You are on page 1of 6

Đề bài 6: Một học giả cho rằng: “Tuổi trẻ cần trong sạch từ thể chất đến tinh

thần, từ
lời nói đến việc làm”. Còn ĐGH Bênêđictô XVI cũng dạy bảo: “Hãy dạy cho con trẻ
nền ‘văn minh sự sống’, để trẻ tiếp nhận cuộc đời với nguyên sơ của nó”. Hãy trình bày
suy nghĩ của bản thân về những nhận định trên.

Dàn ý
MỞ BÀI:
1. Bối cảnh: + Xã hội đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ => giúp đời
sống con người thêm tiện nghi và sung túc.
+ Tuy nhiên, việc giáo dục giới trẻ không được quan tâm, chịu ảnh
hưởng của nền văn hóa sự chết: đời sống tự nhiên và nhân bản mai
một => dẫn giới trẻ đi vào con đường tội lỗi.
2. Nội dung: + Nguồn gốc của nền ‘văn minh sự sống’.
+ Giới trẻ ngày nay không ý thức đến lối sống tự nhiên và siêu
nhiên.
+ Giáo Hội luôn quan tâm cách đặc biệt đến người trẻ, họ là tương
lai và sức sống của Giáo Hội.
+ Biểu hiện của ‘văn minh sự sống’ qua lối giáo dục tại gia đình
+ Là bài học, là thông điệp dành cho tất cả chúng ta.
3. Chuyển ý:
THÂN BÀI:
1. Giải thích: ‘nền văn minh sự sống’ là ở trong đó, con người sống tách biệt với
tội lỗi, tránh xa sự chết và sự tội, sống theo lời kêu gọi của Tin Mừng, bước
theo tiếng gọi của Đức Giêsu. Trái ngược với ‘văn minh sự chết’ là tình trạng
mà trong đó con người sống chung với sự dữ, tội lỗi.
=> chuyển ý:
2. Thực trạng đời sống của giới trẻ ngày nay:
2.1: Tích cực.
+ Nhiều bạn trẻ tận dụng được thời gian, biết áp dụng công nghệ vào việc
học tập và phát triển khả năng của bản thân.
2.2: Tiêu cực.
+ Do chủ nghĩa cá nhân, họ ăn nói tùy tiện, ăn nói một cách vô phép tắc.
Dùng lời nói làm ảnh hưởng đến lợi ích, nhân phẩm của người khác.
+ Cũng do ảnh hưởng của lối sống duy hưởng thụ, so sánh mình với
những nền văn hóa ngoại lai, họ đắm mình trong những tư tưởng dễ dãi. Tình
trạng sống thử, sống chung trước hôn nhân, phá thai, hôn nhân đồng tính…
 chuyển:
3. Giáo Hội với người trẻ hôm nay:
3.1: Giáo hội địa phương
+ Tại các giáo xứ, giáo hạt hay giáo phận có những hội đoàn là môi trường
cho các em rèn luyện đời sống đạo và khả năng tự nhiên.
3.2: Giáo hội hoàn vũ

1
+ Các nhà hữu trách gửi nhiều thông điệp, nhiều bức thư nhằm hiểu sâu hơn
về tâm lý người trẻ, đưa ra các giải pháp giúp các em đến với Chúa qua tình
yêu của Hội Thánh.
4. Biểu hiện của ‘văn minh sự sống’ nơi nền giáo dục gia đình
+ Sự sống được quý trọng, bởi mục đích của hôn nhân là truyền sinh
+ Gia đình giáo dục các em về đời sống nhân bản
+ Gia đình dạy cầu nguyện và Đức Tin
5. Vai trò của ‘văn minh sự sống’
+ Đưa con người hướng đến vẻ đẹp bên trong là tâm hồn, từ đó tỏa lan đến vẻ
đẹp bên ngoài.
+ Là men làm dậy tình liên đới giữa con người với nhau.
+ Là kim chỉ nam hướng dẫn cuộc đời => không có thì trật ray.
6. Bình
- Giáo dục người trẻ là trách nhiệm của toàn cộng đồng
- Giáo dục cách toàn diện hơn, không chỉ đầu tư vào giáo dục tự nhiên mà
còn giáo dục nhân cách, con người.
- Giáo Hội dành quan tâm đặc biệt cho thế hệ trẻ
7. Luận
- Nhận định trên là đúng, là cần thiết, đúng với hiện trạng thế giới
- Cần sự đồng lòng giữa mọi người, để giáo dục hiệu quả hơn
8. Là ứng sinh
KẾT BÀI
+ Tóm lược nội dung
+ Bài học bản thân
+ Dự phóng

