You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TPHCM

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP

ĐỀ TÀI: DỰ ÁN KINH DOANH BÚN ĐẬU HÀ THÀNH

Lớp: Nhóm 03CLC


GVHD: TS. Nguyễn Khắc Hiếu
Sinh viên thực hiện
Cao Minh Đức 18124028
Nguyễn Thu Hà 18124033
Nguyễn Thị Thu Hải 18124035

TPHCM, Tháng 1 năm 2021

1
MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU..................................................................................................3
1.1. Lý do cho đề tài............................................................................................3
1.2. Tổng quan về dự án......................................................................................3
1.3. Mục tiêu dự án.............................................................................................3
2. NỘI DUNG.....................................................................................................5
2.1. Kế hoạc dự án..............................................................................................5
2.1.1. Kế hoạch tiến độ................................................................................5
2.1.2. Kế hoạch chi phí................................................................................9
2.2. Nhà quản trị dự án và nhóm dự án.............................................................16
2.2.1. Nhà quản trị.....................................................................................16
2.2.2. Nhà quản trị dự án...........................................................................16
2.3. Kiểm soát dự án.........................................................................................19
2.3.1. Kiểm soát thời gian..........................................................................20
2.3.2. Kiểm soát chi phí..............................................................................20
2.3.3. Quản trị rủi ro..................................................................................20
3. KẾT LUẬN..................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................26
PHỤ LỤC...............................................................................................................27

2
1. GIỚI THIỆU
1.1. Lý do cho đề tài
Hiện nay, cuộc sống con người ngày càng bận rộn với công việc của mình kiến nhiều
người ít có thời gian chăm sóc bản thân và gia đình của mình. Đặc biệt là những người phụ
nữ vừa phải đi làm vừa chăm sóc gia đình bận rộn với các công việc ở nhà bếp để có bữa ăn
ngon, dinh dưỡng cho gia đình. Ngoài ra còn có những bạn học sinh, sinh viên xa nhà không
có thời gian để nấu một bữa ăn đảm bảo chất lượng dinh dưỡng. Do đó, với mục đích giúp
mọi người tiết kiệm thời gian nấu ăn cho gia đình mà vẫn đảm bảo món ăn ngon, dinh
dưỡng và đảm bảo vệ sinh. Nhóm chúng tôi đã quyết định phát triển ý tưởng kinh doanh
quán ăn “BÚN ĐẬU HÀ THÀNH”. Chúng tôi sẽ mang lại và đáp ứng cho mọi người, đầu
tiên là món ăn ngon và đầy dinh dưỡng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra còn
mang hương vị đậm đà, đa dạng, và nét độc đáo của ẩm thực Việt Nam. Tiếp theo, chúng tôi
muốn giúp cho mọi người tiết kiệm thời gian đi chợ, siêu thị và thời gian nấu ăn để có thể
giành nhiều thời gian hơn cho gia đình.

Ẩm thực là một trong những nét văn hóa độc đáo của Việt Nam. Dù món ăn không
quá hào nhoáng hay sang trọng nhưng hương vị khó quên trong từng món ăn luôn lại khiến
chúng ta dù có rời xa quê hương thì vẫn luôn tự hào về một nền ẩm thực của nước nhà. Vậy
nên, chúng tôi còn muốn mang nền ẩm thực Việt Nam đến các nước khác trên thế giới để
mọi người biết đến nét độc đáo, đa dạng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.

1.2. Tổng quan về dự án


Tên quán: “BÚN ĐẬU HÀ THÀNH”

Địa chỉ: 15 Võ Văn Ngân, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh.

Ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ quán ăn

1.3. Mục tiêu dự án

Quán ăn “BÚN ĐẬU HÀ THÀNH” là nơi cung cấp các dịch vụ đồ ăn, thức uống tốt
nhất với ưu đãi giá cả hợp lý cho mọi người đặt biệt là sinh viên. Không những thế “BÚN
ĐẬU HÀ THÀNH” còn mang lại lợi ích về tiết kiệm thời gian để chuẩn bị bữa ăn cho mọi
người và giữ vững nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam.

3
Mục tiêu của quán khi bắt đầu kinh doanh:

 Kết thúc dự án với tổng chi phí dưới 250 triệu đồng.
 Thời gian hoàn thành dự án dưới 70 ngày.
 Là nơi mà mọi người cảm thấy thoải mái khi ăn uống. Nhất là những bạn có niềm đam
mê bất tận về ăn uống, thỏa mãn đam mê.
 Đa dạng hóa về đồ ăn, giữ vững nét đa dạng, độc đáo của nền ẩm thực Việt Nam.
 Là địa điểm được mọi người tin chọn, gắn bó trong thời gian dài hoạt động.

4
2. NỘI DUNG

2.1. Kế hoạc dự án

2.1.1. Kế hoạch tiến độ


Theo quan điểm của nhóm, kế hoạch tiến độ là quá trình thiết lập các trình tự và thời
gian thực hiện của từng công việc và toàn bộ dự án nhằm bảo đảm dự án được hoàn thành
đúng tiến độ.
Lập kế hoạch tiến độ gồm các bước sau:

 Xác định những công việc cần đưa vào tiến độ.
 Ước lượng thời gian của từng công việc.
 Xác định trình tự thực hiện các công việc.
 Xây dựng tiến độ công việc.
 Tính xác suất hoàn thành dự án.
 Rút ngắn tiến độ của công việc.
 Tiếp tục theo dõi và quản lý tiến độ của công việc.

