You are on page 1of 11

ĐỀ TÀI: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA ẨM THỰC TỈNH HÒA BÌNH

Mở đầu

Ẩm thực, hay nói cách khác là việc ăn uống, là một nhu cầu vô cùng đơn giản và cũng không
kém phần tất yếu của con người.  Đối với nhiều dân tộc, quốc gia, ẩm thực không chỉ là nét
văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần. Người Việt Nam "dĩ thực vi tiên", lấy cái
ăn làm đầu, tuy nhiên "cái ăn" ở đây cũng không chỉ đơn giản là ăn để thoả mãn, để sung
sướng và no bụng. Từ lâu, việc ăn uống đối với người Việt Nam là chuyện có mối quan hệ
mật thiết với đời sống tinh thần. Người dân ta mượn viện ăn uống để tỏ lòng kính trọng với tổ
tiên (ngày giỗ, lễ lạt, cúng kiếng...), để thể hiện sự quan tâm, săn sóc (gắp thức ăn cho nhau,
mẹ, chị, vợ... nấu cơm theo sở thích chồng, con...), và còn dùng để đúc kết, dạy dỗ các thế hệ
mai sau nữa.

Ăn uống từ lâu đã không còn chỉ là ăn sao cho no, mà còn là ăn sao cho "đúng". Không chỉ
đơn giản là "ăn", ông bà ta biến nó thành nghệ thuật sống, những triết lý đáng chiêm nghiệm
bắt nguồn từ những điều hết sức đơn giản. Nhiều người nghĩ ăn là việc bản năng, sinh ra đã
biết đói là phải ăn, nhưng đối với người Việt Nam thì đến cả việc ăn cũng phải học: “Học ăn,
học nói, học gói, học mở.” Khi thời thế thay đổi, nhu cầu của con người ngày càng cao hơn,
vượt ra khỏi giới hạn “ăn no mặc ấm” để đạt đến “ăn ngon mặc đẹp”. Ẩm thực đã không còn
đơn thuần là giá trị vật chất, mà xa hơn chính là yếu tố văn hóa, một mảng văn hóa đậm đà,
duyên dáng và cốt cách.

Và mỗi khi nhắc đến dải đất hình chữ S – Việt Nam, ẩm thực luôn là một đề tài thú vị. Ẩm
thực của người Việt không chỉ là những món ăn, công thức chế biến mà đây là một nét văn
hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Chúng được biết đến với những nét đặc trưng như:
tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều loại
nguyên liệu và gia vị khác nhau nhằm giúp tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn. 
 
Với một đất nước có chiều dài lịch sử lâu đời và vị trí địa lý khác biệt, thì mỗi một vùng miền
trên dải đất hình chữ S này lại có những món ăn đặc trưng, những món đặc sản riêng biệt
không thể hòa lẫn. Trong số đó, ta không thể không nhắc đến tỉnh Hòa Bình, một tỉnh miền
núi Tây Bắc, Việt Nam, một mảnh đất đọng lại nhiều dấu ấn của một nền văn hóa rực rỡ. Đây
là vùng đất được coi là cái nôi của nền văn hóa Mường với vô vàn điều kỳ lạ chưa được
khám phá. Trên địa bàn tỉnh có bảy thành phần dân tộc sinh sống: người Thái, người Tày,
người Mường, người Mông, người Dao, người Hoa, người Kinh. Các dân tộc vừa giữ gìn bản
sắc văn hóa riêng của mình, vừa bảo tồn tính đa dạng của văn hóa các dân tộc khác trong
cộng đồng.

Văn hóa ẩm thực của dân tộc Mường Hòa Bình được tạo lên từ những món ăn đơn giản, dân
dã mang hương vị của núi rừng, sông suối nhưng vô cùng độc đáo, hấp dẫn. Miền núi Hòa
Bình nổi tiếng bởi phong cảnh miền núi vừa hoang sơ kì vĩ, vừa nên thơ hữu tình. Đặc biệt,
thiên nhiên đã ban tặng cho con người Hòa Bình nguồn thực phẩm phong phú, dồi dào. Từ
những sản vật của núi rừng, từ ngọn rau, con cá hay hạt lúa trồng trên nương, người dân nơi
đây chế biến thành những món ăn đượm hương vị rừng núi, sông nước Tây Bắc. Sự trân
trọng và phát huy những giá trị trong đời sống ẩm thực được minh chứng cho đến thực tế
ngày hôm nay. Những du khách từng một lần thăm thú Hòa Bình đều không khỏi trầm trồ
ngỡ ngàng và ấn tượng sâu sắc bởi hương vị đậm đà quyến rũ của những món ăn mang đậm
nét đặc trưng vùng Tây Bắc nơi đây.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC

