You are on page 1of 27

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỒ THỊ NHÂM

MÔ HÌNH DÂN CHỦ XÃ HỘI


Ở CÁC NƯỚC BẮC ÂU HIỆN NAY- GIÁ TRỊ
VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI CHỦ YẾU

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ


CHUYÊN NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC
Mã số: 62 31 02 01

HÀ NỘI - 2019
Công trình được hoàn thành
tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS Ngô Huy Đức


2. TS Nguyễn Thị Thanh Dung

Phản biện 1: ...................................................................


...................................................................

Phản biện 2: ...................................................................


...................................................................

Phản biện 3: ...................................................................


...................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án


cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia


và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong các mô hình dân chủ chủ yếu của loài người cho đến nay, Dân
chủ xã hội (Social democracy) là mô hình có sự tranh luận đa chiều trong cả
lý thuyết lẫn thực tiễn, và trong số các quốc gia thực hiện mô hình Dân chủ
xã hội hiện nay, các nước Bắc Âu được xem là khu vực kiểu mẫu của thành
công, đạt được nhiều thành tựu trong vấn đề thể chế hóa lý luận dân chủ xã
hội, đồng thời cũng dành được những giá trị đầu ra cao trong tính bao dung
xã hội. Từ thực tiễn những thành công và hạn chế của mô hình dân chủ xã
hội (DCXH) Bắc Âu, chúng ta có thể nghiên cứu, tham khảo, lựa chọn
những kinh nghiệm khả dĩ nhất trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội
(CNXH). Nếu các quốc gia trên thế giới luôn tìm kiếm nghiên cứu những
mô hình thành công trong quản trị đất nước thì Việt Nam cũng không nằm
ngoài xu hướng đó. Mặt khác, CNXH hiện thực ngày nay vẫn đang đứng
trước nhiều khó khăn thách thức đòi hỏi các quốc gia trong đó có Việt Nam
cần phải có những nghiên cứu sâu rộng hơn nữa về các mô hình dân chủ
khác nhau, trong đó có nghiên cứu về DCXH - một mô hình có cội nguồn từ
chủ nghĩa Mác. Vì những lý do trên, tác giả chọn vấn đề "Mô hình Dân
chủ xã hội ở các nước Bắc Âu hiện nay - giá trị và những biến đổi chủ
yếu" làm Đề tài Luận án của mình dưới cách tiếp cận nghiên cứu của bộ
môn Chính trị học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình Dân chủ xã hội ở
các nước Bắc Âu, về những giá trị và các biến đổi chủ yếu hiện nay, từ đó rút
ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận án là:
Thứ nhất, nghiên cứu lý luận chung về dân chủ và dân chủ xã hội, dân
chủ xã hội trong so sánh với dân chủ tự do.
Thứ hai, phân tích các vấn đề cơ bản về mô hình Bắc Âu DCXH, các
điều kiện kinh tế xã hội, lịch sử và văn hóa có ảnh hưởng đến sự hình thành
2
và phát triển nền dân chủ xã hội Bắc Âu, hiện trạng phát triển của mô hình
Bắc Âu với các giá trị, các xu hướng biến đổi chủ yếu.
Thứ ba, đề xuất, gợi mở những giá trị mà Việt Nam có thể tham khảo
từ thực tiễn mô hình dân chủ xã hội Bắc Âu qua nghiên cứu khảo sát.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng Luận án nghiên cứu là mô hình dân chủ xã hội ở Bắc Âu;
các yếu tố tác động đến mô hình DCXH ở các nước Bắc Âu hiện nay; những
xu hướng biến đổi và các giá trị chính của mô hình này đối với Việt Nam
trong quá trình đổi mới chính trị.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Ở năm quốc gia Bắc Âu là Đan Mạch, Na Uy, Thụy
Điển, Phần Lan và Ai-xơ-len.
- Về thời gian: Chủ yếu giai đoạn 2008 đến nay, sau khủng hoảng kinh
tế thế giới, các nước điều chỉnh các chính sách cơ bản của mình.
- Về nội dung. Giá trị mà Luận án nghiên cứu về mô hình DCXH Bắc
Âu là giá trị ứng dụng, tức là những điều đáng giá, đáng tham khảo (không
phải theo nghĩa là giá trị văn hóa cốt lõi).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về dân chủ và dân chủ xã hội.
- Các phương pháp cụ thể được sử dụng như phương pháp phân tích -
tổng hợp, phương pháp logic-lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp
phân tích tài liệu…
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án.
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về dân chủ và dân chủ xã
hội, phân tích và tổng kết, làm rõ hơn về các mô hình dân chủ, dân chủ xã hội.
- Phân tích được các xu thế, động thái của DCXH từ 2008 đến nay, (sau
khủng hoảng kinh tế).
- Tìm ra được những giá trị tiêu biểu của mô hình DCXH Bắc Âu,
những xu hướng biến đổi chủ yếu trong mô hình dân chủ xã hội ở các nước
Bắc Âu hiện tại.
3
- Liên kết được những giá trị đó với thực tiễn Việt Nam: Những giá trị
tham khảo từ thực tiễn mô hình dân chủ xã hội Bắc Âu được luận án tổng
kết sẽ có ý nghĩa tham khảo cho quá trình đổi mới chính trị ở Việt Nam
hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án có ý nghĩa khoa học thể hiện ở khía cạnh:
Thứ nhất, hệ thống hóa một số lý thuyết, cách tiếp cận và quan điểm
trên thế giới liên quan tới dân chủ, dân chủ xã hội, dân chủ tự do; các yếu tố
tác động, nội dung của dân chủ xã hội ở các nước Bắc Âu.
Thứ hai, làm rõ sự cần thiết của nghiên cứu thực chứng, nghiên cứu so
sánh trường hợp trong nghiên cứu dân chủ tự do và dân chủ xã hội, phân tích
điểm nổi bật về giá trị, biến đổi ở một số quốc gia DCXH Bắc Âu.
Thứ ba, đưa ra được những giá trị tham khảo, bổ sung về mặt nhận thức
trong các nghiên cứu về dân chủ, dân chủ xã hội, dân chủ tự do tại Việt Nam
hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án thể hiện ở hai góc độ sau:
Thứ nhất, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu và giảng dạy các chuyên ngành Chính trị học, Châu Âu học,
Quốc tế học, Quan hệ quốc tế, các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn có
liên quan khác.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp những luận chứng,
luận cứ khoa học giúp cho chủ thể cầm quyền ở nước ta trong thực tiễn đổi
mới chính trị hiện nay, trên cơ sở tham khảo những kinh nghiệm về thành
công và hạn chế của mô hình dân chủ xã hội ở Bắc Âu.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục
các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án và phụ lục, luận
án được chia làm 4 chương, 10 tiết.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
DÂN CHỦ, DÂN CHỦ XÃ HỘI, DÂN CHỦ XÃ HỘI Ở BẮC ÂU

