You are on page 1of 6

RESEARCH FOR KIDUS

Name: Nguyễn Trần Ngân Hà

Email: nganha05022003@gmail.com
CHỦ NGHĨA KHẮC
KỶ(STOICISM)

1.Nguồn gốc và sự ra đời


- Chủ nghĩa khắc kỷ là một trường phái triết học do
Zeno sáng lập ra tại Athens vào đầu thế kỷ thứ 3 Trước
Công Nguyên. Tương truyền rằng Zeno là 1 người
thương nhân giàu có nhưng cuộc đời ông đã thay đổi
hoàn toàn khi bị đắm tàu ở Athens và mất hết tất cả.
Không có gì khác để làm,ông ta lang thang vào 1 tiệm
sách và trở nên hứng thú với triết học và gặp được
Crates – 1 nhà triết học thành Athens và trở thanh học
trò của ông. Sau đó, ông sáng tạo ra 1 trường phái của
minh, đặt tên là Stoicism. Cái tên bắt nguồn từ tiếng Hy
Lạp cổ đại ‘’Stoa Poikile’’ (cái mái hiên)- nơi mà Zeno
dạy các học trò của minh.

2.Nội dung của Chủ nghĩa khắc kỷ


- Chủ nghĩa khắc kỷ là triết học về đạo đức con người,
đưa ra cách mà con người nhìn nhận về bản chất cuộc
sống và hướng tới 1 ‘’Eudamonia’’ (hạnh phúc bền
vững).
- ‘’Khắc kỷ’’ không có nghĩa tiêu cực là hà khắc và ích kỷ,
ngược lại nó mang lại những cảm xúc hết sức tích cực
và bình yên cho tâm hồn. Người khắc kỷ là người có khả
năng giữ được sự bình tĩnh trước mọi áp lực, mọi bất
hạnh của đời sống và không bộc lộ những cảm xúc cực
đoan.
- Người khắc kỷ tin rằng mọi thứ xung quanh chúng ta
hoạt động theo một mạng lưới nguyên nhân - kết quả
và sống thuận theo tự nhiên. Họ sống theo châm ngôn:
‘’Chúng ta không thể kiểm soát được những chuyện sẽ
xảy ra nhưng chúng ta có thể tự quyết định thái độ và
cách tiếp cận mọi thứ.’’
- Chủ nghĩa khắc kỷ khái quát cuộc sống thành 3 phần:
 Những gì chúng ta có thể kiểm soát (suy nghĩ và
hành động của mình)
 Những gì chúng ta không thể kiểm soát (dịch
bệnh, thời tiết, bất hạnh khổ đau…)
 Những gì chúng ta có thể kiểm soát 1 phần (sự
tham gia của người khác)
 Lời khuyên của Stoicism là hãy tập trung vào
nhóm 1, phớt lờ hoàn toàn nhóm 2 và lên kế
hoạch cho nhóm 3
3. Bốn đức tính cơ bản của Chủ nghĩa khắc kỷ:

1.Trí khôn (Wisdom): khả năng định hướng những


tình huống phức tạp một cách hợp lý, am hiểu và điềm
tĩnh

2. Kiên nhẫn (Temperance): rèn luyện sự tự chủ và tiết


chế trong mọi khía cạnh của đời sống

3.Công bằng(Justice): đối xử với người khác một cách


công bằng ngay cả khi họ đã làm điều sai trai

4.Dũng cảm(Courage): dũng cảm không chỉ trong


nghịch cảnh mà còn trong hàng ngày và mọi sự thay
đổi. Seneca, 1 stoic nổi tiếng từng phát biểu:’’
Somestime,even to live is an act of courage’’ (đôi khi
lựa chọn sống đã là 1 hành động dũng cảm)

4. Những tấm gương nổi tiếng sống theo Chủ nghĩa


khắc kỷ’’

1. Epictetus
- Là triết gia có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong các giai
đoạn của Stoicism, với câu nói được coi là 1 triết lý có
sức mạnh lan tỏa trong hàng ngàn năm: ‘’ We suffer
not from the events in our lives, but from our
judgement about them.’’( Những đau khổ mà chúng ta
phải gánh chịu không phải đến từ những sự kiện xảy ra
mà là cách nhìn của ta về nó.’’.)
Ông cho rằng chúng ta có thể khai thác ý chí của mình
để làm cho cuộc sống có ý nghĩa.

2.Marcus Aurelius:
-Là 1 trong số stoic trứ danh nhất cũng là 1 trong các vị
hoang đế vĩ đại nhất La Mã. Trong suốt 19 năm vị trì
của ông, sự khắc kỷ đã cho Marcus ý chí để lanh đạo đế
quốc qua 2 cuộc chiến lớn cùng lúc đối mặt với sự hi
sinh của chinh những đứa con của minh

3. Nelson Mandela
- Học tập chủ nghĩa khắc kỷ qua nhật ký của Marcus khi
còn ở trong tù, Stoicism đã trở thanh ngọn đuốc dẫn
đường Nelson trong suốt 27 năm cầm tù trong cuộc
đấu tranh đòi binh đẳng sắc tộc tại Nam Phi.
- Sau khi ra tù và đạt được thắng lợi, Mandela đã nhấn
mạnh hòa bình và hợp tác, ông tin rằng mặc dù sự bất
công trong quá khứ không thể thay đổi, người dân của
ông hãy lựa chọn thái độ sống tích cực và bình thản ,tìm
cách xây dựng 1 tương lai tốt đẹp và công bằng hơn.

4. Steve Jobs
- Nhà sáng lập nổi tiếng của Apple cũng là 1 stoic. Khi
phát hiện ra mình bị ung thư, ông vẫn giữ nguyên 1 tinh
thần bình thản và vẫn nhiệt huyết với công việc sáng
tạo công nghệ của mình mặc những đớn đau cơ thể.
THE END.
THANKS FOR READING MY RESEARCH.
HOPE YOU HAVE LEARNED SOME POSITIVE LESSONS
FROM IT!

You might also like