1.1. Khái niệm về Văn hóa ẩm thực

1.1.1. Văn hóa


Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên.
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến
mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Khi nói về vấn đề văn hoá, ở Việt Nam
và trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau định nghĩa về văn hoá. Văn hóa bao gồm
tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía
cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà
cửa, quần áo, các phương tiện,... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một
phần của văn hóa.
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến
như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã
hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách
sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.
Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ
qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con
người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành
động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của
xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con
người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.

1.1.2. Ẩm thực

Ẩm thực theo nghĩa Hán Việt thì ẩm nghĩa là uống, thực nghĩa là ăn, nghĩa hoàn chỉnh là ăn
uống, là một hệ thống đặc biệt về quan điểm truyền thống và thực hành nấu ăn, nghệ thuật
bếp núc, nghệ thuật chế biến thức ăn, thường gắn liền với một nền văn hóa cụ thể. Nó thường
được đặt tên theo vùng hoặc nền văn hóa hiện hành. Ngoài ra, ẩm thực còn là một nội dung
quan trọng của văn hóa, cả về văn hóa vật chất, lẫn về mặt văn hóa tinh thần.
Và một khi ẩm thực có “tính văn hóa”, đạt đến “phạm trù văn hóa” thì nó lại thể hiện cốt
cách, phẩm hạnh của một dân tộc, một con người.
Ăn và uống là nhu cầu chung của nhân loại, không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo,... tuy
nhiên, mỗi cộng đồng, dân tộc, do sự khác biệt về hoàn cảnh địa lý, môi trường sinh thái, tín
ngưỡng, truyền thống lịch sử...nên đã hình thành những món ăn thức uống cũng như những
quan niệm về ăn uống khác nhau...từ đó hình thành những tập quán, phong tục về ăn uống
khác biệt. Thuở sơ khai, để giải quyết nhu cầu ăn, lương thực của con người chủ yếu là do
săn bắn và hái lượm mà có được. Từ trạng thái “ăn tươi nuốt sống”, loài người phải trải qua
khoảng thời gian dài để tiến hóa tới giai đoạn chế biến món ăn để ăn ngon và hợp vệ sinh hơn
khi con người biết cách tạo ra lửa, từ đó sử dụng lửa để nấu chín thức ăn. Một tập quán ăn
uống mới đã dần dần hình thành, đem lại ảnh hưởng to lớn đến đời sống của con người. Sự
gia tăng dân số, mở rộng khu vực cư trú và những bước đầu tạo ra kinh tế đã từng bước đưa
con người từ giai đoạn ăn sẵn, tước đoạt của thiên nhiên tiến đến giai đoạn trồng trọt, thuần
dưỡng chăn nuôi. Việc ăn uống của con người từ đây được chi phối bởi hoàn cảnh môi
trường sinh thái cùng phương thức kiếm sống.

1.1.3. Văn hóa ẩm thực

Từ cách hiểu văn hoá và ẩm thực như trên, khi xem xét văn hóa ẩm thực phải xem xét ở hai
góc độ: Văn hoá vật chất (các món ăn ẩm thực) và văn hoá tinh thần (là cách ứng xử, giao
tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế biến các món ăn cùng ý nghĩa, biểu tượng, tâm linh...của
các món ăn đã). Như TS. Trần Ngọc Thêm đã từng nói “Ăn uống là văn hoá, chính xác hơn là
văn hoá tận dụng môi trường tự nhiên của con người”.
Khái niệm văn hoá ẩm thực là một khái niệm phức tạp và mới mẻ. Chúng
ta có thể hiểu văn hoá ẩm thực như sau:
Văn hoá ẩm thực là những tập quán và khẩu vị ăn uống của con người;
những ứng xử của con người trong ăn uống; những tập tục kiên kỵ trong ăn uống;
những phương thức chế biến, bày biện món ăn thể hiện giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ
trong các món ăn; cách thưỏng thức món ăn…

Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều tạo cho mình một
phong cách ẩm thực riêng phù hợp với đặc điểm tự nhiên và đời sống văn hoá của dân tộc đó.
Từ xa xưa, người Việt Nam đã chú ý tới văn hoá ẩm thực:
“Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” không chỉ là về vật chất mà còn là cách ứng xử với gia
đình, xã hội. Bên cạnh đó, con người không chỉ biết “Ăn no mặc ấm” mà còn biết “ăn ngon
mặc
đẹp”. Và trong ba cái thú “Ăn – Chơi - Mặc” thì cái ăn được đặc lên hàng đầu. Ăn trở
thành một nét văn hoá, và từ lâu người Việt Nam đã biết giữ gìn những nột văn hoá
ẩm thực của dân tộc mình.

1.2. Những điều kiện hình thành Văn hóa ẩm thực

1.2.1. Điều kiện tự nhiên

- Văn hóa ẩm thực ảnh hưởng bởi vị trí, địa lý:


Mỗi vùng miền khác nhau sẽ có điều kiện địa lý khác nhau, chính vì vậy mà con người phải
có những ứng xử nhất định để có thể phù hợp và thích nghi với môi trường sống.
Ở những khu vực châu thổ, nước Việt Nam ta có nhiều dòng sông lớn, có phù sa màu mỡ
cùng nền văn minh lúa nước. Các điểm ấy đã khiến nước ta nổi bật với các món ăn được chế
biến từ gạo, khoai, ngô, đậu,… đây được coi là nguồn lương thực chính cho người dân Việt
Nam, từ đó sáng tạo ra nhiều loại bánh được làm từ gạo.
Còn những khu vục đồng bằng khô ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới thì lượng thực chính lại là
lúa mì, ở vùng thảo nguyên thì nguồn thức ăn chính của con người lại là thịt, do địa hình tự
nhiên thuận lợi cho hoạt động chăn nuôi phát triển. Còn nếu như các tình, thành phố ở vùng
biển thì ẩm thực lại nghiêng về các món ăn chế biến từ hải sản thơm ngon.
- Văn hóa ẩm thực bị ảnh hưởng bởi nền khí hậu:
Bên cạnh đó, sự khác biệt về khí hậu giữa các vùng miền cũng sẽ quyết định hương vị của
món ăn. Ví dụ các quốc gia có khí hậu lạnh quanh năm thì dường như món ăn sẽ có chút cay
the hoặc gia vị nêm nếm có tính nóng hơn vì như vậy sẽ tạo cảm giác ấm áp hơn trong ngày
lạnh giá. Còn ở những nơi khí hậu nóng thì món ăn thường sẽ kết hợp với rau xanh, trái cây
để món ăn thêm thanh mát hơn.
Ở Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới gió mùa và có nền ẩm thực khác biệt giữa 3 miền
Bắc Trung Nam. Vì thế văn hóa ẩm thực người Việt mang đặc trưng riêng của mỗi vùng
miền. Miền Bắc hương vị đậm đà, miền Trung vị chua cay còn miền Nam lại ngọt thanh nhẹ
nhàng hơn. Chỉ nói đến đây ta cũng biết được khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến nền văn
hóa ẩm thực ở mỗi nơi như thế nào.

1.2.2. Điều kiện xã hội

- Văn hóa ẩm thực bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa:


Việt nam là một nước nông nghiệp lâu đời, do đó hình thành một nền văn hóa ẩm thực thiên
về thực vật của Việt Nam. Từ những câu ca dao, tục ngữ hay việc tính toán thời gian đều lấy
ăn uống và cây trồng làm chuẩn mực. Ngưồn gốc cây lúa nước được cho là xuất hiện tại một
số nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Do đó đã hình thành một truyền thống văn hóa
nông nghiệp suốt bao đời nay là cây lúa nước, lúa gạo là lương thực chính của con người: lúa
nếp nấu xôi, làm bánh gạo nếp, lúa tẻ nấu cơm, làm bánh tẻ, bún,..
- Văn hóa ẩm thực bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại lai:

Như đã nói, ẩm thực mỗi nước đều có nét đặc trưng riêng và nhờ vậy mà thu hút sự quan tâm
của mọi người trên thế giới. Trong nhiều năm trở lại đây, thế giới mở cửa, việc giao lưu văn
hóa, kinh tế giữa các nước trở nên dễ dàng hơn. Như một lẽ đương nhiên, nền ẩm thực nhờ đó
mà có cơ hội vươn ra thế giới. Chính vì điều này, ẩm thực nước nhà có dịp kế thừa tinh hoa
ẩm thực từ bên ngoài, chẳng hạn như cách chế biến, gia vị mới, công thức mới. Ngoài ra, Việt
nam có một chiều dài lịch sử bị ngoại bang xâm lược. Vì vậy, dù muốn hay không muốn thì
nét văn hóa ẩm thực của nước ta ít nhiều cũng chịu sự ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa,
Pháp,... Cùng với đó là sự hội nhập văn hóa với nền ẩm thực các nước láng giềng trong khu
vực như Chăm, Khmer, Thái Lan,...
Tiếp thu, hội nhập là điều cần thiết nhưng mỗi quốc gia vẫn giữ được bản sắc văn hóa ẩm
thực riêng của mình. Đất nước Việt Nam ta, dù hiện đại đến đâu thì những món ăn truyền
thống vẫn luôn là niềm tự hào của đất nước, có thể kể đến các món ăn truyền thống như bánh
chưng, bánh giày, cốm, bánh cuốn, chả giò, phở,…
- Văn hóa ẩm thực bị ảnh hưởng bởi kinh tế:
Những quốc gia có nền kinh tế phát triển thì các món ăn phong phú, đa dạng, được chế biến
và hoàn thiện cầu kỳ hơn, ngon hơn và có tính khoa học hơn. Ngược lại những quốc gia hay
vùng dân cư có nền kinh tế kém phát triển thì các món ăn đa phần bị bó hẹp trong nguồn
nguyên liệu tại chỗ nên khẩu vị ăn uống của họ đơn giản, các món ăn ít phong phú và thể
hiện đậm nét dân dã
Những người có thu nhập cao đòi hỏi món ăn ngon, đa dạng phong phú, phải được chế biến
và phục vụ cầu kỳ, cẩn thận, đạt trình độ kỹ thuật và thẩm mỹ cao, ngoài ra phải đạt các yêu
cầu nghiêm ngặt về vệ sinh và chế độ dinh dưỡng. Đồng thời họ cũng là người luôn hiếu kỳ
với những nền văn hoá ăn uống mới.
Những người có thu nhập thấp là những người coi ăn uống để cung cấp năng lượng, các chất
dinh dưỡng để sống, làm việc nên họ chỉ đòi hỏi ăn no, đủ chất và trong trường hợp đặc biệt
mới đòi hỏi ăn ngon và khẩu vị của họ bị bó hẹp mang tính bảo thủ.
Những người hay đi du lịch: bản chất của họ là những người ham tìm hiểu, ưa mạo hiểm. Về
cơ bản nhóm người này giống với nhóm người có thu nhập cao, họ lại là những người rất cởi
mở và rất thích thú đãn nhận và thưởng thức những nền văn hoá ăn uống mới.
- Văn hóa ẩm thực bị ảnh hưởng bởi tôn giáo:
Đây là yếu tố khá quan trọng, có những tôn giáo có những quy định ảnh hưởng đến tập quán
và khẩu vị ăn uống của cả quốc gia, bởi tôn giáo sử dụng thức ăn làm vật thờ cúng thì ảnh
hưởng nhiều đến tập quán và khẩu vị ăn uống.
Tôn giáo càng nghiêm ngặt thì ảnh hưởng càng nhiều và nếu tôn giáo đã lại dùng thức ăn làm
vật thờ cúng thì trong ăn uống càng có nhiều điều cấm kị, từ đã tạo ra tính đặc biệt riêng của
tôn giáo và những tín đồ theo đạo đó. Hơn nữa, tôn giáo càng mạnh thì phạm vi ảnh hưởng
càng lớn và sâu sắc. Ví dụ, Đạo Hồi có khoảng 900 triệu tín đồ, trên thế giới có nhiều quốc
gia coi Đạo Hồi là quốc đạo và họ hoàn toàn cấm dân chúng mua bán, sử dụng rượu, bia,
thuốc lá hoặc những thứ gây kích thích, gây nghiện khác.
1.3. Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực

1.3.1. Tính cộng đồng

Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong ẩm thực Việt Nam, bao giờ trong bữa cơm cũng có bát
nước mắm chấm chung, hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ từ bát chung ấy. Ăn chung mâm cho
nên các thành viên của bữa ăn liên quan mật thiết với nhau, phụ thuộc chặt chẽ vào nhau
(khác hẳn phương Tây, nơi mọi người hoàn toàn độc lập với nhau - ai có suất người ấy). Vì
vậy mà trong lúc ăn uống, người Việt Nam rất thích chuyện trò (khác với người phương Tây
tránh nói chuyện trong bữa ăn).
Hơn nữa, tính cộng đồng trong ăn uống đòi hỏi nơi con người một thứ văn hóa giao tiếp cao -
văn hóa ăn uống. Bài học đầu tiên mà các cụ ta dạy cho con cháu là “ăn trông nồi, ngồi trông
hướng”, vì mỗi thành viên trong bữa ăn của người Việt Nam đều phụ thuộc lẫn nhau nên phải
có ý tứ khi ngồi và mực thước khi ăn.
1.3.2. Tính hòa đồng

Bắt đầu từ tính cách dễ dàng tiếp thu văn hóa, đặc biệt là văn hóa ẩm thực từ các dân tộc khác
của người Việt, để từ đó chế biến thành của mình. Đây cũng là điểm nổi bật của ẩm thực của
nước ta từ Bắc chí Nam.
Sự hài hòa được thể hiện trong triết lý âm dương trong ẩm thực của ngườiViệt. Người Việt
Nam phân biệt thức ăn theo 5 mức âm dương ứng với ngũ hành: Hàn (lạnh, tức âm nhiều,
tương đương với hành Thủy trong Ngũ hành), Nhiệt (nóng, tức dương nhiều, tương đương
với hành Hỏa trong Ngũ Hành), Ôn (ấm, dương ít, Mộc); Lương (mát, âm ít, Kim), Bình
(trung tính, Thổ). Theo đó người Việt có truyền thống tuân thủ nghiêm ngặt luật âm dương bù
trừ và chuyển hóa khi chế biến. Trong dân gian có nhiều món ăn tuy đơn giản, nhưng chứng
tỏ ý thức về nguyên lý Âm Dương của dân tộc ta rất sâu sắc vững vàng như: món canh chua
(âm) thường ăn với cá kho tộ (dương), cá trê (âm) nướng (dương) và dầm với nước mắm
gừng (dương),... đối với các món ăn uống (âm) mát lạnh như nước dừa thì dân ta biết bỏ muối
(dương) vào để làm cho bớt cái âm của nước dừa có thể gây hại cho người uống. khi ăn dưa
hấu phải làm cho bớt âm bằng cách chấm muối.
Việt nam có tập quán dùng gia vị rất nhiều. Gia vị ngoài tác dụng kích thích dịch vị làm dậy
mùi thơm ngon của thức ăn, và chứa các kháng sinh thực vật có tác dụng bảo quản thức ăn
hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, còn có tác dụng đặc biệt là điều hòa âm dương, hàn
nhiệt của thức ăn. Chẳng hạn, gừng tính nhiệt (dương), cho nên thường dùng kèm theo với
những thực phẩm có tính hàn (âm hơn so với gừng) như bí đao, rau cải, cải bắp, cá, thịt vịt...
(rau cải nấu canh với gừng, thịt vịt chấm với nước mắm gừng...)
Sự hài hòa còn thể hiện qua âm dương giữa con người với thời gian, người Việt có tập quán
ăn uống theo mùa. Điều này thể hiện rõ nhất ở các tỉnh phía Bắc là nơi có khí hậu 4 mùa.
Mùa hè nóng, người Việt thích ăn rau quả, tôm cá là những thứ hàn, lương (âm) hơn là mỡ,
thịt. Khi chế biến, người ta thường ăn sống, luộc, nấu canh, làm dưa, tạo nên những thức ăn
có nhiều nước (âm) và vị chua (âm) vừa dễ tiêu, vừa nhẹ, vừa giải nhiệt.
Mùa đông lạnh, người Việt miền Bắc tăng cường hơn các món ăn có mỡ, thịt, là những thức
ăn dương tính, giúp cơ thể chống lạnh. Phù hợp với mùa này là các kiểu chế biến khô hơn,
dùng nhiều mỡ hơn (tức là dương tính hơn) như xào, rán, rim, kho... Gia vị phổ biến của mùa
này cũng là những thứ dương tính như ớt, tiêu, gừng, tỏi. Thức ăn theo đúng mùa, mùa nào
thức ấy, người xưa gọi là "thời trân". Ăn uống theo mùa cũng là lúc sản vật ngon nhất, nhiều
nhất, rẻ nhất và tươi sống nhất, tốt nhất cho sức khoẻ.
1.3.3. Tính tận dụng