1.1. NGHIÊN CỨU VỀ DÂN CHỦ, DÂN CHỦ XÃ HỘI, BẮC ÂU CỦA
CÁC TÁC GIẢ NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Những nghiên cứu về dân chủ
Tiêu biểu có thể kể đến một số tác giả như David Held với cuốn Models
of democracy; Tocqueville với cuốn Democracy in America; tác giả John
Dunn với Democracy:The Unfinished Journey,508 Bc to Ad 1993. Tác giả
Paul Cartledge với Democracy - a life. Joseph Schumpeter với Capitalism,
Socialism, and Democracy; Amartya Sen với tiểu luận Democracy as a
Universal Value…
1.1.2. Những nghiên cứu về dân chủ xã hội
Có thể điểm một số công trình tiêu biểu như Friedrich Ebert Stiftung
(FES) với History of Social Democracy và Basics on Social Democracy.
Thomas Meyer với The Theory of Social Democracy, Social Democracy - An
Introduction, Anthony Giddens với The Third Way, Herbert Kitschelt với The
Transformation of European Social Democracy…
1.1.3. Những nghiên cứu về Bắc Âu, Dân chủ xã hội ở Bắc Âu
Một số nghiên cứu tiêu biểu như: Trung tâm Bắc Âu về các vấn đề phúc
lợi và xã hội với ấn phẩm Nordic centre for welfare and social issues, Mary
Hilson với The Nordic Model: Scandinavia since 1945; Tác giả Nima
Sanandaji với công trình Scandinavian Unexceptionalism Culture, Markets,
and the Failure of Third-Way Socialism. The Nordic Economic Model:
Successes, Challenges and the Future của Ngân hàng Dự trữ Liên bang
Philadelphia. 瑞典社会主义调查 của giáo sư Ngô Giang; 六个为什么 của
Cục lý thuyết, Cục tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc…
1.2. NGHIÊN CỨU VỀ DÂN CHỦ, DÂN CHỦ XÃ HỘI VÀ BẮC ÂU
CỦA CÁC TÁC GIẢ VIỆT NAM
1.2.1. Những nghiên cứu về dân chủ
Có thể điểm một số công trình tiêu biểu như: Các mô hình dân chủ trên
thế giới của tác giả Ngô Huy Đức; Dân chủ, độc tài và phát triển của tác giả
Hồ Sỹ Quý. Cuốn “Các đoàn thể nhân dân với việc bảo đảm dân chủ ở cơ sở
hiện nay” của Phan Xuân Sơn. Cuốn “Dân chủ ở cơ sở qua kinh nghiệm của
Thụy Điển và Trung Quốc” của Vũ Văn Hiền. Cuốn “Dân chủ và tập trung
dân chủ - lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Tiến Phồn…
5
1.2.2. Những nghiên cứu về Dân chủ xã hội
Có thể điểm một số công trình tiêu biểu như: Tác giả Trần Nhâm với
cuốn Về trào lưu xã hội dân chủ hiện đại. Các tác giả Hoàng Chí Bảo, Nguyễn
Thanh Tuấn, Nguyễn Lam Sơn: Chủ nghĩa xã hội dân chủ. Huyền thoại và bi
kịch; Tác giả Trịnh Thị Xuyến, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số
3.2015 - Những thách thức đối với đảng chính trị ở một số nước châu Âu
trong bối cảnh toàn cầu hóa; Các tác giả Tống Đức Thảo, Bùi Việt Hương với
cuốn Trào lưu xã hội dân chủ ở một số nước phương Tây hiện nay …
Các công trình này đều đã nêu được những vấn đề cơ bản về lý luận như
nguồn gốc, các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội dân chủ; những vấn
đề đặt ra hiện nay cũng như những ảnh hưởng của nó trong nền chính trị
đương đại; đồng thời đặt ra vấn đề cần có những nhìn nhận đúng đắn, khách
quan về chủ nghĩa xã hội dân chủ.
1.2.3. Những nghiên cứu về Bắc Âu, Dân chủ xã hội ở Bắc Âu
Cuốn sách “Mô hình phát triển Bắc Âu” và “Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về xã hội dân sự ở liên minh Châu Âu” của tác giả Đinh Công Tuấn.
“Mô hình phát triển xã hội của một số nước phát triển châu Âu - Kinh nghiệm
và ý nghĩa đối với Việt Nam” của Nguyễn Quang Thuấn, Bùi Ngọc Quang,
Nhóm tác giả Thái Vĩnh Thắng, Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Chu Dương với
Thể chế chính trị các nước Châu Âu. Bài viết “Kinh tế thị trường xã hội: Lý
thuyết và mô hình của một số nước, so sánh với Mô hình kinh tế thị trường
định hướng Xã hội chủ nghĩa của Việt Nam” của PGS.TS. Hà Văn Hội…
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về dân chủ, Dân chủ xã hội, về
Bắc Âu của các tác giả Việt Nam hay của các tác giả nước ngoài là rất phong
phú và đa diện, đã làm nổi bật được các vấn đề cơ bản trên những phương
diện cụ thể mà các công trình đó đề cập. Những nguồn tư liệu này là rất có ý
nghĩa để trên cơ sở đó, tác giả phân tích, đánh giá, luận giải về vấn đề mình
đang nghiên cứu một cách khoa học hơn, có tính thực tiễn hơn…
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Những nội dung đã được các tác giả nghiên cứu
Thứ nhất, về vấn đề dân chủ: Đã có sự đa diện, đa chiều trong cách tiếp
cận nghiên cứu về dân chủ từ một lịch sử rất dài của nó cho đến nay. Hầu hết
các nghiên cứu đều đã chỉ ra khái niệm, các tính chất, các hình thức, ưu và
khuyết điểm của dân chủ, các nền dân chủ trong lịch sử, cũng như phân tích,
phân loại các mô hình dân chủ trên thế giới.
6
Thứ hai, về dân chủ xã hội: Dân chủ xã hội đã được tiếp cận nghiên cứu
trên nhiều lập trường chính trị khác nhau. Trên một số khía cạnh của DCXH,
đặc biệt là giai đoạn 2008 trở về trước, các nghiên cứu đã chỉ ra được lịch sử
hình thành của DCXH, các giá trị cơ bản của nó cũng như quá trình bổ sung
các giá trị; sự phát triển ở từng giai đoạn của DCXH.
Thứ ba, về vấn đề mô hình Bắc Âu: Là một mô hình tiêu biểu trên nhiều
lĩnh vực, mô hình Bắc Âu đã được nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới
đề cập đến. Các nghiên cứu đó đã chỉ ra được sự hình thành, những ưu và
nhược điểm, những thuận lợi và khó khăn của mô hình này. Các nghiên cứu
cũng đã chỉ ra được những bình diện cụ thể của mô hình Bắc Âu như về nhà
nước phúc lợi, chính sách kinh tế xã hội, về bình đẳng giới, v.v..
1.3.2. Những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu
- Nghiên cứu về DCXH tuy đã có một vài công trình (của các tác giả
trong nước hay các công trình dịch), tuy nhiên đó là những nghiên cứu ở giai
đoạn trước. Dân chủ xã hội không phải mô hình tĩnh, lý thuyết của nó luôn có
sự bổ sung, điều chỉnh, nhất là ở giai đoạn hiện nay. Hiện các Đảng DCXH
đang gặp những khó khăn được xem là chưa từng có và DCXH vẫn tiếp tục
điều chỉnh để có thể tồn tại. Vì vậy nghiên cứu về lý thuyết, rất cần có những
công trình mới mẻ hơn về DCXH, nhất là giai đoạn 10 năm (từ 2008 đến nay).
Đây là giai đoạn DCXH đang định vị lại các mục tiêu và giá trị của mình, tái
cấu trúc trên nhiều phương diện để ứng phó với những đổi thay trong một thế
giới đang có nhiều thay đổi.
- Ở Việt Nam, tuy đã có một vài công trình nghiên cứu về Bắc Âu
nhưng những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích về kinh tế xã
hội Bắc Âu nói chung. Dưới lăng kính của Chính trị học, chưa có tác giả nào
nghiên cứu về DCXH ở các nước Bắc Âu, nhất là về các giá trị dân chủ và
một số biến đổi của mô hình này. Bắc Âu là mô hình khá đặc biệt, mang tính
hình mẫu cho nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay nghiên cứu. Bắc Âu có
những giá trị (điều đáng quý, đáng học hỏi) của mô hình này rất cần được
nghiên cứu để từ đó rút ra một số gợi mở cho Việt Nam trong quá trình hội
nhập và phát triển. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn của mô
hình này, chúng ta có thể nghiên cứu, tham khảo những kinh nghiệm trên
nhiều lĩnh vực của Bắc Âu, phù hợp với đặc điểm thể chế, văn hóa, lịch sử và
con người Việt Nam.
7
Chương 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI,
MÔ HÌNH DÂN CHỦ XÃ HỘI Ở BẮC ÂU

