You are on page 1of 16

MỤC LỤC

Trang
A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ………………………….………….……. 2
B. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ………… 3
I. Câu hỏi nghiên cứu ………………………………………….……. 3
II. Vấn đề nghiên cứu ……………………………………………… 3
C. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……….……. 3
D. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU…………………………………… 3
I. Quy trình trồng và kĩ thuật chăm sóc rau mầm ……………… 3
1. Quy trình trồng rau mầm ……………………………………… 4
2. Kĩ thuật chăm sóc rau mầm …………………………………… 4
II. Ý tưởng thiết kế ………………………………………………… 4
1. Thiết kế giàn trồng rau mầm …………………………………… 5
2. Lắp đặt hệ thống tưới nước phun sương tự động ……………… 5
3. Mô hình giàn trồng rau mầm có hệ thống tưới nước phun sương
tự động ……………………………………………………… 11
4. Cách vận hành ……………………………………………… 11
E. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI ……………………………………… 12
F. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………. 12
KẾT LUẬN ………………………………………………………… 13
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………… 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………… 15

1
A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Rau mầm là loại rau được sản xuất từ các loại hạt giống rau thông thường
như các loại cải, các loại đậu, rau muống….và có thời gian sản xuất rất ngắn, chỉ
sau 5 – 7 ngày sau khi gieo là thu hoạch. Nó được sử dụng làm thực phẩm khi cây
còn ở dạng lá mầm mà chưa có lá thật.
Mặc dù việc gieo trồng rau mầm là khá đơn giản, nhưng khi gieo trồng và
chăm sóc rau mầm cũng có một số vấn đề cần phải quan tâm. Đó là ánh sáng và độ
ẩm. Thời gian mới gieo, rau không cần ánh sáng, lúc này rau mầm phải để trong tối
hoàn toàn. Sau khoảng 1 - 2 ngày mới đem ra ngoài ánh sáng. Về độ ẩm, rau mầm
không cần nhiều nước nhưng cần độ ẩm thường xuyên, có nghĩa là khi tưới rau
mầm phải tưới ít và tưới nhiều lần.
Vậy đối với những hộ gia đình có ít không gian, lại có ít thời gian chăm sóc,
thì làm thế nào để vẫn có rau mầm sạch phục vụ bữa ăn hàng ngày?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại giàn trồng rau mầm được thiết kế
nhằm tiết kiệm diện tích gieo trồng. Đặc điểm chung của những giàn trồng rau
mầm hiện nay là đã tiết kiệm được diện tích đối với những gia đình có không gian
hẹp, tuy nhiên với các cách thiết kế như trên, việc điều chỉnh ánh sáng vào từng
thời kì sinh trưởng khác nhau của rau mầm là rất khó khăn, vì thời kì đầu rau mầm
không cần ánh sáng, nhưng thời kì sau lại cần ánh sáng, mặt khác rau mầm đòi hỏi
độ ẩm tương đối khắt khe, không được khô càng không được quá ẩm, độ ẩm phải
được duy trì đồng đều liên tục, do vậy phải thường xuyên tưới nước nên rất tốn
công sức và thời gian chăm sóc.
Vấn đề đặt ra là phải thiết kế được giàn trồng rau mầm vừa tiết kiệm được
không gian, vừa giảm được chi phí, vừa giảm tối đa công chăm sóc mà rau mầm
vẫn sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng em đã tiến hành đề tài: “Thiết kế giàn trồng
rau mầm có hệ thống tưới nước phun sương tự động”.

