You are on page 1of 122

PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH

THÀNH THÀNH CÔNG


1.1 DOANH NGHIỆP
1.1.1 Thông tin khái quát về CTCP Du lịch Thành Thành Công
- Tên giao dịch:
+ Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH THÀNH THÀNH CÔNG
+ Tên tiếng Anh: THANH THANH CONG TOURIST JOINT STOCK
COMPANY
+ Tên viết tắt: TTC TOURIST
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 3500753423 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp lần đầu ngày 11/07/2006. Đăng ký thay đổi
lần thứ 20 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM cấp ngày 17/12/2018.
- Vốn điều lệ: 837,044,050,000 đồng.
- Thông tin liên lạc:
+ Trụ sở chính: Số 253 Hoàng Văn Thụ, Phường 2, Q.Tân Bình, TP Hồ Chí
Minh
+ Điện thoại: 028 3863 4999
+ Fax: 028 3863 4888
+ Website: https://ttchospitality.vn/
- Lĩnh vực kinh doanh:
+ Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch khách sạn.
+ Kinh doanh dịch vụ ăn uống.
+ Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng cho người nước ngoài.
+ Kinh doanh bất động sản.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của CTCP Du lịch Thành Thành
Công
- Tiền thân của Công ty Cổ phần Du lịch Golf Việt Nam là chi nhánh tại Đà Lạt và
Cần Thơ của Công ty Xây Dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(UDEC).
- Năm 1990, Công ty Xây Dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được
thành lập với tên gọi là Xí nghiệp Dịch vụ Xây lắp Côn Đảo.
- Năm 1995, Xí nghiệp chuyển thành Công ty Đầu tư và Phát triển Đô thị tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu theo Quyết định số 388/QĐ.UBT của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu.
- Năm 1996, Công ty Đầu tư và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đổi tên
thành Công ty Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Năm 1999, UDEC được xếp loại là doanh nghiệp nhà nước hạng I của tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu. Trải qua nhiều giai đoạn hoạt động và phát triển ngày càng lớn mạnh,
đến nay, UDEC đã khẳng định được uy tín và thương hiệu của mình trên thị
trường.
- Chi nhánh Đà Lạt của Công ty được thành lập tháng 09/1995 theo Quyết định số
551/QĐ.UBT của UBND tỉnh, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh dịch
vụ khách sạn và quản lý 03 khách sạn tại TP. Đà Lạt: Khách sạn Golf 1, Khách
sạn Golf 21 và Khách sạn Golf 3. Thương hiệu Golf Hotel bắt đầu xuất hiện trên
thị trường khách sạn tại TP. Đà Lạt và đã tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với khách
hàng.
- Hai năm sau, UDEC thành lập Chi nhánh Cần Thơ theo Quyết định số
297/QĐ.UBT của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, quản lý Khách sạn Golf Cần
Thơ tiêu chuẩn 4 sao có quy mô hiện đại bậc nhất tại TP. Cần Thơ cũng như tại
khu vực miền Tây Nam Bộ.
- Tháng 12/2005, thực hiện chủ trương cổ phần hóa của nhà nước, UBND tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu ra Quyết định số 5336/QĐ. UBND về việc phê duyệt phương án
và chuyển chi nhánh Công ty Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu tại Đà Lạt và Cần Thơ thành Công ty Cổ phần Du lịch Golf Việt Nam
(VINAGOLF), chính thức đi vào hoạt động ngày 11/07/2006. Với thế và lực mới,
Công ty sẽ tiếp tục kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống để xây dựng
thương hiệu VINAGOLF trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường khách sạn
Việt Nam.
- Ngày 17/12/2009, Công ty Cổ phần Du lịch Golf Việt Nam chính thức được niêm
yết trên sàn chứng khoán TP. HCM với giá giao dịch ngày đầu tiên là 16.000đ/cp.
- Ngày 01/04/2012, chính thức thành lập 02 công con TNHH Một thành viên do
Vinagolf sở hữu toàn bộ vốn trên cơ sở 02 khách sạn Golf 3 Đà Lạt và Khách sạn
Golf Hội An.
1.1.3 Phân tích SWOT doanh nghiệp
- Điểm mạnh:
Công ty Cổ phần Du lịch Thành Thành Công được Tổng cục Du lịch Việt Nam
đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực du lịch do những đóng
góp tích cực trong sự nghiệp phát triển ngành du lịch cả nước với nhiều mô hình dịch vụ
như: lưu trú, nhà hàng, lữ hành, vui chơi giải trí, thương mại, đào tạo nghiệp vụ du lịch &
khách sạn, sản xuất & chế biến thực phẩm... Trong những năm qua, Công ty Cổ phần Du
lịch Thành Thành Công đã đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh. Với tiềm lực vững mạnh và
tầm nhìn vào tương lai của ngành du lịch Việt Nam, tiếp tục phấn đấu mở rộng thị trường
và hướng Việt Nam ngang tầm với du lịch Châu Á
Công ty Cổ phần Du lịch Thành Thành Công hiện đang sở hữu, quản lý nhiều
khách sạn và khu du lịch 3 sao – 4 sao tại hầu hết các trung tâm du lịch trọng điểm về du
lịch của Việt Nam. Hàng năm, công ty đón tiếp hơn một triệu lượt khách ghé thăm, sử
dụng dịch vụ. Được xác định là một lĩnh vực trọng yếu trong chiến lược phát triển của
công ty, ngành du lịch không ngừng đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ theo tiêu chí:
xanh - sạch - thân thiện - đẳng cấp.
Vị trí của các đơn vị thành viên đều nằm tại trung tâm các vùng miền, địa điểm du
lịch, cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, thuận lợi cho du khách tiếp cận bằng
các loại hình giao thông, đặc biệt là có thêm cơ sở ở nước ngoài.
Địa hình, khí hậu của các đơn vị thành viên đa dạng với khu vực miền núi, trung
du, đồng bằng, ven biển và có cả cơ sở ở nước ngoài phù hợp với việc phối hợp nhiều
loại hình kinh doanh du lịch.
Các tuyến du lịch và hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng tọa lạc tại các
vùng trọng điểm về du lịch từ Cần Thơ, Bến Tre, TPHCM, Đà Lạt, Bình Thuận, Nha
Trang đến Siêm Riệp ở Campuchia.
Tính đến nay, hơn 20 khách sạn và dự án khách sạn đạt tiêu chuẩn 3,4 và 5 sao trải dài
trên khắp cả nước mang những nét đẹp truyền thống, tinh hoa văn hóa Việt luôn là ấn
tượng đáng nhớ với bất cứ du khách nào dù chỉ một lần ghé qua khách sạn TTC
Các khách sạn thuộc nhóm TTC cung cấp những dịch vụ chu đáo, chuyên nghiệp
và không gian gần gũi, ấm cúng nhằm đem đến cho quý khách những trải nghiệm thân
thiết, thoải mái như một “Ngôi nhà phương xa” của chính mình
Mỗi khách sạn TTC trải dài theo hình chữ S Việt Nam là một bất ngờ thú vị từ phong
cách thiết kế, dịch vụ tiện nghi, con người bản xứ và văn hóa vùng miền đem đến cho du
khách sự thích thú và cảm nhận được tình cảm chân thành
- Điểm yếu:
Quy mô công ty lớn và lĩnh vực kinh doanh rộng sẽ làm phân tán lực lượng nhân
sự cũng như khả năng quản trị, quản lý trong công ty, đòi hỏi công ty phải có một nhà
quản trị có năng lực tốt, hiểu biết rộng, đa lĩnh vực

Công ty Cổ phần Du lịch Thành Thành Công là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
hàng đầu của Việt Nam, là thương hiệu có uy tín trên thị trường, nên giá cả các sản
phẩm du lịch tương đối cao hơn so với các doanh nghiệp lữ hành khác. Vì vậy, đối với
những du khách có thu nhập trung bình, hoặc thấp thì ít lựa chọn những sản phẩm của
công ty, vì giá cả không phù hợp với túi tiền của họ.

- Cơ hội:
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực
châu Á Thái Bình Dương tăng lên rất nhanh chóng, theo đó, thu nhập bình quân đầu
người cũng tăng lên. Đây được coi là dấu hiệu đáng mừng cho ngành khách sạn Việt
Nam. Thu nhập cao, nhu cầu du lịch của con người cũng tăng theo. Không chỉ đón khách
du lịch trong nước mà Việt Nam còn là điểm dừng chân lý tưởng cho những du khách
nước ngoài
Việt Nam đã, đang và sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao tốt đẹp với nhiều nước, đồng
thời cải thiện nhiều thủ tục, giấy tờ phức tạp như miễn Visa cho các nước: Nhật, Nga,
Singapore, Malaysia, Thailand… nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hấp dẫn du khách các
nước đến với Việt Nam.
Việt Nam có nền chính trị ổn định, kinh tế đang trên đà phát triển. Việt Nam có
nhiều địa điểm, thắng cảnh nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long – một trong bảy kỳ quan thế
giới, Nha Trang – một trong 30 vịnh đẹp nhất thế giới…. Cùng với khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa thuận lợi cho du lịch
Việt Nam có nét văn hóa riêng mang đặc trưng của Văn hóa Phương Đông. Nhờ
vẻ bình dị, hiếu khách của con người Việt Nam đã góp phần cho du khách chọn nơi đây
là điểm đến du lịch.
Công nghệ đang xâm nhập khá sâu vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn tại Việt
Nam. Năm 2018, chúng ta không còn nhắc đến những phương pháp bán phòng, đặt
phòng thủ công như trước kia. Hiện nay, các dịch vụ đặt phòng, tour trực tuyến và phần
mềm quản lý khách sạn đang phát triển rất mạnh mẽ. Từ đó làm tăng cơ hội tiếp xúc
giữa khách hàng và khách sạn, cơ hội kinh doanh cũng vì thế mà mở rộng hơn.
- Thách thức:

Kinh doanh khách sạn là ngành nghề kinh doanh mang tính lâu dài, mặc dù có
thể mang lại lợi nhuận kinh doanh cao khi thu hút được lượng khách hàng ổn định tuy
nhiên thời gian thu hồi vốn có thể tính theo năm. Ngoài ra, để có thể xây dựng được một
khách sạn, nhà đầu tư có thể phải đi vay một khoản lớn từ ngân hàng và chịu một số tiền
trả hàng tháng, việc đó có thể gây ra áp lực lớn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là nếu phải
vay nhiều vốn để mở khách sạn.
Kinh doanh khách sạn luôn luôn là một loại hình khó trong việc quản lý. Chủ đầu
tư cần phải xác định cần xác định số lượng nhân viên cần thuê khi kinh doanh khách sạn,
cách vận hành Marketing thu hút khách hàng đến với khách sạn đồng thời lựa chọn thiết
bị trong phòng phù hợp với chi phí đầu tư. Bên cạnh đó, giá cả từng phòng sao cho hợp
lý, nên dựa theo chi phí hay theo đối thủ cạnh tranh để tính giá, có nên thay đổi giá theo
mùa hay không, nên tổ chức các chương trình khuyến mãi giá thuê phòng như thế nào.

Ngoài ra, một tình huống mà nhiều khách sạn, nhà nghỉ có thể gặp phải đó chính
là tình trạng các tệ nạn như ma túy, mại dâm, đánh bạc thường tìm tới không gian riêng
tư của các phòng khách sạn. Khi có vụ việc này xảy ra tại khách sạn, không chỉ đối tượng
bị phạt mà cả chủ khách sạn có thể bị liên quan tùy theo mức độ có thể bị phạt hành
chính, thu hồi giấy phép, hoặc đóng cửa cơ sở. Do đó việc quản lý khách sạn đòi hỏi bạn
phải có kinh nghiệm quản lý hoặc phải thuê người quản lý khách sạn nếu cần thiết, đặc
biệt là các khách sạn cao cấp.

Những cuộc đấu tranh kinh tế làm cho ngành du lịch bị ảnh hưởng do người dân
thắt chặt chi tiêu hơn, các nhà đầu tư cũng ngần ngại hơn khi quyết định mở rộng thị
trường.
Một số cư dân địa phương ý thức chưa cao nên gây phiền hà cho khách du lịch
(phân biệt giá cả đối với khách du lịch và khách địa phương, chèo kéo khách, ăn xin,
móc túi,…) Đặc biệt là tình trạng kẹt xe, lô cốt, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng không
nhỏ đến Công ty Du lịch Thành Thành Công nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.
Sự lớn mạnh của các Công ty khác như Mường Thanh, FLC,... cũng là mối lo ngại cho
TTC
=> Kết luận
Công ty Cổ phần Du lịch Thành Thành Công đã từng bước tháo gỡ những khó
khăn, vững vàng vượt qua khủng hoảng bằng chính những chiến lược cụ thể của họ. Bối
cảnh bên ngoài có thể tạo cho doanh nghiệp cơ hội mới để tăng trưởng và phát triển.
Công ty đã vượt qua những điểm yếu, theo đuổi các cơ hội phù hợp nhất với những
điểm mạnh của mình, thiết lập một kế hoạch phòng thủ để ngăn ngừa điểm yếu của
doanh nghiệp khỏi những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài và tạo được sự khác biệt
của họ trên thị trường. Đặc biệt, những chiến lược mang tính dài hạn luôn được công ty
chú trọng thực hiện là những thành tố góp phần vào việc đối phó thành công với những
khủng hoảng.Tuy không nằm ngoài vòng xoáy khó khăn, nhưng với những kinh nghiệm
tích lũy được cùng những cố gắng vượt bậc, TTC đã tạo được thương hiệu ngày càng
lớn mạnh của mình, niềm tin yêu của khách hàng trong và ngoài nước
1.2 TÌNH HÌNH KINH DOANH
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2016 đên 2018

Đvt: triệu đồng


Chênh
Chênh lệch lệch
Bảng 2016-2017 2017-
chênh lệch Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2018
KQHĐKD Tỷ Tỷ Tỷ
Giá Giá Giá Tỉ Tiề Tỉ
trọ n trọ n trọ n Tiền
trị trị trị lệ n lệ
g g g
DT bá n 247,56 925,69 919,37 678,1 -
hà ng 8 100% 9 100% 9 100% 31 274% 6,320 -1%
247,56 925,68 919,31 678,1 -
DT Thuầ n 8 100% 6 100% 0 100% 18 274% 6,376 -1%
-
Giá vố n
225,37 665,62 630,85 440,2 34,77
hà ng bá n 9 91.0% 7 71.9% 1 68.6% 48 195% 6 -5%
Lợ i nhuậ n 260,06 288,45 237,8 1072 28,39
gộ p 22,189 9.0% 0 28.1% 9 31.4% 71 % 9 11%
Doanh thu
từ hoạ t
độ ng tà i
chính 33,142 13.4% 28,666 3.1% 37,503 4.1% -4,476 -14% 8,837 31%
-
Chi phí tà i
52,60 13,06 -
chính 11,548 4.7% 64,157 6.9% 51,096 5.6% 9 456% 1 20%
Chi phí bá n 33,48 -
hà ng 7,451 3.0% 40,934 4.4% 39,478 4.3% 3 449% 1,456 -4%
Chi phí
quả n lý
doanh 126,39 146,99 98,82 20,59
nghiệp 27,574 11.1% 7 13.7% 3 16.0% 3 358% 6 16%
Lợ i nhuậ n 49,05 28,34
thuầ n 8,669 3.5% 57,725 6.2% 86,065 9.4% 6 566% 0 49%
Lợ i nhuậ n 286
khá c 1,126 0.5% 1,125 0.1% 4,340 0.5% -1 0% 3,215 %
Tổ ng LNTT 9,795 4.0% 58,850 6.4% 90,405 9.8% 49,05 501% 31,55 54%
5 5
29,72 33,04
LNST 6,007 2.4% 35,736 3.9% 68,778 7.5% 9 495% 2 92%

· Nhận xét:
o Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2016 là 247,568 triệu
đồng, sang năm 2017 đã tăng mạnh thêm 274% đạt mức 925,699 triệu
đồng. Tiếp đó doanh thu đã giảm 1% ở năm 2018 đạt mức hơn 919 tỷ
đồng.
o Doanh thu thuần: Ở năm 2016 công ty không có các khoản giảm trừ
doanh thu nên doanh thu thuần bằng với doanh thu bán hàng. Sang năm
2017 và năm 2018 các khoản giảm trừ doanh thu có xuất hiện nhưng không
đáng kể nên doanh thu thuần gần như là bằng với doanh thu từ bán hàng và
cung cấp dịch vụ của công ty.
o Giá vốn hàng bán: Khoản mục này chiếm tỷ lệ khá lớn so với doanh
thu của công ty. Cụ thể ở năm 2016 GVHB chiếm 91% doanh thu. Qua năm
tiếp theo, GVHB đã tăng giá trị lên 665,627 triệu đồng, gần gấp 2 lần so với
năm 2016, tuy tăng giá trị nhưng tỷ lệ này trên doanh thu đã giảm xuống
còn 71.9%. Đến năm 2018, tỷ trọng của GVHB trên doanh thu tiếp tục giảm
xuống còn 68,6% đạt giá trị nằm ở mức gần 631 tỷ đồng.
o Lợi nhuận gộp: Qua các năm, tỷ trọng lợi nhuận gộp so với doanh thu
qua các năm từ 2016 đến 2018 tăng dần qua các năm. Đặc biệt từ năm 2016
sang năm 2017 tăng đáng kể, cụ thể đã tăng hơn 10 lần từ 22 tỷ đồng lên
260 tỷ đồng tương ứng với 28.1% khi so với doanh thu. Con số này tiếp tục
tăng khi sang năm 2018 lên 288,5 tỷ đồng tương ứng với 31.4% doanh thu.
o Doanh thu từ hoạt động tài chính: Có sự giảm đáng kể từ năm 2016
sang năm 2017 từ cơ cấu 13.4% doanh thu xuống còn 3.1% doanh thu trong
năm 2017 tương ứng với 28,6 tỷ đồng. Sang năm 2018 doanh thu từ hoạt
động tài chính tăng trở lại lên 37,5 tỷ đồng tương ứng với 4.1% trong cơ
cấu doanh thu.
o Chi phí tài chính: So với doanh thu, Chi phí tài chính khi so với doanh
thu qua các năm không đồng đều, giao động từ 4,7% ở năm 2016 sang năm
2017 đã tăng lên 6,9%, giá trị của chi phí này tăng đáng kể từ 11,5 tỷ đồng
lên 64 tỷ đồng và đến năm 2018 giảm còn 5,6% tương ứng với 51 tỷ đồng.
o Chi phí bán hàng: Có sự tăng trưởng từ đáng kể từ năm 2016 sang năm
2017 từ 7,4 tỷ đồng lên đến gần 41 tỷ đồng tương ứng với 4.4% doanh thu ở
năm 2017. Con số này khi sang năm 2018 đã giảm nhẹ 0.1% so với năm
trước.
o Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí này tăng đều qua các năm, đặc
biệt là từ năm 2016 sang năm 2017 tăng giá trị thêm gần 100 tỷ đồng và đạt
mức hơn 126 tỷ tương ứng với 13.7% doanh thu của công ty. Con số này
tiếp tục tăng khi sang năm 2018 lên 16% doanh thu và đạt giá trị là gần 147
tỷ đồng.
o Lợi nhuận thuần: Ở mức 8.669 triệu đồng ở năm 2016 và được tăng
lên 566% ở năm 2017 đạt giá trị là hơn 57,7 tỷ đồng và chiếm 6,2% khi so
với doanh thu bán hàng của TTC. Tăng thêm 49% ở năm 2018, đạt mức 86
tỷ đồng và chiếm 9.4% doanh thu của công ty.
o Lợi nhuận khác: Công ty có khoản lợi nhuận khác tương đối thấp,
Năm 2016 nó chỉ chiếm 0.5% doanh thu của công ty, sau đó giảm xuống
0.1% ở năm tiếp theo. Sang năm 2018, lợi nhuận khác tiếp tục tăng lên lại
0.5% và đạt giá trị là 4.3 tỷ đồng.
o Tổng lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận trước thuế của công ty tương đối
thấp so với doanh thu. Nhưng qua các năm, giá trị này đang tăng dần, cụ thể
lợi nhuận trước thuế của công ty là gần 10 tỷ ở năm 2016 tương ứng với 4%
doanh thu. Sang năm tiếp theo tăng đáng kể lên 58,8 tỷ đồng tuong ứng với
6.4% doanh thu và sang năm 2018 tiếp tục tăng lên 9.8% tương đương với
giá trị 90,4 tỷ đồng.
o Lợi nhuận sau thuế: Ở năm 2016, Lợi nhuận sau thuế của TTC nằm ở
mức 6 tỷ đồng, sau đó nó đã tăng lên gần 5 lần thành 35,7 tỷ đồng ở năm
2017 và tiếp tục thêm 92% ở năm 2018 lên mức 68,7 tỷ đồng.

Doanh thu và lợi nhuận của TTC qua các năm không đồng đều nhau, thay
đổi lớn nhất là từ năm 2016 sang năm 2017. Nguyên nhân là ở năm 2016
TTC mới bắt đầu phát triển được. Sang năm 2017, công ty đã tăng vốn cổ
phần để hoàn tất thủ tục sáp nhập của Du lịch TTC và các Công ty con:
Toàn Thịnh Phát Bình Thuận, TTC Lâm Đồng, Dũng Anh, hoàn tất sáp
nhập Dũng Anh và TTC Lâm Đồng. Điều này đã làm cho doanh thu, lợi
nhuận sau thuế và các chit tiêu khác của công ty thay đổi không đồng đều.
Phân tích Tổng tài sản của công ty qua 3 năm 2016 đén 2018
Tổng tài sản và sự gia tăng tài sản phản ánh quy mô cơ sở vật chất còn cơ cấu tài
sản mới phản ánh trình độ quản lý của công ty. Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản
sẽ thấy xu hướng biến động và mức độ hợp lý của công ty. Để tiến hành phân tích cơ cấu
tài sản và tình hình biến động tài sản, ta đi phân tích từng hạng mục trong tổng tài sản,
chúng ta sẽ đi so sánh tình hình cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp cũng như tỷ trọng của
các bộ phận cấu thành của tài sản ra sao. Từ đó với sự biến động đó chúng ta sẽ đi lý giải
vì sao lại có sự biến động như vậy.

Chênh lệch Chênh lệch


Bảng chênh Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2016-2017 2017-2018
lệch tài sản Tỷ Tỷ Tỷ Tỉ
Giá trị Giá trị Giá trị Tiền Tỉ lệ Tiền
trọng trọng trọng lệ
416,38 1,606,24 100.0 1,849,71 1,189,86 243,46
Tổng tài sản 8 100% 8 % 3 100% 0 286% 5 15%
A. Tài sản ngắn 158,61
hạn 9 38.1% 494,639 30.8% 575,868 31.1% 336,020 212% 81,229 16%
I. Tiền và các
khoản tương
đương tiền 8,342 2.0% 50,806 3.2% 74,115 4.0% 42,464 509% 23,309 46%
II.Các khoản
phải thu ngắn
hạn 93,234 22.4% 402,748 25.1% 473,324 25.6% 309,514 332% 70,576 18%
III. Các khoản
đầu tư tài chính -
NH 50,626 12.2% 13,421 0.8% 427 0.0% -37,205 -73% -12,994 97%
IV. HTK 1,221 0.3% 12,519 0.8% 11,540 0.6% 11,298 925% -979 -8%
V. TSNH khác 5,196 1.2% 15,144 0.9% 16,463 0.9% 9,948 191% 1,319 9%
B. Tài sản dài 257,77 1,111,60 1,273,84 162,23
hạn 0 61.9% 9 69.2% 5 68.9% 853,839 331% 6 15%
I. Các khoản 1351 -
phải thu DH 4,378 1.1% 63,518 4.0% 34,933 1.9% 59,140 % -28,585 45%
201,31 148,80
II. TSCĐ 7 48.3% 790,663 49.2% 939,466 50.8% 589,346 293% 3 19%
III. Bất động
sản đầu tư   0.0% 19,557 1.2% 26,148 1.4% 19,557 - 6,591 34%
IV. Tài sản dở 6847
dang dài hạn 967 0.2% 67,180 4.2% 109,043 5.9% 66,213 % 41,863 62%
V. Các khoản
đầu tư tài chính -
DH 22,656 5.4% 27,593 1.7% 24,426 1.3% 4,937 22% -3,167 11%
VI. TSDH khác 11,611 2.8% 85,239 5.3% 88,606 4.8% 73,628 634% 3,367 4%
VII. Lợi thế -
thương mại 16,840 4.0% 57,859 3.6% 51,223 2.8% 41,019 244% -6,636 11%

· · Nhận xét: Theo bảng chênh lệch tài sản từ năm 2016 đến năm
2018. Ta thấy tổng tài sản từ năm 2016, tài sản của Công ty Cổ phần
Du lịch Thành Thành Công là 416,388 triệu đồng, sang năm 2017 tài
sản của công ty tăng lên 1,606,248 triệu đồng, Tăng lên 1,189,860
triệu đồng tương ứng với 286%. Sang năm 2018 tổng tài sản tăng lên
1,849,713 triệu đồng, chênh lệch 243,465 triệu đồng tương ứng với
15% so với năm 2017. Nguyên nhân tăng tổng tài sản chủ yếu là do
trong năm Công ty đã sở hữu các công ty con: Công ty Cổ phần Du
Lịch Thanh Bình, Công ty Cổ phần Du Lịch Thắng Lợi, Công ty Cổ
phần Du lịch Thành Thành Công Lâm Đồng nên đã hợp nhất tài sản
của các công ty con vào năm 2017.

Để nắm rõ hơn về sự biến động này ta đi tìm hiểu chi tiết vào từng loại tài sản trong
bảng phân tích:
· Tài sản ngắn hạn: Năm 2016, tài sản ngắn hạn của công ty là 158,619 triệu đồng.
Tài sản ngắn hạn chiếm 38.1% trong tổng tài sản của công ty. Sang năm 2017, tài sản
ngắn hạn của TTC là 494,639 triệu đồng, tăng lên 336,020 triệu đồng so với năm
2016 tương ứng với 212%. Tài sản ngắn hạn năm 2017 chiếm 30.8% tỷ trọng trong cơ
cấu tài sản năm 2017 của công ty. Sang năm 2018, tăng thêm hơn 243 tỷ đồng tương
ứng với 15% đạt mức tổng tài sản ngắn hạn là 575,868 triệu đồng. Chỉ tiêu này tăng
0.3% so với năm trước.
o Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2016, tiền và các khoản tương
đương tiền là hơn 8 tỷ đồng, chiếm 2% trong tổng tài sản, sang năm
2016 khoản này tăng lên 50,806 triệu đồng, tăng 509% so với năm 2016
và chiếm 3.2% trong tổng tài sản của năm 2017. Đến năm 2018, số tiền
này tăng thêm 23,309 triệu đồng tương đương 46% so với năm 2017,
đạt mức 74,115 triệu đồng.
o Các khoản phải thu ngắn hạn: Tại năm 2016 các khoản phải thu của công
ty có giá trị là hơn 93 tỷ đồng, tương đương với 22.4% trong tổng tài
sản của công ty. Đến năm tiếp theo, công ty đã tăng một lượng lớn giá
trị trong khoản mục này lên 402,748 triệu đồng tương ứng với 332%so
với năm trước và chiếm tỷ trọng 25.1% trong tổng tài sản năm 2017.
Sang năm 2018, giá trị này tăng thêm hơn 75 tỷ đồng tương ứng 18%
đạt mức 473,324 tỷ đồng.
o Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Ở năm 2016, các khoản đầu tư tài
chính nằm ở mức 50,626 triệu đồng, con số này chiếm tỷ trọng 12.2%
trong tổng tài sản. Nhưng sang năm 2017, nó đã giảm đáng kể từ 50,626
triệu đồng xuống còn 13,421 triệu đồng, nó đã giảm đến gần 73% và
chiếm tỷ trọng chỉ còn 0.8%. Sang năm 2018 khoản này vẫn tiếp tục
giảm xuống đáng kể chỉ còn hơn 400 triệu đồng tương đương giá trị
giảm 97% so với năm trước
o Hàng tồn kho: Năm 2016, hàng tồn kho của TTC là 1,221 triệu đồng và
chỉ chiếm khoảng 0.3%. Bước sang năm 2017, hàng tồn kho đã tăng
thêm 11,298 triệu đồng, tăng gần gấp 10 lần so với năm 2016 và nằm ở
mức 12,519 triệu đồng. Năm 2018 giảm còn 11,540 triệu đồng, mức
giảm này tương đương với 8% so với năm 2015.Điều này đã làm tỷ
trọng hàng tồn kho giảm chỉ còn 0.6% trong tổng tài sản của công ty.
o Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn khác của công ty chiếm chi
khoảng 1.2% tương đương với hơn 5 tỷ dồng. Nhưng sang năm tiếp
theo, còn số này đã tăng đáng kể lên 15 tỷ đồng, gần 9% so với năm
trước và con số này chiếm khoảng 0.9% tổng tài sản của công ty. Qua
năm tiếp theo, Tỷ trọng này tiếp tục này giữ ở mức 0.9% trong tổng tài
sản nhưng giá trị đã tăng lên gần 16.5 tỷ đồng.
Qua các năm từ 2014 đến 2017, tài sản ngắn hạn của TTC tăng qua các năm
nhưng không đồng đều. Đặc biệt là từ năm 2016 sang năm 2017 đã thay đổi một
cách đáng kể trong cấu trúc tài sản của mình. Vì TTC đã đầu tư một khoản không
nhỏ vào tài sản của mình để tăng trưởng một cách mạnh mẽ vào hoạt động kinh
doanh của mình nhằm khai thác triệt để các hoạt động lưu trú, lữ hành của mình
vươn đến khắp các tỉnh du lịch trên cả nước.
· Tài sản dài hạn:Vào năm 2016, tài sản dài hạn của công ty là 257.770 triệu đồng
và đã tăng lên 1.111.609 triệu đồng ở năm 2017 và 1.273.845 triệu đồng ở năm 2018.
Tương đương với các tỉ trọng trong tổng tài sản là 61.9%, 69.2% và 68.9%
o Các khoản phải thu dài hạn: Các khoản phải thu dài hạn chiếm tỷ trọng
không nhiều trong tổng tài sản. Cụ thể, năm 2016 chỉ chiếm khoảng
1.1% sang năm tiếp theo, tăng lên 4% tương đương hơn 63 tỷ đồng.
Nhưng năm 2018 con số này đã giảm khoảng 45% so với năm 2017
xuống còn gần 35 tỷ đồng tương ứng với 1.9% trong tổng tài sản.
o Tài sản cố định: Năm 2016, TTC bắt đầu với hơn 201 tỷ đồng và đã tăng
một lượng đáng kể gần 3 lần khi sang năm 2017 đạt mức hơn 790 tỷ
đồng chiếm gần 50% tỷ trọng trong tổng tài sản của công ty. Sang năm
2018, công ty tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng đầu tư vào tài sản cố định,
cụ thể là thêm gần 20% vì vậy tài sản cố định của công ty tăng lên hơn
939 tỷ đồng chiếm hơn 50% trong cơ cấu tổng tài sản.
o Bất động sản đầu tư: Ở năm 2016, TTC không đầu tư vào bất động sản.
nhưng năm tiếp theo, công ty đã đầu tư gần 20 tỷ đồng cho khoản mục
này và tăng lên hơn 26 tỷ đồng cho năm 2018. Cơ cấu bất động sản đầu
tư của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản của công tỷ, chỉ
năm ở khoản 1.2% đến 1.4%.
o Tài sản dở dang dài hạn: Có sự thay đổi lớn khi xem chỉ số này của công
ty. Cụ thể ở năm 2016 chỉ chiếm khoảng 0.2%, nhưng sang năm tiếp
theo công ty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tăng cường đầu tư xây
dựng tài sản lên gấp 68 lần so với năm 2016, giá trị này lên đến hơn 67
tỷ và chiếm 4.7% tổng tài sản. Con số này tiếp tục tăng khi sang năm
tiếp theo lên đến 109 tỷ đồng, tăng 62% so với giá trị năm 2017, chiếm
5.9% tỷ trọng tài sản trong năm 2018.
o Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Qua các năm không đồng đều. Cụ
thể ở năm 2016 chiếm 5.4% trong cơ cấu tài sản của công ty. Sang năm
tiếp theo giá trị khoản đầu tư tài chính dài hạn đã tăng lên hơn 27 tỷ
đồng nhưng chỉ chiếm 1.7%. Đến năm 2018, giá trị này đã giảm xuống
chỉ còn 24,4 tỷ đồng và chiếm 1.3%.
o Tài sản dài hạn khác: Ở năm 2016 chỉ chiếm khoảng 2.8% tương đương
với 11,6 ty đồng. Con số này đã tăng mạnh sang năm tiếp theo lên đến
hơn 85 tỷ đồng, gấp 6 lần so với năm trước và tăng nhẹ vào năm 2018
lên 88,6 tỷ đồng.
o Lợi thế thương mại: Từ năm 2016 sang năm 2017, tăng 41 tỷ đồng từ
16,8 tỷ lên 47,8 tỷ đồng và chiếm 3.6% cơ cấu tài sản trong năm 2017.
Khoản mục này đã giảm nhẹ khi sang năm 2018 còn 51 tỷ đồng và chỉ
chiếm còn 2.8% cơ cấu tổng tài sản.

