You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÁO CÁO THẢO LUẬN


MÔN KINH TẾ VI MÔ I
NHÓM: 9

ĐỀ TÀI: Phân tích và lấy một ví dụ minh


họa về một hãng cạnh tranh hoàn hảo và chỉ
rõ cách thức hãng này lựa chọn sản lượng và
lợi nhuận khi giá thị trường thay đổi trong cả
ngắn hạn và dài hạn.
MỤC LỤC

Lời mở đầu

PHẦN I: Tổng quan lí thuyết về thị trường cạnh tranh hoàn hảo
1. Các khái niệm cơ bản
1.1 Thị trường
1.2 Các tiêu thức (tiêu chuẩn) cơ bản để phân loại thị trường
1.3 Phân loại thị trường
1.4 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
2. Các đặc trưng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
3. Đặc điểm của doanh nghiệp CTHH
3.1 Đường cầu và đường doanh thu cận biên của hãng CTHH
3.2 Lựa chọn sản lượng của hãng CTHH (trong ngắn hạn và dài hạn)
3.3 Điều kiện cho tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH (trong ngắn hạn và dài hạn)
3.4 Khả năng sinh lợi của hãng CTHH (trong ngắn hạn và dài hạn)
3.5 Đường cung hãng CTHH (ngắn hạn và dài hạn)

PHẦN II: Phân tích cách thức hãng cạnh tranh hoàn hảo lựa chọn sản lượng và lợi nhuận
khi giá thị trường thay đổi trong cả ngắn hạn và dài hạn.
1. Giới thiệu tình huống nghiên cứu
1.1 Giới thiệu hãng CTHH
1.2 Tình huống nghiên cứu
2. Cách thức hãng đưa ra quyết định lựa chọn sản lượng và lợi nhuận
2.1 Sự lựa chọn sản lượng và lợi nhuận của hãng trong ngắn hạn
2.2 Sự lựa chọn sản lượng và lợi nhuận của hãng trong dài hạn