Vẽ Work Breakdown Structure (WBS)

Theo PMI (2014), Work Breakdown Structure (WBS) là việc hệ thống hóa các công
việc của một dự án bằng cách chia nhỏ dự án thành các công việc nhỏ dần với mục đích:
 Xác định tất cả các công việc.
 Tách dự án thành các công việc với mức độ chi tiết, cụ thể hơn.
 Ước tính nguồn lực, thời gian, chi phí và các yêu cầu kỹ thuật khác một cách hệ thống.
 Phân chia trách nhiệm cụ thể và hợp lý.

5
DỰ ÁN KINH DOANH QUÁN ĂN "BÚN ĐẬU HÀ THÀNH"

Mua sắm và
Địa điểm Xây dựng Truyền thông Nhân sự
trang trí

Khảo sát mặt Thiết kế bản Mua các thiết Tiêu chí tuyển
Quảng cáo
bằng vẽ bị điện tử dụng

Thương lượng Thi công các Mua các đồ gia Thiết kế


Nhận hồ sơ
giá cả khu vực quán dụng Website

Ký kết hợp Hệ thống điện, Mua nguyên


Khai trương Phỏng vấn
đồng nước liệu

Xin giấy phép Trang trí theo


Đào tạo
kinh doanh bản vẽ

Thử việc

Hình 2.1 Sơ đồ WBS của dự án

Bảng mô tả chi tiết các công việc

STT Tên công việc Mô tả chi tiết

1 Địa điểm
Khảo sát mặt bằng ở chỗ khu vực đông dân cư
2 Khảo sát mặt bằng
hoặc gần các trường đại học

3 Thương lượng giá Bàn bạc, thương lượng giá cả hợp lý

4 Ký kết hợp đồng Soạn thảo hợp đồng và ký kết với đối tác

5 Xin giấy phép kinh doanh Xin giấy phép hoạt động của thành phố

6 Xây dựng

7 Thiết kế bản vẽ Thuê nhà thầu trực tiếp thiết kế sau đó thi công

6
Nhà thầu trực tiếp thi công các khu vực: nhà ăn,
8 Thi công các khu vực quán phòng trữ nguyên liệu, nhà bếp, nhà vệ sinh,
sân bãi,…

9 Lắp đặt hệ thống điện, nước Đặt bên thứ ba trực tiếp lắp đặt

10 Mua sắm, trang trí

Các thiết bị âm thanh, hệ thống đèn chiếu sáng


11 Mua các thiết bị điện tử
trong và ngoài quán
Các đồ gia dụng như: Chén, đũa, ly, muỗng,
12 Mua các đồ gia dụng
bếp,…

13 Mua nguyên vật liệu Tìm nhà cung ứng nguyên liệu ngon, sạch

Trang trí, sắp xếp các thiết bị âm thanh, hệ


14 Trang trí như bản vẽ
thống chiếu sáng trong quán

15 Nhân sự

Đưa ra các tiêu chí tuyển dụng như độ tuổi, giới


16 Tiêu chí tuyển dụng
tính,
Nhận hồ sơ của các ứng viên thông qua
17 Nhận hồ sơ
website, facebook
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp với ứng viên và
18 Phỏng vấn
ra quyết định ngay

19 Đào tạo Đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho nhân viên

Nhân viên làm quen với công việc trước khi


20 Thử việc
được nhận chính thức

21 Truyền thông

22 Thiết kế Website Thuê bên thiết kế thực hiện


Truyền thông trực tiếp trên các trang mạng xã
23 Quảng cáo
hội facebook hoặc phát tờ rơi.
24 Khai trương Tổ chức khai trương và đưa vào hoạt động

7
Gantt Chart

Theo Pinto (2013), Gantt Chart còn được gọi là sơ đồ thanh ngang dùng để trình bày
các công việc và sự kiện theo thời gian. Sơ đồ thanh ngang được xây dựng vào năm 1917
bởi Henry L.Gantt. Sơ đồ thanh ngang gồm hai trục chính: trục tung thể hiện tên của các
công việc và trục hoành thể hiện các mốc thời gian cho những công việc ấy. Thông qua sơ
đồ, chúng ta có thể nắm bắt các thông tin của từng công việc và của toàn bộ dự án.

Theo Pinto (2013), Gantt chart sẽ có những ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu điểm

 Dễ đọc và dễ hiểu
 Cho phéo cập nhật và kiểm soát dự án
 Xác định nhu cầu nguồn lực và phân bổ nguồn lực
 Dễ dàng để tạo ra sơ đồ thanh ngang
Khuyết điểm
 Trình tự hoạt động công việc không rõ ràng
 Chỉ áp dụng cho dự án có qui mô nhỏ

Bảng thứ tự công việc

STT Task Name Duration Predecessors


1 Địa điểm 20 days
2 Khảo sát mặt bằng 3 days
3 Thương lượng giá cả 2 days 2
4 Ký kết hợp đồng 1 day 3
5 Xin giấy phép kinh doanh 14 days 4
6 Xây dựng 25 days
7 Thiết kế bản vẽ 3 days 5
8 Xây dựng các khu vực quán 25 days 7
9 Hệ thống điện, nước 2 days 8
10 Mua sắm và trang trí 5 days
11 Mua các thiết bị âm thanh, chiếu sáng 2 days 9
12 Mua các đồ gia dụng 2 days 9
13 Mua nguyên liệu 1 day 11,12
14 Trang trí theo bản vẽ 3 days 11,12
15 Nhân sự 13 days
16 Tiêu chí tuyển dụng 1 day 14
17 Nhận hồ sơ 3 days 16
8
18 Phỏng vấn 1 day 17
19 Đào tạo 1 day 18
20 Thử việc 7 days 19
21 Truyền thông 12 days
22 Quảng cáo 7 days 20
23 Thiết kế website 3 days 22
24 Khai trương 5 days 23
2.1.2. Kế hoạch chi phí
Kế hoạch nhân sự