Bài làm
Nền kinh tế thị trường ngày nay đang chuyển mình một cách mạnh mẽ. Đó là cơ
hội cho người trẻ lĩnh hội được nhiều kinh nghiệm. Là điều kiện để có một cuộc sống
đầy đủ, sung túc hơn. Tuy nhiên, bên cạnh sự đầu tư nguồn lực vào nền kinh tế xã hội,
việc giáo dục cho thế hệ trẻ ít được quan tâm. Hơn thế, người trẻ còn bị ảnh hưởng của
nền ‘văn hóa sự chết’, nó làm ‘tê liệt’ đời sống tự nhiên và siêu nhiên. Từ đó, dẫn nhiều
người trẻ sa vào con đường của sự dữ và tội lỗi. Dù vậy, Giáo Hội vẫn không bao giờ
bỏ rơi bất cứ con chiên nào, Giáo Hội luôn nỗ lực truyền đạt cho thế hệ trẻ hôm nay học
biết về nền ‘văn minh sự sống’. Giúp người trẻ thụ hưởng được những tinh hoa của nền
văn minh sự sống bằng sự giáo dục đa chiều. Đó là sức mạnh của Giáo Hội, đồng thời
cũng là thông điệp dành cho tất cả giới trẻ và mọi người. Khi và chỉ khi dẫn người trẻ
đến với nền ‘văn minh sự sống’, xem nó như cứu cánh cuộc đời, họ mới có khả năng
biến đổi bản thân và sau là tỏa lan hoa trái cho thế giới này.

2
Cụm từ “văn minh sự sống” có lẽ được dùng đầu tiên với ĐTC Phaolô VI vào
năm 1977 trong thông điệp Ngày Hoà bình Thế giới và được ĐTC Gioan Phaolô II nhắc
đến trong thông điệp Centesimus Annus (Bách Chu Niên) năm 1991. Kể từ đó, từ này
càng ngày càng được phổ biến trong các văn kiện của Giáo hội. Sự xuất hiện nhiều như
thế để nói lên sự cấp thiết của nó cho thế giới trong niên đại ngày nay. Khi con người
đang bươn chải trong nền “văn hóa sự chết” là nơi tồn tại của sự dữ và tội lỗi. Bị bao
trùm bởi màu đen của sự ác, con người mất phương hướng để tìm lại bản thân, tìm lại
nguồn gốc của mình. “Văn minh sự sống” là tình trạng con người sống với nhau bằng
cái “tình”. Đặt con người vào tương quan nguyên sơ ban đầu mà Đấng Tạo hóa ban
tặng, nơi đó chỉ có tình yêu và hạnh phúc. ‘Văn minh sự sống’ thượng tôn tình yêu, tôn
trọng sự sống, để Tin Mừng của Đức Giêsu dẫn lối cuộc đời. Người có ‘văn minh sự
sống’ tức là người có mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa và tha nhân.

Được sống trong thiên niên kỷ của khoa học và công nghệ, người trẻ có nhiều
ảnh hưởng tiêu cực và tích cực. Tiếp xúc với nhiều thành tựu khoa học hiện đại, giới trẻ
có cơ hội được lĩnh hội nhiều luồng kiền thức trên thế giới. Có khả năng trau dồi và học
hỏi văn hóa từ nhiều nơi khác nhau. Với các sản phẩm công nghệ, nó là công cụ đắc lực
trợ giúp cho việc học tập cũng như phát triển bản thân. Bên cạnh những ảnh hưởng tích
cực đó, giới trẻ ngày nay cũng bị tiêm nhiễm bởi những trào lưu của xã hội 4.0 ngày
nay. Do chủ nghĩa cá nhân, tức là thích làm gì thì làm, thích nói gì thì nói, nhiều người
trẻ không còn kiểm soát được lời nói và hành động của mình. Họ ăn nói thiếu văn minh,
nói những lời nhằm hạ bệ và bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác. Như cha ông
nói: “lời nói đọi máu”, lời nói không có sức làm đổ máu thể xác, nhưng có thể làm đổ
máu tinh thần, làm người khác tổn thương đến tột cùng. Nhiều người trẻ xa nhà bỏ bê
luân thường đạo lý. Họ sống thử, sống chung trước hôn nhân như vợ chồng. Coi lối
sống đó như một trào lưu phải nếm thử ít là một lần trong đời. Nhiều người còn có tư
tưởng xem mình là lỗi thời khi không sống như vậy. Tệ hơn có nhiều bạn trẻ xem đó là
một chiến công oanh hùng, sống thử với càng nhiều người càng hãnh diện. Với lối sống
buông thả như thế, nó kéo theo tình trạng phá thai tăng cao, phần lớn xảy ra ở độ tuổi
thanh thiếu niên. Vì đề cao dục vọng, nhiều người đồng tính công khai sống chung với
nhau, và còn đòi hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Như vậy, đứng trước một xã hội
lắm phong nhiêu, giới trẻ đang phải hứng chịu và dần sa vào con đường của tội lỗi và
đau khổ. Đức Tin của nhiều người trẻ không còn đứng vững trước những cơn ‘cuồng
phong’ của thời đại nữa.

