You are on page 1of 6

định hình phạt đối với tội phạm mới và tổng hợp với hình phạt tù của bản

án trước theo quy


định tại Điều 56 Bộ luật này.

60. Các biện pháp giám sát, giáo dục chỉ được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội trong trường hợp người này được miễn trách nhiệm hình sự. 
- Nhận định sai. Theo Điều 92 BLHS 2015 quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc
Tòa án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hòa giải tại
cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người dưới 18 tuổi phạm tội
hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này.”
Theo đó, điều kiện duy nhất để áp dụng 3 biện pháp: Khiển trách, hòa giải tại cộng đồng hoặc
biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người dưới 18 tuổi (phạm tội trong trường
hợp người này được miễn trách nhiệm hình sự) là phải có sự đồng ý của người dưới 18 tuổi
phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

64. Mọi hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại thì pháp
nhân đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Nhận định sai. Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại là hành vi
của một người hoặc một số người đang thuộc biên chế của tổ chức kinh tế mà theo pháp luật thì
tổ chức kinh tế này là pháp nhân thương mại. Nếu họ không phải trong tổ chức kinh tế được
công nhận là pháp nhân thương mại thì hành vi phạm tội của họ không phải là hành vi của pháp
nhân thương mại. Ngoài ra  PNTM chỉ phải chịu TNHS  tại các khoản quy định căn cứ theo
Điều 76 BLHS 2015

65. Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tất cả các tội phạm
- Nhận định sai. Pháp nhân thương mại tuy là chủ thể của tội phạm, nhưng không phải là chủ
thể của tất cả các tội phạm quy định trong BLHS, mà chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự một số
tội phạm có liên quan trực tiếp đến hoạt động của pháp nhân thương mại được quy định cụ thể
tại Điều 76 BLHS 2015

Bài tập 20
A sinh ngày 15/11/2000 phạm hai tội: Tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134
BLHS vào ngày 01/7/2018 và tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1 Điều 318 BLHS
vào ngày 15/08/2018. A bị đưa ra xét xử về cả 2 tội vào ngày 5/3/2019.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Tình huống trên có phải là trường hợp phạm nhiều tội không? Tại sao?
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội mà A đã thực hiện là bao lâu
và tính từ thời điểm nào?
3. Về tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS), Tòa án có thể xử phạt 1 năm
quản chế đối với A không? Tại sao? Ko tại k6 dd99 và ko áp dụng dudowj hpbs
4. Mức hình phạt cao nhất mà Tòa án có thể áp dụng đối với A về tội cố ý gây thương
tích (Điều 134 BLHS)? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
5. Mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp dụng đối với A là bao
nhiêu? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
6. Mức hình phạt thấp nhất mà Tòa án có thể quyết định đối với A về tội cố ý gây
thương tích nếu áp dụng Điều 54 BLHS đối với tội này.
Bài làm:
1. Tình huống trên có phải là trường hợp phạm nhiều tội không? Tại sao?

- Tình huống trên là trường hợp phạm nhiều tội vì Phạm nhiều tội là trường hợp người
đã phạm nhiều tội khác nhau được quy định trong luật hình sự mà những tội này chưa
hết thời hiệu truy cứu TNHS, chưa bị kết án lần nào, nay bị tòa án đưa ra xét xử cùng
một lần về các tội phạm đó. Ở đây, A đã thực hiện hai tội khác nhau là tội cố ý gây
thương tích và tội gây rối trật tự hai tội này được thực hiện một cách độc lập, khác với
nhau được quy định tại Điều 134 và Điều 318 của BLHS 2015. Cả hai tội này đều chưa
hết thời hiệu truy cứu TNHS, chưa bị kết án lần nào, nay bị tòa đưa ra xét xử cùng một
lần về cả hai tội.

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội mà A đã thực hiện là bao lâu và
tính từ thời điểm nào?

- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội mà A đã thực hiện là 20 năm căn cứ
vào điểm d khoản 2 điều 27 BLHS2015.
- Tính từ thời điểm A phạm tội cố ý gây thương tích vào ngày 1/7/2018.
3. Về tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS), Tòa án có thể xử phạt 1 năm quản
chế đối với A không? Tại sao?

- Về tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS), Tòa án không thể xử phạt 1 năm quản chế
đối với A vì quản chế được xem là hình phạt bổ sung được quy định tại điểm b khỏan 2 Điều 32
BLHS và theo quy định tại khoản 6 Điều 91 BLHS 2015:
“Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy
các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ
hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích
hợp ngắn nhất.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.”
Và Điều 318 BLHS không có quy định được áp dụng hình phạt bổ sung này. Vì vậy, Tòa án
không thể xử phạt 1 năm quản chế đối với A.

