You are on page 1of 42

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN NHÓM


MÔN KINH TẾ VĨ MÔ

Đề tài:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VỀ


LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN
QUA VÀ CÁC CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NHÀ
NƯỚC ĐỂ KHẮC PHỤC LẠM PHÁT.

Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Kim Hoa

Lớp học phần: DHKT16A

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2021

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

(Ký và ghi rõ họ tên)


DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Mức đóng
STT Họ và tên MSSV Ghi chú
góp (A/B/C)

1 Phan Thanh Đạt 20030141 A Trưởng nhóm

2 Nguyễn Nhật Hoàng 20110871 A

3 Ngô Quốc Hùng 20105301 A

4 Nguyễn Lâm Phương Anh 20019641 A

5 Vũ Gia Huy 20121131 A

6 Phạm Hoàng Hiệp 20029651 A


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................2
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ..............2
1.1.1. Chính sách tiền tệ...........................................................................................................2
1.1.2. Chính sách tiền tệ mở rộng.............................................................................................2
1.1.3. Chính sách tiền tệ thắt chặt............................................................................................2
1.1.4. Lạm phát.........................................................................................................................2
1.1.5. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)..............................................................................................2
1.1.6. Thị trường tiền tệ............................................................................................................3

1.2. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN NỀN KINH TẾ...................3
1.2.1. Chính sách tiền tệ mở rộng.............................................................................................3
1.2.2. Chính sách tiền tệ thắt chặt............................................................................................3

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................4


2.1. THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN
NỀN KINH TẾ.............................................................................................................. 4
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế........................................................................................................4
2.1.2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản..........................................................................5
2.1.3. Nông nghiệp...................................................................................................................6
2.1.4. Lâm nghiệp.....................................................................................................................8
2.1.5. Thủy sản.........................................................................................................................8
2.1.6. Sản xuất công nghiệp...................................................................................................10
2.1.7. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp........................................................................13
2.1.8. Điều chỉnh tăng lương tối thiểu....................................................................................15
2.1.9. Biến động giá xăng dầu, giá điện và dịch vụ y tế.........................................................15
2.1.10. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.......................................................17
2.1.11. Xây dựng, đầu tư phát triển........................................................................................18
2.1.11.1. Xây dựng........................................................................................................................18

2.1.11.2. Đầu tư phát triển.............................................................................................................19

2.1.12. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.................................................................................20


2.1.12.1. Thu, chi ngân sách Nhà nước..........................................................................................20

2.1.12.2. Ngân hàng.......................................................................................................................22

2.1.12.3. Tác động của giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm lãi suất ngân hàng..................22

2.1.12.4. Biến động xấu từ lĩnh vực ngân hàng..............................................................................23

2.1.12.5. Bảo hiểm.........................................................................................................................23

2.1.13. Xuất, nhập khẩu..........................................................................................................24


2.1.13.1. Xuất khẩu hàng hóa........................................................................................................24

2.1.13.2. Nhập khẩu hàng hóa........................................................................................................26

2.1.13.3. Xuất, nhập khẩu dịch vụ.................................................................................................27

2.1.14. Chỉ số giá....................................................................................................................28


2.1.14.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)...............................................................................................28

2.1.14.2. Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ............................................................................................29

2.1.14.3. Chỉ số giá sản xuất..........................................................................................................29

2.1.14.4. Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa...............................................................................30

2.1.15. Lao động, việc làm.....................................................................................................30

2.2. NHỮNG TỒN TẠI CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................................32

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VẤN ĐỀ...........................................34


CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN.....................................................................................37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................38
LỜI MỞ ĐẦU

Lạm phát vốn dĩ là vấn đề nhạy cảm của các quốc gia. Là một trong số chỉ tiêu
để đánh giá trình độ kinh tế phát triển của một quốc gia song lạm phát cũng chính
là công cụ gây trở ngại trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Chính sách
tiền tệ và chính sách tài chính của nhà nước chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến
tình trạng lạm phát và làm ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến đời
sống xã hội. Cùng với các nước khác trên thế giới, Việt Nam cũng đang tìm kiếm
giải pháp phù hợp với nền kinh tế đất nước để kìm hãm sự lạm phát giúp phát triển
toàn diện nước nhà.
Ở Việt Nam, chính sách tiền tệ và công cụ của nó đang từng bước hoàn thiện và
phát huy tác dụng đối với nền kinh tế. Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam việc
lựa chọn các công cụ nào và sử dụng nó ra sao ở các giai đoạn cụ thể của nền kinh
tế luôn là một vấn đề thường xuyên phải quan tâm theo dõi và giải quyết đối với
các nhà hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, các nhà nghiên cứu
kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế như hiện nay thì
việc nghiên cứu về chính sách tiền tệ là một vấn đề có ý nghĩa lý luận thực tiễn
cao.
Là sinh viên, chúng em muốn thông qua các phương tiện truyền thông để tìm
hiểu và đưa ra những giải pháp hợp lý để khắc phục lạm phát. Vì vậy nhóm chúng
em đã chọn đề tài “Phân tích thực trạng, nguyên nhân về lạm phát ở Việt Nam
trong thời gian qua và các chính sách tiền tệ của nhà nước để khắc phục lạm phát.”
Do kiến thức và thời gian hạn chế nên nhóm không thể tránh khỏi những sai sót,
nhóm chúng em hi vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của cô.