PHẦN III: Kết luận được rút ra qua nghiên cứu

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU

Bước sang thế kỷ XXI, chúng ta đang đứng trước thời cơ mới. Nhân loại đang từng bước
đi vào sử dụng tri thức cho phát triển và đang hình thành nền kinh tế dựa vào tri thức, sử
dụng nhanh và gần như trực tiếp các thành tựu của khoa học công nghệ vào phục vụ sản
xuất đời sống. Những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc
phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại cũng như hội nhập kinh tế quốc tế. Việc gia nhập
các tổ chức kinh tế lớn như WTO, cùng với nỗ lực cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh
từng bước đưa Việt Nam khẳng định được vị thế trên trường quốc tế và thu hút các nhà
đầu tư. Trong một nền kinh tế đa dạng và phức tạp như vậy, vấn đề tìm được chỗ đứng và
xây dựng vị thế trên thị trường luôn là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp hiện
nay.
Một quy luật tất yếu trong nền sản xuất kinh tế thị trường đó là quy luật cạnh tranh: “Làm
sao để thu lợi nhuận tối đa? Làm thế nào để đứng vững trên thị trường? Làm thế nào để
sản xuất được những sản phẩm đáp ứng nhu cầu “ngon, bổ, rẻ” của mọi người tiêu dùng
ngày nay?” Đó là những câu hỏi luôn đặt ra cho mỗi doanh nghiệp.
Để có thể tồn tại và phát triển thì buộc các doanh nghiệp phải có cho mình những phương
án kinh doanh sao cho hiệu quả kinh tế đạt được là lớn nhất. Cụ thể, doanh nghiệp cần
phải đưa ra cách thức lựa chọn sản lượng và lợi nhuận tối ưu trước sự thay đổi của giá cả
thị trường. Muốn làm được những điều như vậy cần phải trải qua khâu phân tích, đánh giá
kĩ càng.
Sau khi nghiên cứu kĩ các lí thuyết trong học phần kinh tế vi mô I, chúng em đã chọn đề
tài: Phân tích và lấy một ví dụ minh họa về một hãng cạnh tranh hoàn hảo và chỉ rõ
cách thức hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận khi giá thị trường thay đổi
trong cả ngắn hạn và dài hạn. Do khoảng thời gian có hạn và kiến thức của chúng em
vẫn còn nhiều hạn chế nên bài viết chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy
chúng em kính mong sự góp ý chân thành của các thầy cô để giúp bài được hoàn thiện
hơn.
PHẦN 1: TỔNG QUAN LÍ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH HOÀN HẢO
1.Các khái niệm cơ bản
1.1 Thị trường
Muốn tìm hiểu về thị trường cạnh tranh hoàn hảo trước hết ta phải tìm hiểu thế nào
là khái niệm thị trường?
− Khái niệm: Thị trường, trong kinh tế học và kinh doanh, là nơi người mua và người bán
(hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để
trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng
tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia
trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.
− Đặc điểm:
+Thị trường hoạt động theo các quy luật kinh tế khách quan của nó như là quy luật
cung cầu ,cạnh tranh, giá cả ,giá trị cơ chế nàyđược gọi là cơ chế tự điều tiết nó diễn biến
tự nhiên.Bên cạnh sự vận động khách quan của các quy luật kinh tế trên thị trường còn có
sự tác động tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước bao gồm chính phủ các bộ ngành
các địa phương, các đơn vị trung gian sự tham gia của các cơ quan là nhằm khắc phục
những mặt trái của cơ chế thị trường tự điều tiết phát sinh ra cơ chế thị trường có sự điều
tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa .
+Thị trường là luôn luôn biến động do sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau.
Trong quá trình kinh doanh doanh nghiệp phải luôn nắm bắt kịp thời sự biến động của thị
trường , trên cơ sở hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng và tác động , mức độ tác động của các
nhân tố này để điều chỉnh phương án, kế hoạch kinh doanh cho thích hợp với với mọi thời
điểm khác nhau.
Từ đó rút ra:
+ Thị trường không phụ thuộc vào không gian và thời gian.
+ Trên thị trường các quyết định của người mua và người bán được cân bằng thông qua
sự điều chỉnh của giá.
1.2 các tiêu thức tiêu chí cơ bản của cạnh tranh hoàn hảo
+ Số lượng người mua và người bán
+ Loại hình sản phẩn đang sản xuất và bán
+ Sức mạnh thị trường của người mua và người bán
+ Các trở ngại của việc gia nhập thị trường
+ Hình thức cạnh tranh giá cả và phi giá cả
1.3. Phân loại thị trường
Ta có thể phân loại thị trường theo các tình huống sau:
+ Phân loại thị trường dựa theo mức độ cạnh tranh (Ở đây có sự khác nhau về số lượng
người bán và người mua, tính chất của hàng hóa dịch vụ trao đổi từ đó dẫn đến khác nhau
về sức cạnh tranh, sức mạnh của thị trường.)
 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo(thuần túy) là nhiều người mua và nhiều người
bán,trao đổi 1 loại sản phẩm,người mua và người bán k có quyền quyết định mức
giá và sản lượng. ví dụ; thóc,sữa,trứng
 Thị trường độc quyền thuần túy(độc quyền mua hoặc bán) là chỉ có một người mua
và nhiều người bán hoặc chỉ có một người bán và nhiều người mua
 Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo gồm: cạnh tranh độc quyền và độc quyền
nhóm.
+ Phân chia theo đối tượng hàng hóa hay dịch vụ được trao đổi: phân chia theo các loại
hàng hóa hay dịch vụ.
Ví dụ: Thị trường viễn thông, trung tâm đăng kí bất động sản…
+ Phân chia theo phạm vi,quy mô của thị trường:
 Thị trường địa phương
 Thị trường trong nước
 Thị trường quốc tế
+ Bên cạnh các phân chia cơ bản trên còn những cách phân chia thị trường theo các tiêu
chí khác nhau như: mức độ tập trung, tiềm năng khách hàng…
 Như vậy việc phân loại thị trường là yếu tố hết sức quan trọng.
1.4. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
+ Khái niệm: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có nhiều người mua và người
bán, và không người mua, người bán nào có ảnh hưởng đến giá thị trường.
Ví dụ: Thị trường nông sản….
2. Các đặc trưng của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo có các đặc trưng cơ bản sau:
+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo có khả năng mang lại lợi ích lớn nhất cho cộng đồng,
ngoại trừ trường hợp đặc biệt bởi trong đó có rất nhiều người mua, người bán và họ không
đủ lớn để ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm. Sản phẩm là đồng nhất, nguồn tài nguyên
có khả năng di động hoàn hảo và các tổ chức kinh tế có kiến thức tốt về điều kiện thị
trường.
+ Đặc trưng quan trọng nhất của thị trường cạnh tranh hoàn hảo là mỗi một doanh nghiệp
trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo đều cư xử như một người biết chấp nhận giá.
Hành vi chấp nhận này là dấu hiệu của một thị trường cạnh tranh.
Có 3 đặc trưng xác định cạnh tranh hoàn hảo:
 Các doanh nghiệp biết chấp nhận giá vì:
− Sản lượng của một hãng là vô cùng nhỏ bé so với sản lượng toàn bộ thị trường.
− Một đơn hàng lẻ thay đổi sản lượng không tác động đến cung của thị trường.
 Tất cả các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sản xuất ra một loại hàng hóa đồng
nhất hay được tiêu chuẩn hóa hoàn hảo.
 Việc ra nhập và rút lui khỏi trường cạnh tranh hoàn hảo là không hạn chế. Không
hề có những rào cản nào ngăn cản các doanh nghiệp mới ra nhập thị trường và
không có điều gì ngăn cản các doanh nghiệp rút khỏi thị trường.
3. Đặc điểm của doanh nghiệp CTHH
3.1 Đường cầu và đường doanh thu cận biên của hãng CTHH
+ Đường cầu của mỗi hãng trong ngành cạnh tranh hoàn hảo là đường cầu nằm ngang tại
mức giá thị trường
Hình 1: Đường cầu và đường doanh thu cận biên của hãng CTHH

 Đây là đường nằm ngang vì mức giá này không phụ thuộc vào mức sản lượng của
doanh nghiệp.
+ Đường doanh thu cận biên của hãng trùng với đường cầu và đường doanh thu bình
quân.
3.2 Lựa chọn sản lượng của hãng CTHH (trong ngắn hạn và dài hạn)
a) Trong ngắn hạn
* Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận
Biểu đồ dưới đây minh họa đường chi phí biên và chi phí trung bình. Như biểu đồ
cho thấy, doanh nghiệp sẽ tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng Qo mà ở đó MR = MC.
Trong đó, mức giá Po được xác định trên đường cầu.
Hình 2:
Xác định điều
kiện tối đa hóa
lợi nhuận của hãng CTHH

* Khả năng sinh lợi của hãng CTHH


+) Xét giá thị trường Po > ATCmin
Lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được là dương hay doanh nghiệp có lãi, tức là
doanh nghiệp có lợi nhuận kinh tế dương.