2.1. DÂN CHỦ VÀ NHỮNG NAN GIẢI CỦA NÓ


2.1.1. Dân chủ là quá trình ra quyết định
Dân chủ (Demos kratos) theo nghĩa gốc đề cập đến quy tắc hoặc cai trị
của người dân. Theo nguyên nghĩa của từ này thì dân chủ có nghĩa là mọi
quyền lực đều thuộc về nhân dân. Dân chủ về cơ bản, tất cả người dân đều
quyết định, là ý chí chung.
2.1.2. Dân chủ là một chế độ - hình thức thể chế
Dân chủ trước hết là một khái niệm thuộc lĩnh vực chinh trị, có nghĩa
quyền lực chính trị - quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân. Dân chủ là
hình thức tổ chức quyền lực nhà nước dựa trên nguyên tắc nhân dân là chủ thể
duy nhất của mọi quyền lực.
2.1.3. Dân chủ là một mục tiêu, giá trị tự thân
Giá trị cơ bản của dân chủ đó là một sự văn minh xã hội, là thành tựu
lớn của nền văn minh chính trị hiện đại. Có thể nói: Dân chủ không chỉ là kết
quả của nền văn minh chính trị của con người, mà còn là yêu cầu chung của
người dân trên khắp thế giới. Dân chủ đã trở thành mục tiêu chính trị quan
trọng hàng đầu.
2.1.4. Dân chủ là một lối sống
Là một lối sống, trước hết, dân chủ bao hàm một cam kết tự nguyện và
bình đẳng. Thứ nhất, các thành viên của một cộng đồng chính trị cam kết tham
gia vào tiến trình dân chủ bằng cách bỏ phiếu để xác định các luật và chính
sách ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Thứ hai, cách sống dân chủ có nghĩa là
tôn trọng sự bình đẳng về chính trị của người khác, và do đó tôn trọng sự tự do
và quyền tự chủ của mỗi cá nhân trong tương tác hàng ngày.
2.1.5. Những nan giải của dân chủ
Dân chủ có ba nan giải chính:
Một là: Mục tiêu và sự đồng thuận
Điều này sẽ xẩy ra khi muốn tìm kiếm một mục tiêu chung và một sự
đồng thuận chung.
Hai là: Vấn đề lá phiếu.
Dân chủ là bầu cử nhưng chưa hẳn bầu cử đã là dân chủ hoàn hảo. Nói
cách khác, mặc dù có thể xem bầu cử là biểu hiện đầu tiên và rõ rệt nhất của
dân chủ, nhưng sự bình đẳng về mặt số lượng lá phiếu chưa hẳn đã là sự bình
đẳng cho tất cả
8
Ba là: Vấn đề số đông.
Madison từng đề cập đến mối nguy hiểm của các phe phái trong một
chính phủ dân chủ vì các phe phái có thể phá hoại các mục đích của chính phủ
tốt. Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất của con người, các nhóm phe phái như
vậy là điều không thể tránh khỏi. Mặt khác, trong một xã hội tự do, nơi những
lợi ích và ý kiến khác nhau phát sinh từ những người có địa vị khác nhau, đặc
biệt là đối với sở hữu tài sản, thì phe phái sẽ là điều tất yếu. Nếu phe phái là
thiểu số, ý chí của đa số quyết định kết quả, và đảm bảo rằng phe phái sẽ
không chiếm ưu thế thì hoạt động của chính phủ không có nhiều trở ngại.
Nhưng mọi việc phức tạp sẽ nảy sinh nếu phe phái chiếm đa số.
2.1.6. Mô hình dân chủ
Vì dân chủ có những vấn đề nan giải, có những triết lý, lý thuyết khác
nhau nên đã có nhiều mô hình dân chủ khác nhau.
Đã có một số cách luận giải khác nhau về mô hình dân chủ. David Held,
tác giả của cuốn sách Models of Democracy cho rằng:
Mô hình dân chủ [là thuật ngữ] chứa đựng một mạng lưới phức tạp các
khái niệm và khái quát hóa về các khía cạnh của địa hạt chính trị và các điều
kiện chủ yếu nhằm củng cố chúng, hay đó là một sự cân bằng động giữa các
tuyên bố mang tính mô tả, giải thích (cách các sự vật là và vì sao chúng là
như thế) và các tuyên bố mang tính quy phạm (cách các sự vật phải hay nhất
định phải là…).
Trong luận án này, tác giả có thể đưa ra quan niệm: Mô hình dân chủ là
biểu hiện cụ thể của những lý luận về dân chủ, quan niệm về dân chủ, tư
tưởng dân chủ trong hiện thực. Nó chỉ ra các cấu trúc cơ bản nhất được thiết
kế, từ đó nhằm khám phá và lý giải những thành tố chủ chốt của các thể chế,
của một hình thức dân chủ nào đó, cũng như các quan hệ căn bản của nó.
2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI
2.2.1. Khái niệm Dân chủ xã hội
Theo Từ điển bách khoa quốc tế về khoa học chính trị, được xuất bản
rộng rãi bởi các tác giả Badie, Bertrand; Berg-Schlosser, Dirk; Morlino,
Leonardo, “Dân chủ xã hội” được định nghĩa:
Dân chủ xã hội (đôi khi được sử dụng đồng nghĩa với chủ nghĩa xã hội
dân chủ) đề cập đến một xu hướng chính trị dựa trên ba đặc điểm cơ bản:
(1) Dân chủ (ví dụ: quyền bình đẳng để bầu cử và thành lập đảng),
(2) Một nền kinh tế được điều tiết một phần bởi nhà nước (ví dụ, thông
qua Keynesianism),
9
(3) Một nhà nước phúc lợi cung cấp hỗ trợ xã hội cho những người có
nhu cầu (ví dụ, quyền bình đẳng đối với giáo dục, dịch vụ y tế, việc làm và
lương hưu).
2.2.2. Nguồn gốc của Dân chủ xã hội
Dân chủ xã hội được hình thành từ nhiều nguồn gốc, có thể kể đến một
số nguồn gốc chủ yếu của Dân chủ xã hội là:
- Chủ nghĩa Mác
- Phong trào Phục Hưng
- Phong trào Khai sáng
- Chủ nghĩa xã hội đạo đức Neo-Kantian
- Chủ nghĩa cải lương xã hội của Lassalle
- Chủ nghĩa xã hội Fabian
- Chủ nghĩa xét lại của Bernstein
- Giáo lý Kitô giáo
- Chủ nghĩa tự do
- Chủ nghĩa Keynes.
2.2.3. Các giá trị và các nguyên tắc của Dân chủ xã hội
Tự do, Dân chủ, Bình đẳng, Công lý, Đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau tạo
thành các nội dung chính của các giá trị dân chủ xã hội, trong đó ba giá trị ban
đầu là Tự do, Bình đẳng, Đoàn kết.
2.2.4. Con đường thứ ba
"Con đường thứ ba" giữ được ngọn cờ của chủ nghĩa xã hội dân chủ,
nhưng đưa một số ý tưởng tự do mới vào hệ thống tư tưởng."Con đường thứ
ba" như một triết lý chính trị hay lý thuyết của chủ nghĩa xã hội dân chủ, là
một tái thiết của một sự thay đổi lớn, nó có liên quan chặt chẽ với sự phát triển
và thách thức của phong trào dân chủ xã hội hiện đại.
2.2.5. Dân chủ xã hội giai đoạn 2008 đến nay
Trong thế kỷ 21, đặc biệt là kể từ khi xẩy ra cuộc khủng hoảng tài
chính năm 2008, với xu hướng giảm tổng thể trong đời sống chính trị, một
cuộc khủng hoảng liên quan đến chế độ dân chủ xã hội đã xẩy ra. Có thể
phác thảo về nội dung của một số khủng hoảng cơ bản của DCXH như: Sự
khủng hoảng bản sắc, khủng hoảng tổ chức, khủng hoảng truyền thông,
khủng hoảng lãnh đạo.
Có thể phân ra thành 2 nhóm nguyên nhân của sự khủng hoảng của
DCXH như sau:
Nhóm các nguyên nhân khách quan đến từ các yếu tố kinh tế xã hội bên
ngoài. Đó là sự tác động của toàn cầu hóa, số hóa, khủng hoảng tài chính, hội
nhập Châu Âu.
10
Nhóm nguyên nhân chủ quan: Sự suy giảm cơ cấu DCXH là do sự
chuyển đổi sâu sắc của các cử tri truyền thống như công nhân cổ xanh, công
nhân cổ trắng…Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu xã hội và
cơ sở xã hội của Đảng dân chủ xã hội. Mặt khác, đó là do sự thỏa hiệp của các
Đảng DCXH, sự thích ứng chậm chạp với tình hình mới…
2.2.6. Dân chủ xã hội và dân chủ tự do
Mặc dù Dân chủ xã hội và dân chủ tự do đều bảo vệ khuôn khổ thể chế
về quyền con người và cổ xúy cho nền dân chủ đại diện nhưng thể chế kinh tế
và thể chế xã hội là khác xa nhau, đặc biệt là trong cách tiếp cận về dân chủ, tự
do, bình đẳng.
2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔ HÌNH DÂN CHỦ XÃ HỘI Ở
BẮC ÂU
2.3.1. Khái niệm mô hình dân chủ xã hội ở Bắc Âu
Có thể phân định các thuật ngữ: Các nước Bắc Âu, Mô hình Bắc Âu
(Nordic model), Mô hình Dân chủ xã hội ở Bắc Âu. Đặc biệt là thuật ngữ Mô
hình Dân chủ xã hội ở Bắc Âu.
Sẽ không có một Mô hình Dân chủ xã hội ở Bắc Âu mang tính lý thuyết,
(cũng như Mô hình dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở các nước khác nhau
sẽ là khác nhau). Phụ thuộc vào các điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa cụ thể
của từng quốc gia, sẽ có những mô hình dân chủ riêng biệt.
Tác giả Luận án cho rằng: Mô hình DCXH ở Bắc Âu là một mô hình dân
chủ có sự tham gia rộng rãi của nhân dân, với một nhà nước phúc lợi toàn
diện, thuế cao, phân phối lại công bằng trên nền tảng lý thuyết của dân chủ xã
hội. Mô hình Dân chủ xã hội ở Bắc Âu bao gồm các đặc tính của một Mô hình
Dân chủ (khác với Quân chủ, Quả đầu); có những đặc điểm lý luận của của
Dân chủ Xã hội (khác với Dân chủ tự do, Dân chủ Phụ quyền v.v.) và có
những đặc trưng riêng ở Bắc Âu (khác với ở Trung Âu, Tây Âu hay Nam Âu).
2.3.2. Đặc điểm của mô hình dân chủ xã hội ở Bắc Âu
Mô hình DCXH ở Bắc Âu có những đặc điểm cơ bản là:
(1) Dân chủ. dân chủ ở đây không chỉ là “đi bầu” và các thiết chế bầu
cử trung lập. Nền dân chủ Bắc Âu luôn được đánh giá là những nền dân chủ
đầy đủ (full democracy) Đó là nền "dân chủ thực sự", tức trên cơ sở của tri
thức và trách nhiệm xã hội.
(2) Nhà nước can thiệp, thuế cao và phân phối bình đẳng.
Khác với dân chủ tự do, nhấn mạnh yếu tố "tự do cá nhân"; nhà nước
DCXH nhấn mạnh yếu tố "bình đằng xã hội" và do vậy có khuynh hướng can
thiệp mạnh hơn khâu tái phân phối (vì mục tiêu là "bình đẳng xã hội" về chính
các điều kiện thực tế). Tuy nhiên, cũng khác với các nước XHCN, các nhà
nước DCXH công nhận sở hữu tư nhân, và nhìn vấn đề bất bình đẳng nằm ở
11
khâu "phân phối" chứ không phải "sở hữu". Các nước này cũng chấp nhận các
dùng thể chế cơ bản về dân chủ chinh trị (như toàn dân bỏ phiếu đồng thuận
về việc phân phối lại này).
(3) Phúc lợi toàn diện trên nền tảng hệ tư tưởng DCXH.
Bắc Âu với đặc tính phúc lợi toàn diện trên nền tảng hệ tư tưởng DCXH.
Nguyên tắc chỉ đạo của hệ tư tưởng của Đảng Dân chủ Xã hội là dân chủ
chính trị, dân chủ kinh tế, dân chủ xã hội và dân chủ quốc tế, với 3 cốt lõi giá
trị chính là tự do, bình đẳng, đoàn kết (tình huynh đệ).