1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

1.1.1. Chính sách tiền tệ

- Là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ, thường là hướng tới một lãi
suất mong muốn để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế - như kiềm
chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng
trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ bao gồm việc thay đổi hay gián tiếp thông qua các
nghiệp vụ thị trường mở; quy định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường
ngoại hối, nhiều vấn đề khác.
- Chính sách tiền tệ có thể chia thành: chính sách mở rộng và chính sách thu hẹp.

1.1.2. Chính sách tiền tệ mở rộng

- Là chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương làm tăng cung tiền, giảm lãi suất.

1.1.3. Chính sách tiền tệ thắt chặt

- Là chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương làm giảm cung tiền, tăng lãi suất.

1.1.4. Lạm phát

- Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một
nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Lạm
phát ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt trong trường hợp
lạm phát cao hoặc siêu lạm phát và không dự đoán được sẽ gây ra những tác hại nghiêm
trọng đối với nền kinh tế, cơ cấu nền kinh tế dễ bị mất cân đối, làm cho hoạt động của hệ
thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng, nguồn thu ngân sách nhà nước giảm do
sản xuất bị suy thoái…

1.1.5. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

- CPI là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu
dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa và một giỏ hàng
hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.

2
1.1.6. Thị trường tiền tệ

- Là nơi tốt nhất để nghiên cứu chính sách tiền tệ hoạt động như thế nào.
- Theo Keynes, có 3 động cơ làm cho mỗi chúng ta muốn nắm giữ tiền: nhu cầu giao
dịch, nhu cầu dự phòng, nhu cầu đầu cơ.
+ Nhu cầu giao dịch: Cầu giao dịch là lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ để dùng
cho việc mua sắm hang hóa và dịch vụ hàng ngày.
+ Nhu cầu dự phòng: Lý do khác khiến người ta giữ tiền là nỗi lo những ngày “xấu”. Một
tình huống khẩn cấp bất ngờ có thể cần tiền để mua trên mức nhu cầu giao dịch bình
thường. Do đó, người ta sẽ giữ nhiều tiền hơn một chút so với dự chi của họ.
+ Nhu cầu đầu cơ: Người ta cũng giữ tiền cho các mục đích đầu cơ, để họ có thể phản
ứng được với những cơ hội hấp dẫn về tài chính. Giả sử bạn đang thích mua cổ phiếu hay
trái phiếu nhưng bạn chưa chọn được hoặc giá hiện nay quá cao. Trong tình hình như
vậy, bạn có thể giữ một số tiền để về sau bạn có thể mua ở mức giá bạn cho là hấp dẫn.
Như vậy, bạn sẽ giữ một số tiền với hy vọng một cơ hội tài chính tốt sẽ xuất hiện sau này,
có nghĩa là bạn đang đầu cơ số tiền của bạn và bỏ qua những cơ hội kiếm lời hiện nay,
với hy vọng có được một khoản lãi thực sự sau này.
1.2. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN NỀN KINH TẾ

1.2.1. Chính sách tiền tệ mở rộng

- Sự tăng chi tiêu sẽ gây ra hiệu ứng số nhân và dẫn đến sự gia tăng lớn trong tổng cầu.
- Sự mở rộng tiền tệ làm tăng lượng cầu về HHDV tại mọi mức giá => đường tổng cầu
dịch chuyển sang phải.

1.2.2. Chính sách tiền tệ thắt chặt

- Chính sách này ngược lại với chính sách tiền tệ mở rộng.
*Cơ chế vận hành của chính sách tiền tệ có thể gặp phải 1 số vướng mắc khi ngân
hàng trung ương bị hạn chế trong việc thay đổi cung tiền, lãi suất hay tổng cầu:
- Ngân hàng trung ương không thể kiểm soát trực tiếp việc cung ứng tiền. Nếu các ngân
hàng TG lựa chọn tích lũy cao quá mức thì việc cung ứng tiền sẽ không tăng nhiều như
đã dự tính.

3
- Đôi khi cung ứng tiền được mở rộng nhưng lãi suất vẫn có thể không giảm xuống (lãi
suất không phản ứng với những thay đổi trong cung tiền được gọi là bẫy thanh khoản)
→ Được miêu tả ở phần nằm ngang của đường cầu tiền.
- Các quyết định đầu tư thúc đẩy không chỉ bởi lãi suất mà ở cả các kỳ vọng.
VD: Trong thời kỳ suy thoái, các nhà đầu tư dường như không có ấn tượng lắm với lãi
suất thấp.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


- Kinh tế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trưởng
kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nước
thành viên đang chịu ảnh hưởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính
và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa hoàn toàn chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu
hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhưng
triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế
phát triển. Việc tạo công ăn việc làm được xem là một thách thức lớn của các nước phát
triển. Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị trường thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh
tế - xã hội nước ta. Ở trong nước, các khó khăn, bất cập chưa được giải quyết gây áp lực
lớn cho sản xuất kinh doanh: Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân
hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc
giải thể...
2.1. THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
ĐẾN NỀN KINH TẾ

