You are on page 1of 13

CHUYÊN ĐỀ POLI ME

ĐẠI CƯƠNG POLIME


I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP
1. Khái niệm
Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau.
0
t , P, xt
nA A
n
n: là hệ số polime hóa hay độ polime hóa.
A: gọi là monome.
2. Phân loại
 Theo nguồn gốc
Polime thiên nhiên Polime nhân tạo (bán tổng hợp) Polime tổng hợp
Có nguồn gốc từ thiên nhiên: Do chế hóa một phần từ polime Do con người tổng hợp nên:
cao su thiên nhiên, tinh bột, thiên nhiên: tơ axetat, tơ visco,... polietilen, poli stiren, poli
xenlulozơ, protein, tơ tằm ... (nguồn gốc từ xenlulozơ) (etylen terephatalat), nilon –
6,6
 Theo cách tổng hợp
Polime trùng hợp Polime trùng ngưng:
Tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp Tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng
VD: (–CH2–CH2–)n poli etilen VD: (–HN–[CH2]6–NH–CO–[CH2]4–CO–)n (tơ nilon – 6,6)
(–CH2–CHCl–)n poli (vinyl clorua) [−O − C2 H4 − OOC − C6 H4 − CO−]n poli (etylen terephatalat)
(–CF2–CF2–)n : Teflon
 Theo cấu trúc
Polime có mạch nhánh Polime có mạch mạng không gian Polime có mạch không phân nhánh
VD: amilopectin, VD: nhựa bakelit (rezit), cao su lưu VD: PVC, PE, PS, cao su,
glicogen hóa xenlulozơ,...)
 Theo ứng dụng
Chất dẻo Tơ Cao su Keo dán
Polietilen (PE) Tơ nilon-6,6 Cao su buna Keo dán epoxi
Poli(vinyl clorua) (PVC) Tơ lapsan Cao su isopren Keo dán ure -
Poli(metyl metacrylat) Tơ nitron (hay olon) Cao su buna – S fomanđehit
Polistiren (PS) Tơ nilon-6 (tơ capron) Cao su buna – N
Poliprpilen (PP) Tơ nilon-7 (tơ enan)
3. Danh pháp
 Tên các polime thường được gọi theo công thức: Poli + tên monome
Ví dụ : (–CH2–CH2–)n là polietilen ; (–C6H10O5–)n là polisaccarit,...
 Nếu tên monome gồm 2 từ trở lên hoặc từ hai monome tạo nên polime thì tên monome phải để trong
ngoặc đơn.
Ví dụ :
(–CH2–CHCl– )n ; (–CH2–CH=CH–CH2–CH(C6H5)–CH2–)n
poli(vinyl clorua) poli(butađien - stiren)
 Một số polime có tên riêng (tên thông thường).
Ví dụ : (–CF2–CF2–)n : Teflon ; (–NH– [CH2]5–CO–)n : Nilon-6
(C6H10O5)n : Xenlulozơ ;...
II. ĐIỀU CHẾ
 Có thể điều chế polime bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng.

1
CHUYÊN ĐỀ POLI ME
1. Phản ứng trùng hợp
 Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome), giống nhau hay tương tự nhau thành phân
tử rất lớn (polime).
 Điều kiện để monome tham gia phản ứng trùng hợp cần có ít nhất 1 trong 2 yếu tố sau:
+ Trong phân tử phải có liên kết bội (như CH2=CH2, CH2=CHC6H5, CH2=CH–CH=CH2)
+ Vòng kém bền như : caprolactam, ...
o
Ví dụ : nCH2 = CHCl ⎯⎯⎯ xt,t ,p
→ ( CH2 – CHCl )n
vinyl clorua(VC) poli(vinyl clorua) (PVC)
CH2 - CH2 - C = O 0
xt,t ( NH[CO2]5CO )
n H2C n
CH2 - CH2 - NH
caprolactam tơ capron
 Ngoài phản ứng trùng hợp từ chỉ của một loại monome còn có phản ứng đồng trùng hợp của một hỗn
hợp monome gọi là phản ứng đồng trùng hợp.
o
nCH2 CH CH CH2 + nCH CH2 t , p, xt CH2 CH CH CH2 CH CH2
n
C6H5 C6H5
Poli(butađien – stiren)
2. Phản ứng trùng ngưng
 Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử rất lớn (polime) đồng thời
giải phóng những phân tử nhỏ khác (như H2O,...)
 Điều kiện cần để có phản ứng trùng ngưng : Các monome tham gia phản ứng trùng ngưng phải có ít nhất
hai nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo được liên kết với nhau.
Ví dụ: HOCH2CH2OH và HOOCC6H4COOH ; H2N[CH2]6NH2 và HOOC[CH2]5COOH ;
H2N[CH2]5COOH ;….
 Phản ứng trùng ngưng được chia thành 2 loại:
+ Từ 1 monome:
xt, to, p
nH2N[CH2]5COOH NH[CH2]5CO n + nH2O
axit -aminocaproic policaproamit(nilon-6)
+ Từ 2 monome
xt, to, p
nHOOC C6H4 COOH + nHO CH2 CH2 OH
axit terephtalic etylen glicol
CO C6H4 CO O CH2 CH2 O n + 2nH2O
poli(etylen terephtalat) (lapsan)