Ở mỗi dự án, công tác quản lý nguồn nhân lực được quan tâm và coi trọng hàng đầu.
Hoạch định nhân sự có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo Shimon & Randall (1994), hoạch
định nhân sự là một quá trình triển khai thực hiện các kế hoạch và các chương trình nhằm
bảo đảm tổ chức sẽ có đúng số lượng, đúng số người bố trí đúng nói, đúng lúc và đúng chỗ.
Còn theo quan điểm của Nguyễn Thanh Hội (1999), hoạch định nhân sự là một tiến trình
bao gồm việc phân tích các nhu cầu nhân sự của một tổ chức dưới những điều kiện thay đổi
và triển khai các chính sách, biện pháp nhằm thảo mãn các nhu cầu đó.

Dựa trên những định nghĩa trên, ta có thể hiểu rằng hoạch định nhân sự chính là quá
trình nghiên cứu, xem xét có hệ thống các nhu cầu về nhân sự để đưa ra kế hoạch đảm bảo
mục tiêu đúng người, đúng việc và đúng lúc. Điều này giúp cho dự án thể hiện rõ những cơ
hội và thách thức trong tương lai của nguồn nhân sự hiện có.

Ở dự án quán ăn ”Bún đậu Hà Thành” thì Thu Hà (Manager), Minh Đức và Thu Hải
sẽ tham gia tiến hành dự án và bên cạnh đó, còn có sự tham gia của bên nhà thầu trong quá
trình xây dựng và lắp đặt hệ thống. Theo Field and Keller (1998), trách nhiệm của mỗi
thành viên sẽ được xây dựng trong ma trận sau:

P = Prime Responsibility
Thầu
Đức

Hải

S = Support
(Manager)

N = Notify
Địa điểm kinh doanh

Khảo sát mặt bằng S P

Thương lượng giá cả P S

Ký kết hợp đồng P

9
Xin giấy phép kinh doanh P

Xây dựng

Thiết kế bản vẽ S P

Xây dựng các khu vực S P

Hệ thống điện, nước S P

Mua sắm và trang trí

Mua các thiết bị âm thanh, chiếu sáng P

Mua các đồ gia dụng P

Mua nguyên liệu P

Trang trí theo bản vẽ P S

Nhân sự

Tiêu chí tuyển dụng P

Nhận hồ sơ P S

Phỏng vấn P S

Đào tạo P

Thử việc P

Truyền thông

Quảng cáo S P

Thiết kế website S P

Khai trương P S

Kế hoạch chi phí

Dự án kinh doanh quán quán ăn Bún đậu Hà Thành bao gồm các loại chi phí như:
Lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và các loại chi phí khác. Trong trường hợp
chúng tôi sử dụng kỹ thuật kết hợp ước lượng chi phí từ dưới lên trên và từ trên xuống để
đưa ra chi phí hợp lý nhất. Kỹ thuật này hạn chế việc sai lệch chi phí nhất so với kỹ thuật

10
ước lượng từ trên xuống hay từ dưới lên vì có sự thương lượng cụ thể và thống nhất chi phí
giữa cấp trên và cấp dưới.

Bảng lương theo giờ của nhân sự

Resource Materia Initi Max. Ovt. Cost/ Accrue Base


Type Group Std. Rate
Name l Label als Units Rate Use At Calendar
Thu Hà Work TH 100% 50.000 0 ₫/hr 0 ₫ Prorated Standard
₫/hr
Đức Work Đ 100% 40.000 0 ₫/hr 0 ₫ Prorated Standard
₫/hr
Hải Work H 100% 40.000 0 ₫/hr 0 ₫ Prorated Standard
₫/hr
Thuê ngoài Cost T Prorated

Bảng chi phí nhân sự và thời gian công việc liên quan

Đvt: Đồng

Task name Duration Resource Names Cost

Địa điểm 20 days 9.600.000

Khảo sát mặt bằng 3 days Hải,Thu Hà 2.160.000

Thương lượng giá cả 2 days Hải,Thu Hà 1.440.000

Ký kết hợp đồng 1 day Thu Hà 400.000

Xin giấy phép kinh doanh 14 days Thu Hà 5.600.000

Xây dựng 19 days 46.880.000

Thiết kế bản vẽ 2 days Đức, Thu Hà 1.440.000

Đức, Thuê ngoài


Xây dựng các khu vực quán 15 days 34.800.000
[30.000.000 ₫]

11
Đức, Thuê ngoài
Hệ thống điện, nước 2 days 10.640.000
[10.000.000 ₫]

Mua sắm và trang trí 4 days 3.040.000

Mua các thiết bị âm thanh,


2 days Đức 640.000
chiếu sáng
Mua các đồ gia dụng 2 days Hải 640.000

Mua nguyên liệu 1 day Hải 320.000


Trang trí theo bản vẽ 2 days Đức, Thu Hà 1.440.000

Nhân sự 12 days 7.520.000

Tiêu chí tuyển dụng 1 day Thu Hà 400.000

Nhận hồ sơ 3 days Đức, Hải 1.920.000

Phỏng vấn 1 day Đức, Thu Hà 720.000

Đào tạo 1 day Thu Hà 400.000

Thử việc 7 days Hải 2.240.000

Truyền thông 10 days 6.800.000


Thuê ngoài
Thiết kế website 2 days 1.440.000
[1.440.000 ₫]

