You are on page 1of 7

Họ và tên: Lê Thị Hồng Vân

Ngày sinh: 18/05/1998


Nơi sinh: Bình Định
Bài làm môn “ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC”

Câu 1 (5 điểm)
Phân biệt đánh giá người học dựa trên phát triển năng lực với đánh giá người
học dựa trên kiến thức, kỹ năng. Anh (chị) hãy phân tích một ví dụ để làm rõ
sự khác biệt đó.

Câu 2 (5 điểm)

Bằng lý luận và thực tiễn giáo dục đại học, cao đẳng; anh (chị) hãy chứng
minh sự cần thiết của hoạt động kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
và chương trình đào tạo? Theo anh (chị) để công tác kiểm định đảm bảo tính
khách quan cần thực hiện các công việc gì?

Trình bày:

Câu 2:

2.1 Hoạt động kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào
tạo cần thiết bởi vì kiểm định chất lượng giáo dục tạo nhằm:

- Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục;


- Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình
đào tạo trong từng giai đoạn;
- Làm căn cứ để cơ sở giáo dục giải trình với chủ sở hữu, cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, các bên liên quan và xã hội về thực trạng chất lượng giáo
dục;
- Làm cơ sở cho người học lựa chọn cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo, cho
nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.
2.1.1. Trong đó, việc kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học nhằm những
mục đích sau:

- Cơ sở giáo dục sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục
để tự đánh giá toàn bộ hoạt động của đơn vị nhằm không ngừng nâng cao
chất lượng giáo dục, thực hiện trách nhiệm giải trình với các bên liên quan
về thực trạng chất lượng giáo dục và hiệu quả hoạt động của đơn vị.
- Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng cơ sở giáo dục để đánh giá và công nhận hoặc không công
nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục.
- Các tổ chức, cá nhân khác có thể dựa vào bộ tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng cơ sở giáo dục để nhận định, đánh giá và tham gia phản biện xã
hội đối với cơ sở giáo dục mà họ quan tâm.

2.1.2. Việc kiểm định chương trình đào tạo nhằm mục đích:

- Cơ sở giáo dục đại học sử dụng tiêu chuẩn để tự đánh giá toàn bộ hoạt động
liên quan đến chương trình đào tạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào
tạo và giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo
của từng chương trình cụ thể.

- Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sử dụng tiêu chuẩn để đánh giá và
công nhận hoặc không công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đối với các
chương trình đào tạo.

- Các tổ chức, cá nhân khác có cơ sở để nhận định, đánh giá và tham gia phản
biện xã hội đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học mà họ quan
tâm.

2.2. Để công tác kiểm định đảm bảo tính khách quan cần thực hiện các công việc:

2.2.1. Đối với kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục:

a) Tự đánh giá;

- Thành lập Hội đồng tự đánh giá.

- Lập kế hoạch tự đánh giá.

- Thu thập, phân tích và xử lý thông tin, minh chứng.


- Viết báo cáo tự đánh giá.

- Lưu trữ và sử dụng báo cáo tự đánh giá.

- Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.

b) Đánh giá ngoài;

- Nghiên cứu hồ sơ tự đánh giá:

Đoàn đánh giá ngoài nghiên cứu báo cáo tự đánh giá và hồ sơ liên quan của cơ sở
giáo dục; thu thập, xử lý các thông tin, minh chứng liên quan đến các tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng giáo dục.

- Khảo sát sơ bộ tại cơ sở giáo dục.

- Khảo sát chính thức tại cơ sở giáo dục.

- Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, gửi cho cơ sở giáo dục để tham khảo ý kiến:

+ Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải được ít nhất là 2/3 số thành viên của đoàn
nhất trí thông qua;

+ Đoàn đánh giá ngoài thông qua tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gửi dự
thảo báo cáo đánh giá ngoài cho cơ sở giáo dục để tham khảo ý kiến trong thời hạn
15 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở giáo dục nhận được dự thảo báo cáo.

- Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài

c) Thẩm định kết quả đánh giá;

d) Công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

2.2.2 Đối với kiểm định chất lượng chương trình đào tạo:

- Tự đánh giá chương trình đào tạo:

+ Thành lập Hội đồng tự đánh giá.

+ Lập kế hoạch tự đánh giá.

+ Thu thập, phân tích và xử lý thông tin, minh chứng.

+ Viết báo cáo tự đánh giá.


+ Lưu trữ và sử dụng báo cáo tự đánh giá.

+ Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.

- Đánh giá ngoài:

+ Nghiên cứu hồ sơ tự đánh giá:

Đoàn đánh giá ngoài nghiên cứu báo cáo tự đánh giá và hồ sơ liên quan; thu thập,
xử lý các thông tin, minh chứng liên quan đến các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
chương trình đào tạo.

+ Khảo sát sơ bộ tại cơ sở giáo dục có chương trình được đánh giá.

+ Khảo sát chính thức tại cơ sở giáo dục có chương trình được đánh giá. Dự thảo
báo cáo đánh giá ngoài.

+ Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải được ít nhất 2/3 số thành viên của đoàn
nhất trí thông qua. Đoàn đánh giá ngoài, thông qua tổ chức kiểm định chất lượng
giáo dục, gửi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài cho cơ sở giáo dục để tham khảo ý
kiến trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày cơ sở giáo dục nhận được dự thảo
báo cáo đánh giá ngoài.

+ Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài.