2
CHUYÊN ĐỀ POLI ME
VẬT LIỆU POLIME
I. CHẤT DẺO
1. Khái niệm:
 Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo.
 Tính dẻo của vật liệu là tính bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, của áp lực bên ngoài và vẫn giữ
được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.
 Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau mà không tan vào
nhau.
 Vật liệu compozit bao gồm:
+ Chất nền (polime: nhựa nhiệt dẻo hay nhựa nhiệt rắn)
+ Chất độn (dạng sợi hay dạng bột nhẹ, bột tan, …)
2. Một số polime dùng làm chất dẻo
a) Polietilen (PE)

+ PE là chất dẻo mềm, được dùng làm màng mỏng, vật liệu cách điện, bình chứa…
b) Poli(vinyl clorua) (PVC)
n n

+ PVC là chất rắn vô định hình, cách nhiệt tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống
dẫn nước, vải che mưa,…
c) Poli(metyl metacrylat)

+ Poli(metyl metacrylat) là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua nên được dùng
chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas.
d) Polistiren (PS)

e) Polipropilen (PP)

II. TƠ
1. Khái niệm: Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.
2. Phân loại:

3
CHUYÊN ĐỀ POLI ME
a) Tơ thiên nhiên:
+ Sẵn có trong thiên nhiên như: tơ tằm, bông, len (lông cừu),…
b) Tơ hóa học (chế tạo bằng phương pháp hóa học): được chia thành hai nhóm.
+ Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo (xuất phát từ polime thiên nhiên nhưng được chế biến thêm bằng
phương pháp hóa học): như tơ visco, tơ xenlulozơ axetat,…
(Có nguồn gốc từ xenlulozơ).
+ Tơ tổng hợp (chế tạo từ các polime tổng hợp):
Tơ poliamit (tơ nilon, capron, enan)
Tơ polieste (tơ lapsan)
Tơ polivinylic thế (tơ olon hay nitron)
3. Một số tơ tổng hợp thường gặp
a) Tơ nilon-6,6: thuộc loại tơ poliamit.

+ Tơ nilon-6,6 có tính dai, bền, mềm mại, óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô, nhưng kém bền với
nhiệt, với axit và kiềm. Tơ nilon-6,6 dùng để dệt vải may mặc, vải lót săm lốp xe, dệt bít tất, bện làm dây
cáp, dây dù, đan lưới,…
b) Tơ nitron (hay tơ olon): thuộc loại tơ vinylic được tổng hợp từ vinyl xianua.
n
n

+ Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt, nên thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc
bện thành sợi “len” đan áo rét.
c) Tơ lapsan : thuộc loại tơ polieste.

d) Tơ capron (hay tơ nilon–6) : thuộc loại tơ poliamit.


+ Trùng ngưng axit -amino caproic.

+ Trùng hợp mở vòng caprolactam

4
CHUYÊN ĐỀ POLI ME
e) Tơ enan (hay tơ nilon–7) : thuộc loại tơ poliamit.
+ Trùng ngưng axit -amino enantoic

III. CAO SU
1. Khái niệm:
 Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.
 Tính đàn hồi là tính bị biến dạng khi chịu lực tác dụng bên ngoài và trở lại ban đầu khi lực đó thôi tác
dụng.
2. Phân loại: gồm cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.
a) Cao su thiên nhiên: được lấy từ mủ cây cao su. Cao su thiên nhiên là polime của isopren (C5H8).

