You are on page 1of 4

1. Phân biệt thực tế và thực tiễn.

Nêu Ví dụ (VD) (129)

 Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con
người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
o Ví dụ: Trồng các cây lương thực, chăn nuôi, làm việc trong các nhà máy, xí
nghiệp,....
 Thực tế là trạng thái của những điều thực sự tồn tại xảy ra một cách tự nhiên của các sự
vật, hiện tượng.
o Ví dụ:

2. Nêu các hình thức cơ bản của thực tiễn? Nêu VD (130)

 Hoạt động sản xuất vật chất là dạng hoạt động thực tiễn nguyên thuỷ nhất và cơ bản nhất
vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người và quyết định các dạng
khác của hoạt động thực tiễn, nó tạo thành cơ sở của tất cả các hình thức khác của hoạt
động sống của con người, giúp con người thoát khỏi giới hạn tồn tại của động vật.
o Ví dụ: Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi trâu, bò, gà,... để cung cấp lương thực,
thực phẩm
 Hoạt động chính trị - xã hội là loại hình thực tiễn nhằm biến đổi các quan hệ xã hội, chế
độ xã hội.
o Ví dụ: Hoạt động bầu cử Trưởng thôn.
 Hoạt động thực nghiệm khoa học là dạng hoạt động thực tiễn diễn ra trong những điều
kiện " nhân tạo" mà những kết quả của nó dù là thành công hay thất bại đều có ý nghĩa
quan trọng vì nó rút ngắn được quá trình nhận thức nhằm làm cho hoạt động thực tiễn
ngày càng hiệu quả.
o Ví dụ: Hoạt động nghiên cứu tìm ra vaccine phòng dịch Covid19

3. Trình bày 4 nguyên tắc cơ bản của lý luận nhận thức. ( Trang 127 )

 Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, ở ngoài con người, độc lập đối với
cảm giác, tư duy và ý thức của con người - Hiện thực khách quan là đối tượng của nhận
thức.
 Hai là, thừa nhận năng lực nhận thức thế giới của con người. Về nguyên tắc không có cái
gì là không thể biết. Dứt khoát là không có và không thể có đối tượng nào mà con người
không thể biết được, chỉ có những cái hiện nay con người chưa biết, nhưng trong tương
lai với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, con người sẽ biết được. Với khẳng định
trên đây, lý luận nhận thức mác xít khẳng định sức mạnh của con người trong việc nhận
thức và cải tạo thế giới.
 Ba là, là một quá trình biện chứng, tích cực, sáng tạo. Quá trình nhận thức diễn ra theo
con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi từ tư duy trừu tượng đến
thực tiễn. Đó cũng là quá trình nhận thức đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất kém
sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn.
 Bốn là, cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn. Thực tiễn còn là mục
đích của nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức. Nhận thức là quá
trình con người phản ánh một cách biện chứng, năng động sáng tạo thế giới khách quan
trên cơ sở thực tiễn lịch sử - xã hội.

4. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Nêu VD ( trang 130)

 Thực tiễn là cơ sở, là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức vì thực tiễn cung cấp
những tài liệu, vật liệu cho nhận thức con người. Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ
và phương hướng phát triển của nhận thức, rèn luyện các giác quan của con người ngày
càng hoàn thiện hơn.
o VD: Khi con người nhận thức được các loại cây nông nghiệp, công nhiệp có thể
mang lại nhiều lợi ích thì con người đã tìm mọi cách để tăng năng suất như tạo ra
nhiều giống mới,.. để đáp ứng nhu cầu.
 Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Nhận thức của con người nhằm phục vụ thực tiễn,
soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn.
o VD: Để bảo vệ môi trường, giảm ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính thì con người
nói không với bao nilon và sử dụng những vật thân thiện với môi trường.
 Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
o VD: Trước khi có chân lí "Trái đất hình cầu" thì trước đó phải đối chiếu với thực
tiễn để kiểm tra được tính đúng đắn.

5. Trình bày nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Nêu VD

Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lenin. Thực
tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với
thực tiễn là lý luận suông.

Ví dụ:

6. Nhận thức cảm tính là gì? Nêu VD (132)

Nhận thức cảm tính (Trực quan sinh động) là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, gắn liền
với thực tiễn. Ở giai đoạn này, nhận thức của con người phản ánh trực tiếp khách thể thông qua
các giác quan, được diễn ra dưới ba hình thức: Cảm giác, tri giác và biểu tượng.

 Cảm giác là hình thức đầu tiên, giản đơn nhất của quá trình nhận thức ở giai đoạn cảm
tính, được nảy sinh do sự tác động trực tiếp của khách thể lên các giác quan của con
người, đưa lại cho con người những thông tin trực tiếp, giản đơn nhất về một thuộc tính
riêng lẻ của sự vật.
o VD: Khi chân lỡ chạm vào gai, thì chân ta sẽ có cảm giác đau và có phản ứng là
co chân lại.
 Tri giác là kết quả của sự tác động trực tiếp của sự vật đồng thời lên nhiều giác quan của
con người. Do đó, tri giác là tổng hợp của nhiều cảm giác. Vì vậy, tri giác cho ta hình ảnh
về sự vật trọn vẹn hơn, phong phú hơn cảm giác.
o VD: Khi ta chạm vào chiếc túi, qua các giác quan ta sẽ biết được chiếc túi hình
chữ nhật được làm bằng da thuộc, có màu hồng
 Biểu tượng là hình ảnh của sự vật được giữ lại trong trí nhớ. Sự tiếp xúc trực tiếp nhiều
lần với sự vật sẽ để lại trong chúng ta những ấn tượng, những hình ảnh về sự vật đó.
Những ấn tượng, hình ảnh này đậm nét và sâu sắc đến mức có thể hiện lên trong ký ức
của chúng ta ngay cả khi sự vật không ở trước mắt.
o VD: Khi nhắc đến mèo mun, ta ngay lập tức hình dung ra con mèo toàn thân màu
đen.