Quảng cáo 5 days Đức, Hải 3.200.000

Khai trương 3 days Hải, Thu Hà 2.160.000

Tổng dự án 66 days 72.000.000

Bảng chi phí mặt bằng, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và chi phí khác

Đvt: Đồng

12
Số
STT Hạng mục đầu tư ĐVT Đơn giá (đ) Thành tiền (đ)
lượng

13
1 Mặt bằng Tháng 1 5.000.000 5.000.000

2 Quạt treo Senko TC1626 Cái 4 320.000 1.280.000


Máy lạnh Panasonic
3 Inverter 1.5 HP CU/CS- Cái 1 10.810.000 10.810.000
PU12UKN-8
Máy in hóa đơn Xprinter
4 Cái 1 900.000 900.000
N160ii
Máy Pos cảm ứng AZ-668
5 Cái 1 10.450.000 10.450.000
SGT
6 LOA JBL CONTROL 25-1 Cái 2 4.500.000 9.000.000

7 Bộ bàn ghế (1 bàn - 4 ghế) Bộ 12 1.300.000 15.600.000

8 Quầy thu ngân 1m Cái 1 2.000.000 2.000.000

9 Hệ thống đèn Cái 1 20.000.000 20.000.000

10 Biển hiệu Cái 1 1.500.000 1.500.000


Đồ gia dụng (ly, muỗng,
11 Bộ 1 15.000.000 15.000.000
đũa, chén, mẹt…)
12 Bếp 4 ngăn Bộ 1 1.100.000 1.100.000
Tủ lạnh SAMSUNG
13 Inverter 680 lít Cái 2 17.000.000 34.000.000
RS62R5001M9/SV
14 Nguyên liệu Kg 24 1.000.000 24.000.000

TỔNG 150.640.000

Biểu đồ thống kê chi phí theo từng giai đoạn triển khai dự án

14
25,000,000 ₫ 80,000,000 ₫
72,000,000 ₫
65,920,000 ₫ 69,840,000 ₫ 70,000,000 ₫
63,600,000 ₫
20,000,000 ₫ 60,560,000 ₫
56,480,000 ₫ 60,000,000 ₫

50,000,000 ₫
15,000,000 ₫

40,000,000 ₫
36,560,000 ₫
10,000,000 ₫
30,000,000 ₫

22,640,000 ₫
20,000,000 ₫
5,000,000 ₫
8,800,000 ₫ 10,320,000 ₫ 10,000,000 ₫
6,400,000 ₫
4,000,000 ₫
0₫ 0₫
21 21 21 21 21 21 21 21 21 21 21 21
20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20
ry ry ry ry ry ry ch ch ch ch ch ril
nua nua rua rua rua rua ar ar ar ar ar Ap
J a J a eb eb eb eb M M M M M 05
18 25
F F F F 01 08 15 22 29
01 08 15 22

Cost Cumulative Cost

Bảng chi phí dự phòng rủi ro

Đvt: Đồng

Khả năng Mức độ ảnh hưởng


Rủi ro Chi phí dự phòng
xảy ra nếu xảy ra rủi ro
Khó khăn trong quá trình 9.600.000
10% 960.000
tìm kiếm mặt bằng
Tiến độ xây dựng chậm so
25% 46.880.000 11.720.000
với kế hoạch
Công việc trang trí chậm so
10% 3.040.000 304.000
với kế hoạch
Không đủ số ứng viên theo
10% 2.640.000 264.000
kế hoạch
Quá trình đào tạo và thử
5% 2.640.000 264.000
việc bị kéo dài
Thời gian quảng cáo và
ngày khai trường bị trì 10% 5.360.000 536.000
hoãn
Tổng 14.048.000

15
Bảng tổng chi phí của dự án

Đvt: Đồng

Hạng mục Mức đầu tư


Nhân sự 72.000.000
Mặt bằng và thiết bị 150.640.000
Dụ phòng rủi ro 14.048.000
Tổng 236.688.000

2.2. Nhà quản trị dự án và nhóm dự án

2.2.1. Nhà quản trị


Theo Sundstrom, E. et al. (1990), một nhóm dự án được định nghĩa là “một tập hợp
các cá nhân phụ thuộc lẫn nhau nhằm hướng đến một mục tiêu chung và chia sẻ trách nhiệm
về kết quả cụ thể của tổ chức của đó”. Nhóm dự án được xác định bởi những người trong
nhóm và ngoài nhóm. Đặc trưng của nhóm dự án chính là sự tự chủ và linh hoạt trong quá
trình thực hiện dự án để đáp ứng các mục tiêu của dự án. Mặt khác, một nhóm dự án là một
đội nhóm mà các thành viên thường thuộc những nhóm khác nhau, có những chức năng,
trách nhiệm khác nhau và cùng được nhà quản lý dự án chỉ định cho các hoạt động. Một
nhóm có thể được chia ra làm nhiều nhóm phụ theo nhu cầu của dự án bởi nhà quản lý dự
án. Các thành viên trong nhóm dự án có thể tham gia bán thời gian hoặc toàn thời gian và
thời gian tham gia dự án của họ có thể thay đổi tùy thuộc và các giai đoạn phát triển khác
nhau của dự án. Thông thường, các nhóm dự án chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất
định và sẽ giải tán sau khi dự án được coi là đã hoàn thành.

