You are on page 1of 4

NHÓM SỐ 20 – BÀI TẬP GIỮA KỲ

I. GIỚI THIỆU
- “Xã giao” là gì? - Giao tiếp bình thường giữa người với người trong xã hội.
- Giao tiếp bằng ngôn từ là hình thức phổ biến thuyết phục nhất. Nó giúp người nói
biểu đạt tâm tư, suy nghĩ, giao tiếp gắn kết trong cộng đồng.
- Chúng ta luôn có nhu cầu được trao đổi và trò chuyện với những người khác.

II. TÂM LÝ KHÔNG TỐT KHI XÃ GIAO


1. Ngại giao tiếp:
- Nhiều bạn không thích giao tiếp với người khác, đặc biệt là khi đến những nơi công
cộng có đông người. Các bạn xa lạ và cảm giác không an toàn, thường tìm những
góc nhỏ để nép mình vào đó. Lâu dần, thành thói quen ngại nói, tạo thành rào cản
giao tiếp. 
- Khi buộc phải giao tiếp, hay phát biểu trước đám đông, bạn thể hiện rõ sự lúng
túng, nói năng ấp úng, lắp bắp, mặt đỏ tía tai, toát mồ hôi, không dám đứng thẳng
nhìn thẳng…
2. Tâm lý chi phối vào lời nói:
- Tức giận: Trong giao tiếp, sẽ có lúc bạn không tránh khỏi những xung đột, bất đồng
quan điểm với người khác. Khi đó bạn tức giận và nói những lời khó nghe và mối
quan hệ rất có thể bị phá hủy trong giây lát.
- Quá hăng hái - Nói nhiều: Bất kỳ một cuộc giao tiếp nào cũng phải có sự tương tác
qua lại giữa hai hoặc nhiều người. Việc giành phần nói từ đầu đến cuối sẽ phá hỏng
cuộc nói chuyện ngay lập tức. Nếu không phải là nhân vật chính trong buổi thuyết
trình, giảng giải, tuyên truyền,… thì bạn cũng phải biết “sân khấu không phải của
riêng bạn”. Việc nói bất chấp cũng cho thấy rằng, bạn không tôn trọng và không
biết lắng nghe đối phương.
- Không chú tâm - Lơ đãng: Trái ngược với trường hợp trên, bạn vẫn ngồi trong một
cuộc nói chuyện, có vẻ ngoan ngoãn, có vẻ lắng nghe. Tuy nhiên, bạn không thật sự
chăm chú, không thật quan tâm mà lắng nghe với đôi tai lơ đãng. Có khi bạn còn
thể hiện một số ngôn ngữ cơ thể khó chịu như: ngó nghiêng lung tung, gật đầu liên
tục, cười khẩy người đối diện, nhìn đi chỗ khác…