Nhìn chung, Tổng tài sản của VNG có sự thay đổi không đồng đều qua các năm, nguyên
nhân là do sự đẩy mạnh công tác đầu tư ở một số dự án như:

Hệ thống cơ sở vật chất tại các đơn vị kinh doanh hiện hữu được nâng cấp, cải
tạo như TTC Cần Thơ, Resort Kê Gà, Resort Ninh Thuận nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ. Công tác khảo sát KS Angkor đã hoàn tất và chuẩn bị tiếp nhận
để khai thác (dự kiến trong tháng 02/2018).
Phối hợp thực hiện mục tiêu đẩy mạnh khai thác dịch vụ F&B tại các outlet
thông qua các dự án đầu tư mở rộng như nhà hàng Nướng tại KS Phan Thiết,
nhà hàng Hải sản tại Palace Bình Thuận.
Về đầu tư dự án mới theo chiến lược hiện đang tập trung thực hiện công tác
pháp lý và thiết kế 3 dự án trọng điểm của ngành là TTC World, Resort Dốc
Lết và Resort Mê Kông để đưa vào triển khai xây dựng trong 2018 với tổng giá
trị đầu tư dự kiến gần 1.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, còn chủ động khảo sát, tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới tại Bình
Thuận, Phú Quốc, Huế, Hội An, Đà Nẵng… theo chiến lược ngành.

Phân tích nguồn vốn


bcđkt
Chênh
Bảng Chênh lệch
lệch 2017-
chênh 2016-2017
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2018
lệch Tỷ Tỷ
nguồn Giá Giá Tỷ Tỉ Tỉ
trọ n Giá trị trọ n Tiền Tiền
vốn trị trị trọ ng lệ lệ
g g
Tổ ng
nguồ n 416,38 1,606,2 1,849,7 1,189,8 243,46
vố n 8 100% 48 100% 13 100% 60 286% 5 15%
Nợ phả i 236,91 56.9 38.1 195,61
trả 5 % 612,220 % 807,838 43.7% 375,305 158% 8 32%
151,10 36.3 18.4 101,78
Nợ NH 9 % 295,450 % 397,238 21.5% 144,341 96% 8 34%
20.6 19.7
Nợ DH 85,806 % 316,771 % 410,600 22.2% 230,965 269% 93,829 30%
Vố n 179,47 43.1 61.9 1,041,8
CSH 3 % 994,027 % 75 56.3% 814,554 454% 47,848 5%

· Nhận xét: Đi đôi với những tài sản và những sự thay đổi đặc biệt trong tài sản của
TTC, nguồn vốn đầu tư cho công ty cũng có những đặc trưng. Năm 2016 nguồn vốn
của hãng ở mức hơn 416 tỷ đồng và tăng lên 286% đạt mức 1.606.248 triệu đồng ở
năm 2017. Và tăng thêm 15% nữa ở năm 2018, lên mức hơn 1.849 tỷ đồng.
· Nợ phải trả: Ở năm 2016, Nợ của TTC nằm ở mức gần 237 tỷ đồng, sau đó nó đã
tăng lên 158% thành 612 tỷ đồng ở năm 2017 và chiếm tỷ trọng 38.1% trong Tổng
nguồn vốn của công ty, tiếp tục thêm 32% ở năm 2018 lên mức 807.838 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng 43.7% cơ cấu nguồn vốn của công ty.
· Vốn Chủ sở hữu: Bắt đầu ở năm 2016, VCSH của TTC chiếm 43.1%, sang năm
tiếp theo, tăng thêm hơn 4.5 lần và đạt mức 994 tỷ đồng tương đương với 61.9% tỷ
trọng nguồn vốn của công ty. Và giá trị này tiếp tục tăng lên thành 1,041 tỷ đồng ở
năm 2018 tương ứng với 56% cơ cấu nguồn vốn của công ty.
Vốn Chủ sở hữu và Nợ phải trả của TTC ở các năm tăng không đồng đều, có sự tăng
trưởng mạnh mẽ trong khoản tất cả các khoản mục trong cơ cấu nguồn vốn của công
ty từ năm 2016 sang năm 2017. Sang năm 2018, giá trị tổng nguồn vốn tăng khoảng
15%. Nợ phải trả tăng 30% trong cơ cấu nguồn vốn và VCSH tăng chỉ 5%.
Qua các năm, đặc biệt là năm 2017 Nguồn vốn của công ty có sự thay đổi lớn vì Hội
đồng quản trị đã có những quyết định thay đổi vốn điều lệ trong năm 2017 cụ thể:
Thực hiện việc tăng vốn điều lệ Công ty từ 130.000.000.000 đồng lên
752.050.000.000 đồng: đã thực hiện hoàn tất đầu tháng 4/2017.
Thực hiện việc đầu tư vào các Công ty con: Công ty CP Du Lịch Thắng Lợi, Công ty
CP DL Thành Thành Công Lâm Đồng; Công ty CP Du Lịch Thanh Bình; Công ty CP
Du Lịch Bến Tre đã hoàn tất mua lại sỡ hữu trong tháng 4/2017.
Chỉ đạo việc phát hành vốn lên 752.050.000.000 đồng, đầu tư vào các Công ty con và
đã hoàn tất trong tháng 4/2017.

1.3 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

Phân tích khả năng sinh lời

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn
nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất trong quá trình
kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất.Hiệu quả kinh doanh được tiếp cận dưới nhiều
góc độ khác nhau, vì thế cũng có nhiều chỉ tiêu khác nhau phản ánh nó. Để đo lường
và đánh giá hiệu quả kinh doanh các nhà phân tích thường sử dụng một số chỉ tiêu chủ
yếu sau:

Tỷ suất sinh lời của tài sản (Return on assets – ROA)

Lợi nhuận sau thuế


Khả năng sinh lời của tài sản ROA=
Tổng TS bình quân
Trong đó tổng TS bình quân được tính như sau:

Tổng TS đầu năm +Tổng TS cuối năm


Tổng TS bình quân=
2

ẫu số của ROA là “Tổng tài sản bình quân” vì tử số là kết quả của một
năm kinh doanh nên mẫu số không thể lấy trị số của tài sản tại một thời điểm
được mà phải sử dụng trị giá bình quân của năm.
ROA 2016 2017 2018
Lợi nhuận sau thuế 5,858 23,905 46,785
Tổng tài sản bình quân 404,640 1,011,318 1,727,981
ROA 1.45% 2.36% 2.71%
Ý nghĩa: Chỉ số ROA phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này cho biết bình quân cứ 100 đồng tài sản sẽ tạo ra 1.45 đồng lợi nhuận
ở năm 2016, 2.36 đồng ở năm 2017 và 2.71 đồng ở năm 2018. Chỉ tiêu này qua
các năm tăng dần cho thây hiệu quả sử dụng tài sản cao.
Nhận xét: ROA tăng đều qua các năm, ở năm 2016 qua năm 2017 tăng
mạnh từ 1.45% lên 2.36 %. Từ năm 2017 đến năm 2018, ROA vẫn tiếp tục tăng nhưng
tỷ lệ tăng chỉ bằng một nửa so với năm trước, vì ở đây có sự thay đổi lớn trong Tổng tài
sản bình quân và dẫn đến sự thay đổi lớn trong Lợi nhuận. Từ năm 2017 sang năm 2018
TTC đã đẩy mạnh vốn đầu tư để đẩy mạnh lợi nhuận mang về cho công ty.

· Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (Return on equity – ROE):

Lợi nhuận sau thuế


Khả năng sinh lời của vốn ( ROE)=
Vốn CSH bình quân

Lợi nhuận sau thuế phản ánh ở chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp” trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; còn chỉ tiêu “Vốn
chủ sở hữu bình quân” được tính như sau:
Vốn CSH đầu năm+Vốn CSH cuối năm
Vốn CSH bình quân¿
2

Mẫu số của ROE là “Vốn chủ sở hữu bình quân” vì tử số là kết quả của
một năm kinh doanh nên mẫu số không thể lấy trị số của vốn chủ sở hữu tại
một thời điểm mà phải sử dụng trị giá bình quân của năm.
ROE 2016 2017 2018
Lợi nhuận sau thuế 5,858 23,905 46,785
VCSH BQ 176,470 586,750 1,017,951
ROE 3.32% 4.07% 4.60%
Ý nghĩa: Chỉ số ROE là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết bình quân cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 3.32
đồng lợi nhuận ở năm 2016, 4.07 đồng ở năm 2017và 4.06 đồng ở năm 2018. Chỉ
số này qua các năm đều tăng dần cho thấy hiệu quả sử dụng vốn qua các năm đều
tăng trưởng tốt.
Nhận xét: ROE qua các năm tăng đều, ở năm 2016 qua năm 2017 tăng từ
3.32% lên 4.07% vì ở năm 2016 TTC bắt đầu đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của
mình. Từ năm 2017 đến năm 2018, ROE có tăng từ 4.07% ở năm 2017 lên 4.06%
ở năm 2018 vì TTC đang trên đà đẩy mạnh vốn đầu tư để mở các dự án khách sạn
và khu nghỉ dưỡng ở khắp các tỉnh thành ở Việt Nam.

· Tỷ suất sinh lời của doanh thu (Return on sales – ROS):

Lợi nhuận sau thuế


Tỷ suất sinh lời của doanh thu=
Doanh thu thuần

ROS 2016 2017 2018


Lợi nhuận sau thuế 5,858 23,905 46,785
Doanh thu thuần 247,568 925,686 919,310
ROS 2.37% 2.58% 5.09%

Ý nghĩa: Chỉ số ROS có ý nghĩa phản ánh lợi nhuận của công ty thu được
trên doanh thu bán ra. Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra
2.37 đồng lợi nhuận ở năm 2016, 2.58 đồng ở năm 2017 và 5.09 đồng lợi nhuận ở
năm 2018. Chỉ tiêu này qua các năm tăng dần cho thấy khả năng sinh lời càng cao
và hiệu quả kinh doanh càng lớn.
Nhận xét: ROS qua các năm đều tăng, ở năm 2016 sang năm 2017, ROS
chỉ tăng khoảng 0.21%, nhưng từ năm 2017-2018 ROS tăng trưởng mạnh lên mức
5.09%. Lí giải cho nguyên nhân này, TTC đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của
mình để mở thêm các khách sạn và khu nghỉ dưỡng để mở rộng quy mô của mình.

Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà
doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá
nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ.

Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền tệ (tiền mặt, tiền gửi …),
các khoản phải thu từ các cá nhân mắc nợ doanh nghiệp, các tài sản có thể
chuyển đổi nhanh thành tiền như: hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán.

Các khoản nợ của doanh nghiệp có thể là các khoản vay ngân hàng,
khoản nợ tiền hàng xuất phát từ quan hệ mua bán các yếu tố đầu vào hoặc sản
phẩm hàng hóa doanh nghiệp phải trả cho người bán hoặc người mua đặt trước,
các khoản thuế chưa nộp nhà nước, các khoản chưa trả lương.
Để phân tích khả năng thanh toán của DN, một số các chỉ tiêu sau được
sử dụng để phân tích:

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát.

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời

- Hệ số thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:

Tổng Tài sản


Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =
Tổng nợ phải trả

Hệ số thanh toán tổng quát 2016 2017 2018


Tổng Tài sản 416,388 1,606,248 1,849,713
Tổng Nợ phải trả 236,915 612,220 807,838

Hệ số thanh toán tổng quát 1.76 2.62 2.29

Ý nghĩa: Chỉ số hệ số thanh toán tổng quát phản ánh khả năng thanh toán chung
của doanh nghiệp. Nó cho biết với tổng tài sản hiện có, doanh nghiệp có thể trang trải
được các khoản nợ hay không. Qua tất cả các năm, hệ số này đều lớn 1, điều này cho
thấy công ty đang có khả năng thanh toán nợ vay tốt.
Nhận xét: hệ số thanh toán tổng quát tăng mạnh từ 1.76 lên 2.62 từ năm 2016 đến
năm 2017. Nhưng sang năm 2018 chỉ số này giảm còn 2.29. Điều này cho thấy trong
năm 2018, Tổng tài sản của TTC tăng nhưng trong đó công ty đã phải đi vay vốn khá
cao để tăng nguồn tài sản đầu tư vào các dự án như Resort 4* TTC Ninh Thuận,
Resort 4* TTC Mêkong và quần thể du lịch tại Đà Lạt.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

Tài sản ngắn hạn


Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn=
Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán hiện hành 2016 2017 2018

Tài sản ngắn hạn 158, 494,6 575,8


619 39 68

Nợ ngắn hạn 151, 295,4 397,2


109 50 38

Hệ số thanh toán hiện hành 1.05 1.67 1.45


Ý nghĩa: Chỉ số hệ số thanh toán hiện hành cho thấy các tài sản ngắn hạn có tính
thanh khoản cao của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu thanh khoản của doanh
nghiệp hay không. Qua tất cả các năm, hệ số này đều lớn 1, điều này cho thấy công ty
đang có khả năng thanh toán nợ vay trong ngắn hạn tốt, các tài sản ngắn hạn của công
ty có thể đủ đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
Nhận xét: hệ số thanh toán hiện hành tăng từ 1.05 ở năm 2016 lên 1.67 tại năm
2017. Nhưng sang năm 2018 chỉ số này giảm còn 1.45. Lý giải cho sự giảm chỉ số ở
năm 2018 là VNG đã tăng cường sử dụng vốn vay để đầu tư thêm vào các dự án như
Resort 4* TTC Ninh Thuận, Resort 4* TTC Mêkong Bến Tre, tăng vốn đầu tư vào
quân thể du lịch tại Đà Lạt trở thành một điểm đến lớn có giá trị trong khu vực.

· Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Tài sản ngắn hạn−hàng tồn kho


Hệ số khả năng thanh toán nhanh=
Nợ Ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh 2016 2017 2018


Tài sản ngắn hạn 158,619 494,639 575,868
Hàng tồn kho 1,221 12,519 11,540
Nợ ngắn hạn 151,109 295,450 397,238
Hệ số thanh toán nhanh 1.04 1.63 1.42
Ý nghĩa: Hệ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ của
công ty sau khi loại bỏ hàng tồn kho vì hàng tồn kho có mức thanh khoản kém hơn
các khoản khác. Qua tất cả các năm, hệ số này đều lớn hơn 1, điều này cho thấy công
ty đang có khả năng thanh toán nợ vay ngắn hạn trong thời gian ngắn rất tốt.
Nhận xét: hệ số thanh toán hiện hành tăng từ 1.04 ở năm 2016 lên 1.63 tại năm
2017. Nhưng sang năm 2018 chỉ số này giảm còn 1.42, Chỉ số này ở năm 2018 có
phần giảm vì nợ ngắn hạn của công ty tăng khá cao trong khi tài sản ngắn hạn của
công ty tăng không nhiều.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời (khả năng thanh toán bằng tiền mặt):

Tiền và các khoản tương đương tiền


Hệ số thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn

Khả Năng thanh toán tức thời 2016 2017 2018


Tiền và các khoản tương đương tiền 8,342 50,806 74,115
Nợ ngắn hạn 151,109 295,450 397,238
Khả năng thanh toán tức thời 0.06 0.17 0.19
Ý nghĩa: Hệ số thanh toán tức thời thể hiện khả năng thanh toán nhanh nhất của
doanh nghiệp bằng cách sử dụng tiền, thể hiện với số tiền và các khoản tương đương
tiền hiện tại doanh nghiệp có thể thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay
không. Qua các năm, hệ số này đều bé hơn rất nhiều so với 1, điều này cho thấy công
ty đang có khả năng thanh toán trong tức thời các khoản nợ vay không tốt.
Nhận xét: Hệ số thanh toán tức thời tăng qua các năm nhưng không đều từ 0.06 ở
năm 2016 lên 0.17 tại năm 2017. Nhưng sang năm 2018 chỉ số này tăng lên không
nhiều và nằm ở mức 0.19.

Hệ số thanh toán lãi vay

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay


Hệ số thanh toán lãi vay =
Chi phí lãi vay

Hệ số thanh toán lãi vay 2016 2017 2018

LNTT 9,79 58,85 90,40


5 0 5

Chi phí lãi vay


11,3 42,08 42,45
74 6 9

21,1 100,9 132,8


LNTT và lãi vay 69 36 64

Hệ số thanh toán lãi vay 1.86 2.40 3.13


Ý nghĩa: Chỉ số hệ số thanh toán lãi vay cho thấy mức độ lợi nhuận đảm bảo cho
khả năng trả lãi như thế nào. qua tất cả các năm, hệ số này đều lớn hơn 1 rất nhiều,
điều này cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay tốt.
Nhận xét: Hệ số thanh toán tức thời tăng đều qua các năm từ 1.86 ở năm 2016 lên
2.4 tại năm 2017. Và sang năm 2018 chỉ số này tiếp tục tăng đều và nằm ở mức 3.13.

Phân tích tính thanh khoản của TSNH

Phân tích tính thanh khoản của các khoản phải thu

Số vòng quay các khoản phải thu:

Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ kinh doanh các khoản phải thu quay
được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

Tổng donah thubán chịu


Số vòng quay các khoản phải thu=
Bình quân các khoản phải thu

Trong đó:

Tổng số nợ phải thu đầu kỳ và cuôi kỳ


Bình quân các khoản phải thu=
2

Thời gian thu tiền (thời gian quay vòng các khoản phải thu)

Thời gian kỳ phân tích


Thời gian một vòng quay khoản phải thu=
Số vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu 2016 2017 2018

247,56
Doanh thu 925,699 919,379
8

Nợ phải thu BQ 76,650 281,939 487,262

Tổng khoản nợ phải thu 97,612 466,266 508,257

Ngắn hạn 93,234 402,748 473,324

Dài hạn 4,378 63,518 34,933

Vòng quay nợ phải thu 3.23 3.28 1.89

Kỳ thu khách hàng 113 111 193


Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ kinh doanh các khoản phải thu
quay được bao nhiêu vòng. Nó cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản
phải thu và hiệu quả của việc thu hồi nợ. Năm 2016 và năm 2017, Chỉ tiêu này
năm ở mức 3.23 và 3.27, điều này cho thấy vòng quay luân chuyển các khoản
phải thu nằm ở mức cao, công ty ít bị chiếm dụng vốn. Sang năm 2018 vòng
quay khoản phải thu đã giảm còn 1.89. Thể hiện vòng quay thu tiền giảm,
nguồn vốn của công ty đang bị chiếm dụng cao hơn năm trước.
Nhận xét: Qua các năm, Vòng quay khoản phải thu không đồng
đều.Năm 2016 và 2017 khá tương đương với nhau, năm ở mức 3.23 và 3.28
tương đương với 11.3 ngày và 111 ngày. Sang năm 2018 chỉ số này đã thay đổi
chỉ còn 1.89 tương ứng với 193 ngày.
Ø Tính thanh khoản của hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán


Số vòng quay hàng tồn kho=
Giá trị hàng tồn kho bình quân

Số ngày trong kỳ (365)


Thời gian tông kho bìnhquân=
Số vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho 2016 2017 2018

Giá vốn 225,37


9 665,627 630,851

Hàng tồn kho BQ 12,124 6,870 12,030

Vòng quay hàng tồn kho 18.59 96.89 52.44

Số ngày hàng tồn kho 20 4 7

Ý nghĩa: Hàng tồn kho thể hiện tài sản dự trữ của công ty, số vòng quay hàng
tồn kho thể hiện số lần mà hàng tồn kho bình quân bán ra trong kỳ và nó được đo
lường bằng số ngày hàng tồn kho bán ra.

Nhận xét: Qua các năm, Vòng quay hàng tồn kho không đồng đều qua các
năm. Năm 2016 nằm ở mức hơn 18 vòng tương đương với 20 ngày nhưng sang năm
2017, đã có sự thay dổi đáng kể là tăng lên gần 97 vòng tương đương 4 ngày. Sang
năm tiếp theo nó đã giảm xuống còn 52 vòng tương đương với 7 ngày.

Vòng quay phải trả nhà cung cấp

Doanh số muahàng thường niên


Vòng quay các khoản phải trả=
Phải trả bình quân

Trong đó:

Doanh số mua hàng thường niên= Giá vốn hàng bán + hàng tồn kho cuối kỳ- hàng tồn
kho đầu kỳ

Phải trả trong báo cáo nămtrước +năm nay


Phải trả bình quân=
2

Vòng quay phải trả nhà cung cấp 2016 2017 2018

Doanh số mua hàng thường niên 203,57 676,925 629,872


3

Các khoản phải trả bình quân 23,695 33,516 72,776

Vòng quay các khoản phải trả 8.59 20.20 8.66

Số ngày trả tiền bình quân 42 18 42

Ý nghĩa: Chỉ số này phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối
với nhà cung cấp, chỉ số này càng thấp cho thấy khả năng chiếm dụng vốn và thanh
toán chậm hơn năm trước và ngược lại. Năm 2016, chỉ số này nằm ở mức 8.59 và sang
năm 2017 đã tăng lên 20.2, điều này phản ánh năm 2017 doanh nghiệp ít chiếm dụng
vốn và thanh toán cho nhà cung cấp hơn năm trước. Sang năm 2018 Chỉ số này giảm
xuống còn 8.66 chứng tổ doanh nghiệp đã chiếm dụng vốn và thanh toán cho nhà cung
cấp chậm hơn năm 2017

Nhận xét: Qua các năm, chỉ số này thay đổi không đồng đều. Năm 2016 sang 2017,
chỉ số này tăng mạnh từ 8.59 lên 20.20 và sang năm 2018 giảm xuống lại còn 8.66.
Điều đó dẫn đến việc thay đổi số ngày trả tiền bình quân, năm 2016 số ngày trả tiền
bình quân là 42 ngày, nhứng sang năm 2017 đã giảm còn 18 ngày và cuối cùng là năm
2018 đã tăng lên lại 42 ngày, bằng với năm 2016.
Chỉ số vòng quay tài sản cố định

Vòng quay tài sản cố định (Hiệu suất sử


dụng tài sản cố định) 2016 2017 2018
Doanh thu thuần 247,568 925,686 919,310
Tài sản cố định trung bình 186,471 495,990 865,065
Vòng quay tài sản cố định 1.33 1.87 1.06

Ý nghĩa: Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng Tài sản cố định(TSCĐ)
của doanh nghiệp, cho thấy 1 đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh
sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2016, 1 đồng TSCĐ tạo ra 1.33 đồng doanh
thu, 1.87 đồng doanh thu ở năm 2017 và 1.06 đồng ở năm 2018. Chỉ số này qua các
năm đều lớn hơn 1 cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp có hiệu quả.

Nhận xét: Qua các năm, chỉ số này thay đổi không đồng đều. Ở năm 2016, 1
đồng TSCĐ tạo ra 1.33 đồng doanh thu. Chỉ số này lớn hơn 1 cho thấy công ty kinh
doanh có hiệu quả. Sang năm 2017, TSCĐ của công ty tăng mạnh, lên mức gần 500 tỷ
đồng, tương tự doanh thu thu được cũng tăng trưởng theo lên mức hơn 925 tỷ đồng,
điều này đã khiến cho Vòng quay tài sản cố định tăng lên mức 1.87. Sang năm 2018,
TSCĐ tăng một lượng lớn lên 865 tỷ đồng nhưng doanh thu của khách sạn không đổi.

Vòng quay tổng tài sản

Vòng quay tổng tài sản (Hiệu suất sử


dụng toàn bộ tài sản) 2016 2017 2018
Doanh thu thuần 247,568 925,686 919,310
Tổng tài sản bình quân 404,640 1,011,318 1,727,981
Vòng quay tổng tài sản 0.61 0.92 0.53
Ý nghĩa: Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử
dụng tài sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một
đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra.

Nhận xét: qua các năm Vòng quay tổng tài sản không đồng đều. Ở năm 2016, chỉ
số này năm ở mức 0.61 nhưng sang năm 2017. Nhờ vào sự tăng đẩy mạnh đầu tư của
công ty, Tài sản bình quân trong năm 2017 đã tăng lên hơn 1,000 tỷ đồng và điều này đã
làm cho doanh thu thuần của công ty cũng tăng mạnh theo, điều này dẫn đến vòng quay
tổng tài sản cũng tang lên đáng kể từ 0.61 ở năm 2016 lên 0.91 ở năm 2017. Nhưng bước
tiếp sang năm 2018, Chỉ số này cũng giảm đi còn có 0.53 vì có sự tăng đáng kể trong
tổng tài sản bình quân của công ty nhưng giá trị tăng này chưa làm doanh thu tăng so với
năm trước.

Đòn bẩy

Đòn bẩy 2016 2017 2018


Nợ 236,915 612,220 807,838
Tổng Tài sản 416,388 1,606,248 1,849,713
Đòn bẩy 0.57 0.38 0.44

Ý nghĩa: Chỉ số này phản ánh tỷ lệ nợ trong tổng tài sản của công ty. Nếu tỷ lệ
này lơn hơn 1 cho thấy công ty đang có mức độ rủi ro cao. Ngược lại, Hệ số này nhỏ hơn
1 có nghĩa công ty có mức độ rủi ro thấp và khả năng tự chủ về tài chính cao.

Nhận xét: Qua các năm không đồng đều, Năm 2016, Hệ số nợ trong tổng tài sản
là 0.57, Sang năm tiếp theo, Tổng tài sản công ty tăng mạnh và đi cùng với đó Tổng nợ
cũng tăng theo, nhưng năm 2017 chỉ số này đã giảm còn 0.38, điều này cho thấy công ty
đã sử dụng vốn chủ sở hữu của mình nhiều hơn nợ. Sang năm 2018 chỉ số này đã tăng lên
thành 0.44, điều này cho thấy đòn bẩy của công ty khá thấp.