2.1.1. Tăng trưởng kinh tế

4
Nguồn: Tổng cục Thống kê

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm
2012, trong đó quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00%; quý III tăng 5,54%; quý IV tăng
6,04%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn
mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi. Trong bối cảnh kinh tế thế giới
những năm qua có nhiều bất ổn, sản xuất trong nước gặp khó khăn, lạm phát tăng cao,
Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp thực hiện ưu tiên kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên đây là mức tăng hợp lý, khẳng định tính đúng đắn, kịp
thời, hiệu quả của các biê ̣n pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành.
- Trong mức tăng 5,42% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
2,67%, xấp xỉ mức tăng năm trước, đóng góp 0,48 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp
và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75% của năm trước, đóng góp 2,09 điểm
phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,56%, cao hơn mức tăng 5,9% của năm 2012, đóng góp
2,85 điểm phần trăm.
→ Như vậy mức tăng trưởng năm nay chủ yếu do đóng góp của khu vực dịch vụ, trong
đó một số ngành chiếm tỷ trọng lớn có mức tăng khá là: Bán buôn và bán lẻ tăng 6,52%;
dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9,91%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng
6,89%.
- Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, tuy mức tăng của ngành công nghiệp không
cao (5,35%) nhưng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khá ở mức 7,44% (Năm
2012 tăng 5,80%) đã tác động đến mức tăng GDP chung. Ngành xây dựng mặc dù chiếm
tỷ trọng không lớn nhưng đạt mức tăng 5,83%, cao hơn nhiều mức tăng 3,25% của năm
trước cũng là yếu tố tích cực trong tăng trưởng kinh tế năm nay.
- Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế cả năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm tỷ trọng 18,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vực dịch
vụ chiếm 43,3% (Năm 2012 các tỷ trọng tương ứng là: 19,7%; 38,6% và 41,7%).
- Xét về góc độ sử dụng GDP năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 5,36% so với năm
2012,  đóng góp 3,72 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,45%,
đóng góp 1,62 điểm phần trăm; chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp
0,08 điểm phần trăm do xuất siêu.

2.1.2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

5
- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2013 bị ảnh hưởng lớn của thời tiết nắng
hạn kéo dài đầu năm và tình trạng xâm nhập mặn diễn ra ở nhiều địa phương phía Nam
làm hàng trăm nghìn ha lúa, hoa màu và cây công nghiệp bị ngập úng, dẫn đến năng suất
nhiều loại cây trồng giảm so với năm trước. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm cả
trong và ngoài nước bị thu hẹp; giá bán nhiều sản phẩm, nhất là sản phẩm chăn nuôi, thủy
sản ở mức thấp trong khi giá vật tư, nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng cao gây nhiều khó
khăn cho phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn
xảy ra rải rác ở khắp các địa phương gây tâm lý lo ngại cho người nuôi. Do đó giá trị sản
xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức thấp hơn năm trước.
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2013 theo giá so sánh 2010 ước tính
đạt 801,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2,95% so với năm 2012, bao gồm: Nông nghiệp đạt 602,3
nghìn tỷ đồng, tăng 2,47%; lâm nghiệp đạt 22,4 nghìn tỷ đồng, tăng 6,04%; thuỷ sản đạt
176,5 nghìn tỷ đồng, tăng 4,22%.

2.1.3. Nông nghiệp

- Sản lượng lúa cả năm 2013 ước tính đạt 44,1 triệu tấn, tăng 338,3 nghìn tấn so với năm
trước (Năm 2012 tăng 1,3 triệu tấn so với năm 2011), trong đó diện tích gieo trồng ước
tính đạt 7,9 triệu ha, tăng 138,7 nghìn ha, năng suất đạt 55,8 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha. Nếu
tính thêm 5,2 triệu tấn ngô thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm nay ước tính đạt
49,3 triệu tấn, tăng 558,5 nghìn tấn so với năm trước (Năm 2012 tăng 1,5 triệu tấn so với
năm 2011).
- Trong sản xuất lúa, diện tích gieo trồng lúa đông xuân đạt 3140,7 nghìn ha, tăng 16,4
nghìn ha so với vụ đông xuân trước; sản lượng đạt 20,2 triệu tấn, giảm 54,4 nghìn tấn do
năng suất đạt 64,4 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha. Diện tích gieo trồng lúa hè thu đạt 2146,9 nghìn
ha, tăng 15,1 nghìn ha so với vụ trước; sản lượng đạt 11,2 triệu tấn, giảm 81,6 nghìn tấn
do năng suất chỉ đạt 52,2 tạ/ha, giảm 0,8 tạ/ha. Một số địa phương có sản lượng lúa hè
thu giảm nhiều là: Sóc Trăng giảm 86,4 nghìn tấn; Trà Vinh giảm 16,7 nghìn tấn; Bến
Tre và Thừa Thiên - Huế cùng giảm 17,3 nghìn tấn; Quảng Trị giảm 10,7 nghìn tấn; Cà
Mau giảm 9,8 nghìn tấn; An Giang giảm 8,9 nghìn tấn. đông 2013 ở vùng Đồng bằng
sông Cửu Long tăng cả về diện tích, năng suất và sản Riêng vụ thu lượng. Diện tích gieo
trồng đạt 626,4 nghìn ha, tăng 99 nghìn ha, năng suất đạt 51,7 tạ/ha, tăng 1,3 tạ/ha; sản
lượng đạt 3,2 triệu tấn, tăng 578,8 nghìn tấn.
- Diện tích gieo trồng lúa mùa đạt 1985,4 nghìn ha, tăng 7,6 nghìn ha so với vụ mùa năm
2012 nhờ chủ động trong luân canh trồng lúa. Tuy nhiên, sản lượng lúa mùa ước tính đạt