2
B. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU, VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. Câu hỏi nghiên cứu
- Thiết kế giàn trồng rau mầm như thế nào để có thể điều chỉnh được ánh
sáng vào từng thời kì sinh trưởng, đồng thời phải tránh ánh sáng trực tiếp vào buổi
trưa?
- Rau mầm có đặc điểm là cây yếu, cần độ ẩm nhẹ và đều, vậy thì thiết kế hệ
thống tưới nước phun sương như thế nào thì phù hợp?
- Có thể tận dụng thiết bị sẵn có để làm bơm tạo áp lực nước để phun sương
hay không?
- Thiết kế và lắp đặt hệ thống tưới nước tự động như thế nào để giảm thiểu
thời gian chăm sóc mà vẫn cho rau mầm sinh trưởng tốt?
II. Vấn đề nghiên cứu
- Nghiên cứu, thiết kế giàn trồng rau mầm sao cho vừa thẩm mỹ, vừa tiết
kiệm chi phí, vừa tiết kiệm không gian. Vào thời điểm rau mầm không cần ánh
sáng, có thể điều chỉnh giảm hoặc tránh ánh sáng. Vào thời điểm rau mầm cần ánh
sáng thì ánh sáng phải được phân bố đồng đều đến các khay rau mầm.
- Giảm tối đa công chăm sóc, giảm thiểu chi phí và vẫn đảm bảo rau mầm
sinh trưởng tốt bằng cách thiết kế và lắp đặt hệ thống tưới nước phun sương tự
động điều khiển bằng điện thoại thông minh.
C. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tập trung vào các nội dung chính:
- Nghiên cứu quy trình sản xuất rau mầm và những điều cần lưu ý khi chăm
sóc rau mầm.
- Nghiên cứu mô hình giàn trồng rau mầm đảm bảo tiết kiệm diện tích và có
thể điều tiết ánh sáng.
- Nghiên cứu, lắp đặt hệ thống tưới nước phun sương tự động có bộ điều
khiển hẹn giờ tưới nước kết nối với phần mềm điện thoại.
- Tính toán kích thước của giàn trồng rau mầm sao cho phù hợp với không
gian, phù hợp với kích thước giá thể gieo trồng rau mầm.
- Hoàn thiện bản vẽ mô hình giàn trồng rau mầm có hệ thống tưới nước tự
động.
- Gia công, hoàn thiện sản phẩm đưa vào sử dụng.
D. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
I. Quy trình trồng và kĩ thuật chăm sóc rau mầm
1. Quy trình trồng
- Ngâm - ủ hạt giống
Hạt giống phải được ngâm ủ trước khi gieo, ngâm trong nước ấm thời gian
từ 6 - 8 giờ, sau đó ủ trong khăn ẩm từ 10 - 12 giờ.
- Gieo hạt

3
Gieo hạt giống đã ngâm -  ủ nứt nanh vào khay đã chuẩn bị sẵn. Sau khi gieo
tưới phun sương nhẹ, che kín để tránh ánh sáng. Sau 1 – 2 ngày, rau mầm cần ánh
sáng để sinh trưởng.
- Thu hoạch
Sau 5 đến 7 ngày trồng, rau mầm cao 8 - 12cm là thu hoạch.
2. Kĩ thuật chăm sóc
- Rau mầm phải trồng ở nơi thoáng mát có nhiều ánh sáng nhưng không
trồng ở nơi có ánh nắng mạnh chiếu trực tiếp, mưa trực tiếp và gió lùa.
- Khi chăm sóc rau mầm phải đảm bảo độ ẩm nhẹ đều và thường xuyên. Giá
thể không được khô, cũng không được có nước hay quá ẩm, vì khi đó rễ sẽ bị ngạt
nước và rau sẽ chết.
- 1 ngày trước khi thu hoạch giảm tưới hoặc ngưng tưới hẳn tùy theo mức độ
ẩm của giá thể
- Do thời gian thu hoạch ngắn và giá thể trồng đã có đầy đủ dinh dưỡng nên
trong quá trình chăm sóc rau mầm chỉ cần tưới nước vừa đủ ẩm cho cây mà không
cần phải bón bổ sung bất kỳ nguồn dinh dưỡng (phân bón) nào khác.
II. Ý tưởng thiết kế
- Thiết kế giàn trồng hình chữ A, mỗi mặt gồm 2 tầng để đặt các khay rau
mầm, khay tầng trên không che khuất ánh sáng của khay tầng dưới để các khay lấy
được ánh sáng đồng đều.
- Tùy từng giai đoạn sinh trưởng của rau mầm mà rau cần hay không cần
ánh sáng, nên việc thiết kế giàn trồng có lưới đen 2 bên có thể kéo lên kéo xuống
sẽ giải quyết được vấn đề này. Thiết kế ròng rọc để kéo lưới đen lên xuống một
cách dễ dàng. Mặt khác khi trời có gió mạnh, có thể kéo tấm lưới xuống để tránh
gió cho rau.
- Ánh sáng mạnh trực tiếp hoặc mưa trực tiếp không thích hợp đối với rau
mầm, nên thiết kế mái che bằng lưới đen có bọc nilon sẽ tránh được mưa và ánh
sáng mạnh chiếu vào buổi trưa.
- Đặc điểm của rau mầm là cây yếu, nên lực nước tưới cho rau không được
quá mạnh, nếu không rau sẽ bị đổ hoặc bị dập nát. Mặt khác rau cần độ ẩm đồng
đều và thường xuyên, nên cũng phải tưới nước thường xuyên, mất nhiều thời gian
và công sức. Do vậy việc thiết kế và lắp đặt hệ thống tưới nước phun sương tự
động lắp vào giàn trồng rau sẽ tiết kiệm được công chăm sóc mà vẫn đảm bảo cung
cấp độ ẩm thích hợp cho rau sinh trưởng. Hệ thống tưới này được điều khiển nhờ 1
phần mềm kết nối trên điện thoại thông minh, có thể điều chỉnh tưới và tắt bằng
nhiều cách.

