You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH


Giảng viên: Dương Trần Minh Đoàn

ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIỆP VỚI TRÁCH NHIỆM


MÔI TRƯỜNG

NHÓM 2

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 03 năm 2021


1. Cơ sở lí luận
1.1. Đạo đức kinh doanh là gì?
Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh
hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Hình ảnh dưới đây là ví
dụ cho khái niệm trên:

Kinh doanh được định nghĩa trong Luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là việc thực hiện
liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh
giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau,
chúng bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, và phát triển của
con người và thiên nhiên.
1.2. Tại sao kinh doanh cần phải có đạo đức?
Vì đạo đức đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh như là:
 Điều chỉnh hành vi của các chủ thể
Theo Lev Tolstoi: “Trong xã hội, giỏi lắm cũng chỉ có 10% các hành vi được chi phối và
kiểm soát bằng pháp luật, 90% còn lại phụ thuộc vào đạo đức và văn hóa”.
Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh doanh
theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực đạo đức xã hội. Không một pháp
luật nào, dù hoàn thiện đến đâu đi chăng nữa cũng có thể là chuẩn mực cho mọi hành vi
của đạo đức kinh doanh. Nó không thay thế vai trò của đạo đức kinh doanh trong việc
khuyến khích mọi người làm việc thiện, tác động vào lương tâm của doanh nhân. Bởi vì
phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, nó bao quát mọi lĩnh vực của thế giới
tinh thần, trong khi pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ nhà
nước, chế độ xã hội… Ví dụ:
Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ do chất lượng của bản thân các sản phẩm- dịch
vụ cung ứng mà còn chủ yếu do phong cách kinh doanh của doanh nghiệp. Hành vi kinh
doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến sự
thành bại của tổ chức. Đạo đức kinh doanh trong chiều hướng ấy, trở thành một nhân tố
chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp. Chẳng phải vô cớ mà khoảng 15 năm nay
một ngạn ngữ Ấn Độ được lưu truyền trong giới doanh nghiệp ở các nước phát triển:
“gieo tư tưởng gặt hành vi, gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tư cách, gieo tư
cách gặt số phận”.
 Góp phần vào chất lượng doanh nghiệp
Các tổ chức được xem là có đạo đức thường có nền tảng là các khách hàng trung thành
cũng như đội ngũ nhân viên vững mạnh, bởi luôn tin tưởng và phụ thuộc lẫn nhau trong
mối quan hệ. Nếu các nhân viên hài lòng thì khách hàng sẽ hài lòng, và nếu khách hàng
hài lòng thì các nhà đầu tư sẽ hài lòng. Các khách hàng có xu hường thích mua hàng của
các công ty liêm chính hơn, đặc biệt là khi giá cả của công ty đó cũng bằng với giá của
các công ty đối thủ. Khi các nhân viên cho rằng tổ chức của mình có một môi trường đạo
đức, họ sẽ tận tâm hơn và hài lòng với công việc của mình hơn. Các công ty cung ứng
thường muốn làm ăn lâu dài với các công ty mà họ tin tưởng, để qua hợp tác họ có thể
xoá bỏ được sự không hiệu quả, các chi phí và những nguy cơ để có thể làm hài lòng
khách hàng. Các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến vấn đề đạo đức, trách nhiệm xã hội và
uy tín của các công ty mà họ đầu tư và các công ty quản lí tài sản có thể giúp các nhà đầu
tư mua cổ phiếu của các công ty có đạo đức. Các nhà đầu tư nhận ra rằng, một môi trường
đạo đức là nền tảng cho sự hiệu quả, năng suất và lợi nhuận.
 Góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên
Ví dụ: Công ty cà phê Starbucks
Sự tận tâm của nhân viên xuất phát từ việc các nhân viên tin rằng tương lai của họ gắn
liền với tương lai của doanh nghiệp và chính vì thế họ sẵn sàng hy sinh cá nhân vì tổ chức
của mình. Doanh nghiệp càng quan tâm đến nhân viên bao nhiêu thì các nhân viên càng
tận tâm với doanh nghiệp bấy nhiêu. Các vấn đề có ảnh hưởng đến sự phát triển của một
môi trường đạo đức cho nhân viên bao gồm: một môi trường lao động an toàn, thù lao
thích đáng, và thực hiện đầy đủ các trách nhiệm được ghi trong hợp đồng với tất cả các
nhân viên.
 Làm hài lòng khách hàng
Các nghiên cứu và kinh nghiệm hiện thời của nhiều quốc gia cho thấy mối quan hệ chặt
chẽ giữa hành vi có đạo đức và sự hài lòng của khách hàng. Các hành vi vô đạo đức có
thể làm giảm lòng trung thành của khách hàng và khách hàng sẽ chuyển sang mua hàng
của các thương hiệu khác. Ngược lại hành vi đạo đức có thể lôi cuốn khách hàng đến với
sản phẩm của công ty. Các khách hàng thích mua sản phẩm của các công ty có danh tiếng
tốt, quan tâm đến khách hàng và xã hội. Khách hàng nói rằng họ ưu tiên những thương
hiệu nào làm điều thiện nếu giá cả và chất lượng các thương hiệu như nhau. Các công ty
có đạo đức luôn đối xử với khách hàng công bằng và liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm
cũng như cung cấp cho khách hàng các thông tin dễ tiếp cận và dễ hiểu, sẽ có lợi thế cạnh
tranh tốt hơn và dành được nhiều lợi nhuận hơn. Điểm mấu chốt ở đây là chi phí để phát
triển một môi trường đạo đức có thể có một phần thưởng là sự trung thành của khách
hàng ngày càng tăng.
 Góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
Theo một nghiên cứu tiến hành với 500 lập đoàn lớn nhất ở Mỹ thì những doanh nghiệp
cam kết thực hiện các hành vi đạo đức và chú trọng đến việc tuân thủ các quy định đạo
đức nghề nghiệp thường đạt được thành công lớn về mặt tài chính. Sự quan tâm đến đạo
đức đang trở thành một bộ phận trong các kế hoạch chiến lược của các doanh nghiệp, đây
không còn là một chương trình do các chính phủ yêu cầu mà đạo đức đang dần trở thành
một vấn đề quản lý trong nỗ lực để dành lợi thế cạnh tranh.
Ví dụ: Theo John Kotter và James Heskett Harvard nghiên cứu trong 11 năm:

Công ty đạo đức bình


Công ty đạo đức tốt
thường
Tăng thu nhập 682% 36%
Giá cổ phiếu tăng 901% 74%
Lãi ròng 756% 1%

 Góp phần vào sự vững mạnh kinh tế quốc gia


Các thể chế xã hội, đặc biệt là các thể chế thúc đẩy tính trung thực, là yếu tố vô cùng
quan trọng để phát triển sự phồn vinh về kinh tế của một xã hội. Các nước phát triển ngày
càng trở nên giàu có hơn vì có một hệ thống các thể chế, bao gồm đạo đức kinh doanh, để
khuyến khích năng suất. Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, cơ hội phát triển kinh
tế và xã hội bị hạn chế bởi độc quyền, tham nhũng, hạn chế tiến bộ cá nhân cũng như
phúc lợi xã hội.
Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển kinh tế, những vấn đề xã hội nảy sinh như ô
nhiễm môi trường, rác thải, cạn kiệt tài nguyên, hiệu ứng nhà kính đang đe dọa nhân loại
toàn cầu. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có đạo đức kinh doanh trong hoạt động kinh tế,
đặc biệt là trách nhiệm đối với môi trường.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng môi trường ở Việt Nam hiện nay
2.1.1. Môi trường đất
 Đất là môi trường cư trú và sinh hoạt của các loài sinh vật trên Trái Đất, kể cả
loài người. Tuy nhiên, hiện nay, ở Việt Nam, chất lượng đất đang bị suy giảm và đe dọa
nghiêm trọng. Đáng lo ngại là hiện tượng này xảy ra rộng khắp từ các khu vực nông thôn
đến các thành phố lớn như Hồ Chí Minh hay Hà Nội.
 Theo thống kê 2/2021, tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là 33 triệu ha,
trong đó có đến 13 triệu ha đất của Việt Nam bị suy thoái thành đất trống, đồi núi trọc
gồm những diện tích đã bị trơ sỏi đá và khoảng hơn 1,5 triệu ha mất khả năng sinh sản. Ở
khu vực đất lâm nghiệp, diện tích đất trống, đồi núi trọc chiếm tỉ lệ đáng lo ngại, đến nay
vẫn chưa cổ chuyển biến rõ nét.
 Đất nông nghiệp và đất rừng thu hẹp do quy hoạch cho đô thị hóa.
 Đất bị xói mòn, mất chất.
 Đất bị nhiễm các chất độc hại đặc biệt là Nitơ, nhiễm mặn.
2.1.2. Môi trường nước
 Nước là sự sống của tất cả các sinh vật trên Trái Đất, không một loài nào có thể
tồn tại nếu thiếu nước. Ở Việt Nam trong nhiều năm vừa qua đã tiến hành nhiều biện pháp
để bảo vệ và làm sạch nguồn nước, tuy nhiên, tình hình cũng chưa được cải thiện đáng kể.
 Theo Unicef cho biết, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đang đứng
TOP 5, chỉ sau Trung Quốc, Philippines, Indonesia,Thái Lan (2021).
 Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca
coliform trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và
sông Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu. Việc phát hiện
Coliform Fecal trong nước là dấu hiệu nguồn nước đó đã bị ô nhiễm bởi nước thải.
 Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị
nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày
từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt,…
 Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện
gang thép, luyện kim màu, khai thác than về tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái
Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu, nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-
9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi
khó chịu…
 Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc
Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm
nguồn nước và môi trường trong khu vực.
 Các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải, một lượng rác
thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… đều được xả thải trực tiếp ra bên
ngoài môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước.
2.1.3. Môi trường không khí
Không khí tại Việt Nam hiện đang ở mức báo động nghiêm trọng. Đỉnh điểm là vào cuối
năm 2019.
Từ năm 2018 đến năm 2019, nồng độ bụi PM2.5 có xu hướng tăng hơn so với giai đoạn
từ năm 2010 đến năm 2017. So sánh kết quả quan trắc nồng độ bụi PM2.5 trong các tháng
qua các năm từ 2013 - 2019 cho thấy, từ tháng 9 đến giữa tháng 12 năm 2019, nồng độ
bụi PM2.5 tăng mạnh so với các tháng trước đó và tăng cao so với cùng kỳ các năm từ
2015 - 2018. Giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2019, khu vực miền Bắc đã xảy ra
một số đợt cao điểm ô nhiễm không khí. Chỉ số chất lượng không khí tại một số đô thị
như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều thời điểm ở mức xấu với chỉ số AQI từ
150 đến 200, có khi vượt 200 tương đương mức rất xấu.
2.2. Nguyên nhân
2.1.1. Nguyên nhân trực tiếp
 Do nước thải: Tại các khu đô thị, việc chọn vị trí đổ chất thải hoặc bể phốt làm
không tốt cộng với các loại dầu máy thải, chất tẩy rửa từ các nhà máy hoặc thuốc bảo vệ
thực vật, phân hóa học dùng trong nông nghiệp cũng gây ô nhiễm nguồn nước. Nước thải
của các cơ sở sản xuất, kinh doanh không được xử lý đã và đang thải trực tiếp ra các dòng
sông, làm cho chất lượng nước suy giảm mạnh.
 Chất thải rắn: Nguồn chất thải rắn có rất nhiều: chất thải rắn công nghiệp, chất
thải rắn của ngành khai thác mỏ, rác ở đô thị, chất thải nông nghiệp và chất thải rắn phóng
xạ. Chủng loại của chúng rất nhiều, hàm lượng các nguyên tố độc trong chúng cũng
không giống nhau; tỷ lệ nguyên tố độc hại trong chất thải rắn công nghiệp thường cao
hơn; rác thành thị chứa các loại vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng; chất thải rắn nông
nghiệp chứa các chất hữu cơ thối rữa và thuốc nông nghiệp còn lưu lại. Những chất thải
rắn này bị vứt bừa bãi, ngấm nước mưa, và rỉ ra nước gây ô nhiễm đất, sông ngòi, ao hồ
và nguồn nước ngầm. Nguồn nước ô nhiễm này lại được dùng để tưới đồng ruộng sẽ làm
thay đổi chất đất và kết cấu đất, ảnh hưởng tới hoạt động của vi sinh vật trong đất, cản trở
sự sinh trưởng của bộ rễ thực vật và ảnh hưởng tới sản lượng cây trồng.
 Khói khí thải: Các nhà máy, khu công nghiệp thải nhiều hợp chất độc hại và bụi
mịn (chiếm 70%). Các chất khí độc hại trong không khí như oxit lưu huỳnh,CO2, các hợp
chất nitơ... kết tụ hoặc hình thành mưa axit rơi xuống đất làm ô nhiễm đất. Một số loại
khói bụi có hại ngưng tụ cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất. Bụi mịn cũng gây hại
nặng nề và ảnh hưởng tới nguồn nước.
 Do nông dược và phân hóa học: Đây là 2 loại hoá chất quan trọng trong nông
nghiệp, nếu sử dụng thích hợp sẽ có hiệu quả rõ rệt đối với cây trồng. Nhưng nó cũng là
con dao 2 lưỡi, sử dụng không đúng sẽ lợi bất cập hại, một trong số đó là ô nhiễm đất.
Thuốc trừ sâu đồng thời với việc diệt các côn trùng gây hại, cũng gây độc đối với các vi
sinh vật và côn trùng có ích, các loại chim, cá... và ngược lại một số loại sâu bệnh thì lại