Hình 3: Tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH khi giá thị trường Po > ATCmin
+) Xét giá thị trường Po = ATCmin
Hãng hòa vốn khi mức giá thị trường Po = ATCmin

Hình 4: Tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH khi giá thị trường Po = ATCmin

+) Xét giá thị trường AVCmin < Po < ATCmin


Khi giá thị trường AVCmin < Po < ATCmin thì hãng bị lỗ. Liệu khi bị lỗ hãng có tiếp
tục sản xuất?
Hãng vẫn tiếp tục sản xuất để tối thiểu hóa lỗ. Doanh thu khi sản xuất tại mức sản
lượng Q* sẽ bù đắp được cho toàn bộ chi phí biến đổi và một phần chi phí cố định. Hãng
sẽ tiếp tục sản xuất để mức lỗ là nhỏ nhất và hãng chỉ bị thua lỗ một phần chi phí cố định.
Trong trường hợp này, hãng tối đa hóa lợi nhuận hàm ý phải tối thiểu hóa thua lỗ.

Hình 5: Tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH khi giá thị trường AVCmin< Po <ATCmin
+) Xét giá thị trường P ≤ AVCmin : Hãng lỗ toàn bộ chi phí cố định

Hình 6: Tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH khi giá thị trường Po = AVCmin

Giả sử lúc này giá thị trường giảm xuống Po < AVCmin thì hãng không chỉ lỗ toàn bộ
chi phí cố định mà còn mất một phần chi phí biến đổi. Chúng ta bắt đầu từ Po < AVCmin
thì hãng bắt đầu tính đến việc đóng cửa. Vì thế, E là điểm đóng cửa của hãng. Sở dĩ gọi E
là điểm đóng cửa vì nếu giá nhỏ hơn mức giá ở E hay P < AVCmin, khi đó hãng không
chỉ bị lỗ hết chi phí cố định mà còn một phần của chi phí biến đổi:

Hình 7: Tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH khi giá thị trường Po < AVCmin

*) Đường cung của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn:
Cho đến bây giờ, chúng ta quan sát thấy doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ sản
xuất tại mức giá P = MC, miễn là P > AVC. Biểu đồ dưới đây chỉ ra các mức giá P0, P1,
P2 và P3 tưong ứng với các mức sản lượng Q0, Q1, Q2 và Q3. Như vậy, đường MC xác
định mức sản lượng sản xuất của doanh nghiệp miễn là P > AVC. Phần MC nằm phía trên
AVC min chỉ ra lượng cung theo các mức giá, đó chính là đường cung ngắn hạn của
doanh nghiệp. Đường cung được minh họa bởi phần MC nằm phía trên AVCmin tô đậm
dưới đây.

Hình 8: Đường cung của hãng cạnh tranh hoàn hảo (đường MC) trong ngắn hạn
*) Đường cung của ngành cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn:
Ngay như khái niệm, chúng ta có thể thấy thị trường CTHH bao gồm rất nhiều hãng.
Lượng cung của thị trường là tổng lượng cung của tất cả doanh nghiệp tham gia thị
trường. Do đó, đường cung của thị trường là đường tổng hợp theo chiều ngang các đường
cung của tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường.

Hình 9: Đường cung của ngành cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn
b) Trong dài hạn
* Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH trong dài hạn

Trong dài hạn, doanh nghiệp có thể thay đổi tất cả các đầu vào của mình, do đó
không có chi phí cố định trong dài hạn. Tổng chi phí biến đổi giờ đây cũng chính là tổng
chi phí của hãng. Để lựa chọn mức sản lượng tối ưu để sản xuất, các hãng sẽ phải so sánh
giữa tổng doanh thu có được từ việc bán toàn bộ sản phẩm sản xuất ra và tổng chi phí để
sản xuất ra mức sản lượng đó tương tự như điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của hãng trong
ngắn hạn. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn: P = MR = LMC Trong dài hạn,
hãng CTHH sẽ điều chỉnh quy mô sao cho: LMC = P

• Nếu P > LACmin  hãng có lợi nhuận kinh tế dương.

• Nếu P = LACmin  hãng có lợi nhuận kinh tế bằng 0.

• Nếu P < LACmin  hãng có lợi nhuận kinh tế âm, sẽ có động cơ rời bỏ ngành.

Hình 10: Tối đa hóa lợi nhuận của hãng CTHH trong dài hạn khi giá thị trường thay đổi

 Lợi nhuận trong dài hạn lớn hơn trong ngắn hạn. Do thời gian trong dài hạn đủ
để 2 đầu vào biến đổi nên hãng dễ lựa chọn quy mô sản xuất, vì vậy hãng CTHH trong dài
hạn có ưu thế hơn trong ngắn hạn.