n với n

+ Cao su thiên nhiên có tính đàn hồi, không dẫn điện và nhiệt, không thấm khí và nước; không tan
trong nước, etanol, axeton,... nhưng tan trong xăng, benzen.
+ Cao su thiên nhiên có thể tham gia các phản ứng cộng hidro, HCl,... đặc biệt tác dụng với lưu
huỳnh cho cao su lưu hóa có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong các dung môi hơn cao su thường.
b) Cao su tổng hợp: là vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên, thường được điều chế từ các ankađien
bằng phản ứng trùng hợp.
 Cao su buna:

+ Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém cao su thiên nhiên.
 Cao su buna – S: Có tính đàn hồi cao. Điều chế : đồng trùng hợp buta-1,3-đien với stiren.

 Cao su buna – N: Có tính chống dầu cao. Điều chế : đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrilon nitrin
(vinyl xianua)

5
CHUYÊN ĐỀ POLI ME
BÀI TẬP POLIME – VẬT LIỆU POLIME

Vấn đề 1. TRẮC NGHIỆM GIÁO KHOA


1. (Tham khảo 2019) Polietilen (PE) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?
A. CH2=CH2. B. CH2=CH-CH3. C. CH2=CHCl. D. CH3-CH3.
2. (THPT QG 2018) Trùng hợp propilen thu được polime có tên gọi là
A. polipropilen. B. polietilen. C. poli(vinyl clorua). D. polistiren.
3. (THPT QG 2018) Trùng hợp etilen thu được polime có tên gọi là
A. polietilen. B. poli(vinyl clorua). C. polipropilen. D. polistiren.
4. (THPT QG 2018) Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
A. Polistiren. B. Polipropilen. C. Tinh bột. D. Polietilen.
5. (THPT QG 2018) Trùng hợp vinyl clorua thu được polime có tên gọi là
A. poli(vinyl clorua). B. polipropilen. C. polietilen. D. polistiren.
6. (Tham khảo 2020) Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp?
A. Propen. B. Stiren. C. Isopren. D. Toluen.
7. (Tham khảo 2020) Chất nào sau đây có phản ứng trùng hợp?
A. Etilen. B. Etylen glicol. C. Etylamin. D. Axit axetic.
8. (THPT QG 2017) Phân tử nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H?
A. Poli(vinyl clorua). B. Poli(vinyl axetat). C. Poliacrilonitrin. D. Polietilen.
9. Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ capron. B. Tơ nilon-6,6. C. Tơ axetat. D. Tơ tằm.
10. Chất nào dưới đây không cho phản ứng trùng ngưng?
A. Axit aminoaxetic. B. Axit -aminocaproic.
C. Axit acrylic. D. Axit -aminoenantoic.
11. Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ?
A. Nilon-6,6. B. Poli etilen. C. Poli(vinyl clorua). D. Polibutađien.
12. (THPT QG 2019) Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ nitron. B. Tơ capron. C. Tơ axetat. D. Tơ tằm.
13. (Thử nghiệm 2017) Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo?
A. Tơ visco. B. Tơ tằm. C. Tơ nilon-6,6. D. Tơ nitron.
14. Chất nào dưới đây không thể sử dụng để trực tiếp tổng hợp cao su?
A. đivinyl. B. clopren. C. propilen. D. isopren.
15. Poli(vinyl clorua) được điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng
A. Axit-bazơ. B. Trùng hợp. C. Trùng ngưng. D. Trao đổi.
16. Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. Tơ nilon-6,6. B. Tơ axetat. C. Tơ visco. D. Tơ nitron.
17. (THPT 2020) Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. poli(metyl metacrylat). B. poli(etylen terephtalat).
C. polibutađien. D. polietilen.
18. (THPT QG 2017) Tơ nào sau đây được sản xuất từ xenlulozơ?
A. Tơ nitron. B. Tơ capron. C. Tơ visco. D. Tơ nilon-6,6.
19. Tơ đươc sản xuất từ xenlulozơ là
A. tơ tằm. B. tơ capron. C. tơ nilon-6,6. D. tơ visco.
20. Tơ nilon-6,6 thuộc loại
A. tơ thiên nhiên. B. tơ bán tổng hợp. C. tơ tổng hợp. D. tơ nhân tạo.