Văn hóa ẩm thực của người Việt phản ánh rõ khả năng tận dụng của người Việt từ những yếu
tố thuộc môi trường tự nhiên, thức ăn, thức uống đều được chế biến từ nguyên liệu tự nhiên.
Trong cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt, có 3 thành phần chính là cơm - rau - cá.
Cơm được làm từ gạo, gạo đứng vị trí đầu tiên trong cơ cấu bữa ăn: “Người sống về gạo, cá
bạo về nước”, bữa ăn của người Việt thường được gọi là bữa cơm. Người Việt trồng cả hai
loại lúa: nếp và tẻ. Cây lúa tẻ là loại cây trồng chính nên gạo tẻ được dùng trong bữa ăn hàng
ngày. Người Việt không chỉ tận dụng cây lúa thành gạo để nấu cơm mà còn biết tận dụng từ
gạo để làm bún và làm bánh: bánh lá, bánh đúc, bánh tráng... Gạo nếp được dùng làm xôi,
làm bánh mặn, bánh ngọt...
Thành phần thứ hai trong cơ cấu bữa ăn người Việt là rau quả. Là nước nằm trong vành đai
khí hậu nhiệt đới gió mùa, nông nghiệp lại là ngành kinh tế chủ yếu nên rau quả vô cùng
phong phú. Việc dùng rau trong cơ cấu bữa ăn chứng tỏ khả năng tận dụng môi trường tự
nhiên của người Việt. Bên cạnh các loại rau quả là thành phần chính trong cơ cấu bữa ăn, còn
có những loại rau quả dùng làm gia vị như: hành, gừng, ớt, tỏi, rau răm, rau diếp cá... Gia vị
cũng là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt.
Thành phần thứ ba trong bữa ăn của người Việt là cá. Việt Nam có phía Đông giáp với biển
Đông lài có hệ thống sông ngòi, ao hồ chẳng chịt nên dùng các trong cơ cấu bữa ăn cũng là
khả năng tận dụng môi trường tự nhiên của người Việt. Cá đứng thứ ba trong cơ cấu bữa ăn
và đứng đầu trong bảng các loại thức ăn thủy sản (so với tôm, cua, mực...). Người Việt còn
tận dụng các loài thủy sản để chế biến ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm và mắm các
loại: nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm sét, các loại nước mắm nổi tiếng: Nghệ An, Phan Thiết,
Phú Quốc. Thực phẩm được chế biến từ thủy sản cũng rất đa dạng: nấu chín, ướp mắm, phơi
khô. Chế biến cũng có nhiều cách: chiên, xào, kho, luộc, nướng, gỏi... Văn hóa ẩm thực của
người Việt thể hiện ở việc ăn uống theo mùa, theo vùng miền. Đó là biểu hiện của lối ứng xử
thích nghỉ với môi trường tự nhiên, thích nghỉ với nền kinh tế tự cung tự cấp.
1.3.4. Tính thích ứng

Người Việt, tự bản tính, và do địa lý cũng như hoàn cảnh, để có thể sinh tồn, bắt buộc phải có
óc thực dụng, và nhạy cảm thích ứng với hoàn cảnh. Thực dụng và ứng dụng do đó là những
đặc tính chung thấy nơi người Việt, đặc biệt người Kinh. Những đặc tính này đều phản ánh
trong các món ăn, cách nấu nướng Việt. Những chất liệu, hay những thức ăn mà người ngoại
quốc vứt bỏ, đều được tận dụng chế biến thành những món ăn bất hủ: mề gà, chân gà, tim gan
gà, lòng lợn, lòng chó... Đặc biệt xương xẩu được ta chế biến thành những bát canh, nước lèo,
hay đồ nhắm rất ngon ngọt. Đặc tính thực dụng này cũng thấy nơi việc người Việt tận dụng
mọi thức ăn, mọi loại rau cỏ mà Trời cho. Rau muống, rau đền, rau lang, mướp đẳng, rau
dại... không có loại gì mà người Việt bỏ qua. Làm thịt một con heo, trừ lông và chất dơ, tất cả
mọi bộ phận, cả máu (tiết) đều được tận dụng. Nhờ vào tính chất linh động mà họ có thể chế
biến mọi thức, mọi loại hợp với khẩu vị, và tạo lên một món ăn, món nhắm thuần túy. Nói
tóm lại, hai nguyên lý thực dụng và thích ứng biến động có thể thấy trong bất cứ món ăn gọi
là đặc sản của cả 3 miền Bắc Trung Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ẨM THỰC TẠI TÌNH HÒA