Theo Bond-Barnard, T.J. et al. (2018), các nhóm dự án cần có sự kết hợp chặt chẽ
giữa kỹ năng, năng lực và tính cách để đạt được hiệu quả công việc khi hợp tác. Nhóm dự
án có thể được xây dựng và hoạt động theo nhiều cách khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn
là theo quyết định của một thành viên đứng đầu được xem như đội trưởng của nhóm dự án.
16
Ở mỗi dự án, trong sự thành công của nó luôn có sự ảnh hưởng của nhóm dự án theo chiều
hướng tích cực. Theo Pinto (2013), những yếu tố quan trọng nhất và cần thiết nhất để đưa
một nhóm dự án đến thành công đó chính là sự đoàn kết giữa các thành viên, nắm rõ được
sứ mệnh của tổ chức, mục tiêu dự án; sự hỗ trợ nhau trong công việc, tin tưởng, nhiệt tình
và luôn hướng đến thành quả công việc. Tất cả các thành viên trong nhóm dự án được
khuyến khích phải xây dựng các mối quan hệ trong nhóm. Mỗi thành viên có trách nhiệm
đưa ra những nhận biết, phản hồi mang tính xây dựng dự án và dùng các thế mạnh của bản
thân nhằm xây dựng và đưa dự án đến thành công.

Với dự án kinh doanh quán ăn “Bún đậu Hà Thành”, chúng tôi lựa chọn hình thức
phát triển dự án theo hình thức “Leadership Team”. Hình thức này sẽ là một thành viên
nhận vai trò trưởng nhóm, quản lý tất cả các công việc của dự án và bên cạnh đó, trưởng
nhóm theo dõi và thúc đẩy tiến độ của dự án.

2.2.2. Nhà quản trị dự án


Phong cách lãnh đạo

Nhà quản trị dự án – Project Manager (PM) là người chịu trách nhiệm chính cho toàn
bộ dự án, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra từ khi bắt đầu cho đến khi dự án kết
thúc. Trách nhiệm chính của họ là xác định và truyền đạt những mục tiêu rõ ràng, hữu ích
và có thể đạt được những yêu cầu của dự án cần thiết để hoàn thành các mục tiêu của dự án.
Quản lý dự án hiếm khi tham gia trực tiếp vào dự án nhưng trong một số trường hợp họ vẫn
tham gia vào dự án nhằm tạo ra thúc đẩy tiến độ, tạo sự tương tác giữa các thành viên và
nhiệm vụ của các bên để giảm thiểu các rủi ro, tối đa hóa lợi ích chung của dự án.

Theo Berries (2009), trách nhiệm của nhà quản trị dự án có thể khác nhau trong từng
lĩnh vực, tùy thuộc vào ngành nghề, quy mô của dự án và văn hóa. Tuy nhiên ở nhà quản trị
dự án vẫn có chung một số trách nhiệm cho tất cả các dự án đó chính là:
 Xây dựng kế hoạch cho dự án
 Quản lý các bên liên quan của dự án
 Quản lý truyền thông dự án
 Quản lý nhóm dự án
 Quản lý các rủi ro của dự án
 Quản lý tiến độ của dự án

17
 Quản lý nguồn ngân sách của dự án
 Quản lý xung đột của dự án
 Quản lý bàn giao dự án
 Quản lý hợp đồng của dự án

Thành công của một dự án tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng yếu tố quan
trọng nhất vẫn là nhà quản trị dự án. Đã có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào các nhân tố
đặc điểm của nhà quản trị dự án, Belassi và Tukel (1996) đã tổng hợp và chỉ ra kỹ năng ủy
quyền, điều phối, sự nhận thức về chi phí, rủi ro của nhà quản trị dự án về trách nhiệm và
năng lực cùng như những cam kết của nhà quản trị dự án về mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó,
kỹ năng truyền thông, lãnh đạo, đàm phán và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp cũng là một phần
góp nên sự thành công ở một nhà quản trị dự án.

Về phong cách lãnh đạo, đó chính là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của nhà
quản trị dự án. Phong cách lãnh đạo ảnh hưởng đến sự tập hợp và thu hút của những thành
viên trong nhóm dự án trong quá trình thực hiện những mục tiêu của dự án. Theo Lewin đã
phân loại thì có ba loại hình phong cách kinh điển trong lãnh đạo, đó là tự do, dân chủ và
độc đoán. Với dự án kinh doanh quán ăn “Bún đậu Hà Thành”, phong cách lãnh đạo dân
chủ (Democratic) được áp dụng để đưa dự án đến thành công thông qua việc tham khảo ý
kiến của các thành viên trước khi tiến hành đưa ra quyết định. Riley (2012) đã chỉ ra rằng ở
phong cách này, các thành viên có thể nói lên ý kiến của họ và nhà quản trị dự án phải là
người có khả năng giao tiếp tốt để thể hiện với các thành viên những mong đợi của họ và
đáp ứng nhu cầu của họ. Thông qua phong cách này, tất cả các thành viên trong nhóm sẽ
cảm thấy có tiếng nói có giá trị hơn, điều đó góp phần làm đẩy nhanh tiến độ và thành công
của dự án.

