You are on page 1of 25

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
~~~~~~*~~~~~~

BÀI TIỂU LUẬN


Môn: Kinh Tế Vi Mô
ĐỀ TÀI :

VẤN ĐỀ BẤT CÂN XỨNG TRONG BẢO HIỂM


Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Phan Thu Hằng

Sinh viên thực hiện : : Nguyễn Hồ Ngọc Phương _ 3120330356


Đỗ Thị Ánh Phường _ 3120330361
Lê Huỳnh Phương Thảo _3120550073

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH– THÁNG 11 2020


Học kỳ I (2020-2021)
~1~
MỞ ĐẦU:
Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại
gương mặt tươi sáng cho sự phát triển toàn diện của đất nước. Cùng với sự phát
triển kinh tế là sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là
chính sách “bảo hiểm” đã phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội,
góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.Không chỉ là 1 biện pháp di chuyển rủi
ro,bảo hiểm ngày nay đã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả
cho nền kinh tế, đảm bảo an sinh và công bằng của xã hội. Thực tế hoạt động kinh
doanh bảo hiểm đã cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của ngành bảo hiểm và
nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Thị trường bảo hiểm đang ngày càng
được đa dạng hóa và mở rộng không ngừng ,đặc biệt là ở thị trường Việt Nam nói
riêng . Ngành bảo hiểm nước ta mới thực sự bắt đầu phát triển từ cách đây khoảng
hơn 20 năm khi thế độc quyền kinh doanh bảo hiểm được xoá bỏ theo nghị định
100 CP được Chính phủ ban hành ngày 18/12/1993, kể từ đó đến nay, ngành bảo
hiểm đã có những bước tiến đáng kể và nếu được phát triển đúng hướng, ngành sẽ
góp phần rất tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong
thế kỷ mới . Tuy nhiên cũng có không ít những khó khăn và thách thức đặt ra ,để
có thể giải quyết được các vấn đề đó thì không chỉ là sự nỗ lực của các doanh

~2~
nghiệp bảo hiểm mà đòi hỏi sự phối kết hợp đồng bộ giữa các tổ chức liên
quan,các cơ quan nhà nước,...nhằm hướng tới phát triển thị trường bảo hiểm lớn
mạnh không ngừng ,đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đảm bảo an sinh của
người dân.

Chính vì vậy,việc nghiên cứu và tìm hiểu đề tài:” bất cân xứng trong thị trường bảo
hiểm” là điều rất quan trọng và cần thiết ngay tại thời điểm này ở thị trường Việt
Nam chúng ta. Dưới đây sẽ là sự phân tích và đánh giá thực tế thị trường bảo hiểm
Việt Nam với kết cấu ba phần :

I.Các khái niệm cơ bản về bảo hiểm

II.Thực trạng thông tin bất cân xứng trong thị trường bảo hiểm

Đánh giá ,kết luận

Với mục đích đưa ra các giải pháp giúp phát triển bền vững và hiệu quả thị trường
bảo hiểm trong tương lai. Phân tích thực trạng hoạt động Bảo hiểm Xã hội ở Việt
Nam hiện nay – Nêu và lấy ví dụ, phân tích một số trường hợp của Bảo hiểm,
chúng em đã cố gắng suy xét, phân tích các vấn đề có liên quan, tìm kiếm, học hỏi
các kiến thức, tài liệu tham khảo để cho ra sản phẩm tiểu luận phục vụ học tập.
Ngoài ra, chúng em còn muốn đem đến cho mọi người những thông tin hữu ích
giúp cho mọi người hiểu rõ được những quyền lợi khi khi sử dụng bảo hiểm và
đồng thời hiểu rõ hơn những tác động mà thông tin bất cân xứng trong thị trường
bảo hiểm đem lại

~3~
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1/Bảo hiểm:
❖ Một số quan điểm, định nghĩa về bảo hiểm:

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm được xây dựng dựa trên
từng góc độ nghiên cứu xã hội ,pháp lý,kinh tế,kĩ thuật, nghiệp vụ...
Theo Monique Gaullier:” Bảo hiểm là một nghiệp vụ , qua đó, một bên là
người được bảo hiểm cam đoan trả một khoảng tiền được gọi là phí bảo
hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc cho người thứ ba trong trường
hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoảng đền bù các tổn thất được trả bởi
một bên khác : đó là bảo hiểm.Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với
toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê”.
Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam( ban hành ngày
9/12/2000):”Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
nhằm mục đích sinh lợi,theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của
người được bảo hiểm,trên cơ sở mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh
nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho
người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”
Như vậy ,ta có thể đưa ra khái niệm chung nhất về bảo hiểm là:” Bảo
hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm với người được bảo
hiểm về những thiệt hại ,mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã
thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho
đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền được gọi là phí bảo hiểm.”

❖ Khái niệm: Thị trường bảo hiểm


Thị trường bảo hiểm là nơi mua và bán các sản phẩm bảo hiểm,sản phẩm
bảo hiểm (SPBH) là loại sản phẩm dịch vụ đặc biệt : là sản phẩm vô hình
không thể cảm nhận được hình dáng, kích thước ,màu sắc, ...SPBH là sản
phẩm không mong được bảo hộ bản quyền , là sản phẩm người mua không
mong đợi sự kiện bảo hiểm xảy ra với mình để được bồi thường hay trả tiền
bảo hiểm ( trừ tiền bảo hiểm hưu trí ,bảo hiểm nhân thọ...)
Tham gia vào thị trường bảo hiểm có người mua, người bán và tổ chức trung
gian.

