệm về độ ẩm được tiến hành trên một mẫu đất sét bụi. Trọng lượng của đất ướt và hộp
chứa là 17,53g, và trọng lượng của đất khô và hộp chứa là 14,84g. Biết trọng lượng của hộp
chứa là 7,84g. Hãy tính độ ẩm của mẫu.
2-2. Trong quá trình thí nghiệm giới hạn dẻo, một mẫu đất cho các thông số như sau:
Trọng lượng ướt + trọng lượng hộp chứa = 22,12g
Trọng lượng khô + trọng lượng hộp chứa = 20,42g
Trọng lượng hộp chứa = 1,50g
Vậy giới hạn dẻo của mẫu đất này là bao nhiêu?
2-3. Một mẫu đất sét bão hòa hoàn toàn cân nặng 1350g ở trạng thái tự nhiên và 975g sau khi đã
sấy khô. Xác định độ ẩm tự nhiên của mẫu đất này.
2-4. Đối với mẫu đất ở bài tập 2-3, hãy tính: a) hệ số rỗng
b) độ rỗng
2-5. Đối với mẫu đất ở bài tập 2-3, hãy tính: a) Khối lượng riêng tổng hay ướt
b) Khối lượng riêng khô
Kết quả tính theo đơn vị Mg/m3, kg/m3 và lbf/ft3.
2-6. 1m3 mẫu đất ẩm cân nặng được 2000kg. Độ ẩm của đất là 10%. Giả thiết ρs = 2,7Mg/m3. Với
số liệu đã cho này, hãy điền vào chỗ trống trong sơ đồ 3 thể trên Hình P2-6.

Khí

Nước

Đất

Hình P2-6
2-7. Với số liệu đã cho trong bài tập 2-6, hãy tính: a) Hệ số rỗng
b) Độ rỗng
c) Khối lượng riêng khô
2-8. Khối lượng riêng khô của khối cát chặt là 1,82Mg/m3 và khối lượng riêng hạt là 2,67Mg/m3.
Hãy tính độ ẩm của loại cát này khi bão hòa?
2-9. Một loại đất bão hòa 100% có tổng khối lượng là 2050kg và độ ẩm là 25%. Hãy tính khối
lượng riêng hạt? Khối lượng riêng khô của loại đất này ?
2-10. Hãy tính độ ẩm của một loại đất bão hòa hoàn toàn có khối lượng riêng khô là 1,70 Mg/m3?
Biết ρs = 2,71 Mg/m3.
2-11. Một loại cát thạch anh khô có khối lượng riêng là 1,68 Mg/m3. Hãy xác định khối lượng riêng
của nó khi độ bão hòa là 75%. Biết khối lượng riêng hạt của thạch anh là 2,65 Mg/m3.
2-12. Một loại đất có khối lượng riêng khô là 1,65 Mg/m3 và khối lượng riêng hạt là 2,68 Mg/m3.
Hãy xác định: a) Độ ẩm của đất b) Hệ số rỗng c) Khối lượng riêng của đất khi bão hòa.
2-13. Đất trầm tích tự nhiên có độ ẩm là 20% và được bão hòa ở 90%. Hãy tính hệ số rỗng của loại
đất này?
2-14. Hệ số rỗng của đất sét là 0,5 và độ bão hòa là 70%. Biết khối lượng riêng hạt là 2750 kg/m3,
Hãy tính: a) độ ẩm b) khối lượng riêng khô và khối lượng riêng ướt (đối với hệ đơn vị quốc
tế SI và hệ đơn vị Anh)
2-15. Thể tích nước trong một mẫu đất ẩm là 0,056m3. Thể tích hạt Vs là 0,28m3. Giả sử khối lượng
riêng của đất ρs = 2590kg/m3, hãy xác định độ ẩm.
2-16. Từ công thức định nghĩa, thành lập các công thức sau:

 1 + w  ρ s + ρ w Se
a) ρ = ρ s  =
 1+ e  1+ e
ρs
b) ρ = ρ d (1 + w) c) w = Se
ρw
n e
d) e = e) n =
1− n 1+ e
2-17. Hãy rút ra công thức của ρs phụ thuộc vào độ rỗng n và độ ẩm w cho:
a) đất bão hòa hoàn toàn
b) đất bão hòa không hoàn toàn
2-18. Hãy rút ra công thức cho a) khối lượng riêng khô; b) hệ số rỗng và c) độ bão hòa phụ thuộc
vào ρ, ρs, ρw và w.
2-19. Hãy thành lập công thức cho: a) khối lượng riêng ướt và b) khối lượng riêng đẩy nổi phụ
thuộc vào độ ẩm, khối lượng riêng hạt và khối lượng riêng của nước.
2-20. Dựa vào nguyên lý Acsimet, hãy chứng minh công thức 2-11, ρ’ = ρsat - ρw , chính là công
thức : (ρs - ρw) / (1+e).
2-21. Phương pháp “khối lượng riêng của khúc” thường được dùng để xác định trọng lượng đơn vị
(và một số thông tin cần thiết khác) của mẫu có hình dạng bất thường, đặc biệt là những mẫu
bở, dễ vỡ. Mẫu đất có độ ẩm tự nhiên được (1) cân, (2) quét bên ngoài một lớp mỏng sáp hoặc
paraphin (để tránh cho nước không lọt vào các lỗ rỗng), (3) cân lại mẫu (Wt + Wsáp) và (4) cân
trong nước (để xác định thể tích của mẫu + lớp vỏ sáp bên ngoài – theo định luật Acsimet).
Cuối cùng, xác định được độ ẩm tự nhiên của mẫu. Một mẫu cát bùn cũng được tiến hành thí
nghiệm theo phương pháp “khối lượng riêng của khúc” này. Dựa vào các thông số cho dưới
đây, hãy xác định: a) Khối lượng riêng ướt; b) Khối lượng riêng khô; c) Hệ số rỗng; d) Độ bão
hòa của mẫu.
Cho biết:
Trọng lượng mẫu ở độ ẩm tự nhiên = 181,8g
Trọng lượng mẫu + trọng lượng lớp vỏ sáp = 215,9g
Trọng lượng mẫu + lớp vỏ sáp trong nước = 58,9g
Độ ẩm tự nhiên = 2,5%
Khối lượng riêng hạt, ρs = 2700kg/m3
Khối lượng riêng sáp, ρsáp = 940kg/m3
Gợi ý: Sử dụng sơ đồ ba thể.
2-22. Một mẫu đất có tổng thể tích của là 80 000 mm3 và cân nặng 145g. Trọng lượng khô của mẫu
là 128g, và khối lượng riêng hạt là 2,68. Hãy xác định: a) Độ ẩm; b) Hệ số rỗng; c) Độ rỗng; d)
Độ bão hòa; e) Khối lượng riêng ướt; f) Khối lượng riêng khô. Cho kết quả các phần (e) và (f)
theo hệ đơn vị quốc tế SI và hệ đơn vị Anh.
2-23. Các giá trị emax và emin tương ứng của một loại cát sạch được xác định là 0,46 và 0,66. Hãy
xác định khối lượng riêng bão hòa tương ứng với đơn vị kg/m3?
2-24. Thể tích 588cm3 của một loại cát ẩm cân nặng được 1010g. Trọng lượng khô của nó là 918g
và khối lượng riêng hạt là 2670 kg/m3. Hãy xác định hệ số rỗng, độ rỗng, độ ẩm, độ bão hòa, và
khối lượng riêng tổng với đơn vị kg/m3.
2-25. Một mẫu sét sông băng bão hòa có độ ẩm là 47%. Cho rằng ρs = 2,7Mg/m3, xác định hệ số
rỗng, độ rỗng và khối lượng riêng bão hòa.
2-26. Một mẫu đất sét núi lửa nhạy được đưa về phòng thí nghiệm và xác định được các chỉ tiêu
như sau:
(a) ρ = 1,28 Mg/m3 (b) e = 9,0 (c) S = 95%
(d) ρs = 2,75 Mg/m3 (e) w = 311%
Khi kiểm tra lại các giá trị trên, vì có một giá trị bất hợp lý so với các giá trị còn lại. Hãy
tìm giá trị bất hợp lý này và xác định giá trị đúng của nó.
2-27. Khối lượng riêng bão hòa của một loại đất là 135 lbf/ft3. Xác định khối lượng riêng đẩy nổi
của loại đất này với đơn vị lbf/ft3 và kg/m3.
2-28. Một loại cát được hợp thành từ các thành phần cứng có khối lượng riêng là 2,68 Mg/m3. Hệ
số rỗng là 0,58. Tính khối lượng riêng của đất khi khô và khi bão hòa và so sánh chúng với
khối lượng riêng đẩy nổi.
2-29. Một mẫu sét tảng sông băng được lấy từ dưới mực nước ngầm. Độ ẩm được xác định là 55%.
Xác định khối lượng riêng ướt, khối lượng riêng khô, khối lượng riêng đẩy nổi, độ rỗng và hệ
số rỗng. Cần có các giả thiết cần thiết nào?
2-30. Tính toán độ rỗng lớn nhất có thể và hệ số rỗng cho một tập hợp của a) những quả bóng bàn
(giả định chúng có đường kính là 30mm) và b) những vòng bi nhỏ có đường kính 0,3mm.
2-31. Một ống hình trụ chứa 500cm3 cát khô tơi xốp, cân nặng 750g, dưới tải trọng cố định 200kPa
thì thể tích giảm đi 1%, và sau khi rung thì nó giảm đi 10% so với thể tích ban đầu. Giả sử khối
lượng riêng hạt của cát là 2,65 Mg/m3. Tính hệ số rỗng, độ rỗng, khối lượng riêng khô, và khối
lượng riêng tổng tương ứng với các trường hợp sau:
a) Cát tơi xốp b) Dưới tải trọng tĩnh
c) Cát được gia tải và bị chấn động.
2-32. Độ ẩm tự nhiên của một mẫu đất lấy từ đất trầm tích được xác định bằng 11,5%. Tính toán
cho thấy khối lượng riêng lớn nhất của đất đạt được khi độ ẩm lên đến 21,5%. Tính xem cần
cho thêm bao nhiêu gr nước vào mỗi 1000g đất (ở trạng thái tự nhiên) khi làm tăng độ ẩm của
đất lên 21,5%?
2-33.Trên giấy bán lôgarit năm chu kì, vẽ các đường cong cấp phối hạt từ các số liệu phân tích
thành phần hạt sau đây của 6 loại đất, từ A đến F. Xác định kích thước hiệu quả cũng như hệ số
đồng đều và hệ số cấp phối cho mỗi loại đất. Tính toán phần trăm cuội sỏi, cát, bùn và sét theo
a) ASTM; b) AASHTO; c) USCS; và d) Hệ Tiêu chuẩn Anh.
Số rây tiêu Phần trăm qua theo trọng lượng
chuẩn Mỹ hay
kích thước hạt Đất A Đất B Đất C Đất D Đất E Đất F
75 mm 100 100
38 70 -
19 49 100 91
9,5 36 - 87
№4 27 88 81 100
№ 10 20 82 70 100 89
№ 20 - 80 - 99 -
№ 40 8 78 49 91 63
№ 60 - 74 - 37 -
№ 100 5 - - 9 -
№ 140 - 65 35 4 60
№ 200 4 55 32 - 57 100
40 µm 3 31 27 41 99
20 µm 2 19 22 35 92
10 µm 1 13 18 20 82
5 µm <1 10 14 8 71
2 µm - - 11 - 52
1µm - 2 10 - 39
Chú ý: dấu gạch ngang trong bảng thể hiện số liệu thiếu

