You are on page 1of 7

Họ và tên: Lê Thị Hồng Vân

Ngày sinh: 18/05/1998

Nơi sinh: Bình Định

Bài làm môn LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI HỌC

Câu 1 (5 điểm):

Phân tích vai trò của người giảng viên trong thời đại ngày nay.

Câu 2 (5 điểm):

Lựa chọn một phương pháp dạy học và phân tích: Bản chất, đặc điểm, ưu điểm,
hạn chế, các bước tiến hành của phương pháp dạy học đó. Cho ví dụ minh họa việc
vận dụng phương pháp dạy học đó trong chuyên ngành của anh (chị).

Trình bày:

Câu 1: Vai trò của giảng viên trong thời đại ngày nay:

Giáo dục nước nhà đang trong cơn chuyển mình để tìm ra con đường phát
triển cho chính mình và cho cả tương lai dân tộc. Trong cuộc chuyển mình đó, thầy
cô giáo đóng vai trò là những tiên phong vì chất lượng giáo dục nói cho cùng gắn
liền với chất lượng đội ngũ.

Định nghĩa thế nào là một giảng viên đại học? Một giảng viên cần thực hiện
những vai trò và chức năng gì? Họ cần những phẩm chất gì để thực hiện tốt những
chức năng của mình? – đây là những câu hỏi khá căn bản nhưng quan trọng cần
được trả lời thấu đáo bởi chính các giảng viên cũng như các nhà quản lý giáo dục.
Các câu hỏi không mới và cũng đã được tiếp cận từ lâu, nhưng trong bối cảnh hiện
nay khi các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc tế có những thay đổi sâu sắc thì việc định
nghĩa lại vai trò của đội ngũ giảng viên trở nên bức xúc hơn bao giờ hết.
Hiện nay ở các trường đại học lớn ở các quốc gia phát triển, giảng viên đại
học được định nghĩa trong ba chức năng chính: (1) Nhà giáo, (2) Nhà khoa học, và
(3) Nhà cung ứng dịch vụ cho cộng đồng.

Giảng viên = Nhà giáo + Nhà khoa học + Nhà cung ứng dịch vụ

* Giảng viên - Nhà giáo

Đây là vai trò truyền thống, nhưng quan trọng và tiên quyết đối với một giảng
viên. Một giảng viên giỏi trước hết phải là một người thầy giỏi. Theo các nhà giáo
dục thế giới thì một giảng viên tòan diện là người có (được trang bị) 4 nhóm kiến
thức/ kỹ năng sau:

- Kiến thức chuyên ngành: kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành và chuyên
môn học mà mình giảng dạy.

- Kiến thức về chương trình đào tạo: tuy mỗi giảng viên đều đi chuyên về một
chuyên ngành nhất định, nhưng để đảm bảo tính liên thông, gắn kết giữa các môn
học thì giảng viên phải được trang bị (hoặc tự trang bị) các kiến thức về cả chương
trình giảng dạy.

- Kiến thức và kỹ năng về dạy và học: bao gồm khối kiến thức về phương pháp
luận, kỹ thuật dạy và học nói chung và dạy/ học trong từng chuyên ngành cụ thể.

- Kiến thức về môi trường giáo dục, hệ thống giáo dục, mục tiêu giáo dục, giá
trị giáo dục… Đây có thể coi là khối kiến thức cơ bản nhất làm nền tảng cho các
hoạt động dạy và học.

* Giảng viên – nhà khoa học

Ở vai trị thứ hai này, giảng viên thực hiện vai trò nhà khoa học với chức năng
giải thích và dự báo các vấn đề của tự nhiên và xã hội mà loài người và khoa học
chưa có lời giải. Nghiên cứu khoa học, tìm cách ứng dụng các kết quả nghiên cứu
khoa học về thực tiễn đời sống và công bố các kết quả nghiên cứu cho cộng đồng
(cộng đồng khoa học, xã hội nói chung, trong nước và quốc tế) là ba chức năng
chính của một nhà khoa học. Từ đây có hai xu hướng nghiên cứu chính: nghiên
cứu cơ bản (basic research) và nghiên cứu ứng dụng (applied research). Khác với
nghiên cứu cơ bản mang tính giải thích và dự báo các vấn đề chưa khai phá của tự
nhiên và xã hội, nghiên cứu ứng dụng là loại nghiên cứu hướng đến việc ứng dụng
các kết quả của nghiên cứu cơ bản vào giải quyết các vấn đề cụ thể của xã hội.
Thông thường nghiên cứu cơ bản được coi là vai trò chính của các giảng viên đại
học. Còn nghiên cứu ứng dụng mang tính công nghệ thường là kết quả của mối
liên kết giữa các nhà khoa học và nhà ứng dụng (các doanh nghiệp, các tổ chức xã
hội). Do vậy nghiên cứu ứng dụng thường có màu sắc của các dự án tư vấn được
đặt hàng bởi cộng đồng doanh nghiệp (và do doanh nghiệp tài trợ).