6
CHUYÊN ĐỀ POLI ME
21. (THPT QG 2019) Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ nilon-6. B. Tơ visco. C. Tơ nilon-6,6. D. Tơ tằm.
22. (THPT 2021) Polime nào sau đây thuộc loại polime bán tổng hợp?
A. Tơ visco. B. Poli (vinyl clorua). C. Polietilen. D. Xenlulozơ.
23. Tơ visco không thuộc loại
A. tơ bán tổng hợp. B. tơ hóa học. C. tơ tổng hợp. D. tơ nhân tạo.
24. Teflon thường được dùng làm
A. tơ tổng hợp. B. keo dán. C. cao su tổng hợp. D. chất dẻo.
25. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?
A. Tơ tằm. B. Tơ nilon-6,6. C. Tơ nilon-6. D. Tơ nitron.
26. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?
A. Poli (vinyl clorua). B. Polisaccarit. C. Protein. D. Nilon-6,6.
27. (THPT QG 2015) Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime)
đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng
A. trùng hợp. B. trùng ngưng. C. thủy phân. D. xà phòng hóa.
28. (THPT 2021) Trong mắt xích của polime nào sau đây có nguyên tử clo?
A. Polietilen. B. Poli(vinyl clorua). C. Poliacrilonitrin. D. Polibutadien.
29. Cho polime Y:...-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-...
Công thức một mắt xích của polime Y là
A. -CH2-CH2-CH2-. B. -CH2-CH2-.
C. -CH2-CH2-CH2-CH2-. D. -CH2-.
30. Các polime thuộc loại tơ nhân tạo là
A. tơ nilon-6,6 và tơ capron. B. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat.
C. tơ tằm và tơ vinilon. D. tơ visco và tơ nilon-6,6.
31. Chất nào có khả năng trùng hợp thành cao su là
A. CH2=C(CH3)-CH=CH2. B. CH2=CH-CH2-CH2-CH3.
C. CH3-CH2-CCH. D. CH3-C(CH3)=C=CH2.
32. (Minh họa 2015) Chất nào sau đây trùng hợp tạo PVC?
A. CH2=CHCl. B. CHCl=CHCl. C. CH2=CH2. D. CH≡CH.
33. Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2=CHCOOCH3. B. CH2=C(CH3)COOCH3.
C. C6H5CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2.
34. Monome dùng để điều chế nilon-7 là
A. HOOC-(CH2)5-COOH. B. HOOC-(CH2)6-NH2.
C. HO-(CH2)7-OH. D. NH2-(CH2)7-NH2.
35. Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su buna-S là
A. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2. B. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
C. CH2=CH-CH=CH2, S. D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.
36. Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dung để sản xuất cao su buna?
A. Isopren. B. Penta-1,3-đien. C. But-2-en. D. Buta-1,3-đien.
37. Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của
A. axit ađipic và glixerol. B. axit ađipic và etylen glicol.
C. etylen glicol và hexametylenđiamin. D. axit ađipic và hexametylenđiamin.
38. Poli (etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng với axit teraphtalic với chất nào sau đây?
A. Ancol etylic. B. Etilen. C. Glixerol. D. Etylen glicol.

7
CHUYÊN ĐỀ POLI ME
39. Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm.
Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất tơ nitron?
A. CH2=CH-CN. B. CH2=CH-CH3. C. H2N[CH2]5COOH. D. H2N-[CH2]6-NH2.
40. Poli (vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2=CH-COO-CH3. B. C2H5COO-CH=CH2.
C. CH3COO-CH=CH2. D. CH2=CH-COO-C2H5.
41. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?
A. poliacrilonitrin. B. poli(metyl metacrylat).
C. polistiren. D. poli(etylen terephtalat).
42. Monome dùng để điều chế ra teflon có công thức phân tử
A. C2H3Cl. B. C5H10. C. C2F4. D. C4H6O2.
43. Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là
A. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.
B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
C. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.
D. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.
44. (THPT QG 2016) PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật
liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,... PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau
đây?
A. Propilen. B. Acrilonitrin. C. Vinyl clorua. D. Vinyl axetat.
45. (Tham khảo 2017) Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?
A. Nilon-6,6. B. Poli(vinyl clorua).
C. Poli(etylen terephatalat). D. Polisaccarit.
46. (THPT QG 2017) Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poli acrilonnitrin. B. Poli (metyl metacrylat).
C. Poli stiren. D. Poli (etylen terephtalat).
47. Tơ nitron (olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây?
A. CH2=CH-CN. B. CH2=CH-CH=CH2.
C. CH3-COO-CH=CH2. D. CH2=C(CH3)-COO-CH3.
48. Monome dùng để trùng hợp ra capron có công thức tử
A. C7H15NO2. B. C5H8O2. C. C6H11NO. D. C6H13NO2.
49. (Thử nghiệm 2017) Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tơ nilon-6,6 và tơ nitron đều là protein.
B. Glucozơ là hợp chất tạp chức.
C. Glyxin, alanin là các α-amino axit.
D. Geranyl axetat có mùi hoa hồng.
50. (THPT QG 2019) Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tơ tằm thuộc loại tơ nhân tạo.
B. PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
C. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
D. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp.
51. (THPT QG 2019) Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
B. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
C. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
D. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không gian.

