You are on page 1of 3

TỰ TÌNH-Hồ Xuân Hương

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi


Này của Xuân Hương đã quệt rồi”

Hồ Xuân Hương –được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”, một hiện tượng đặc biệt của thơ ca
trung đại Việt Nam. Bởi lẽ, sống trong 1 thời đại biến động, đầy bão táp, nữ thi sĩ có số phận éo
le, ngang trái nên càng đặc biệt hơn khi bà chính là nhà thơ nữ, viết về phụ nữ. Hồn thơ của bà
là tiếng nói đại diện cho những người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến với một khát vọng
tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.Trào phúng mà lại trữ tình,đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài
cảm hứng đến ngôn ngữ hình tượng. Chùm thơ Tự tình của bà gồm 3 bài là sự phản ánh đặc sắc
tâm tư, tình cảm của nhà thơ- một người phụ nữ “hồng nhan bạc phận” đường tình duyên không
trọn vẹn, quá lứa lỡ thì. Trong đó Tự tình bài II được coi là bài thơ hay nhất, giàu cảm xúc và
lắng đọng nhất.

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn


...Mảnh tình san sẻ tí con con!”

Tự tình là tự bộc lộ, giãi bày tâm trạng, tình cảm của mình. Hay nói cách khác là sự hé mở nỗi
lòng khó nói của tác giả Hồ Xuân Hương. Được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng
cái đặc sắc ở bài thơ không phải viết bằng chữ Hán mà được viết bằng ngôn ngữ dân tộc chữ
Nôm. Phải đến thời kì Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du thì phong trào làm thơ Nôm mới đạt đến
đỉnh cao thực sự. Hồ Xuân Hương là người phụ nữ đa tài, đa tình mà số phận truân chuyên. Bà là
con vợ lẽ, từng mang thân đi làm lẽ và sống trong cảnh góa bụa. Chính hoàn cảnh ấy là cảm
hứng cho bà chắp bút nên bài thơ Tự tình-mang tâm trạng vừa đau buồn,phẫn uất trước duyên
phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Qua đó thể hiện tiếng nói thương cảm đối
với số phận hẩm hiu của người phụ nữ Việt Nam dưới thời phong kiến lúc bấy giờ, đồng thời đề
cao vẻ đẹp và khát vọng sống của họ
Bài thơ mở đầu là thời điểm canh khuya, khi con người đối diện thật nhất với chính mình, nhưng
cũng chính lúc đó Xuân Hương tự nhận ra tình cảnh đáng thương của chính mình.Phải chăng
chính nỗi cô đơn đã dằn vặt làm thao thức tgia trong cái yên ắng và lạnh lùng của đêm khuya?
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”

Khi trời trở về đêm, dường như mọi vật đều tĩnh lặng, im ắng vì tất cả đều chìm trong giấc ngủ.
Riêng chỉ có 1 người phụ nữ trằn trọc mãi ko thôi, thức giấc cùng với bnhiu snghi, nỗi buồn
thay cho số phận. Trong cái tĩnh mịch u buồn ấy ,thoáng nghe tiếng trống canh văng vẳng từ xa
vọng đến báo hiệu đã nữa đêm - trong cái tĩnh lại có có cái động, hay nói đúng hơn HXH đã
dùng bút pháp lấy động tả tĩnh tuyệt vời để mở đầu cho một khung cảnh đìu hiu quạnh lòng
khiến tủi càng thêm tủi, cô đơn trống trải nhân lên trùng trùng. Rồi thì tiếng trống mỗi lúc một
dồn dập hơn, xa đến gần càng lúc như nhanh hơn trôi theo dòng chảy của thời gian hệt như
tiếng lòng đang rối bời rộn rạo chất chứa biết bnhiu là tâm sự đang muốn được giãi bày.
“Trơ” đi trước cuộc đời, trước duyên phận như ngầm ám chỉ rằng bà đã quá chai lì, mất hết
cảm giác vì bao nỗi phiền muộn đợi chờ một thứ hp mong manh. Cách đảo ngữ đã nhấn mạnh
thêm sự trơ trọi bẽ bàng và tủi hổ cho chính cái thân phận chua xót của bà. Bà có “hồng nhan”-
thứ đẹp đẽ cần đc tôn vinh và trân quý nhưng lại gắn với từ “cái”-sao mà nghe bần hèn, rẻ rúng
tội nghiệp quá. Tội nghiệp cho cái thân phận thấp bé, hèn mọn chịu sự cô đơn lạc lõng.giữa bao
cái vùi dập trong xh đầy bất công, thị phi ngang trái ấy.
Người đàn bà hồng nhan bh lại phải trải qua biết bnhiu là những đêm dài cay đắng cho tấm
lòng thủy chug vì cuộc tình dang dở. Tiếng thở dài ngao ngán cùng với nỗi lòng dấy lên ý
nguyện muốn thoát khỏi cảnh sầu nhưng lại rơi vào bế tắc, dường như nghịch cảnh ko buông
tha cho người p.nữ ấy. Mựn chút rượu để quên đi nhưng lại càng nhớ:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh


Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Hương rượu cay nồng phả vào mặt,xộc vào mũi, cay cả mắt, nhắm mắt rồi lại mở mắt, say
nồng rồi lại tỉnh. Mượn rượu mượn chút men say để có thể đưa người đến một nơi yên bình, dù
là ngắn ngủi nhưng cũng đỡ hơn khi phải một mình đối diện với nỗi cô đơn đang dày xéo tâm
can. Nhưng say rồi lại tỉnh cứ chập chờn chập chờn, mơ hồ trong cái vòng luẩn quẩn. Say thì
quên đi đấy nhưng tỉnh rồi thì thấm hơn cái nỗi đau tuyệt vọng. Cái mong ước nhỏ bé dường
như cũng bị cuốn phăng đi vô hình.
Tìm đến trăng bầu bạn vì rằng rượu đây đã hết tác dụng.Vầng trăng ắt hẳn đã là người bạn tri kỉ
của biết bao nhiêu câu chuyện tâm sự lúc đêm khuya. Bà tìm đến trăng để bầu bạn, nhưng trăng
lại tìm đến bà với hình ảnh khuyết- ko được tròn đầy như ám chỉ rằng chuyện tình cảm này
không thể có cái kết trọn vẹn. Đến bgio thì trăng mới tròn, hạnh phúc mới đến được trong tầm
tay và bao lâu nữa thì nỗi cô đơn này thôi xuất hiện làm xót lòng.
Nỗi lòng nhuốm màu bi ai đã lan tỏa khắp bốn bề ko gian. Tác giả nhìn trăng nhìn cảnh, trông
trời trông đất, trông thấy quang cảnh thiên nhiên trước mặt như hòa vào một tâm trạng:

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám


Đâm toạc chân mây đá mấy hòn

Cấu trúc tả cảnh độc đáo, nổi bật tính tương phản với hình ảnh những đám rêu yếu ớt nhỏ bé
nay trở nên gai cứng sắc nhọn, xiên ngang cả lớp đất dày với sức sống mãnh liệt để trồi lên hay
mấy hòn đá trở nên nhọn hoắt, có khả năng đâm toạc cả chân mây trước mắt. Rêu và đá như
muốn vạch trời vạch đất ra mà oán hờn, phản đối, khác chi cơn thịnh nộ của con ng. HXH tỏ thái
độ phản ứng mạnh mẽ, gay gắt quyết liệt trước duyên tình lận đận ,bộc lộ rõ qua giọng thơ ương
ngạnh ,ngang bướng phản kháng đầy bản lĩnh, đâu chịu khuất phục với cuộc đời. Đó mới chính
là HXH gan góc, tràn đầy tinh thần quật khởi của 1 nữ sĩ mà mng biết đến. Hình ảnh ấy đã đc
bắt gặp trog các câu thơ khác của bà:

Thân này đổi phận làm trai được


Thì sự anh hùng há bấy nhiêu

Dù cho cuộc đời có bi quan bao nhiêu, bà cũng ko nhìn đời như thế. Vạn vật nhỏ bé còn có thể
nảy sinh sức sống mạnh liệt đến vậy huống chi là con người. con người ko thể ko dũng cảm đối
mặt vs c.sống. Đỉnh điểm đã qua, mọi cảm xúc dồn nén như chứa cả nỗi đau trần thế tụ lại nơi
đáy lòng của 1 ng đàn bà cô đơn đã nhờ cảnh vật tỏ hộ. Tgian thì cứ trôi, nỗi buồn giờ đã hóa
trạng thái ngán ngẩm, chán chường với tiếng than:

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại


Mảnh tình san sẻ tí con con

Mùa xuân hiện ra thường gợi cuộc sống yên vui hạnh phúc, vạn vật nảy nở sinh sôi vì vậy mùa
xuân thường gợi ra sự vui vẻ. Nhắc đến mùa xuân ai cũng thấy yên ấm hạnh phúc. Nhưng đến
với hai câu thơ của HXH mùa xuân lại không hạnh phúc yên vui mà đó chỉ đơn thuần là sự lặp
lại vô hồn của thời gian.”Xuân” ở vế sau còn chỉ đến tuổi xuân của ng p.nữ. Cái tuổi xuân trôi
vèo chớp mắt mỗi khi mùa xuân trở về. Ý thơ này ta bắt gặp ngay trong chính thơ của Xuân
Diệu sau này từng viết:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”


Tình duyên lỡ làng tan vỡ như mảnh vụn chỉ gom đc cho bà 1 chút “ mảnh tình” nhưng cũng
phải đem đi “san sẽ” để còn lại trong nhà thơ là” tí con con”.Nỗi đau nhiêu đấy chưa đủ hay sao
mà còn tình cảm nhận đc lại quá ít, quá hững hờ. Câu thơ kết lại trong âm hưởng chua chát, từng
từ từng chữ như giọt nước mắt rưng rưng, chỉ chờ trực trào ra theo bao niềm phẫn uất. Mấy ai
hiểu thấu mấy ai xót thương cho.
Cả bài thơ là muôn vàn sắc thái cảm xúc, buồn tủi có, cay đắng rồi phẫn uất, gắng gượng, cuối
cùng lại trở nên chán chường vì thất vọng. Qua đó cho thấy khát vọng sống và mưu cầu hp đơn
thuần nhưng lại ko thể trong XHPK xưa. Cùng với khả năng sử dụng ngôn ngữ đậm chất văn
học dân gian, tài viết chữ Nôm để bình dị hóa thể thơ TNBCĐL,HXH quả đúng là 1 “Thiên tài
kì ngữ”. Bút pháp NT , sức biểu cảm của các con chữ đã bộc lộ khéo léo,tinh tế các ý và cả một
tấm lòng chân thành đã dẫn dắt người đọc bước vài tgioi tâm hồn đa dạng của họ và có cơ hội
cảm thông với bao nỗi buồn mà họ phải gánh chịu.
Sống trog 1 XH mới, kỉ nguyên mới, em càng ý thức đc hơn những giá trị thiêng liêng mà ta
đã phải đấu tranh để có đc, đó là sự công bằng cho người PN. Vậy nên em càng trân quý hơn,
suy nghĩ cảm thông cũng như góp phần để gìn giữ những giá trị ấy ko bị lệch lạc đi.

You might also like