 Hoạt động sinh hoạt: 100% nước thải sinh hoạt của con người không được xử lý
trực tiếp thải ra môi trường và quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Đây chính là
nguyên nhân vì sao ở các thành phố nước bị ô nhiễm nặng nề bởi chất bài tiết của con
người. Ngoài nước thải, con người còn sử dụng một lượng lớn các sản phẩm nilon,
nhựa,… rất khó phân hủy trong môi trường tự nhiên, làm ô nhiêm đất, nước, không khi,
cản trở sự phát triển và giết chết rất nhiều loài sinh vật.
 Yếu tố tự nhiên: vì Việt Nam là quốc gia nhiệt đới nên có nhiều mưa lũ, thời tiết
bất thường dẫn đến các hiện tượng xói mòn, sạt lở, ô nhiễm môi trường, là điều kiện khí
hậu lí tưởng cho các mầm mống dịch bệnh hay vi khuẩn có hại phát triển.
2.1.2. Nguyên nhân sâu xa
 Kinh tế chưa đủ đáp ứng công nghệ. Các thiết bị, kĩ thuật, công nghệ xử lí rác
thải, nước thải hiện nay đều phải nhập từ nước ngoài về. Tuy nhiên, không phải doanh
nghiệp, địa phương nào hay Chính phủ có đủ tiền và ngân sách để đáp ứng. Bên cạnh đó,
việc xây dựng các công trình xử lí cũng tốn rất nhiều thời gian và chi phí cần có vốn đầu
tư nước ngoài. Vậy nên số lượng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có xử lí chất thải trước
khi ra môi trường còn hạn chế.
 Ý thức đạo đức con người: con người Việt Nam còn chưa hiểu rõ vai trò của môi
trường. Có cái nhìn ngắn hạn, tập trung vào cái trước mắt, chưa nghĩ tới hậu quả tương
lai. Bên cạnh đó, người Việt Nam luôn được dạy từ nhỏ rằng Việt Nam là đất nước:
“Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu” nên có ý thức phải bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên dẫn đến những hành vi thiếu đạo đức, ý thức, lãng phí và làm tổn hại
tới môi trường.
2.3. Hậu quả
Lấy ví dụ công ty mía đường Hòa Bình xảy ra từ tháng 3 và 4 năm 2016 gây ô nhiễm
môi trường trên sông Bưởi, do công ty xả chất thải ở thượng nguồn chưa qua xử lý ra môi
trường, gây ô nhiễm ở hạ lưu sông, làm cá sông và cá nuôi lồng bè chết hàng loạt ở huyện
Thạch Thành (Thanh Hóa). Nước thải của nhà máy đã làm nước sông Bưởi ô nhiễm, đổi
màu đục, nổi bọt và bốc mùi hôi thối. Nguồn nước sông ô nhiễm đã đe dọa đến nguồn nước
sinh hoạt của người dân 15 xã huyện Thạch Thành (Thanh Hóa). thì những ảnh hưởng trực
tiếp và trước mắt chỉ là bề nổi của sự việc, còn phía sau nó là những hậu quả gián tiếp và
lâu dài đối với môi sinh, môi trường của khu vực sông Bưởi và đông đảo người dân sinh
sống chung quanh chắc chắn là không hề nhỏ. Sáng 14/5/2016, ông Nguyễn Trần Anh -
Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hòa Bình, Tổ trưởng tổ kiểm tra, xử lý tình
trạng xả thải trên sông Bưởi cho biết, Sở này đã ra quyết định xử phạt Công ty CP Mía
đường Hòa Bình 480 triệu đồng về hành vi xả thải gây ô nhiễm sông Bưởi.
Theo tổng hợp, đã có hơn 17 tấn cá lồng bè của nhiều hộ gia đình tại huyện Thạch
Thành chết (không kể cá tự nhiên). Lãnh đạo Cty Mía đường Hòa Bình cũng đã thừa nhận
việc xả thải, và đã đồng ý đền bù cho người dân 1,4 tỷ đồng (với mức đền bù 80.000đ/kg
cá chết).
Cơ quan chức năng cũng đã đình chỉ hoạt động thời hạn 6 tháng đối với Nhà máy mía
đường Hòa Bình để buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi xả nước
thải chưa qua xử lý.