*) Khả năng sinh lợi của hãng (ngành) CTHH trong dài hạn

Lợi nhuận trong dài hạn lớn hơn lợi nhuận trong ngắn hạn .

* Cân bằng cạnh tranh dài hạn của ngành


Cân bằng cạnh tranh dài hạn của ngành là trạng thái mà các hãng không chỉ tối đa
được lợi nhuận của mình mà ở đó còn không có sự gia nhập hay rút lui khỏi thị trường
của các hãng (lợi nhuận kinh tế của hãng phải bằng 0). Giả sử ban đầu thị trường cân
bằng tại E1 với mức giá thị trường là P1, xác định được đường cầu của hãng cạnh tranh
hoàn hảo là D1. Ở mức giá P1, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo thu được lợi nhuận
kinh tế cao. Điều này sẽ kích thích các hãng mới gia nhập ngành này. Khi đó cung thị
trường tăng làm cho giá giảm. Khi giá giảm các hãng sẽ điều chỉnh quy mô của mình để
có thể đạt được lợi nhuận tối đa (sản lượng bán giảm đi, theo luật cung do đường cung
của hãng là LMC từ điểm đóng cửa đi lên).
Khi các hãng tiếp tục gia nhập ngành nhiều, các hãng sẽ tiếp tục điều chỉnh sản
lượng của mình đến khi hãng tối đa hóa lợi nhuận với toàn bộ lợi nhuận kinh tế bằng 0.
Quá trình gia nhập của hãng sẽ dừng ở đường cung S’ và trạng thái cân bằng mới được
thiết lập tại mức giá P2. Vì tại mức giá P2 đã đạt được 2 điều kiện của trạng thái cân bằng
dài hạn là:
 Hãng tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn : P=LMC
 Hãng có lợi nhuận kinh tế bằng 0: P = LACmin.

Hình 11. Cân bằng cạnh tranh dài hạn của ngành

Như vậy, trong trạng thái cân bằng dài hạn của ngành lợi nhuận kinh tế của hãng
trong dài hạn và ngắn hạn đều bằng 0 và chúng ta hoàn toàn chứng minh được tại trạng
thái cân bằng dài hạn P = LMC = LACmin = MC = ATCmin. Đây chính là điều kiện quan
trọng để xem xét ngành có đạt cân bằng dài hạn hay không.
*) Đường cung của ngành cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn

Trong dài hạn, cung của ngành không được xác định bằng cách cộng theo chiều ngang
đường cung của các hãng trong ngành. Hình dáng đường cung dài hạn của ngành phụ
thuộc vào ngành có chi phí không đổi hay chi phí tăng:

a) Ngành có chi phí không đổi

Khi có các hãng mới gia nhập hoặc rút lui khỏi ngành không làm thay đổi giá của yếu
tố đầu vào điều đó làm cho chi phí dài hạn không đổi.

Giả sử thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở trạng thái cân bằng với mức giá P1=LACmin.
Giả sử do cầu tăng lên làm dịch chuyển đường cầu sang phải từ D1 đến D2, làm cho giá
sản phẩm tăng từ P1 đến P2. Điều này làm cho các hãng trong ngành đều thu được lợi
nhuận kinh tế dương. Do vậy, thu hút thêm các hãng mới tham gia vào thị trường, cung
tăng. Đường cung dịch chuyển sang phải từ S1 sang S2, làm cho giá sản phẩm giảm
xuống cho đến khi trở về mức giá ban đầu P1. Thị trường chuyển từ điểm cân bằng A
sang điểm cân bằng mới B. Làm các hãng trong ngành chỉ thu được lợi nhuận kinh tế
bằng = 0 và thị trường cân bằng trở lại. Vì vậy đường cung dài hạn của ngành có chi phí
không đổi là một đường nằm ngang ở mức giá bằng chi phí bình quân dài hạn tối thiểu.
Đường cung trong dài hạn SL của ngành sẽ đi qua hai điểm A và B:

Hình 12: Đường cung dài hạn của ngành cạnh tranh hoàn hảo có chi phí không đổi

Ví dụ như ngành sản xuất băng đĩa của nước ta. Với giá bán là 6000 đồng/đĩa trắng
chất lượng tốt, 4000 đồng/đĩa trắng bình thường. Việc các hãng tham gia vào sản xuất
băng đĩa không ảnh hưởng tới giá đầu vào. Vì mức giá đầu vào đĩa trắng được cố định, nó
rất nhiều. Đầu vào về máy tính để sao và ghi đĩa cũng không bị tăng lên khi các hãng gia
nhập vào ngành. Mỗi hãng sẽ đầu tư số lượng chiếc máy và sản xuất ra số lượng đĩa như
nhau. Vì thế chi phí bình quân trên một đĩa là không thay đổi. Ở Việt Nam các đĩa sao
thường bán với giá 8000 đồng/đĩa.