Đối diện với thực trạng đau thương đó, Giáo Hội vẫn luôn thường trực và đồng
hành cùng người trẻ. Tại các giáo xứ, giáo hạt và giáo phận luôn có các hội đoàn và tập
thể dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Trước là giúp người trẻ đến gần với Chúa Giêsu
qua các sinh hoạt, cũng như những hoạt động bác ái. Sau là tạo môi trường để nối kết
tình thân, sự đoàn kết giữa các bạn trẻ trong từng giáo xứ, giáo hạt... Các nhà hữu trách
trong Giáo Hội cũng luôn dành sự ưu tư cho các bạn trẻ. Đã có nhiều thông điệp, nhiều
giáo huấn, những cuộc gặp gỡ để tìm hiểu tâm lý lứa tuổi, trao đổi và giải quyết những
khó khăn cho các bạn trẻ. Nhằm đến một mục đích tốt đẹp là giúp các bạn hướng đến

3
cuộc sống của nền ‘văn minh sự sống’, Giáo Hội vẫn không ngừng nỗ lực đồng sức,
đồng lòng và luôn nâng đỡ mỗi người trẻ.

Thật vậy, ở nơi mỗi gia đình, việc dạy cho con trẻ biết đến văn minh sự sống
được biểu lộ rõ nét qua ba khía cạnh cơ bản. Trước hết, mục đích hôn nhân công giáo là
truyền sinh, việc lưu truyền sự sống đó là biểu hiện của nền văn minh sự sống. Ngay
khởi nguyên, con người được Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh của Ngài. Con
người còn được dựng nên có nam và nữ, để bổ túc nâng đỡ cho nhau. Lệnh của Thiên
Chúa là con người hãy tiếp tục truyền sinh để con người làm chủ và quản lý thế giới. Vì
thế, mỗi người nam và người nữ kết hợp với nhau thành một gia đình có trách nhiệm
sinh sản con cái trong ơn nghĩa Chúa. Giáo dục chúng biết tôn trọng sự sống của chính
mình và của đồng loại.

Tiếp đến, văn minh sự sống được thể hiện bằng sự giáo dục nhân bản nơi gia
đình. Nhân bản là nền tảng để xây dựng một con người hoàn thiện. Một người được
giáo dục nhân bản từ trong gia đình sẽ là một người văn minh ở ngoài xã hội. Khi được
giáo dục cách chu đáo, người trẻ sẽ ý thức hơn về lời nói và hành động của mình. Biết
chịu trách nhiệm về tất cả những hành vi mình làm và sẵn sàng sửa lỗi khi được góp ý.
Không những thế, cha mẹ cũng nuôi dạy con cái phát triển về thể chất, giúp con cái có
điều kiện để phát huy hết khả năng của mình.

Văn minh sự sống còn là sự hài hòa về trong lẫn ngoài, đặc biệt là về đời sống
cầu nguyện và Đức Tin. Ngay từ trong mái ấm gia đình, cha mẹ là người chỉ đường để
con cái được lãnh nhận Đức Tin, đưa vào Giáo Hội. Để ngày càng trưởng thành hơn
trong Đức Tin, cha mẹ hướng dẫn con cái biết bập bẹ cầu nguyện ngay lúc còn nhỏ.
Dạy chúng đến thưa chuyện với Chúa từng ngày, từng giờ, và qua từng biến cố trong
cuộc sống. Như thế, nơi sự giáo dục của mỗi gia đình, thế hệ trẻ được biết tiếp xúc với
nền văn minh sự sống. Từ đó, ý thức được trách nhiệm và bổn phận của mình đối với
bản thân, gia đình, giáo hội và xã hội.