6
gần 9,4 triệu tấn, giảm 104,4 nghìn tấn do năng suất chỉ đạt 47,3 tạ/ha, giảm 0,7 tạ/ha.
Sản lượng lúa mùa của các địa phương phía Bắc đạt 5677,2 nghìn tấn, giảm 181,3 nghìn
tấn; năng suất đạt 47,9 tạ/ha, giảm 1,6 tạ/ha. Sản lượng lúa mùa của các địa phương phía
Nam đạt 3706,3 nghìn ha, tăng 76,9 nghìn tấn, riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long
tăng 67,6 nghìn tấn.
- Sản xuất cây vụ đông ở các tỉnh phía Bắc tăng so với năm trước, trong đó lạc đạt 492,6
nghìn tấn, tăng 5,2%; vừng đạt 33,2 nghìn tấn, tăng 9,9%; rau các loại đạt 14,6 triệu tấn,
tăng 5,2%, chỉ có đậu tương đạt 168,4 nghìn tấn, giảm 3%.
- Cây công nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu nên cơ cấu cây trồng được thay đổi phù hợp với điều kiện
canh tác của từng vùng. Diện tích cho sản phẩm và sản lượng một số cây chủ yếu tăng so
với năm 2012, trong đó diện tích chè ước tính đạt 114,1 nghìn ha, bằng cùng kỳ năm
trước, sản lượng đạt 921,7 nghìn tấn, tăng 1,3%; cà phê diện tích đạt 584,6 nghìn ha, tăng
2,1%, sản lượng đạt 1289,5 nghìn tấn, tăng 2,3%; cao su diện tích đạt 545,6 nghìn ha,
tăng 7%, sản lượng đạt 949,1 nghìn tấn, tăng 8,2%; hồ tiêu diện tích đạt 51,1 nghìn ha,
tăng 6%, sản lượng đạt 122,1 nghìn tấn, tăng 5,3%.
- Sản lượng một số cây ăn quả đạt khá, trong đó sản lượng cam năm 2013 ước tính đạt
530,9 nghìn tấn, tăng 1,7% so với năm 2012; chuối đạt 1,9 triệu tấn, tăng 5,6%; bưởi đạt
449,3 nghìn tấn, tăng 2,2%. Tuy nhiên, một số cây khác do ảnh hưởng của thời tiết và
một phần diện tích đang được cải tạo, chuyển đổi nên sản lượng giảm như: Sản lượng
vải, chôm chôm đạt 641,1 nghìn tấn, giảm 1,1% so với năm 2012; quýt đạt 177,7 nghìn
tấn, giảm 2,4%.
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm những tháng cuối năm mặc dù có thuận lợi về thị trường tiêu
thụ do giá bán các sản phẩm có xu hướng tăng nhưng nhìn chung tình hình chăn nuôi
chưa thật ổn định. Đàn trâu cả nước năm 2013 có 2,6 triệu con, giảm 2,6% so với năm
2012; đàn bò có 5,2 triệu con, giảm 0,7%, riêng nuôi bò sữa vẫn phát triển, tổng đàn bò
sữa năm 2013 của cả nước đạt 186,3 nghìn con, tăng 11,6%; đàn lợn có 26,3 triệu con,
giảm 0,9%; đàn gia cầm có 314,7 triệu con, tăng 2,04%, trong đó đàn gà 231,8 triệu con,
tăng 3,6%. Sản lượng thịt hơi các loại năm 2013 ước tính đạt 4,3 triệu tấn, tăng 1,5% so
với năm trước, trong đó sản lượng thịt trâu giảm 3,5%; sản lượng thịt bò giảm 2,9%; sản
lượng thịt lợn tăng 1,8%; sản lượng thịt gia cầm tăng 2,4%.
- Tính đến ngày 18/12/2013 cả nước không còn địa phương nào có dịch lợn tai xanh và
dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày, dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày còn có ở
tỉnh Hòa Bình.