b) Ngành có chi phí tăng

Khi các hãng mới tham gia vào ngành làm tăng giá của các yếu tố đầu vào làm chi phí
dài hạn tăng lên. Ví dụ, ngành sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ khi có nhiều hãng tham
gia sẽ phát sinh việc sử dụng lao động có tay nghề. Vì vậy, sẽ làm giá thuê lao động có
tay nghề tăng lên khi có nhiều hãng tham gia vào sản xuất mặt hàng này. Giả sử ban đầu
thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở trạng thái cân bằng tại A với mức giá P1 = LAC1min.
Do cầu tăng lên làm dịch chuyển đường cầu sang phải từ D1 đến D2, làm cho giá sản
phẩm tăng từ P1 đến P2. Điều này làm cho các hãng trong ngành đều thu được lợi nhuận
kinh tế dương. Do vậy, thu hút thêm các hãng mới tham gia vào thị trường, cung tăng.
Đường cung dịch chuyển sang phải từ S1 sang S2. Tuy nhiên, khi các hãng mới vào và
mở rộng sản lượng, cầu đầu vào tăng làm tăng giá của một số hoặc tất cả các đầu vào.
Đường chi phí trung bình dài hạn tăng từ LAC1 lên LAC2. Điểm cân bằng mới trên thị
trường là B với giá cân bằng dài hạn mới P3 = LAC2 min. Mức giá này cao hơn mức giá
cân bằng ban đầu. Do đó, cân bằng dài hạn B nằm trên đường cung dài hạn của ngành.
Trong ngành chi phí tăng, đường cung dài hạn của ngành là đường dốc lên. Ngành sản
xuất ra sản lượng cao hơn nhưng phải ở giá cao hơn để bù đắp chi phí đầu vào tăng.

Hình 13: Đường cung dài hạn của ngành cạnh tranh hoàn hảo có chi phí tăng
c) Ngành có chi phí giảm

  Khi các hãng mới tham gia vào ngành làm cho ngành có thể khai thác được lợi thế
theo quy mô của hãng cung ứng đầu vào hoặc ứng dụng công nghệ mới, dẫn đến giảm giá
của các yếu tố đầu vào làm chi phí dài hạn giảm xuống. Ví dụ: Có nhiều hãng tham gia
vào việc cung cấp nước sạch ở nông thôn (có sự liên kết với nhau) chi phí về lắp đặt hệ
thống ống nước tới từng nhà của ngành sẽ giảm đi. Vì mỗi hãng vào vẫn sử dụng hệ thống
đó, không thể mỗi hãng một đường ống. Vì vậy chi phí của ngành giảm đi. Giả sử ban đầu
thị trường cạnh tranh hoàn hảo ở trạng thái cân bằng tại E1 với mức giá P1 = LAC1min.
Giả sử do cầu tăng lên làm dịch chuyển đường cầu sang phải từ D1 đến D2, làm cho giá
sản phẩm tăng từ P1 đến P2. Điều này làm cho các hãng trong ngành đều thu được lợi
nhuận kinh tế dương. Do vậy, thu hút thêm các hãng mới tham gia vào thị trường, cung
tăng. Đường cung dịch chuyển sang phải từ S1 sang S2. Khi ngành trở nên lớn hơn thì có
thể tranh thủ được lợi thế quy mô lớn để mua được một số đầu vào rẻ hơn. Do đó, đường
chi phí trung bình dài hạn của các hãng dịch chuyển xuống dưới và giá thị trường của sản
phẩm giảm. Giá thị trường thấp hơn và chi phí sản xuất thấp hơn tạo ra cân bằng dài hạn
mới với nhiều hãng hơn, sản lượng lớn hơn và giá thấp hơn. Vì vậy, trong ngành chi phí
giảm, đường cung dài hạn của ngành là đường dốc xuống.