~4~
❖ Các loại hình bảo hiểm

Trải qua quá trình phát triển lâu dài, bảo hiểm ngày nay đã bao gồm nhiều hình
thức hết sức đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, dựa trên cơ sở các tiêu chí khác nhau,
chúng ta lại có được các loại hình khác nhau của bảo hiểm. Người ta có thể phân
loại dựa trên cơ chế hoạt động, tính chất, đối tượng của bảo hiểm, cũng như có thể
dựa theo quy định của pháp luật.

▪ Căn cứ vào cơ chế hoạt động của bảo hiểm

Theo tiêu chí này, bảo hiểm có thể phân ra thành:

Bảo hiểm xã hội (social insurance): 

- Là chế độ bảo hiểm của nhà nước, của đoàn thể xã hội hoặc của các công ty nhằm
trợ cấp cho các viên chức nhà nước, người làm công… trong trường hợp ốm đau,
bệnh tật, bị chết hoặc tai nạn trong khi làm việc, về hưu.

- Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời khá sớm
và đến nay đã được thực hiện ở tất cả các nước trên thế giới. So với các loại hình
bảo hiểm khác, đối tượng, chức năng và tính chất của BHXH có những điểm khác
biệt. BHXH có một số đặc điểm: có tính chất bắt buộc; hoạt động theo những luật
lệ quy định chung; không tính đến những rủi ro cụ thể; không nhằm mục đích kinh
doanh… Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà
nước, hình thành chủ yếu từ các nguồn đóng góp hay ủng hộ của người lao động,
người sử dụng lao động, nhà nước, các tổ chức, cá nhân từ thiện… Theo khuyến
nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) trong công ước 102 tháng 6/1952 tại
Giơnevơ, quỹ BHXH được sử dụng để trợ cấp cho:

o Chăm sóc y tế

o Trợ cấp ốm đau

o Trợ cấp thất nghiệp

o Trợ cấp tuổi già

o Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

o Trợ cấp gia đình

~5~
o Trợ cấp sinh đẻ

o Trợ cấp khi tàn phế

o Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng)

Còn theo điều 2 Điều lệ BHXH Việt Nam, BHXH nước ta hiện nay bao gồm 5 chế
độ:

o Trợ cấp ốm đau

o Trợ cấp thai sản

o Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

o Trợ cấp hưu trí

o Trợ cấp tử tuất

Bảo hiểm thương mại (commercial insurance):

- Là loại hình bảo hiểm mang tính chất kinh doanh, kiếm lời. Khác với BHXH, loại
hình bảo hiểm này có những đặc điểm: không bắt buộc, có tính đến từng đối tượng,
từng rủi ro cụ thể; nhằm mục đích kinh doanh.

- Bảo hiểm thương mại hiện nay cũng có rất nhiều loại nghiệp vụ:

o Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu

o Bảo hiểm thân tàu

o Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu

o Bảo hiểm vật chất xe cơ giới

o Bảo hiểm hàng không

o Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt

o Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

~6~
o Bảo hiểm rủi ro xây dựng và lắp đặt

o Bảo hiểm thiệt hại máy móc

o Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

o Bảo hiểm tai nạn con người

o Bảo hiểm sinh mạng cá nhân

o Bảo hiểm cây trồng

o Bảo hiểm chăn nuôi

o Bảo hiểm sắc đẹp

o …………

▪ Căn cứ vào tính chất của bảo hiểm

Theo tiêu chí phân loại này, chúng ta lại có hai loại bảo hiểm:

Bảo hiểm nhân thọ (life insurance): 


- Là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
Thực chất đây là bảo hiểm tính mạng hoặc tuổi thọ của con người nhằm bù đắp cho
người được bảo hiểm một khoản tiền khi hết thời hạn bảo hiểm hoặc khi người
được bảo hiểm bị chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Nói cách khác, bảo
hiểm nhân thọ là việc bảo hiểm các rủi ro có liên quan đến sinh mạng, cuộc sống
và tuổi thọ của con người. Đối tượng tham gia bảo hiểm nhân thọ rất rộng, bao
gồm nhiều người ở các lứa tuổi khác nhau.

- Bảo hiểm nhân thọ ngày nay phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, với doanh
thu phí bảo hiểm ngày càng lớn, có lẽ bởi vai trò to lớn của nó. Đối với mỗi cá
nhân, mỗi gia đình, bảo hiểm nhân thọ giảm bớt khó khăn về tài chính khi gặp rủi
ro, góp phần ổn định cuộc sống. Trên phạm vi rộng, nó góp phần huy động vốn
đầu tư từ các nguồn nhàn rỗi, góp phần thực hành tiết kiệm, chống lạm phát và tạo
thêm công ăn việc làm cho người lao động.

- Bảo hiểm nhân thọ bao gồm các nghiệp vụ:

o Bảo hiểm trọn đời

~7~
o Bảo hiểm sinh kỳ

o Bảo hiểm tử kỳ

o Bảo hiểm hỗn hợp

o Bảo hiểm trả tiền định kỳ

o …………

Bảo hiểm phi nhân thọ (non-life insurance): 

- Là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo
hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.

- Bảo hiểm phi nhân thọ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống cũng
như trong kinh doanh. Các nghiệp vụ của bảo hiểm phi nhân thọ cũng hết sức
phong phú. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam (ban hành 09/12/2000) thì
bảo hiểm phi nhân thọ gồm:

o Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người
o Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
o Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường
sắt và đường không
o Bảo hiểm hàng không
o Bảo hiểm xe cơ giới
o Bảo hiểm cháy, nổ
o Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu
o Bảo hiểm trách nhiệm chung
o Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính
o Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh
o Bảo hiểm nông nghiệp

o ………..