Tiểu kết chương 2

Dân chủ là vấn đề đa diện, đa chiều nhưng nhìn chung, từ nguyên của
dân chủ vẫn là “Cai trị của người dân”, nhân dân là chủ thể gốc của quyền lực.
Cách thức làm chủ của người dân và sự lựa chọn quốc gia làm cho các mô
hình dân chủ khác nhau. Với những mô hình dân chủ cho đến nay, Chủ nghĩa
xã hội dân chủ là mô hình đã trải qua những biến đổi lịch sử. Chủ nghĩa xã hội
dân chủ là lý thuyết đa nguyên được hình thành từ nhiều nguồn gốc, lý thuyết.
Mặc dù có một số tư tưởng tiến bộ nhất định về tự do, dân chủ, đoàn kết, nâng
cao đời sống cho một bộ phận người lao động và có sự phê phán chủ nghĩa tư
bản ở một số luận điểm nhất định, tuy nhiên bản chất của chủ nghĩa xã hội dân
chủ là để thực hiện một số cải cách trong phạm vi chủ nghĩa tư bản. Từ vai trò
lịch sử, chủ nghĩa xã hội dân chủ ở các nước tư bản chủ nghĩa như là để “chữa
lành” những căn bệnh của chủ nghĩa tư bản: Trong đó có sự tồn tại của lĩnh
vực kinh tế sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa; trong lĩnh vực chính trị là đa
đảng, dân chủ nghị viện, tam quyền phân lập và hệ thống chính trị tư bản chủ
nghĩa; chủ trương đa nguyên trong lĩnh vực tư tưởng.
Trong thời hiện đại, dân chủ xã hội tồn tại không chỉ như một hình thức
lý thuyết mà còn là một hình thức thực tế. Sự tồn tại lâu dài của Đảng Dân chủ
Xã hội ở nhiều nước tư bản phương Tây đã có tác động sâu sắc đến các quá
trình chính trị của thế giới đương đại. Thời điểm thịnh suy của nó ở các quốc
gia là khác nhau, nhưng nó luôn điều chỉnh để thích ứng, và trên thực tế cho
đến nay nó đã thực hiện điều chỉnh nhiều lần. Điều chỉnh là cần thiết để tồn tại
nhưng điều chỉnh cũng làm tính chất của DCXH không ngừng biến đổi theo
một xu hướng rất rõ rệt là ngày càng xích lại gần với chủ nghĩa thực dân hơn,
đặc biệt là từ Con đường thứ ba. Việc xích lại gần với chủ nghĩa thực dân hơn,
phát triển song tồn với chủ nghĩa tư bản cũng đồng nghĩa với việc ngày càng
rời xa những mục tiêu đặt ra ban đầu.
12
Chương 3
MỘT SỐ GIÁ TRỊ CHỦ YẾU
CỦA MÔ HÌNH DÂN CHỦ XÃ HỘI BẮC ÂU

3.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔ HÌNH DÂN CHỦ XÃ HỘI
BẮC ÂU
3.1.1. Yếu tố tự nhiên
Khí hậu khắc nghiệt, điều kiện tự nhiên tương đối nghèo nàn đã hình
thành ở người dân Bắc Âu những đặc tính đặc biệt: Không chỉ có quyết tâm
kiên trì, làm việc chăm chỉ, có kế hoạch mà còn có sự tin tưởng vào sự gắn kết
xã hội mạnh mẽ để tồn tại
3.1.2. Các yếu tố lịch sử và văn hóa
Văn hóa Bắc Âu có tính đồng thuận và định hướng tập thể, bị chi phối
bởi nông nghiệp. Bắc Âu có một tầng lớp nông dân độc lập, lịch sử ít có đấu
tranh giai cấp và việc giải quyết xung đột thường thiên về thỏa hiệp là chủ
yếu. Chế độ phong kiến Bắc Âu có nhiều điểm khác biệt so với các vùng lân
cận. Văn hoá lối sống Bắc Âu cũng có sự ảnh hưởng của Luật “Jante”. Bắc Âu
có vốn xã hội rất cao và lịch sử có các hiệp hội tự nguyện xuất hiện sớm.
3.1.3. Truyền thống dân chủ và tự do
Bắc Âu cũng là nơi sớm có truyền thống tự do, dân chủ mà hệ thống
Nghị viện là nền tảng. Truyền thống dân chủ còn được các Đảng DCXH khắc
họa đậm nét ở Bắc Âu, nổi bật là Folkhemmet (các nhà nhân dân).
3.1.4. Các yếu tố chính trị
Các đảng DCXH với sức ảnh hưởng mạnh mẽ và một hệ thống công
đoàn thành công, mối quan hệ Đảng DCXH - Công đoàn - nhân dân rất đặc
biệt là những yếu tố chính trị quan trọng đối với sự vận hành của mô hình
DCXH Bắc Âu.
3.2. GIÁ TRỊ CHỦ YẾU CỦA MÔ HÌNH DÂN CHỦ XÃ HỘI BẮC ÂU
Luận án này chỉ đề cập đến giá trị của mô hình DCXH Bắc Âu với tư
cách là những điều có ý nghĩa, là đáng quý, đáng giá và đáng học hỏi của mô
hình dân chủ này trên các lĩnh vực chủ yếu. Theo đó, Mô hình DCXH Bắc Âu
có 4 giá trị chủ yếu, cụ thể là:
3.2.1. Đối thoại xã hội “Social dialogue"
“Social dialogue" - Đối thoại xã hội là một thuật ngữ đã được ILO định
nghĩa trong lĩnh vực lao động. Theo đó, Đối thoại xã hội bao gồm tất cả các
loại đàm phán, tham vấn hoặc trao đổi thông tin đơn giản giữa các đại diện
của các chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động, trong các vấn
đề quan tâm chung liên quan đến chính sách kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, đối
13
thoại xã hội theo nghĩa rộng hơn không chỉ có trong lĩnh vực lao động, mà còn
diễn ra trong tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội.
Có thể hiểu theo nghĩa rộng, đối thoại xã hội là:
1) Sự kết hợp nhiều tiếng nói, câu chuyện, quan điểm; 2)Yêu cầu, thăm
dò, khám phá được chia sẻ; 3) Lắng nghe sâu sắc để thúc đẩy sự tôn trọng và
hiểu biết; 4) Chia sẻ ý nghĩa để cùng kiến tạo kiến thức.
3.2.1.1. Đối thoại xã hội trong kinh tế, đặc biệt là về lao động, việc làm
Khác với quan hệ lao động ở các nước khác, mô hình xã hội Bắc Âu có
quan hệ lao động hài hòa, xung đột quy mô lớn giữa lao động và giới chủ là
rất hiếm, điều này được hình thành từ lâu trong lịch sử Bắc Âu. Quan hệ lao
động Bắc Âu dựa trên bình đẳng, thỏa hiệp, hợp tác. Khái niệm bình đẳng,
thỏa hiệp và hợp tác không thể tách rời khỏi truyền thống Bắc Âu. Sự hình
thành ý tưởng này trước tiên được đúc kết từ lịch sử, và thứ hai là từ sự ảnh
hưởng của lý thuyết Dân chủ xã hội với sự tác động mạnh mẽ của nó trong
nền chính trị Bắc Âu. Thụy Điển là một điển hình của mô hình Bắc Âu về
bình đẳng, thỏa hiệp, hợp tác dựa trên khái niệm cơ bản của quá trình quan hệ
lao động.
3.2.1.2. Đối thoại xã hội trong chính trị
Mô hình chính trị dân chủ xã hội Bắc Âu là cơ chế thỏa hiệp lợi ích cho
tất cả các giai cấp và các nhóm, đòi hỏi sức mạnh của các lực lượng chính trị
khác nhau (tả, hữu, trung dung) và các nhóm khác nhau để cùng phối hợp và
tham khảo ý kiến. Trong cơ chế này, mối quan hệ lao động là vấn đề cốt lõi.
Trong xã hội Bắc Âu, các bên liên quan đến xung đột xã hội đồng ý đạt được
lợi ích thông qua phương pháp tiếp cận đa chiều để đạt được kết quả tốt hơn,
chứ không phải thông qua các biện pháp mạnh mẽ hoặc bạo lực. Quy tắc này
có thể điều phối lợi ích của các nhóm xã hội và các giai cấp, do đó đưa đến
những quy ước trong thiết lập trật tự xã hội. Nó tạo thành một mô hình hành vi
chính trị độc đáo.
3.2.1.3. Đối thoại xã hội trong các vấn đề dân sự, xã hội công dân
Sự tham gia của công dân trong việc quản lý các vấn đề của nhà nước
bằng cách tham gia các tổ chức xã hội khác nhau là một đặc điểm nổi bật của
xã hội Bắc Âu. Trong mô hình Bắc Âu, hầu hết các ngành đều có các nhóm
bảo vệ lợi ích riêng của mình, chẳng hạn như công đoàn, các hiệp hội của các
nhà tuyển dụng, các hiệp hội ngành và các phòng thương mại. Các quốc gia
Bắc Âu bắt đầu điều chỉnh sự phát triển của các tổ chức xã hội rất sớm, các tổ
chức xã hội sớm nhất được phát triển bởi các tôn giáo và các hiệp hội dân sự
của nhân dân.
14

