You are on page 1of 1

 

Tuy nhiên, nét đặc sắc lại nằm ở câu thơ cuối cùng: "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà".
Hơn nghìn năm trước Thôi Hiệu cũng từng chạnh lòng nhớ quê mà thốt lên rằng:

"Nhật mộ hương quan hà xứ thị


Yên ba giang thượng sử nhân sầu."

(Quê hương khuất bóng hoàng hôn


Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?)
-âm hưởng thơ Đường triền miên trong câu cuối,mượn niềm lưu luyến nhớ quê của Thôi Hiệu
được gợi từ câu thơ: "Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai" của Thôi Hiệu. Xưa Thôi Hiệu cần
vịn vào sóng để mà buồn, mà nhớ, còn Huy Cận thì buồn mà không cần ngoại cảnh, bởi từ nỗi
buồn nó đã sâu sắc lắm rồi. Nỗi nhớ của Huy Cận xuất phát từ một người đang đứng trên mảnh
đất của mình nhưng bơ vơ, lạc lõng. Nỗi nhớ thương cũng xuất phát từ sự bất lực, ngán ngẩm
của bản thân thi sĩ trước thời cuộc.Lúc này cái buồn bã tương đối thành hình, ko chỉ còn là cảm
giác sầu mênh mông vời vơị do xúc cảnh sinh tình khi ngắm nước Trường Giang.

Theo tâm sự của Huy Cận: cái nhớ ở đây ko đơn thuần là nhớ nhà-nhớ quê Hà TĨnh, nơi chôn
nhau cắt rốn, mà hiểu theo nghĩa rộng là nhớ quê hương, nhớ đất nước VN.Ông còn chia sẻ:
trước cảnh nhân dân cơ cực lầm than,sống cuộc dời nô lệ dưới ách thống thị TDPháp, ông cảm
thấy lạc loài, lúc đó ông còn buồn hơn Tô Hiệu thời nhà Đường.Thế mới biết tấm lòng yêu quê
hương thắm thiết đến nhường nào của nhà thơ hôm nay.  Đặc biệt, câu thơ đậm chất cổ điển
khép lại bài thơ đã diễn tả một cách chân thực và rõ nét niềm thương nhớ quê hương đất nước
của nhà thơ và tâm trạng ấy cũng chính là tâm trạng thường gặp ở tầng lớp tiểu tư sản thời bấy
giờ.

You might also like