You are on page 1of 2

Họ và tên: ………………………………………………… Năm sinh: …………………

Thuộc đơn vị: …………………………………………….. CMND/HC: ……………….


Công việc: ………………………………………………... Ngày kiểm tra: …………….
NỘI DUNG KIỂM TRA AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG NHÓM 6
Đánh dấu khoanh tròn vào câu trả lời mà anh (chị) cho là đúng nhất. Mỗi câu chỉ chọn 1 ý.
Câu 1: Luật An toàn, vệ sinh lao động ( Luật số 84/2015/QH13 ) có hiệu lực từ ngày ?
a. 01/07/2016. b. 01/07/2015. c. 01/01/2016.
Câu 2: Khi làm việc ở độ cao từ 2 mét trở lên hoặc chưa tới độ cao đó nhưng ở phía dưới có nhiều chướng
ngại vật nguy hiểm, nếu không làm được sàn thao tác có lan can thì người lao động phải làm gì?
a. Không được thi công cùng một lúc ở hai hoặc nhiều tầng trên một phương thẳng đứng nếu không có
lưới bảo vệ để bảo vệ an toàn cho người làm việc ở dưới.
b. Phải mang trang bị dây an toàn. Không được phép làm việc khi chưa đeo dây an toàn.
c. Người lao động phải biết cách móc dây an toàn đúng.
d. Các câu trên đều đúng.
Câu 3: Về mặt tổ chức/ kỹ thuật, các yếu tố nào sau đây gây mất an toàn trong quá trình sản xuất.
a. Địa điểm không gian, mặt bằng sản xuất chật hẹp, máy, thiết bị lắp đặt không đảm bảo quy phạm an
toàn, không đúng kỹ thuật.
b. Máy, thiết bị bố trí không hợp lý; NLĐ để bừa bãi, không sắp xếp gọn gàng, phù hợp tầm với.
c. Máy, thiết bị, phương tiện làm việc… không phù hợp với nhân trắc người lao động; phương tiện,
dụng cụ phục vụ sản xuất thiếu hoặc kém chất lượng.
d. Các câu trên đều đúng.
Câu 4 Điện xoay chiều có thể nguy hiểm đến tính mạng con người là bao nhiêu?
a. Điện áp từ 110V trở lên.
b. Điện áp từ 50V và dòng điện từ 10mA trở lên.
c. Dòng điện từ 100mA trở lên.
d. Các câu trên đều đúng.
Câu 5: Trong quá trình làm việc, nếu phát hiện thấy các hiện tượng bất thường có nguy cơ xảy ra mất an
toàn, người lao động phải xử lý như thế nào?
a. Tiếp tục tiến hành công việc và báo cáo với cấp có thẩm quyền để xin ý kiến giải quyết.
b. Dừng ngay công việc để tự tiến hành xử lý các hiện tượng bất thường, giảm thiểu nguy cơ mất an
toàn cho bản thân.
c. Dừng ngay công việc và báo cáo với người phụ trách trực tiếp xin ý kiến giải quyết về sự cố mất an
toàn để có biện pháp xử lý.
Câu 6: Những nguyên nhân gây ra tai nạn điện:
a. Làm việc trong môi trường có điện nhưng ẩm ướt.
b. Không có thiết bị nối đất.
c. Không mang trang bị bảo hộ đúng qui định công việc.
d. Các câu trên đều đúng.
Câu 7: Làm việc ở trên cao, nơi có khả năng xảy ra nguy hiểm ngã cao... cần phải:
a. Đội mũ BHLĐ có cài quai.
b. Không được hút thuốc lá.
c. Đeo dây an toàn vào các điểm cố định chắc chắn.
d. Các câu trên đều đúng.
Câu 8: Kiểm tra không còn điện bằng cách nào?
a. Căn cứ tín hiệu đèn, rơ le,để xác nhận thiết bị điện không còn điện.
b. Dùng tay thao tác sờ nhẹ lên thiết bị cần thử.
c. Thử bằng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp danh định của thiết bị điện cần thử, như
bút thử điện .v.v
d. Các câu trên đều đúng.