Hệ số tự tài trợ

Hệ số tự tài trợ 2016 2017 2018


VCSH 179,473 994,027 1,041,875
Tài sản Dài hạn 257,770 1,111,609 1,273,845
Hệ số tự tài trợ 0.70 0.89 0.82

Ý nghĩa: Phản ánh tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tài sản dài hạn của DN. Tỷ số tự tài
trợ có giá trị càng cao, khả năng tự chủ của doanh nghiệp càng lớn. Qua các năm hệ số
này tương đối lớn, điều này cho thấy TTC sử dụng vốn chủ sở hữu của mình khá nhiều
trong cơ cấu vốn của mình. Điều này cho thấy khả năng tự chủ của công ty khá cao.

Nhận xét: Các năm không đồng đều, năm 2016 chỉ ở mức 0.7 nhưng sang năm
2017, chỉ số này đã tăng đáng kể lên 0.89 nhờ sự tăng trưởng trong VSCH làm nâng tài
sản dài hạn của công ty. Bước sang năm tiếp theo VCSH không thay dổi nhiều nhưng tài
sản dài hạn đã tăng lên nhiều, điều này đã làm hệ số tự tài trợ giảm xuống còn 0.82.

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản

Tỷ số này được tính bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế và lãi trong một thời kỳ nhất
định chia cho bình quân giá trị tổng tài sản cùng kỳ của doanh nghiệp. Lợi nhuận trước
thuế và lãi có thể lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp hoặc tính ra
bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế cộng với chi phí lãi vay.

Lợi nhuận trước thuê và lãi vay


Tỷ suất sinh lời kinhtế của tài sản=
Bình quân tổng tài sản

Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản


BEF 2016 2017 2018
LNTT 9,795 58,850 90,405
Lãi vay 11,374 42,086 42,459
LNTT và lãi vay 21,169 100,936 132,864
Tổng Tài sản Bình quân 404,640 1,011,318 1,727,981
BEF 5.2% 10.0% 7.7%

Ý nghĩa: Tỷ số này thường được dùng để so sánh khả năng sinh lợi giữa các
doanh nghiệp có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ rất khác
nhau. Tỷ số mang giá trị dương càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng
có lãi. Tỷ số mang giá trị âm là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.

Nhận xét: Qua các năm chỉ số này thay đổi không đồng đều, Cụ thể ở năm
đầu tiên, BEF ở mức 5.2%, sang năm 2017, chỉ số này tăng lên gần gấp 2 lần. Nhưng
sang năm 2018, chỉ số này đã giảm xuống chỉ còn 7.7%

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu EPS

Cách tính:

Lợi nhuận sau thuế


EPS=
Số lượng cổ phiếu lưu hành trong kỳ

Lợi nhuận trên cổ phiếu EPS 2016 2017 2018


LNST 6,007 35,736 68,778
Vốn điều lệ 130,000 752,050 837,044
Cổ phiếu phổ thông đang lưu hành 13 75 84
LN trên cổ phiếu EPS 462 475 822

Ý nghĩa: EPS đóng vai trò quan trọng như một chỉ số để đánh giá hiệu quả hoạt
động của một công ty. Các nhà đầu tư thường quan sát chỉ số này để đanh lợi nhuận
thu được từ cổ phiếu và xác định giá cổ phiếu. Bên cạnh đó nó là thành phần quan
trọng trong việc tính toán chỉ số P/E.Số lượng cổ phiếu của công ty tương đối thấp,
điều này cho thấy công ty sử dụng vốn ít và điều này cho thấy công ty có hiệu quả cao
trong việc sử dụng vốn.

Nhận xét: Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu tăng dần qua các năm. Qua 3 năm, ta có
thể nhận thấy sự tăng trưởng đồng đều trong các chỉ số LNST, vốn điều lệ,... EPS năm
2016 chỉ khoảng 462 đồng trên cổ phiếu, sau 2 năm hoạt động, chỉ số này đã tăng lên
khá cao khoảng 822 đồng trên mỗi cổ phiếu.

Chỉ số P/E

Tỷ số P/E được tính bằng cách lấy giá thị trường bình quân của cổ phiếu do doanh nghiệp phát
hành trong một kỳ nhất định chia cho thu nhập bình quân trên một cổ phần mà doanh nghiệp
phải trả cho nhà đầu tư trong kỳ đó.

Giá trị thị trường mỗi cổ phiếu


Tỷ số P/ E=
Thu nhập bình quân trên mỗi cổ phiếu

P/E 2016 2017 2018


EPS 451 401 609
Giá thị trường mỗi cổ phiếu 13500 16200 20450
P/E 29.9 40.4 33.6

Ý nghĩa: P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao
nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. Hệ số này của
công ty nằm ở mức trung bình, điều này cho thấy cổ phiếu của công ty có rui ro thấp
và dự doán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ chia cổ tức cao.
Nhận xét: Chỉ số P/E qua các năm không đồng đều nhưng giá trị này thay đổi thất
thường là điều bình thường. Giá thị trường mỗi cổ phiếu tăng đều qua các năm nhưng
ở đây có sự thay đổi không đồng đều trong EPS mà công ty chia cho mỗi cổ phiếu. Từ
đó dẫn đến việc P/E qua các năm thay đổi không đồng đều. Cụ thể ở năm 2016, P/E là
29.9 với EPS là 451 đồng nhưng sang năm 2017, chỉ số này tăng mạnh lên 40.4 với
EPS 401 đồng, EPS ở năm này giảm làm P/E tăng mạnh. Sang năm 2018 giảm xuống
còn 33.6, lý do của việc giảm chỉ số này là do EPS của công ty tại năm 2018 tăng lên
609 đồng trên mỗi cổ phiếu, điều này đã làm cho P/E năm này giảm so với năm trước.

Chỉ số P/B

Vốn chủ sở hữu bình quân−Nợ vô hình không thu hồi được
Book Value=
Số lượng cổ phiếu phát ra

Giá trị cổ phiếu trên thị trường


P/ B=
Book Value

P/B 2016 2017 2018


Giá thị trường mỗi cổ phiếu 13500 16200 20450
VCSH BQ 176,470 586,750 1,017,951
Tài sản vô hình không thu hồi được 33,555 46,636 106,758
Số lượng cổ phiếu 13 75 84
Book Value 71,457 270,057 455,597
P/B 0.19 0.06 0.04

Ý nghĩa: Chỉ số này dùng để so sánh giá cổ phiếu với giá trị ghi sổ của nó. P/B
là công cụ phân tích giúp các nhà đầu tư tìm kiếm các cổ phiếu có giá rẻ mà thị trường
ít quan tâm. Qua 3 năm giá trị P/B của doanh nghiệp đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ doanh
nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi số của nó; giá trị tài sản của
công ty đã bị thổi phồng quá mức hoặc thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp.
Nhận xét: Qua 3 năm, giá trị P/B của công ty đều lơn hơn 1, điều này cho thấy
công ty đang làm ăn tốt và có thu nhập cao trên tài sản công ty. Năm 2016. Chỉ số này
nằm ở mức 1.23 và sang năm 2017 nó đã tăng mạnh lên 2.26. Nhưng sang năm 2018
chỉ số này đã giảm xuống mức 1.88. Nguyên do của việc giảm này là giá trị sổ sách
của công ty qua các năm không đều, điều này đã làm cho P/B cũng thay đổi không
đều theo.

1.4 KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH DOANH


1.4.1 Giới thiệu chung về dự án
- Tên dự án: Khách sạn CAPELLA tiêu chuẩn 3 sao.
- Địa điểm: Mặt tiền đường Trần Phú, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
- Diện tích xây dựng: 2.000m2.
- Mục tiêu đầu tư: Xây dựng khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao.
- Quy mô dự án: 53 phòng.
- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới.
- Tổng mức đầu tư: 35.000.000.000 đồng
- Mục tiêu dự án: Hoạt động kinh doanh dựa trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu
trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách hàng nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn,
nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi và hướng đến sự
phát triển du lịch bền vững, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của Thành phố Nha
Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung
- Tiến độ thực hiện: Bao gồm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn chuẩn bị: 2 tháng.
+ Giai đoạn xây dựng: 10 tháng.
1.4.2 Sự cần thiết của việc đầu tư
1.4.2.1 Căn cứ pháp lý xây dựng dự án
Trong thời gian gần đây, nhu cầu du lịch ngày càng tăng cao, kéo theo đó là dịch
vụ kinh doanh khách sạn để đáp ứng nhu cầu của du khách. Cho đến hiện tại, ngành này
được chú ý bởi không chỉ các nhà đầu tư trong nước mà ngay cả các nhà đầu tư nước
ngoài cũng muốn chiếm lĩnh thị trường này tại Việt Nam. Thế nhưng, kinh doanh khách
sạn, nhà nghỉ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vậy nên các doanh nghiệp cần phải
thực hiện thủ tục cần thiết để tiến hành hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi và
không vi phạm pháp luật.
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
- Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ
bản của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;
- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
- Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
- Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế
thu nhập doanh nghiệp;
- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết
thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;
- Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định
việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực
hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường;
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều luật phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý
chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008
của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-
CP;
- Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc
lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
- Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều
chỉnh dự toán xây dựng công trình;
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết
toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 02/2001/QĐ-TCDL ngày 27 tháng 4 năm 2001 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Du lịch về việc bổ sung, sửa đổi Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn;
- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030;
- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030;
- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số
957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
- TCVN 5065 -1990 : Khách sạn – Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 4391-2009 : Khách sạn – Xếp hạng ;
1.4.2.2 Căn cứ thực tiễn
Nha Trang đã vượt qua Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để trở thành điểm du
lịch có công suất cho thuê khách sạn lớn nhất cả nước. Một báo cáo về thị trường du lịch
vừa mới được Savills công bố cho thấy, công suất cho thuê bình quân của các khách sạn
ở Nha Trang khoảng 78%, cao hơn nhiều so với mức khoảng 70% của hai thị trường du
lịch lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Thậm chí, hiệu quả kinh doanh khách sạn ở Nha Trang còn vượt xa hai “ngôi sao
đang lên” khác là Đà Nẵng và Phú Quốc, với tổng cộng hơn 12.000 phòng, nguồn cung
khách sạn 3 ‒ 5 sao ở Nha Trang cao gấp 4 lần so với Phú Quốc và gấp 1,5 lần so với Đà
Nẵng.
Thời gian gần đây, Nha Trang chứng kiến sự bùng nổ của du khách Nga và Trung
Quốc, trong đó du khách Nga được miễn thị thực và họ rất ưa thích nghỉ dưỡng ở Việt
Nam, còn tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh ở Trung Quốc tạo nên nguồn cầu lớn cho
du lịch quốc tế. Những du khách này thường lưu trú 3 đến 5 ngày, thậm chí một tuần, nên
hầu như các khách sạn lớn nhỏ ở Nha Trang lúc nào cũng đông kín khách.
Vì vậy, quyết định đầu tư vào khách sạn tại Nha Trang là một lựa chọn cực kỳ có
chiến lược.
PHẦN 2: CHI TIẾT DỰ ÁN KINH DOANH KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN DU LỊCH THÀNH THÀNH CÔNG
2.1 CƠ SỞ THỰC HIỆN DỰ ÁN
Hiện nay, đời sống của nhân dân được nâng cao rất nhiều, kéo theo đó là nhu cầu
du lịch phát triển với tốc độ nhanh, đòi hỏi ngành du lịch phát triển với tốc độ nhanh hơn
với tốc độ tăng của GDP, trong đó có hệ thống kinh doanh khách sạn giữ vị trí quan
trọng.
Kinh doanh khách sạn là lĩnh vực đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ và cạnh
tranh khốc liệt. Tuy nhiên chỉ có những người trong nghề mới hiểu kinh doanh khách sạn
là quá trình gian nan đòi hỏi chủ đầu tư cũng như người quản lý ngoài đam mê, họ cần
trang bị cho mình rất nhiều kiến thức và kỹ năng nếu họ thực sự muốn kinh doanh ra lợi
nhuận.
Hơn thế nữa, khách sạn Capella được tọa lạc tại đường Trần Phú, đường ven biển
Thành phố Nha Trang, là tuyến đường đắc địa nhất do vị trí giáp biển. Biển Nha Trang
được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh. Còn gì tuyệt vời hơn khi
mỗi sáng thức dậy, có thể đi dạo trên bờ biển, ngắm bình minh và tắm biển. Hoặc chiêm
ngưỡng vẻ đẹp tuyệt diệu của thiên nhiên khi hoàng hôn buông xuống trên biển. Vào mùa
hè nắng nóng, lưu trú tại khách sạn Capella gần biển sẽ mang lại cho bạn một cảm giác
vô cùng thư thái khi được đón nhận được những cơn gió mát lành từ biển thổi vào.

Nhờ những lợi thế để phát triển du lịch, những năm gần đây Nha Trang đã phát
triển thành một thành phố phồn hoa với nhiều công trình khách sạn cao cấp, các khu đô
thị mới và hệ thống hạ tầng giao thông cũng đang được kiện toàn. Với lợi thế đường bờ
biển dài 385 km, nhiều bãi tắm đẹp, nước biển trong xanh; gần 200 đảo ven bờ; dải ven
biển có bốn vịnh lớn: Cam Ranh, Nha Trang, Nha Phu và Vân Phong…nên hoạt động du
lịch tại khu vực này vô cùng phát triển. Bên cạnh đó, Nha Trang còn có nhiều địa điểm
tham quan nổi tiếng như: Viện Hải dương học, chùa Long Sơn, Bảo tàng A.Yersin, nhà
thờ đá, đảo Khỉ, đảo Hòn Mun, đảo Bình Ba – Bình Hưng – Bình Lập, đảo Hòn Tằm,
vịnh Vân Phong, vịnh Ninh Vân, biển Đại Lãnh, chợ Đầm, Vinpearl land...
Theo dự báo của Savills – đơn vị chuyên nghiên cứu và cung cấp các dịch vụ bất
động sản hàng đầu thế giới, lượng du khách tới Nha Trang sẽ tăng từ 4,5 triệu lượt năm
2016 lên đến 7,2 triệu lượt năm 2020. Tới khi đó, Nha Trang phải có 19.200 phòng khách
sạn 3 – 5 sao mới đáp ứng được nhu cầu của du khách, nhưng với nguồn cung hiện tại thì
chỉ có thể cung cấp 17.600 phòng sau 4 năm nữa.

Theo thống kê từ Booking.com (trang web hàng đầu thế giới về du lịch trực tuyến
và các dịch vụ liên quan), Nha Trang hiện đã vượt qua Đà Nẵng về thời gian lưu trú. Cụ
thể, thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế đến Nha Trang là 3,5 ngày so với 2,8
ngày ở Đà Nẵng và 2,6 ngày ở Phú Quốc.

Nắm bắt được thị trường và xu hướng phát triển bất động sản nghỉ dưỡng trong
tương lai, TTC Capella nổi lên như một điểm sáng của thị trường khách sạn nghỉ dưỡng
tại Nha Trang trong thời điểm hiện tại. Với mục tiêu mang đến những trải nghiệm sống
đẳng cấp, khác biệt của một dự án “Kề bên biển” Được biết, dự án tọa lạc tại vị trí đắc
địa, số 24 – 26 đường Trần Phú, cung đường ven biển đẹp nhất trung tâm thành phố Nha
Trang – biểu tượng mới của khu đường biển Nha Trang

2.1.1 Phân tích nền kinh tế vĩ mô


- Kinh tế thế giới:
Nền kinh tế và thương mại toàn cầu duy trì tốc độ tăng trưởng tốt hơn so với năm
trước, tiếp tục giữ mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước đạt 3,7% (IMF -
Quỹ tiền tệ quốc tế). Nhưng trong năm 2018 đã xuất hiện những diễn biến mới khiến tình
hình trở nên phức tạp hơn, mối quan hệ căng thẳng giữa các nước lớn, đặc biệt là cuộc
chiến thương mại Mỹ - Trung có dấu hiệu leo thang, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế
toàn cầu. Nhìn chung, mức độ tăng trưởng vẫn còn mạnh mẽ ở các nền kinh tế phát triển,
nhưng đã chậm lại ở nhiều nước.

Kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng vững chắc và dự báo đạt mức tăng trưởng cao khoảng
3,1% nhờ chính sách cắt giảm thuế phát huy hiệu quả, kích thích đầu tư và phục hồi tăng
trưởng kinh tế. Thâm hụt thương mại của Mỹ giảm nhẹ (khoảng 3,5%) xuống còn 58,1 tỷ
USD do nhập khẩu dầu từ nước ngoài giảm.
Kinh tế khu vực châu Âu (Eurozone) tiếp tục cho thấy triển vọng khả quan, tăng
trưởng dự kiến đạt khoảng 2,2% năm 2018 mặc dù bất ổn chính trị và sự kiện Brexit tác
động.

Kinh tế Nhật Bản với GDP lần đầu tiên sau nhiều năm đã tăng trưởng dương, cả
năm ước đạt 2,7%. Mặc dù trong quý III tăng trưởng GDP giảm 1,2% so với những
tháng của quý I và quý II do động đất lớn tại Hokkaido và bão lũ tại khu vực Kansai.

Trung Quốc tăng trưởng thấp hơn dự đoán và chỉ tăng 6,5% so với cùng kỳ năm
2017, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Theo dự báo của IMF thì nền kinh tế thế giới tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng
3,7% vào năm 2019. Báo cáo nhận định chính sách thắt chặt tiền tệ, khả năng thanh
khoản sụt giảm, mức nợ và giá tài sản cao là những yếu tố có thể tạo ra làn sóng bán tháo
ồ ạt trên các thị trường tài chính và kết quả là kinh tế giảm tốc mạnh hơn dự kiến.
- Kinh tế Việt Nam:
Theo Tổng cục thống kê (GSO) tăng trưởng GDP năm 2018 ước đạt 7,1%, mức
tăng trưởng này vượt mục tiêu 6,7%, đạt được kết quả này là nhờ cả 3 khu vực tăng
trưởng khá đồng đều, trong đó ngành sản xuất chế tạo tiếp tục mở rộng, sản xuất nông
nghiệp tăng cao, ngành dịch vụ ổn định. Trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế năm
2018, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,8%, đóng góp 8,7% vào mức tăng
trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,9%, đóng góp 48,6%; khu vực
dịch vụ tăng 7%, đóng góp 42,7%. Riêng ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 6,8%,
đóng góp 4% vào GDP cả nước. Giá tiêu dùng bình quân (CPI) ước cả năm tăng trong
khoảng 3,5% và lạm phát cơ bản tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2017. Mặt bằng lãi suất
giảm, thị trường ngoại hối, tỷ giá ổn định, không biến động nhiều.

Tiếp đà tăng trưởng tích cực của năm 2018, nền kinh tế tiếp tục hưởng lợi từ
những động lực của nền kinh tế. Nhiều ngành kinh tế lớn bước vào chu kỳ tăng trưởng
nhanh như công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn, bán lẻ; kinh doanh bất động sản…
tạo điều kiện thuận lợi để duy trì đà tăng trưởng 6,8% trong năm 2019. Tốc độ tăng CPI
dự kiến dưới 4%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP 34%, tốc độ tăng trưởng kim
ngạch xuất nhập khẩu khoảng 8- 10% cao hơn Quốc hội giao.
2.1.2 Phân tích ngành du lịch
2.1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành du lịch
- Điều kiện thị trường:
Trước tiên chúng ta hiểu thị trường là nơi tập trung giữa người mua và người bán
hay nói cách khác là nơi giao thoa giữa cung và cầu. Vì vậy sự biến đổi của cung hay cầu
đều dẫn đến sự biến đổi của thị trường.
+ Sự biến đổi về cầu:
Chúng ta biết rằng khách là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, của
một khách sạn. Hoạt động thu hút khách chịu ảnh hưởng nhiều của sự biến đổi của trên
thị trường, sự biến đổi của cầu lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như trình độ nhân
thức, khả năng thanh toán, thói quen tiêu dùng hay xu hướng mới trên thị trường. Nghiên
cứu về cầu lưu trú khách du lịch để doanh nghiệp của mình. Rõ ràng rằng nếu nhu cầu về
lưu trú cao thì doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để thu hút được nhiều khách đến, mặt
khác có thể lựa chọn được khách của mình để phục vụ cho chu đáo, nâng cao hiệu quả
kinh doanh. Ngược lại nếu cầu về lưu trú thấp, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải đối
mặt với cạnh tranh gay gắt vì trong chiến lược thu hút khách đòi hỏi doanh nghiệp phải
có chính sách phù hợp về giá cả, các kênh phân phối để lôi kéo được nhiều du khách đến
nhất.
+ Sự biến đổi về cung:
Sự biến đổi về cung thể hiện sự thay đổi về số lượng cũng như chất lượng của các
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trú trên thị trường. Sự biến đổi về cung cầu trong dịch
vụ lưu trú trên thị trường. Sự biến đổi về cung cầu trong dịch vụ lưu trú dẫn đến từng
doanh nghiệp phải có chính sách hợp lý trong từng thời kỳ để thu hút được khách đến.
Trong bối cảnh hiện nay cầu cũng gia tăng mà cung cũng gia tăng nhưng với những sắc
thái khác nhau và yêu cầu đòi hỏi cũng khác nhau vì vậy doanh nghiệp phải biết lựa chọn
con đường đi của riêng mình để đạt được hiệu quả trong kinh doanh.
- Các điều kiện kinh tế, chính trị quốc tế và trong nước:
Hoạt động kinh doanh của khách sạn gắn liền với sinh hoạt của con người về ăn ở,
nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí ngoài nơi cư trú thường xuyên. Vì vậy việc đảm bảo an ninh
chính trị, an toàn xã hội cho khách và hoạt động kinh doanh của khách sạn có ý nghĩa hết
sức quan trọng. Yêu cầu này chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện của nền kinh tế
chính trị của một quốc gia ổn định và phát triển lành mạnh. Như vậy có nghĩa là tình hình
kinh tế chính trị có ảnh hưởng rất lớn tới số lượng khách du lịch và lượng khách đến lưu
trú do vậy mà doanh nghiệp tùy theo điều kiện cụ thể mà có biện pháp phục vụ khách chu
đáo khi khách đến lưu trú tại khách sạn.
- Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm đường xá, hệ thống giao thông vận tải,
thông tin liên lạc, điện nước…có ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác tài nguyên du lịch
của một quốc gia, của vùng, ảnh hưởng đến việc thu hút khách. Cơ sở hạ tầng tốt là điều
kiện thuận lợi an toàn, tiết kiệm cho khách trong việc đi lại, ăn ở, giúp cho hoạt động
khách sạn được thông suốt đảm bảo năng suất lao động và chất lượng phục vụ còn ngược
lại sẽ hạn chế sự phát triển của từng doanh nghiệp du lịch. Như vậy để công tác thu hút
khách tiến hành thành công thì chúng ta cần quan tâm thích đáng vào cơ sở vật chất kỹ
thuật của từng doanh nghiệp, ngành du lịch cũng như các địa phương, quốc gia.
- Điều kiện tài nguyên du lịch:
Điều kiện tài nguyên du lịch có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút khách là
tiền đề để khách lựa chọn khi đi du lịch đồng thời cũng là yếu tố để doanh nghiệp lựa
chọn khi xây dựng khách sạn đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tài nguyên du lịch là tổng thể các yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử cùng các thành
phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả
năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực
tiếp hay gián tiếp cho việc sản xuất ra các sản phẩm du lịch.Việc phân loại tài nguyên và
nghiên cứu tài nguyên du lịch giúp cho mỗi doanh nghiệp khi đi vào hoạt động kinh
doanh phải biết cách khai thác tài nguyên có hiệu quả nhất đồng thời trên cơ sở đặc trưng
của mỗi loại tài nguyên mà có biện pháp thích hợp để thu hút khách
- Các công cụ pháp luật chính trị:
Công cụ pháp luật chính trị tác động đến hoạt động kinh doanh du lịch nó có thể
kìm hãm hay thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch cũng như của từng doanh nghiệp.
Điều này ảnh hưởng đến định hướng, chiến lược và quy hoạch phát triển của ngành du
lịch. Doanh nghiệp là một tế bào trong nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ hoạt động kinh
doanh có hiệu quả nếu như được sự ủng hộ của chính quyền sở tại còn ngược lại nếu
không có sự ủng hộ đó thì doanh nghiệp khó có thể tồn tại được. Do đó đây là yếu tố xúc
tác tạo một môi trường cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi và có hiệu quả hơn trong
kinh doanh của mình.
- Môi trường tự nhiên xã hội:
Có thể nói ngành du lịch là một ngành kinh tế bấp bênh nhất trong các ngành kinh
tế nhưng đồng thời là ngành kinh tế có sự phục hồi kỳ diệu. Bởi vì ngành du lịch là một
ngành kinh tế tổng hợp chịu ảnh hưởng của nhiều ngành kinh tế khác nhau nên mỗi khi
có ngành kinh tế nào bị khủng hoảng đề ảnh hưởng ít hay nhiều đến ngành du lịch.
Không chỉ có thể ngành du lịch còn chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên xã hội, điều
kiện kinh tế, chính trị của một quốc gia. Sự phát triển của du lịch cũng như sự phát triển
của một doanh nghiệp khách sạn sẽ gặp khó khăn nếu như đất nước xảy ra những biến cố
làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, đe dọa trực tiếp hay gián tiếp đến sự an
toàn của du khách.
- Mức độ phát triển của nền kinh tế:
Ngày nay cùng với xu hướng quốc tế hóa, khu vực hóa, các hình thức liên kết cả
về chiều dọc hay chiều ngang được phổ biến ở mọi lĩnh vực và trong cả hoạt động kinh
doanh của các khách sạn. Các doanh nghiệp khách sạn nằm trong quy luật vận động của
ngành du lịch nên cũng chịu ảnh hưởng của nhiều ngành kinh tế khác. Đó là mối liên hệ
với ngành tài chính ngân hàng, thông tin liên lạc, giao thông vận tải…Các ngành kinh tế
có tác động qua lại thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho sự phát triển
của doanh nghiệp khách sạn.
2.1.2.2 Tình hình phát triển du lịch
- Du lịch thế giới:
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổ chức Du lịch Thế Giới (UNWTO), trong
năm 2018, lượng du khách quốc tế tăng trưởng 6%, trong đó châu Âu và Đông Nam Á là
những khu vực ghi nhận có mức tăng trưởng ấn tượng nhất, lên đến 9%. Trong khi đó,
khu vực Bắc Mỹ là 5% và khu vực Nam Mỹ có mức tăng 7%. Ước tính năm 2018, lượng
du khách quốc tế đã tăng khoảng 641 triệu lượt, nhiều hơn 37 triệu lượt so với cùng kỳ
năm 2017.
Trong năm 2019, Tổ chức Du lịch Thế giới dự báo tốc độ tăng trưởng GDP trung
bình của ngành Du lịch toàn cầu tăng ổn định ở mức 3,8%, đóng góp 10,2% mức tăng
trưởng GDP toàn cầu. Giá du lịch dự kiến sẽ tăng mạnh trong năm 2019, với giá ngành
khách sạn tăng 3,7%, và giá ngành hàng không tăng 2,6%, do nền kinh tế toàn cầu tiếp
tục tăng trưởng và dự kiến giá dầu tăng trong thời gian tới.
- Du lịch Việt Nam:
Doanh thu ngành du lịch năm 2018 (gồm doanh thu lưu trú, ăn uống và dịch vụ lữ
hành) đạt 581 nghìn tỷ đồng, trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2018 ước
tính đạt 540 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1%, doanh thu du lịch lữ hành năm nay ước tính đạt 41
nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% so với năm trước. Nhu cầu du lịch trong và ngoài nước cùng
với lượng khách quốc tế đến nước ta tăng mạnh góp phần tăng doanh thu cho hoạt động
du lịch lữ hành.
Trong năm 2018, khách du lịch trong nước ước cả năm đạt 80 triệu lượt, tăng
6,7% so với năm trước. Khách quốc tế đến nước ta đạt mức kỷ lục 15,5 triệu lượt người,
tăng 19,9% so với năm trước (tăng hơn 2,6 triệu lượt khách); trong đó khách đến bằng
đường hàng không đạt 12,5 triệu lượt người, tăng 14,4%; đến bằng đường bộ đạt 2,8 triệu
lượt người, tăng 59,6%; đến bằng đường biển đạt 215,3 nghìn lượt người, giảm 16,8%.
Về thị trường khách đến, khách đến từ châu Á đạt 12,1 triệu lượt người, tăng
23,7% so với cùng kỳ năm trước (Khách đến từ Trung Quốc đạt gần 5 triệu lượt người,
tăng 23,9%; Hàn Quốc 3,5 triệu lượt người, tăng 44,3%; Nhật Bản 826,7 nghìn lượt
người, tăng 3,6%; Đài Loan 714,1 nghìn lượt người, tăng 15,9%; Malaysia 540,1 nghìn
lượt người, tăng 12,4%; Thái Lan 349,3 nghìn lượt người, tăng 15,8%; Singapore 286,2
nghìn lượt người, tăng 3,1%); Khách đến từ châu Âu ước tính đạt hơn 2 triệu lượt người,
tăng 8,1% (Khách đến từ Nga 606,6 nghìn lượt người, tăng 5,7%; Anh 298,1 nghìn lượt
người, tăng 5,1%; Pháp 279,7 nghìn lượt người, tăng 9,5%; Đức 214 nghìn lượt người,
tăng 7,1%; Hà Lan 77,3 nghìn lượt người, tăng 6,9%; Tây Ban Nha 77,1 nghìn lượt
người, tăng 10,8%; Italy 65,6 nghìn lượt người, tăng 13%); Khách đến từ châu Mỹ đạt
903,8 nghìn lượt người, tăng 10,6%; Khách đến từ châu Úc đạt 437,8 nghìn lượt người,
tăng 4%; Khách đến từ châu Phi đạt 42,8 nghìn lượt người, tăng 19,2% so với năm 2017.
Một số thị trường khách giảm như nước Lào giảm 16,7% và Campuchia giảm 8,1% so
với cùng kỳ năm 2017.