Câu 1: Phân biệt đánh giá người học dựa trên phát triển năng lực với đánh giá
người học dựa trên kiến thức, kỹ năng:

Tiêu chí so sánh Đánh giá dựa trên năng lực Đánh giá dựa trên kiến
thức, kĩ năng
Mục đích chủ yếu Vì sự tiến bộ của người học so với Xác định việc đạt kiến
nhất chính mình thức, kĩ năng của chương
trình giáo dục
Ngữ cảnh đánh Gắn với ngữ cảnh học tập và thực Gắn với nội dung học tập
giá tiễn cuộc sống của học sinh (những kiến thức kĩ năng,
thái độ) được học trong
nhà trường
Nội dung đánh Những kiến thức, kĩ năng, thái độ Những kiến thức, kĩ năng,
giá ở nhiều môn học, nhiều hoạt động thái độ ở mỗi môn cụ thể
giáo dục và những trải nghiệm của
bản thân học sinh trong cuộc sống
xã hội (tập trung vào năng lực
thực tế)
Công cụ đánh giá Nhiệm vụ, bài tập trong tình Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ
huống bối cảnh thực trong tình huống hàn lâm
hoặc tình huống trung
thực
Thời điểm đánh Đánh giá ở mọi thời điểm của quá Thường diễn ra trong
giá trình dạy học, chú trọng đến đánh những thời điểm nhất định
giá khi đi học trong quá trình dạy học,
đặc bệt là trước và sau khi
dạy học
Kết quả đánh giá Năng lực người học phụ thuộc vào Năng lực người học phụ
độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập thuộc vào số lượng câu
đã hoàn thành hỏi, nhiệm vụ hay bài tập
đã hoàn thành

Đánh giá năng lực tập trung vào mục tiêu đánh giá sự tiến bộ của người học so với
chính họ hơn là mục tiêu đánh giá xếp hạng người học với nhau.

Không có sự mâu thuẫn giữa hai cách đánh giá, đánh giá dựa trên năng lực và đánh
giá dựa trên kiến thức kĩ năng, mà đánh giá dựa trên năng lực được coi là mototj
bước tiến cao hơn của đánh giá dựa trên kiến thức kĩ năng. Để chứng minh người
học có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội để họ được giải quyết vấn đề
trong tình huống, bối cảnh mang tính thực tiễn. Khi đó người học vừa phải vận
dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những
kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường
(trong gia đình, cộng đồng và xã hội). Vậy nên, đánh giá năng lực là đánh giá kiến
thức, kĩ năng và thái độ của người học trong một bối cảnh có ý nghĩa.

Ta lấy 1 ví dụ của đánh giá dựa theo năng lực là phương pháp quan sát:
Giáo viên đánh giá em học sinh A bằng cách quan sát nét mặt, ánh mắt, tư thế ngồi
của em khi tham gia lớp học. Giáo viên còn quan sát cách học sinh đó giao tiếp
trong học tập, giao tiếp với thầy cô và bạn bè. Giáo viên còn chú trọng vào phản
ứng của A khi nhận nhiệm vụ cũng như nhận kết quả. Những phản ứng đó cho
thấy ý thức, thái độ cũng như khả năng của học sinh đó. Và đặc biệt giáo viên có
thể quan sát thấy sự hứng thú của học sinh đó. Cụ thể, nếu học sinh tham gia tích
cực hứng thú, có hiệu quả có nghĩa là học sinh đó đang có sự tiến bộ trong việc học
tập. Và tất cả những quan sát như vậy tạo ra cái nhìn chi tiết, cụ thể, chính xác để
đưa ra những nhận xét đúng đắn về việc học cũng như sự tiến bộ của học sinh
trong quá trình học. Mục đích chủ yếu nhất là vì sự tiến bộ của chính em học sinh
đó chứ không phải để so sánh với một bạn nào khác. Có thể em đó chưa giỏi bằng
các bạn, có thể em đó chưa đáp ứng yêu cầu của môn học nhưng em đó có thể vẫn
tiến bộ so với bản thân mình học kì trước. Ngữ cảnh đánh giá ở đây là gắn với ngữ
cảnh học tập cụ thể để đánh giá được những kiến thức, kĩ năng thái độ ở nhiều môn
học, nhiều hoạt động giáo dục và những trải nghiệm của bản thân học sinh trong
cuộc sống.

Tiếp theo, ta lấy một ví dụ đánh giá dựa theo kiến thức và kĩ năng đó là đánh
giá bằng phương pháp bài kiểm tra. Học kì 1, em học sinh A xếp hạng 27 trên tổng
số 30 học sinh của lớp. Học kì 2, vì một số lý do về sức khỏe mà em không hoàn
thành tốt bài kiểm tra nên em tụt hạng xếp 28 trong lớp. Nếu đánh giá dựa theo kĩ
năng và kiến thức, ta chỉ có thể đánh giá được việc đạt kiến thức kĩ năng của
chương trình giáo dục gắn với nội dụng học tập ở 1 môn cụ thể.
Tóm lại, giáo viên năm học này của học sinh A (tạm gọi là giáo viên B) đánh
giá A theo năng lực đã thấy được sự tiến bộ của A một cách rõ nét, chân thực và cụ
thể nhất, còn giáo viên năm học sau của A (tạm gọi là giáo viên C) thông qua cách
đánh giá dựa trên kĩ năng, kiến thức sẽ chỉ thấy được thứ hạng và điểm số của A và
tất nhiên, A sẽ được đánh giá là học sa sút. Ví dụ trên cho thấy sự khác biệt rất lớn
giữa đánh giá người học dựa theo năng lưc và đánh giá người học dựa theo kiến
thức, kĩ năng.

Câu 2:

You might also like