7
2.1.4. Lâm nghiệp

- Diện tích rừng trồng tập trung năm 2013 ước tính đạt 205,1 nghìn ha, tăng 9,7% so với
năm 2012. Một số địa phương có diện tích rừng trồng mới tập trung nhiều là: Nghệ An
15,3 nghìn ha; Yên Bái 14,9 nghìn ha; Tuyên Quang 13,2 nghìn ha; Quảng Nam 12 nghìn
ha; Bắc Kạn 11,4 nghìn ha; Thanh Hóa 10,7 nghìn ha. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán
đạt 182,2 triệu cây, tăng 1,6% so với năm trước.
- Sản lượng gỗ khai thác cả năm đạt 5608 nghìn m3, tăng 6,8% so với năm 2012. Nguyên
nhân chủ yếu do tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu năm nay có nhiều thuận lợi, kim ngạch
xuất khẩu gỗ vả sản phẩm gỗ tăng khá. Sản phẩm gỗ tiêu thụ tăng một mặt giải quyết
được lượng gỗ thương phẩm đến kỳ khai thác của người sản xuất, mặt khác góp phần
thúc đẩy hoạt động trồng rừng phát triển tại nhiều địa phương. Một số địa phương có sản
lượng gỗ khai thác lớn và tăng nhiều so với năm trước là: Quảng Nam 410 nghìn m 3, tăng
81%; Yên Bái 390 nghìn m3, tăng 15,5%; Quảng Ninh 348,5 nghìn m3, tăng 16,3%;
Quảng Ngãi 310 nghìn m3, tăng 42,7%; Quảng Trị 295,3 nghìn m 3, tăng 77%; Thanh Hóa
278 nghìn m3, gấp hai lần; Quảng Bình 251,2 nghìn m 3, tăng 21,7%; Hà Tĩnh 224,3 nghìn
m3, tăng 36,9%. Sản lượng củi khai thác đạt 28 triệu ste, tăng 2,2%.
- Do thời tiết trong năm có mưa nhiều cùng với công tác phòng chống cháy rừng được
các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm thường xuyên nên tình trạng cháy rừng và chặt phá
rừng giảm đáng kể. Tổng diện tích rừng bị thiệt hại năm 2013 là 1964 ha, giảm 39,1% so
với năm trước, bao gồm: Diện tích rừng bị cháy 1156 ha, giảm 44,7%; diện tích rừng bị
chặt phá 808 ha, giảm 28,7%. Một số tỉnh có diện tích rừng bị cháy nhiều là: Gia Lai
411,1 ha; Bình Phước 93,1 ha; Bình Thuận 80,3 ha; Hà Giang 79,3 ha; Cà Mau 44,3 ha;
Lạng Sơn 44 ha; Đắk Lắk 41,1 ha. Một số tỉnh có diện tích rừng bị chặt, phá nhiều là:
Đắk Nông 141,9 ha; Quảng Nam 103 ha; Lâm Đồng 102,2 ha; Kon Tum 75,3 ha.

2.1.5. Thủy sản

- Sản lượng thuỷ sản năm 2013 ước tính đạt 5918,6 nghìn tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ
năm trước, trong đó cá đạt 4400 nghìn tấn, tăng 1,3%; tôm đạt 704 nghìn tấn, tăng 11,7%.
- Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1037 nghìn ha, giảm 0,2% so với năm 2012, trong đó
diện tích nuôi cá tra 10 nghìn ha, giảm 7,2%; diện tích nuôi tôm 637 nghìn ha, tăng 1,6%.
- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cả năm ước tính đạt 3210 nghìn tấn, tăng 3,2% so với
năm trước, trong đó cá 2407 nghìn tấn, tăng 0,2%; tôm 544,9 nghìn tấn, tăng 15%. Diện
tích nuôi tôm thẻ chân trắng có xu hướng phát triển mạnh thay cho nuôi tôm sú vì loại

8
tôm này cho năng suất cao, thời gian nuôi ngắn và ít bị bệnh hơn. Năm 2013, diện tích
thả nuôi tôm thẻ chân trắng là 65,2 nghìn ha, gấp gần 2 lần so với năm trước; sản lượng
đạt 230 nghìn tấn, tăng 56,5%.
- Sản lượng cá tra cả năm ước tính đạt 1170 nghìn tấn, giảm 6% so với năm 2012. Sản
lượng cá tra giảm do sản xuất gặp khó khăn trong thời gian dài do giá bán cá tra nguyên
liệu giảm trong khi giá chi phí đầu vào tăng. Tuy nhiên, nuôi cá tra đang có những
chuyển dịch khá mạnh theo hướng tăng diện tích thả nuôi ở khu vực  doanh nghiệp và
giảm diện tích thả nuôi ở khu vực hộ gia đình. Diện tích nuôi cá tra của các doanh nghiệp
tại một số địa phương như sau: Bến Tre 1823 ha, tăng 50% so với năm trước; Đồng Tháp
1080 ha, tăng 20%; An Giang 538 ha, tăng 70%; Tiền Giang 127 ha, tăng 40%. Nhiều cơ
sở nuôi cá tra đang từng bước nâng cao kỹ thuật, áp dụng các quy trình chuẩn nuôi thủy
sản an toàn nhằm tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị xuất khẩu. Nuôi
cá và các loài thủy sản khác phát triển mạnh, tập trung vào các loài đặc sản có giá trị kinh
tế cao, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước như: Cá diêu hồng, rô phi, trắm đen, cá sấu,
ba ba, nghêu...
- Thời tiết không thuận lợi, nhiều mưa bão, giá xăng dầu tăng làm ảnh hưởng lớn đến
hoạt động khai thác thủy sản. Tuy nhiên, được sự quan tâm, tạo điều kiện của chính
quyền địa phương nên sản lượng thủy sản khai thác năm nay vẫn tăng, ước tính đạt 2709
nghìn tấn, tăng 3,3% so với năm trước, trong đó khai thác biển đạt 2519 nghìn tấn, tăng
3,5%. Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương có xu hướng giảm nhiều, chỉ đạt 13 nghìn
tấn, giảm 15% so với năm 2012, chủ yếu do chất lượng cá không đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu và giá tiêu thụ giảm mạnh.

