You are on page 1of 5

.

ĐỀ CƯƠNG MÔN LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI HỌC

Câu 1: Bản chất của quá trình dạy học có ý nghĩa với bạn ở hiện tại
và tương lai?

Để có thể hiểu được sâu sắc ý nghĩa của việc hiểu bản chất của quá trình
dạy học đối với bản thân ở hiện tại và tương lai trước hết chúng ta cần
hiểu quá trình dạy dạy học là gì? Bản chất của quá trình dạy học là gì?từ
đó đưa ra ý nghĩa của việc hiểu bản chất quá trình dạy học đối với bản
thân ở hiện tại và tương lai.
• Khái niệm quá trình dạy học: Là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ
chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ
động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức, học tập của mình,
nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học.
• Bản chất của quá trình dạy học đại học: Bản chất của quá trình dạy
học đại học là một quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu của
sinh viên dưới sự chỉ đạo của người GV, nhà khoa học nhằm đạt được
các nhiệm vụ dạy nghề, dạy phương pháp và lý tưởng đạo đức nghề
nghiệp.
Trước hết, quá trình nhận thức của sinh viên đại học về cơ bản cũng
diễn ra theo đúng quy luật nhận thức của loài người, nói cách khác, về
bản chất, quá trình dạy học ở đại học là một quá trình nhận thức. Quá
trình học tập của sinh viên đại học, tuy có những nét cơ bản giống quá
trình nhận thức của loài người, của nhà khoa học, nhưng nó cũng có
những đặc điểm riêng, có tính độc đáo cần đặc biệt chú ý trong quá trình
dạy học.
• ý nghĩa của việc hiểu bản chất của quá trình dạy học đối với bản thân
em ở hiện tại và tương lai.
Môn học nào, bài viết nào, vấn đề nào cũng mang lại ý nghĩa đối với
người học khi nghiên cứu và tìm hiểu chúng. Môn lý luận dạy học đại
học cũng vậy khi nghiên cứu môn học này người học có thể hiểu được
bản chất của quá trình dạy học đại học,các phương pháp trong dạy học
đại học cách vận dụng và sử dụng phương pháp như thế nào cho phù hợp.
Trong môn học đề cập đến nhiều vấn đề và khía cạnh trọng dạy học đại
học tuy nhiên việc hiểu bản chất của quá trình dạy học đại học có ý nghĩa
rất lớn đối với những người giảng viên khi chuẩn bị bước vào hệ thống
giáo dục đại học cũng như đối với những người đang công tác trong hệ
thống giáo dục này. Và đối với bản thân em cũng vậy từ một người học
chuyên nghành luật không xác định theo nghề sư phạm ngay từ đầu
nhưng từ khi xác định theo nghề sư phạm và được học thêm nghiệp vụ sư
phạm cho giảng viên đại học,cao đẳng đặc biệt khi nghiên cứu môn lý
luận dạy hcọ đại học em đã dần hiểu nhiều vấn đề xung quanh giáo
dục.và hiểu quá trình dạy học,bản chất của quả trình dạy học đại học là gì
để làm tốt vai trò giảng viên em cần học tập và trau dồi thêm những kiến
thức Kỹ năng nào?
Với việc hiểu bản chất của quá trình dạy học đại học có ý nghĩa rất lớn
đối với em ở hiện tại:
- Giúp em hiểu quá trình dạy học là gì cho em một nhận thức đúng đắn
khách quan và chuẩn xác về bản chất của quá trình này để tránh
những suy nghĩ sai lầm và thiếu hiểu biết về quá trình dạy học là
người giảng viên truyền thụ kiến thức, thuyết trình, giảng giải cho
sinh viên hiểu vấn đề như trước đây mà bản chất của nó phải là quá
trình nhận thức có tính chất nghiên cứu của sinh viên dưới sự chỉ đạo
của người giảng viên nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy nghề,dạy
phương pháp và lý tưởng đạo đức nghề nghiệp.
- Giúp em nhận thức và định hình rõ vai trò của mình trong giảng dạy
không phải là truyền đạt kiến thức mà mình phải là người lãnh đạo,tổ
chức điều khiển,chỉ đạo sinh viên hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu.
- Giúp em có hướng định hình và hoàn thiện kỹ giảng dạy để có thể
truyền thụ cảm hứng và là người lãnh đạo tài ba giúp sinh viên lĩnh
hội nhiều kiến thức nhất.vì chỉ khi hiểu vai trò, vị trí, mình cần làm gì
và phải làm thế nào thì mới làm tốt được chức năng nhiệm vụ xã hội
giao phó.
- Trau dồi thêm tình yêu nghề sư phạm và luôn tìm cách học hỏi để hoàn
thiện thêm nghiệp vụ sư phạm sao cho làm tốt 3 nhiệm vụ của dạy học cơ
bản ở đại học”dạy chuyên môn,dạy học phương pháp,dạy học thái độ”
- Giúp em hiểu vai trò,vị trí của người học để đưa ra các bài giảng xây
dựng các kế hoạch học tập phù hợp.để người học phát huy được tối đa tư
duy và năng lực tự nghiên cứu.
Ý nghĩa đối với bản thân em ở tương lai:
Việc hiểu bản chất của quá trình dạy học đại học sẽ giúp em rất nhiều
trong tương lai
- Làm tốt được vai trò của người giảng viên và thực hiện tốt các nhiệm vụ
giáo dục để ra.
- Tự hoàn thiện và điều chỉnh bản thân mình sao cho phù hợp với sự phát
triển của giáo dục thường xuyên trau dồi kỹ năng phương pháp để trở
thành một người giảng viên vĩ đại biết truyền cảm hứng cho người học.
- khi hiểu bản chất và đã có kinh nghiệm giảng dạy sẽ giúp em dần hoàn
thiện thêm nghiệp vụ kỹ năng sư phạm và khả năng tổ chức lãnh đạo điều
khiển.
- không phạm sai lầm trong giảng dạy làm người học nhàm chán không
phát huy được khả năng tư duy tích cực.
- Nâng cao năng lực xây dựng bài giảng sao cho đáp ứng được 3 nhu cầu
cơ bản của giáo dục đại học.
- phát triển và nghiên cứu thêm về khả năng giúp sinh viên tự mình
nghiên cứu và đưa ra các sáng kiến đề tài khoa học đóng góp cho sự phát
triển của đất nước.
=> Kết luận:
Trên đây là một số ý nghĩa của việc hiểu bản chất của quá trình dạy học
đại học đối với bản thân em do thời gian ngắn trình độ nhận thức còn
nhiều hạn chế nên việc tìm ra các ý nghĩa còn nhiều thiếu sót mong cô
xem xét và bổ sung để em hoàn thiện thêm kiến thưucs cho bản thân
mình.