7. Nhận thức lý tính là gì? Nêu VD (138)

Nhận thức lý tính (Tư duy trừu tượng) bắt nguồn từ trực quan sinh động, thông qua tư duy trừu
tượng, con người phản ánh sự vật một cách gián tiếp, khái quát hơn, đầy đủ hơn dưới các hình
thức: Khái niệm, phán đoán và suy lý.

 Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh khái quát, gián tiếp một,
hoặc một số thuộc tính chung có tính bản chất nào đó của một nhóm sự vật hiện tượng
được biểu thị bằng một từ hay một cụm từ.
o VD: Khái niệm "động vật ăn thịt" tập hợp các tính chất như có hàm răng, có
nguồn gốc từ động vật có vú, ....
 Phán đoán là hình thức liên hệ cái khái niệm, phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật hiện
tượng của thế giới trong ý thức của con người. Phán đoán là một hình thức của tư duy
trừu tượng vận dụng các khái niệm để khẳng định hoặc phủ định một thuộc tính nào đó
của sự vật.
o VD: " Trộm cắp là một hành vi phạm tội" là một phán đoán vì có sự liên kết giữa
khái niệm "trộm cắp" và "hành vi phạm tội".
 Suy lý (suy luận) là một hình thức của tư duy trừu tượng trong đó xuất phát từ một hoặc
nhiều phán đoán làm tiền đề để rút ra phán đoán mới làm kết luận. Nói cách khác suy lý
nào quá trình đi đến một phán đoán mới từ những phán đoán tiền đề.
o VD: Từ 2 phán đoán tiền đề "Mọi loài cá đều biết bơi" và "Lươn là một loài cá"
thì ta kết luận được rằng "Lươn biết bơi"

8. Chân lý là gì? Nêu VD

Chân lý là tri thức phù hợp với khách thể mà nó phản ánh và đã được thực tiễn kiểm nghiệm.
Chân lý phải được hiểu như một quá trình bởi lẽ bản thân sự vật có quá trình vận động, biến đổi,
phát triển và sự nhận thức về nó cũng phải vận động, biến đổi, phát triển.

Ví dụ: " Mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây"

9.  Phương thức sản xuất là gì? Nêu VD (158)

Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch
sử nhất định của xã hội loài người. Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản
xuất với một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.
Ví dụ: Trong xã hội nguyên thủy, do trình độ còn thấp kém, công cụ thô sơ, lạc hậu nên người
nguyên thủy phải gắn bó với nhau và thực hiễn chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, sống thành
tập đoàn thì mới có khả năng để chống lại thiên tai, thú dữ,...

10.  Trình bày 2 mặt của 1 phương thức sản xuất (159)

Hai mặt của phương thức sản xuất là:

 Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản
xuất và năng lượng thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo
nhu cầu nhất định của con người và xã hội.
o Người lao động là con người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động và năng
lực sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất của xã hội. Người lao động là chủ
thể sáng tạo, đồng thời là chủ thể tiêu dùng của mọi của cải vật chất xã hội. Đây là
nguồn lực cơ bản, vô tận và đặc biệt của sản xuất Ngày nay trong nền sản xuất xã
hội thấy trong lao động cơ bắp đang có xu thế giảm trong đó lao động trí tuệ ngày
càng tăng lên.
o Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất, bao gồm
 Đối tượng lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà lao động con
người dùng tư liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho phù
hợp với mục đích sử dụng.
 Tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dựa
vào đó để tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao
động thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tư liệu lao động gồm
phương tiện lao động và công cụ lao động.
 Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất (sản
xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất hình thành một cách khách quan, là quan
hệ đầu tiên, cơ bản, chủ yếu, quyết định mọi quan hệ xã hội. Quan hệ sản xuất gồm 3
mặt:
o Các quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất là quan hệ giữa người với người trong việc
chiếm hữu, sử dụng các tư liệu sản xuất xã hội.
o Các quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất là quan hệ giữa người với người
trong việc tổ chức, quản lý sản xuất và phân công lao động. Quan hệ này có vai
trò trực tiếp đến quy mô, tốc độ, hiệu quả của nền sản xuất; có khả năng đẩy
nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất xã hội.
o Các quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động là quan hệ giữa người với người
trong việc phân phối sản phẩm lao động xã hội, nói lên cách thức và quy mô của
cả vật chất mà con người được hưởng. Quan hệ này tác động đến thái độ người
lao động, kích thích lợi ích, thúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất.

You might also like