III. XÂY DỰNG HÌNH ẢNH XÃ GIAO TỐT ĐẸP


1. Trang phục phù hợp:
- Ngoài ngôn từ, cử chỉ thì ngoại hình, trang phục đóng vai trò quan trọng không kém
giúp bạn tự tin trong giao tiếp. Bạn cần biết rằng, một trang phục đẹp không nhất
thiết phải đắt tiền mà quan trọng là phù hợp với tính cách của bạn và môi trường
bạn đến. Hãy cẩn thận trong việc lựa chọn trang phục, đặc biệt là chú ý đến hoàn
cảnh xung quanh. Ví dụ việc ăn mặc trong một chuyến đi chơi cùng bạn bè sẽ khác
với khi bạn đến dự một hội nghị khách hàng quan trọng.
- Ăn mặc đúng cách sẽ giúp bạn tự tin hơn, vượt qua rào cản giao tiếp dễ dàng và tạo
ấn tượng tốt đẹp trong mắt những người khác.
2. Đối phương là ai? Và nói chuyện ở đâu?
- Xác định người giao tiếp cùng mình là ai sẽ giúp chúng ta xưng hô đúng cách, cư
xử phải phép.
- Địa điểm nói chuyện cũng cần được cân nhắc để không ảnh hưởng đến những
người xung quanh.
3. Tôn trọng đối phương:
- Thể hiện thái độ tôn trọng đối với các bên cùng tham gia giao tiếp là nguyên tắc
hàng đầu trong giao tiếp đời thường cũng như trong công việc.
- Có rất nhiều cách thể hiện thái độ tôn trọng đối với đối tượng cùng giao tiếp: đơn
giản là chào hỏi khi gặp mặt, gọi tên, bắt tay, nét mặt thoải mái và sử dụng các từ
ngữ phù hợp với lứa tuổi, vị thế và quan hệ trong công việc…
- Với người cao tuổi hoặc có trọng trách cao hơn, tôn trọng cần được thể hiện như là
sự kính trọng; đối với người ngang bằng mình, tôn trọng là thái độ đúng mực, thân
tình; với người trẻ hơn, nhỏ hơn, tôn trọng cần được thể hiện qua thái độ quan tâm,
nhẹ nhàng, khuyến khích.
- Sự có mặt đúng như lời hứa, ngôn ngữ giao tiếp đề cao nhân thân của bên kia (ví
dụ: gọi tên, gọi đầy đủ tên và chức vị, đánh giá vấn đề thay vì quy chụp về con
người,…), điệu bộ cử chỉ phù hợp (trang phục, dáng điệu khi đi đứng) đều là những
cách để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, đông thời cũng là tôn trọng chính
mình. 
4. Tạo sự thoải mái cho đối phương:
- Tỏ thái độ thân thiện: Khi muốn ai đó cảm thấy thoải mái, tốt nhất là bạn phải có
“thái độ cởi mở” và hướng mặt về người đó nhưng không quá mạnh bạo. Bạn chỉ
cần giao tiếp bằng ánh mắt, không khoanh tay trước ngực, hướng hai vai về phía
người mà bạn đang nói chuyện. Dáng điệu này sẽ giúp họ cảm thấy bạn đang hoàn
toàn dành sự chú ý cho họ chứ không hững hờ khi nói chuyện. Giữ khoảng cách
thích hợp với người đó.
- Giữ không khí nhẹ nhàng và tích cực: Ngoài việc trao đổi thông tin, trò chuyện
còn là hoạt động trao đổi năng lượng. Để có một cuộc trò chuyện tuyệt vời với
những câu chuyện xã giao hay, bạn nên giữ cho mọi chuyện nhẹ nhàng, vui vẻ và
lạc quan. Nếu đang vui, bạn hãy sẵn sàng mỉm cười ngay khi gặp mặt người kia,
như vậy bạn sẽ khiến cho họ muốn tiếp tục trò chuyện với bạn – cho dù bạn chỉ nói
về những vấn đề nhỏ nhặt, đơn giản.
- Lôi cuốn người kia vào cuộc trò chuyện: Khi đã tìm được điểm chung và tiết lộ
chút ít về mình, bạn hãy khuyến khích người kia nói chuyện bằng cách hỏi những
thông tin về họ. Đừng hỏi những thứ quá riêng tư như sức khỏe, tôn giáo hoặc quan
điểm chính trị. Giữ cho cuộc chuyện trò nhẹ nhàng và vui vẻ, hỏi những câu hỏi mở
về sở thích, công việc của họ, hoặc về khung cảnh xung quanh. 
5. Dành thời gian lắng nghe:
- Việc thực sự lắng nghe lời người kia nói có thể giúp bạn tìm ra những điểm chung,
từ đó dẫn dắt cuộc trò chuyện hướng đến những điều thú vị và hiệu quả hơn. Người
kia có thể đưa ra những nhận xét gần với những đề tài hoặc vấn đề của bạn, vì vậy
bạn nên để tai lắng nghe xem liệu có điều gì có thể khơi lên một đề tài khác không.

IV. LUYỆN TẬP


1. Mời bạn thân đi cùng

Việc tập làm quen với những hoạt động xã hội có thể sẽ tốn khá nhiều thời gian. Tuy
nhiên, nếu bạn càng tương tác với mọi người nhiều thì bạn sẽ càng cảm thấy thoải mái
hơn khi đứng giữa đám đông. Một cách rất hữu ích để giúp bạn tập làm quen đó chính là
mời một người bạn thân đi cùng đến buổi tụ tập. Nếu như bạn đổi ý không muốn đi thì họ
sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực để ra ngoài và mở lòng mình hơn.

2. Tập giao tiếp trước gương

Một cách nữa đó chính là tập luyện sẵn một số câu giới thiệu bản thân trước gương hoặc
với những người thân của bạn trước khi ra ngoài. Điều này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng
giới thiệu bản thân hơn, đồng thời giúp bạn có thể kiểm soát được chủ đề mình sẽ nói.

3. Làm quen với người mới

Bạn hãy cố gắng đặt một mục tiêu đơn giản, chẳng hạn như giới thiệu bản thân với những
người mới gặp lần đầu và nói chuyện với họ trong vòng 5 phút.

Số lượng người mà bạn cần làm quen không cố định, tùy thuộc vào mức độ lo âu của bạn.
Tuy nhiên, điều quan trọng là việc đặt ra mục tiêu trước khi bạn đi sẽ giúp bạn tập trung
hơn cũng như thoải mái hơn khi bạn nói chuyện. Hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bản
thân. Bạn càng giao tiếp với người khác bạn sẽ càng nhận ra được rằng việc tương tác với
mọi người không hề khó như bạn từng nghĩ.

4. Nếu phát biểu – hãy chuẩn bị trước

Trước khi thuyết trình, trình bày 1 vấn đề hay đơn giản là phát biểu trước đám đông bạn
hãy chuẩn bị trước những nội dung mà mình sẽ nói. Việc chuẩn bị và luyện tập trước sẽ
giúp bạn bớt lúng túng hay nói năng mất kiểm soát.
5. Tự vượt qua sự lo lắng

Hãy ngồi yên và và hít thở đều cho cơn lo âu qua đi. Việc cảm thấy sợ hãi việc giao tiếp
sẽ không làm hại đến bạn. Hiểu được điều này rất quan trọng vì bạn có thể sẽ thoải mái
hơn khi biết được cơn lo âu sẽ không kéo dài quá lâu.

You might also like