Việt Nam dự báo lượng khách du lịch trong năm 2019 đạt khoảng 103 triệu lượt,
tăng 8%, trong đó lượt khách quốc tế đạt 18 triệu lượt, tăng 16% và lượt khách nội địa
đạt 85 triệu lượt, tăng 6%. Doanh thu Du lịch dự toán đạt 640 nghìn tỷ đồng tăng 10%.
Thủ tướng Chính Phủ vừa phê duyệt đề án "Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu
cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn" với quyết tâm trở thành quốc gia có ngành
du lịch phát triển hàng đầu Đông Nam Á. Theo đó, Đề án đặt phấn đấu đến năm 2025
tổng thu từ khách du lịch đạt 45 tỷ USD, giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 27 tỷ
USD, ngành du lịch đóng góp trên 10% GDP; tạo ra 6 triệu việc làm, trong đó có 2 triệu
việc làm trực tiếp; tăng dần tỷ lệ lao động trực tiếp phục vụ du lịch được đào tạo, bồi
dưỡng về nghiệp vụ và kỹ năng đạt 70%; đón và phục vụ 30 - 32 triệu lượt khách du lịch
quốc tế, trên 130 triệu lượt khách du lịch nội địa.
2.1.3 Phân khúc thị trường
Khi đi xa nhà, dù là đi du lịch hay đi công tác, một giấc ngủ ngon luôn là điều
quan trọng nhất đối với chất lượng cư trú của khách tại khách sạn. Tuy nhiên, khách cư
trú ngày nay không chỉ mong đợi một giấc ngủ ngon và một môi trường thư giãn, họ còn
tìm kiếm sự an toàn, một không gian có phong cách và tính thẩm mỹ cao. Thị trường dịch
vụ khách sạn tại Nha Trang đang phát triển một cách vượt bậc về chất lượng, số lượng
đến quy mô. Hiện nay phân khúc thị trường được phân loại như sau:
- Thị trường khách sạn giá rẻ:
Những mô hình khách sạn trên đây rất được dân du lịch bụi ưa chuộng bởi giá
thành rẻ mà lại đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của khách hàng. Kinh phí để đầu
tư cho những mô hình khách sạn như trên cũng không quá đắt mà lại dễ thu hút thị trường
khách hàng tiềm năng này. So với giá thành một khách sạn cao cấp khoảng 1 – 2 triệu
đồng mỗi đêm, khách du lịch đến Nha Trang có nhu cầu cao hơn đối với những khách
sạn giá rẻ, ở mức 400 – 500 nghìn đồng mỗi đêm.
Tuy nhiên thị trường khách sạn giá rẻ này vẫn còn khá nhiều bất cập. Vì đặc thù là
loại hình giá rẻ dẫn đến các dịch vụ của các khách sạn này cũng hạn chế và kém chất
lượng.
Ở những khách sạn giá rẻ tại Nha Trang hiện nay còn có hiện tượng phụ thu những
chi phí rất bất hợp lý như: phí wifi, dọn phòng,..
- Thị trường khách sạn tầm trung:
Theo nhận định chung, mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn và cần thêm thời
gian để phục hồi sau khủng hoảng nhưng riêng ngành kinh doanh du lịch khách sạn vẫn
không bị ảnh hưởng lớn. Đặc biệt là các khách sạn tại các thành phố du lịch lớn như Hà
Nội, Sài Gòn, Nha Trang,.. đang kinh doanh tốt bởi vì ở đây có nhiều đối tượng khách
hàng: khách đi dự hội thảo, công tác, kinh doanh, khách hạng sang và khách nội địa.
Trong khi đó tại các thành phố lớn này, hầu như chưa có khách sạn đạt tiêu chuẩn hoặc
mang thương hiệu quốc tế phục vụ riêng cho đối tượng khách hàng trung cấp - những
khách hàng với mức chi tiêu vừa phải nhưng vẫn muốn được trải nghiệm các dịch vụ tiêu
chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, suy thoái kinh tế ở nhiều nơi cũng dẫn đến việc cắt giảm chi tiêu đối
với cả khách hàng doanh nhân và du lịch. Thay vì có khả năng chi trả cho dịch vụ phòng
ở các khách sạn 5 sao, họ chỉ có thể nghỉ tại các khách sạn 3 hoặc 4 sao ở thời điểm hiện
tại. Mặc dù vậy họ vẫn muốn thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu như dịch vụ tốt, an toàn,
một chiếc giường tốt để nghỉ ngơi, được tắm rửa sạch sẽ và kết nối wifi miễn phí. Đây
chính là cơ hội cho các khách sạn tầm trung có mức giá hợp lý cùng với dịch vụ chất
lượng tiêu chuẩn quốc tế và là thời điểm thích hợp cho Khách sạn Capella nói riêng cũng
như các thương hiệu quốc tế nói chung trong việc đưa ra chiến lược kinh doanh, đa dạng
hóa hình thức kinh doanh tại Việt Nam hiện nay
- Thị trường khách sạn cao cấp:
Theo thống kê của Sở Du lịch TP Nha Trang, trong 3 năm qua, số lượng phòng
khách sạn trên địa bàn tăng từ 2.000 – 3.000 phòng/năm. Chẳng hạn, năm 2016 mới có
490 resort và khách sạn với 18.233 phòng, thì đến năm 2017, con số resort và khách sạn
trên địa bàn đã tăng lên 575 với 21.324 phòng, tăng đến 3.091 phòng. Trong đó khách sạn
2 -3 sao chiếm khoảng 80% tổng số cơ sở lưu trú.
Cũng theo thống kê này, trong khi công suất phòng khách sạn tầm trung liên tục
tăng thì công suất phòng khách sạn cao cấp đang có xu hướng giảm.

Cụ thể, trong năm 2018, công suất phòng khối 4 – 5 sao đạt 50 - 60%, chỉ tăng
hơn 5% so với năm 2017. Có những khách sạn nổi tiếng liên tục gặp tình trạng thiếu
khách hàng cư trú. Trong khi đó, từ năm 2015 – 2018, ngay cả ở mùa cao điểm, công
suất phòng ở phân khúc khách sạn cao cấp chỉ đạt khoảng 70% và chỉ còn 25 – 30% vào
mùa thấp điểm.

Điều đó cho thấy, Nha Trang đang trong tình trạng “quá tải” về khách sạn bình
dân và khách sạn cao cấp nhưng lại thiếu hụt các khách sạn tầm trung. Vì vậy, về lâu dài
Nha Trang cần cân đối để thị trường lưu trú có sự phát triển cân bằng, đồng bộ. Và nhà
đầu tư cũng nên cân nhắc lựa chọn sản phẩm đầu tư phù hợp để đạt lợi nhuận cao nhất
khi đầu tư vào thị trường bất động sản Nha Trang

Khối khách sạn cao cấp 4 – 5 sao tại Nha Trang hiện lượng cung đang lớn hơn nhu
cầu, công suất khai thác phòng giảm qua hàng năm.

Dựa vào các nghiên cứu về phân khúc thị trường ở trên, có thể khẳng định việc
đầu tư Khách sạn Capella Nha Trang ở phân khúc tầm trung là một quyết định có cơ sở,
hợp lý và có thể phát triển lâu dài đối với thị trường khách sạn hiện nay tại Thành phố
Nha Trang

2.1.4 Phân tích đối thủ cạnh tranh


Dựa vào biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy rõ được rằng thị trường khách sạn 3 sao
đang chiếm tỷ trọng lớn, là “miếng bánh” rất ngon nhưng không dễ để thưởng thức bởi
đang có rất nhiều nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài hướng đến. Và đặc biệt
trên tuyến đường giáp biển Trần Phú là nơi tập trung nhiều khách sạn 3 sao nhất tại Nha
Trang với nhiều hình thức, thiết kế cũng như dịch vụ đa dạng. Sau đây là những khách
sạn có uy tín và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Khách sạn Capella
2.1.4.1 Khách sạn Soho Nha Trang
Khách sạn Soho Nha Trang được thiết kế phòng ốc hiện đại,sang trọng, hệ thống
phòng lớn, dịch vụ đa dạng.Điểm cộng của Khách sạn Soho Nha Trang là vị trí nằm ngay
sát bờ biển, cùng với thiết kế phòng không gian thoáng bởi mỗi phòng đều có ban công
riêng thoáng mát để khách có thể tận hưởng trọn vẹn cảnh quan biển Nha Trang Xinh đẹp
lộng lẫy vào buổi đêm.
Tọa lạc tại vị trí đẹp 90-92 Trần Phú, phường Lộc Thọ, Nha Trang, Khánh Hòa.
Thuận lợi cho việc đi tham quan các điểm du lịch, đi mua sắm ở trung tâm thương mại,
các khu vui chơi giải trí hay lượn lờ chợ đêm.
Với 72 phòng nghỉ được thiết kế sang trọng, tiện nghi đầy đủ như điều hòa nhiệt
độ, phòng tắm riêng kèm vòi hoa sen, dép đi trong phòng, TV, wifi free, máy sấy tóc, đồ
dùng vệ sinh cá nhân, két sắt an toàn…Quý khách sẽ có những đêm nghỉ ngơi thật thoải
mái, êm ái tại đây.

Hệ thống nhà hàng khách sạn Soho Nha Trang có không gian yên tĩnh, riêng tư.
Quý khách sẽ luôn cảm thấy ấm áp,nhẹ nhàng mặc dù sức chứa của nhà hàng lên tới 150
khách.
2.1.4.2 Khách sạn Majestic Star Nha Trang
Khách sạn Majestic Star Nha Trang là khách sạn 3 sao đạt chuẩn quốc tế. Khách
sạn được thiết kế và xây dựng theo phong cách Châu Âu,sang trọng, hiện đại. Khách sạn
luôn mang lại cảm giác thoải mái, hài lòng cho quý khách khi sử dụng dịch vụ tại đây.

Tọa lạc tại 96 Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa. Vị trí đẹp đi bộ 1 phút đã đến bãi
biển, cách sân bay 36km thuận lợi cho việc tham quan các điểm du lịch, khám phá bãi
biển sôi động này.
Khách sạn Majestic Star Nha Trang cao 19 tầng có 102 phòng nghỉ được thiết kế
hiện đại. Tất cả các phòng đều có cửa sổ lớn view toàn cảnh thành phố rất đẹp và thoáng
mát. Tiện nghi được trang bị đầy đủ như điều hòa nhiệt độ, minibar, phòng khách, phòng
tắm riêng…
Hệ thống nhà hàng phục vụ ẩm thực đa dạng, phong phú các món ăn Á - Âu,các
món đặc sản của Việt Nam. Quý khách có thể thưởng thức món ăn trong khuôn viên
khách sạn. Quầy bar cung cấp nhiều đồ uống có cồn và không có cồn.

Ngoài ra khách sạn còn có dịch vụ đặt tour đi tham quan các điểm du lịch gần kề.
Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, làm việc chuyên nghiệp, phục vụ 24/24 và các
tiện nghi hiện đại.
2.1.4.3 Khách sạn Regalia Nha Trang
Khách sạn Regalia Nha Trang nằm dọc bờ biển với lối kiến trúc hiện đại, trang
nhã. Từ khách sạn quý khách có thể quan sát biển cả mênh mông, nghe tiếng sóng biển
êm đềm, tận hưởng không khí mát mẻ, các dịch vụ chất lượng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo
của quý khách.
Tọa lạc tại 98B Trần Phú, Lộc Thọ, Nha Trang, Khánh Hòa. Khách sạn Regalia
Nha Trang cách trung tâm thuyền buồm Việt Nam 800m, Cách sân bay 26km, dễ dàng
đến các điểm du lịch nổi tiếng và các khu vui chơi giải trí .
Hệ thống nhà hàng Khách sạn Regalia Nha Trang rộng rãi trên tầng 2, với đội ngũ
đầu bếp chuyên nghiệp có tay nghê cao chuyên phục vụ các món ăn Á - Âu. Quý khách
sẽ được thưởng thức hệ thống ẩm thực đặc sắc, các món hải sản tươi sống tự chọn với
những hương vị riêng, đặc trưng của ẩm thực 3 miền.
Bên cạnh đó quầy bar cạnh hồ bơi sẽ mang đến cho du khách nhiều loại thức uống
hấp dẫn. Với đội ngũ nhân viên phục vụ tận tình, chuyên nghiệp để đáp ứng yêu cầu của
quý khách tốt nhất.

2.1.4.4 Khách sạn Dendro Nha Trang

Khách sạn Dendro Nha Trang nằm ngay trung tâm thành phố biển Nha Trang.
Được thiết kế và xây dựng theo phong cách hiện đại và sang trọng. Cao 15 tầng với view
biển và thành phố để quý khách tận hưởng vẻ đẹp tuyệt vời của thành phố biển trong mọi
khoảnh khắc.

Tọa lạc tại 90 -92 Trần Phú, phường Lộc Thọ, Nha Trang, Khánh Hòa. Cách Ga
Nha Trang 2km và cách sân bay Cam Ranh 30km, Chưa đến 1 phút là quý khách có thể
chạm chân vào mặt nước biển xanh mát.
Khách sạn Dendro Nha Trang có chiều cao 15 tầng gồm 65 phòng nghỉ được thiết
kế hiện đại, sang trọng đạt tiêu chuẩn 4 sao Quốc tế. Các phòng đều có sàn lát gỗ, TV,
minibar, két an toàn, phòng tắm riêng, điều hòa nhiệt độ…

Nhà hàng Khách sạn Dendro Nha Trang được thiết kế sang trọng, cũng vs đội ngũ
nhân viên nhiệt tình, chu đáo, làm việc chuyên nghiệp sẽ luôn mang đến cho quý khách
những bữa ăn ngon cùng gia đình, bạn bè với các món ăn Á - Âu và các món đặc sản của
Nha Trang.
2.1.5 Nhà cung cấp
Công ty xây dựng
Nhà thầu xây dựng: Công ty TNHH Thiết kế Xây Dựng Kiến Phát
Địa chỉ: 59 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
Chi tiết phụ lục hợp đồng xây dựng
Theo đơn giá xây dựng được công bố bới công ty xây dựng Kiến Phát, múc thầu thiết kế
và xây dựng trọn gói hoàn thiện dành cho khách sạn 3 sao từ: 9,100,000 đến 12,000,000.
Khách sạn CAPELLA chọn mức giá thầu cho khách sạn ở mức cao nhất là 12,000,000
đồng. Lý giải cho lý do chọn mức thầu cao nhất cho khách sạn bởi là CAPELLA Nha
Trang là khách sạn cao cấp và chúng tôi muôn sử dụng các trang thiết bị, nguyên vật liệu
xây dựng cao cấp nhất cho bên trong và bên ngoài khách sạn để đáp ứng tốt các nhu cầu
cho khách, đồng thời có thể giữ giá trị và chất lượng cho các thiết bị.
Khách sạn có tổng cộng 8 tầng với diện tích xây dựng là 300m2 . Vì vậy diện tích sàn
xây dựng sẽ là 2400m2. Từ đó sau khi nhân đơn giá xây dựng ta có thể tính được chi phí
xây dựng khách sạn sẽ là 28,800,000,000 đồng.

Trang thiết bị cần thiết cho khách sạn.


Khách sạn CAPELLA Nha Trang ưu tiên sử dụng các trang thiết bị đến từ các nhà cung
cấp có tên tuổi trên thị trường hiện tại để mang lại chất lượng sử dụng hiệu quả đến cho
quý khách hàng nên chúng tôi đã chọn những thương hiệu có chất lượng sản phẩm tốt để
đưa vào phục vụ cho khách sạn.

STT Tên thiết bị Đơn giá Nhà cung cấp


ST Số
Tên thiết bị Đơn giá Thành tiền Nhà cung cấp
T lượng
1 Giường 19,900,000 77 1,532,300,000 Nhà xinh
2 Chăn có vỏ bọc 835,000 100 83,500,000 Everon
Đệm 20cm, có vỏ Vạn Thành
3 bọc 8,240,000 77 634,480,000
4 Gối có vỏ bọc 160,000 200 32,000,000 Everon
5 Kệ đầu giường 4,100,000 77 315,700,000 Nhà xinh
Tủ đựng quần áo Gotrangtri.vn
6 phòng đôi 7,600,000 23 174,800,000
Tủ đựng quần áo Gotrangtri.vn
7 phòng đơn 4,800,000 31 148,800,000
8 Mắc treo quần áo 3,500 500 1,750,000 Điện máy xanh
9 Điện thoại bàn 220,000 55 12,100,000 Panasonic
Công ty Nội Thất Mai
10 Bàn ghế uống nước 1,900,000 53 100,700,000 Lâm
Công ty Nội Thất Văn
11 Bàn ghế phòng họp 380,000 80 30,400,000 Phòng SME
12 Cốc uống nước 32,000 300 9,600,000 Luminarc
Thiết bị phát hiện HORING
13 khói báo cháy 380,000 61 23,180,000
14 Điều hòa 10,590,000 60 635,400,000 Panasonic
15 Tủ lạnh mini 2,890,000 48 138,720,000 Electrolux
16 Tủ lạnh lớn 6,090,000 3 18,270,000 Panasonic
17 TV 6,590,000 54 355,860,000 SamSung
Máy chiếu phòng Sony
18 họp 13,900,000 2 27,800,000
19 Bình đun siêu tốc 230,000 51 11,730,000 Kangaroo
20 Máy sấy tóc 220,000 51 11,220,000 Panasonic
Máy giặt công 250,000,00 Công ty Máy giặt Công
21 nghiệp 40kg 0 3 750,000,000 nghiệp
140,000,00 Công ty Inko
22 Máy sấy 25kg 0 3 420,000,000
23 Tủ đông 6,390,000 1 6,390,000 Sanaky
24 Camera 1,770,000 10 17,700,000 HIKVISIOVION
25 Đầu ghi 3,150,000 1 3,150,000 HIKVISIOVION
26 Áo choàng tắm 240,000 300 72,000,000 Khăn tắm giá sỉ
27 Khăn tắm 25,000 300 7,500,000 Khăn tắm giá sỉ
Chi phí khác của -
28 khách sạn 2,500,000 53 132,500,000
29 Máy in 2,490,000 2 4,980,000 HP
30 Máy Fax 2,480,000 1 2,480,000 Panasonic
31 Máy chấm công 3,500,000 1 3,500,000 Ronald Jack
32 Máy In hóa đơn 2,200,000 1 2,200,000 Xprinter
143,123,75 Pentair
33 Thiết bị hồ bơi 0 1 143,123,750
34 Bếp nhà hàng 12,900,000 2 25,800,000 Rossy Vietnam
100,000,00 Công ty Trần Gia Phát
35 Ống hút khói 0 1 100,000,000
Chi phí khác của nhà 100,000,00 -
36 bếp và nhà hàng 0 1 100,000,000
859,829,25
Tổng Cộng 0 6,089,633,750

Tổng cộng trang thiết bị phục vụ cho dự án khách sạn cần 6,089,633,750 đồng, tất cả các
thiết bị đều đủ để phục vụ hết công suất tối đa của khách sạn là 53 phòng và 154 người.
2.1.6 Phân tích khách hàng
Lĩnh vực khách sạn từ trước đến nay luôn là ngành nghề kinh doanh hot và có sự
cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Từ đó, đặt ra vấn đề về việc tìm kiếm khách hàng, làm sao
để thu hút và đem về số lượng khách hàng tốt nhất. Một bản phác thảo chân dung khách
hàng với những đặc điểm cụ thể sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện được điều đó. Với mỗi
khách sạn ở Nha Trang, thị trường khách hàng mục tiêu là đối tượng khách sạn cần phải
hướng tới. Có rất nhiều tiêu thức để phân đoạn thị trường khách hàng mục tiêu như: độ
tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích, động cơ đi du lịch, trình độ học vấn, tôn giáo. . .
Mỗi đoạn thị trường này lại có những nhu cầu, yêu cầu khác nhau về chất lượng
dịch vụ trong khách sạn khi đến du lịch tại Phú Quốc. Nghiên cứu về thị trường khách
hàng mục tiêu cho thấy: trình độ học vấn càng cao (phụ thuộc vào người chủ gia đình) thì
khả năng đi du lịch càng lớn. Khi mức sống của con người tăng lên, nhu cầu đi du lịch
của con người cũng tăng lên, dẫn tới sự thay đổi lớn giữa tỷ lệ dịch vụ cơ bản (DVCB) và
dịch vụ bổ sung (DVBS). Nếu trước kia tỉ lệ DVCB/DVBS = 7/3 thì xu hướng hiện nay
DVCB/DVBS = 3/7. Điều đó có nghĩa là, kinh nghiệm của con người càng có nhiều, sự
đòi hỏi về chất lượng sản phẩm, dịch vụ càng khắt khe hơn.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm tham gia ngành nghề kinh doanh khách sạn, Công ty
Cổ phần Du lịch Thành Thành Công, đơn vị chủ sở hữu của Khách sạn Capella Nha
Trang đã đưa ra một phân tích chi tiết về phân khúc khách hàng dành riêng cho Khách
sạn Capella Nha Trang như sau:
- Về độ tuổi:
Khách sạn Capella Nha Trang tập trung vào độ tuổi từ 28-50 tuổi bởi vì khi ở tầm
tuổi này, cuộc sống gia đình cũng như sự nghiệp, tài chính đã ổn định. Họ có xu hướng
dành thời gian cho gia đình nhiều hơn và nhu cầu nghỉ ngơi và hưởng thụ của đối tượng
này cũng cao dần lên. Vì vậy, mà những chuyến du lịch của họ cũng thường xuyên
hơn.Với những bộn bề lo toan của cuộc sống nên khi đi du lịch, nghỉ ngơi họ muốn được
thư giãn và trải nghiệm một kỳ nghỉ thật thoải mái bên gia đình. Và đối với những người
ở độ tuổi này, là thời kỳ thành đạt trong sự nghiệp, đủ điều kiện kinh tế và thể lực tốt, có
địa vị xã hội, do vậy họ thường chọn các chương trình du lịch ở cấp tương đối cao, giao
thông tiện lợi,tiện nghi cho nghỉ dưỡng chứ không quan tâm nhiều đến yếu tố văn hóa và
trải nghiệm điều mới lạ. Đây là cơ sở để Khách sạn Capella Nha Trang xây dựng và thiết
kế khách sạn theo phong cách đúng với độ tuổi này.
- Về khả năng chi trả của khách hàng:
Thu nhập cũng là một yếu tố quan trọng giúp khách sạn phác hoạ được chân dung
cụ thể của khách hàng. Khách sạn Capella tập trung vào yếu tố số đông – tức là những
đối tượng có thu nhập bình quân chiếm đa số trong cộng đồng, đây là một thị trường rộng
lớn để khách sạn khai thác và rất ít khi bị thất bại. Dựa nguồn thu nhập trung bình của
phần đông cộng đồng, khách sạn có thể cân vốn đầu tư mình sẽ bỏ ra, những dịch vụ
mình sẽ triển khai, nhằm “bán” cho khách hàng những “sản phẩm” phù hợp với túi tiền
của họ.
- Về địa lý, văn hóa vùng miền:
Mỗi quốc gia, mỗi vùng miền đều có những văn hoá đặc trưng. Việc xác định càng
cụ thể đối tượng khách hàng của mình sẽ giúp xây dựng được phong cách, hình ảnh, nét
đặc trưng riêng cho khách sạn. Qua các số liệu thống kê của Sở Văn hoá Thể thao và Du
lịch Nha Trang và một số nghiên cứu khách sạn Capella Nha Trang đưa ra chiến lược
khách hàng về địa lý như sau:
- Khách nội địa trong nước:
Khách nội địa vẫn là thị trường khách trọng điểm của du lịch Nha Trang. Tuy
nhiên, thời gian gần đây, mức tăng trưởng khách nội địa còn thấp. Do đó, bên cạnh việc
mở rộng thị trường khách quốc tế, khách sạn Capella Nha Trang cần có kế hoạch dài hơi
để thu hút khách nội địa lưu trú trong những năm tới. Cần quan tâm hơn đến thị trường
nội địa, bởi khách nội địa luôn có tính ổn định cao. Muốn vậy, khách sạn cần có sản
phẩm, kế hoạch quảng bá độc đáo và rõ nét hơn. Không nên để khách nội địa phải luôn
chịu giá phòng cao hơn khách quốc tế, bởi những lúc khó khăn, chính du khách nội địa sẽ
giúp không bị hụt hẫng về nguồn khách
- Khách quốc tế:
Theo Sở Văn hoá Thể thao & Du lịch tỉnh Khánh Hòa, trong 10 tháng năm 2018,
Nha Trang đã đón hơn 5.398.000 lượt khách lưu trú, tăng 115% so với cùng kỳ năm
ngoái. Trong đó khách quốc tế đạt hơn 2.332.000 lượt, tăng 141% so với cùng kỳ và
khách trong nước đạt hơn 3.066.000 lượt, tăng gần 101 % so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện nay khách Châu Á đến Nha Trang đạt hơn 1.588.000 lượt, trong đó khách Trung
Quốc đạt hơn 1.406.000 lượt, tăng 156% so với cùng kỳ năm ngoái. Đối với dòng khách
Châu Á, sau khách Trung Quốc thì một số dòng khách khác cũng đạt số lượng khá, xấp
xỉ từ 10.000-50.000 lượt như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia…
Khách Nga tiếp tục đeo bám, giữ vị trí đứng sau khách Trung Quốc trong nhiều
năm qua. Từ đầu năm đến nay, khách Nga đến Nha Trang đạt hơn 333.000 lượt, tăng hơn
103% so với cùng kỳ năm ngoái. Dòng khách truyền thống như Anh, Pháp, Đức, Mỹ đạt
xấp xỉ so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức 8.000-16.000 lượt, tùy dòng khách.
Theo một báo cáo từ Sở Văn hoá Thể thao & Du lịch tỉnh Khánh Hòa mới đây, khách
Nga chi tiêu bình quân trong chuyến du lịch Nha Trang là hơn 1.500 USD (bình quân là
hơn 110 USD/ngày/khách). Trong đó, tiền thuê phòng chiếm 30%, ăn uống chiếm 22%,
mua hàng hóa, quà lưu niệm chiếm 15%, tham quan chiếm 11%, còn lại là chi tiêu khác.
Khách Trung Quốc chi tiêu bình quân chuyến đi là hơn 583 USD (bình quân hơn
117 USD/ngày/khách). Trong đó, tiền thuê phòng chiếm 20%, ăn uống chiếm 14%, mua
hàng hóa, quà lưu niệm chiếm 19%, tham quan chiếm 16%, còn lại là chi tiêu khác.
Trong khi đó, khách Hàn Quốc chi tiêu chuyến đi bình quân là hơn 739 USD (bình quân
hơn 216 USD/ngày/khách). Trong đó, tiền thuê phòng chiếm 37%, ăn uống chiếm 20%,
mua hàng hóa, quà lưu niệm chiếm 9%, tham quan chiếm 8%, còn lại là chi tiêu khác.
Ngày khách lưu trú bình quân của khách quốc tế là 6,4 ngày, trong đó khách Nga là 14,12
ngày, khách Trung Quốc 4,96 ngày, khách Hàn Quốc là 3,4 ngày…
Dựa vào những đánh giá và nghiên cứu này, Khách sạn Capella Nha Trang nên
đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng nền văn hóa, vùng miền nhằm tối đa hoá
doanh thu.
2.1.7 Tương lai ngành và định hướng phát triển khách sạn
2.1.7.1 Tương lai ngành kinh doanh khách sạn
Ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển vô cùng mạnh mẽ nhờ tiềm năng
về cảnh quan thiên nhiên, đặc sắc văn hóa sẵn có và cả những chính sách kích cầu – phát
triển du lịch đi đúng hướng. Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, mỗi năm lượng khách
quốc tế đến Việt Nam đều lập kỷ lục mới với mức tăng trưởng gần 30%. Việt Nam đang
là cái tên vô cùng hấp dẫn, thu hút với các tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới
như: Marriott, IHG, Accor, Hilton, Hyatt,… Tại những điểm đến lớn như: Hà Nội, Sapa,
Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc… số lượng
khách sạn, resort, nhà hàng được xây dựng ngày càng nhiều, có những khách sạn có quy
mô hàng nghìn phòng, nhiều trong số đó được quản lý bởi các thương hiệu quốc tế. Đó là
chưa kể đến những địa phương khác, với những thế mạnh sẵn có cũng đang dần khai thác
tiềm năng về du lịch.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước
trong khu vực châu Á Thái Bình Dương tăng lên rất nhanh chóng, theo đó, thu nhập bình
quân đầu người cũng tăng lên. Đây được coi là dấu hiệu đáng mừng cho ngành khách sạn
Việt Nam. Thu nhập cao, nhu cầu du lịch của con người cũng tăng theo. Không chỉ đón
khách du lịch trong nước mà Việt Nam còn là điểm dừng chân lý tưởng cho những du
khách nước ngoài. Vì thế kinh doanh khách sạn chính là sự lựa chọn đúng hướng. Đặc
biệt là tại những khu du lịch, những địa danh đẹp, đây là vùng đất tiềm năng cho xây
dựng khách sạn và hứa hẹn không ngừng tăng cao trong tương lai.

Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa tại Việt Nam đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, điển
hình nhất là sự xuất hiện của các siêu đô thị khiến đất đai ngày càng thu hẹp. Theo thống
kê mới nhất, trong vòng 10 năm tiếp theo sẽ có hơn 55% dân số Việt Nam sống tại khu
vực thành thị. Đất đai thu hẹp, mật độ dân số tăng cao khiến cho cho nhu cầu nghỉ dưỡng
với mức giá hợp lý cũng tăng theo. Theo khảo sát, khách hàng ngày càng chấp nhận các
sản phẩm lưu trú với diện tích nhỏ hơn, thiết kế thông minh và độc đáo. Họ sẵn sàng chi
tiêu một số tiền lớn cho sự thoải mái, tiện ích và sức khỏe. Xu hướng này vừa là cơ hội
cũng vừa là thách thức cho chủ đầu tư dự án.

Công nghệ đang xâm nhập khá sâu vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn tại Việt
Nam. Năm 2018, chúng ta không còn nhắc đến những phương pháp bán phòng, đặt
phòng thủ công như trước kia. Hiện nay, các dịch vụ đặt phòng, tour trực tuyến và phần
mềm quản lý khách sạn đang phát triển rất mạnh mẽ. Từ đó làm tăng cơ hội tiếp xúc giữa
khách hàng và khách sạn, cơ hội kinh doanh cũng vì thế mà mở rộng hơn.
2.1.7.2 Định hướng phát triển khách sạn
Kinh doanh khách sạn là hình thức kinh doanh không mới nhưng luôn mang lại lợi
nhuận cao. Tuy nhiên kinh doanh khách sạn vẫn còn nhiều hạn chế, đòi hỏi khách sạn cần
phải có một chiến lược kinh doanh phù hợp, khác biệt để tạo được sự bứt phá trong ngành
này, nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay. Do vậy, từ khi lên ý tưởng dự án
khách sạn Capella, ban quản trị đã chú trọng vào những điểm khác biệt, mang lại sự
thuận tiện cho khách hàng.
Thứ nhất, tiến hành giảm chi phí thu hút khách hàng thông qua việc đặt phòng trực
tiếp. Sau nhiều năm đánh mất lượt đặt phòng vào tay các đại lý du lịch trực tuyến (OTA).
Trong năm 2019, chúng ta mong đợi sẽ thấy nhiều hơn những hình thức marketing trực
tiếp, những phần thưởng dành cho những du khách đặt phòng trực tiếp trên website khách
sạn. Đó là vấn đề về chi phí và ai là người sở hữu khách. Các đại lý du lịch cũng sẽ thấy
những sáng kiến được thiết kế để khuyến khích khách hàng đặt phòng trực tiếp.
Thứ hai, đẩy mạnh việc cung cấp các món ăn địa phương đặc sắc và độc đáo cho
thực khách lưu trú tại khách sạn. Các đầu bếp của khách sạn Capella sẽ tập trung vào dịch
vụ thực phẩm tốt, tương đối đơn giản, nhưng sạch sẽ, lành mạnh và mang tính địa
phương.
Thứ ba, tiến hành cải tiến công nghệ. Việc truy cập internet sẽ trở nên nhanh hơn
và internet sẽ được sử dụng theo những cách mới. Những khách hàng mong muốn
internet tốc độ cao rất khó hài lòng và sẽ rất tốn kém cho các khách sạn. Tuy nhiên,
khách sạn Capella đang cố gắng thêm một số giá trị bằng cách cho phép khách dễ dàng
kết nối thiết bị cá nhân của mình với màn hình TV và các dịch vụ của khách sạn.
Thứ tư, đẩy mạnh tiếp thị trên mạng xã hội và các kênh truyền thông. Không có gì
tuyệt vời hơn khi nhận được những đánh giá cao trên các trang web online và rất nhiều
quảng cáo hiệu quả (và miễn phí) ví dụ như trên Instagram hay Facebook. Vì vậy, khách
sạn đang tạo ra những khung cảnh xung quanh khách sạn để khuyến khích du khách chụp
ảnh check –in nhiều hơn.
2.2 CHI TIẾT DỰ ÁN KINH DOANH
2.2.1 Kế hoạch kinh doanh
2.2.1.1 Mô hình kinh doanh
- Mô hình:
Khách sạn Capella được xây dựng theo mô hình khách sạn nghỉ dưỡng, do đó mà
Nha Trang là thị trường du lịch lý tưởng được nhắm đến. Khách hàng tiềm năng của mô
hình này là lượng khách du lịch tham quan và nghỉ dưỡng. Phong cách thiết kế khách sạn
gần gũi với thiên nhiên nhưng không kém phần tinh tế, hiện đại. Bên cạnh đó, khách sạn
Capella còn cung cấp các dịch vụ đi kèm như mini bar, nhà hàng, hồ bơi, giặt ủi, phòng
họp...nhằm đáp ứng được đa dạng nhu cầu của khách hàng.
- Sơ đồ mặt bằng khách sạn (thể hiện những yếu tố thuận lợi, bất lợi)
- Lập kế hoạch ngân sách cho khách sạn (Vốn tự có bn, vay bn)
2.2.1.2 Phân tích địa điểm xây dựng
- Địa điểm đầu tư
Dự án khách sạn 3 sao Capella Nha Trang được xây dựng tại số 4 đường Pasteur,
phường Xương Huân, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
- Giao thông
- Địa điểm đỗ xe
- Các khách sạn xung quanh
- Lịch sử địa điểm
- Các điều khoản hợp đồng
2.2.1.3 Các hoạt động kinh doanh của khách sạn
- Kinh doanh dịch vụ lưu trú:
Khách sạn có tổng cộng 8 tầng, trong đó có: 1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 1 sân thượng
và 5 tầng phòng nghỉ. Khách sạn Capella được xây dựng mới theo phong cách hiện đại,
gần gũi với thiên nhiên, đạt chuẩn 3 sao với 51 phòng ngủ (trong đó có 28 phòng đơn, 20
phòng đôi và 3 phòng gia đình) và đầy đủ các trang thiết bị tiện nghi. Ngoài ra, từ mọi vị
trí trong khách sạn, khách hàng có thể truy cập vào internet nếu như có nhu cầu. Tất cả
các phòng đều có hệ thống báo cháy tự động và của phòng đều có khóa an toàn.
Hệ thống phòng tại khách sạn Capella khá phong phú, phù hợp với mọi đối tượng
khách hàng.
Bảng 2.2.1.3.1 Bảng giá phòng niêm yết tại khách sạn Capella

Loại phòng Số lượng (phòng) Giá phòng (đồng)


Standard 28 1.100.000

Superior 20 1.700.000
Deluxe 3 2.500.000

Giá phòng đã bao gồm: 10% thuế VAT và 5% phí dịch vụ.
Trả phòng vào 12h ngày hôm sau. Trường hợp khách muốn ở lại sau giờ trả
phòng, phụ thu phí theo biểu giá sau:
Đến 15h cùng ngày: trả thêm 20% giá gốc.
Đến 17h cùng ngày: trả thêm 50% giá gốc.
Sau 17h cũng ngày: trả thêm 1 đêm lưu trú.
Giá phòng trên được tính cho số lượng không quá 2 khách/phòng đối với loại
phòng là phòng đơn, không quá 4 khách/phòng đối với loại phòng là phòng đôi, không
quá 6 khách/phòng đối với loại phòng là phòng gia đình. Với mỗi khách phụ trội, khách
sạn sẽ tính phí là: 100.000đ/khách đối với khách là trẻ em dưới 1,3m và 200.000đ/khách
đối với khách là người lớn hoặc từ 1,3m trở lên.
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống và quầy bar mini:
Dịch vụ ăn uống là một mảng hoạt động không thể thiếu trong việc kinh doanh
khách sạn. Việc tổ chức hoạt động này đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao cả về công tác
quản lý lẫn công tác tổ chức thực hiện trong tất cả các khâu. Hiệu quả cuối cùng của hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực này hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ quản lý và tổ chức
thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình đó.
Tại tầng trệt của tòa nhà, Capella cung cấp dịch vụ ăn uống cho quý khách ngay
tại Nhà hàng Capella. Với 150 ghế ngồi được bài trí tối giản nhưng tinh tế, thuận tiện cho
việc thưởng thức các món ăn của quý khách. Ngoài tiệc buffet, Capella còn phục vụ quý
khách thông qua một hệ thống thực đơn bán lẻ theo kiểu chọn món rất đa dạng và phong
phú. Các món ăn được soạn trong thực đơn đa phần được lấy cảm hứng từ nền văn hóa
ẩm thực địa phương, tạo điều kiện cho các món ăn địa phương đến gần hơn với các du
khách. Thời gian phục vụ của nhà hàng từ 5h đến 22h.
Bên cạnh Nhà hàng Capella, khách sạn còn cung cấp dịch vụ quầy bar mini. Quầy
bar là một dịch vụ khá mới mẻ trong việc kinh doanh khách sạn, nhưng nó lại có một thị
trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Bởi vì ngày càng có nhiều khách sạn bổ sung thêm
loại hình dịch vụ này, chưa kể còn có các quán bar kinh doanh bên ngoài. Đây là dịch vụ
thu hút rất đông khách lưu trú. Quầy bar thường là nơi khách hàng lui tới để thư giãn,
thưởng thức các loại rượu, cocktail và trò chuyện cùng nhau…Capella quan tâm đến việc
xây dựng hệ thống cách âm cho quầy bar để tránh làm phiền đến sự nghỉ ngơi của các
khách hàng khác trong khách sạn, cũng như môi trường xung quanh. Cùng với đó là hệ
thống âm thanh ánh sáng, cách bài trí nội thất và đồ trang trí sao cho thoải mái và dễ chịu
nhất cho khách hàng ghé đến. Thời gian phục vụ của quầy bar từ 19hh đến 24h.
- Kinh doanh các dịch vụ bổ sung khác:
+ Dịch vụ hội họp, văn phòng: Dịch vụ này được cung cấp nhằm phục vụ cho đối
tượng khách hàng là doanh nghiệp lưu trú tại khách sạn. Quý khách sử dụng dịch vụ
này, vui lòng liên hệ quầy lễ tân để biết thêm thông tin chi tiết.
Bảng 2.2.1.3.2 Bảng giá dịch vụ hội họp khách sạn Capella

Số lượng người Giá Thiết bị

Dưới 10 người 300.000 đồng/giờ Bảng + Bút


Từ 10 đến 20 người 600.000 đồng/giờ Bảng + Bút

Từ 20 đến 30 người 900.000 đồng/giờ Bảng + Bút + Máy chiếu +


Loa + Micro

+ Bể bơi bốn mùa: tọa lạc tại sân thượng của khách sạn. Đây là địa điểm lý tưởng để
quý khách vừa có thể hòa mình trong dòng nước vừa ngắm nhìn quang cảnh thành
phố Nha Trang xinh đẹp từ trên cao. Không những thế, Capella còn sẵn lòng phục vụ
quý khách các thức uống đến từ quầy bar để quý khách có được trải nghiệm tốt nhất
khi lưu trú tại khách sạn. Thời gian hoạt động của bể bơi từ 4h đến 20h. Khách hàng
mua vé tại quầy lễ tân hoặc quầy vé tại sân thượng.
Bảng 2.2.1.3.3 Bảng giá dịch vụ bể bơi khách sạn Capella

Phân loại khách Ngày thường Ngày lễ/Cuối tuần (T7&CN)


Trẻ em dưới 1,3m 20.000đ/h 30.000đ/h

Người lớn 30.000đ/h 45.000đ/h

+ Dịch vụ phòng 24/24: Khách hàng có thể gọi dịch vụ phòng để được phục vụ thức ăn
hay đồ uống ngay tại phòng. Ngoài ra, Capella còn cung cấp dịch vụ dọn phòng nhằm
mang lại không gian thoải mái, sạch sẽ nhất cho quý khách.
+ Dịch vụ giặt ủi quần áo: Đây là dịch vụ đặc biệt cần thiết. Bởi vì, khách sạn Capella
tọa lạc ngay tại vị trí đắc địa - ven bờ biển Nha Trang, nên nhu cầu giặt ủi quần áo của
những khách hàng lưu trú tại đây chắc chắn sẽ cao hơn nhu cầu của những khách hàng
lưu trú tại các khách sạn phổ thông. Mỗi loại trang phục sẽ có một đơn giá tính phí
khác nhau.
Bảng 2.2.1.3.4 Bảng giá dịch vụ giặt ủi khách sạn Capella

Loại trang phục Từ 0 đến 3kg Từ 3kg trở lên

Quần áo thông thường 30.000đ/kg 20.000đ/kg


Quần áo đặc biệt 60.000đ/kg 50.000đ/kg

Gấu bông 40.000đ/kg Liên hệ quầy lễ tân

+ Dịch vụ cho thuê xe tự lái: Đây là dịch vụ mở ra nhằm phục vụ cho đối tượng khách
muốn thuê xe để đi tham quan các địa điểm du lịch của địa phương. Mỗi loại xe sẽ có
một đơn giá tính phí khác nhau. Bảng phí dưới đây áp dụng trong mùa bình thường và
mùa thấp điểm. Riêng mùa cao điểm, đơn giá tính phí mỗi loại xe tăng thêm 20.000
đồng/ngày; tức là 100.000 đồng/ngày đối với xe số và 120.000 đồng/ngày đối với xe
tay ga.
Bảng 2.2.1.3.5 Bảng giá dịch vụ cho thuê xe tự lái khách sạn Capella

Loại xe Giá Trang bị theo xe


Xe số 80.000 đồng/ngày 2 mũ bảo hiểm

Xe tay ga 100.000 đồng/ngày 2 mũ bảo hiểm

+ Dịch vụ đặt vé máy bay, tour du lịch: Dịch vụ này cung cấp sự tiện lợi cho khách
hàng lưu trú tại khách sạn. Quý khách có nhu cầu này vui lòng liên hệ quầy lễ tân.
2.2.2 Kế hoạch bán hàng
2.2.2.1 Chiến lược bán hàng
Mục tiêu bán hàng của công ty trong từng giai đoạn (doanh thu, doanh số, giá bán…)?
Các cơ sở để đạt được mục tiêu?
Trong kế hoạch chiến lược bán hàng những năm tới, khách sạn Capella Nha Trang
sẽ chú trọng nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh để đề ra
chính sách giá cả hợp lý và có hiệu quả. Thể hiện trong việc định giá thuê phòng ngủ,
khách sạn đã áp dụng chính sách giá linh hoạt và hợp lý dựa trên nhu cầu và khả năng
thanh toán của khách sạn đã đưa ra
Đối với khách sạn trong chiến lược phát triển chung, chiến lược phân phối đóng
vai trò vô cùng quan trọng vì nó quyết định việc tiêu thụ các sản phẩm của khách sạn cụ
thể là dịch vụ kinh doanh lưu trú là loại sản phẩm đặc biệt, không thể tồn kho, do đó
khách sạn đã thiết lập chính sách phân phối cho từng loại sản phẩm của mình.
Xét sản phẩm dịch vụ kinh doanh lưu trú là một mục tiêu phấn đấu chính trong giai đoạn
tới, khách sạn đã và đang triển khai bán chiến lược bán hàng và bán hàng thông qua các
tổ chức môi giới.
Do thị trường mục tiêu của khách sạn là du khách Châu Á, đặc biệt thị trường số
một hiện nay là khách du lịch Trung Quốc cho nên khách sạn đã thiết lập và tạo dựng
những mối quan hệ làm ăn lâu dài với các công ty lữ hành và ngoài nước có uy tín lớn
trên thị trường như :Viettravel, Vinatour, Sài Gòn Tourist, Anex Việt Nam, Tich tour,..
Ngoài ra, khách sạn cần tăng cường phát triển mối quan hệ của mình với các văn
phòng đại diện, các công ty nước ngoài đặt tại VN như : Công ty Oshima Shipbuilding
Việt Nam, Công ty Marine Farms ASA Việt Nam, Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin,
… đây là kênh phân phối thị trường khách công vụ và chuyên gia tuy lượng khách này ít
hơn nhưng mang lại nguồn thu cho khách sạn rất lớn.
2.2.2.2 Hệ thống phân phối phòng khách sạn
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều kênh bán hàng dành riêng cho ngành kinh
doanh dịch vụ lưu trú. Khách sạn Capella Nha Trang đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng để chọn
ra những kênh bán hàng mang lại hiệu quả cao cho khách sạn như sau:
- Kênh bán hàng trực tuyến đa kênh
Bán phòng trực tuyến đa kênh đã và đang được rất nhiều khách sạn áp dụng. Các
nhà quản lý cho rằng đây là cách để họ tiếp cận gần hơn với các xu hướng công nghệ
cũng như rút ngắn khoảng cách với khách hàng tiềm năng. Điều đặc biệt là có thể đa
dạng hóa các hình thức bán phòng để mở rộng đối tượng khách hàng. Ví dụ có rất nhiều
khách du lịch có xu hướng đặt phòng trực tuyến trên các kênh OTA nhưng khách sạn chỉ
tích hợp bán phòng trên website thì khi đó đã bỏ lỡ lượng lớn khách hàng tiềm năng đến
từ kênh bán phòng này. Ở kênh bán hàng trực tuyến đa kênh này được chia ra rất nhiều
kênh chi tiết.
+ Kênh bán phòng OTA
OTA là viết tắt của Online Travel Agent tức là 1 đại lý bán phòng khách sạn trên
mạng internet. Agent này khác với Agent truyền thống là chỉ kinh doanh trên môi trường
internet. Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của internet như hiện nay, kinh doanh online
rất cần thiết và đem lại nhiều lợi thế khi có hàng triệu người Việt Nam sử dụng nó. Từ
khía cạnh này mà các trang bán phòng trung gian OTA ra đời và phát triển mạnh mẽ.

● OTA là kênh marketing cho khách sạn: Theo thói quen của khách du lịch, họ có
xu hướng vào các trang OTA hay các công cụ tìm kiếm khác để search khách sạn
xung quanh khu vực họ muốn đến. Ví dụ khách hàng muốn tìm một khách sạn ở
Nha Trang để lưu trú trong thời gian đi du lịch thì chắc chắn Khách sạn Capella
Nha Trang sẽ là một trong các kết quả hiển thị để khách hàng lựa chọn.
● Tiết kiệm chi phí marketing: Để quảng bá thương hiệu cho khách sạn, nhiều khách
sạn chấp nhận bỏ ra số tiền lớn để triển khai các chiến lược marketing online và
offline. Tuy nhiên, khi hợp tác bán phòng trên OTA, các khoản phí marketing này
gần như là số 0.
● Tăng doanh thu: OTA thu hút lượng khách hàng đặt phòng trực tuyến ổn định đến
với khách sạn. Điều này sẽ giúp hoạt động kinh doanh đi lên nhờ lượng booking
ổn định từ các đại lý trung gian này.
+ Website đặt phòng khách sạn trực tuyến

Hiện nay, bất kể một khách sạn nào cũng đều sở hữu cho mình một website tích
hợp đặt phòng trực tuyến. Và Khách sạn Capella Nha Trang cũng không phải ngoại lệ,
dưới đây website chính thức của khách sạn Capella Nha Trang

Việc thiết lập và xây dựng website mang lại rất nhiều lợi ích về nhiều mặt cho
khách sạn như:
● Xây dựng và quảng bá thương hiệu: Website khách sạn chính là sự “đại diện”
hoàn hảo cho khách sạn trên môi trường internet. Khách sạn có thể chủ động đăng
tải thông tin về hình ảnh khách sạn, giá phòng hay chất lượng dịch vụ mà khách
sạn muốn đưa chúng tới tay khách hàng. Bên cạnh đó, có thể nhanh chóng triển
khai các chương trình truyền thông hay các chiến dịch quảng bá thương hiệu mà
không cần tới bên thứ 3.
● Thu hút khách hàng tiềm năng: Việc xây dựng và tận dụng hiệu quả các công cụ
quảng bá trực tuyến có thể gia tăng nhanh chóng số lượng du khách có nhu cầu đặt
phòng, tìm kiếm và sử dụng dịch vụ của khách sạn. Website có hệ thống đặt phòng
trực tuyến có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng: tìm kiếm thông tin, hình
ảnh, chương trình khuyến mãi, dịch vụ khách sạn, giá cả,… Đặc biệt, quy trình đặt
phòng đơn giản, dễ dàng sẽ là một điểm cộng lớn cho khách sạn
● Thúc đẩy doanh thu khách sạn: Việc xây dựng website đặt phòng trực tuyến là một
giải pháp hiệu quả giúp khách sạn tiết kiệm chi phí, nhân sự và nâng cao sự tin
tưởng của du khách với khách sạn.
+ Bán phòng qua fanpage Facebook

Số lượng người dùng facebook đang không ngừng gia tăng điển hình là Việt Nam
với hơn 1/3 số dân đang sở hữu tài khoản của mạng xã hội này. Do vậy, việc xây dựng
fanpage bán phòng trực tuyến là điều tất yếu. Đây là công cụ bán phòng khá mới đối với
nhiều khách sạn tại Việt Nam.

Công cụ này hỗ trợ cho khách du lịch kiểm tra tình trạng phòng và đặt phòng trực
tiếp ngay trên trang facebook của khách sạn. Điểm lợi của fanpage là khách sạn có thể
xây dựng các chiến dịch quảng cáo thông qua facebook ads với mục đích tiếp cận nhiều
hơn với khách du lịch và thúc đẩy doanh thu
+ Bán hàng thông qua việc đặt vé máy bay
Với hình thức này khách sạn ký hợp đồng với các hãng hàng không và các hãng
này đưa tên khách sạn vào trang web đặt vé. Khách book vé máy bay thường sử dụng
dịch vụ đi kèm có trên trang web là phòng khách sạn đi kèm các dịch vụ.
- Kênh bán hàng qua các công ty du lịch - Travel Agency (TA)
Với nhiều khách sạn, nguồn khách từ các công ty du lịch thường chiếm từ 50 –
60% công suất phòng nên đây là một kênh bán phòng được các khách sạn rất chú trọng.
Khi khách du lịch đặt tour với công ty du lịch thì các TA sẽ kiêm luôn nhiệm vụ đặt
phòng. Và khi đó, các TA sẽ trở thành đại lý bán phòng cho khách sạn. Và các khách sạn
thường cung cấp cho công ty du lịch mức giá phòng tốt nhất.
- Kênh bán hàng qua các công ty thương mại - Corporation
Nguồn khách đến từ các công ty thương mại vô cùng quan trọng đối với những
khách sạn chuyên phục vụ cho đối tượng khách có nhu cầu đi công tác. Nhiệm vụ của các
khách sạn là tìm kiếm, ký kết hợp đồng với các công ty thương mại, cung cấp mức giá tốt
và chăm sóc khách hàng khi họ đến lưu trú tại khách sạn. Và trên thực tế, Khách sạn
Capella Nha Trang đã ký kết với rất nhiều công ty thương mại trên khắp cả nước.
2.2.2.3 Tổ chức chương trình bán hàng
Trong thời buổi cạnh tranh xuất hiện ở mọi ngành nghề, đặc biệt kinh doanh lĩnh
vực nhà hàng – khách sạn luôn đặt ra thách thức lớn cho các ông chủ. Họ phải luôn tìm
kiếm các ý tưởng quảng bá mới và sáng tạo cho ngành dịch vụ của mình. Các ngành đang
có tỉ lệ cạnh tranh rất cao và luôn có khả năng xuất hiện các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Và dĩ nhiên, sẽ không có bất kỳ biện hộ nào cho việc giảm số lượng khách hàng và thiếu
các ý tưởng sáng tạo mới trong marketing. Ngược lại, nếu bạn lên được kế hoạch và các ý
tưởng khuyến mãi thì sẽ cần tốn thời gian, nhưng kết quả đạt được chắc chắn xứng đáng.
Khách sạn Capella Nha Trang đã đưa ra rất nhiều chiến lược cũng như là tung ra các
chương trình bán hàng độc đáo để thu hút được du khách đến với khách sạn, Ví dụ như:

- Chương trình khuyến mãi theo mùa

Hầu hết các khách sạn đều sẽ rơi vào trường hợp vắng khách trong các mùa du
lịch thấp điểm, khi mà du lịch không hoạt động như các mùa khác trong năm. Tuy nhiên,
với giao dịch phù hợp, khách sạn sẽ không có trường hợp bị vắng khách trong những mùa
này.
Thay vì việc nghĩ tới sẽ giảm tỷ lệ phòng hoặc nhân viên trong những mùa thấp
điểm vì ý tưởng này sẽ không phải là tốt nhất vì nó sẽ không giúp doanh thu của bạn tăng
lên. Thay vào đó, hãy cố gắng kết hợp giảm giá với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn
hơn và nhắc nhở khách du lịch biết điểm đến của khách sạn đẹp đến mức nào và họ có
thể thấy thoải mái hơn vào những mùa cao điểm.

- Chương trình khuyến mãi dựa trên các sự kiện

Thành phố biển Nha Trang thơ mộng là điểm đến lý tưởng của những người yêu
thích du lịch không những vì khí hậu mát mẻ, phong cảnh hữu tình mà còn nơi đây có rất
nhiều sự kiện, lễ hội lớn trong suốt cả năm như Lễ hội Festival Biển, Lễ hội Am Chúa,...
Điều này rất có ý nghĩa để Khách sạn Capella Nha Trang tận dụng tung ra các chương
trình khuyến mãi của phù hợp với từng sự kiện.

- Tổ chức Food event

Khách sạn Capella Nha Trang muốn thu hút các khách hàng trẻ tới nhà hàng nhiều
hơn. Để gây được sự chú ý, khách sạn cần nỗ lực rất lớn để đưa cho khách những trải
nghiệm đáng nhớ, để họ có thể chia sẻ với bạn bè. Điều đó có thể là âm nhạc tuyệt vời,
không khí tuyệt vời, giá tuyệt vời, dịch vụ hay đồ ăn tuyệt vời, thậm chí là nhà vệ sinh
tuyệt vời… Như vậy, “Food event” mà khách sạn tạo ra không chỉ là đồ ăn ngon, dịch vụ
tốt mà còn cần nhiều hơn thế.