* Giảng viên – nhà cung ứng dịch vụ cho xã hội

Đây là một vai trò mà rất nhiều giảng viên đại học Việt Nam đang thực hiện –
nó cũng là một vai trị mà xã hội đánh giá cao và kỳ vọng ở các giảng viên. Ở vai trị
này, giảng viên cung ứng các dịch vụ của mình cho nhà trường, cho sinh viên, cho
các tổ chức xã hội – đoàn thể, cho cộng đồng và cho xã hội nói chung. Cụ thể đối
với nhà trường và sinh viên, một giảng viên cần thực hiện các dịch vụ như tham
gia công tác quản lý, các công việc hành chính, tham gia các tổ chức xã hội, cố vấn
cho sinh viên, liên hệ thực tập, tìm chỗ làm cho sinh viên… Với ngành của mình,
giảng viên làm phản biện cho các tạp chí khoa học, tham dự và tổ chức các hội
thảo khoa học.

Lựa chọn một phương pháp dạy học và phân tích: Bản chất, đặc điểm, ưu điểm,
hạn chế, các bước tiến hành của phương pháp dạy học đó. Cho ví dụ minh họa việc
vận dụng phương pháp dạy học đó trong chuyên ngành của anh (chị).

Câu 2:

2.1. Tôi xin được lựa chọn phương pháp dạy học tình huống

Bản chất và đặc điểm

“Học là việc chuẩn bị cho người học vào các tình huống của thực tiễn
cuộc sống” (Robinson), bởi thế, việc học và lĩnh hội tri thức cần phải được gắn liền
với các tình huống của cuộc sống và thực tiễn nghề nghiệp.
Trên thực tế tồn tại nhiều cách gọi khác nhau cho phương pháp này, ví dụ
như: phương pháp dạy học theo tình huống, phương pháp nghiên cứu tình huống,
hay ngắn gọn hơn là phương pháp tình huống.

Phương pháp nghiên cứu tình huống (case study) - một phương pháp
giảng dạy đang được sử dụng rất phổ biến trong các trường đại học trên toàn thế
giới - đã được sử dụng làm phương pháp giảng dạy trong rất nhiều môn học. Khảo
sát ở giảng viên cũng như ở phía học viên cho thấy phương pháp này có những ưu
điểm nổi bật so với phương pháp truyền thống.

Theo Từ điển Tiếng Việt “tình huống là toàn thể là những sự việc xảy ra
tại một địa điểm, trong một thời gian cụ thể, buộc người ta phải suy nghĩ, hành
động, đối phó, tìm cách giải quyết”.

Theo Boehrer (1995) thì: “Tình huống là một câu chuyện, có cốt chuyện
và nhân vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và
thường là hành động chưa hoàn chỉnh. Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết,
chuyển nét sống động và phức tạp của đời thực vào lớp học”.

Case study là các sự kiện dựa trên thực tế hoặc được xây dựng từ các sự
kiện có khả năng xảy ra. Case study là 1 câu chuyện có chứa vấn đề hoặc mâu
thuẫn cần giả quyết và thong thường case study có nhiều hơn một giả pháp. Thông
tin chứa trong 1 case study có thể đơn giản hoặc phức tạp. PPNCTH là một
phương pháp đặc thù của dạy học giải quyết vấn đề theo tình huống, ở đó, các tình
huống là đối tượng chính của quá trình dạy học.

Những tình huống trong giảng dạy là những tình huống mang tính điển
hình, miêu tả những sự kiện, hoàn cảnh có thật hay hư cấu nhằm giúp người học
hiểu và vận dụng tri thức. Tình huống được sử dụng nhằm kích thích người học
phân tích, bình luận,đánh giá, suy xét và trình bày ý tưởng của mình để qua đó
từng bước chiếm lĩnh tri thức hay vận dụng những kiến thức đã học vào những
trường hợp thực tế.

Theo Nguyễn Hữu Lam (2003), “phương pháp tình huống là một kỹ thuật
giảng dạy trong đó các thành tố chủ yếu của nghiên cứu tình huống được trình bày
với những người học với các mục đích minh hoạ hoặc các kinh nghiệm giải quyết
vấn đề”

Quy trình giảng dạy theo phương pháp nghiên cứu tình huống
a. Tạo ra tình huống : về mặt nội dung, một một tình huống hay phải :

- Mang tính giáo dục.

- Chứa đựng mâu thuẩn và mang tính khiêu khích.

- Tạo ra sự thích thú cho người học.

- Nêu ra được các vấn đề quan trọng và phù hợp với người học.

- Tạo ra nhu cầu phải giải quyết tình huống ở người học.

b. Giai đoạn nghiên cứu:

- Người học tiếp cận với tình huống.