9
2.1.6. Sản xuất công nghiệp

Nguồn: Tổng cục Thống kê

- Sản xuất công nghiệp năm 2013 có dấu hiệu phục hồi, nhất là ngành công nghiệp chế
biến chế tạo với tỷ trọng lớn trong toàn ngành công nghiệp đã có sự chuyển biến rõ nét
qua các quý. Chỉ số tồn kho, chỉ số tiêu thụ diễn biến theo xu hướng tích cực. Chỉ số sản
xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng Mười Hai ước tính tăng 7% so với cùng kỳ năm
trước, trong đó ngành khai khoáng tăng 0,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,8%;
sản xuất và phân phối điện tăng 8,7%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng
10,1%.
- Tính chung cả năm 2013, IIP ước tính tăng 5,9% so với năm trước, cao hơn mức tăng
năm 2012, trong đó quí I tăng 5%; quí II tăng 5,5%; quí III tăng 5,4% và quí IV tăng 8%.
Nếu loại trừ tháng Một (IIP tăng 27,5%) và tháng Hai (IIP giảm 15,1%) do ảnh hưởng
của yếu tố thời vụ là Tết Nguyên đán thì từ tháng Ba, IIP đạt mức 5 - 6%.
- Trong các ngành công nghiệp cấp I, ngành khai khoáng (Chiếm 21,3% giá trị tăng thêm
toàn ngành công nghiệp) giảm 0,2% so với năm trước; công nghiệp chế biến, chế tạo
(Chiếm khoảng 71% giá trị tăng thêm toàn ngành) tăng 7,4%, cao hơn nhiều mức tăng
5,5% của năm 2012, trong đó quý I tăng 5,3%; quý II tăng 6,9%; quý III tăng 7,8% và
quý IV tăng 10,1%; ngành sản xuất, phân phối điện (Chiếm 6,7% giá trị tăng thêm toàn
ngành) tăng 8,5%; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải (Chiếm 1,1% giá trị
tăng thêm toàn ngành) tăng 9,1%. Trong mức tăng chung của toàn ngành năm nay, ngành
chế biến, chế tạo đóng góp 5,3 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện đóng góp 0,6

10
điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải đóng góp 0,1 điểm phần
trăm; riêng ngành khai thác làm giảm 0,1 điểm phần trăm.
- Một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất tăng cao trong cả năm 2013 so với
năm 2012 là: Dệt tăng 21,8%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 15,3%; sản
xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) tăng 14,4%; sản xuất xe có
động cơ tăng 13,5%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 11,6%; sản xuất trang
phục tăng 10,4%; sản xuất thiết bị điện tăng 9,6%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng
9,5%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 9%. Một số ngành có mức tăng khá là:
Sản xuất đồ uống tăng 8,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 8,5%; sản xuất sản phẩm
điện tử, máy tính và quang học tăng 7,7%. Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm là:
Sản xuất thuốc lá tăng 6,7%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất tăng 6,7%; sản
xuất, chế biến thực phẩm tăng 6%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên tăng 0,5%; khai
thác than cứng và than non giảm 1,8%; sản xuất kim loại giảm 2,6%; khai khoáng khác
giảm 5,3%.
- Chỉ số sản xuất công nghiệp cả năm 2013 so với năm 2012 của một số địa phương như
sau: Thành phố Hồ Chí Minh tăng 6,3%; Đồng Nai tăng 7,6%; Bình Dương tăng 8,7%;
Hà Nội tăng 4,5%; Hải Phòng tăng 4,3%; Bắc Ninh tăng 2,9%; Vĩnh Phúc tăng 14%; Cần
Thơ tăng 7,7%; Hải Dương tăng 8,1%; Đà Nẵng tăng 10,5%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm
3,8%; Quảng Ninh tăng 0,1%; Quảng Nam tăng 9,6%; Quảng Ngãi tăng 6,6%.
- Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mười một tháng năm nay tăng
9,2% so với cùng kỳ năm trước (Cùng kỳ năm 2011 tăng 1,5% và năm 2012 tăng 3,6%).
- Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao là: Sản
xuất xe có động cơ tăng 35,2%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 29,5%;
sản xuất thiết bị điện tăng 19,4%; sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic tăng 16,6%;
sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) tăng 13,9%; sản xuất đồ
uống tăng 13,7%; dệt tăng 12,8%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ mười một tháng tăng
thấp hoặc giảm là: Sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 7,2%; sản xuất thuốc lá tăng 6,8%;
sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 2,3%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất
giảm 1,1%; sản xuất kim loại giảm 1,5%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 9,3%.
- Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/12/2013 toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng
10,2% so với cùng thời điểm năm 2012 (Cùng kỳ năm 2011 là 23%; năm 2012 là 20,1%).