Câu 2: Anh chị hãy lí giải tại sao phải sử dụng phối kết hợp các
phương pháp dạy học đưa ra ví dụ cụ thể với từng chuyên nghành
của mình
*khái niệm: Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động phối hợp của
người dạy và người học trong những môi trường dạy học có tổ chức
nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và các nhiệm vụ dạy học.
Có rất nhiều phương pháp dạy học đại học như:
Các phương pháp dạy học truyền thống bao gồm:
Phương pháp thuyết trình
Phương pháp vấn đáp
Phương pháp sử dụng sách giáo khoa tài liệu internet
Phương pháp minh họa
Phương pháp quan sát thực tế
Phương pháp biểu diễn thí nghiệm
Phương pháp sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại
Phương pháp làm mẫu luyện tập
Phương pháp thực hành thí nghiệm
Các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của người học
bao gồm:
Dạy học nêu và giải quyết vẫn đề
Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Dạy học theo dự án
Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp dạy học có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình
dạy học nó không chỉ có tác dụng dạy tri thức rèn luyện kỹ năng mà còn ảnh
hưởng đến cách suy nghĩ và làm việc của người học.. Hiệu quả giáo dục và
dạy học có chất lượng cao khi có được những phương pháp phù hợp và biết
kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp khác. Kết hợp là để phát huy và lấy
ưu điểm của phương pháp này khắc phục, bù đắp cho những hạn chế khiếm
khuyết của phương pháp kia. Có như thế nội dung bài học mới được mổ xẻ
kỹ lưỡng, người học mới được thỏa mãn khả năng học, tiếp thu nội dung học
một cách đầy đủ và linh hoạt. Như vậy nhận thức về đổi mới phương pháp
dạy học hoàn toàn không có nghĩa là từ bỏ các phương pháp truyền thống
hay thay thế phương pháp truyền thống bằng các phương pháp khác mà đổi
mới, tức là: Làm phong phú đa dạng các hình thức, được phát huy trong môi
trường, điều kiện hoàn cảnh mới. Tất cả nhằm mục đích đưa người học vào
hoạt động học để chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành thái
độ. Có nghĩa là người học phải được hoạt động cả về tư duy lẫn cơ bắp và xã
hội, đồng thời chỉ có thể thông qua hoạt động mới có thể chiếm lĩnh tri thức,
rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ.
Ví dụ khi chúng ta sử dụng phương pháp thuyết trình chúng ta có thể kết
hợp thêm phương pháp nêu giải quyết vấn đề và phương pháp thảo luận
nhóm 3 phương pháp này sẽ phát huy lồng ghép những ưu điểm của nhau và
hạn chế thấp nhất nhược điểm làm cho bài học đạt hiệu quả cao hơn rất
nhiều nếu ta chỉ sử dụng một phương pháp thuyết trình người học sẽ thụ
động nhàm chán buồn ngủ.sử dụng mỗi phương pháp nêu và giải quyết vấn
đề cũng làm tốn kém mất nhiều thời gian mà không phải nội dung nào ta
cũng sử dụng phương pháp này được…. do vậy trong một bài giảng để đạt
hiệu quả cao nhất người giảng viên phải là người am hiểu các phương pháp
biết cách phối hợp sử dụng phương pháp một cách nhuần nhuyễn khéo léo
Việc lựa chọn phương pháp không thể tùy tiện mà phải căn cứ vào mục đích
nội dung môn học đặc điểm đối tượng hoàn cảnh điều kiện thiết bị cơ sỏ vật
chất khẳ năng và điều kiện của người dạy và người học. Mỗi phương pháp
đều có những ưu nhược điểm và khó khăn nhất định khi áp dụng vào thực
tiễn.không có phương pháp nào là vạn năng độc tôn vì vậy cân vận dụng
phối hợp khéo léo các phương pháp dạy học cơ bản trên đồng thời chú ý vận
dụng linh hoạt sáng tạo các phương pháp dạy học trong hoàn cảnh cụ thể.
Người giảngviên vĩ đại phải là người biết truyền cảm hứng,truyền ngọn lửa
tư duy sáng tạo linh hoạt cho người học. Như trên đã phân tích, phương
pháp phải phong phú đa dạng, không thể có phương pháp vạn năng cho tất
cả các nội dung. Nhưng một nội dung có thể cần nhiều phương pháp và phải
biết kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương pháp nhằm đem lại hiệu quả giáo
dục cao nhất.
Vì vậy để trở thành một người giảng viên vĩ đại trước hết chúng ta phải là
người biết sử dụng phương pháp dạy học
Ví dụ em là một giảng viên chuyên nghành luật hình sự khi tiến hành giảng
dạy về bài

You might also like