- Người học nắm thông tin về tình huống, thu thập thông tin giải quyết tình huống,

tìm kiếm thông tin ở thư viện hoặc Internet. Nếu phải đi thực tế, người học tiếp

xúc với các cở sở có liên quan đến tình huống, tìm và phỏng vấn những người có

kiến thức

c. Giai đoạn phân tích, xử lý tình huống :

Người học đưa ra quyết định về cách giải quyết vấn đề nêu ra trong tình huống.

d. Báo cáo kết quả

Người học giới thiệu và bảo vệ quan điểm về giải pháp của mình .Người
học so sánh các giải pháp đưa ra để lựa chọn lấy giải pháp tối ưu nhất.

Ưu điểm của phương pháp dạy học tình huống

- Nâng cao tính thực tiễn của môn học. Sau khi đã được cung cấp các kiến
thức lý thuyết, một bài tập tình huống sẽ giúp học viên có cái nhìn sâu hơn và thực
tiễn hơn về vấn đề lý thuyết đã được học. Thông qua việc xử lý tình huống, học
viên sẽ có điều kiện để vận dụng linh hoạt các kiến thức lý thuyết.

- Nâng cao tính chủ động, sáng tạo và sự hứng thú của học viên trong quá
trình học. Học viên phải chủ động tư duy, thảo luận - tranh luận trong nhóm hay
với giảng viên, tìm hiểu thêm về lý thuyết, tài liệu tham khảo để đạt đến giải pháp.
Sự tham gia tích cực đó đã góp phần tạo ra sự hứng thú và say mê học tập, sáng tạo
của học viên.

-Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, kỹ
năng trình bày, bảo vệ và phản biện ý kiến trước đám đông. Để giải quyết tình
huống, học viên được yêu cầu làm việc trong nhóm từ 4- 6 thành viên. Cả nhóm
cùng phân tích và thảo luận để đi đến giải pháp, sau đó trình bày giải pháp của
mình cho cả lớp.

- Giảng viên - trong vai trò của người dẫn dắt - cũng sẽ tiếp thu được rất
nhiều kinh nghiệm và những cách nhìn / giải pháp mới từ phía học viên để làm
phong phú bài giảng và điều chỉnh nội dung tình huống nghiên cứu. Đây cũng là
một kênh quan trọng để giảng viên thu thập kinh nghiệm từ các học viên, đặc biệt
là những học viên đã có quá trình công tác.

- Các tình huống tốt có tính chất liên kết lý thuyết rất cao. Để giải quyết tốt
một tình huống, người học có thể phải vận dụng và điều chỉnh nhiều tập lý thuyết
khác nhau. Đây chính là lúc các lý thuyết rời rạc của một môn học được nối lại
thành bức tranh tổng thể. Ở mức độ ứng dụng cao hơn, người học không chỉ vận
dụng kiến thức của một môn học mà trong nhiều trường hợp phải vận dụng kiến
thức của nhiều môn học khác nhau.

Nhược điểm của phương pháp dạy học tình huống

- Không thật sự tạo ra kinh nghiệm thực tiễn nếu GV không đầu tư.
PPNCTH đòi hỏi giảng viên phải luôn chấp nhận đổi mới, cập nhật các thông tin,
kiến thức và kỹ năng mới. Để có những bài tập tình huống thực tế, sát với điều
kiện của VN, giảng viên phải đầu tư thời gian và trí tuệ để tiếp cận thực tiễn, thu
thập, xử lý thông tin và xây dựng tình huống. Rất nhiều học viên cho rằng phương
pháp này còn phản tác dụng khi giảng viên chỉ đơn thuần dịch lại các tình huống
trong sách nước ngoài, vì với các tình huống như vậy cả thầy lẫn trò đều khó tiếp
thu.

- Do đã quá quen thuộc với cách tiếp thu kiến thức thụ động (thầy giảng trò
ghi chép) nên khi chuyển qua phương pháp PPNCTH - đòi hỏi sự năng động, khả
năng tư duy và tính sáng tạo - thì một bộ phận học viên không thích ứng được.
- Khi sử dụng PPNCTH quá liều lượng nó có thể làm phản tác dụng vì học
viên có thể chỉ chú trọng giải quyết các tình huống cụ thể và cho rằng thực tiễn
luôn diễn ra như tình huống.

- Đòi hỏi môi trường, điều kiện vật chất tốt.

2.2. Liên hệ bản thân

Bản thân là một giảng viên tiếng Anh tại 1 trường Cao đẳng địa bàn
TPHCM, tôi nhận thấy được những ưu điểm lớn cũng như những hiệu quả mà
phương pháp dạy học tình huốngmang lại. Cụ thể, vào mỗi tiết học SPEAKING tôi
đều cho các em những tình huống cụ thể để thực hành. Ví dụ, tôi đưa ra những tình
huống giao tiếp theo chủ đề bài học và các em sẽ thực hành đối đáp theo vai. Như
vậy, các em sẽ hình dung được những gì đượ chọc sẽ được áp dụng trong cuộc
sống thực tiễn như thế nào, các mẫu câu trong các tình huống thực tế sẽ ra sao.

You might also like