Ngoài ra, bảo hiểm phi nhân thọ cũng còn một số loại nghiệp vụ khác như: bảo
hiểm xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm dầu khí, bảo hiểm du lịch, bảo hiểm trách
nhiệm của người sử dụng lao động…

▪ Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm

~8~
Nếu xem xét theo đối tượng bảo hiểm, có thể phân chia như sau:

Bảo hiểm con người (insurance of the person): 

- Là loại bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai
nạn của con người. Bảo hiểm con người bao gồm các loại sản phẩm bảo hiểm nhân
thọ, bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con người bao gồm các loại như bảo hiểm an
sinh giáo dục, bảo hiểm trả tiền định kỳ, bảo hiểm tiết kiệm và đầu tư, bảo hiểm
chi phí khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm tai nạn học sinh, lao
động… Bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho chính bản thân mình hoặc vợ,
chồng, con, cha, mẹ; anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp
dưỡng; và người khác nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

- Trong bảo hiểm tai nạn con người, người thụ hưởng nhận được số tiền trong
phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào thương tật thực tế của người được bảo hiểm
và thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Còn trong bảo hiểm sức khỏe con người,
người được bảo hiểm được nhận số tiền trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào
chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe của người đó do bệnh tật hoặc tai
nạn gây ra và thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Bảo hiểm tài sản (property insurance): 

- Là loại bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tài sản (cố định hay lưu động) của
người được bảo hiểm (tập thể hay cá nhân) bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị
giá được bằng tiền và các quyền tài sản. Nhóm các loại sản phẩm bảo hiểm tài sản
bao gồm bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy, bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm nhà,
bảo hiểm công trình… Có 3 loại hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng bảo hiểm
tài sản trên giá trị, hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị và hợp đồng bảo hiểm
trùng.

▪ Căn cứ vào quy định của pháp luật

Nếu xét trên cơ sở quy định của pháp luật, các loại hình bảo hiểm lại có thể được
phân chia thành bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện.
Bảo hiểm bắt buộc: 

- Là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm
tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có
nghĩa vụ thực hiện. Loại bảo hiểm này chỉ áp dụng với một số loại bảo hiểm nhằm
mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.

~9~
- Các nước có những quy định khác nhau về các loại hình bảo hiểm bắt buộc. Theo
Luật kinh doanh Bảo hiểm Việt Nam được ban hành ngày 09/12/2000, các loại
hình bảo hiểm sau là bắt buộc:

o Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của người bảo hiểm hàng không đối với hành khách

o Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật

o Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm

o Bảo hiểm cháy, nổ

Tuy nhiên, căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của từng thời kỳ, Chính
phủ trình Uỷ ban thưòng vụ Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác.

Bảo hiểm không bắt buộc: là những loại bảo hiểm khác, không thuộc bảo hiểm
bắt buộc.

2/ Thông tin bất cân xứng:


❖ Thế nào là thông tin bất cân xứng
- “Thông tin bất cân xứng là tình trạng trong đó người mua và người bán có
thông tin khác nhau về cùng một giao dịch” , thường xảy ra khi bên có các thông
tin đầy đủ hơn và tốt hơn so với các bên còn lại

- Bất cân xứng về thông tin là tình trạng phổ biến trong cuộc sống cá nhân và xã
hội

• Ngân hàng
• Thị trường nhà đất
• Thị trừng lao động
• Lĩnh vực thể thao
• Thị trường hàng hóa
• Thị trường bảo hiểm
• Lĩnh vực đầu tư
• Thị trường chứng khoán

~ 10 ~
• Thị trường đồ cũ

Tác động của thông tin bất cân xứng

+ Lựa chọn ngược( negative selection) :

Thuật ngữ được sử dụng nhiều trong bảo hiểm, kinh tế, thống kê và quản lí rủi ro.
Thuật ngữ này muốn chỉ tình trạng của thị trường khi thông tin bất cân xứng giữa
người mua và người bán dẫn đến hiện tượng sản phẩm kém hoặc khách hàng
không tốt thường được lựa chọn

Ví dụ: Chẳng hạn,với sản phẩm bảo hiểm vốn có đặc tính vô hình, chất lượng sản
phẩm chỉ có thể đánh giá hoàn chỉnh khi xảy ra rủi ro và người tham gia bảo hiểm
được nhận các khoản trợ cấp từ cơ quan bảo hiểm. Vì thế, những lựa chọn bất lợi
của người lao động có thể là không tham gia bảo hiểm ,tham gia với mức tiền
lương thấp hơn mức tiền lương thực nhận từ người sử dụng lao động… Các lựa
chọn này khiến người lao động không được nhận trợ cấp, hoặc được nhận trợ cấp
với mức thấp tương ứng với mức đóng. Lợi thế thông tin về đối tượng được bảo
hiểm giúp người lao động lựa chọn mức tiền lương, tiền công (đối với bảo hiểm
bắt buộc) và mức thu nhập (đối với bảo hiểm tự nguyện) giúp họ tối đa hóa lợi ích.
Nếu một người có xác suất xảy ra rủi ro lớn, đặc biệt với những sự kiện bảo hiểm
có thể dự đoán trước thời điểm phát sinh như sinh con, họ sẽ hợp thức hóa hồ sơ để
tham gia bảo hiểm với mức lương cao. Ngược lại, họ đăng ký tham gia bảo hiểm
với mức lương thấp để tiết kiệm chi phí trong hiện tại. Nếu cơ quan bảo hiểm
không kiểm soát được mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thực tế của người lao
động sẽ là nguyên nhân dẫn đến mất cân đối thu chi.