4. Mức hình phạt cao nhất mà Tòa án có thể áp dụng đối với A về tội cố ý gây thương tích
(Điều 134 BLHS)? Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
Về tội cố ý gây thương tích, A phạm tội theo khoản 5 Điều 134 BLHS, có quy định: “5. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung
thân...”
Nhưng do A chưa đủ 18 tuổi nên theo khoản 1 Điều 101 quy định về hình phạt tù có thời hạn
đối với người dưới 18 tuổi: “1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu
điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao
nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất
được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.” Như vậy, theo khoản
5 Điều 134 có quy định về hình phạt tù chung thân nên mức hình phạt cao nhất được áp dụng
đối với A về tội cố ý gây thương tích là không quá 18 năm tù.
5. Mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp dụng đối với A là bao nhiêu?
Chỉ rõ căn cứ pháp lý.
Về tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134 thì mức phạt cao nhất được áp dụng đối với
A là không quá 18 năm tù (câu 4).
Về tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1 Điều 318 thì mức phạt cao nhất của khung hình
phạt là phạt tù đến 02 năm. Nhưng theo khoản 1 Điều 101 có quy định về hình phạt tù đối với
người dưới 18 tuổi là: “...nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không
quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.” Nên mức phạt tù A phải chịu đối với tội
gây rối trật tự công cộng là ba phần tư của 2 năm là 1 năm 6 tháng.
Như vậy, mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên là không quá 19 năm 6 tháng tù.
Nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 103 quy định về tổng hình phạt trong trường hợp phạm
nhiều tội đối với người dưới 18 tuổi là: “...Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình
phạt cao nhất được áp dụng không vượt quá 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi khi phạm tội...”. Vậy nên, mức phạt tối đa đối với A là phạt tù không vượt quá 18 năm.
6. Mức hình phạt thấp nhất mà Tòa án có thể quyết định đối với A về tội cố ý gây thương
tích nếu áp dụng Điều 54 BLHS đối với tội này.

- Mức hình phạt thấp nhất mà Tòa án có thể quyết định đối với A về tội cố ý gây thương tích
nếu áp dụng Điều 54 BLHS là 7 năm.
- Theo đó, khoản 1 Điều 54 quy định: “1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức
thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ
hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều
51 của Bộ luật này.” Như vậy, hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt có thể áp
dụng đối với A là khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của là khoản 4 Điều 134 là từ 07 đến 14
năm.
Bài tập 21 N3
A (17 tuổi) phạm tội cướp giật tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 171 BLHS và bị Tòa
án tuyên phạt 1 năm tù, phải bồi thường cho người bị hại 3 triệu đồng và nộp án phí.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Thời hiệu thi hành bản án về tội cướp giật tài sản nêu trên là mấy năm? Chỉ rõ căn
cứ pháp lý.
A bị tuyên phạt 1 năm tù vì tội cướp giật tài sản nên thời hiệu thi hành bản án của A là 5 năm
theo điểm a Khoản 2 Điều 60 BLHS 2015.

2. Thời điểm xóa án tích về tội cướp giật tài sản, nếu ngày 1/7/2019, A chấp hành xong
hình phạt tù, ngày 30/7/2019 A thực hiện xong bồi thường cho người bị hại và ngày
1/8/2019 A đã đóng án phí.
Hình phạt chính của A là hình phạt tù 1 năm (A chưa đủ 18 tuổi nên không áp dụng hình phạt
bổ sung), tội cướp giật tài sản không thuộc chương XIII và chương XXVI của BLHS nên A sẽ
được đương nhiên xóa án tích trong 2 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt tù là ngày
30/7/2019.
Căn cứ pháp lý: Điều 70 BLHS 2015.

3. Tòa án có thể phạt tiền theo khoản 5 Điều 171 BLHS đối với A được không? Tại
sao?
Tòa án không thể áp dụng hình phạt tiền theo khoản 5 điều 171 BLHS với A được vì A chưa
thành niên (chưa đủ 18 tuổi). Đặt giả thuyết A chưa có thu nhập hoặc tài sản riêng, mà nguyên
tắc để áp dụng hình phạt tiền với người chưa thành niên là chỉ được áp dụng khi người đó có
thu nhập hoặc tài sản riêng, nên trong trường hợp như giả thuyết đã nêu trên thì Toà không thể
phạt tiền A theo khoản 5 Điều 171 BLHS.