3.2.2. Lòng tin xã hội (social trust)


Lòng tin cao góp phần làm nên công thức thành công cho các nước Bắc
Âu Có thể lý giải nguồn gốc lòng tin xã hội của Bắc Âu từ hai nhóm nguyên
nhân: Nhóm nguyên nhân tập trung vào các điều kiện xã hội, lịch sử và văn
hóa, nhấn mạnh các điều kiện xã hội xác định các yếu tố liên quan đến tương
tác xã hội trong xã hội, chẳng hạn như sự tham gia vào cuộc sống lao động và
các hiệp hội, là điều quan trọng nhất để xây dựng sự tin tưởng vào một xã hội
về lâu về dài. Nhóm còn lại nhấn mạnh vào các điều kiện về thể chế chính trị
và kinh tế xã hội.
3.2.3. Nhà nước thúc đẩy phát triển
Các nhà nước Bắc Âu được xem là "các nhà nước tạo khả năng", đặc
biệt trong việc ứng phó với khủng hoảng kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế,
giải quyết hài hòa các vấn đề xã hội, kiểm soát quyền lực, quản trị dân chủ.
Vai trò của nhà nước Bắc Âu thể hiện ở các nội dung chủ yếu:
Một là, xây dựng hệ thống nhà nước phúc lợi hiệu quả
Trong ba loại hình nhà nước phúc lợi (theo cách phân loại của Esping
Anderson) thì Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Iceland và các nước
Bắc Âu thuộc loại thứ ba (Nhà nước phúc lợi dân chủ xã hội) (bên cạnh 2 mô
hình là Nhà nước phúc lợi tự do (hay mô hình Nhà nước phúc lợi kiểu
Angloxason), Nhà nước phúc lợi bảo thủ (hay mô hình Nhà nước phúc lợi
kiểu châu Âu lục địa). Dân chủ xã hội lập luận rằng các xã hội tư bản có sự bất
ổn về kinh tế, chênh lệch giàu nghèo và bất công xã hội. Nhà nước phúc lợi
dân chủ xã hội hướng đến nền dân chủ xã hội với sự hình thành nền kinh tế
hỗn hợp, việc làm đầy đủ, phân phối công bằng, phúc lợi xã hội và an ninh cao
như là những đặc điểm chính cho sự lựa chọn mô hình quốc gia. Mục đích của
nó là để chính phủ, thông qua các chính sách lao động, phân phối và thuế, loại
bỏ các vấn đề của chủ nghĩa tư bản, làm cho hệ thống tư bản có xu hướng hợp
lý hơn và ổn định hơn.
Hai là, nhà nước tạo môi trường cho sự tham gia của người dân vào việc
hoạch định, thực thi chính sách công
Ở Bắc Âu, chia sẻ bình đẳng và tham gia công khai trong các dịch vụ
công là một biểu hiện nổi bật của quyền công dân. Việc tiếp cận bình đẳng với
các dịch vụ công được xem là quyền lực cơ bản của các công dân Bắc Âu.
Khái niệm cơ bản của mô hình Bắc Âu là “Công dân có quyền chia sẻ các
dịch vụ công bằng như nhau” và “Tôi dành cho tất cả mọi người, mọi người
đều dành cho tôi”. Tất cả mọi người đều có cùng giá trị, mọi người đều có
quyền được hưởng các dịch vụ công bằng. Mô hình Bắc Âu là một sự tăng
trưởng cân bằng và công bằng. Công dân Bắc Âu có quyền tham gia vào việc
xây dựng chính sách công cộng quốc gia, có quyền thể hiện quan điểm và ý
15
kiến của họ về chính sách công, có quyền phản đối một số chính sách công mà
theo họ là không phù hợp. Chính phủ có thể lắng nghe những tiếng nói khác
nhau từ người dân và xem đó là một sự đảm bảo về ổn định xã hội.
Ba là, Nhà nước chú trọng đến các chính sách xã hội, giải quyết hài hòa
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
Trong quá trình công nghiệp hóa, phát triển kinh tế và theo đuổi hiệu
quả kinh tế, không thể bỏ qua sự kết hợp với các chính sách xã hội, đây là một
đảm bảo quan trọng cho sự thành công của chính sách công, cho sự phát triển
của kinh tế thị trường, cho sự lớn mạnh của các tổ chức công. Đây không phải
là kinh nghiệm của riêng Bắc Âu nhưng ở Bắc Âu, mục tiêu phát triển là “phi
thương mại hóa”, tăng trưởng và hiệu quả không phải là mục tiêu duy nhất
được theo đuổi. Trái lại, an ninh thu nhập là nguyên tắc chủ đạo của xã hội
Bắc Âu từ những năm 1960. Chính phủ Bắc Âu không đặt chính sách xã hội ở
vị trí dưới của các chính sách kinh tế, của sự.cạnh tranh và hợp tác
3.2.4. Giáo dục đề cao dân chủ, hợp tác và bình đẳng
Giáo dục là một trong những trụ cột của mô hình Bắc Âu, mà hòa nhập,
dân chủ và bình đẳng là những nét nổi bật. Các nước Bắc Âu ủng hộ dân chủ,
nhân quyền và công bằng xã hội, chú trọng đến nền tảng công lý trong giáo
dục. Trong các giáo trình giáo dục của Bắc Âu, họ đều nhấn mạnh tầm quan
trọng của một xã hội dân chủ và cách học sinh cần học để trở thành người
công dân có ý thức tham gia tích cực, có trách nhiệm với xã hội. Ở đây, lợi ích
chung của cộng đồng, sự tôn trọng nhân quyền và giá trị bình đẳng của mọi
người, cùng sự đoàn kết với người khác được nhấn mạnh. Đặc biệt ở Na Uy
và Thụy Điển, điều này được xem như là một phần của giáo dục đa văn hóa.
Tiêu biểu cho sự thành công của giáo dục Bắc Âu là hai quốc gia Phần
Lan và Thụy Điển. Phần Lan nổi tiếng thế giới về giáo dục, các thành tựu giáo
dục ở quốc gia này luôn được đánh giá cao, đặc biệt là tinh thần dân chủ, bình
đẳng, khai phóng trong giáo dục.

Tiểu kết chương 3


Rõ ràng, mô hình Bắc Âu không phải là “chén thánh” hay “thiên
đường”, sự vận hành của nó có nhiều thăng trầm và phức tạp. Tuy nhiên,
những giá trị đạt được về dân chủ thể hiện trong đối thoại xã hội, nhất là trong
các lĩnh vực quan hệ lao động - mô hình 3 bên, quan hệ công dân - nhà nước,
quan hệ giữa các công dân với nhau; cùng với những giá trị trong xây dựng
lòng tin xã hội, trong giáo dục và trong xây dựng nhà nước thúc đẩy phát triển
là những giá trị tiêu biểu.
Mô hình dân chủ Bắc Âu ở một mức độ nào đó đã hiện thực hóa những
tư tưởng dân chủ của Dân chủ xã hội, nhấn mạnh vào đối thoại và hợp tác để
16
đạt được cách thức người dân cùng làm chủ. Mô hình trị quốc của Bắc Âu có
thể truyền bá nhanh chóng không hẳn chủ yếu bởi vì tài năng trị quốc của họ
có tính đặc thù. Việc trị quốc của Bắc Âu xuất phát từ sự kết hợp giữa địa lý
khắc nghiệt và lịch sử ôn hòa. Tất cả các nước Bắc Âu đều có dân số ít, bởi
vậy những người thuộc tầng lớp chóp bu cầm quyền phải hòa đồng với nhau.
Vua chúa các nước này sống ở những nơi tương đối giản dị và giới quý tộc
cũng phải hợp tác với cả nông dân và thủy thủ sớm có tư tưởng chính trị độc
lập. Mô hình Bắc Âu thành công có sự đóng góp không nhỏ của yếu tố địa
chính trị, địa văn hóa độc đáo; trong đó, con người và thiên nhiên, văn hóa và
địa lý tương tác qua lại với nhau, tạo nên những tính cách, ứng xử văn hóa
khác nhau. Mô hình phúc lợi của Bắc Âu được phân biệt với các loại phúc lợi
khác bằng cách nhấn mạnh việc tối đa hóa sự tham gia của lực lượng lao động,
thúc đẩy bình đẳng giới, các mức phúc lợi bình đẳng và rộng lớn, phân phối
lại thu nhập và sử dụng chính sách tài khoá tự do mở rộng. Trong khi có sự
khác biệt giữa các quốc gia Bắc Âu, tất cả họ đều có chung cam kết gắn kết xã
hội, một bản chất chung về cung cấp phúc lợi nhằm bảo vệ chủ nghĩa cá nhân,
cung cấp sự bảo vệ cho các cá nhân và nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội và
tối đa hóa sự tham gia của cộng đồng vào việc ra quyết định xã hội. Nó được
đặc trưng bởi sự linh hoạt và cởi mở với sự đổi mới trong việc cung cấp phúc
lợi. Mặc dù có những giá trị chung, các nước Bắc Âu có những cách tiếp cận
khác nhau đối với việc quản lý thực tế của nhà nước phúc lợi. Đan Mạch có
mức độ cung cấp dịch vụ công và phúc lợi cao trong khu vực tư. Mô hình
phúc lợi của Iceland dựa trên mô hình “phúc lợi - công việc”, nhà nước phúc
lợi của Phần Lan bao gồm khu vực tự nguyện đóng một vai trò quan trọng,
nhất là trong việc chăm sóc người cao tuổi. Mô hình Na Uy dựa nhiều vào
việc cung cấp phúc lợi công.
Mô hình Bắc Âu hiện nay đang biến đổi trước các tác động mới, các
khuynh hướng mới, và thách thức mới. Sự biến đổi diễn ra trong cả mô hình 5
nước nói chung và cả trong mô hình cụ thể của từng quốc gia cụ thể. Biến đổi
lớn nhất diễn ra trong lĩnh vực lao động với sự suy giảm của công đoàn và suy
giảm số lượng, chất lượng thương lượng tập thể; trong lĩnh vực chính trị với
sự suy giảm của Đảng DCXH cũng như những biến đổi mới; biến đổi trong
kinh tế với xu hướng ngày càng gia tăng mạnh mẽ của tư nhân hóa, kinh tế tự
do. Mô hình Bắc Âu đang phải đối mặt với nhiều mâu thuẫn và các vấn đề sau
nhiều thập niên phát triển. Những mâu thuẫn và vấn đề không được giải quyết,
sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh quốc gia, đe dọa đến sự phát triển bền vững
của mô hình này. Ở cấp xã hội, phúc lợi cao dẫn đến sự kém hiệu quả xã hội
và thiếu sức sống cho nền kinh tế. Phúc lợi cao làm cho hiệu quả lao động
không cao, gia tăng sự ỉ lại và tận hưởng, gia tăng số người lười biếng trong xã
17
hội. Vì vậy nhiều người phụ thuộc vào hệ thống phúc lợi hơn. Hiện nay, các
nước Bắc Âu đang đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao, già hóa dân số, vấn đề
nhập cư, luân chuyển thị trường lao động và các vấn đề nổi bật khác. Ở cấp độ
doanh nghiệp, thuế cao làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, giảm tính cạnh
tranh trên thị trường quốc tế, dẫn đến một số doanh nghiệp lớn chuyển ra nước
ngoài đầu tư, gây suy giảm nguồn lực, chảy máu chất xám... Thuế cao đã trở
thành một gánh nặng cho các doanh nghiệp Bắc Âu, ngăn chặn sức sống của
doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến tốc độ phát triển kinh tế. Ở cấp quốc
gia, phúc lợi cao của mô hình Bắc Âu đã dẫn đến một vấn đề xã hội nan giải
khi phải vừa đảm bảo phúc lợi tốt cho nhân dân, vừa đạt được mục tiêu việc
làm đầy đủ. Nhìn chung, việc duy trì sự thành công của mô hình Bắc Âu hiện
gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Chương 4
NHỮNG BIẾN ĐỔI CHỦ YẾU TRONG MÔ HÌNH
DÂN CHỦ XÃ HỘI BẮC ÂU VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM

4.1. BIẾN ĐỔI CHỦ YẾU TRONG MÔ HÌNH DÂN CHỦ XÃ HỘI Ở
CÁC NƯỚC BẮC ÂU HIỆN NAY
4.1.1. Các yếu tố tác động đến sự biến đổi trong mô hình Dân chủ xã
hội Bắc Âu
Mô hình Bắc Âu đang có sự tác động của các yếu tố sau đây:
Yếu tố thứ nhất, sự khủng hoảng của dân chủ xã hội
Trên toàn châu Âu, các đảng DCXH nhìn chung hiện đang đứng trước
nhiều thách thức: Một là, châu Âu và toàn cầu hoá.Hai là, bất bình đẳng. Ba
là, tính bền vững. Bốn là, cải thiện chủ nghĩa tư bản. Năm là, vai trò của nhà
nước.Sáu là, tổ chức dân chủ và các đảng chính trị.
Yếu tố thứ hai, vấn đề nhân khẩu học.
Thách thức nhân khẩu học được xem là yếu tố chính và là một cơ sở
quan trọng cho những thách thức khác đối với nhà nước phúc lợi Bắc Âu.
Tuổi thọ tăng và tỷ lệ sinh tương đối thấp, dân số ở các nhà nước phúc lợi Bắc
Âu đang già đi. Điều này tạo ra những thách thức trong nhiều lĩnh vực,
Yếu tố thứ ba, vấn đề nhập cư.
với số lượng người nhập cư nước ngoài ngày càng tăng, đã có nhiều vấn
đề xã hội “chưa từng có” xảy ra trong xã hội Bắc Âu. Thứ nhất, vấn đề tội
phạm nhập cư. Thứ hai, tỷ lệ người nhập cư dựa vào trợ giúp xã hội ngày càng
tăng, theo nghĩa người nhập cư ngày càng trở thành gánh nặng kinh tế của xã
hội Bắc Âu. Thứ ba, rào cản văn hóa do nhập cư ngày càng trở nên nghiêm
trọng hơn.
18
Yếu tố thứ tư, chủ nghĩa dân túy.
Có thể thấy chủ nghĩa dân túy đang trở thành một kênh chủ yếu để
những cử tri thuộc tầng lớp dưới thể hiện nỗi thất vọng và kêu gọi thay đổi
đường lối, nhấn mạnh đến các nguy cơ mâu thuẫn giữa “nhân dân” với tầng
lớp “tinh hoa”. Ở Bắc Âu, các nhà dân túy theo lập trường thiên về cánh Hữu,
nhấn mạnh yếu tố sắc tộc và chống người nhập cư. Họ muốn bảo vệ các nhà
nước phúc lợi hiện hữu nhưng không coi trọng việc mở rộng nhanh chóng các
dịch vụ hoặc trợ cấp xã hội.
4.1.2. Nội dung và biểu hiện của các biến đổi chủ yếu trong mô hình
dân chủ xã hội Bắc Âu
4.1.2.1. Sự suy giảm quy mô của công đoàn và thương lượng tập thể
Công đoàn ở Bắc Âu hiện ít phổ biến hơn, dù trong lịch sử nó rất mạnh
mẽ và từng vượt xa mức trung bình của các nước OECD. Căng thẳng và thách
thức cũng xuất hiện trong các hệ thống thương lượng tập thể Bắc Âu, hệ thống
thương lượng này cho đến nay đã không thể phát triển hiệu quả như trước đây,
trước các phản ứng chung đến từ những xu thế mới. cùng với sự suy giảm của
công đoàn, các ràng buộc của thương lượng tập thể Bắc Âu cũng trở nên mong
manh hơn dưới sức ép của các yếu tố kinh tế, và từ hệ thống luật chồng chéo
của EU/ EEA và luật trong nước trong quá trình hội nhập.
4.1.2.2. Sự gia tăng của kinh tế tư nhân và tự do kinh tế
Biểu hiện của biến đổi kinh tế trong mô hình Bắc Âu thể hiện ở mức độ
tự do kinh tế, sự phát triển kinh tế tư nhân, thay đổi chính sách thuế. Thụy
Điển đã trở thành một mô hình của chủ nghĩa tự do mới, về tư nhân hóa và bãi
bỏ các quy định kinh tế cũ, nó đã thực hiện các biện pháp tự do hóa mạnh mẽ
và tự do hơn bất kỳ nền kinh tế phát triển nào trên thế giới.
4.1.2.3. Sự suy giảm của Đảng Dân chủ xã hội
Trước đây, các đảng Dân chủ Xã hội ở Bắc Âu được coi là những đảng
thành công trong tham chính. Thành công đó có được là vì họ có những đặc
điểm lịch sử đặc biệt, có những cách thức riêng trong huy động cử tri và giành
lá phiếu ủng hộ. Tuy nhiên hiện nay, trong xu thế suy giảm chung của DCXH
trên toàn châu Âu, các Đảng DCXH ở Bắc Âu cũng không ngoại lệ.
4.2. MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM
Việt Nam và các nước Bắc Âu có sự khác biệt lớn về mặt địa lý, các
điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội và văn hóa. Trong tư tưởng, chúng ta luôn
kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong chính trị,
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo. Ngoài ra trong kinh tế,
trong văn hoá, trong xây dựng xã hội chúng ta đều có những điểm khác biệt.
Các yếu tố như đa nguyên, bầu cử, bảo vệ hiến pháp…là những đặc điểm về
thể chế riêng của Bắc Âu và chúng ta tôn trọng sự khác biệt đó. Tuy nhiên về
19
lý luận, một trong những cội nguồn của Dân chủ xã hội Bắc Âu là chủ nghĩa
Mác. Qua nghiên cứu mô hình Bắc Âu có thể thấy “chất xã hội” rất rõ nét và
dường như rất gần với “chất xã hội chủ nghĩa” Mác-Lênin, ít nhất là ở các nội
dung đảm bảo phúc lợi cao cho người dân. Xét đến cùng, mô hình DCXH Bắc
Âu là mô hình trọng xã hội, quan tâm đến việc phát triển con người. Bên cạnh
đó, mô hình Bắc Âu cũng là mô hình đang được thế giới chú trọng nghiên
cứu, trên những khía cạnh phù hợp với từng quốc gia. Bắc Âu là những nước
tiên phong với tinh thần giải phóng, đổi mới và phát triển. Qúa trình giải
phóng, đổi mới và phát triển ở Việt Nam hiện nay cần nghiên cứu nghiêm túc
những vấn đề này. Có thể nói, thành công của mô hình Bắc Âu có nhiều giá trị
tham khảo gợi mở cần thiết đối với quá trình xây dựng CNXH ở nước ta hiện
nay, đặc biệt ở những giá trị tiêu biểu của mô hình Bắc Âu như: Đối thoại xã
hội, lòng tin xã hội, giáo dục và nhà nước thúc đẩy phát triển.
4.2.1. Gợi mở trong đối thoại xã hội
Kinh nghiệm gợi mở mà Việt Nam có thể tham khảo từ mô hình Bắc Âu là:
Trong quan hệ giữa công dân - nhà nước: Để phát huy dân chủ xã hội
chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó chặt
chẽ giữa Nhà nước với nhân dân. Dân chủ còn là làm sao để dân có tiếng nói,
có diễn đàn, có môi trường để thể hiện quan điểm của mình. Sự gần dân, hiểu
dân, không ngừng đối thoại với nhân dân phải là một nguyên tắc quan trọng.
Sự đối thoại dân chủ đặt ra ở đây là phải thực chất, tránh hình thức và phải
thực hành thường xuyên. Trong đó, sự tiếp cận thông tin và minh bạch thông
tin cho nhân dân là một kênh quan trọng cho sự tin tưởng để cùng đối thoại có
hiệu quả.
Trong mối quan hệ công dân - công dân: Ở Bắc Âu, công dân có môi
trường sâu rộng cho việc thực hiện quyền làm chủ. Đối với Việt Nam, chúng
ta hiện có Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, đồng thời cũng có
các tổ chức, các hiệp hội, số lượng ngày càng tăng của Hội đồng nghĩa với vai
trò, ảnh hưởng của các hội trong đời sống xã hội Việt Nam cũng ngày càng
lớn. Tuy nhiên, hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội
còn nhiều bất cập. Vấn đề đặt ra hiện nay là đổi mới hiệu quả mô hình tổ chức
và phương thức hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, mối
quan hệ giữa sự lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ Mặt trận, các tổ chức
thành viên và tính đại diện lợi ích của các thành viên Mặt trận, các thành viên
của các tổ chức chính trị - xã hội. Phát huy đầy đủ môi trường cho các tổ chức
xã hội khác nhau, tôn trọng sinh hoạt dân chủ của nhân dân, tạo hành lang
pháp lý vững chắc để đảm bảo nhu cầu đối thoại dân chủ cho nhân dân, vừa
tránh được việc lợi dụng tự do dân chủ cho những mục đích chính trị khác.
20
Trong lĩnh vực lao động, kinh nghiệm Bắc Âu cho thấy, quan hệ ba bên
được thực hiện tốt và hiếm khi xẩy ra các hành động công nghiệp (industrial
action) (đình công, biểu tình). Ở nước ta, mặc dù giai cấp công nhân được coi
là có sứ mệnh lịch sử lớn lao nhưng cuộc sống của công nhân hiện nay còn
nhiều khó khăn, còn nhiều cuộc đình công xẩy ra. Ở đây đặt ra vấn đề cần gia
tăng đối thoại xã hội trong lao động, tăng cường vai trò của công đoàn cũng
như sự vai trò của nhà nước để giảm thiểu các tranh chấp trong quan hệ lao
động. Đặc biệt, vai trò của công đoàn cần được phát huy thực chất, tránh hình
thức. Công đoàn phải có sự độc lập, có tiếng nói của mình, nhất là ở những
doanh nghiệp ngoài nhà nước.
4.2.2. Gợi mở trong tạo dựng lòng tin xã hội
Ở Việt Nam hiện nay, lòng tin cần được xây dựng trên nhiều lĩnh vực,
nhưng dưới góc nhìn chính trị học, cần chú trọng xây dựng sự tin tưởng
chính trị, lòng tin của công dân với thể chế, cụ thể là với chế độ XHCN, với
Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước hết, vấn đề cốt lõi trong xây dựng lòng tin
xã hội hiện nay ở nước ta là xây dựng lòng tin chính trị của nhân dân đối
với Đảng, với nhà nước và với chế độ XHCN. Như vậy, trong cách tiếp cận
của Bắc Âu, lòng tin đến từ hai nhóm nhân tố chủ đạo: thứ nhất là các yếu
tố lịch sử và văn hóa truyền thống, thứ hai là từ thể chế. Vì thế, muốn gia
tăng lòng tin trong nhân dân nói chung và trong chính trị nói riêng, rất cần
khợi gợi các yếu tố truyền thống, đồng thời chú trọng đến các yếu tố thể
chế. Ở Việt Nam, cần khai thác các yếu tố truyền thống như: văn hóa trọng
Tình, Dân là gốc - tư tưởng chính trị xuyên suốt trong lịch sử dân tộc Việt
Nam, tinh thần đoàn kết…
4.2.3. Gợi mở trong xây dựng nhà nước
Đối với Việt Nam, thực chất Nhà nước xã hội chủ nghĩa là chính quyền
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và vì thế, trong nhà nước này, nền dân
chủ phải là nền dân chủ đầy đủ nhất, rộng rãi nhất và thực chất nhất - đó là nền
dân chủ bao quát toàn diện mọi lĩnh vực đời sống xã hội và lấy dân chủ trong
lĩnh vực kinh tế làm nền tảng. Đại hội XII của Đảng khẳng định kinh tế tư
nhân là “một động lực quan trọng của nền kinh tế”, Việt Nam hiện nay đang
đẩy mạnh xây dựng chính phủ kiến tạo phát triển và đẩy mạnh cuộc chiến
chống tham nhũng. Dưới góc độ quản lý, quản trị quốc gia, nhà nước tiếp tục
sử dụng chính sách công như một công cụ quan trọng tác động vào các lĩnh
vực đời sống xã hội để đạt được mục tiêu định hướng của nhà nước. Bên cạnh
đó còn định hướng mục tiêu cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế - xã
hội, tạo động lực cho các đối tượng tham gia hoạt động kinh tế - xã hội theo
21
mục tiêu chung, phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục những hạn chế
của nền kinh tế thị trường.
4.2.4. Gợi mở trong giáo dục
Giáo dục Việt Nam thời gian qua đã có sự nâng cao hơn về chất lượng.
Tuy nhiên Việt Nam hiện vẫn còn nhiều rào cản, lạc hậu trong giáo dục…
trong đó, rào cản từ nhiều tư duy khác biệt cùng sự thiếu vắng về một triết lý
giáo dục chung là quan trọng. Yếu tố dân chủ, tinh thần khai phóng trong giáo
dục cần được đẩy mạnh. chúng ta còn thiếu vắng một triết lý giáo dục rõ ràng.
Trong thời đại của Cách mạng Công nghiệp 4.0, trí thông minh nhân tạo sẽ
“tiêu diệt” một nửa lượng công việc hiện tại. Giáo dục 4.0 là một mô hình giáo
dục thông minh, liên kết chủ yếu giữa các yếu tố Nhà trường - Nhà quản lý -
Nhà doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc đổi mới, sáng tạo và tăng năng suất
lao động trong xã hội tri thức. Do đó, cần phải có một nền giáo dục đào tạo ra
nguồn nhân lực có tầm nhìn rộng, khả năng sáng tạo phong phú, nền tảng kiến
thức liên ngành vững chắc để chế ngự lại những trí tuệ nhân tạo ấy. kinh
nghiệm Nhà trường - Nhà quản lý - Nhà doanh nghiệp của Bắc Âu mà tiêu
biểu là Phần Lan và Thụy Điển cần được tham khảo nghiên cứu nghiêm túc để
chúng ta có thể bắt kịp với trình độ giáo dục, khoa học với thế giới.