+ Rủi ro đạo đức(moral hazard):

Là tình trạng một bên tham gia thị trường bảo hiểm ít nỗ lực hơn trong việc bảo vệ
đối tượng bảo hiểm trước hư hại và mất cắp “ hay” rủi ro đạo đức phát sinh khi
những người sở hữu thông tin riêng thực hiện những hành động có ảnh hưởng đối
lập đến xác suất,dẫn đến hậu quả xấu.

Ví dụ: Cụ thể, sau khi đã tham gia bảo hiểm, bên có nhiều thông tin hơn, tạo ra bất
lợi cho bên còn lại để trục lợi là người lao động, người sử dụng lao động, bệnh

~ 11 ~
viện... Về lý thuyết, bảo hiểm là sản phẩm không mong đợi, nghĩa là người tham
gia bảo hiểm không muốn được hưởng trợ cấp vì điều đó đồng nghĩa với rủi ro xảy
ra với họ. Tuy nhiên, với những sự kiện không hoàn toàn mang tính rủi ro như sinh
con hoặc khi rủi ro đã xảy ra người lao động tìm cách gia tăng số tiền trợ cấp.

Hình thức trục lợi bảo hiểm đa dạng và xuất hiện ở tất cả các loại hình bao gồm
BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và ở tất cả các chế
độ bao gồm chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí,
tử tuất. Với BHXH bắt buộc, đối tượng có thể bị tai nạn ngoài giờ làm việc nhưng
được hợp lý hóa là tai nạn lao động trong giờ làm việc để hưởng chế độ; có thể
đăng ký tham gia BHXH tại nhiều nơi với mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
cao hơn mức lương thực tế để được hưởng nhiều khoản trợ cấp khi sinh con; có thể
báo ốm xin hưởng BHXH để giải quyết việc của cá nhân…

❖ Giải pháp khắc phục:

Phát tín hiệu( signaling):


Mặc dù, bên có lợi thế thông tin hơn là người lao động, song việc không tham gia
bảo hiểm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động khi gặp rủi
ro. Do đó, để trang bị cho người lao động những kiến thức, hiểu biết cơ bản về bảo
hiểm, từng bước tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức, bảo hiểm cần đẩy mạnh
công tác thông tin, tuyên truyền đến các đối tượng thông qua nhiều hình thức đa
dạng, phong phú: bằng các phương tiện thông tin đại chúng (tivi, báo, đài…), pano,
áp phích, tờ rơi; Lồng ghép nội dung bảo hiểm vào các buổi sinh hoạt tại thôn, xã,
các hội, đoàn thể, các doanh nghiệp, cơ quan. Ngoài ra, thúc đẩy hiệu quả hoạt
động của trang thông tin điện tử của bảo hiểm nhằm giúp tổ chức bảo hiểm tiếp
cận với từng người lao động với chi phí thấp hơn rất nhiều so với hình thức tuyên
truyền trực tiếp.

Sàng lọc( screening):


Với vai trò là người mua, đối tượng tham gia bảo hiểm có thể tìm hiểu thông tin về
chế độ chính sách, hồ sơ thủ tục tham gia bảo hiểm; Điều kiện, thủ tục hưởng bảo
hiểm… từ kênh thông tin chính thức của bảo hiểm hoặc các kênh thông tin độc lập
khác, chẳng hạn như chuyên mục hỏi đáp của các báo, chuyên mục hộp thư bạn
đọc trên truyền hình… Trong khi đó, với vai trò là người bán, cơ quan bảo hiểm có
thể nắm bắt thông tin về người tham gia một cách chủ động thông qua công tác

~ 12 ~
thống kê, điều tra; hoạt động thanh tra, kiểm tra; hoặc phối hợp với các cơ quan
liên quan như cơ quan thuế...

Bên cạnh đó, thông qua việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc
thực hiện bảo hiểm, cơ quan bảo hiểm có thể thiết lập cơ sở dữ liệu tập trung cho
toàn Ngành và tạo điều kiện cho người lao động công cụ để cùng với bảo hiểm
quản lý tốt hơn việc thực hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động.

II.Thực trạng thông tin bất cân xứng trong thị trường bảo
hiểm
1/ Vài nét về thị trường bảo hiểm Việt Nam
Thị trường bảo hiểm năm vừa qua tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, ổn định, góp
phần thực hiện mục tiêu chung là xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm
bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô. Tổng doanh thu phí bảo
hiểm ước đạt 160.180 tỷ đồng, tăng 20,54%, trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ (BHPNT) ước đạt 52.387 tỷ đồng và doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
(BHNT) đạt 107.793 tỷ đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã chi trả quyền lợi bảo
hiểm ước đạt 44.006 tỷ đồng.

Lý giải cho sự tăng trưởng ổn định của ngành bảo hiểm trong thời gian qua, hầu
hết các chuyên gia đều nhận định: Năng lực tài chính, khả năng quản trị điều hành
và quản trị rủi ro của các doanh nghiệp bảo hiểm không ngừng được nâng cao; các
sản phẩm và chất lượng dịch vụ được tăng cường, ngày càng đáp ứng nhu cầu đa
dạng của người tham gia bảo hiểm; thêm vào đó khung khổ pháp lí trong lĩnh vực
kinh doanh bảo hiểm tiếp tục được hoàn thiện, đồng bộ hơn…

Những tháng đầu năm 2020, dịch COVID-19 như một “thiên nga đen” làm đảo lộn
mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội. Cũng như nhiều ngành kinh tế khác, khảo
sát của Vietnam Report đánh giá tác động của COVID-19 đến DNBH cho thấy
dịch bệnh khiến lãnh đạo các DNBH phải xem xét, đánh giá lại mô hình hoạt động,
phân phối của họ qua ba khía cạnh: khách hàng, lực lượng bán hàng và hỗ trợ (như
đầu tư vào dữ liệu và công cụ kỹ thuật số), điều này giúp cho DNBH có thể chuẩn
bị cho những rủi ro không thể đoán trước.