Hình 18: Đường cung dài hạn của ngành CTHH có chi phí giảm
PHẦN II: Phân tích cách thức hãng cạnh tranh hoàn hảo lựa chọn sản
lượng và lợi nhuận khi giá thị trường thay đổi trong cả ngắn hạn và dài
hạn.
Dựa trên những phân tích về hãng CTHH ở trên, ta sẽ xét cụ thể thị trường lúa gạo của
đồng bằng sông Hồng để nghiên cứu xem khi giá cả thị trường thay đổi thì cách thức hãng
này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận như thế nào?
1. Giới thiệu tình huống nghiên cứu
1.1 Giới thiệu hãng CTHH
Tổng công ty lương thực Miền Bắc – VINAFOOD I:
 Tên chính thức: Tổng công ty lương thực Miền Bắc
 Tên giao dịch: VINAFOOD 1
 Loại hình: Doanh nghiệp nhà nước
 Thành lập năm 1945
 Trụ sở chính: số 6 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
 Sản phẩm :Nông, Lâm sản nguyên liệu, động vật sống, gạo, bột thô, thực phẩm
 Tel:(84) 4 3926 4466
 Fax:(84) 4 3926 4477
 Email: vinafood1@vinafood1.vn
+) Năng lực, cơ sở chế biến mạng lưới tổ chức kinh doanh:
Tổng công ty Lương thực Miền Bắc là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt được
thành lập theo Quyết định số 312/TTg ngày 24/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ
sở tổ chức lại các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Lương thực Trung ương I và các
doanh nghiệp Lương thực thuộc các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế trở ra.
Hiện nay, Tổng công ty có 27 đơn vị thành viên hạch toán độc lập đã được cổ phần hóa
là các công ty con; 05 đơn vị là công ty liên kết, 03 liên doanh với nước ngoài. Phần lớn
các đơn vị thành viên của Tổng công ty có trụ sở chính tại các tỉnh phía Bắc, tuy nhiên, để
đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, Tổng công ty có 14
đơn vị, chi nhánh của đơn vị thành viên đóng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long.
Tổng công ty Lương thực Miền Bắc hiện có 40 ngành nghề kinh doanh khác nhau: Tái
chế phế liệu; bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống; bán
buôn gạo; xay xát và sản xuất bột thô; bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên
doanh; bán buôn thực phẩm…
+) Về hệ thống kho, cửa hàng lương thực:
Công ty mẹ - Tổng công ty lương thực miền Bắc và các công ty con có hệ thống kho,
màng lưới cung ứng lương thực, nông sản rải khắp các tỉnh miền Bắc và một số tỉnh miền
Nam gồm 548 điểm kinh doanh phân bố tại trung tâm các tỉnh, thành phố tới các huyện,
thị xã và một số xã, phường thị trấn, với diện tích trên 1,2 triệu m2.
+) Về cơ sở chế biến: Tổng công ty hiện có trên 50 cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm,
nông sản chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Công
suất chế biến gạo trên 1 triệu tấn/năm, 03 Nhà máy chế biến bột mỳ có công suất 1.000
tấn nguyên liệu/ngày.
+) Những năm qua, Vinafood 1 cho biết vẫn giữ vững thị trường Cuba với sản lượng gạo
xuất khẩu đạt 400.000 tấn/năm; quay lại và gia tăng sản lượng gạo xuất khẩu vào thị
trường Iraq giá trị hợp đồng bình quân từ 120.000 – 240.000 tấn gạo thơm; tham gia
thắng thầu các thị trường tập trung lớn như Indonesia, Malaysia.
Kết thúc năm 2017, Công ty trở thành doanh nghiệp đứng đầu cả nước về xuất khẩu gạo,
kim ngạch đạt gần 346 triệu USD. Ngoài gạo, Vinafood 1 đã tiêu thụ nội địa và xuất khẩu
trên 200.000 tấn sắn lát/năm, tiêu thụ lượng lớn nông sản tại Tây Nguyên.
Hoạt động chế biến, kinh doanh nội địa, Vinafood 1 chế biến, lưu thông, tiêu thụ trên 1
triệu tấn gạo và nông sản. Ngành hàng chế biến bột mì duy trì được thị phần, tổng lượng
bột mì sản xuất tiêu thụ đạt trên 270.000 tấn, chiếm trên 50% thị phần phía Bắc. Công ty
TNHH Sản xuất Bột mỳ Vimaflour là đơn vị thành viên đóng góp lợi nhuận được chia
nhiều nhất cho Vinafood 1 .
Với ngành muối, mặc dù gặp khó khăn do diễn biến thời tiết phức tạp và giá thành sản
xuất muối cao, tuy nhiên báo cáo của Vinafood 1 cho biết nhiều đơn vị có lãi và giảm lỗ
so với trước. Sản phẩm xuất khẩu vẫn giữ được thị phần mà mở rộng thêm khách hàng
mới tại Mỹ, Nhật.
+) Gần đây nhất, trong phiên thầu ngày 18/10, Vinafood 1 đã trúng thầu hợp đồng xuất
khẩu 14.000 tấn gạo xuất sang Phillipines với mức giá xuất khẩu là 427,5 USD/tấn.
1.2. Tình huống nghiên cứu:
Hoạt động của công ty trong thị trường sản xuất và kinh doanh gạo
Trong bài thảo luận này ta chỉ xét đến hoạt động của công ty trong thị trương sản xuất và
kinh doanh gạo. Trong lĩnh vực sản xuất và chế biến gạo vốn là yếu tố phức tạp của thị
trường lúa gạo . Để có thể kinh doanh xuất khẩu gạo có lợi nhuận cao các công ty, doanh
nghiệp của Việt Nam cần phải theo dõi và quan sát kĩ càng nhất là trong bối cảnh Việt
Nam đối mặt với thách thức lớn về mở cửa thị trường xuất khẩu gạo. Đây là bài toán khó
và đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Giả sử thị trường sản
xuất và kinh doanh lúa gạo là thị trường cạnh tranh hoàn hảo với các đặc điểm: số lượng
người mua và người bán rất nhiều, không có rào cản gia nhập hay rút lui khỏi thị trường,
các sản phẩm mà hãng sản xuất ra không khác gì so với các hãng khác hoạt động trên thị
trường và người bán người mua biết rõ thông tin về nhau. Giả định thêm là trên thị trường
có thay đổi lớn về giá cả sản phẩm. Khi đó buộc hãng phải đưa ra lựa chọn sản lượng tối
ưu nhất để tối đa hóa lợi nhuận.