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật An Toàn Việt Nam


Câu 9: Những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt an toàn lao động, vệ sinh lao động là những công việc?
a. Có sử dụng máy, thiết bị các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.
b. Làm việc trong các điều kiện độc hại, nguy hiểm : Làm việc trên cao...ở gần hoặc tiếp xúc với các
hoá chất dễ cháy nổ, chất độc…quy trình thao tác an toàn phức tạp.
c. Cả câu a và câu b.
Câu 10: Khi đưa dụng cụ, vật liệu lên cao để làm việc được qui định như thế nào?
a. Cấm tung, ném từ dưới lên hoặc trên cao xuống mà phải dùng dây buộc để kéo lên, hạ xuống từ từ
qua puly, người ở dưới phải đứng xa chân cột và giữ một đầu dây dưới.
b. Được phép tung, ném từ dưới lên hoặc trên cao xuống.
c. Có thể mang theo người hoặc chuyền qua người khác.
d. Dùng dây buộc để kéo lên hoặc hạ xuống.
Câu 11: Giữa chứng cứ và tai nạn lao động phải có mối quan hệ?
a. Trước sau. c. Nhân quả.
b. Thương tật. d. Nghề nghiệp.
Câu 12: Khi làm mất trang bị bảo hộ cá nhân được cấp (không có lý do chính đáng) NLĐ làm gì?
a. Làm đơn trình bày lý do để được cấp bổ sung.
b. Xin cấp và trừ vào lần kế tiếp.
c. Bồi thường.
d. Tự trang bị bằng cách mua ngoài thị trường.
Câu 13: Tai nạn lao động là tai nạn gây ra?
a. Bệnh nghề nghiệp. c. Hư hỏng thiết bị, máy móc
b. Ngộ độc mãn tính. d. Tổn thương 1 cơ quan, bộ phận cơ thể
Câu 14: Qui định an toàn lao động của doanh nghiệp thuộc loại văn bản nào?
a. Thông tư. c. Tiêu chuẩn ngành.
b. Văn bản áp dụng. d. Hướng dẫn thực hiện.
Câu 15: An toàn viên - vệ sinh viên do tổ chức nào quản lý?
a. Công ty.
b. Phân xưởng hoặc tương đương.
c. Công đoàn.
Câu 16: Tính chất nào không thuộc BHLĐ ?
a. Khoa học. c. Nhân văn.
b. Quần chúng. d. Pháp lý.
Câu 17: Hội đồng BHLĐ của doanh nghiệp có nhiệm vụ?
a. Xem xét việc nâng bậc lương. c. Quản lý an toàn vệ sinh viên.
b. Tư vấn và giúp Giám đốc kiểm tra. d. Điều tra tai nạn lao đông.
Câu 18: Nội dung tự kiểm tra nào khác biệt trong các hình thức kiểm tra toàn diện sau?
a. Kiểm tra đột xuất. c. Kiểm tra chuyên đề.
b. Kiểm tra sau nghỉ tết nguyên đán. d. Kiểm tra định kỳ.
Câu 19: NLĐ khi bị bệnh nghề nghiệp sẽ được?
a. Điều trị và cho nghỉ việc.
b. Điều trị cho tới khi bình phục và nhận lại việc làm cũ.
c. Điều trị cho tới khi bình phục và phân công lại công việc phù hợp với sức khỏe.
d. Trợ cấp tiền và cho tìm việc khác.
Câu 20: Ngắn gọn công việc của Anh (Chị) có yếu tố nguy hiểm, độc hại nào ? Biện pháp ?
ngắn gọn:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

Người làm bài kiểm tra


(Ký và ghi rõ họ, tên)

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật An Toàn Việt Nam

You might also like