~ 13 ~
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát các DNBH tại Việt Nam, tháng 6/2020
Hình 1: Đánh giá ảnh hưởng của COVID-19 đến việc ra quyết định của DNBH trong một số lĩnh vực

Mặc dù vậy, thị trường bảo hiểm Việt Nam được dự báo tiếp tục giữ vững “phong
độ” tăng trưởng trên 20% trong năm 2020. Xét trong ngắn hạn, khảo sát các
DNBH do Vietnam Report thực hiện tháng 6/2020 chỉ ra có đến 90,5% số doanh
nghiệp lạc quan về triển vọng toàn ngành bảo hiểm trong 6 tháng cuối năm 2020.

Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát các DNBH tại Việt Nam, tháng 6/2020
Hình 2: Triển vọng toàn ngành bảo hiểm 6 tháng cuối năm 2020

~ 14 ~
2/Thông tin bất cân xứng trong thị trường bảo hiểm
- Trong thực tế, thị trường của chúng ta không phải là thị trường hòan hảo, và
thông tin hòan tòan không cân xứng. Có nghĩa là sẽ có một bên có những thông
tin mà bên còn lại không có. Mặc khác, một vấn đề thông tin không cân xứng
còn được thể hiện qua sự hiểu biết của người mua bảo hiểm về rủi ro của mình
còn người bán bảo hiểm thì không. Ví dụ như trong thị trường bảo hiểm y tế.
Những người mua bảo hiểm là những người có khả năng mắc bệnh cao, như
vậy công ty bảo hiểm sẽ phải chi trả một số tiền lớn cho những người này và để
bù lại chi phí thì họ sẽ phải tăng mức phí bảo hiểm lên cao hơn.

- Chính vì điều này sẽ dẫn đến thực trạng là những người khỏe mạnh sẽ không
tham gia bảo hiểm vì họ cho rằng lúc này nếu tham gia thì độ thỏa dụng của họ
sẽ là rất thấp, vô tình việc tăng phí đã loại bỏ những khách hàng có khả năng
mang đến thu nhập cao cho các công ty bảo hiểm. Khi những người này rút
khỏa thị trường thì số lượng khách hàng của các công ty cung cấp bảo hiểm y tế
còn lại đa số là những người có khả năng mắc bệnh cao, và công ty bảo hiểm lại
phải chi trả một khỏan tiền lớn hơn sau khi gia tăng mức phí bảo hiểm.

➢ Vì vậy, có thể nói về cơ bản ở thị trường bảo hiểm y tế, các công ty tư
nhân sẽ rất khó có thể đảm đương. Lật lại vấn đề trên, nếu như trên thị
trường mọi người đều tham gia bảo hiểm thì mức phí bảo hiểm lại rất rẻ,
và đối tượng được bảo hiểm cũng rộng rãi hơn. Nhưng hành động của
con người là duy lý, nên điều này rất khó xảy ra nếu như không có sự bắt
buộc có hiệu quả cao, ở đây, chúng ta đang đề cập đến một cơ quan có
khả năng pháp lý bắt buộc mọi người tham gia bảo hiểm y tế một cách
rộng rãi vì lợi ích chung, đó là chính phủ.

- Bên cạnh đó, ông Rothschild và Stiglitz (1976) đã nghiên cứu trường hợp một
thị trường bảo hiểm trong đó các nhà bảo hiểm cạnh tranh với nhau bằng hợp
đồng. Người mua bảo hiểm có thể thuộc về hai kiểu (rủi ro cao và rủi ro thấp)
nhưng điều này vẫn là một thông tin riêng của người mua bảo hiểm. Ở thế cân
bằng, người được bảo hiểm có rủi ro cao mua một bảo hiểm toàn diện (giống
với bảo hiểm người này được đề nghị trong tình thế với thông tin đối xứng)
trong lúc những người có rủi ro thấp chỉ mua một bảo hiểm bộ phận (có thể
tương ứng với mức miễn thường). Do đó chính những người có rủi ro thấp bị
thiệt do thông tin không đối xứng. Rothschild và Stiglitz cũng chứng minh rằng
có thể không có cân bằng nếu tỉ lệ những người có rủi ro cao là nhỏ.
~ 15 ~
3/ Tác động của thông tin bất cân xứng trong thị trường bảo
hiểm
Trục lợi bảo hiểm là hậu quả trực tiếp của hiện tượng thông tin bất cân xứng, khi
nhà bảo hiểm không có thông tin về độ rủi ro của người mua bảo hiểm, hoặc khi
nhà bảo hiểm không thể giám sát được đối tượng bỏe hiểm. Và người mua bảo
hiểm lợi dụng điều này để mua bảo hiểm cho những rủi ro chắc chắn xảy ra chứ
không phải là rủi ro có xác suất

Trục lợi từ người mua bảo hiểm


Như đã phân tích ở trên, trục lợi bảo hiểm có thể xuất phát từ tất cả các chủ thể
tham gia và hoạt động bảo hiểm. Tuy rằng, trục lợi bảo hiểm trên thị trường bảo
hiểm nước ta chưa là hiện tượng phổ biên nhưng hiện tượng này ngày càng tăng
lên, cụ thể chúng ta thường gặp các loại sau đây

❖ Bảo hiểm trên giá trị ( Over Insurance)

" Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao
hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo
hiểm tài sản trên giá trị."