BÌNH

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH HÒA BÌNH

Hoà Bình là tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với địa hình vùng núi
cao chia cắt, độ dốc lớn. Đặc điểm này đã tạo ra cho Hòa Bình nguồn tài nguyên thiên nhiên
đa dạng, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, các hang động, thác nước kỳ thú; các nguồn nước
khoáng nóng chất lượng cao phục vụ tốt cho phát triển các loại hình du lịch.
Hòa Bình là tỉnh miền núi tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, có diện tích tự nhiên khoảng
4.600km². Là một tỉnh tỉnh miền núi cửa ngõ của vùng Tây Bắc với vùng đồng bằng sông
Hồng, tỉnh có vị trí giáp ranh: Phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ; Phía nam giáp tỉnh Thanh Hoá và
Ninh Bình; Phía đông giáp tỉnh Hà Tây và Hà Nam; Phía tây giáp tỉnh Sơn La. Đơn vị hành
chính bao gồm 10 huyện và 1 thành phố; 210 xã, phường, thị trấn. Dân số trên 80 vạn người,
với 6 dân tộc chính (Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, H'Mông) trong đó dân tộc Mường chiếm
đa số với trên 63%. Tỉnh Hòa Bình có diện tích lớn thứ 29 trong 63 tỉnh thành của Việt Nam
và là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 49 về số dân (năm 2018).
Hoà Bình có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn. Lãnh thổ của tỉnh chia thành 2
vùng: vùng núi cao nằm ở phía tây - bắc có độ cao trung bình từ 600 – 700m, địa hình hiểm
trở, chiếm 44,8% diện tích toàn tỉnh, vùng núi thấp nằm ở phía đông - nam của tỉnh ít bị chia
cắt độ cao trung bình từ 100 – 200m.
Hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh được phân bố tương đối đồng đều với các sông lớn là
sông Đà, sông Bôi; đặc biệt hồ thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà là một lợi thế về giao thông
đường thuỷ và nuôi trồng thuỷ sản. Đường bộ có quốc lộ 6 nối liền trung tâm Hà Nội với các
tỉnh Tây Bắc; các QL 12B, và 21 đảm bảo giao lưu giữa các huyện trong và ngoài tỉnh. Hoà
Bình có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có nền văn hoá dân tộc đặc sắc, phong phú đã và đang
được khai thác để phát triển du lịch dưới nhiều hình thức như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn
hoá, du lịch sinh thái… (khu du lịch văn hoá Bản Lác là một ví dụ điển hình).
Do đặc điểm địa lý tiếp giáp với đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội, có điều kiện tự
nhiên, đất đai, tài nguyên khoáng sản, đặc điểm văn hoá đa dạng và phong phú đã tạo điều
kiện cho tỉnh Hoà Bình phát triển mạnh một số lĩnh vực kinh tế lợi thế. Trong 5 năm, kinh tế
của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân hằng năm đạt 7,59%; năm 2020, tổng
sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước đạt khoảng 55.000 tỷ đồng (gấp 1,65 lần năm 2015). Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.
Hơn nữa, Hòa Bình là mảnh đất mà các nhà khoa học đã chứng minh có người Việt cổ sinh
sống. Được biết đến là “cái nôi” của nền Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng có từ hàng ngàn năm.
“Văn hóa Hòa Bình” là thuật ngữ để chỉ một nền văn hóa cổ đại đã xuất hiện và tồn tại trên
địa phận nước Việt tiền sử, cách đây vài ba vạn năm; khẳng định Hòa Bình là một trong
những trung tâm của người nguyên thủy ở Việt Nam. Bản sắc văn hoá Hoà Bình bao gồm văn
hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của nhân dân các dân tộc sinh sống trên vùng đất tỉnh Hòa
Bình,n tộc và cốt cách, đặc trưng văn hoá của nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình. Xác định
mối tương quan đó, chính là khẳng định mối liên hệ giữa hiện tại quá khứ và tương lai trong
hành trình phát triển của tỉnh nhà.
Khung cảnh bình yên thư thái ở Hòa Bình làm đắm say tâm hồn ta, còn ẩm thực nơi đây chắc
hẳn sẽ là điều khiến nhiều du khách lưu luyến khi có cơ hội thưởng thức. Thưởng thức đặc
sản là điều không thể thiếu khi đi du lịch, nó sẽ cho ta trải nghiệm những cảm giác mới, thú
vị và lạ lẫm. Nếu nói về đặc sản thì Hòa Bình không hề kém cạnh một tỉnh nào bởi những
món ăn tươi ngon đượm hương vị núi rừng Tây Bắc, như: cơm lam, thịt lợn muối chua, chả
cuốn lá bưởi, cá sông nướng,...
Cảnh sắc nên thơ mà cùng nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn khiến nơi đây từ lâu đã trở thành
một địa điểm thu hút nhiều sự chú ý của khách du lịch trong và ngoài nước với những nét đẹp
truyền thống đặc sắc lâu đời. Hoà Bình có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hoá lịch sử
phong phú có thể phát triển đu lịch đưới nhiều hình thức. Cụ thể, 6 đân tộc anh em: Mường,
Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông với những nét văn hoá, phong tục tập quán đa dạng, phong phú
tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch văn hoá và hiện nay nỗi tiếng là khu du lịch Bản
Lác — Mai Châu. Bên cạnh đó, du lịch cảnh quan, sinh thái ở Hoà Bình cũng có rất nhiều
tiềm năng để phát triển với hồ sông Đà hùng vĩ, rừng nguyên sinh Thượng Tiến (Kim Bồi),
rừng Hang Kia — Pà Cò (Mai Châu), rừng Phu Canh (Đà Bắc), Suối Ngọc - Vua Bà (Lương
Sơn)... Ngoài ra, tỉnh Hoà Bình còn nỗi tiếng với suối nước nóng Kim Bôi, Lạc Sơn, có núi
cao, hồ lớn, khí hậu điều hoà tạo điều kiện cho du lịch nghỉ dưỡng phát triển. Trên địa bàn
tỉnh có nhiều đền chùa nỗi tiếng như chùa Tiên (Lạc Thuỷ), đền Bờ (trên hồ sông Đà)... là nơi
thuận lợi cho phát triển đu lịch. Bên cạnh đó, tỉnh cũng có nhiều di tích lịch sử, di tích văn
hóa, kiến trúc, ngành nghề truyền thống, lễ hội, phong tục tập quán, nghệ thuật dân gian của
nhiều dân tộc trong tỉnh phong phú, đa dạng, độc đáo là những sản phẩm của nền “Văn hóa
Hòa Bình”. Với vị trí cửa ngõ vùng Tây Bắc, tiếp giáp với đồng bằng sông Hồng, Hoà Bình
còn có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như tô chức hội thảo, hội nghị, nghỉ cuối tuần...
là nơi kết nối các tour, tuyến du lịch với các tỉnh lân cận và miền Bắc. Cảnh đẹp thiên nhiên
hoang sơ kỳ vĩ cùng khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm ở đây đã trở nên thật hấp dẫn và
làm hài lòng bất cứ du khách nào khi tới tham quan, nghỉ dưỡng.

Trong những năm qua, từ một tỉnh còn nhiều khó khăn đã từng bước phát triển và đạt được
nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; cơ cấu kinh tế ngày
càng chuyển dịch theo hướng tích cực.
Reference

1. https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B2a_B%C3%ACnh
2. https://sites.google.com/view/dulichkhapmoimienvietnam/%E1%BA%A9m-th%E1%BB%B1c
3. https://www.vietravel.com/vn/van-hoa-phong-tuc/tinh-tong-hop-va-tinh-cong-dong-trong-
loi-an-cua-nguoi-viet-v2434.aspx
4. https://text.123docz.net/document/51452-triet-ly-viet-trong-van-hoa-am-thuc-phan-6.htm

You might also like