8
CHUYÊN ĐỀ POLI ME
52. (THPT 2021) Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sau khi lưu hóa, tính đàn hồi của cao su giảm đi.
B. Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ thiên nhiên.
C. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
D. Polietilen là polime được dùng làm chất dẻo.
53. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trùng hợp stiren thu được poli (phenol-fomanđehit).
B. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
C. Poli (etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng.
D. Tơ visco là tơ tổng hợp.
54. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cao su buna-N thuộc loại cao su thiên nhiên.
B. Poli (metyl metacrylat) được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ.
C. Lực bazơ của anilin yếu hơn lực bazơ của metylamin.
D. Chất béo còn được gọi là triglixerit hoặc triaxylglixerol.
55. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Polietilen và poli (vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.
B. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.
C. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.
D. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.
56. Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?
A. Trùng hợp metyl metacrylat.
B. Trùng ngưng axit -aminocaproic.
C. Trùng hợp vinyl xianua.
D. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic.
57. (THPT 2021) Cho các polime sau: poli(vinyl clorua), poli(etylen terephtalat), polietilen, nilon-
6,6. Số polime tổng hợp là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
58. Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp

A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
59. (Tham khảo 2020) Cho các polime sau: poli(vinyl clorua), poli(metyl acrylat), poli(etylen
terephtalat), nilon-6,6. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
60. (Tham khảo 2020) Cho các tơ sau: visco, capron, xenlulozơ axetat, olon. Số tơ tổng hợp là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
61. (Tham khảo 2019) Cho các polime: poli(vinyl clorua), xenlulozơ, policaproamit, polistiren,
xenlulozơ triaxetat, nilon-6,6. Số polime tổng hợp là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
62. (THPT 2020) Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: capron, xenlulozơ axetat, visco, nilon-6,6?
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
63. (THPT 2020) Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: capron, visco, nitron và nilon-6,6?
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
64. (THPT QG 2018) Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí X. Biết khí X tác
dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng. Công thức của khí X là
A. C2H4. B. HCl. C. CO2. D. CH4.

9
CHUYÊN ĐỀ POLI ME
65. Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.
B. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.
C. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en.
D. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en.
66. (THPT 2021) Cho các phát biểu sau:
(a) Do có tính sát trùng, fomon được dùng để ngâm mẫu động vật.
(b) Mỡ lợn có chứa chất béo bão hòa (phân tử có các gốc hiđrocacbon no).
(c) Quá trình chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có xảy ra phản ứng thủy phân.
(d) Khi làm đậu phụ từ sữa đậu nành có xảy ra sự đông tụ protein.
(e) Vải lụa tơ tằm sẽ nhanh hỏng nếu ngâm, giặt trong xà phòng có tính kiềm.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
67. (Tham khảo 2020) Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ hay tinh bột đều thu được glucozơ.
(b) Thủy phân hoàn toàn các triglixerit luôn thu được glixerol.
(c) Tơ poliamit kém bền trong dung dịch axit và dung dịch kiềm.
(d) Muối mononatri glutamat được ứng dụng làm mì chính (bột ngọt).
(e) Saccarozơ có phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
68. (Tham khảo 2020) Cho các phát biểu sau:
(1) Mỡ lợn hoặc dầu dừa được dùng làm nguyên liệu để điều chế xà phòng.
(2) Nước ép quả nho chín có phản ứng tráng bạc.
(3) Tơ tằm kém bền trong môi trường axit và môi trường kiềm.
(4) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thiên nhiên.
(5) Dung dịch anilin làm quỳ tím chuyển màu xanh.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
69. (Thử nghiệm 2017) Cho các phát biểu sau:
(a) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(b) Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn.
(c) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
(d) Thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng, thu được α-amino axit.
(e) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
70. (Tham khảo 2019) Cho các phát biểu sau:
(a) Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.
(b) Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy đều có thành phần chính là chất béo.
(c) Cao su sau khi được lưu hóa có tính đàn hồi và chịu nhiệt tốt hơn.
(d) Để giảm đau nhức khi bị kiến đốt, có thể bôi vôi tôi vào vết đốt.
(e) Thành phần chính của bông nõn là xenlulozơ.
(g) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ
protein. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