11
Nguồn: Tổng cục Thống kê

- Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm là: Sản xuất,
chế biến thực phẩm tăng 8,8%; dệt tăng 6,3%; sản xuất trang phục giảm 1,4%; sản xuất
sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 11,3%; sản xuất đồ uống giảm 21,9%; sản
xuất xe có động cơ giảm 37,8%. Tuy nhiên, vẫn còn những ngành có chỉ số tồn kho tăng
cao hơn nhiều so với mức tăng chung như: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng
127,5%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 96,4%; sản xuất kim loại tăng
45,9%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 32,7%; sản xuất giấy và sản phẩm từ
giấy tăng 27,6%. Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng Mười
Một là 71,1%; tỷ lệ tồn kho bình quân mười một tháng năm nay là 73,7%, trong đó một
số ngành có tỷ lệ tồn kho bình quân mười một tháng cao là: Sản xuất hóa chất và sản
phẩm hóa chất 121,3%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 115,1%.
- Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng tăng dần dẫn đến
tồn kho giảm dần. Mặc dù mức giảm chưa nhiều nhưng đây là tín hiệu tốt đối với sản
xuất công nghiệp trong thời gian tới. Nguyên nhân chủ yếu do tác dụng thực hiện các giải
pháp của Chính phủ trong tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, từng bước ổn định sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho hiệu quả. Mặt khác do kinh tế thế giới và
đặc biệt là khu vực châu Âu bắt đầu phục hồi đã tác động tích cực đến nhu cầu tiêu thụ
sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.
- Tỷ lệ tồn kho năm nay (giữa giá trị hàng tồn kho cuối tháng so với giá trị sản xuất của
tháng) cần được xem xét trong bức tranh toàn cảnh của ngành công nghiệp. Từ đầu năm,

12
tỷ lệ tồn kho luôn ở mức cao với trên 70% mặc dù đã có xu hướng giảm dần (Tỷ lệ tồn
kho ở mức an toàn trong điều kiện sản xuất và tiêu thụ bình thường khoảng 65%).
- Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp thời điểm 01/12/2013 tăng
0,8% so với tháng 11 năm 2013 và tăng 4,3% so với cùng thời điểm năm trước. So với
cùng thời điểm năm trước, khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 0,3%; khu vực doanh
nghiệp ngoài Nhà nước tăng 3,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 6,6%. Theo
ngành kinh tế cấp I, công nghiệp khai khoáng giảm 1%; công nghiệp chế biến, chế tạo
tăng 4,7%; sản xuất và phân phối điện tăng 3%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải
tăng 3,2%.
- Những ngành công nghiệp cấp II có chỉ số sử dụng lao động tại thời điểm 01/12/2013
tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Sản xuất xe có động cơ tăng 14%; sản xuất kim
loại tăng 11%; sản xuất da và các sản phẩm từ da tăng 9,1%; sản xuất sản phẩm điện tử,
máy tính tăng 8,9%; dệt tăng 8,1%; sản xuất trang phục tăng 7,6%; sản xuất giường tủ
bàn ghế tăng 6,2%. Những ngành có chỉ số lao động tại thời điểm 01/12/2013 tăng thấp
hoặc giảm so với cùng thời điểm năm trước gồm: Sản xuất và phân phối điện tăng 3%;
sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 2,6%; sản xuất đồ uống tăng 1,6%; sản xuất sản phẩm
thuốc lá giảm 3,9%; khai khoáng khác giảm 9,1%.

2.1.7. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp

- Ước tính năm 2013, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 76955 doanh
nghiệp, tăng 10,1% so với năm 2012 với tổng vốn đăng ký là 398,7 nghìn tỷ đồng, giảm
14,7%. Số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động năm nay là
60737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm trước, trong đó số doanh nghiệp đã giải thể
là 9818 doanh nghiệp, tăng 4,9%; số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là
10803 doanh nghiệp, tăng 35,7%; số doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không đăng
ký là 40116 doanh nghiệp, tăng 8,6%.
- Về hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, theo kết quả điều tra tại thời điểm
01/01/2013 cả nước có 3135 doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm: 405 doanh nghiệp nông,
lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 12,9%; 1401 doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng,
chiếm 44,7% và 1329 doanh nghiệp dịch vụ, chiếm 42,4%.
- Kết quả điều tra có 2893 doanh nghiệp trả lời, trong đó 2854 doanh nghiệp thực tế đang
hoạt động, chiếm 98,7%; 39 doanh nghiệp ngừng hoạt động, chiếm 1,3%, bao gồm 24
doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước và 15 doanh nghiệp vốn nhà nước trên 50%. Trong