Motivation

18
Hình 2.1: Tháp nhu cầu Maslow
Theo tháp trên thì động lực của mỗi người được tạo ra để thúc đẩy chúng ta phát triển
và để đạt được những mục đích cao hơn trong cuộc sống. Hệ thống tháp nhu cầu của
Maslow thể hiện theo cách đơn giản và cơ bản nhất. Bình thường to ra ở phía dưới và nhỏ
lại, siêu việt nằm trên cao.

Cơ bản đầu tiên cũng là tầng thấp nhất đó là nhu cầu về thể chất, tinh thần. Có nghĩa
là tầng đầu tiên và cơ bản nhất chính là nhu cầu về thức ăn, sinh lý, chỗ ở…

Nhu cầu tiếp theo là nhu cầu về an toàn. Khi bạn đã an toàn về chỗ ăn chỗ ở, không
bận tâm vào những việc bên ngoài thì bạn mới có thể suy nghĩ và tạo ra những dự án tốt
nhất.

Thứ ba là nhu cầu về tạo lập những mối quan hệ. Khi thành lập một dự án bạn không
thể đưa ra quyết đinh một cáh tốt nhất khi chỉ dựa trên suy nghĩ của cá nhân vì thế nhu cầu
này là thiết yếu để đạt được dự án như mong đợi khi bạn có tốt và quen biết nhiều người
xung quanh… họ sẽ giúp bạn là điều đó.

Như câu thứ tư là về cảm giác được tôn trọng kính mến từ những người xung quanh.

Cuối cùng là về thể hiện bản thân đây là nhu cầu mà các nhà lãnh đạo đều thể hiện
rất tốt vì nó là một phương tiện để mọi người có thể cấp dưới nghe theo và thực hiện theo
lời nhà lãnh đạo.

19
Dựa theo các nhu cầu ở trên chúng tôi thực hiện các khảo sát đánh giá định kỳ đối
với nhân viên để biết họ đã được đáp ứng những nhu cầu trên hay chưa và cần thêm điều gì
như như cầu được thể hiện bản thân, nhu cầu được tôn trọng,…

2.3. Kiểm soát dự án

Kiểm soát dự án là các quy trình thu thập và đánh giá phân tích dự liệu của dự án để
dễ dàng theo dõi và điều chỉnh tiến độ và dự đoán ảnh hưởng của các yếu tố khác của dự án.
Định nghĩa kiểm soát dự án bao gồm tất cả các giai đoạn vòng đời dự án từ lúc bắt đầu cho
đến khi dự án kết thúc. Đây là một chức năng rất quan trọng trong việc đạt được thành công
của dự án, nó mang lại lợi ích cần thiết cho chi phí, rủi ro, thời gian và tần suất cùng nhiều
yếu tố khác cho dự án. Theo Dilawer (2009), người kiểm soát dự án thường là thành viên
chủ chốt trong nhóm thực hiện dự án và làm việc trực tiếp với người quản lý dự án để xác
định được mục tiêu và các quá trình thực thi dự án, phân tích tiến độ, cải tiến các yếu tố
nhằm để đạt được những tối ưu trong suốt thời gian thực hiện dự án.

Theo quan điểm của Malsam (2020), các chỉ tiêu cần kiểm soát trong một dự án bao
gồm:
 Chiến lược dự án
 Phương pháp luận
 Kiểm soát chi phí
 Quản trị rủi ro
 Kiểm soát thời gian
 Kiểm soát chất lượng
 Tài nguyên dự án
Đối với dự án đầu tư kinh doanh thì việc đánh đổi giữa các chỉ tiểu trong kiểm soát
dự án luôn tồn tại. Chúng ta đánh đổi chỉ tiêu này để đạt được chỉ tiêu kia. Ví dụ như việc
muốn hoàn thành tiến độ sớm nhất thì chúng ta có thể thuê thêm nhân công, tốn thêm chí
phí. Từ đó thấy được rằng nếu muốn hoàn thành chỉ tiêu “kiểm soát thời gian” thì chúng ta
phải đánh đổi chỉ tiêu “kiểm soát chi phí” để đạt được chỉ tiêu “kiểm soát chất lượng”.

2.3.1. Kiểm soát thời gian


Kiểm soát thời gian sẽ giúp chúng ta tăng năng suất làm việc, giảm bớt thời gian lãng
phí, tốn ít công sức và giúp cho dự án hoàn thành đúng tiến độ.

20
MS Project là công cụ mà chúng tôi dùng để kiểm soát thời gian của dự án. Công cụ
này giúp chúng tôi có cái nhìn chi tiết về thời gian của từng công việc và biết được thời gian
hoàn thành dự án. Thông qua đó, chúng tôi có thể rút ngắn thời gian của những công việc
không cần thiết và có thể hoàn thành dự án sớm nhất.

2.3.2. Kiểm soát chi phí


Kiểm soát chi phí đóng vai trò quan trọng trong một dự án đầu tư. Thông qua các
thông tin liên quan đến tình hình tài chính và hiệu quả của việc kinh doanh, nhà quản lý dự
án sẽ đánh giá được sự phát triển của dự án và có những thay đổi sao cho phù hợp với các
nguyên tắc của dự án.