Tác hại đến sức khỏe con người


Nước, một yếu tố không thể thiếu đối với đời sống của mọi sinh vật, trong đó có con
người. Mỗi người mỗi ngày cần khoảng 20 lít nước ngọt để ăn, uống. Ngoài ra cần từ 50
đến 150 lít nước sinh hoạt. Nếu người dân sử dụng nước ở sông Bưởi để sinh hoạt hằng
ngày về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe như ngộ độc thực phẩm, có nguy cơ mắc các
bệnh ung thư. Ngoài ra, họ người dân sống gần các khu công nghiệp bị ảnh hưởng đến
tâm lý bởi vì ngày nào họ cũng phải ở trong môi trường mùi hôi phát ra từ nhà máy hoặc
phải sử dụng nước sinh hoạt không được đảm bảo nên dễ ảnh hưởng đến tâm lý hay cáu
gắt, áp lực hoặc các bệnh tâm lý khác,..
Tác hại đến môi trường
Nước thải của ngành công nghiệp mía đường luôn chứa một lượng lớn chất hữu cơ bao
gồm cacbon, nito, phospho. Các chất này dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật gây mùi hôi
thối làm ô nhiễm nguồn tiếp nhận.
Phần lớn chất rắn lơ lững có trong nước thải ngành công nghiệp mía đường ở dạng vô
cơ. Khi thải ra môi trường tự nhiên các chất thải này có khả năng lắng và tạo thành một
lớp dày ở đáy nguồn nước, phá hủy hệ sinh vật làm thức ăn cho cá. Các bùn lắng này
chứa các chất hữu cơ làm cạn kiệt oxi có trong nước và tạo ra các khí như H 2S, CO2, CH4.
Ngoài ra trong nước thải còn chứa một lượng đường khá lớn gây ô nhiễm nguồn nước.
Các chất thải của nhà máy đường làm cho nước thải có tính axit. Trong trường hợp
ngoại lệ, độ pH có thể tăng cao do có trộn lẫn CaCO3 hoặc nước xả rửa cột resin.
Với lưu lượng lớn, hàm lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cao, nước thải của nhà
máy mía đường đã và đang làm ô nhiễm các nguồn tiếp nhận. Đường có trong nước thải
chủ yếu là đường sucroza và các loại đường khử như glucose, fructoze. Các loại đường
này dễ phân hủy trong nước, chúng có khả năng gây cạn kiệt oxi trong nước, làm ảnh
hưởng đến hoạt động của quần thể vi sinh vật nước.
Các chất lơ lửng có trong nước thải có khả năng lắng xuống đáy nguồn nước gây ra hiện
tượng phân hủy kỵ khí làm cho nước có mùi hôi và có màu đen.
Ngoài ra, nước thải của nhà máy đường có nhiệt độ cao sẽ làm ức chế hoạt động của vi
sinh vật nước. Trong nước thải có chứa các sản phẩm của lưu huỳnh và đôi khi có lẫn dầu
mỡ của khu ép mía gây ô nhiễm nguồn nước, làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn
nước, khiến một số loài thủy sinh bị chết.
Tác hại đối với sự phát triển kinh tế
Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến sức khỏe: Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường
ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm các khoản chi phí phát sinh như: chi phí khám và thuốc
chữa bệnh, tổn thất mất ngày công lao động do nghỉ ốm, tổn thất thời gian của người nhà
chăm sóc người bệnh, tổn thất do chi phí bỏ ra để dập tắt dịch bệnh...
Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến năng suất: Thiệt hại làm cho năng suất nuôi cá của
15 huyện này giảm mạnh, ảnh hưởng đến tiêu thụ và xuất khẩu thủy sản của vùng này gây
thiệt hại đến sự phát triển của nên kinh tế quốc gia.
2.4. Giải pháp
Đẩy mạnh công tác giáo dục và truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ban hành mới hoặc bổ sung và hoàn thiện các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ
chế chính sách có liên quan nhằm bảo đảm việc triển khai thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả
cao. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo những quy định đã được ban hành được
thực thi nghiêm túc, khắc phục tình trạng thực hiện một cách đối phó hay gian dối. Bên