4
- Để giảm thiểu chi phí, có thể tận dụng mô tơ của và đầu phun của bình
phun thuốc sâu điện.
Vật liệu dùng để thiết kế giàn và hệ thống tưới nước tự động:
- Kẽm (hoặc tận dụng sắt phế liệu).
- Máy hàn
- Lưới đen
- Nilon
- Thiết bị điều khiển tưới tự động.
- Mô tơ
- Bộ đổi nguồn.
- Rơ le
- Dây dẫn nước.
1. Thiết kế giàn trồng rau mầm
- Hình dạng: hình chữ A, góc trên 30 độ
- Mỗi phía giàn trồng bố trí 2 tầng để đặt khay trồng rau. Thiết kế tầng đặt
khay hơi nghiêng, để rau dễ lấy ánh sáng.
- Phía trên giàn trồng thiết kế mái che hình tam giác bằng tấm lưới màu đen
có bọc nilon để tránh mưa và hạn chế ánh sáng chiếu trực tiếp.
- Độ nghiêng của mái che: 20 độ
- Ở mỗi đầu mái che lắp thêm 1 tấm lưới đen có thể kéo lên kéo xuống (tùy
vào từng thời điểm rau mầm cần hay không cần ánh sáng) nhờ hệ thống ròng rọc.
Kích thước giàn trồng:
- Chiều cao: 1,8 m
- Chiều dài: 2,1 m
- Chiều cao tầng 1: 50 cm
- Khoảng cách giữa tầng 1 và tầng 2: 65 cm
- Chiều dài, chiều rộng mái che mỗi bên: 2,1 m x 0,8 m
2. Lắp đặt hệ thống tưới nước phun sương tự động
SERVER

Wifi

BỘ ĐIỀU KHIỂN
TRUNG TÂM

SmartPhone

Sơ đồ khối hệ thống điều khiển tưới cây tự động

5
- Sử dụng bơm cao áp (tận dụng mô tơ máy bơm của bình phun sâu điện),
kèm bộ đổi nguồn để bơm tạo áp lực đưa nước tới các đầu phun tạo sương.
- Nước được bơm vào dây dẫn đặt phía trên mỗi tầng trồng rau.
- Trên mỗi dây dẫn bố trí 2 đầu phun sương.
- Bơm cao áp được điều khiển bởi 1 rơ-le và thiết bị điều khiển tự động có
khả năng kết nối mạng Internet.
- Nối thiết thị điều khiển tự động với dây đổi nguồn, sau đó cắm vào nguồn
điện lưới 220VAC.

Mô tơ của bình phun sâu điện

6
Vòi phun sương đã được lắp vào dây dẫn nư

* Cài đặt phần mềm trên điện thoại di động:


Bước 1: Download phần mềm
- Điện thoại sử dụng Android : Vào CH Play và gõ từ khóa Blynk vào ô
tìm kiếm và cài đặt phần mềm.
- Điện thoại sử dụng iOS: Vào App Store và gõ từ khóa Blynk vào ô
tìm kiếm và cài đặt phần mềm.

Biểu tượng phần mềm Blynk

7
Bước 2: Mở phần mềm Blynk và đăng nhập bằng tài khoản Facebook hoặc
tài khoản email. Sau đó chọn biểu tượng quét mã QR như hình, cho phép sử dụng
camera và quét mã QR tương ứng với thiết bị.