Bài tập 22
A phạm tội (tội X) và bị Tòa án tuyên phạt 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo với thời
gian thử thách là 4 năm. Chấp hành được 2 năm thử thách thì A bị đưa ra xét xử về một tội
phạm khác (tội Y).
Hãy tổng hợp hình phạt đối với A trong trường hợp nếu tội phạm Y Tòa án tuyên:
1. Phạt tù 3 năm.
 Căn cứ vào khoản 1 Điều 7 và khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, Tòa án
quyết định hình phạt đối với tội Y và tổng hợp với hình phạt tù của bản án với tội X.
Hình phạt tù của tội Y là 3 năm tù, bản án trước về tội X là 2 năm tù. Theo điểm a khoản
1 Điều 55 Bộ luật Hình sự 2015, các hình phạt được cộng lại thành hình phạt chung.
Tổng hợp hình phạt đối với A là: 5 năm tù.

2. Phạt cải tạo không giam giữ 2 năm..


 Căn cứ vào khoản 1 Điều 7 và khoản 3 Điều 3 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP, Tòa
án quyết định hình phạt đối với tội phạm mới và tổng hợp với hình phạt tù của bản án
trước theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Bộ luật Hình sự.
 Hình phạt của tội Y là cải tạo không giam giữ 2 năm nhưng do có quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 55 BLHS năm 2015 nên cải tạo không giam giữ sẽ được đổi
thành hình phạt tù “theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi
thành 01 ngày tù”, do vậy hình phạt của tội Y là phạt tù 8 tháng
 Hình phạt bản án trước về tội X là 2 năm tù.
 Do vậy tổng hình phạt là 2 năm 8 tháng
3. Phạt tiền 5 triệu đồng.
Căn cứ khoản 1 Điều 7; khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP và điểm a khoản
2 Điều 55 BLHS năm 2015. Thì tổng hình phạt là 2 năm tù và phạt tiền 5 triệu đồng

Bài tập 23
Pháp nhân thương mại A bị Tòa án tuyên phạt 500 triệu đồng về hành vi buôn lậu (khoản
1 và điểm a khoản 6 Điều 188 BLHS).
Anh (chị) hãy xác định:
1. Có thể áp dụng các hình phạt bổ sung nào đối với pháp nhân thương mại A? Tại
sao?
- Được áp dụng hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại A, vì do chủ thể không
phải là con người, nên các hình phạt đối với pháp nhân thương mại cũng không thể như
con người được. Nhà nước chỉ có thể đóng cửa một công ty; đình chỉ hoạt động có thời
hạn đối với một doanh nghiệp; cấm doanh nghiệp kinh doanh hoặc phạt tiền đối với một
doanh nghiệp, chứ không thể bỏ tù hoặc cải tạo không giam giữ đối với một công ty hay
một doanh nghiệp
- Hình phạt bổ sung có thể là cấm kinh doanh hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
hoặc cấm huy động vốn căn cứ theo điều 80 và 81 nếu xét thấy cần thiết.
Điều 80. Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
1. Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp dụng khi xét
thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong
lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã
hội.
2. Tòa án quyết định lĩnh vực cụ thể bị cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động.
3. Thời hạn cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 01 năm
đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
Điều 81. Cấm huy động vốn
1. Cấm huy động vốn được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án
huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội.
2. Các hình thức cấm huy động vốn bao gồm:
a) Cấm vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các quỹ đầu tư;
b) Cấm phát hành, chào bán chứng khoán;
c) Cấm huy động vốn khách hàng;
d) Cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước;
đ) Cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản.
3. Tòa án quyết định áp dụng một hoặc một số hình thức cấm huy động vốn quy định tại
khoản 2 Điều này.
4. Thời hạn cấm huy động vốn là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực
pháp luật.
2. Thời hiệu thi hành bản án đối với pháp nhân thương mại A là bao lâu và tính từ
khi nào? Tại sao?
- Thời hiệu thi hành bản án đối với pháp nhân thương mại A là 05 năm và tính từ lúc bản
án có hiệu lực. Vì theo khoản 4 Điều 60 blhs thì thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với
pháp nhân thương mại là 05 năm.
“Điều 60. Thời hiệu thi hành bản án
4. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu
trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp nhân
thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày
thực hiện hành vi phạm tội mới”.

You might also like