2. Cách thức hãng đưa ra quyết định lựa chọn sản lượng và lợi nhuận
Với bất cứ doanh nghiệp nào khi quyết định sản xuất kinh doanh mặt hàng nào đó cũng
phải dựa trên mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận trước sự thay đổi của giá cả thị trường. Đối
với hãng CTHH cũng vậy. Tùy theo tình hình biến động giá và dựa trên sự phân tích lợi
nhuận của hãng thì hãng sẽ lựa chọn mức sản lượng sẽ sản xuất cũng như quyết định sẽ
tiếp tục sản xuất hay đóng cửa.
2.1 Sự lựa chọn sản lượng và lợi nhuận của hãng trong ngắn hạn
Giả định trong 4 tháng đầu năm hãng quyết định sản xuất với quy mô trong ngắn hạn
với hàm tổng chi phí là TC= q2+6q+400000
Khi đó:
 Chi phí biến đổi cố định: AFC= 400/q
 Chi phí biến đổi bình quân: AVC= q+6
 Chi phí bình quân: ATC= q+6+400/q
 Tổng chi phí cố định: TFC= 400000
 Tổng chi phí biến đổi: TVC= q2+6q
 Chi phí cận biên: MC= 2q+6

 Phòa vốn =ATCmin


ATCmin khi MC=ATC → 2q+6=q+6+400/q →q= 20 → Phòa vốn = 46
 Pđóng cửa ≤ AVC min = 6
Đường cầu của thị trường có dạng là: QD = 26-2P
với đơn vị: Q (tấn) và P (USD/kg)
Trường hợp 1: Gỉa sử trên thị trường giá gạo là P= 50 > ATCmin lựa chọn mức sản lượng
tối ưu Q* thỏa mãn điều kiện P0=MC, hãng sẽ thu được lợi nhuận kinh tế dương là phần
diện tích
Khi P=50 → mức sản lượng Q* của hãng tại P=MC ↔ 2q+6=50 ↔ q=22(tấn)
Khi đó: Tổng doanh thu TR=P.Q*=50.22000=1210000(USD)
Tổng chi phí: TC= q2+6q+400000=400616(USD)
→ Phần lợi nhuận của hãng là: π=TR-TC= 1210000-400616=809384(USD)
Trường hợp 2: Khi giá trên thị trường P=46=ATCmin
Khi P=46, mức sản lượng Q* xác định tại P=MC ↔ 2q+6=46 ↔ q=20(tấn)
Khi đó: Tổng doanh thu là: TR=P.Q*= 46.20000=920000(USD)
Tổng chi phí là: TC= q2+6q+400000= 400520(USD)
→ Phần lợi nhuận của hãng là: π=TR-TC=920000-400520=519480(USD)
Trường hơp 3: Khi giá thị trường nằm giữa ATCmin và AVCmin (AVCmin <P=10<ATCmin )
Khi P=10, mức sản lượng Q* xác đinh tại P=MC ↔ 2q+6=10 ↔q=2(tấn)
Khi đó tổng doanh thu bằng: TR=P.Q* =10.2000=20000(USD)
Tổng chi phí TC= q2+6q+400000=400016(USD)
→ Phần lợi nhuận hãng thu được: π=TR-TC= -380016(USD)
Trong đó tổng chi phí cố định TFC= 400000(USD), tổng chi phí biến đổi
TVC=14000(USD)
→ Ta thấy TR>TVC
Trường hợp 4: Khi giá thị trường P=6 ≤ AVCmin
Nhưng ở đây ta xét cụ thể: P=AVCmin
Khi P=7, mức sản lượng Q* xác định tại P=MC ↔ 2q+6=6 ↔ q=0(tấn)
Lúc này lợi nhuận của hãng là: π=-TFC=-400000(USD)
Trường hợp chính phủ đánh thuế:
Giả sử, chính phủ đánh thuế là 20 (USD/tấn)
→ Các hàm chi phí sẽ thay đổi:
 Hàm tổng chi phí: TC=q2+6q+400000+20q=q2+26q+400000
 Chi phí biến đổi cố định: AFC=400/q
 Chi phí biến đổi bình quân: ATC=q+26+400/q
 Tổng chi phí cố định: TFC=400000
 Tổng chi phí biến đổi: TVC=q2 +26q
 Chi phí cận biên: MC=2q+26
 Phòa vốn =ATCmin
ATCmin khi MC=ATC →2q+26=q+26+400/q →q=20 → Phòa vốn =66
 Pđóng cửa ≤ AVCmin =26
2.2 Sự lựa chọn sản lượng và lợi nhuận của hãng trong dài hạn
Giả định trong 6 tháng tới thị trường có sự biến động, hãng CTHH quyết định sản xuất
với quy mô trong dài hạn với hàm tổng chi phí là LTC.
Với LTC= q3 -4q2 +24q
+ Chi phí biến đổi bình quân là LAC=q2 -4q+24

→ LACmin =20

+ Chi phí cận biên trong dài hạn là LMC=3q2 -8q+24


( Với q: tấn, P: nghìn đồng/kg)
Trong dài hạn, hãng không còn yếu tố đầu vào cố định, mọi yếu tố đầu vào của hãng đều
biến đổi nên hãng không còn phải chịu chi phí cố định nữa. Và chỉ khi sản xuất hãng mới
chịu phần chi phí biến đổi đó. Hãng có thể thay đổi tất cả các đầu vào, bao gồm cả quy
mô sản xuất của nhà máy. Do trong dài hạn không có bất cứ rào cản nào trong việc gia
nhập hay rút lui khỏi ngành, nên hãng có thể tự do bắt đầu sản xuất ( nghĩa là gia nhập
ngành) hay đóng cửa sản xuất( nghĩa là rút lui khỏi ngành). Và hãng chỉ có thể tối đa hóa
được lợi nhuận khi hãng sản xuất ở mức sản lượng thỏa mãn điều kiện : P=MC
Vì vậy, trong dài hạn ta chỉ xét 3 trường hợp thay đổi của giá trên thị trường :
Khi P= 26> LACmin
Khi P=20=LACmin