Bước 3: Sau khi quét mã ta được giao diện điều khiển. Chọn hình đai ốc.
Sửa tên New Project thành tên bạn mong muốn. Chọn New Device => New Device
=> Refresh.

8
Bước 4: Chạm tay vào mã AUTH TOKEN mới để coppy

Bước 5:
- Cấp nguồn cho bộ điều khiển và kết nối với mạng wifi có tên
“Smart_Garden_Hub”, mật khẩu “123456789”
- Mở trình duyệt Web (Chrome, Firefox, Internet, Safari…), gõ địa chỉ
192.168.4.1 được giao diện như dưới và danh sách các mạng wifi đang có.

9
- Nhập tên mạng đang dùng,
mật khẩu và dán mã AUTH TOKE
đã coppy trước đó và ấn gửi. Kết
quả gửi tham số thành công như
hình
- Khởi động lại thiết bị bằng cách ngắt và kết nối lại nguồn điện. Lúc này
thiết bị đã được kết nối mạng wifi.
Bước 6: Kết nối lại mạng wifi cho điện thoại và ấn nút Play (hình tam
giác). => Lúc này đã có thể điều khiển được hệ thống thông. Trạng thái của thiết
bị được phản hồi thông qua các LED.
* Nguyên lí hoạt động
Hệ thống sử dụng rơ-le một chiều 12VDC để đóng/cắt nguồn điện cung
cấp cho máy bơm nước. Việc giám sát, điều khiển được thực hiện qua
smartphone đã được kết nối mạng và sử dụng phần mềm Blynk. Giao diện điều
khiển của phần mềm được biểu diễn trên hình 2. Tín hiệu điều khiển bật bơm
sau khi được đưa đến bộ điều khiển, bộ điều kiển sẽ ra lệnh đóng rơ-le, bật bơm
cung cấp nước tưới cho hệ thống. Ngược lại, khi nhận được tín hiệu tắt bơm thì
bộ điều khiển sẽ tắt rơ-le, ngắt nguồn bơm.

Giao diện điều khiển thiết bị tưới tự động trên smartphone


Trên giao diện điều khiển và giám sát, có 2 phương thức điều khiển:
10
Điều khiển thủ công

Nhấn phím trên điện thoại. Đèn báo sẽ được bật khi
hệ thống mở van nước để tưới cây.
Hẹn giờ bật/tắt thiết bị

- Nhấn nút Stop để tạm ngưng kết nối.

- Nhấn vào và thay đổi thời gian Bật và Tắt thiết bị

Nhấn vào nút Play để hoàn tất hẹn giờ cho thiết bị.
Ngoài chức năng giám sát và điều khiển trên phần mềm, ta có thể điều
khiển bật tắt thiết bị bằng nút điều khiển có trên bộ điều khiển như hình:

Nút ấn điều khiển trực tiếp tại bộ điều khiển

11
Ngoài ra, khi bộ điều khiển gặp trục trặc, không tưới được bằng phần
mềm cũng như nút ấn trực tiếp thì ta sử dụng công tắc trên bộ điều khiển.