2.2.3 Kế hoạch nhân sự


2.2.3.1 Mô hình tổ chức
Sơ đồ 2.2.3.1.1 Cơ cấu tổ chức khách sạn Capella Nha Trang
- Giám đốc điều hành:
Là người đứng đầu khách sạn, nắm rõ tình hình hoạt động của từng bộ phận trong
khách sạn; đồng thời cũng là người có quyền quyết định cao nhất với các chiến lược,
chính sách, phương hướng phát triển của khách sạn. Giám đốc điều hành là người chịu
trách nhiệm đối ngoại.
- Bộ phận Lễ tân:
+ Chức năng:
Bộ phận này được ví như “bộ mặt” của khách sạn trong việc giao tiếp và tạo mối
quan hệ với khách hàng, với nhà cung cấp và đối tác. Bộ phận này còn là cầu nối giữa
khách hàng với các dịch vụ của khách sạn, giữa các bộ phận với nhau trong khách sạn.
Đây còn là trợ thủ đắc lực của quản lý trong việc tư vấn, góp ý về tình hình của khách
sạn, nhu cầu của thị trường, thị hiếu của khách hàng, xu hướng trong tương lai,…giúp
giám đốc điều hành nắm vững tình hình khách lưu trú, thông tin về cơ cấu khách, nguồn
khách từ đó đưa ra những thay đổi, kế hoạch nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao
nhất cho khách sạn.
+ Nhiệm vụ:
Đón tiếp, nhận, giải quyết yêu cầu của khách hàng và chuyển thông tin của khách
hàng đến các bộ phận liên quan; hướng dẫn khách, làm thủ tục đăng ký phòng và trả
phòng cho khách, thu phí nếu khách hàng sử dụng các dịch vụ khác trong khách sạn; lưu
trữ thông tin của khách lên hệ thống, báo cáo với giám đốc điều hành tình hình hoạt
động; liên kết, hỗ trợ các bộ phận khác hoàn thành nhiệm vụ.
- Bộ phận Phòng:
+ Chức năng:
Cung cấp sản phẩm dịch vụ chính tại khách sạn, mang lại nguồn doanh thu cao
nhất trong tổng doanh thu của khách sạn; chịu trách nhiệm về việc nghỉ ngơi lưu trú của
khách hàng tại khách sạn; phối hợp chặt chẽ, nhất quán với bộ phận lễ tân trong hoạt
động bán và cung cấp dịch vụ phòng.
+ Nhiệm vụ:
Chuẩn bị phòng, đảm bảo phòng luôn ở chế độ sẵn sàng đón khách; vệ sinh phòng
hàng ngày, các khu vực tiền sảnh và khu vực công cộng; kiểm tra tình trạng phòng, các
thiết bị, vật dụng, sản phẩm khác trong phòng khi làm vệ sinh; nhận và giao các dịch vụ
phục vụ khách, báo cho bộ phận lễ tân các vấn đề có liên quan đến phòng; nắm được tình
hình khách thuê phòng.
- Bộ phận F&B:
+ Chức năng:
Bộ phận nhà hàng là bộ phận mang lại doanh thu cao cho khách sạn chỉ sau bộ
phận buồng phòng. Bộ phận này thực hiện các công việc liên quan đến ăn uống tại khách
sạn. Cung cấp thức ăn và đồ uống cho khách hàng; hạch toán chi phí tại bộ phận.
+ Nhiệm vụ:
Tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống gồm 3 hoạt động chính: chế biến, lưu
thông và tổ chức phục vụ dịch vụ ăn uống tại khách sạn; phục vụ ăn uống cho nhân viên
khách sạn; cung cấp các dịch vụ bổ sung như: tổ chức tiệc, buffet cho hội thảo, tổ chức
tiệc theo yêu cầu của khách.
- Bộ phận kỹ thuật:
+ Chức năng:
Quản lý, giám sát các hệ thống kỹ thuật và thiết bị trong khách sạn đảm bảo vận
hành tốt, không gặp sự cố, trục trặc trong quá trình hoạt động.
+ Nhiệm vụ:
Theo dõi, bảo trì thường xuyên các thiết bị trong khách sạn; sửa chữa các công cụ,
thiết bị khi có yêu cầu của bộ phận khác; thực hiện công việc trang trí sân khấu, chuẩn bị
âm thanh cho hội trường khi khách sạn có hội nghị, hội thảo hoặc khi có yêu cầu.
- Bộ phận bảo vệ:
+ Chức năng:
Đảm bảo an toàn cho khách hàng, tài sản của khách sạn và khách hàng, chịu trách
nhiệm về an ninh trong khách sạn.
+ Nhiệm vụ:
Tuần tra, canh gác theo ca, luôn ở tư thế sẵn sàng khi gặp sự cố; trông giữ xe cho
khách và cho nhân viên các bộ phận khác trong khách sạn; hỗ trợ bộ phận lễ tân trong
việc hướng dẫn khách vào khách sạn; hỗ trợ các bộ phận khác hoàn thành nhiệm vụ.
- Bộ phận Kinh doanh – marketing:
+ Chức năng:
Tìm kiếm khách hàng cho các bộ phận khác như: bộ phận phòng, bộ phận F&B,
…; mở rộng thị trường, thu hút khách hàng tiềm năng cho khách sạn.
+ Nhiệm vụ:
Lên kế hoạch tìm kiếm khách hàng; tiếp thị sản phẩm; nghiên cứu thị trường, đối
thủ cạnh tranh; thống kê, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn; khảo sát
ý kiến khách hàng để góp ý với cấp trên trong việc đổi mới, nâng cấp dịch vụ một cách
hiệu quả.
- Bộ phận Kế toán tài chính:
+ Chức năng:
Quyết định các chiến lược về tài chính; tìm vốn, nguồn vốn cho khách sạn. Theo
dõi, quản lý và báo cáo sổ sách thu, chi, công nợ…
+ Nhiệm vụ:
Lập chứng từ trong việc hình thành và sử dụng vốn; lập chứng từ xác định kết quả
kinh doanh của từng bộ phận và của toàn khách sạn; lập báo cáo tài chính theo tháng,
quý, năm. Quản lý và giám sát thu, chi.
2.2.3.2 Đội ngũ quản lý
2.2.3.2.1 Giám đốc điều hành:
- Mô tả công việc:
+ Xây dựng triển khai các kế hoạch: Marketing, kinh doanh, chăm sóc khách
hàng, dịch vụ khách sạn theo chỉ tiêu doanh thu của công ty đưa ra.
+ Thiết lập cơ cấu tổ chức hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả.
+ Chịu trách nhiệm về việc cải tiến liên tục trong tất cả các lĩnh vực của
khách sạn về chất lượng và sản phẩm thông qua các hoạt động huấn luyện
và giám sát.
+ Tổ chức thực hiện các hoạt động đối nội, đối ngoại.
+ Đảm bảo và đề xuất các giải pháp quản lý chi tiêu hiệu quả, đảm bảo tối đa
lợi nhuận cho khách sạn.
+ Bổ sung, chỉnh sửa các quy định làm việc để hoàn thiện quy trình làm việc
chuẩn cho nhân viên các bộ phận.
+ Quản lý, chịu trách nhiệm và báo cáo tài chính định kỳ.
+ Chịu trách nhiệm chung trong việc điều hành, chỉ đạo các bộ phận trực
thuộc quyền điều hành của giám đốc.
- Yêu cầu công việc:
+ Bằng tốt nghiệp Cao đẳng/ Đại học các ngành kinh tế, tài chính, marketing,
quản trị kinh doanh.
+ Có kinh nghiệm ở vị trí tương đương tối thiểu 3 năm ở khách sạn 3 sao,
tuổi không quá 40.
+ Kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch, quản lý, lãnh đạo, huấn luyện nhân viên tốt.
+ Kỹ năng điều hành nhân sự.
+ Khả năng đánh giá, nhìn nhận, đào tạo và phát triển con người.
+ Giao tiếp tiếng Anh thành thạo.
+ Thành thạo vi tính văn phòng.
+ Hoạt bát, năng động, trung thực, cầu tiến.
2.2.3.2.2 Quản lý bộ phận Phòng:
- Mô tả công việc:
+ Xây dựng tiêu chuẩn làm việc cho nhân viên bộ phận.
+ Lên chương trình đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên.
+ Thường xuyên kiểm tra quy trình làm việc của nhân viên để đảm bảo đáp
ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng phục vụ, chất lượng vệ sinh trong
phòng khách, phòng họp, khu vực công cộng trong khách sạn.
+ Sắp xếp lịch làm việc của nhân viên và thực hiện điều phối nhân sự phù
hợp với nhu cầu thực tế.
+ Kiểm soát quy trình xử lý đồ thất lạc của khách, giải quyết các yêu cầu và
phàn nàn của khách.
+ Quản lý hiệu quả việc chi tiêu của bộ phận: Hướng dẫn nhân viên của bộ
phận thực hiện nghiêm túc việc tiết kiệm chi phí, bao gồm: điện nước, hóa
chất, đồ dùng đặt ở phòng khách và khu công cộng; tuân thủ các quy trình
bảo trì, bảo dưỡng, chăm sóc máy móc và các dụng cụ lao động.
+ Thường xuyên kiểm tra nhật ký hoạt động của bộ phận để đảm bảo mọi
việc đều được giải quyết kịp tiến độ; báo cáo công việc hàng tháng cho
giám đốc và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự chỉ định của giám đốc.
- Yêu cầu công việc:
+ Tốt nghiệp đại học/cao đẳng về nghiệp vụ Buồng/Quản lý khách sạn và du
lịch.
+ Kinh nghiệm liên quan đến vị trí: Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm ở vị trí
tương đương tại các khách sạn 3 sao khác; có kinh nghiê ̣m sâu rô ̣ng về dịch
vụ phòng ở, hoạt đô ̣ng giă ̣t là, hiểu biết về hóa chất và vâ ̣n hành máy móc.
+ Thái độ làm việc: Có ý thức giữ gìn kỷ luật ở mức cao nhất, luôn tôn trọng
cấp trên và đồng nghiệp; sáng tạo, tích cực trong công việc; thân thiện, cởi
mở, khả năng giao tiếp tốt; ham học hỏi, cầu thị; trung thực, nhiệt tình với
công việc.
+ Kỹ năng công việc: Thành thạo kỹ năng chuyên môn nghề; khả năng giảng
dạy, điều phối công việc và kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng xử lý tình
huống, giải quyết phàn nàn chuyên nghiệp; giám sát và quản lý thời gian
hiệu quả.
+ Các kỹ năng khác: Giao tiếp tốt bằng tiếng Anh và một ngôn ngữ khác; kỹ
năng sử dụng máy tính và phần mềm quản lý khách sạn; hiểu biết về văn
hóa, kinh tế, chính trị và tình hình du lịch, khách sạn tại địa phương.
2.2.3.2.3 Quản lý bộ phận F&B:
- Mô tả công việc:
+ Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của bộ phận F&B.
+ Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên F&B.
+ Tổ chức sắp xếp ca làm việc cho nhân viên bộ phận.
+ Nghiên cứu, đề xuất menu mới định kỳ.
+ Giải quyết kịp thời các phàn nàn của khách.
+ Tiến hành kiểm kê hàng hóa định kỳ.
+ Hiểu rõ các yêu cầu liên quan đến hoạt động kinh doanh thức uống, các loại
giấy phép, kịp thời áp dụng các điều kiện đã quy định.
+ Tổ chức các chương trình đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên bộ phận F&B.
+ Đảm bảo chất lượng phục vụ tại bàn, hiệu quả trong mọi khâu từ phục vụ
món ăn, nước uống đến tổ chức sự kiện.
+ Đảm bảo dịch vụ tận phòng được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chất
lượng; đảm bảo nhân viên phục vụ phòng có tác phong chuẩn, mang đến
cho khách thái độ phục vụ chuyên nghiệp và thân thiện.
+ Đề xuất các mô hình ẩm thực phù hợp, mới lạ để thu hút khách.
+ Lên dự toán ngân sách và chi phí hoạt động của bộ phận với giám đốc và kế
toán trưởng và thực hiện quản lý chi phí của bộ phận hiệu quả.
+ Quản lý tài sản, trang thiết bị của nhà hàng: Kiểm tra, giám sát hàng tuần
lịch bảo trì, bảo dưỡng tất cả đồ đạc, phụ kiện và thiết bị điều hành; công
tác vệ sinh, cảnh quan nhà hàng.
+ Báo cáo công việc hàng tháng cho giám đốc.
+ Thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc.
- Yêu cầu công việc:
+ Kinh nghiệm làm việc: Tối thiểu 3 năm ở vị trí tương đương.
+ Khả năng giao tiếp thành thạo tiếng Anh và một ngôn ngữ khác.
+ Kỹ năng sử dụng máy tính văn phòng và phần mềm quản lý khách sạn.
2.2.3.2.4 Kế toán trưởng:
- Mô tả công việc:
+ Trực tiếp chỉ đạo công tác hạch toán kế toán, kiểm soát tài chính và thiết
lập hệ thống sổ sách kế toán; báo cáo theo quy định Nhà nước và quy định
công ty.
+ Đánh giá, phân tích tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của
khách sạn, từ đó đề xuất với giám đốc các giải pháp sử dụng nguồn vốn và
tài sản hiệu quả hơn.
+ Thiết lập, bảo quản và lưu trữ đầy đủ hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan một
cách khoa học theo thời hạn quy định của Pháp luật và quy định công ty.
+ Trực tiếp kiểm soát, kiểm tra các chứng từ thu chi, thanh toán theo đúng
quy trình, trên nguyên tắc phù hợp với Pháp luật và quy định công ty.
+ Thường xuyên kiểm tra, cập nhật giá cả của các mặt hàng thu mua vào
khách sạn để có phương án điều chỉnh phù hợp.
+ Hàng tuần phải kiểm tra, đôn đốc, đối chiếu với các khoản công nợ phải
thu, phải trả và báo cáo công nợ cho giám đốc theo quy định. Chỉ đạo nhân
viên thu hồi công nợ theo định kỳ.
+ Phân công nhiệm vụ và giám sát nhân viên thực hiện đúng trách nhiệm và
quyền hạn của mình.
+ Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của giám đốc.
- Yêu cầu công việc:
+ Có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm kế toán tổng hợp hoặc kế toán trưởng
cho các công ty lớn, ưu tiên người có chứng chỉ kế toán trưởng và có kinh
nghiệm làm kế toán trưởng tại các khách sạn từ 3 sao trở lên.
+ Có hiểu biết về các phần mềm quản lý khách sạn.
+ Tác phong nhanh nhẹn, thái độ trách nhiệm cao.
+ Có khả năng chịu được áp lực công việc cao.
+ Trung thực.
2.2.4 Kế hoạch marketing
Mục tiêu của các chiến lược marketing mà công ty thực hiện (mở rộng thị trường, tăng
cường khả năng nhận diện thương hiệu hay hỗ trợ bán hàng…)
Xây dựng kế hoạch Marketing là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗi doanh
nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả nhất ba mục tiêu lợi nhuận, vị thế và an toàn.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển thì doanh nghiệp đó phải tiến hành huy động mọi nguồn lực, phải biết điều
hành tổng hợp mọi yếu tố nhằm đạt được mục tiêu đã định sẵn. Thông qua chiến lược
Marketing, doanh nghiệp có thể phát huy hết nội lực hướng vào những cơ hội hấp dẫn
trên thị trường và vì thế sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường
khả năng cạnh tranh trong quá trình mở cửa và tự do hóa nền kinh tế. Vai trò của
Marketing nói chung đã không còn mới mẻ nữa nhưng thực hiện các hoạt động đó như
thế nào để có hiệu quả nhất lại là mối trăn trở quan tâm của các nhà quản trị kinh doanh.
Du lịch ở Việt Nam trong thời gian vừa qua đã tạo được sự phát triển vượt bậc cả
về số lượng và chất lượng. Kết quả này đạt được là nhờ sự tác động của rất nhiều nhân tố,
trong đó có sự góp mặt của nhân tố Marketing. Tuy nhiên, ta dễ thấy rằng vai trò của
nhân tố ứng dụng Marketing vào hoạt động kinh doanh còn hết sức là hạn chế.
Đất nước ta mới mở cửa với thế giới bên ngoài, tiềm năng to lớn về phát triển kinh
tế cũng như du lịch. Lượng khách quốc tế đến nước ta gia tăng rất mạnh với nhiều mục
đích khác nhau như tìm hiểu thị trường, ký kết làm ăn, hội nghị, hội thảo, thăm thân
nhân, tham quan du lịch… Cầu du lịch gia tăng đột ngột trong khi khả năng cung ứng còn
hạn chế đã cho phép các đơn vị kinh doanh du lịch trong đó các khách sạn có thể thu đủ
lượng khách với mức giá cao mà không phải tiến hành các nỗ lực Marketing một cách
đáng kể.
Tuy nhiên, tình trạng mất cân bằng cung cầu của thị trường du lịch sẽ nhanh chóng
chấm dứt và các nhà cung ứng mới sẽ ồ ạt nhảy vào thị trường, đẩy mức độ cạnh tranh
lên cao. Đã đến lúc các nhà quản lý trong hoạt động kinh doanh khách sạn cần phải quan
tâm đến các khái niệm và công cụ Marketing như là một giải pháp giúp cho doanh nghiệp
của họ đứng vững trong môi trường ngày càng khó khăn hơn.
Nhận thức rõ được vấn đề này, Khách sạn Capella Nha Trang đã dùng những kiến
thức, kinh nghiệm đã đưa ra những chiến lược marketing nhằm đón đầu thị trường cũng
như chuẩn bị cho những biến động của nền kinh tế trong thời gian sắp tới.
2.2.4.1 Chiến lược Marketing
Chiến lược marketing của công ty là gì?
Marketing 4P: giá, sản phẩm, quảng bá, vị trí?
- Chiến lược sản phẩm
Sản phẩm là lời giải đáp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cho nhu cầu của người
tiêu dùng do đó,sự thành công của chiến lược Marketing trước hết nằm trong bản thân
sản phẩm,dịch vụ của khách sạn. Chiến lược sản phẩm luôn giữ được vị trí quan trọng
hàng đầu trong chiến lược Marketing.
Khách sạn Capella Nha Trang hiện nay đang có những sản phẩm chính sau đây:
+ Kinh doanh dịch vụ lưu trú
Việc chú trọng phát triển thị trường sản phẩm này trong giai đoạn hiện nay ở
Thành phố Nha Trang là một hướng đi đúng đắn nhất của khách sạn. Có thể nói, số lượng
khách du lịch kể cả khách quốc tế và khách nội địa, khách đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội
kinh doanh, khách tham quan ,cán bộ đi công tác…ngày một tăng thì sản phẩm dịch vụ
cho thuê phòng ngủ có một thị trường tương đối lớn và ổn định. Vì vậy, việc phát triển
dịch vụ lưu trú ngày một chất lượng sẽ là một chiến lược marketing hiệu quả nhất hiện
nay
Để dịch vụ lưu trú càng ngày càng phát triển thì khách sạn cần hoàn thiện và nâng
cao chất lượng phòng ngủ tính đồng bộ và tiện nghi của các trang thiết bị, cơ sở vật chất
kỹ thuật trong phòng, tăng cường hơn nữa các dịch vụ bổ sung như: Tivi thông minh,
Wifi, các trò chơi giải trí và hoàn thiện quy trình phục vụ khách trong suốt thời gian
khách lưu trú tại khách sạn. Khách sạn phải thường xuyên lau chùi và trang trí các đồ
dùng, tiện nghi, tranh ảnh trong phòng ngủ của luôn tạo cho khách một cảm giác mới mẻ,
thoáng đãng và hiện đại.

+ Kinh doanh dịch vụ ăn uống


Song song với việc đưa ra các loại sản phẩm dịch vụ lưu trú, Khách sạn Capella
Nha Trang còn cung cấp dịch vụ ăn uống do bộ phận nhà hàng đảm nhiệm với danh mục
các món ăn đa dạng của Việt Nam và Quốc tế cùng các trang thiết bị cơ sở vật chất sang
trọng kết hợp với sự phục vụ nhiệt tình chu đáo cho từng bữa ăn. Mục tiêu của chất
lượng sản phẩm là đa dạng hóa đưa ra nhiều món ăn mới lạ mang tính độc đáo, hấp dẫn
Ví dụ những đồ uống được pha chế thuần khiết từ những hương liệu và trái cây tươi
nhưng ta chỉ cần thay đổi một chút và đặt ra những tên gọi khác nhau sẽ gây sự tò mò
hiếu kỳ ở du khách, chế biến một số dạng cocktail đặt biệt, các loại rượu …thay đổi món
ăn với nhiều tên gọi khác nhau, các món ăn cần phải chế biến hấp dẫn, cách bày biện
trang trí đẹp, lạ mắt trông ngon miệng. Liên tục tuyển chọn những đầu bếp giỏi có tay
nghề cao trong việc nấu các món ăn Âu và Á, mời các chuyên gia giỏi ăn từ các nơi về
giảng dạy cho đầu bếp ngay tại khách sạn và tổ chức các chương trình đào tạo nấu ăn
nhằm nâng cao chất lượng, tăng khả năng hấp dẫn khách hàng
+ Kinh doanh các dịch vụ bổ sung
Khách sạn cần tăng cường mở rộng kinh doanh như mở các tour du lịch, việc
hướng dẫn tham quan du lịch càng phải hoàn thiện và đẩy mạnh hơn nữa, mở các tour du
lịch ngắn ngày đi sang các vùng lân cận, đi về đồng quê, leo núi ….Các tour đi nghỉ
biển , nghỉ cuối tuần.
- Chiến lược giá
Giá là một yếu tố quan trọng nó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.
Chiến lược giá cả quyết định mức giá bán của doanh nghiệp, đối với các sản phẩm của
mình việc quy định mức giá bán có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Mặc dù trong thị trường hiện nay cạnh tranh về giá cả đã nhường vị trí
hàng đầu cho cạnh tranh về chất lượng, nhưng giá cả vẫn còn có vai trò quan trọng đối
với các đơn vị sản xuất kinh doanh du lịch đặc biệt trong nền kinh tế thị trường của Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong kế hoạch chiến lược chung những năm tới, khách
sạn sẽ chú trọng nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh để đề ra
chính sách giá cả hợp lý và có hiệu quả.
Việc khách sạn áp dụng chính sách phân đoạn thị trường khách du lịch và tính giá
theo mức hoa hồng trong giá phòng là hợp lý với điều kiện thực tế hiện nay. Ví dụ:
+ Khách hàng thân thiết giảm giá từ từ 10 – 15%
+ Các công ty du lịch, lữ hành quốc tế có ký hợp đồng với khách sạn được hưởng
chiết khấu 20 -25%
+ Hướng dẫn viên dẫn khách đến khách sạn được hưởng chiết khấu 3-5%
Việc tính giá theo mức hoa hồng là giảm giá nhưng thực chất là không giảm giá,
khách sạn vẫn kinh doanh có lãi vì khi khách sạn áp dụng mức giá này tức là mối quan hệ
của cầu so với giá có sự co giãn nhiều, số lượng khách tăng dẫn đến tổng doanh thu tăng
lên.
- Chiến lược chiêu thị, quảng cáo
Chiến lược chiêu thị, quảng cáo là một bộ phận quan trọng của chiến lược
Marketing trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.Trước hết, giúp cho doanh nghiệp bán
được hàng nhiều hơn ,thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người mua.
Mục đích chính của chiến lược chiêu thị, quảng cáo là để khách hàng biết nhiều
hơn đến khách sạn. Thành công của chiến lược này là bất cứ khi nào khách hàng nghĩ tới
du lịch tại Nha Trang và muốn tìm một nơi để lưu trú thì chắc chắn Khách sạn Capella
Nha Trang là lựa chọn đầu tiên của khách hàng. Để làm được điều này, khách sạn đã thực
hiện những việc sau đây:
+ Mở rộng tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt
là các chương trình quảng cáo phải bắt mắt, hiện đại, hoặc qua các tạp chí nước
ngoài và trên Internet các trang bìa quảng cáo cần phải độc đáo hấp dẫn có những
hình ảnh ly kỳ.
+ Cần phải đầu tư cho việc tham gia quảng cáo tại các hội chợ, triển lãm lớn ví dụ:
các Festival về du lịch, góp vốn đồng tài trợ cùng các hãng trong việc tổ chức các
lễ hội, ngày lễ lớn ví dụ ngày du lịch Việt Nam, ngày Quốc Khánh.
+ Tham gia vào hiệp hội các khách sạn ở Nha Trang, tham gia vào các câu lạc bộ
kinh doanh khách sạn du lịch Tổng cục du lịch tổ chức. Đưa sản phẩm đến các hội
chợ, triển lãm để giới thiệu quảng cáo.
2.2.4.3 Kênh Marketing
Các kênh marketing chủ lực của doanh nghiệp? (1 số kênh marketing chủ lực: TV, đài,
treo banner logo, event, activation, POSM dán poster…tùy tình hình tài chính và mức độ
phù hợp mà công ty lựa chọn các kênh và cách thức marketing phù hợp)
Với thời đại phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, vai trò
marketing đem lại rất nhiều hữu ích dành cho các lĩnh vực. Đặc biệt là lĩnh vực kinh
doanh khách sạn, với sự cạnh tranh ngày càng gắt gao, việc đẩy mạnh marketing sẽ giúp
khách sạn gia tăng lợi nhuận, doanh thu của mình. Nắm bắt được xu thế hiện nay Khách
sạn Capella Nha Trang đã triển khai kế hoạch marketing qua nhiều kênh truyền thông,
quảng cáo và đã thu được nhiều kết quả khả quan.
- Kênh OTA
Là một trong những kênh phân phối phòng hữu ích dành cho khách sạn với lượng
tiếp cận khách hàng đông, OTA là một trong những kênh phân phối phòng hiệu quả,
mang lại nguồn doanh thu lớn cho khách sạn. Vì vậy, việc đẩy mạnh marketing trên kênh
này là hết sức quan trọng dành cho khách sạn.
Một trong những lợi ích từ kênh OTA mang lại cho khách sạn ngoài việc lấp đầy
phòng trống, bán được nhiều phòng thì OTA còn giúp khách sạn của bạn quảng bá hình
ảnh đến với khách hàng không chỉ khách hàng trong nước và còn là khách hàng quốc tế.
Bởi vậy, việc đẩy mạnh marketing khách sạn trên các kênh là điều vô cùng cần thiết đối
với khách sạn.
Trên các kênh OTA sẽ có một mục riêng để quảng bá, nói về khách sạn của bạn
với những hình ảnh, thông tin hấp dẫn, các dịch vụ tại khách sạn Capella Nha Trang. Đây
sẽ là nơi mà khách sẽ truy cập, tìm hiểu những thông tin về khách sạn một cách đầy đủ
nhất, việc đầu tư cho hình ảnh, chất lượng nội dung trên các kênh này đã giúp cho khách
sạn tiếp cận với khách hàng một cách chuyên nghiệp và đẩy mạnh được doanh thu bán
phòng trên kênh này.
- Kênh Website chính thức của khách sạn
Website chính thức của khách sạn chính là một kênh marketing khách sạn hiệu
quả. Nguồn khách mà kênh này mang lại cho khách sạn sẽ giúp lợi nhuận của khách sạn
cao nhất bởi khách sạn không phải trả chi phí hoa hồng cho kênh trung gian thứ ba. Hiện
nay, đây cũng là kênh mà được Khách sạn Capella chú trọng đầu tư phát triển hơn cả. Bởi
vì, nếu có thể khiến khách hàng đặt phòng trên website trực tuyến của khách sạn là bạn
đã giúp khách sạn mình tối đa hoá doanh thu tốt nhất, tiết kiệm được khoản chi phí không
nhỏ.
- Kênh Facebook
Với hơn 60 triệu người truy cập và sử dụng Facebook, đây là một thị trường rộng
mở cho khách sạn trong việc marketing để tiếp cận khách hàng và khai thác triệt để
những giá trị và kênh này mang lại. Ở kênh Facebook, khách sạn có rất nhiều cách để tiếp
cận được với những khách hàng tiềm năng của mình.
+ Fanpage Facebook

Đây chính là trang truyền thông thương hiệu của khách sạn. Bởi vậy, khách sạn
thường xuyên phải cập nhật tin tức, thông tin, nội dung, hình ảnh, bảng giá, những chính
sách, ưu đãi của khách sạn lên Fanpage. Thói quen “check – in” của khách sạn sẽ là một
điểm lợi để khách sạn tận dụng và khai thác hiệu quả. Những người thân, bạn bè của
khách hàng đã từng lưu trú tại khách sạn sẽ thường có thói quen hỏi thăm, review về
khách sạn mà họ đã check – in trên facebook, vì vậy việc xây dựng, chăm sóc hình ảnh
trên Fanpage đang được đầu tư một cách mạnh mẽ.

+ Quảng cáo trên Facebook - Facebook Ads

Việc chạy quảng cáo trên facebook có thể truyền tải được những chính sách,
chương trình khuyến mại tiếp cận tới nhiều khách hàng hơn. Bên cạnh việc giới thiệu
hình ảnh về khách sạn, thì những bài viết về những trải nghiệm du lịch, các địa điểm
danh lam thắng cảnh đẹp, nổi tiếng, những quán ăn ngon, kinh nghiệm du lịch sẽ thu hút
khách hàng quan tâm nhiều hơn. Từ đó, họ sẽ tin tưởng, yêu thích, chia sẻ facebook của
khách sạn nhiều hơn. Khi đã có cảm tình và lòng tin thì chắc chắn họ sẽ sử dụng dịch vụ,
đặt phòng tại facebook của khách sạn.

- Kênh quảng cáo của Google Ads

Quảng cáo trên Google giúp khách sạn tiếp cận được với nhiều đối tượng khách
hàng đang có nhu cầu. Vì vậy, một trong những kênh marketing khách sạn không thể
thiếu được đó là Google Ads. Khi khách hàng muốn tìm kiếm một thông tin gì về du lịch,
khách sạn,…. thì việc xuất hiện ở top đầu kết quả của trang công cụ tìm kiếm google sẽ
giúp khách sạn có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh.

- Các diễn đàn, group khách sạn, du lịch

Khi có kế hoạch đi du lịch, khách hàng sẽ tìm hiểu các thông tin về địa điểm du
lịch nơi mình sẽ tới. Và các diễn đàn du lịch sẽ là nơi mà khách hàng tìm đến để đọc, tìm
kiếm những thông tin bổ ích, lý thú cho chuyến đi của mình. Vì vậy, Khách sạn Capella
Nha Trang đã tham gia, tìm hiểu, nắm rõ các diễn đàn về du lịch, khách sạn có chất lượng
và được đông đảo du mọi người quan tâm: hoidulich.com, diendandulich.org,
diendankhachsan.com, các group về du lịch ở Facebook,.. để viết bài chia sẻ những hình
ảnh, video, clip,… những trải nghiệm, kinh nghiệm du lịch: ăn gì, ở đâu, đi đâu, chơi gì,
… Sau đó, khách sạn sẽ lồng các thông tin về khách sạn như một lời quảng cáo, giới
thiệu tới khách hàng. Tham gia diễn đàn không chỉ giúp khách sạn có cơ hội quảng bá về
thương hiệu mà ngoài ra còn giúp khách hàng kéo tới tìm hiểu trang web và thậm chí đặt
phòng trên chính website trực tuyến của khách sạn.

2.2.4.5 Bộ nhận diện thương hiệu


Logo của công ty là gì?
Slogan của công ty là gì?
Giá trị cảm nhận là gì? Đồng bộ hình ảnh như thế nào?
Chiến lược xây dựng và quản lý thương hiệu như thế nào? (thương hiệu sẽ ở đâu trong
ngắn và dài hạn? làm sao để phát triển thương hiệu?)
Công ty có kế hoạch bảo hộ thương hiệu không? Chi phí và qui trình như thế nào?
Trong một doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp mới thành lập hay các công ty lâu
năm, bộ nhận diện thương hiệu chính là sản phẩm cực kỳ quan trọng giúp khách hàng
nhận biết & nhớ về thương hiệu, sản phẩm. Bộ nhận diện thương hiệu cũng là phương
tiện giao tiếp giữa khách hàng và doanh nghiệp, giúp tăng năng suất bán hàng và thể hiện
tính chuyên nghiệp hiệu quả.
Nhận biết tầm quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu, chúng tôi xin giới thiệu
đến quý ngân hàng bộ nhận diện thương hiệu của Khách sạn Capella Nha Trang
- Logo thương hiệu

Tổng thể logo thể hiện hình một đài hoa là bàn tay cách điệu như đang nâng niu,
nâng đỡ những mầm hoa. Mầm hoa được cách điệu từ chữ TTC, tập đoàn chủ quản của
Khách sạn Capella Nha Trang tượng trưng cho thế hệ trẻ biểu hiện cho sức sống mãnh
liệt nhưng không kém phần tươi trẻ của tập đoàn . Logo thể hiện mục tiêu của ngành du
lịch tập đoàn TTC nói chung và Khách sạn Capella Nha Trang là tạo môi trường và điều
kiện tối ưu nhất để thế hệ trẻ có thể phát huy tối đa năng lực của mình.
- Slogan thương hiệu
Tọa lạc ngay trung tâm thành phố Nha Trang, khách sạn TTC Hotel Capella - Nha Trang
là điểm dừng chân lý tưởng để du khách tận hưởng phong cảnh tuyệt đẹp của toàn vịnh
biển Nha Trang - nơi được được công nhận là 1 trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới.
Khách sạn 3 sao của chúng tôi bao gồm 53 phòng ngủ và suite được thiết kế hiện đại. Dù
chuyến đi của bạn là công vụ hay nghỉ dưỡng, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tại TTC
Hotel Capella - Nha Trang luôn tận tâm đảm bảo mang lại cho bạn kỳ nghỉ dưỡng hoàn
hảo nhất.
- Sứ mệnh thương hiệu

Với sứ mệnh "Đồng hành cùng địa phương góp phần phát triển ngành du lịch Việt Nam",
Khách sạn Capella - Nha Trang cam kết liên tục xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng
nhằm mang đến những trải nghiệm thú vị trong các chuyến du lịch, công tác hay nghỉ
dưỡng, từ đó quảng bá sâu rộng hơn nét đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người Việt
Nam đến với du khách trong và ngoài nước.

