You are on page 1of 4

ĐỀ:

Thiết kế và thi công


mạch khuếch đại công suất dùng BJT

Đề Loại Công Ngõ vào Điện áp Trở Điện trở Băng thông Méo phi
mạch suất ra vào kháng vào [KΩ] tuyến
số Loa [Ω] [KHz]
[W] [V] %

1 OTL 30 vi sai 0,775 4 250 0,05-15 0,30

Và CMRR: 50 dB
Hệ số nén tín hiệu kiểu chung hoặc hệ số nén đồng pha (CMRR:
Common Mode Rejection Ratio)

Chỉ số rất quan trọng khi đánh giá chất lượng của mạch khuếch đại vi
sai, đó là hệ số CMRR. Giá trị CMRR càng cao mạch có tính triệt nhiễu
đồng pha càng tốt. Thông số này được định nghĩa như sau:

Với Avd là hệ số khuếch đại vi sai và AvCM à hệ số khuếch đại common


mode.

Kết hợp với các công thức khi tính trong mạch khuếch đại vi sai, ta
có:
Từ công thức này ta thấy: RE càng lớn càng tốt cho việc triệt nhiễu
đồng pha nhưng làm như vậy lại làm giảm hệ số khuếch đại áp của
mạch. Do đó để được lợi đôi đường người ta sử dụng nguồn dòng
thay thế cho RE.

Mạch khuếch đại công suất âm tần:


Âm tần: AF (Audio Frequency), tần số âm thanh: Dải thông từ 20Hz đến 20KHz

Mạch khuếch đại công suất có 2 loại:

- Khuếch đại đơn: Làm việc ở chế độ A


- Khuếch đại đẩy kéo (Push – Pull): Làm việc ở chế độ B hoặc AB

Đề yêu cầu thiết kế và thi công mạch khuêch đại công suất loại đẩy kéo làm
việc ở chế độ AB vì:

+ Khuếch đại đơn làm việc ở chế độ A có nhược điểm là hiệu suất thấp (𝜂 ⋍ 50%)

+ Khuếch đại đẩy kéo (Push – Pull) làm việc ở chế độ B có ưu điểm là hiệu suất
cao (𝜂 ⋍ 78,5%) nhưng có nhược điểm là gây méo dạng tín hiệu ra (méo xuyên
trục: crossover distortion) nên không được dùng.

+ Khuếch đại đẩy kéo (Push – Pull) làm việc ở chế độ AB có nhược điểm là hiệu
suất thấp (𝜂 < 78,5%) nhưng có ưu điểm là khắc phục được hiện tượng méo dạng
tín hiệu ra (méo xuyên trục: crossover distortion) nên được dùng.

Chế độ AB: 2 BJT khuếch đại công suất được phân cực sẵn vừa dẫn, khi có tín
hiệu vào thì BJT tương ứng sẽ dẫn ngay, do đó khắc phục được hiện tượng méo
dạng tín hiệu ra (méo xuyên trục: crossover distortion).

- Mạch KĐCS loại OTL (Output Transformer Less): Mạch ngõ ra không
có biến áp.

Loại mạch này ở ngõ ra phải dùng tụ điện, mạch dùng nguồn cung cấp là nguồn
đơn.
- Mạch KĐCS loại OCL (Output Capacitor Less): Mạch ngõ ra không có
tụ điện.

Loại mạch này ở ngõ ra không dùng tụ điện, mạch dùng nguồn cung cấp là nguồn
kép.

Như vậy đề cho sẽ là 1 trong 4 loại:

+ Mạch KĐCS loại OTL đầu vào đơn

+ Mạch KĐCS loại OTL đầu vào vi sai

+ Mạch KĐCS loại OCL đầu vào đơn

+ Mạch KĐCS loại OCL đầu vào vi sai

Ví dụ: Thiết kế mạch KĐCS loại OTL có đầu vào đơn dùng BJT mắc kiểu đẩy kéo
làm việc ở chế độ AB:
Ví dụ: Thiết kế mạch KĐCS loại OCL có đầu vào vi sai dùng BJT mắc kiểu đẩy
kéo làm việc ở chế độ AB:

Mức điện áp vào: 0,775 V, tương ứng với công suất 1 mW ở mức tải 600 Ohms,
đây là mức quy ước.

You might also like