3. Mô hình giàn trồng có hệ thống tưới nước phun sương tự động

4. Cách vận hành


- Chuẩn bị giá thể cho vào khay, sau khi gieo xong thì đặt khay lên giàn,
điều khiển tưới phun sương một lượt rồi kéo tấm lưới đen xuống để tránh ánh
sáng.
- Sau 1 – 2 ngày, kéo tấm lưới đen lên để các khay rau mầm lấy được ánh
sáng.
- Tùy điều kiện thời tiết mà chúng ta cho hệ thống tưới tự động hoạt động
theo thời gian. Nếu trời hanh khô, chúng ta để chế độ tưới phun sương tự động
cứ 2 – 3 tiếng tưới một lần, mỗi lần tưới 2 phút. Thời gian tưới là từ 6 giờ sáng
đến 4 giờ chiều. Sau 4 giờ chiều không tưới nữa. Nếu độ ẩm không khí cao, thì
chúng ta hẹn giờ tưới trên phần mềm là ngày tưới 2 lần, mỗi lần 2 phút.
- Sau khoảng 5 – 7 ngày, khi rau mầm đạt chiều cao khoảng 8 – 12 cm thì
thu hoạch. Dừng tưới nước trước khi thu hoạch 1 ngày, hoặc 1 ngày chỉ tưới 1, 2
lần tùy điều kiện thời tiết.
12
- Khi trời gió mạnh, kéo tấm lưới đen ở 2 phía giàn trồng hoặc kéo phía
hướng gió để tránh gió cho rau.
E. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Thiết kế giàn trồng rau mầm hình chữ A giúp các khay rau mầm ở các
tầng trên và dưới lấy được ánh sáng một cách đồng đều.
- Phía trên đỉnh có mái che tránh mưa và tránh nắng mạnh trực tiếp.
- 2 phía của giàn có bố trí lưới đen có thể kéo lên kéo xuống bằng ròng
rọc nhằm điều tiết ánh sáng tùy thời kì sinh trưởng của rau.
- Hệ thống tưới nước phun sương được điều khiển tự động từ điện thoại,
giúp giảm tối đa công chăm sóc mà hiệu quả lại cao.
- Tận dụng môtơ điện từ bình phun sâu, giúp giảm thiểu được chi phí sản
xuất.

KẾT LUẬN
1. Việc thiết kế giàn trồng rau mầm đã tiết kiệm được không gian trồng.
Giàn chữ A giúp tất cả các khay rau mầm đều lấy được ánh sáng, giúp rau mầm
phát triển nhanh hơn. Mái che giúp tránh mưa, tránh ánh sáng mạnh trực tiếp,
13
nhờ đó rau không bị dập nát, không bị dư thừa độ ẩm. Hệ thống lưới đen 2 phía
của giàn có thể kéo lên kéo xuống một cách nhanh chóng và đơn giản nhờ hệ
thống ròng rọc, giúp điều tiết ánh sáng phù hợp với từng thời kì sinh trưởng của
rau. Ngoài ra còn tránh gió lùa trong những thời điểm trời có gió lớn.
2. Việc thiết kế và lắp đặt hệ thống tưới nước phun sương tự động, sử
dụng mô tơ điện để bơm nước, sử dụng phần mềm điều khiển trên điện thoại di
động giúp giảm chi phí sản xuất, giảm công chăm sóc, nâng cao hiệu quả trồng
rau mầm.

LỜI CẢM ƠN
Bằng những tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, chúng em xin
trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trường THPT Lưu Nhân Chú, Đại Từ, Thái

14
Nguyên, những người đã mang hết tâm huyết chỉ dạy cho chúng em suốt quá
trình học tập và rèn luyện.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô BGH trường THPT Lưu Nhân Chú,
Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên đã tạo điều kiện, động viên, khuyến khích
chúng em trong quá trình học tập và hoàn thành dự án khoa học kỹ thuật.
Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Đoàn
Thanh Hà, người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong
suốt quá trình nghiên cứu, giúp chúng em hoàn thành dự án này.
Quá trình thực hiện dự án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng
em kính mong nhận được sự chỉ bảo của hội đồng khoa học, các thầy, cô giáo và
ý kiến đóng góp của các bạn học sinh.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm tác giả thực hiện dự án

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://khoahoc.tv/gioi-thieu-va-huong-dan-cach-trong-rau-mam-36211
2. http://thegioiraumam.com/3-luu-y-khi-trong-rau-mam-tai-nha/
15
3. https://dantri.com.vn/suc-khoe/khi-nao-rau-mam-gay-doc-
20151008092200834.htm
4. http://cachtrongrausach.vn/ke-trong-mam-3-tang-6-chau-khay-den-
87110.html
5. http://vuonxanh24h.com/gian-trong-rau-sach-tai-nha/
6. http://tuoitudongmee.com/huong-dan-lam-he-thong-tuoi-phun-suong-
tu-dong/
7. http://arduino.vn/?
fbclid=IwAR19k1_V_f4krQ2xPkKpb0YDa88RaoraBqUPkYxfZvUnTRz8_0Z_
FX5_gPU
8. https://iotmakervn.github.io/iot-starter-book/?
fbclid=IwAR02DdaQ4bDDi8Z262O0Yd7-uhTfZngVk_IdjE-
4SZQOGq9cdQBwdvCyNGc

16

You might also like