2.2.4.6 Kế hoạch phát triển Website


Các chỉ số của website hiện tại? (google rank, alexa rank, bounce rate, DA, PA,
backlink…)
Chiến lược phát triển website là gì? Đối tượng là ai? Phát triển nội dung như thế nào?…
https://tamnguyen.com.vn/nhung-viec-can-lam-khi-thiet-ke-website.html
https://seotot.vn/
Các chỉ số KPI:
https://naustud.io/ideas/2016/09/10-chi-so-giup-xay-dung-kpi-cho-website-hieu-qua/
Chiến lược pt web:
https://skynet-software.com/qua-trinh-dinh-huong-chien-luoc-phat-trien-website-tren-
internet/
https://webdoctor.vn/chien-luoc-phat-trien-website-giup-doanh-nghiep-de-thanh-cong-
nhat/
Pt nội dung ntn:
https://web30s.vn/chien-luoc-phat-trien-noi-dung-website
https://blog.123website.com.vn/chien-luoc-xay-dung-website/
https://pubweb.vn/tintuc/cach-xay-dung-noi-dung-website-thu-hut-11.html
2.2.4.6.1 Mục đích thiết kế
2.2.4.6.2 Tiêu chí thiết kế
- Giao diện trang chủ ấn tượng, bắt mắt, bố cục rõ ràng và dễ sử dụng
Đối với các website khách sạn thì giao diện chính là điểm nhấn tạo ấn tượng đối
với khách hàng và là yếu tố quan trọng thúc đẩy việc đặt phòng. Chính vì vậy, khi thiết
kế website cần chú trọng đến việc bố trí giao diện và màu sắc cho website. Website khách
sạn Capella hướng đến sự đơn giản, hài hòa cùng với màu sắc tươi sáng. Các thông tin và
danh mục cần được sắp xếp phù hợp, điều hướng thuận tiện giúp cho khách hàng truy cập
website có thể nhanh chóng lựa chọn được dịch vụ cần thiết.

- Thông tin liên hệ

Có khi nào bạn truy cập vào website mà không hiểu rõ về một thông tin nào đó về
sản phẩm, dịch vụ nhưng không thể tìm thấy bất kỳ một thông tin liên hệ nào? Bạn sẽ
thấy như thế nào? Bạn có quay lại website này lần hai không? Chính vì lý do đó mà các
thông tin liên hệ rất quan trọng để khách hàng có thể liên lạc với khách sạn khi cần thiết.
Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng, bạn sẽ hiểu và xây dựng một website hoàn hảo
hơn. Bạn có thể để các thông tin này ở đầu trang, cuối trang hay một trang riêng, chỉ cần
là nơi khách hàng dễ nhìn thấy nhất. Thông tin liên hệ của bạn cần có: số điện thoại, địa
chỉ, email và có thể cả bản đồ đến khách sạn của bạn.

- Về chúng tôi

Với website, trang giới thiệu khách sạn được xem là một trang không quá quan
trọng, không quá cần thiết để tích hợp vào website. Tuy nhiên, khách hàng thường muốn
tìm hiểu kỹ về khách sạn mà họ quan tâm và việc cung cấp đầy đủ thông tin sẽ tạo độ tin
cậy đối với khách hàng. Với trang giới thiệu về khách sạn, bạn nên đưa những thông tin
cơ bản như mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh, thành tựu, kế hoạch phát triển trong tương lai,…

- Phản hồi, đánh giá của khách hàng

Điểm cơ bản cuối cùng là mục phản hồi, đáng giá của khách hàng. Khách hàng
luôn có những đánh giá hay câu hỏi về sản phẩm, dịch vụ của khách sạn. Hãy trả lời
những câu hỏi đó và những đánh giá của khách hàng là kho dữ liệu quan trọng giúp bạn
nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và điều chỉnh website cho phù hợp.

Mặc dù những điểm này hầu như khách sạn nào cũng biết nhưng đôi khi lại bỏ qua
vì cho rằng nó quá nhỏ nhặt. Điều này khiến nhiều khách sạn đã mất lượng khách hàng
đáng kể. Khi xây dựng website khách sạn, hãy trình bày những điểm cơ bản đó một cách
hợp lý, nó sẽ mang lại tính chuyên nghiệp cho website, góp phần thu hút khách hàng ghé
thăm website.

- Bao gồm công cụ đặt phòng trực tuyến


Thiết kế website khách sạn cần có công cụ đặt phòng trực tuyến. Thay vì khách
lưu trú phải lên các trang OTA để mua phòng thì giờ đây khách hoàn toàn có thể đặt
phòng khách sạn tại website của chính khách sạn. Không thuế phí, tương tác trực tiếp với
khách hàng chính là mục đích mà khách sạn Capella hướng đến.

Khách sạn Capella đặt yêu cầu rằng một công cụ đặt phòng trực tuyến có thể đồng
bộ thông tin đặt phòng của khách trên website khách sạn với phần mềm quản lý của
khách sạn. Ngoài ra còn giúp website trở nên chuyên nghiệp hơn nhờ hệ thống tự check
giá mỗi loại phòng.Hơn nữa, khách sạn Capella mong muốn công cụ đặt phòng khách sạn
tích hợp luôn với nhiều hình thức thanh toán, có thể là thanh toán trực tuyến với thẻ ngân
hàng (thẻ nội địa, thẻ visa quốc tế, mastercard…) hoặc đăng ký thanh toán qua một cổng
thanh toán trung gian, giúp tiết kiệm phí mà còn đảm bảo bảo mật thông tin tuyệt đối cho
khách hàng. Khách hàng chắc chắn sẽ có nhiều sự lựa chọn khi đăng ký thanh toán trực
tuyến trên website của khách sạn.

- Giới thiệu loại phòng và các dịch vụ chi tiết


Website cần thể hiện được những thông tin cơ bản nhất đến các thông tin liên quan
đến cơ cấu tổ chức, các hoạt động chính mà khách sạn có, những dịch vụ mà khách sạn
đang cung cấp. Ngoài ra, không thể thiếu các thông tin đầy đủ về loại phòng, giá cả, tiện
nghi và các dịch vụ phòng kèm theo đó.
- Dễ dàng hiển thị trên mọi thiết bị
Website khách sạn cần được tối ưu hóa để cho website trở nên thân thiện hơn với
các công cụ tìm kiếm như thiết bị di động, tablet, tivi thông minh… Điều này giúp các từ
khóa có thể nhanh chóng gia tăng thứ hạng và tiếp cận các khách hàng tiềm năng có nhu
cầu đặt phòng khách sạn hiệu quả. Khách sạn Capella đặc biệt chú trọng đến việc hiển thị
tốt của website trên các thiết bị di động, bởi lượng khách hàng sử dụng các thiết bị di
động để tìm kiếm thông tin và đặt phòng trực tuyến hiện nay đang ngày càng tăng lên.
2.2.4.6.3 Xác định những việc cần làm
- Về giao diện:
- Về nội dung:
- Về hệ thống tính năng của web:
- Lựa chọn đối tác xây dựng web uy tín:
https://tamnguyen.com.vn/tieu-chi-chon-cong-ty-thiet-ke-website-uy-tin.html
- Lựa chọn tên miền:
- Lựa chọn gói hosting:
2.2.5 Kế hoạch tài chính
2.2.5.1 Giả định quan trọng
- Các giả định về doanh thu:
Các hoạt động chính của khách sạn bao gồm:
+ Cho thuê phòng khách sạn tiêu chuẩn 3 sao
+ Nhà hàng
+ Dịch vụ quầy bar mini
+ Bể bơi 4 mùa
+ Dịch vụ giặt ủi
+ Dịch vụ cho thuê xe tự lái
+ Dịch vụ đặt vé máy bay, tour du lịch
Số ngày hoạt động trong năm của khách sạn: 365 ngày/năm
Công suất phục vụ tối đa/ngày: 53 phòng
Sức chứa tối đa: 154 khách
Đơn giá các dịch vụ:
+ Dịch vụ cho thuê phòng:
Số phòng tối đa: 53 phòng.
Công suất hoạt động dự kiến: giao động từ 70% đến 90% (Công suất các năm đầu
đạt khoảng 70% dự kiến tăng đều 5% qua các năm và tối đa 90%)
Giá thuê trung bình: 1.400.000 đồng/phòng/đêm
+ Nhà hàng: Doanh thu nhà hàng chiếm khoảng 20% doanh thu thuê phòng.
+ Các dịch vụ còn lại (giặt ủi, bể bơi, cho thuê xe, đặt vé máy bay và tour du lịch): 5%
doanh thu thuê phòng
+ Hồ bơi: Doanh thu hồ bơi chiếm khoảng 1% doanh thu khách sạn
T Hạn mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
T
1 Dịch vụ 18,698,400,0 20,635,020,0 23,331,329,2 27,020,595,7 32,043,247,6
cho thuê 00 00 80 22 33
phòng
Hiệu suất 70% 75% 80% 85% 90%
Công 37 40 42 45 48
suất
phòng/ng
ày
Tỷ lệ tăng 1 1.03 1.06 1.09 1.12
giá phòng
Giá 1,400,000 1,442,000 1,528,520 1,666,087 1,866,017
phòng
trung bình
2 Nhà 3,739,680,00 4,127,004,00 4,666,265,85 5,404,119,14 6,408,649,52
hàng, 0 0 6 4 7
quầy bar
3 Hồ bơi 186,984,000 206,350,200 233,313,293 270,205,957 320,432,476
4 Dịch vụ 934,920,000 1,031,751,00 1,166,566,46 1,351,029,78 1,602,162,38
khác (giặt 0 4 6 2
ủi, dẫn
tour…)
TỔNG 23,559,984,0 26,000,125,2 29,397,474,8 34,045,950,6 40,374,492,0
CỘNG 00 00 93 10 18

- Các giả định về chi phí:


 Chi phí nhân công:
Nhân công của khách sạn bao gồm 74 người và chia thành 17 đơn bị khác nhau,
được điều hành bởi giảm đốc điều hành, bên dưới giám đốc điều hành là 3 trưởng bộ phận bao
gồm: Trưởng bộ phận buồng phòng, Trưởng bộ bận F&B và Kế toán trưởng.
Các nhân viên trong khách sạn đươc đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc do nhà
nước quy định là 21,5% mức lương cơ bản mỗi nhân viên.
Số tháng được hưởng lương của mỗi nhân viên: 12 tháng
Mức lương cơ bản mỗi nhân viên tăng đều 8%/ năm
Sau đây là bảng mức lương cơ bản mỗi nhân viên năm đầu tiên của dự án:
Bảng chi phí lương của các bộ phận trong khách sạn.
ST số Lương/người/ Lương
T Phân loại nhân viên lượng tháng tháng Tổng năm
1 Lễ tân 9 9,000,000 81,000,000 972,000,000
2 Nhân viên hành lý 6 7,000,000 42,000,000 504,000,000
3 Nhân viên Buồng phòng 10 6,000,000 60,000,000 720,000,000
4 Bảo vệ 6 7,000,000 42,000,000 504,000,000
5 Nhân viên kỹ thuật 4 6,000,000 24,000,000 288,000,000
6 Trưởng bộ phận phòng 1 10,000,000 10,000,000 120,000,000
7 Bếp trưởng 2 10,000,000 20,000,000 240,000,000
8 Phụ bếp 6 6,000,000 36,000,000 432,000,000
9 Bartender 2 10,000,000 20,000,000 240,000,000
10 Phục vụ 10 6,000,000 60,000,000 720,000,000
11 Trưởng bộ phận F&B 1 10,000,000 10,000,000 120,000,000
12 Nhân viên hồ bơi 2 6,000,000 12,000,000 144,000,000
13 Kế toán trưởng 1 10,000,000 10,000,000 120,000,000
14 Kế toán 2 8,000,000 16,000,000 192,000,000
15 Giám đốc điều hành 1 25,000,000 25,000,000 300,000,000
16 Tạp vụ 6 5,000,000 30,000,000 360,000,000
Nhân viên kinh doanh và
17 Marketing 5 10,000,000 50,000,000 600,000,000
Tổng 74 151,000,000 548,000,000 6,576,000,000

Tổng chi phí lương hàng tháng phải trả cho nhân viên là 548,000,000đồng và mỗi năm
trả cho nhân viên là 6,576,000,000 đồng. Và đi bảo hiểm công ty phải trả cho nhân viên
tương ứng với 21.5% là 1,413,840,000 đồng.

 Khấu hao tài sản cố định:


Tính toán khấu hao cho tài sản cố định được áp dụng theo công văn số
206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 về ban hành chế độ quản lý, sử
dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Khấu hao tài sản được chia ra làm 2 là
Khấu hao khách sạn trong 25 năm và Bảng phân bố chi phí trong 5 năm:
Bảng khấu hao tài sản cố định
Giá trị còn lại đầu Khấu hao trong Giá trị còn lại cuối
Năm Nguyên giá kỳ kỳ kì
28,800,000,00
0 0      
1   28,800,000,000 1,152,000,000 27,648,000,000
2   27,648,000,000 1,152,000,000 26,496,000,000
3   26,496,000,000 1,152,000,000 25,344,000,000
4   25,344,000,000 1,152,000,000 24,192,000,000
5   24,192,000,000 1,152,000,000 23,040,000,000
6   23,040,000,000 1,152,000,000 21,888,000,000
7   21,888,000,000 1,152,000,000 20,736,000,000
8   20,736,000,000 1,152,000,000 19,584,000,000
9   19,584,000,000 1,152,000,000 18,432,000,000
10   18,432,000,000 1,152,000,000 17,280,000,000
11   17,280,000,000 1,152,000,000 16,128,000,000
12   16,128,000,000 1,152,000,000 14,976,000,000
13   14,976,000,000 1,152,000,000 13,824,000,000
14   13,824,000,000 1,152,000,000 12,672,000,000
15   12,672,000,000 1,152,000,000 11,520,000,000
16   11,520,000,000 1,152,000,000 10,368,000,000
17   10,368,000,000 1,152,000,000 9,216,000,000
18   9,216,000,000 1,152,000,000 8,064,000,000
19   8,064,000,000 1,152,000,000 6,912,000,000
20   6,912,000,000 1,152,000,000 5,760,000,000
21   5,760,000,000 1,152,000,000 4,608,000,000
22   4,608,000,000 1,152,000,000 3,456,000,000
23   3,456,000,000 1,152,000,000 2,304,000,000
24   2,304,000,000 1,152,000,000 1,152,000,000
25   1,152,000,000 1,152,000,000 0
Trang thiết bị trong khách sạn được khấu hao trong vòng 5 năm, nhưng các trang thiết bị
được phân ra là phân bổ trang thiết bị có giá trị dưới 30 triệu đồng và khấu hao đối với
trang thiết bị trên 30 triệu đồng.
Bảng phân bổ chi phí trang thiết bị trong khách sạn
Giá trị còn lại đầu Khấu hao trong Giá trị còn lại cuối
Năm Nguyên giá kỳ kỳ kì
0 5,456,510,000      
1   5,456,510,000 1,091,302,000 4,365,208,000
2   4,365,208,000 1,091,302,000 3,273,906,000
3   3,273,906,000 1,091,302,000 2,182,604,000
4   2,182,604,000 1,091,302,000 1,091,302,000
5   1,091,302,000 1,091,302,000 0
Bảng khấu hao trang thiết bị trong khách sạn
Giá trị còn lại đầu Khấu hao trong Giá trị còn lại cuối
Năm Nguyên giá kỳ kỳ kì
0 633,123,750      
1   633,123,750 126,624,750 506,499,000
2   506,499,000 126,624,750 379,874,250
3   379,874,250 126,624,750 253,249,500
4   253,249,500 126,624,750 126,624,750
5   126,624,750 126,624,750 0

 Chi phí vận hành của khách sạn:

Chi phí vận hành khách sạn được thống kê gồm các chi phí sau:
 Chi phí điện nước: chiếm 5% doanh thu.
 Chi phí điện thoại, wifi, cáp: chiếm 1% doanh thu.
 Chi phí kinh doanh và Marketing: 2% doanh thu
 Dụng cụ vệ sinh cá nhân trong phòng tắm(xà phòng, bàn chải đánh răng…):
khoảng 0.5% doanh thu
 Văn phòng phẩm: khoảng 6,000,000 đồng/Năm.
 Chi phí nguyên liệu cho nhà hàng: ước tính 40% doanh thu nhà hàng.
 Chi phí thay thế thiết bị hàng năm chiếm khoảng 2% doanh thu thuê phòng
 Chi phí trang phục cho nhân viên: 5,000,000 đồng/ năm/ nhân viên
 Trang trí khách sạn: 60,000,000/năm
 Hoa hồng dịch vụ: 10% doanh thu cho thuê phòng
 Lương nhân viên: 6,576,000,000/ tháng và tăng 8% đều qua các năm
 Bảo hiểm cho nhân viên theo quy định nhà nước: 21,5% lương nhân viên
 Giặt ủi và vệ sinh khách sạn: 1% doanh thu
 Dụng cụ, vật phẩm dùng 1 lần: 0.5% doanh thu
 Vận chuyển hàng hóa: 0.5% doanh thu
 Chi phí khác: Ước tính 3% tổng doanh thu. Trong đó sẽ phân ra là 1% định phí
và 2% biến phí
Sau khi thống kê Chi phí vận hành khách sạn, chúng tôi cho ra được bảng chi phí cho
việc vận hành khách sạn trong 5 năm tới.
Bảng chi phí dự kiến của khách sạn trong 5 năm tới:
TT Hạng mục 1 2 3 4 5
1 Chi phí 1,177,999,200 1,300,006,260 1,469,873,745 1,702,297,531 2,018,724,601
điện, nước
2 Chi phí 235,599,840 260,001,252 293,974,749 340,459,506 403,744,920
điện thoại,
wifi, cáp
3 Kinh 471,199,680 520,002,504 587,949,498 680,919,012 807,489,840
doanh,
Marketing
4 Dụng cụ, 117,799,920 130,000,626 146,987,374 170,229,753 201,872,460
vật phẩm
sinh hoạt
5 Văn phòng 6,000,000 6,300,000 6,615,000 6,945,750 7,293,038
phẩm
6 Nguyên, 1,495,872,000 1,650,801,600 1,866,506,342 2,161,647,658 2,563,459,811
vật liệu
phục vụ
nhà hàng
7 Chi phí bảo 373,968,000 412,700,400 466,626,586 540,411,914 640,864,953
trì, thay thế
thiết bị
8 Trang phục 370,000,000 388,500,000 407,925,000 428,321,250 449,737,313
nhân viên
9 Trang trí 60,000,000 66,000,000 72,600,000 79,860,000 87,846,000
khách sạn
10 Hoa hồng 1,869,840,000 2,063,502,000 2,333,132,928 2,702,059,572 3,204,324,763
dịch vụ
11 Lương 6,576,000,000 7,102,080,000 7,670,246,400 8,283,866,112 8,946,575,401
nhân viên
12 Bảo hiểm 1,413,840,000 1,526,947,200 1,649,102,976 1,781,031,214 1,923,513,711
nhân viên
13 Giặt ủi và 235,599,840 260,001,252 293,974,749 340,459,506 403,744,920
vệ sinh
14 Dụng cụ, 117,799,920 130,000,626 146,987,374 170,229,753 201,872,460
vật phẩm
sinh hoạt
dùng 1 lần
15 Vận 117,799,920 130,000,626 146,987,374 170,229,753 201,872,460
chuyển
hàng hóa
16 Chi phí 706,799,520 780,003,756 881,924,247 1,021,378,518 1,211,234,761
khác
15,346,117,84 16,726,848,10
Tổng chi phí 0 2 18,441,414,343 20,580,346,803 23,274,171,411

2.2.5.2 Phân tích điểm hoà vốn


NỢ CÂU GIỚI THIỆU
Điểm hòa vốn của công ty được xác định bằng công thức:
Định phí
Điểm hòa vốn=
Giá bán−Biến phí
Để phân tích điểm hòa vốn, Chi phí được phân ra là định phí và biến phí.

ST
T TÊN CHI PHÍ THÁNG NĂM
1 Lương nhân viên 548,000,000 6,576,000,000
2 Bảo hiểm nhân viên 117,820,000 1,413,840,000
3 Điện thoại, wifi, cáp 19,633,320 235,599,840
4 Công cụ dụng cụ 9,816,660 117,799,920
5 Văn phòng phẩm 500,000 6,000,000
6 Kinh doanh, Marketing 39,266,640 471,199,680
7 Bảo trì, thay thế thiết bị 31,164,000 373,968,000
8 Khấu hao TSCĐ 197,493,896 2,369,926,750
9 Chi phí khác 19,633,320 235,599,840
Tổng định phí 983,327,836 11,799,934,030

Ngoài các định phí đã nêu ra ở trên phần chi phí, định phí để tính điểm hòa vốn của
khách sạn sẽ bao gồm các khoản chi phí phải trả cố định bao gồm cả khấu hao.
ST
T TÊN CHI PHÍ THÁNG NĂM
1 Điện 78,533,280 942,399,360
2 Nước 19,633,320 235,599,840
3 Nguyên liệu phục vụ nhà hàng 124,656,000 1,495,872,000
4 Trang phục nhân viên 30,833,333 370,000,000
5 Trang trí khách sạn 5,000,000 60,000,000
6 Giặt ủi và vệ sinh 19,633,320 235,599,840
7 Hoa hồng dịch vụ 155,820,000 1,869,840,000
8 Dụng cụ, vật phẩm sinh hoạt dùng 1 lần 9,816,660 117,799,920
9 Vận chuyển hàng hóa 9,816,660 117,799,920
10 Chi phí khác 39,266,640 471,199,680
Tổng biến phí 493,009,213 5,916,110,560
Biến phí trên mỗi sản phẩm bán ra 444,152

Giá bán sản phẩm được xác định bằng sự kết hợp giữa giá phòng và giá dịch vụ đi kèm.
Sau khi tính toán, điểm hòa vốn của khách sạn CAPELLA là 8,940 sản phẩm, tương
đương với 15,770 triệu đồng.
2.2.5.3 Báo cáo thu nhập dự kiến
Từ doanh thu, chi phí,khấu hao , kế hoạch trả nợ dự kiến đã ước tính ở trên. Dưới đây sẽ là
báo cáo thu nhập dự kiến của khách sạn được dự phóng trong 5 năm tiếp theo. Thuế thu nhập
doanh nghiệp nhà nước quy định là 20%.
Năm 1 2 3 4 5
Doanh thu 23,559,984,000 26,000,125,200 29,397,474,893 34,045,950,610 40,374,492,018
Chi phí 15,346,117,840 16,726,848,102 18,441,414,343 20,580,346,803 23,274,171,411
Khấu hao 2,369,926,750 2,369,926,750 2,369,926,750 2,369,926,750 2,369,926,750
Lợi nhuận trước
thuế và lãi vay 5,843,939,410 6,903,350,348 8,586,133,800 11,095,677,057 14,730,393,857
Lãi vay 1,470,000,000 1,176,000,000 882,000,000 588,000,000 294,000,000
Lợi nhuận trước
thuế 4,373,939,410 5,727,350,348 7,704,133,800 10,507,677,057 14,436,393,857
Thuế 874,787,882 1,145,470,070 1,540,826,760 2,101,535,411 2,887,278,771
Lợi nhuận sau
thuế 3,499,151,528 4,581,880,278 6,163,307,040 8,406,141,646 11,549,115,085
Doanh thu năm đầu tiên của CAPELLA là 23,559,984,000 đồng. Sau 5 năm hoạt động,
tổng doanh thu của khách sạn là 153,378,026,721 đồng
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay của khách sạn năm đầu tiền là 5,849,939,410 đồng. Sau 5
năm hoạt động của khách sạn, EBIT của dự án là 47,159,494,472 đồng.
Lợi nhuận sau thuế năm đầu đầu tiên của dự án là 3,499,151,528 đồng và sau 5 năm đầu,
lợi nhuận dự kiến sẽ là 34,199,595,578 đồng
Hệ số EBIT/doanh thu là 0.25 thể hiện 1 đồng doanh thu tạo ra 0.25 đồng lợi
nhuận trước thuế và lãi vay
Hệ số EAT/doanh thu là 0.15 thể hiện 1 đồng doanh thu tạo ra 0.15 đồng lợi
nhuận sau thuế.

2.2.5.4 Báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư
Để có được báo cáo ngân lưu của dự án, đầu tiên ta đi vào việc tìm chi phí sử dụng vốn
WACC của dự án và Vốn lưu động NWC của dự án.
WACC là chi phí sử dụng vốn được doanh nghiệp tính toán dựa trên tỷ trọng
các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Vốn của doanh nghiệp bao gồm: cổ phần
thường, cổ phần ưu đãi, trái phiếu và các khoản nợ dài hạn khác.
WACC= We*Ke + (1-T)Wd*Kd

Trong đó:
We: Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. We=60%
Wd: Tỷ trọng Nợ trong tổng nguồn vốn. Wd=40%
Kd: Chi phí sử dụng nợ. Lấy từ lãi suất vay ngân hàng là 10.5%
T: Thuế thu nhập của doanh nghiệp. T=20%

Ke: Chi phí sử dụng vốn mà doanh nghiệp phải tra cho cổ đông khi sử dụng dòng vốn góp.
Ke= Rf+β(Rm-Rf)
Trong đó:
Rf: Lấy từ trái phiếu chính phủ 10 năm, lấy tại đợt 186 phát hành ngày 19/12/2018.
Rf=5.1%
β: Beta được lấy của ngành du lịch là 0.3
Rm: Tỷ suất sinh lời từ thị trường chứng khoán dựa trên chỉ số VN-Index (tổng hợp
10 năm từ 2008 đến 2018). Sự tăng trưởng của thị trường được thống kê trong bảng sau
Năm Chỉ số VN-Index Tăng trưởng
2009 494.77 56.76%
2010 484.66 -2.04%
2011 351.55 -27.46%
2012 413.73 17.69%
2013 504.63 21.97%
2014 545.63 8.12%
2015 579.03 6.12%
2016 664.87 14.82%
2017 984.24 48.03%
2018 892.54 -9.32%
Trung bình 13.47%

Sau khi lấy dữ liệu, Ke được tính ra là Ke = 5.1% + 0.3(13.47-5.1%) =7.61%


Và WACC được tính ra là WACC= 60%*7.61 + (1-20%)40%x10.5% =8%
Vốn lưu động
Để ước tính cho NWC của công ty, chúng tôi sử dụng dữ liệu lịch sử của công ty mẹ trong quá
khứ để dự phóng tỷ lệ các chỉ tiêu Tiền mặt, khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và khoản
phải trả ngắn hạn cho khách sạn CAPELLA. Các dữ liệu sau khi được thống kê , chúng tôi chia
các chỉ tiêu này cho doanh thu để ra cơ cấu các chỉ tiêu này so với doanh thu:
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Doanh thu công ty mẹ 247,568 100.0% 925,686 100.0% 919,310 100.0%
Tiền mặt 8,342 3.4% 50,806 5.5% 74,115 8.1%
Khoản phải thu ngắn
hạn 93,234 37.7% 402,748 43.5% 473,324 51.5%
Hàng tồn kho 1,221 0.5% 12,519 1.4% 11,540 1.3%
Khoản phải trả ngắn
hạn 151,109 61.0% 295,450 31.9% 397,238 43.2%

Sau khi thống kê các chỉ tiêu của Công ty Cổ phần Du lịch Thành Thành Công, chúng tôi đã
tính trung bình các chỉ tiêu qua 3 năm và cho ra các tỷ lệ sau:
Chỉ tiêu Trung bình tỷ lệ
Tiền mặt 6%
Khoản phải thu ngắn hạn 44%
Hàng tồn kho 1%
Khoản phải trả ngắn hạn 45%
Sau khi tính toán các tỷ lệ các chỉ tiêu so với doanh thu, chúng tôi dựa vào doanh thu dự kiến
để đưa ra giá trị các chỉ tiêu trong tương lại:
Chỉ tiêu 1 2 3 4 5
Doanh thu dự 23,559,984,0 26,000,125,20 29,397,474,89 34,045,950,61 40,374,492,01
kiến 00 0 3 0 8
1,328,788,92
Tiền mặt 6 1,466,413,494 1,658,024,857 1,920,200,037 2,277,131,338
Khoản phải thu 10,417,823,6 11,496,812,48 12,999,062,65 15,054,539,43 17,852,912,64
ngắn hạn 11 5 0 1 3
Hàng tồn kho 243,523,028 268,745,056 303,861,076 351,909,109 417,322,802
Khoản phải trả 10,693,459,9 11,800,996,90 13,342,993,82 15,452,854,72 18,325,267,72
ngắn hạn 75 1 9 8 5

Từ việc dự phóng giá trị các chỉ tiêu trong tương lai, chúng tôi đưa ra được NWC dự kiến trong
5 năm tiếp theo của công ty.

