You are on page 1of 4

Chuyện kể của người thương binh miền

Nam được Bác Hồ tặng áo trấn thủ


Những ngày giữa tháng 5, cánh cổng Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP Hồ
Chí Minh lại rộng cửa đón những người thương binh về thăm lại kỉ vật được
Bác Hồ tặng. Trong những chiến sỹ ấy có ông Lê Thống Nhất, người được Bác
Hồ tặng chiếc áo trấn thủ khi ra miền Bắc điều trị vết thương trong một trận
càn vào năm 1953.

Năm 1953, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào thời kỳ cam go, ác
liệt. Chiến sĩ trinh sát đặc công quân khu 9 - ông Lê Thống Nhất (quê Kiên
Giang), khi đó vốn là cái tên gây kinh sợ cho giặc Pháp bởi hàng loạt trận đánh,
trận càn ở miền Tây. Tuy nhiên, trong một trận càn của giặc, ông Lê Thống
Nhất đã bị thương nặng khiến tay phải, chân trái của ông bị thương và đặc biệt,
chân phải của ông phải bị cắt bỏ. Vì vậy, ông được đơn vị đưa ra miền Bắc chữa
trị.
Ông Lê Thống Nhất nhớ lại: “Năm 1953, tôi bị thương nặng phải ra miền Bắc
chữa trị. Phần lớn, thương binh miền Nam ra Bắc đều không chịu được cái lạnh
mùa đông phương Bắc. Với người bị thương nặng thì càng không chịu thấu.
Đang giữa mùa đông lạnh cóng năm 1955, Ty Thương binh cấp cho một chiếc
áo trấn thủ, nói là của Bác Hồ gửi tặng cho thương binh nặng. Cầm cái áo mà
tôi xúc động khiến cả đêm không ngủ vì biết ơn Bác Hồ”.
Chiếc áo trấn thủ Bác Hồ tặng ông Lê Thống Nhất đang được trưng bày tại
Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP Hồ Chí Minh.
Theo ông Lê Thống Nhất, dù khốn khổ với cái rét mùa Đông phương Bắc
nhưng ông vẫn không dám mặc chiêc áo trấn thủ vì sợ chiếc áo cũ. Vì vậy, ông
Lê Thống Nhất chỉ dám lồng áo vào bao gối để gối đầu hằng đêm và giữ chiếc
áo như một báu vật suốt 57 năm, sau đó mới đem tặng cho Bảo tàng Hồ Chí
Minh để lưu giữ cho thế hệ trẻ sau này.
“Chiếc áo trấn thủ không chỉ tránh cho tôi vượt cái lạnh miền Bắc mà còn ủ ấm
trái tim người chiến sĩ miền Nam xa quê bằng tình yêu của Bác Hồ. Nhân một
dịp kỷ niệm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi đã trao gửi lại món quà quý
giá cho bảo tàng Hồ Chí Minh để nó thay tôi kể mãi về tình yêu thương bao la
của Bác với thế hệ trẻ”, ông Lê Thống Nhất nói.
Ông Cao Long Hỷ (bìa phải) và ông Lê Thống Nhất về thăm lại những kỉ vật
được Bác Hồ tặng hai ông năm xưa tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP
Hồ Chí Minh.
Hiện nay, người lính già Lê Thống Nhất đã gần 90 tuổi nhưng vẫn còn khá
minh mẫn. Mặc dù ông đang bị thương tật 91% và chỉ còn một chân, một tay
nhưng khi chống đôi nạng cùng đồng đội trở lại thăm chiếc áo trấn thủ được
Bác Hồ vào đúng dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
(19/5/1890 - 19/5/2020), ông Lê Thống Nhất rất phấn khởi, vui vẻ.
Ngoài việc được Bác Hồ tặng chiếc áo trấn thủ, ông Lê Thống Nhất còn có dịp
gặp Bác Hồ khi ông Lê Thống Nhất đến thăm bạn ở trại thương binh mắt.
Ông Lê Thống Nhất kể lại: “Một lần tôi đến thăm bạn tại trại thương binh mắt,
đúng hôm đó có đoàn đại biểu tới thăm trại. Tôi nhìn thấy một bác sĩ cùng đi
với vài người nữa. Ông bác sĩ đi xuống nhà bếp, vào xem cả phòng vệ sinh. Tới
bậc thềm nhà vệ sinh, ông chỉ chỉ gậy xuống sàn, bảo phải cọ rửa cẩn thận kẻo
thương binh té ngã. Sau đó, bác sĩ vào phòng thương binh. Anh em thương binh
xì xầm: “Không biết có Bác Hồ trong đoàn không?”. Lúc này ông bác sỹ này
mới tháo nón, khẩu trang và hỏi: “Đây có phải Bác Hồ không nhỉ?”".
"Do đa số các thương binh đều hỏng mắt nên khi nghe giọng trầm ấm của Bác
Hồ, các thương binh đều đồng thanh reo lên vui sướng: “Bác Hồ, Bác Hồ”, rồi
các anh thương binh thi nhau xô tới ôm chầm lấy Bác. Cũng do không thấy Bác
nên hầu hết các thương binh chỉ ôm chầm lấy nhau, khi đó Bác Hồ nói: “Anh
em cứ ngồi ở yên trên giường, tôi sẽ đến thăm từng giường một”. Rồi Bác Hồ
đến bắt tay từng thương binh và ôm lấy các thương binh, khiến ai cũng cảm
thấy vui như Tết", ông Lê Thống Nhất kể tiếp.

You might also like