Khi P =14< LACmin

Trường hợp 1: Giả sử mức giá P> LACmin

Để tối ưu hóa lợi nhuận hãng sẽ phải lựa chọn sản xuất ở mức sản lượng tối ưu Q *

Khi P=26 thì mức sản lượng Q* xác định tại P=LMC ↔ 3q2 -8q+24=26 ↔ q≈2,9

Tổng doanh thu là: TR=P.Q* =75,4

Tổng chi phí dài hạn là: LTC= q3 -4q2 +24q=60,349

→ Phần lợi nhuận thu được là: ℼ= TR-LTC=15,051

Trường hợp 2: Khi giá thị trường giảm xuống P=LACmin thì phần lợi nhuận của hãng sẽ

giảm xuống bằng không

Khi P=20 thì mức sản lượng Q* xác định tại P=LMC↔3q2 -8q+24=20 ↔ q=2

Tổng doanh thu là: TR=P.Q*=40

Tổng chi phí dài hạn là LTC= q3 -4q2 +24q=40

→ Phần lợi nhuận hãng thu được là: ℼ=TR-LTC=0


→ Hãng sẽ lựa chọn sản xuất ở mức sản lượng q=2 vì đây là mức sản lượng tối ưu ( thỏa

mãn P=MC) để tối đa hóa lợi nhuận

Trường hợp 3: Khi giá thị trường tiếp tục giảm xuống tới P<LACmin

Phần lợi nhuận của hãng bị âm cho dù hãng có lựa chọn ở mức sản lượng tối ưu

Khi P=14 nếu sản xuất thì hãng sẽ sản xuất ở mức sản lượng Q* xác định tại P=LMC

↔ 3q2 -8q+24=14 ↔ q
KẾT LUẬN

Qua việc phân tích các vấn đề cơ bản về thị trường cạnh tranh hoàn hảo cũng như đi sâu
nghiên cứu và phân tích cụ thể về một hãng CTHH, xem xét cách thức hãng này lựa chọn
sản lượng và lợi nhuận khi giá thị trường thay đổi trong cả ngắn hạn và dài hạn, chúng em
đi đến một số kết luận quan trọng sau:
Thứ nhất, các hãng cạnh tranh hoàn hảo là những người chấp nhận giá. Tất cả các hãng
sản xuất một loại hàng hoá đồng nhất hay được tiêu chuẩn hoá hoàn hảo. Sản phẩm của
một hãng này trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo giống với sản phẩm của mọi hãng
khác. Việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường cạnh tranh hoàn hảo là không hạn chế.
Không hề có những rào cản nào ngăn cản các hãng mới gia nhập thị trường và không có
điều gì ngăn cản các hãng đang tồn tại trên thị trường rút lui khỏi thị trường.
Thứ hai, đối với hãng CTHH, giá của thị trường là một yếu tố quan trọng, mang tính
quyết định. Khi giá thị trường về sản phẩm của hãng thay đổi (bất kể trong ngắn hạn hay
dài hạn) đã kéo theo sự thay đổi về sản lượng tối ưu cũng như sự thay đổi về lợi nhuận
kinh tế của hãng. Bên cạnh đó, sự thay đổi của giá thị trường còn ảnh hưởng tới việc đưa
ra quyết định tiếp tục sản xuất hay đóng cửa sản xuất (trong ngắn hạn) và rút lui khỏi
ngành (trong dài hạn) của hãng CTHH.
Thứ ba, để xác định được mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận tương ứng với từng mức giá
trên thị trường, chúng ta phải nắm được sự biến động của doanh thu và chi phí của doanh
nghiệp qua các mức sản lượng để có cơ sở xác định được mức sản lượng tại đó có chênh
lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí là lớn nhất.
Thứ tư, trong ngắn hạn, giá của thị trường thường xuyên biến động. Doanh nghiệp theo
đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận phải tuân thủ theo nguyên tắc sản xuất tại mức sản
lượng có P = MC, phải thường xuyên điều chỉnh mức sản lượng của mình cho phù hợp
với những thay đổi về giá trên thị trường. Trong dài hạn, doanh nghiệp có đủ thời gian để
thay đổi quy mô sản xuất hoặc gia nhập ngành hoặc rời bỏ ngành khi lợi nhuận thay đổi.
Vì vậy, khi các doanh nghiệp trong ngành thu được lợi nhuận, họ có điều kiện để mở rộng
quy mô sản xuất nhanh hơn, trái lại, đối với những ngành hàng sản xuất bị lỗ, các doanh
nghiệp trong ngành sẽ thu hẹp dần quy mô sản xuất.
Như vậy, trong thị trường CTHH, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được, tất
yếu phải năng động nắm bắt được sự biến động của giá cả để nhanh chóng điều chỉnh
lượng hàng hoá ứng ra thị trường trong cả ngắn hạn và dài hạn, phải tối thiểu hoá chi phí
sản xuất bằng cách thiết lập quy mô sản xuất tối ưu và sản xuất tại mức sản lượng tối ưu
nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp.

You might also like