NWC 1 2 3 4 5
1,296,675,59 1,430,974,13 1,617,954,75 1,873,793,84 2,222,099,05
NWC 0 4 4 9 9
1,296,675,59
∆NWC 0 134,298,543 186,980,620 255,839,095 348,305,210
Bảng ngân lưu dự kiến

Năm 0 1 2 3 4 5
5,843,939,41 6,903,350,34 8,586,133,80 11,095,677,05 14,730,393,85
EBIT 0 8 0 7 7
1,145,470,07 1,540,826,76
Tax 20% 874,787,882 0 0 2,101,535,411 2,887,278,771
4,969,151,52 5,757,880,27 7,045,307,04 11,843,115,08
NOPAT 8 8 0 8,994,141,646 5
2,369,926,75 2,369,926,75 2,369,926,75
D 0 0 0 2,369,926,750 2,369,926,750
CAPEX 35,000,000,000
1,296,675,59 1,430,974,13 1,617,954,75
NWC 0 4 4 1,873,793,849 2,222,099,059
1,296,675,59
∆NWC 0 134,298,543 186,980,620 255,839,095 348,305,210
25,262,099,05
Salvage 8
6,042,402,68 7,993,508,48 9,228,253,17 11,108,229,30 39,126,835,68
FCF -35,000,000,000 8 5 0 1 3

Dự kiến thời gian hoạt động của dự án là 5 năm, không tính thời gian xây dựng.
Dòng tiền vào của dự án là: EBIT, Khấu hao và thanh lý
Dòng tiền ra của dự án: Thuế thu nhập, đầu tư vào dự án, vốn lưu động
Năm đầu tiên của dự án, FCF mang giá trị âm vì đây là năm xây dựng, Công ty đầu tư
vào dự án nhưng chưa có doanh thu. Từ năm tiếp theo, dự án đi vào hoạt động và mang
dòng ngân lưu vào cho dư án, Sau 5 năm đi vào hoạt động, với chi phí sử dụng vốn
WACC= 8%, Giá trị hiện tại ròng NPV=19,708,589,126.7 đồng. Đồng thời Suất sinh lời
nội bộ cũng được tính ra là 22%. Thời gian hoàn vốn của dự án là 4 năm 2 tháng.
Qua phân tích, giá trị NPV >0, suất sinh lợi IRR > WACC= 8%. Điều này thể hiện dự án
khả thi về mặt tài chính theo quan điểm tổng đầu tư. Bên cạnh đó thời gian hoàn vốn là 4
năm 2 tháng (không bao gồm năm xây dựng) cho thấy dự án có thời gian hoàn vốn
nhanh.
2.2.5.5 Bảng các chỉ số tài chính
PHẦN 3: ĐỀ XUẤT VỀ KẾ HOẠCH VAY VỐN NGÂN HÀNG
3.1 Tổng quan về nhu cầu vốn cho dự án

3.2 Nhắc lại sơ bộ năng lực, lịch sử, uy tín của các đơn vị cung ứng liên quan đến
thực hiện dự án/phương án kinh doanh.
3.3 Đề xuất về kế hoạch vay – trả nợ dựa trên kế hoạch doanh thu, khả năng thực
hiện dự án.
3.3.1 Kế hoạch vay vốn
Tổng mức đầu tư dự án là 35,000,000,000 đồng, trong đó vốn vay chiếm 50% tổng
mức đầu tư xây dựng công trình tương ứng với 17,500,000,000 đồng.
Nguồn vốn vay dự kiến vay trong thời gian 60 tháng với lãi suất dự kiến
11.5%/năm.
Thời gian ân hạn trả vốn gốc (thời gian xây dựng) là 18 tháng và thời gian trả nợ là
42 tháng.
Bảng kế hoạch trả lãi vay
3.3.2 Kế hoạch hoàn trả vốn vay
Nguồn vốn vay là 17,500,000,000 đồng
Thời gian ân hạn: 18 tháng. Trong thời gian ân hạn, chủ đầu tư không phải trả vốn
gốc, chỉ phải trả lãi phát sinh theo dư nợ đầu kỳ.
Sau thời gian ân hạn, chủ đầu tư sẽ tiến hành trả nợ cho ngân hàng. Phương thức
hoàn trả vốn vay: Trả gốc đều và tiền lãi tính theo dư nợ đầu kỳ.
Nguồn trả vốn vay: Lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh các dịch vụ trong
khách sạn.
3.4 Đề xuất về đảm bảo tín dụng
3.4.1 Hệ số đảm bảo trả nợ
Khi dự án chính thức đi vào hoạt động, chủ đầu tư sẽ dùng chính lợi
nhuận tạo ra từ dự án để trả nợ cho ngân hàng. Khả năng trả nợ từ năm
2017 được thể hiện qua bảng sau:
Hệ số đảm bảo trả nợ bình quân 2.52, điều này cho thấy khả năng trả nợ
vốn vay cho ngân hàng cao.

3.4.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội


Phân tích tài chính hiệu quả đầu tư cho thấy dự án “Khu du lịch nghỉ dưỡng Phú
Quốc” rất khả thi qua các thông số tài chính như NPV(TIPV) = 221,743,187,000 đồng;
suất sinh lời nội bộ là: IRR= 42% ; thời gian hoàn vốn sau 4 năm 4 tháng. Vì vậy dự án
mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao
và thu hồi vốn đầu tư nhanh. Thêm vào đó, dự án còn đóng góp vào sự phát triển và tăng
trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng; nhà nước và địa
phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp.
PHẦN 4: THẨM ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG
TMCP Á CHÂU (ACB)
4.1 Tổng quan về tài sản
4.1.1 Thông tin về tài sản thẩm định
4.1.1.1 Tài sản thẩm định 1
- Đặc điểm quyền sử dụng đất:
Thửa đất số: 87
Tờ bản đồ số: 11/BĐĐC
Địa chỉ: 1168/55 Trường Sa, Phường 13, Quận Phú Nhuận
Diện tích: 56,4 m2 (Bằng chữ: Năm mươi sáu phẩy bốn mét vuông)
Hình thức sử dụng: Sở hữu riêng
Mục đích sử dụng: Đất ở đô thị
Thời hạn sử dụng: Lâu dài
Bản đồ vị trí của thửa đất thẩm định 1
- Đặc điểm công trình xây dựng:
Địa chỉ: 1168/55 Trường Sa, Phường 13, Quận Phú Nhuận
Loại nhà ở: Nhà ở riêng lẻ
Diện tích xây dựng: 56,4 m2
Diện tích sàn: 123,39 m2
Số tầng: 3 tầng
Hình thức sở hữu: Sở hữu riêng
Cấp (hạng) nhà: Cấp 3
Thời gian sở hữu: Lâu dài
Hình mặt tiền của tài sản thẩm định 1
- Đặc điểm pháp lý:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền
với đất số 175/2008/UB-GCN do UBND Quận Phú Nhuận cấp ngày
14/01/2008.
+ Bản đồ hiện trạng, vị trí của mảnh đất.
+ Không có tranh chấp liên quan đến bất động sản.
+ Giấy phép xây dựng số 407/GPXD do UBND Quận Phú Nhuận cấp ngày
10/04/2008.
+ Quyết định về việc đổi số nhà số 538/QĐ-UBND do UBND Quận Phú
Nhuận cấp ngày 04/10/2010.
- Mô tả đặc điểm tài sản:
Bất động sản thẩm định hoàn thành xây dựng từ năm 2008, hướng Đông Nam. Bất động
sản có 3 tầng, với kết cấu: 1 trệt, 2 lầu và 1 sân thượng. Bao gồm: 5 phòng ngủ, 4 phòng
vệ sinh, 1 phòng khách, 1 phòng bếp và 1 sân thượng. Nhà bếp thoáng mát với đầy đủ thiết
bị. 4 phòng ngủ đều được trang bị máy điều hòa. Sân thượng thích hợp cho việc trồng cây cảnh,
nuôi chim. Nhà kế mặt hẻm nên vô cùng thoáng mát. Vật liệu xây dựng bền, nhà kiên cố chắc
chắn, nội thất còn mới và hiện đại.

+ Hướng nhà: Đông Nam


+ Diện tích: 56.4 m2
+ Diện tích sàn: 123,39m2 (Kết cấu: 1 trệt, 2 lầu, 1 sân thượng).
Bao gồm: 5 phòng ngủ, 5 nhà vệ sinh, 1 phòng khách và 1 sân thượng.
Tất cả các phòng đều có nhà vệ sinh riêng. Nhà bếp thoáng mát với đầy đủ thiết bị. 5
phòng ngủ đều được trang bị máy điều hòa. Sân thượng thích hợp cho việc trồng cây cảnh, nuôi
chim. Nhà kế mặt hẻm nên vô cùng thoáng mát. Vật liệu xây dựng bền, nhà kiên cố chắc chắn,
nội thất còn mới và hiện đại.
+ Nhà nằm trong hẻm xe hơi 6m (2 xe hơi có thể tránh nhau), khu phố an
ninh cao không tệ nạn, hệ thống thoát nước tốt, không xảy ra các tình trạng
ngập nước.
+ Nhà có vị trí thuận lợi: dễ dàng di chuyển đến quận 3, quận Tân Bình, quận 10
(từ 5 đến 10 phút). Xung quanh nhà nhiều tiện ích (Chợ, siêu thị, trường học,
công viên, bệnh viện,..)
- Tiện ích công cộng:
+ Chợ Bùi Phát 900m ~ 6 phút
+ Siêu thị coop mart Nhiêu Lộc 1,6km ~ 6 phút
+ Trường tiểu học Trần Văn Đang 1,4km ~ 4 phút
+ Trường THCS Đoàn Thị Điểm 1,1km ~ 5 phút
+ Bệnh viện An Sinh 1,7km ~ 7 phút
+ Nhà thờ tân hòa 350 ~ 3 phút
+ Chùa Giác Uyển 850m ~ 3 phút
+ UBND P13 Q.PN 1,2km ~ 4 phút
Sơ đồ tiện ích công cộng tài sản thẩm định 1
4.1.1.2 Tài sản thẩm định 2
Đặc điểm quyền sử dụng đất:
- Thửa đất số:
- Tờ bản đồ số:
- Địa chỉ: Số 24 - 26 đường Trần Phú, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang, tỉnh
Khánh Hòa.
- Diện tích: 250m2 (Bằng chữ: Hai trăm năm mươi mét vuông chẵn).
- Hình thức sử dụng: Sở hữu riêng.
- Mục đích sử dụng: Đất ở đô thị
- Thời hạn sử dụng: Lâu dài
Bản đồ vị trí của thửa đất thẩm định 2
Đặc điểm công trình xây dựng:
- Tài sản được hình thành trong tương lai.
Đặc điểm pháp lý:
- Giấy chứng nhận này được cấp đổi từ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số:
CS06196 do Sở TN-MT tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 06/03/2017.
- Không có tranh chấp liên quan đến bất động sản.
Mô tả đặc điểm tài sản:
- Địa chỉ: Số 04 đường Pasteur, phường Xương Huân, thành phố Nha Trang, tỉnh
Khánh Hòa
- Hướng nhà: Đông
- Diện tích: 250m2
- Diện tích sàn: 2.000m2 (Kết cấu: 1 hầm, 6 lầu, 1 sân thượng)
- Tài sản thẩm định là dự án kinh doanh khách sạn, đầu tư xây dựng mới, tọa lạc
mặt tiền đường rộng 30m.
Tiện ích công cộng:
- Xung quanh khu vực có rất nhiều khách sạn; cách khách sạn InterContinental Nha
Trang 160m, cách khách sạn Bình An 350m, cách khách sạn Yasaka Sài Gòn
850m, cách khách sạn Diamond Bay 900m...
- Cách công an phường Lộc Thọ 700m, cách trụ sở công an thành phố Nha Trang
1km, công an phường Phước Tân 1,2km.
- Cống thoát nước tốt, các ngày mưa không bị ngập nước.
+ Có nhiều quán ăn và quán cafe, view biển đắc địa.
+ Cách siêu thị Aeon Citimart 500m, cách siêu thị Vinmart 1,5km rất thuận
tiện cho việc mua sắm và hàng chục cửa hàng tiện lợi trong bán kính 1km.
+ Gần rất nhiều rạp phim; cách rạp Platinum Cineplex 550m, cách rạp Beta
Cineplex 650m, cách rạp Lotte Cinema 1,3km.
+ Gần nhiều bệnh viện; cách bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa 1,0km, cách
bệnh viện đa khoa Tín Đức 1,6km; cách bệnh viện 22/12 Quân dân Khánh
Hòa 1,6km; cách bệnh viện VK 1,6km...
+ Gần nhiều ngân hàng như ngân hàng Bảo Việt 550m, ngân hàng TPbank
600m, ngân hàng Vietbank và MBbank 700m, ngân hàng Techcombank
750m, ngân hàng Nam Á 950m,...
+ Cách trung tâm văn hóa điện ảnh 650m, trung tâm văn hóa thông tin 750m,
trung tâm văn hóa xã hội thanh niên 1,3km.
Sơ đồ tiện ích công cộng tài sản thẩm định 2
4.1.2 Thông tin về tài sản so sánh
4.1.2.1 Tài sản so sánh 1
- Địa chỉ:
- Diện tích đất:
- Kết cấu nhà:
Bao gồm:
- Hướng nhà:
- Giấy tờ pháp lý:
- Vị trí:
- Cơ sở hạ tầng:
- Giá bán:
- Ngày đăng tin:
- Link web đăng bán:

4.1.2.2 Tài sản so sánh 2


- Địa chỉ:
- Diện tích đất:
- Kết cấu nhà:
- Hướng nhà:
- Giấy tờ pháp lý:
- Vị trí:
- Cơ sở hạ tầng:
- Giá bán:
- Ngày đăng tin:
- Link web đăng bán:
https://batdongsan.com.vn/ban-nha-rieng-duong-truong-sa-68/mt-pn-36m2-4-lau-gia-8-8-
ty-pr21569733
4.1.2.3 Tài sản so sánh 3
- Địa chỉ:
- Diện tích đất:
- Kết cấu nhà:
- Hướng nhà:
- Giấy tờ pháp lý:
- Vị trí:
- Cơ sở hạ tầng:
- Giá bán:
- Ngày đăng tin:
- Link web đăng bán:
https://alonhadat.com.vn/nha-hxh-sang-trong-truong-sa-p13-phu-nhuan-1tr-3-lau-11-ty-
4763794.html
4.2 Quy trình thẩm định giá
4.2.1 Tổng quan khách hàng và tài sản thẩm định
- Thông tin khách hàng:
+ Khách hàng yêu cầu thẩm định giá: CTCP Du lịch Thành Thành Công.
+ Năm hoạt động: 01/08/2006.
+ Mã số thuế: 3500753423.
+ Người đại diện pháp luật: Nguyễn Thế Vinh.
+ Địa chỉ trụ sở: Số 253 đường Hoàng Văn Thụ, phường 2, quận Tân Bình,
Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Lĩnh vực kinh doanh: Dịch vụ lưu trú ngắn ngày.
- Đối tượng thẩm định giá:
+ Tài sản thẩm định 1: 1168/55 Trường Sa, Phường 13, Quận Phú Nhuận
+ Tài sản thẩm định 2: Số 24 - 26 đường Trần Phú, phường Lộc Thọ, thành
phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
- Mục đích thẩm định giá: Cấp tín dụng.
- Thời điểm thẩm định giá: 12/07/2019.
4.2.2 Lên kế hoạch thẩm định giá
http://www.planic.org.vn/ban-do-detail-simple.aspx?id=210
4.3 Thẩm định thực tế
Sau khi tiến hành khảo sát thực tế tài sản thẩm định và các tài sản so sánh, chúng tôi thu
thập được các thông tin, dữ liệu sau:
Bảng 4.3.1 Bảng tổng hợp thông tin tài sản thẩm định và tài sản so sánh

STT Các yếu tố TSTĐ TSSS 1 TSSS 2 TSSS 3


1 Địa chỉ 1168/55 Trường
Sa, phường 13,
quận Phú Nhuận

2 Giá bán (tỷ ?


đồng)

3 Tình trạng Sổ hồng


pháp lý

4 Diện tích đất 56,4


(m2)

5 Diện tích sàn 123,39


(m2)

6 Mục đích sử Để ở Để ở Để ở Để ở
dụng

7 Loại nhà Cấp III


8 Hướng Đông Nam

9 Độ rộng hẻm 6m
10 Số tầng 1 trệt
2 lầu
1 sân thượng

11 Số phòng 4 phòng ngủ


4 phòng vệ sinh
1 phòng khách
1 phòng bếp

12 Hệ thống thoát Tốt


nước, điện
nước, an ninh
13 Các tiện ích
công cộng
Nhận xét: Từ những dữ liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy tài sản thẩm định và các
tài sản so sánh có những điểm giống và khác nhau như sau:
Bảng 4.3.2 Điểm giống và khác nhau giữa tài sản thẩm định và tài sản so sánh

Giống nhau Khác nhau

Diện tích đất


Diện tích sàn

Đặc điểm
Hướng

Hẻm hông
https://luatminhgia.com.vn/hoi-dap-dat-dai/thu-tien-su-dung-dat-khi-cong-nhan-quyen-
su-dung-dat.aspx
http://vbpl.vn/thanhphohochiminh/Pages/vbpq-van-ban-goc.aspx?
dvid=309&ItemID=71842
https://luatvietnam.vn/dat-dai-nha-o/phan-biet-khung-gia-dat-bang-gia-dat-va-gia-dat-cu-
the-567-19639-article.html
4.4 Xác định giá trị của tài sản thẩm định
4.4.1 Xác định giá trị của tài sản thẩm định 1
4.4.1.1 Xác định giá trị theo phương pháp so sánh
4.4.1.1.1 Các yếu tố điều chỉnh
- Điều chỉnh yếu tố tuyệt đối:
Bảng 4.4.1.1.1.1 Các yếu tố tuyệt đối cần điều chỉnh

STT Các yếu tố TSTĐ TSSS 1 TSSS 2 TSSS 3

1 Phòng ngủ 5 phòng 4 phòng 4 phòng 4 phòng


2 Phòng vệ sinh 5 phòng 4 phòng 3 phòng 5 phòng
Về phòng ngủ: Theo mức giá xây dựng của công ty kiến trúc Nhật Lam, 1 phòng ngủ gói
cơ bản có giá khoảng 4,85tr/ m2. Dự tính diện tích 1 phòng ngủ là 3 x 5 = 15m 2. Chi phí
xây dựng là 72,75 triệu đồng, cộng thêm các chi phí phụ, cửa đi khoảng 4,25 triệu đồng.
Tổng chi phí khoảng 77 triệu đồng.
Tài sản so sánh 1, 2 và 3 kém thuận lợi hơn tài sản thẩm định là 1 phòng ngủ, điều
chỉnh tăng 77 triệu đồng.
Về phòng vệ sinh: Theo mức giá xây dựng của công ty kiến trúc Nhật Lam, 1 nhà vệ
sinh gói cơ bản có giá khoảng 4,85tr/m2. Dự tính diện tích 1 nhà vệ sinh là 2 x 2 = 4m 2.
Chi phí xây dựng khoảng 19,4 triệu đồng, cộng thêm các chi phí mua thiết bị như bộ la-
va-bo và phụ kiện giá 2 triệu đồng, bàn cầu giá 2 triệu đồng, máy nước nóng giá 3 triệu
đồng và các thiết bị khác giá 800 nghìn đồng. Tổng chi phí cho nhà vệ sinh là 27,2 triệu
đồng.
(Nguồn: http://kientrucnhatlam.com/gia-xay-nha-tron-goi/)
Tài sản so sánh 1 kém thuận lợi hơn tài sản thẩm định là 1 phòng vệ sinh, điều
chỉnh tăng 27,2 triệu đồng.
Tài sản so sánh 2 kém thuận lợi hơn tài sản thẩm định là 2 phòng vệ sinh, điều
chỉnh tăng 54,4 triệu đồng.
Tài sản so sánh 3 tương đồng số phòng vệ sinh với tài sản thẩm định, không điều
chỉnh.
Điều chỉnh các yếu tố tương đối:
Bảng 4.4.1.1.1.2 Các yếu tố tương đối cần điều chỉnh

STT Các yếu tố TSTĐ TSSS 1 TSSS 2 TSSS 3


1 Hướng Đông Nam Tây Bắc Tây Bắc Đông Nam

2 Hẻm hông 1,8m không không 1,8m

Về hướng: Xuất phát từ đúng quy luật tự nhiên, ánh nắng buổi sáng chiếu từ hướng
Đông Nam, tuy không mạnh bằng ánh nắng từ hướng Đông. Nhưng cũng là hướng mặt
trời mọc lên tượng trưng cho sự khởi đầu, sinh sôi và phát triển, tràn đầy sức sống nên có
nhiều cơ hội thành công. Theo điều kiện khí hậu Việt Nam thì nhà có hướng Tây hay Tây
Bắc thì thường gặp nắng gắt vào các buổi trưa hoặc buổi chiều. Do đó, tài sản nằm tại
hướng Đông Nam sẽ tốt hơn, thuận lợi hơn tài sản nằm tại hướng Tây Bắc 1,72%.
Nguồn: https://arcviet.vn/tong-hop-kien-thuc-phong-thuy-nha-huong-dong-
nam/#ket_luan
https://homedy.com/news/lua-chon-nha-huong-tay-co-nen-hay-khong-ne1014
Về hẻm hông: Tài sản thẩm định có hẻm bên hông rộng khoảng 1,8m thông được ra các
tuyến đường Lê Văn Sỹ, Huỳnh Văn Bánh, Trường Sa, tránh được tình trạng ùn tắc giao
thông vào các giờ cao điểm. Đây là điểm thuận lợi, nâng giá trị cho tài sản thẩm định.
Như vậy, tài sản có hẻm hông sẽ thuận lợi hơn so với tài sản không có hẻm hông 3,41%.
4.4.1.1.2 Xác định giá tài sản thẩm định
Bảng 4.4.1.1.2 Bảng điều chỉnh

STT Các yếu tố TSSS 1 TSSS 2 TSSS 3


1 Giá bán (đồng)

2 Diện tích sàn (m2)


3 Yếu tố tuyệt đối

- Tình trạng pháp lý


- Điều kiện thanh
toán
4 Giá bán sau điều chỉnh
tuyệt đối
5 Đơn giá sau điều chỉnh
tuyệt đối(đồng/m2)
6 Yếu tố tương đối

- Hướng
- Độ rộng hẻm
7 Tổng điều chỉnh thuần
8 Tổng điều chỉnh gộp

9 Đơn giá sau điều chỉnh


thuần
=> Đơn giá bình quân = … = đồng/m2.
=> Giá tài sản thẩm định = … x 56,4m2 = …. đồng.
4.4.1.2 Xác định giá trị theo phương pháp chi phí
Bất động sản cần thẩm định có các đặc điểm như sau:
- Diện tích đất: 56,4m2 ở khu đô thị có đầy đủ pháp lý về quyền sử dụng đất.
- Công trình xây dựng trên đất có kết cấu: nhà 3 tầng, sàn bê tông cốt thép, tường
gạch, mái bê tông cốt thép. Diện tích sàn xây dựng: 123,39m2.
Theo thông tư liên tịch số 13/LB-TT của Bộ Xây dựng - Tài chính - Ban Vật giá Chính
phủ số 13/LB-TT ngày 18-8-1994 hướng dẫn phương pháp xác định giá trị còn lại của
nhà ở trong bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê.
(Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Thong-tu-lien-bo-13-LB-TT-
huong-dan-phuong-phap-xac-dinh-gia-tri-con-lai-nha-trong-ban-nha-so-huu-Nha-nuoc-
nguoi-dang-thue-38996.aspx)
- Tình trạng hao mòn của các kết cấu chính như sau: Móng 32%, tường gạch 44%,
sàn 36%, mái 44%. Theo quan sát thực tế, bất động sản thẩm định có lớp trát bảo
vệ bong tróc nhiều, một số chỗ có vết nứt sâu, rộng tới gạch nên thẩm định viên
đánh giá tình trạng hao mòn các kết cấu chính khoảng 30% - 44%.
- Tỷ lệ các kết cấu chính trong tổng giá trị công trình: Móng 9%, tường 16%, sàn
10%, mái 22% do bất động sản thuộc loại nhà ở 3 tầng mái bằng không có khu
phụ riêng.
32% x 9 % +44 % x 16 % +36 % x 10 %+ 44 % x 22%
=> Tỷ lệ hao mòn kết cấu của nhà ở = =
9 %+16 %+10 %+ 22%
40,7%
Theo như Quyết định 1291/QĐ-BXD 2018 công bố suất vốn đầu tư xây dựng, giá xây
dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình 2017, quy định: Nhà từ 2 đến 3 tầng, kết cấu
khung chịu lực BTCT; tường bao xây gạch; sàn, mái BTCT đổ tại chỗ 6.970.000 đ/m2.
Nguồn: https://luatvietnam.vn/xay-dung/quyet-dinh-1291-qd-bxd-2018-cong-bo-suat-
von-dau-tu-xay-dung-nam-2017-168209-d1.html#taive
=> Đơn giá xây dựng mới tài sản thẩm định: 6.970.000 đồng/m2.
=> Chi phí xây dựng nhà mới 100% = 6.970.000 x 123,39 = 860.028.300 đồng.
=> Giá trị còn lại của nhà TSTĐ = 860.028.300 x (1 - 40,7%) = 509.996.782 đồng.

STT Các tiêu chí TSSS 1 TSSS 2 TSSS 3


1 Giá đất

2 Điều chỉnh hướng


3 Điều chỉnh độ rộng hẻm

4 Tổng điều chỉnh thuần


5 Tổng điều chỉnh gộp

6 Đơn giá đất sau điều chỉnh


thuần

7 Đơn giá đất sau điều chỉnh


tương đối
=> Đơn giá đất TSTĐ:
=> Giá đất TSTĐ:
=> Giá trị BĐS TĐ:
4.5 Báo cáo thẩm định giá
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. http://www.nhatrang-travel.com/index.php?cat=3003&type=1&itemid=4975
2. https://dulich.dantri.com.vn/du-lich/khanh-hoa-don-gan-16-trieu-luot-khach-luu-
tru-trong-3-thang-dau-nam-20190408213143163.htm
3. http://cafef.vn/nganh-khach-san-viet-nam-se-thay-doi-the-nao-tronng-tuong-lai-
20190418145339742.chn
4. https://asiky.com/kien-thuc-linh-vuc/1401/nhung-co-hoi-vang-cua-nganh-kinh-
doanh-khach-san-tai-viet-nam
5. https://asiky.com/kien-thuc-linh-vuc/1223/kinh-doanh-khach-san-dong-vai-tro-
quan-trong-nhu-the-nao-trong-nganh-du-lich
6. https://ezcloud.vn/xu-huong-kinh-doanh-khach-san-2019-nhung-dieu-ban-can-
biet/
7. https://thebutton.io/huong-dan-lap-ke-hoach-kinh-doanh-khach-san-chuan-trong-
10-buoc/
8. https://www.hoteljob.vn/tin-tuc/ban-mo-ta-cong-viec-va-muc-luong-giam-doc-
khach-san?
fbclid=IwAR12PxfjRSMuR7Mh9XilZ8kMXONvDXFZUe2pygG664j1n8ReYjNc
-gksiYg
9. http://tuyendung.muongthanh.com/tin-tuyen-dung/truong-bo-phan-buong-
450.html
10. http://www.tranthai.com/tranthai/?tranthai=tuyendung-
detail&id=83&cat=141&fbclid=IwAR0Fsj7p1GIBGqD3j0qOeNm9mOyzXdDKw
FX8HXYY6gE5fQ_kyg_VtjoovZk
11. https://nicvn.com/search-job-1546-fb-manager-vi.html?
fbclid=IwAR1EsPhC2dFKmUcLu5ZlQ7j6JK2DWdL0FD0lbaAh7lv8B28PA0Vyl
4TPb2A
12. http://dhcgroup.vn/tuyen-dung-vi-tri-truong-bo-phan-am-thuc-fb-manager-nc173?
fbclid=IwAR0Fsj7p1GIBGqD3j0qOeNm9mOyzXdDKwFX8HXYY6gE5fQ_kyg
_VtjoovZk
13. https://www.hoteljob.vn/viec-lam/100695-ke-toan-truong-khach-san-4-sao?
fbclid=IwAR29Yw2Z77EHEY3Ya3qJL2F0nwXb4KzG2rYrze4tnughWPp7Nfm3
53fc5B8
14. https://www.hoteljob.vn/tin-tuc/lam-the-nao-de-tro-thanh-ke-toan-truong-trong-
khach-san-nha-hang?
fbclid=IwAR3_VaaneWKLOIi1tKgsrZ3pWOtc7REYC3lzQJ33-
KkimcqIDPSl2TYNWKs
15. http://ezwebsite.net/4-dieu-can-phai-co-cho-mot-website-khach-san-chuyen-
nghiep/

You might also like