10
CHUYÊN ĐỀ POLI ME
71. (THPT 2020) Cho các phát biểu sau:
(a) Nước quả chanh khử được mùi tanh của cá.
(b) Fructozơ là monosaccarit duy nhất có trong mật ong.
(c) Một số este hòa tan tốt nhiều chất hữu cơ nên được dùng làm dung môi.
(e) Vải làm từ tơ nilon-6,6 bền trong môi trường bazơ hoặc môi trường axit.
(d) Sản phẩm của phản ứng thủy phân saccarozơ được dùng trong kĩ thuật tráng gương.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
72. (THPT 2020) Cho các phát biểu sau
(a) Nước quả chanh khử được mùi tanh của cá.
(b) Hidro hóa hoàn toàn chất béo lỏng thu được chất béo rắn.
(c) Nhỏ vài giọt dung dịch I2 vào xenlulozơ, xuất hiện màu xanh tím.
(d) Tơ nitron giữ nhiệt tốt nên được dùng để dệt vải may quần áo ấm.
(e) Trong quá trình sản xuất etanol từ tinh bột, xảy ra phản ứng thủy phân và lên men rượu.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
73. Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylen-
terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli (vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng
ngưng là
A. (1), (3), (6). B. (3), (4), (5). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (5).
74. Cho các polime: (1) polietilen, (2) poli (metyl metacrylat), (3) polibutađien, (4) polistiren, (5)
poli(vinyl axetat) và (6) tơ nilon-6,6. Trong các polime trên, các polime có thể bị thuỷ phân trong
dung dịch axit và dung dịch kiềm là
A. (2), (3), (6). B. (2), (5), (6). C. (1), (4), (5). D. (1), (2), (5).
75. Trong các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những polime có nguồn gốc từ
xenlulozơ là
A. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron. B. tơ visco và tơ nilon-6.
C. sợi bông, tơ visco và tơ nilon-6. D. sợi bông và tơ visco.
76. Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại
tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ visco và tơ axetat. B. Tơ nilon-6,6 và tơ capron.
C. Tơ tằm và tơ enang. D. Tơ visco và tơ nilon-6,6.
77. Cho các polime: polietilen, xenlulozơ, polipeptit, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6, polibutađien. Dãy
các polime tổng hợp là
A. polietilen, nilon-6, nilon-6,6, polibutađien. B. polietilen, nilon-6,6, xenlulozơ.
C. polietilen, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6. D. polietilen, xenlulozơ, nilon-6, nilon-6,6.
78. Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ
thuộc loại tơ poliamit?
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
79. Cho các polime sau: (1) tơ tằm, (2) sợi bông, (3) sợi đay, (4) tơ enang, (5) tơ visco, (6) nilon-6,6,
(7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là
A. (1), (2), (6). B. (2), (3), (5), (7). C. (2), (3), (6). D. (5), (6), (7).
80. Cho các chất: caprolactam (1), isopropylbenzen (2), acrilonitrin (3), glyxin (4), vinyl axetat (5).
Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là
A. (1), (2) và (3). B. (1), (2) và (5). C. (1), (3) và (5). D. (3), (4) và (5).