2-34. a) Giải thích rõ tại sao lại có sự ưu việt, khi vẽ đường cong thành phần hạt, thì vẽ biểu đồ
đường kính hạt trên hệ tọa độ lôgarit tốt hơn là vẽ trên hệ tọa độ số học.
b) Dạng của đường cong thành phần hạt có so sánh được không (ví dụ, chúng có cùng giá
trị Cu và Cc hay không) khi được biểu diễn theo số học? Giải thích tại sao.
2-35. Đất trong bài tập 2-33 có các giới hạn Atterberg và độ ẩm tự nhiên cho dưới đây. Xác định
chỉ số dẻo PI và chỉ số chảy LI cho mỗi loại đất và dẫn giải về hoạt tính chung của chúng.
Đặc tính Đất A Đất B Đất C Đất D Đất E Đất F
wn, % 27 14 14 11 8 72
Giới hạn chảy 13 35 35 - 28 60
Giới hạn dẻo 8 29 18 NP NP 28
2-36. Giải thích tính xác đáng của các kết quả về các giới hạn Atterberg của đất G và H
Đất G Đất H
Giới hạn chảy 55 38
Giới hạn dẻo 20 42
Giới hạn co 25 -

2-37. Các số liệu dưới đây thu được từ thí nghiệm giới hạn chảy trên một loại đất sét bụi.
Số va đập Độ ẩm, %
35 41,1
29 41,8
21 43,5
15 44,9
Hai giới hạn dẻ o có độ ẩm là 23,1% và 23,6%. Xác định giới hạn chảy LL, chỉ số dẻo PI,
chỉ số dòng chảy và chỉ số độ bền. Chỉ số dòng chảy là dốc của đường độ ẩm lôga của số va đập
trong thí nghiệm giới hạn dẻo, còn chỉ số độ bền bằng chỉ số dẻo PI chia cho chỉ số dòng chảy.

You might also like