Công cụ để kiểm soát chi phí mà chúng tôi áp dụng cho dự án đầu tư của mình là MS
Project. Thông qua công cụ này mà chúng tôi đã có thể tính toán các chi phí phát sinh và
loại bỏ những chi phí không cần thiết trong quá trình phát triển dự án. Thông qua đó chúng
tôi đã có những thay đổi phù hợp và ít tốn kém chi phí nhất cho dự án. Ngoài ra, để kiểm
soát tốt chi phí thì chúng tôi đã có một số biện pháp như: điều phối công việc đúng người và
không giao quá nhiều công việc cho cùng một nhân viên, tăng các biện pháp an toàn lao
động, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý dự án,…

2.3.3. Quản trị rủi ro


Khi bắt đầu thành lập một doanh nghiệp, các quản lý cấp cao thường tập trung nguồn
lực, hướng mục tiêu tới tối đa hóa lợi nhuận. Vì thế, họ liên tục lên các kế hoạch, các
phương án tối ưu cho việc mở rộng thị trường và gia tăng tối đa nguồn thu mà họ bỏ qua các
rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động. Và chính sai sót này là ngòi nổ cho sự thất bại
của các doanh nghiệp mới bước chân vào thị trường. Vì vậy, quản trị rủi ro là yếu tố vô
cùng quan trọng và cần được ưu tiên hàng đầu trong việc mang lại thành công cho các
doanh nghiệp nói chung và dự án nói riêng.

Quản trị rủi ro mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

Thứ nhất là sử dụng hiệu quả dòng tiền trong đầu tư: Chúng ta có thể dự đoán và
quản lý được các rủi ro có thể xảy ra, từ đó có thể loại bỏ các hoạt động vô ích, dư thừa, loại
bỏ được các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, các nhà quản lý sẽ có
một cái nhìn tổng quát về các hoạt động đang diễn ra trong doanh nghiệp, từ đó hạn chế việc
sử dụng lãng phí dòng tiền.

21
Thứ hai là giúp cho định hướng đầu tư và phát triển của doanh nghiệp: Một doanh
nghiệp khi có thể quản trị rủi ro chứng tỏ là họ đã có trong tay thêm một cánh tay phải, một
công cụ trợ thủ đắc lực. Họ có thể quản trị rủi ro, họ có thể sử dụng dòng tiền hiệu quả và đó
là nền tảng cho việc họ có một định hướng chính xác, một cách đầu tư thông minh.

Thứ ba là tăng cường tính linh hoạt, chặt chẽ trong công tác quản trị: Chúng ta có
thể quản trị được rủi ro, chúng ta có thể dự đoán trước được các trường hợp xấu nhất có thể
xảy ra và chúng ta hoàn toàn có thể đề xuất biện pháp xử lý tốt nhất cho các tình huống này.
Trường hợp này giống như việc chúng ta đi thi và ôn trúng dạng đề, rõ ràng kết quả sẽ rất
khả thi. Khả thi mang lại kết quả tốt, mang lại lợi nhuận và giúp cho cái “nền” của doanh
nghiệp càng vững.

Thứ tư là giúp doanh nghiệp tiến gần hơn với mục tiêu đã đề ra: Quản rị rủi ro ở đây
không phải là chúng ta sẽ nhắm vào việc giải quyết các rủi ro xảy ra mà là nhắm vào các
nguyên nhân gây ra rủi ro cho doanh nghiệp. Qua đó các cấp quản lý sẽ đề xuất các biện
pháp cải thiện, giảm thiểu nguyên nhân và tác hại mà nguyên nhân đó gây ra. Thí dụ bạn
hoàn toàn có thể dự đoán hôm đó địa điểm A có thể mưa to, vậy thì việc mang theo một cái
áo mưa là hoàn toàn phù hợp.

Thứ năm là xây dựng niềm tin, thu hút nguồn đầu tư: Một trong những tiêu chí mà
các nhà đầu tư luôn xem xét để ra quyết định là có nên đầu tư hay không đó chính là mức độ
rủi ro của dự án. Các rủi ro cần được dự đoán và đề xuất biện pháp một cách khả thi nhất để
giúp nhà đầu tư dễ dàng ra quyết định.

22
Hình 2.2: Quy trình quản lý rủi ro

Sẽ có nhiều loại rủi ro, song nếu phân tích rủi ro từ góc độ kinh doanh thì ta có thể
chia làm 4 loại rủi ro như sau:

Rủi ro chiến lược

Đây là các rủi ro xuất phát từ trong cách quản trị, tác động từ môi trường hay khách
hàng. Như việc lên kế hoạch kinh doanh, phân bổ nguồn lực doanh nghiệp, xây dựng văn
hóa doanh nghiệp hay xây dựng quan hệ với khách hàng. Vậy rủi ro sẽ xảy ra khi nhà quản
trị đưa ra một chiến lược sai lầm, không phù hợp, và không thay đổi kịp thời khi có sự
chuyển biến của các yếu tố liên quan. Vậy một nhà quản trị chiến lược đồng thời cũng chính
là người quản trị rủi ro chiến lược.

Rủi ro tài chính

Đây là các rủi ro xuất phát từ các hoạt động mang tính chất tài chính như trao đổi,
mua bán hay các hoạt động vay mượn. Các rủi ro có thể kể đến ở đây như lãi suất biến
động, tỷ giá hối đoái, thuế, ...