cạnh việc di dời các xí nghiệp, phân xưởng sản xuất, khu chế xuất ra khỏi vùng trung tâm
và xa khu vực dân cư cần thực hiện các biện pháp cưỡng chế hành chính theo quy định
của pháp luật đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có hành vi dây dưa,
chây lì, không tự giác thực hiện phòng chống ô nhiễm môi trường. Giám sát đánh giá mức
độ ô nhiễm sau sự cố để có cơ sở đòi bồi thường hợp lý do việc gây ô nhiễm và thiệt hại.
Cần củng cố và cải tiến cơ cấu quản lý giữa các ban ngành để tránh tình trạng chồng chéo
chức năng và quyền hạn. Phải có sự phối hợp và thống nhất chỉ đạo hành động giữa các
Bộ-Ngành.
Thay thế các thiết bị mới nhằm đạt hiệu suất cao hơn; cải tiến kết nối dây chuyền sản
xuất với hệ thống kiểm soát các chất thải liên tục; thường xuyên kiểm định kĩ thuật máy
móc; giáo dục công nhân thống nhất nhận thức và hành động để sản xuất sạch hơn. Giảm
thiểu chất thải, thu hồi những sản phẩm phụ có giá trị, tăng cường hiệu quả sử dụng tài
nguyên, tăng hiệu suất sản xuất, giảm tiêu thụ năng lượng dẫn đến giảm thiểu chi phí sản
xuất. Tăng cường kiểm soát sự phát thải như kiểm tra sự thải khói. Trồng nhiều cây xanh
để hạn chế lượng khí thải ra môi trường.
3. Kết luận
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng em đã nhận thấy rõ sự nguy hiểm một khi
môi trường bị ô nhiễm. Nó không chỉ tác động riêng lẻ đến khía cạnh nào trong một thời
gian nhất thời mà bao trùm lên toàn bộ cuộc sống của con người không chỉ ở hiện tại mà
có thể kéo dài mãi tới tương lai, nếu con người không có những biện pháp ngăn chặn ngay
từ bây giờ những hậu quả xấu như thế có thể kéo dài cả đến các thế hệ mai sau. Mỗi
doanh nghiệp cần xây dựng được một chương trình đạo đức hiệu quả đảm bảo tất cả các
nhân viên đều hiểu và tuân thủ theo các nguyên tắc đạo đức kinh doanh đưa ra. Doanh
nghiệp hướng dẫn mọi thành viên thực hiện, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá
chương trình đạo đức, và không ngừng hoàn thiện chương trình đạo đức. Xây dựng và
phát triển đạo đức trong doanh nghiệp là cả một quá trình, đòi hỏi sự tận tâm của mọi
thành viên trong doanh nghiệp. Ngoài ra, Nhà Nước và Chính Phủ cần đề ra những chính
sách và qui định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt, cần xử lý thật nghiêm khắc những
doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, vì mục đích lợi nhuận mà thờ ơ với đồng loại, với
nhiệm vụ bảo vệ môi trường, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân chủ nghĩa, làm cạn
kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên,… Bên cạnh đó còn cần phải có sự đóng góp, trách
nhiệm của những người tham gia kinh tế thị trường, đặc biệt là trách nhiệm của các doanh
nghiệp.
4. Tài liệu tham khảo
Lê Minh Trường (2021), Tài nguyên đất là gì ? Ảnh hưởng từ tự nhiên và hoạt động của
con người đến tài nguyên đất, Luật Minh Khuê, https://luatminhkhue.vn/tai-nguyen-dat-la-gi-
anh-huong-tu-tu-nhien-va-hoat-dong-cua-con-nguoi-den-tai-nguyen-dat.aspx
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện nay,
Aqualife,https://maynuocuong.com/thuc-trang-o-nhiem-moi-truong-nuoc-tai-viet-nam/
VEA (2020),Thực trạng chất lượng không khí, nguyên nhân và giải pháp, Tổng cục môi
trường, http://ceid.gov.vn/thuc-trang-chat-luong-khong-khi-nguyen-nhan-va-giai-phap/
Lê Minh Trường. 2020, Môi trường là gì ? Vai trò của môi trường là gì ? Quy định
pháp luật về bảo vệ môi trường ?, 28/03/2021, https://luatminhkhue.vn/moi-truong-la-gi---
khai-niem-moi-truong-duoc-hieu-nhu-the-nao--.aspx.
Vũ Thị Thái Lan. 2021, Đạo đức là gì?, 28/03/2021, https://vndoc.com/dao-duc-la-gi-
150348#.

You might also like