Nền văn minh sự sống có sức biến đổi tâm hồn người trẻ. Như đã dẫn, nền văn
sự sống được phát xuất từ Thiên Chúa, được bao phủ bởi đường lối của Ngài. Những ai
“chai lì” bám vào nền văn minh sự chết, tức là cố chấp sống trong tội, không dứt bỏ
những đam mê, tật xấu thì gây tổn thương cho tâm hồn. Làm cho tâm hồn bị kiệt quệ
bởi đời sống thiếu hình bóng Thiên Chúa, thiếu ánh sáng Tin Mừng. Ngược lại, ai kiên
trì chấp nhận bước đi vào con đường Đức Giêsu đã đi, thì sẽ được thanh luyện và bồi bổ
tâm hồn. Bởi như Đức Giêsu đã nói: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề,
hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11, 28). Khi đến với Đức Giêsu,
người trẻ trút bỏ được những lo toan, gánh nặng cuộc đời. Được nghỉ ngơi và lấy lại
nguồn sức sống mãnh liệt, được ân ban những ơn ích thiêng liêng. Để rồi tỏa lan những
hoa quả thiêng liêng ấy với mọi người chung quanh.

4
Nền văn minh sự sống còn là “nắm men” làm dậy tình liên đới với tha nhân.
Chúng ta dễ thấy rằng xã hội ngày nay đang chạy theo mốt vô cảm. Bên cạnh và xung
quanh chúng ta mỗi ngày, đều có những người kém may mắn, nhiều kẻ đói khổ bần
cùng đang rên siết. Tuy nhiên, là một người trẻ, lẽ ra phải nhanh nhạy trước tiếng kêu
than của tha nhân, trước tiếng gào thét của đồng loại thì người trẻ ngày nay lại vô cảm.
Họ thực sự cần đến nền văn minh sự sống, tức là lối sống yêu thương, biết nhận ra Đức
Giêsu xuất hiện nơi mỗi người ta gặp gỡ. Như Đức Giêsu đã nói: “Mỗi lần các người
làm như thế cho một trong những anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm
cho chính Ta vậy” (Mt 25, 40). Chính Đức Kitô ẩn mình dưới những cảnh đời đói khổ,
và kêu mời ta đến gặp gỡ Người. Chính nền văn minh sự sống có thể thúc đẩy ta đến
với tha nhân. Bởi văn minh sự sống không chấp nhận lối sống vô cảm, không có chố để
cho sự ích kỷ len lỏi nơi người trẻ. Vì vậy, sống trong nền văn minh sự sống con người
trở nên hòa mình và gắn bó hơn với tha nhân.
Nền văn minh sự sống còn đóng vai trò như kim chỉ nam dẫn lối người trẻ tìm về
với “chính lộ”. Một máy bay không cất cánh theo đường băng sẽ gây ra tai nạn, tàu hỏa
không theo đường ray chắc chắn cũng gây thảm họa. Đời sống người trẻ cũng thế, nếu
không đi theo Tin Mừng, không sống lời Chúa, tức là không theo nền văn minh sự sống
thì cũng dẫn đến diệt vong mà thôi. Chính vì thế, văn minh sự sống có sức cứu rỗi cuộc
đời, là ánh sáng chỉ đường soi bước cho mỗi người trẻ. Đặc biệt là những ai đang lạc
bước trong đêm đen, không tìm được cho bản thân một hướng để bước tiếp cuộc đời.
Thì chính lúc đó, Tin Mừng là thứ ánh sáng duy nhất và có sức mạnh dẫn đời ta ra khỏi
tăm tối, thanh tẩy những nhơ nhuốc, và dẫn ta đến gần với Thiên Chúa qua tương quan
loài người.