Điều 42, Luật kinh doanh bảo hiểm 2010

- Nếu trường hợp do vô ý, người mua Bảo Hiểm nhầm tưởng về giá trị của đối
tượng Bảo Hiểm mà giá trị này cao hơn giá trị thị trường tại thời điểm giao kết hợp
đồng thì số tiền mà người mua bảo hiểm nhận được khi rủi ro xảy ra cũng không
vượt quá giá trị thị trường của đối tượng bảo hiểm. Tức là trong trường hợp này,
pháp luật chỉ thừa nhận tính hợp pháp của giao dịch trong phạm vi giá trị thị
trường của đối tượng bảo hiểm, còn phần vượt quá sẽ vô hiệu

- Ví dụ: Doanh nghiệp A mua bảo hiểm tài sản là nhà xưởng, giá thực tế Doanh
nghiệp xây dựng là : 1 triệu USD, nhưng khi khai báo để mua bảo hiểm là: 2 triệu
USD (Người hoặc Cty bảo hiểm không biết giá trị thực). Trong quá trình kinh
doanh, Doanh nghiệp A cố tình gây thiệt hại (mà Cty Bảo hiểm không biết) thiệt
hại 100%. Doanh nghiệp A yêu cầu Cty bảo hiểm bồi thường theo STBH, nhằm
mục đích trục lợi bảo hiểm

~ 16 ~
(STBH: là số tiền được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận và được ghi trên hợp
đồng bảo hiểm nhằm xác định các quyền lợi bảo hiểm theo quy định hợp đồng.)

❖ Bảo hiểm trùng (Double Insurance)

" Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng
bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối
tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm."

Điều 44 khoản 1, Luật kinh doanh bảo hiểm 2010

- Pháp luật không cấm bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm trùng cho tài sản bởi vì
đây là quyền định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản. Tức là, chủ tài sản được
quyền mua bảo hiểm cho tài sản tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau với
cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình đối
với tài sản.

- Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp bên được bảo hiểm lợi dụng yếu tố: phí bảo
hiểm trả cho một tài sản là rất nhỏ so với giá trị tài sản yêu cầu bảo hiểm nhiều lần
cho tài sản tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhằm mục đích nhận được khoản
tiền lớn hơn nhiều lần so với giá trị tài sản của bảo hiểm.

- Ví dụ: Một tài sản trị giá 5 tỷ đồng được mua bảo hiểm ở 3 doanh nghiệp bảo
hiểm với số tiền bảo hiểm ở mỗi doanh nghiệp là 5 tỷ đồng. Khi có tổn thất toàn
bộ, 3 công ty phải trả 15 tỷ đồng trong khi lẽ ra chỉ phải cùng nhau bồi thường tổng
cộng là 5 tỷ đồng.

❖ Không thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất

“Người được bảo hiểm phải thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an
toàn lao động, vệ sinh lao động và những quy định khác của pháp luật có liên
quan nhằm bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm.”

Khoản 1 điều 50, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000

- Suy nghĩ rằng nếu có tổn thất xảy ra thì có bồi thường từ nhà bảo hiểm
nên người mua bảo hiểm không có ý thức bảo vệ đối tượng bảo hiểm
đây chính là hiện tượng rủi ro đạo đức trong bảo hiểm

~ 17 ~
❖ Cố ý gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm

- Để thực hiện hành vi trục lợi bảo hiểm này, kẻ trục lợi phải vạch ta kế hoạc từ
trước rát công phu. Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm nghiêm trọng nhất và cũng
khó phát hiện nhất vì những người trục lợi bảo hiểm thường là những người am
hiểu về kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm. Ý đồ trục lợi của hình thức này thường nảy
sinh từ khi chuẩn bị tham gia bảo hiểm, quy mô trục lợi thường lớn, số tiền gian
lận thường cao.

• Bởi vậy, hành vi trục lợi này rất tinh vi, gây nhiều khó khăn đối với việc
thẩm định và điều tra tổn thất

- Hành vi này thường được thực hiện bằng cách lợi dụng tổn thất xảy ra để làm hư
hỏng thêm tài sản được bảo hiểm nhằm được trả tiền bổi thường cao hơn, hoặc làm
hư hỏng toàn bộ tài sản đã được bảo hiểm để được bồi thường tài sản có trị giá lớn
hơn. Một cách khác là tổn thất ít, lẽ ra không được bồi thường, nhưng làm cho tổn
thất vượt quá mức miễn thường để được bồi thường.

- Hay cụ thể hơn ta có thể nói người mua bảo hiểm sẽ tháo dỡ các bộ phận tài sản,
máy móc, thiết bị có giá trị thay vào đó là các bộ phận, tài sản, máy móc, thiết bị
có giá trị kém hơn. Sau đó, sẽ cố ý phá hủy tài sản đã mua bảo hiểm. Đương nhiên
là khi tài sản đã được hủy hoại xong thì kẻ trục lợi bảo hiểm vẫn được nhận tiền
bồi thường tương ứng với giá trị của bộ phận tài sản, máy móc, thiết bị có giá trị

- Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng bằng đường biển đối với
cám mỳ viên qui định mức miễn thường là 0,5%. Trên thực tế, trọng lượng hàng
hóa bị thiếu là 0,45% nên không được bồi thường. Người được bảo hiểm có thể
trục lợi bảo hiểm qua việc “tìm cách” nâng con số này lên trên 0,5% để được bồi
thường.

❖ Khai tăng số tiền tổn thất

- Hành vi này thường được thực hiện bằng cách lợi dụng tổn thất xảy ra để làm hư
hỏng thêm tài sản được bảo hiểm nhằm được trả tiền bổi thường cao hơn, hoặc làm
hư hỏng toàn bộ tài sản đã được bảo hiểm để được bồi thường tài sản có trị giá lớn
hơn. Một cách khác là tổn thất ít, lẽ ra không được bồi thường, nhưng làm cho tổn
thất vượt quá mức miễn thường để được bồi thường.

