You are on page 1of 5

UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT LẦN 2

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN NGỮ VĂN 9


NĂM HỌC 2020 - 2021
(Thời gian làm bài: 90 phút)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi:
Sống ảo có thể coi là một căn bệnh khó chữa. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới
sức khỏe và tinh thần của giới trẻ. Vậy mỗi người cần có lối sống lành mạnh không
bị quá thu hút bởi mạng xã hội. Nói cách khác mạng xã hội như con dao hai lưỡi.
Nếu bạn biết cách sử dụng thì nó vô cùng có ích. Nhưng nếu bạn quá ham mê nó có
thể là con dao giết chết tâm hồn bạn.
(Theo báo điện tử Dân Trí)
a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
b. Chỉ ra các phép liên kết câu có trong đoạn văn?
c. Nêu nội dung đoạn văn?
d. Theo tác giả bài báo, sống ảo có những tác hại gì?
e. Bài học rút ra từ đoạn văn trên?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
em về vai trò của lòng biết ơn trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về khổ thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
(Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập 2, NXB
Giáo dục Việt Nam 2015)

---Hết---

Họ và tên thí sinh…………………………… SBD ……………………..


UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT LẦN 2
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC 2020 - 2021
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
Câu Đáp án Điểm
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
a. - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,5
- Phép liên kết câu: Phép thế “nó”, Phép lặp “mạng xã hội”, 1,0
b. Phép nối “ nhưng,…”

- Tác hại của lối sống ảo đối với giới trẻ.


c. 0,5
d. Theo tác giả bài báo, sống ảo có những tác hại là: 0,5
- Là một căn bệnh khó chữa.
- Gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tinh thần của giới
trẻ.
- Như con dao hai lưỡi, có thể giết chết tâm hồn bạn.
e. Hs có thể rút ra bài học:
- Hãy sống lành mạnh. 0,5
- Sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý

(HS nêu ít nhất 1 bài học)
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu Đáp án Điểm
Hình - Bài viết mạch lạc, đảm bảo yêu cầu đoạn văn.
thức - Diễn đạt trôi chảy, đúng văn phạm, chữ viết rõ ràng 0,25
Câu 1 không sai chính tả.
(2,0 điểm) - Đúng yêu cầu bài văn nghị luận.
- Trình bày chữ viết sạch sẽ.
1. Nêu vấn đề
* Giải thích
Nội - Lòng biết ơn: Đó là tình cảm biết trân trọng, ghi 0,25
nhớ công ơn, tình cảm của người khác dành cho
dung
mình, đã giúp đỡ mình.
2. Bàn luận vấn đề
*Dẫn chứng, biểu hiện: Lòng biết ơn được thể hiện
qua rất nhiều hành động, việc làm cao đẹp vô cùng
phong phú và đa dạng. Đó có thể là lòng thành kính
đối với những người đã khuất qua những phong tục
thờ cúng tổ tiên. Chúng ta mang ơn ba mẹ đã sinh 0,5
thành, dưỡng dục, nuôi dạy ta nên người. Là sự
tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng qua ngày giỗ
Tổ mùng 10 tháng 3 hay sự biết ơn đối với những
người đã hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc như
Ngày thương binh liệt sĩ 22/7 hằng năm. Đó có thể là
sự tri ân công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo thông
qua ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tất cả những
biểu hiện trên đã thể hiện ý nghĩa sâu sắc của lòng
biết ơn đối với cuộc sống của con người.
*Vai trò, ý nghĩa của lòng biết ơn
- Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lí
của dân tộc ta, thể hiện rõ giá trị tinh thần hết sức tốt
đẹp và sâu sắc. Nhờ sự khắc ghi và tưởng nhớ công
ơn, những con người thế hệ sau sẽ luôn khắc ghi,
tưởng nhớ đến công ơn của thế hệ cha anh đi trước,
đồng thời biết trân trọng, nâng niu những gì đang có
trong hiện tại. Bởi tất cả những thành quả mà chúng
ta đang hưởng thụ đều không phải tự nhiên xuất hiện,
mà đều trải qua quá trình lao động, sản xuất của
người khác. Quá trình đó có thể thấm đẫm mồ hôi, 0,5
nước mắt và thậm chí chứa đựng những hi sinh, mất
mát vô cùng to lớn và vĩ đại.
- Lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và là
sợi dây để gắn bó tình cảm giữa người với người.
Người sống có lòng biết ơn, sống ân tình, thủy chung
luôn được người khác yêu mến và kính trọng.
- Phản đề: Trong cuộc sống có những kẻ vô ơn đáng
lên án…
3. Bài học nhận thức và hành động
- Đối với thế hệ trẻ này nay thì rèn luyện, bồi đắp 0,25
lòng biết ơn là điều cần thiết để không quên cội
nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của
quá khứ.
- Biết ơn, đền đáp công ơn mà người khác dành cho
mình là điều nên làm.
- Cần có trách nhiệm giữ gìn, vun đắp, phát huy bằng
những việc làm cụ thể.
4. Khẳng định vấn đề 0,25
- Lòng biết ơn là phẩm chất tốt đẹp mà mỗi chúng ta
cần có để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
- Bài viết mạch lạc, đủ bố cục 3 phần
Hình - Diễn đạt trôi chảy, đúng văn phạm, chữ viết rõ ràng 0,25
thức không sai chính tả.
Câu 2 - Đúng yêu cầu bài văn nghị luận văn học.
(5,0 điểm) - Có tính sáng tạo trong bài viết.
- Trình bày chữ viết sạch sẽ.
I. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Viễn Phương, tác phẩm Viếng 0,5
Nội lăng Bác
- Nêu vấn đề nghị luận: Cảm xúc khi vào lăng viếng
Dung
Bác
- Trích dẫn.
II. Thân bài:
1. Khái quát
- Tác giả Viễn Phương 0,5
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Tóm tắt tác phẩm.
- Vị trí của đoạn trích.
2. Cảm nhận
a. Cảm xúc của người con miền Nam khi đứng gần
bên Bác
- Khi vào trong lăng, được ngắm nhìn hình ảnh vị cha 1,5
già kính yêu, tác giả không khỏi bồi hổi, xúc động.
Người nằm đó, bình yên, thanh thản, chìm sâu vào
giấc ngủ ngàn thu vĩnh hằng.
- Biện pháp nói giảm nói tránh “giấc ngủ bình yên”
bắt nguồn từ vẻ dẹp ung dung, tự tại toát ra từ hình
ảnh của Bác. Đồng thời đây cũng là cánh nói tránh
nhắc lại nỗi đau xót của dân tộc. Người nằm đó, bình
yên, thanh thản, chìm sâu vào giấc ngủ ngàn thu vĩnh
hằng. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của
mình, chẳng đêm nào Bác không trăn trở lo cho dân,
cho nước. Bởi vậy, đây có lẽ là giấc ngủ trọn vẹn,
bình yên nhất của Người.
- Hình ảnh “vầng trăng” là một ẩn dụ đẹp, sáng tạo
mang tầm vóc lớn lao, kì vĩ:
+ Nếu ở khổ thơ thứ 2, Viễn Phương dùng hình ảnh
“mặt trời” để nói về sự nghiệp CM lay trời chuyển
đất của Bác, thì đến đây, nhà thơ thật tinh tế khi lấy
hình ảnh vầng trăng tượng trưng cho tâm hồn của
Người.
+ Ánh trăng trước hết là ánh sáng yên bình, dịu nhẹ,
trong trẻo. Ta đã bắt gặp vầng trăng trong rất nhiều
thi phẩm, nhưng với chủ tịch HCM, ánh trăng ấy
không đơn thuần chỉ là đề tài, mà đó còn là người bạn
tri kỉ trong suốt cuộc đời truân chuyên của Người.
+ Hình ảnh vầng trăng cũng gợi ta nghĩ đến tâm hồn
thanh cao và tình yêu thương bao la của Bác dành
cho đồng bào, cho nhân dân cả nước. Ánh trăng tỏa
sáng, xoa dịu những con người cùng khổ. Tình yêu ấy
sẽ mãi bất tử, vĩnh hằng như ánh sáng dịu hiền của
vầng trăng vũ trụ.
b. Niềm đau xót, tiếc thương vô hạn khi nhận ra
Bác đã ra đi mãi mãi
- Từ láy mãi mãi, biện pháp tu từ ẩn dụ trời xanh (chỉ
cuộc đời của Bác) cùng với hình ảnh mặt trời, vầng
trăng đã tạo nên một hệ thống các hình ảnh thiên
nhiên, vũ trụ khẳng định sự vĩ đại của Bác và tấm 1,25
lòng thành kính của cả dân tộc dành cho người.
- Cặp từ vẫn biết....mà sao: diễn tả sự tương phản
trong suy nghĩ và tình cảm của nhà thơ trước sự ra đi
của Bác. Vẫn biết Bác còn sống mãi với non sông
nhưng tự trong sâu thẳm đáy lòng tác giả vẫn không
nguôi đau đớn trước sự ra đi đột ngột của người.
- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cùng với
động từ nhói: Mà sao nghe nhói ở trong tim: Nỗi đau
đớn đột ngột như có hàng ngàn mũi kim đâm vào trái
tim đang thổn thức của tác giả. Câu thơ như tiếng
khóc, tiếng nấc nghẹn ngào đau thương trước sự ra đi
của Bác. 0,5
3. Đánh giá
a. Nghệ thuật
- Đoạn thơ có giọng điệu nghiêm trang, thành kính.
Kết hợp hài hòa giữa hình ảnh thực và hình ảnh mang
ý nghĩa ẩn dụ. Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ
thuật.
b. Nội dung
- Đoạn thơ diễn tả sâu sắc và cảm động nỗi đau xót,
niềm tiếc thương vô hạn của người con miền Nam
trước sự ra đi của Bác.
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị khổ thơ, bài thơ 0,5
- Mở rộng, liên hệ.
Tổng 10,0

* Lưu ý: Trong quá trình chấm giáo viên có thể vận dụng linh hoạt biểu điểm trên vào bài làm
của học sinh.

You might also like