11
CHUYÊN ĐỀ POLI ME
81. Có các chất sau: tơ lapsan; tơ nilon-6,6; protein; sợi bông; amoniaxetat; nilon-6. Trong các chất
trên, có bao nhiêu chất mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm-NH-CO-?
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
82. (THPT QG 2019) Cho các phát biểu sau:
(a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.
(b) Nước ép của quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Trong tơ tằm có các gốc α-amino axit.
(d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường.
(e) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương cho thực phẩm và mỹ phẩm.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Vấn đề 2. BÀI TOÁN POLIME
83. Một loại tinh bột có khối lượng phân tử khoảng 200.000 đến 1.000.000 đvC. Vậy số mắt xích
trong phân tử tinh bột khoảng:
A. 2314 đến 6137. B. 600 đến 2000. C. 2134 đến 3617. D. 1234 đến 6173.
84. Biết hàm lượng sắt trong hemoglobin là 0,4%. Vậy phân tử khối của hemoglobin là bao nhiêu?
Cho biết mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử sắt.
A. 22400. B. 560. C. 140. D. 14000.
85. Khối lượng của một đoạn mạch nilon-6,6 là 27346 đvC và một đoạn mạch tơ capron là 17176
đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là
A. 113 và 114. B. 121 và 152. C. 121 và 114. D. 113 và 152.
86. Phân tử khối của một protein trong lông cừu có hàm lượng lưu huỳnh đạt 0,16% là bao nhiêu?
giả sử mỗi phân tử protein này chỉ chứa một nguyên tử lưu huỳnh
A. 512. B. 51,2. C. 20.000. D. 200.
87. Polime X (chứa C, H, Cl) có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một mắt
xích của X là
A. -CH=CHCl-. B. -CH2-CHCl-. C. -CCl=CCl-. D. -CHCl-CHCl-.
88. Khối lượng phân tử của tơ nilon-6,6 là 24860, của tơ nilon-6 là 14920. Số mắt xích trong công
thức phân tử của chúng lần lượt là
A. 110 và 132. B. 110 và 114. C. 110 và 98. D. 95 và 98.
89. Trùng hợp 10,4 gam stiren được hỗn hợp X gồm poli stiren và stiren còn dư. Biết X làm mất màu
20ml dung dịch Br2 1M. Hiệu suất trùng hợp stiren là bao nhiêu?
A. 90%. B. 80%. C. 75%. D. 66,66%.
90. Khi trùng ngưng 7,5 gam amino axit với hiệu suất 80%, ngoài amino axit dư còn thu được m gam
polime và 1,44 gam H2O. Giá trị của m là
A. 5,56 gam. B. 4,56 gam. C. 6 gam. D. 4,25 gam.
91. Thủy phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100.000
đvC thì số mắt xích alanin có trong phân tử X là
A. 328. B. 479. C. 453. D. 382.
92. Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị
của m là
A. 2,00. B. 1,80. C. 1,25. D. 0,80.
93. Trùng hợp 16,8 lít C2H4 (đkc) được 16,8 gam poli etilen. Hiệu suất phản ứng trùng hợp là
A. 80%. B. 60%. C. 75%. D. 100%.
94. Cao su lưu hóa chứa 2% lưu huỳnh. Vậy trung bình bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu nối
đisunfua (-S-S-)? giả thiết S đã thay thế H ở nhóm metylen trong mạch cao su

12
CHUYÊN ĐỀ POLI ME
A. 5. B. 23. C. 46. D. 12.
95. Tỉ lệ mắt xích butadien-1,3 và stiren là bao nhiêu trong một mẫu cao su buna-S là bao nhiêu?
Biết 5,24 gam polime này làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 3,2 gam brom
A. 2:1. B. 1:2. C. 1:1. D. 1:3.
96. Clo hóa PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản
ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là
A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.
97. Thực hiện phản ứng trùng ngưng hỗn hợp 1,45kg hexametylenđiamin và 1,825kg axit ađipic tạo
nilon-6,6. Sau phản ứng thu được polime… và 0,18kg H2O. Hiệu suất phản ứng trùng ngưng là
A. 40%. B. 80%. C. 90%. D. 75%.
98. Muốn tổng hợp 120 kg poli(metyl metacrylat) thì khối lượng của axit và ancol tương ứng cần
dùng là bao nhiêu? Biết hiệu suất quá trình este hóa và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%.
A. 65 kg và 40 kg. B. 171 kg và 82 kg.
C. 215 kg và 80 kg. D. 175 kg và 70 kg.
99. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Gỗ ⎯⎯ 35%
⎯→ glucozơ ⎯⎯ 80%
⎯→ ancol etylic ⎯⎯ 60%
⎯→ butađien-1,3 ⎯⎯⎯100%
→ cao su buna.
Biết rằng gỗ chứa 75% xenlulozơ. Khối lượng gỗ cần để sản xuất 1 tấn cao su là
A. 23,81 tấn. B. 25,51 tấn. C. 17,86 tấn. D. 236,46 tấn.
100. Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC.
Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là
(biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%)
A. 286,7. B. 224,0. C. 358,4. D. 448,0.

13

You might also like