~ 18 ~
- Những trường hợp trục lợi bằng cách khai tăng số tiền tổn thất trong vụ tai nạn
cũng thường xảy ra, cụ thể là:

• Tài sản trên thực tế không bị hư hỏng, không phải sửa chữa nhưng người
mua bảo hiểm vẫn kê khai vào hồ sơ khiếu nại bồi thường là đã bị hư hỏng
và pahri sửa chữa
• Người mua bảo hiểm lợi dụng tổn thất xảy ra để làm hư hỏng thêm hoặc phá
hủy hoàn toàn tài sản để tham gia bảo hiểm
• Trong bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, ngươi mua bảo hiểm có thể bị tai nạn
nhẹ nhưng có sự giúp đỡ của bác sĩ khai tăng cho số tiền chữa trị lên.

➢ Đây có lẽ là hình thức trục lợi tuy thường gặp nhưng nhẹ nhất trong trục
lợi bảo hiểm

- Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng bằng đường biển đối với
cám mỳ viên qui định mức miễn thường là 0,5%. Trên thực tế, trọng lượng hàng
hóa bị thiếu là 0,45% nên không được bồi thường. Người được bảo hiểm có thể
trục lợi bảo hiểm qua việc “tìm cách” nâng con số này lên trên 0,5% để được bồi
thường.

❖ Lập hồ sơ, hiện trường giả

- Hình thức gian lận trục lợi Bảo Hiểm này thường được biểu hiện ra ngoài thông
qua việc lập hồ sơ, hiện trường giả

- Tạo hiện trường giả còn có thể như giả vờ bị mất cắp hàng hoá thì khoá cửa kho
bị phá, niêm phong, mái kho bị dỡ ra; tự đốt nhà kho sau khi tẩu tán tài sản; thay
hàng hoá, phương tiện vận chuyển bị hư hỏng nhưng không tham gia bảo hiểm
bằng hàng hoá, phương tiện vận chuyển có tham gia bảo hiểm nhằm hợp lý hoá hồ
sơ, như đánh tráo biển số của xe ô tô không tham gia bảo hiểm nhưng bị tai nạn
bằng biển số của xe có tham gia bảo hiểm nhưng không bị tai nạn; tự gây thương
tích cho bản thân để trục lợi bảo hiểm

- Sự kiện liên quan

"Một người phụ nữ khai với công an do buồn chuyện gia đình nên đi lang thang và
bị tàu hỏa hút vào. Lúc bị tàu nghiến tay, chân, có một người thanh niên đi qua đã
cứu và cô ta thoát chết. Tuy vậy, phía công an xác định hai người có quen biết
nhau từ trước, cô ta cũng đã mua 3 gói bảo hiểm nhân thọ và nghĩ ra chiêu tự gây

~ 19 ~
thương tích thân thể mình, bàn với thanh niên quen biết trên và thuê chặt tay, chân
của mình để yêu cầu bảo hiểm nhân thọ trả gần 3 tỷ đồng."

Theo Báo Công An

• Trục lợi bảo hiểm có yếu tố hình sự


– Do nợ nần, ông Đỗ Văn Minh mua gói bảo hiểm 200 triệu đồng/năm. Theo
hợp đồng, sau khi ông Minh chết, vợ con sẽ được hưởng số tiền bồi thường 18
tỉ đồng.
– Do vậy, ông Minh lên kịch bản giết cháu vợ và chở đi đốt, tạo hiện trường giả
như mình đã chết rồi bỏ trốn về Bình Phước

– Vụ án giết người, đốt xác trên quốc lộ 28 (xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh
Đắk Nông) vào rạng sáng 4-5 gây chấn động dư luận. Công an tỉnh Đắk Nông
phá án trong 6 ngày.

~ 20 ~
Trục lợi từ phía nhà bảo hiểm
Tuy rằng nhà bảo hiểm là bên không có đầy đủ thông tin về đối tượng bảo hiểm
như người mua bảo hiểm nhưng nhà bảo hiểm có lợi thế là: Hợp đồng bảo hiểm là
hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng do chính nhà bảo hiểm soạn thảo ra.

Đối với một thị trường như thị trường Việt Nam thì điều này có ý nghĩa rất lớn vì
đại đa số người tham gia bảo hiểm có hiểu biết rất ít về bảo hiểm, và các hệ thống
thông công cộng chưa đề cập nhiều đến bảo hiểm. Điều này dẫn đến việc nhà bảo
hiểm có lợi thế về thông tin về các điều khoản của hợp đồng hơn người đi mua bảo
hiểm. Thêm vào đó, kho có tổn thất xảy ra do rủi ro được bảo hiểm, việc bồi
thường cũng khó khăn khó khăn do người mua bảo hiểm không nắm vững các thủ
tục đòi bồi thường

❖ Hợp đồng không rõ ràng

Thật ra, hợp đồng bảo hiểm không rõ ràng không thể là sự mong muốn của nhà bảo
hiểm. Vì bất cứ người bán hàng trong sáng nào cũng muốn sản phẩm của mình rõ
ràng dễ hiểu, từ đó sẽ dễ tiếp cận với người mua hơn. Nhưng tính khó hiểu của hợp
đồng bảo hiểm cũng có những nguyên nhân khách quan. Nhưng vấn đề là ở chỗ
nhà bảo hiểm không được lợi dụng điều này để gian lận trục lợi.

❖ Bồi thường không kịp thời


Bởi vì hầu hết người mua bảo hiểm hiểu biết không nhiều trong lĩnh vực bảo hiểm,
các nhà bảo hiểm đã lợi dụng điều này nhằm trục lợi từ người mua bảo hiểm.