Rủi ro hoạt động


23
Đây là các rủi ro xuất phát trong việc hoạch định, sử dụng nguồn lực trong doanh
nghiệp, hay có thể chịu tác động của các hoạt động bên ngoài như: quy trình, con người,
quản lý thông tin, an toàn – sức khỏe – môi trường…

Rủi ro tuân thủ

Đây là những rủi ro liên quan đến việc chấp hành các quy định, các nội quy và các
văn bản pháp lý khác của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài
ra, có nhiều cách phân loại rủi ro khác như dựa vào kết cục thì có thuần và đầu cơ, dựa vào
nguyên nhân hậu quả thì có cơ bản và riêng biệt,…

Lượng hóa
Các loại rủi ro có thể Tổng
Xác Tác Giải pháp hạn chế rủi ro
gặp phải điểm
suất động

Chiến lược marketing Né tránh rủi ro bằng cách tìm hiểu


không thu hút khách 4 5 20 thị hiếu, đầu tư cho marketing,
hàng đánh vào nhu cầu khách hàng.

Giảm bớt rủi ro bằng việc tìm


Đánh giá sai lệch về đơn
3 4 12 hiểu, tham khảo đơn giá, tính toán
giá sản phẩm
trên chi phí.

Xây dựng không gian Giảm bớt rủi ro bằng việc tìm
chưa phù hợp với thị 3 4 12 hiểu thị hiếu, xu hướng thị
hiếu đám đông trường.

Nhân viên chưa chuyên


Chấp nhận rủi ro có thể cải thiện
nghiệp trong công tác 1 3 3
bằng công tác đào tạo.
phục vụ

Xây dựng tiêu chí đánh


Chấp nhận rủi ro có thể cải thiện,
giá hiệu quả chưa phù 2 3 6
thay đổi liên tục qua các giai đoan
hợp

Không xây dựng được 3 5 15 Né tránh rủi ro, xây dựng quan hệ
mối liên hệ lâu dài với bằng việc tạo ra niềm tin, đính
khách hàng kèm đồ handmade, lời cảm ơn, ưu
24
đãi…

Chấp nhận rủi ro có thể cải thiện


Gian lận trong công tác
2 4 8 bằng đào tạo, theo dõi doanh thu
thống kê doanh số
theo chu kì

Nhân viên nghỉ làm đột Né tránh rủi ro. Cần có nhân viên
4 5 20
xuất thay thế khi cần thiết.

25
3. KẾT LUẬN
Đầu tiên, nhóm sinh viên tự hào về việc tạo ra không gian vui vẻ cùng món bún đậu
khoái khẩu, hợp khẩu vị với mọi người. Bún đậu HÀ THÀNH xây dựng một môi trường
thoải mái với mong muốn là nơi để mọi người chung một niềm đam mê món bún đậu có thể
đến thưởng thức cùng gia đình hoặc bạn bè giải trí sau những giờ lao động mệt mỏi hoăc
những lúc chúng ta không biết ăn gì thì bún đậu Hà Thành là một địa điểm thích hợp nhất.
Bản phân tích dự án kinh doanh này sẽ giúp chúng tôi phân tích được những mặt mạnh và
mặt yếu của quán, định ra những mục tiêu cụ thể và đưa ra một kế hoạch hành động nhằm
đạt được những mục đích đã đưa ra, góp phần đi đến mục tiêu cuối cùng, đưa kế hoạch kinh
doanh Bún đậu HÀ THÀNH vào hoạt động trong thời gian sớm nhất.

Một kế hoạch kinh doanh tốt không chỉ nằm ở cách nhìn phân tích mà còn đánh giá
được hiện trạng của nó và những triển vọng trong tương lai một cách khách quan nhất. Với
những lợi thế về địa điểm, khả năng giao tiếp tốt và những chiến lược kinh doanh tốt, chúng
tôi hy vọng sẽ tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và nhà cung cấp. Tuổi trẻ
với sự năng động, sáng tạo, đam mê và tràn đầy nhiệt huyết. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức
mình đánh dấu thành công chặng đường khi khởi sự kinh doanh cũng như không quên sự hỗ
trợ của thầy Nguyễn Khắc Hiếu đã giúp chúng tôi hoàn thành bảng kế hoạch dự án kinh
doanh này.

Xin chân thành cảm ơn!

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Belassi, W., & Tukel, O. I. (1996), A new framework for determining critical
success/failure factors in projects. Retrieved from
https://www.academia.edu/6942590/A_new_framework_for_determining_critical_success_
failure_factors_in_projects
2. Bond-Barnard, T.J, Fletcher, L., & Steyn, H. (2018), Linking trust and collaboration
in project teams to project management success. International Journal of Managing Project
in Business.
3. Dilawer, S. A. (2009), The role of the project controller
4. Grace Windsor (2017), A quick guide to Project teams. Retrieved from
https://www.brightwork.com/blog/quick-guide-project-teams-types-benefits
5. Michele Berries (2009), Project Manager Responsibilities. Retrieved from
https://pmhut.com/project-manager-responsibilities
6. Nguyễn Thanh Hội (1999), Quản trị nhân sự. Nhà xuất bản Thống kê.
7. Riley, J. (2012), Leadership – Models and Style. Retrieved from
http://www.tutor2u.net/business/strategy/leadership-models-styles.html
8. Pinto (2013), Project Management - Achieving competitive advantage, 3th edition:
Pearson.
9. Sundstrom, E., deMeuse, K. P., & Futrell, D. (1990), Work team: Applications and
effectiveness. American Psychologist.
10. William Malsam (2020), Project Control: A quick guide. Retrieved from
https://www.projectmanager.com/blog/project-controls-a-quick-guide

27
PHỤ LỤC
Sơ đồ Gantt chart của dự án quán ăn “Bún đậu Hà Thành”

28
29

You might also like