Tiểu kết chương 4


Sẽ không có một mô hình nào có tính hình mẫu hoàn hảo để các quốc
gia theo đó mà kiến tạo đất nước. Một mô hình sở dĩ phát triển được hay
không là do các yếu tố trong đó được tạo dựng và quan trọng là cách thức mà
chúng được vận hành. Trong các khía cạnh tích cực của mô hình Bắc Âu có
các lĩnh vực cụ thể, hữu hiệu phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay như:
mô hình đối thoại xã hội, nhất là trong lĩnh vực lao động, thương lượng tập thể
để đảm bảo lợi ích của các bên, nhất là trong đảm bảo quyền lợi của người lao
động, hạn chế xung đột và đình công gây tổn thất cho xã hội. Kinh nghiệm
Bắc Âu còn ở việc xây dựng nhà nước thúc đẩy phát triển, chính phủ phục vụ
cộng đồng xuất sắc. Ở các nước Bắc Âu, một trong những chức năng quan
trọng của chính phủ nằm ở việc cung cấp hàng hoá công, mang lại những lợi
ích có ý nghĩa lớn cho công chúng thông qua việc sắp xếp thể chế thích hợp.
Thực tiễn của các nước Bắc Âu cho thấy trong điều kiện kinh tế thị trường,
chính phủ cần đóng vai trò quản lý xã hội và các dịch vụ công ngoài vai trò
điều tiết và quy định về kinh tế vĩ mô, cung cấp các dịch vụ công và hàng hoá
công hiệu quả cho các thành viên trong xã hội. Đây không chỉ là một đảm bảo
quan trọng cho việc duy trì ổn định xã hội và thực hiện công bằng xã hội, mà
còn là một điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Giải quyết chính xác
22
mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả là một vấn đề trọng tâm ở bất kỳ
quốc gia và xã hội nào, và các nước Bắc Âu cũng không phải là ngoại lệ. Nói
chung, trong phân phối, phân phối làm sao để tập trung vào hiệu quả, phân
phối thứ cấp cần chú ý đến công bằng. Trong mối quan hệ giữa tính công bằng
và hiệu quả, có thể học hỏi từ nước Bắc Âu, vì thực tiễn nó không phải tuân
theo các điều kiện quốc gia. Công bằng không hợp lý dẫn đến cào bằng lại là
một sai lầm trong bài toán kinh tế. Chính phủ phục vụ cũng là chính phủ đề
cao sự liêm chính, với những công chức có đạo đức nghề nghiệp cao. Tính
minh bạch và trách nhiệm giải trình cao không chỉ gia tăng chất lượng thể chế
mà còn gia tăng sự tin tưởng của công dân vào thể chế. Muốn vậy, chính phủ
luôn đề cao đối thoại dân chủ, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của nhân
dân, tạo môi trường cơ chế làm chủ đich thực cho người dân. Trong đó, tạo
dựng sự bình đẳng, nhất là ở góc độ bình đẳng giới cũng đóng một vai trò
quan trọng. Ở điểm này, kinh nghiệm của Bắc Âu như một nét son nổi bật.
Kinh nghiệm của Bắc Âu còn rất đáng chú ý trong việc ứng xử với các
giá trị văn hóa truyền thống, các yếu tố tự nhiên cũng như khai thác tính tích
cực từ các yếu tố đó. Các giá trị truyền thống về dân chủ, tự do, hiệp hội, đối
thoại, tạo dựng lòng tin, quản trị và giáo dục…cho đến nay vẫn được lưu giữ,
tạo thành những đặc tính riêng có cho mô hình này. Việc tạo dựng, nuôi
dưỡng lòng tin cao trong nhân dân giúp họ gia tăng các giá trị tự chủ, đoàn kết
và tin tưởng vào chế độ. Bắc Âu cũng cho thấy cách ứng xử với môi trường,
qua sự phát triển bền vững và kinh tế xanh.
Mô hình Bắc Âu, mô hình Tây Âu, hay mô hình Đông Á đều đã có những
cách thức hình thành rất riêng. Trong sự phát triển kinh tế và xã hội ngày nay,
bất kỳ mô hình nào cũng có tính tương đối cụ thể. Trong những ngày đầu của
sự phát triển của các nước Bắc Âu, họ không đi con đường phát triển của Tây
Âu, cũng không sao chép mô hình Hoa Kỳ, mà khám phá cách riêng của họ
theo các điều kiện quốc gia riêng. Hiện nay, Hoa Kỳ không phải bắt chước mô
hình phát triển của các nước Bắc Âu, hay các quốc gia tư bản khác cũng không
bắt chước mô hình phát triển Bắc Âu. Điều này cho thấy trong việc lựa chọn
mô hình phát triển, chúng ta nên có cách tiếp cận linh hoạt, thay vì sự cứng
nhắc của một mô hình. Đối với mô hình quốc gia, tham khảo hợp lý là cần thiết
nhưng không thể sao chép. Đây là thái độ khoa học và cần thiết của chúng ta
trong nghiên cứu về các mô hình, trong đó có mô hình Bắc Âu.
Daron Acemoglu và James Robinson từng lập luận trong tác phẩm Why
nations fail: the origins of power, prosperity, and poverty (Tại sao các quốc
gia thất bại: nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng, và nghèo đói), rằng: chính
những khác biệt về thể chế là nguyên nhân của sự thành công hay không thành
23
công về kinh tế giữa các quốc gia, và chính thể chế làm cho các quốc gia “rất
khác nhau dù rất gần nhau”. Ở Bắc Âu, tính độc đáo của mô hình này không
chỉ là kết quả của một tập hợp cụ thể các thể chế hoặc lịch sử mà sự tồn tại và
thành công của mô hình Bắc Âu còn được khẳng định dựa trên một truyền
thống lâu dài và bền vững của sự hợp tác xã hội, vốn xã hội trên nền tảng của
văn hóa đồng thuận. Mặc dù hiện nay, tính bền vững của mô hình Bắc Âu còn
gây nhiều tranh cãi, mô hình này cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức
trong xu thế toàn cầu hoá, vấn đề thay đổi nhân khẩu học, vấn đề người nhập
cư và sự khủng hoảng của Dân chủ xã hội Châu Âu. Tuy nhiên, Bắc Âu vẫn là
một mô hình thành công, có nhiều giá trị để các quốc gia tham khảo nghiên
cứu, vận dụng phù hợp trong những điều kiện cụ thể của riêng mình, trong đó
có Việt Nam.

KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, tác giả Luận án đi đến một số đánh giá sau đây:
Thứ nhất, Dân chủ xã hội là một dòng lý thuyết - thực tiễn quan trọng, có
sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong lịch sử chính trị quan hệ quốc tế. Khởi thủy là
những ý tưởng muốn tìm kiếm một con đường khác, những trăn trở để cải tạo
xã hội đương thời theo một chu trình không có sẵn, nhưng DCXH sau đó lại
gây được sự chú ý và có nhiều quốc gia, nhất là khu vực Châu Âu đi theo. Tuy
nhiên, nghiên cứu về DCXH, chúng ta cần có quan điểm chính trị vững vàng,
khoa học, biện chứng trong đánh giá về DCXH, chủ nghĩa xã hội dân chủ, cần
có thái độ phê phán các quan điểm sai trái xuyên tạc và chống suy thoái về tư
tưởng chính trị, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa về chính trị. Bởi lẽ
hiện nay ở Việt Nam, dân chủ là vấn đề khá nhạy cảm và dễ bị xuyên tạc hay
làm sai lệch bản chất. Tuy nhiên, dù có những cách nhìn nhận khác nhau về
DCXH, nó vẫn có những ưu điểm nhất định trong việc đề cao một xã hôi tự do,
bình đẳng, đoàn kết, với những giá trị cho nhân đạo, hòa bình.
Thứ hai, các nước Bắc Âu nổi tiếng với mô hình của mình và được xem
là trị quốc tốt nhất. Bắc Âu có một lịch sử văn hóa truyền thống độc đáo, một
dấu ấn lịch sử của Đảng DCXH rất đậm nét, một thiết kế đất nước mang nặng
yếu tố thực dụng…tất cả làm nên sự thành công cho một mô hình độc đáo và
không thể bắt chước, ngay cả với các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới.
Những giá trị về dân chủ, nhất là trong nội hàm của đối thoại xã hội cho thấy
chất xã hội và tính dân chủ, điều đó giải thích vì sao Bắc Âu luôn dẫn đầu trên
các bảng xếp hạng toàn cầu, nhất là về dân chủ và được xem đó là những nền
24
dân chủ đầy đủ. Mô hình Bắc Âu còn tiêu biểu ở giá trị của lòng tin xã hội, của
một nhà nước thúc đẩy phát triển và một nền giáo dục đề cao dân chủ, bình
đẳng, hòa nhập. Mô hình này hiện nay đang có những biến đổi rất khác so với
lý luận ban đầu của DCXH Bắc Âu, và theo xu thế chung là những đặc tính tích
hợp nổi bật của chủ nghĩa thực dân ngày càng biểu hiện rõ hơn.
Thứ ba, thiết kế xã hội của Việt Nam so với Bắc Âu là rất khác biệt,
nhưng chắc chắn Việt Nam vẫn phải nỗ lực trên con đường kiến tạo chung như
là một xu thế của thế giới, để vươn lên là một nước giàu mạnh, hiện thực hóa
mục tiêu dân chủ trong hệ mục tiêu xây dựng CNXH của mình. Trong khi thể
chế dân chủ ở nước ta hiện chưa phát triển đúng mức cần thiết. Đổi mới kinh tế
và đổi mới chính trị chưa đồng bộ. Sự kiểm soát của xã hội đối với quyền lực
nhà nước vẫn còn hạn chế. Mặc dù đã tích cực phát huy dân chủ, công khai hóa,
phòng, chống tham nhũng, nhưng trên thực tế, tính công khai trong hoạt động
cũng như trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan
hành pháp, vẫn còn mờ nhạt; các cơ quan nhà nước ở các cấp không đủ sức
mạnh để kiểm soát lẫn nhau; các cơ quan dân cử, cao nhất là Quốc hội, nhiều
khi không kiểm soát được đúng mức đối với hoạt động của các cơ quan hành
pháp; sự phản biện và áp lực từ bên ngoài đối với Nhà nước (chẳng hạn, qua
báo chí, truyền thông, các tổ chức chính trị - xã hội) có tác dụng chưa cao. Nhìn
chung, có rất nhiều khía cạnh tích cực có thể khai thác trong việc học hỏi kinh
nghiệm phát triển của mô hình Bắc Âu. Mặc khác, yêu cầu đổi mới ở Việt Nam
hiện còn cấp bách hơn trong bối cảnh cách mạng 4.0. Cách mạng 4.0 sẽ thay
đổi một cách toàn diện cách chúng ta sống, kinh doanh, các hệ thống tương tác
với nhau, do vậy sẽ tác động đến cách thức ra chính sách và cải cách quốc gia.
Trong đó có kinh nghiệm trong đối thoại xã hội nhằm xây dựng một xã hội hài
hòa, giảm thiểu bất đồng xung đột hướng đến sự đồng thuận xã hội; kinh
nghiệm trong việc tạo dựng lòng tin xã hội; kinh nghiệm trong xây dựng nhà
nước thúc đẩy phát triển đề cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình; kinh
nghiệm trong quản lý và phát triển kinh tế; trong lĩnh vực lao động - công đoàn;
kinh nghiệm trong giáo dục đào tạo…
Một đất nước khép kín, bảo thủ và cứng nhắc trong bối cảnh của toàn cầu
hóa, thế giới phẳng hiện nay là điều đã trở nên lỗi thời. Con đường còn lại chỉ
có thể là mở cửa, trao đổi và học hỏi dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Việc học
hỏi một mô hình phát triển như Bắc Âu không chỉ cần thiết với riêng Việt Nam,
mà đó là cũng điều mà nhiều quốc gia phát triển hàng đầu thế giới hiện nay đã
và đang thực hiện.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Hồ Thị Nhâm (2009), “Phát huy vai trò giai cấp công nhân trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, 1 (92),
tr.24-28.
2. Hồ Thị Nhâm (2016), “Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thực
hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Đà Nẵng hiện nay”, Tạp chí Sinh
hoạt lý luận, (03), tr 58-61, 99.
3. Hồ Thị Nhâm, Lê Văn Phục (2016), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội Miền
Trung, (02), tr.19-23.
4. Hồ Thị Nhâm, Phạm Văn Giang (2016), “Thực thi dân chủ xã hội chủ nghĩa
dưới ánh sáng nghị quyết Đại hội XII của Đảng”, Tạp chí Lao động và công
đoàn, (601), tr.10-11.
5. Hồ Thị Nhâm (2018), “Lòng tin xã hội - nhìn từ Bắc Âu”, Tạp chí Lý luận
chính trị, (6), tr.105-110.
6. Hồ Thị Nhâm (2018), “Một số vấn đề về nền dân chủ xã hội châu Âu đương
đại”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, (9), tr.105-111.
7. Hồ Thị Nhâm (2018), “Sự khủng hoảng của nền dân chủ xã hội châu Âu đương
đại - Thực trạng, nguyên nhân và những chuyển đổi”, Tạp chí Thông tin Khoa
học xã hội, (9), tr.31-38.
8. Hồ Thị Nhâm (2018), “Mô hình Bắc Âu và một số giá trị tham khảo gợi mở
cho Việt Nam”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, (1), tr.95-99.
9. Hồ Thị Nhâm (2018), “Kinh nghiệm của các nước Bắc Âu trong việc giải quyết
mối quan hệ giữa công bằng xã hội với dân chủ và những gợi mở cho Việt
Nam”, Sách Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Karl Marx’s thought on the
relation between social justice and democracy and its current relevance, Quỹ
Rosa Luxemburg Stiftung (Văn phòng Đông Nam Á), Viện Triết học (Viện
Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam). Nxb Khoa học xã hội, tr.696-713.
10. Hồ Thị Nhâm (2019), “Một số giá trị của nền giáo dục Phần Lan và những gợi
mở tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, (5), tr.58-66.

You might also like