Nhiều nhà bảo hiểm cố tình dây dưa, trốn tránh, không tạo thuận lợi cho người
mua bảo hiểm được nhận tiền bồi thường. Hành vi “chai lì” trong việc bồi thường
cho người được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản nhằm mang lại lợi ích cho doanh
nghiệp bảo hiểm cần được pháp luật nghiêm cấm. Bởi vì, hành vi trục lợi này, pháp
luật đã quy định một trong những nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp bảo hiểm là
“ bồi thường kịp thời cho người được bảo hiểm”. Ngoài ra, để bảo vệ quyền lợi cho
người được bảo hiểm, Điều 29 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:

“ Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc
bồi thường theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm; trong trường
hợp không có thoả thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo
hiểm hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ

~ 21 ~
hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.”

Nhận xét: Trong những năm gần đây, trục lợi và gian lận bảo hiểm không còn là
một hiện tượng hiếm gặp ở nước ta. Và các thủ đoạn trong trục lợi bảo hiểm ngày
càng tinh vi, phức tạp. Trục lợi bảo hiểm không chỉ ảnh hưởng tới kết quả kinh
doanh cho các công ty bảo hiểm mà còn gây tác động xấu đến xã hội và gây thiệt
hại trực tiếp đến những người mua bảo hiểm

~ 22 ~
KẾT LUẬN
Bảo Hiểm Xã Hội, Bảo Hiểm Y Tế ảnh hưởng đến an sinh xã hội của một quốc
gia,đặt biệt đối với Việt Nam chúng ta, Đất Nước đang trong thời kỳ phát triển,đời
sống người dân còn gặp nhiều khó khăn,thu nhập thấp kèm theo môi trường ô
nhiễm dẫn tới tác động rất lớn đến đời sống của người dân nhất là các tầng lớp lao
động thu nhập thấp người dân ở nông thôn ,miền núi. Vì thế, hơn ai hết, chính phủ
cần phải quan tâm nâng cao quản lý chính sách bảo hiểm xã hội bảo đảm an sinh
và công bằng xã hội, song song đó người dân cũng phải chấp hành khai báo thông
tin một cách trung thực nhất để có thể cân bằng đối xứng giữa hai bên.

Về thị trường bảo hiểm, thị trường bảo hiểm ở Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng
ổn định, cùng với tốc độ tăng trưởng GDP ở mức cao. Song nước ta vẫn còn đối
mặt với những thử thách, khó khăn mà thông tin bất cân xứng trong thị trường bảo
hiểm mang lại. Vì vậy, đòi hỏi mỗi cá nhân những người mua bảo hiểm và những
công ty bảo hiểm phải chấp hành đúng luật pháp mà Nhà nước ban hành để tạo nên
một thị trường bảo hiểm ngày càng vững chắc và phát triển hơn.

~ 23 ~
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: Các khái niệm cơ bản
1 Bảo hiểm........................................................................................... 4
Một số quan điểm định nghĩa về bảo hiểm ...................................... 4
Khái niệm thị trường bảo hiểm ........................................................ 4
Các loại hình bảo hiểm ..................................................................... 4
2 Thông tin bất cân xứng ................................................................... 10
Thế nào là thông tin bất cân xứng. ................................................. 10
Tác động của thông tin bất cân xứng ............................................. 11
Giải pháp khắc phục ....................................................................... 12
CHƯƠNG 2: Thực trạng thông tin bất cân xứng trong thị trường Việt Nam
1 Vài nét về thị trường bảo hiểm Việt Nam ...................................... 13
2 Thông tin bất cân xứng trong thị trường bảo hiểm ........................ 15
3 Tác động của thông tin bất cân xứng ............................................ 16
KẾT LUẬN.........................................................................................................23

~ 24 ~
TƯ LIỆU THAM KHẢO
https://www.viac.vn/tin-tuc-su-kien/the-nao-la-truc-loi-bao-hiem-n935.html

https://tuoitre.vn/hanh-trinh-toi-ac-cua-bi-thu-xa-giet-chau-vo-the-than-de-huong-
bao-hiem-20200512075131226.htm

https://kimphuthinh.com/bao-hiem-tren-gia-tri-va-bao-hiem-duoi-gia-tri.htm

https://lawnet.thukyluat.vn/posts/t8721-bao-hiem-trung-la-gi

https://prezi.com/nkq9iihefjqw/thong-tin-bat-can-xung-trong-thi-truong-bao-hiem-
viet/

https://luatduonggia.vn/

https://vnexpress.net/bi-thu-xa-giet-nguoi-de-nhan-bao-hiem-18-ty-dong-
4097358.html

http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1
&_page=2&mode=detail&document_id=80498

https://fsppm.fulbright.edu.vn/cache/MPP7-511-L25V-
Thong%20tin%20bat%20bat%20can%20xung--Dang%20Van%20Thanh-2014-12-
18-08555087.pdf

https://www.a-c.com.vn/vn/dich-vu-tai-chinh/thi-truong-bao-hiem-viet-nam-tang-
truong-nhanh-va-ben-vung-2726.htm

https://www.baoviet.com.vn/insurance/Kien-thuc-Bao-hiem/Kien-thuc-chung-ve-
bao-hiem-phi-nhan-tho/Phan-loai-cac-loai-hinh-bao-
hiem/201/3470/MediaCenterDetail/

https://webbaohiem.net/thi-truong-bao-hiem-viet-nam-rat-tiem-nang.html

http://m.tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nghien-cuu-dieu-tra/ly-thuyet-bat-
doi-xung-thong-tin-trong-linh-vuc-bao-hiem-xa-hoi-118174.html

~ 25 ~

You might also like