Đứng trước một bức tranh mà trong đó người trẻ là “gam màu chủ đạo”, tất cả
phải có trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ. Người trẻ là những người nắm trong tay quyền
sinh tử của cả toàn xã hội. Một thế hệ trẻ èo uột vẽ nên một bức tranh xã hội thiếu sức
sống. Ngược lại, với thế hệ trẻ năng động sẽ làm nên một xã hội sinh động hơn. Như
thế, ta thấy được sức sống của người trẻ có ảnh hưởng đến sự phát triển và bộ diện của
xã hội. Chính vì vậy, bất kể cá nhân hay tập thể trong xã hội này, đều phải có trách
nhiệm dạy dỗ, bảo ban và hướng dẫn người trẻ. Không những phải giáo dục về tự nhiên
mà còn phải chú trọng nhiều hơn về giáo dục siêu nhiên. Phải quan tâm đặc biệt về đời
sống đạo đức, hướng dẫn người trẻ sống Đức Tin, vì đó như là chìa khóa vạn năng cho
người trẻ trên đường đời. Đối với Giáo Hội, người trẻ là mối quan tâm và bận tâm hàng
đầu. Bời người trẻ là mầm ươm, là “hơi thở” của Giáo Hội. Dù bất cứ ở môi trường nào,
khi nhìn vào người trẻ, người ta thấy được sức sống của Giáo Hội. Vì thế, Giáo Hội
luôn quan tâm đến đời sống của giới trẻ, đặc biệt là đời sống Đức Tin. Thánh Giáo
Hoàng Gioan Phaolo II đã nhận ra được nhiều thách đố với người trẻ trước thời đại,
Ngài đã lập ra Đại hội giới trẻ Thế giới năm 1984 và được kế tục đến hôm nay. Qua
mỗi kỳ đại hội, nhiều người trẻ được tiếp lửa từ Chúa Thánh Thần, được sự hướng dẫn
và dìu dắt của nhiều bậc hữu trách để vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống.
Tại nhiều giáo hội địa phương cũng đã có những phương thức cụ thể như thành lập
phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể, giới trẻ Phan Sinh, hay là Con Đức Mẹ. Mỗi hội đoàn
đều có những linh đạo thiêng liêng nhằm giúp giới trẻ đến gần Chúa hơn, trau dồi đạo
đức cũng như những kỹ năng bản thân.

5
Những nhận định trên thật là đúng và mang tính triết lý cao. Không những vậy,
nó như hồi chuông cảnh tỉnh cho thế hệ trẻ và mọi người trong thời đại hôm nay. Trước
những khó khăn và những bất trắc trong đời sống tự nhiên và siêu nhiên, người trẻ
dường như bơ vơ như thuyền không buồm giữa biển. Họ cần được sự giáo dục ngay từ
đầu nơi mỗi gia đình. Xã hội cũng phải tạo điều kiện để giúp các em được phải triển
tiềm năng nơi bản thân mình. Tất cả mọi thành phần đều phải đồng sức, đồng trách
nhiệm trong việc giáo dục người trẻ, để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Là ứng sinh linh mục, hơn hết là một người trẻ trong thế giới này. Thiết nghĩ
rằng, chúng ta phải luôn trau dồi bản thân cả về thể chất và tinh thần. Trước hết, ngay ở
trong gia đình, phải nghe theo sự dạy dỗ hướng dẫn của cha mẹ, của những người khôn
ngoan đi trước. Ở trường, phải tôn trọng và tiếp thu những chỉ dạy của thầy cô, người
lớn tuổi. Ra ngoài xã hội, phải luôn để ý đến những người xung quanh để tiếp thu
những bài học kinh nghiệm không có trên sách vở. Phải luôn để ý đến từng lời nói và
hành động của bản thân, có trách nhiệm với những gì bản thân hành động. Hơn thế, đời
sống Đức Tin là vô cùng cần thiết với mỗi chúng ta. Không gì hơn là bám víu vào Tin
Mừng và siêng năng lãnh các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể. Để từ đó, ta sống lời
của Chúa cách triệt để, và đem niềm vui Giêsu đến với những người chung quanh mình.

Với những gì đã ngõ, ta thấy người trẻ hôm nay là tương lai thế giới ngày mai.
Vì thế, người trẻ cần được bồi dưỡng về đời sống thể chất và tinh thần, tu dưỡng đạo
đức và trau dồi đời sống thiêng liêng dù bất cứ trong nghịch cảnh nào. Đặc biệt, tất cả
mọi người đểu có trách nhiệm giáo dục hướng dẫn cho người trẻ đến với nền văn minh
sự sống để người trẻ ngày càng hoàn thiện mình hơn, tránh xa và vượt qua được những
cám dỗ của cuộc đời.

You might also like