13
số 24 doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước ngừng hoạt động thì tỷ lệ doanh nghiệp chờ
giải thể, phá sản là 41,7%; doanh nghiệp chờ sắp xếp lại là 29,2%, doanh nghiệp ngừng
để đầu tư đổi mới công nghệ là 12,5%, còn lại là nguyên nhân khác. Trong số 15 doanh
nghiệp có vốn nhà nước trên 50% ngừng hoạt động, tỷ lệ doanh nghiệp chờ giải thể, phá
sản và chờ sắp xếp lại cùng chiếm 40%, còn lại là nguyên nhân khác.
- Trong tổng 39 doanh nghiệp ngừng hoạt động, số doanh nghiệp chờ giải thể, phá sản
chiếm tỷ lệ cao nhất với 41%, số doanh nghiệp chờ sắp xếp lại chiếm 33,3%; số doanh
nghiệp ngừng để đầu tư đổi mới công nghệ chiếm 10,3% và số doanh nghiệp ngừng vì lý
do khác chiếm 15,4%.
- Về lý do ngừng hoạt động, 56,4% số doanh nghiệp trả lời do sản xuất thua lỗ kéo dài,
5,1%  trả lời do năng lực quản lý, điều hành hạn chế và 38,5% trả lời do nguyên nhân
khác như thiếu vốn sản xuất kinh doanh, không tìm kiếm được thị trường hoặc đang
thuộc diện bán hoặc chờ sắp xếp lại.
- So với năm 2000, số doanh nghiệp nhà nước tại thời điểm 01/01/2013 bằng 54,4%,
giảm 2624 doanh nghiệp; tổng doanh thu năm 2012 gấp 6,9 lần năm 2000; tổng lợi nhuận
trước thuế gấp 9,4 lần; tổng nộp ngân sách nhà nước gấp 8,1 lần.
- Thị phần cung cấp sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp nhà nước cho
thị trường trong nước chiếm khoảng 32,2%, trong đó thị phần của doanh nghiệp nông,
lâm nghiệp và thủy sản là 41,9%; ngành công nghiệp và xây dựng là 30,4% và ngành
dịch vụ là 30,5%.
- Trong tổng số 2893 doanh nghiệp trên, có 1347 doanh nghiệp thuộc đối tượng cổ phần
hóa (tính đến 01/01/2013 đã có có 1142 doanh nghiệp đã cổ phần hóa, chiếm 84,8% và
205 doanh nghiệp đang và chưa cổ phần hóa chiếm 15,2%) và 1546 doanh nghiệp không
thuộc đối tượng cổ phần hóa mà chuyển đổi, sáp nhập hoặc chuyển sang công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Qua kết quả điều tra cho thấy, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của các doanh nghiệp được
cổ phần hóa có xu hướng tăng so với thời điểm trước sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa, cụ
thể: 39,6% doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận tăng trên 10%; 36,5% doanh nghiệp tăng
dưới 10%; 36,5% doanh nghiệp không tăng, không giảm và 8,5% doanh nghiệp giảm.

2.1.8. Điều chỉnh tăng lương tối thiểu

- Về mặt lý thuyết, trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, việc điều chỉnh tăng lương tối
thiểu chưa đạt đến mức lương trung bình của thị trường, gây ra tình trạng thiếu hụt lao

14
động. Điều này tạo áp lực tăng lương. Còn nếu thực hiện tăng lương tối thiểu trong khi
mức lương tối thiểu thực tế đã cao hơn mức lương trung bình của thị trường sẽ gây tình
trạng dư thừa lao động hoặc thất nghiệp. Ở Việt Nam, mức tiền lương tối thiểu, khá thấp
và giá lao động rẻ nên việc tăng lương tối thiểu chưa thể tăng tỷ lệ thất nghiệp mà mới có
tác dụng trong việc bù đắp chi phí sinh hoạt và mức sống tối thiểu của người lao động
hoặc nuôi sống các thành viên trong gia đình.  
- Trong năm 2013, lương tối thiểu dự kiến điều chỉnh tăng 17-18%. Theo tính toán, chỉ
khoảng 6,6% số doanh nghiệp điều chỉnh tăng lương tối thiểu cũng như chi phí để tăng
lương tối thiểu không quá 1%. Theo đánh giá ban đầu, việc điều chỉnh tăng lương tối
thiểu sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể thấy, tỷ trọng
khu vực phi chính thức ở Việt Nam khá lớn và việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu có thể
tạo làn sóng gây tăng giá trên thị trường theo áp lực tâm lý.
- Hơn nữa, lượng hàng tồn kho trong các doanh nghiệp còn rất lớn, trong khi nhu cầu và
sức mua chưa được cải thiện, cho nên khả năng tăng giá sẽ rất khó khăn nếu không tính
đến các yếu tố khác. Gắn với chính sách điều chỉnh mức lương tối thiểu, việc tăng mức
thu nhập cá nhân chịu thuế lên trên 9 triệu đồng/tháng cũng là cách thức cải thiện thu
nhập cho người lao động. Với mức giá không biến động hoặc biến động không đáng kể
việc tăng lương tối thiểu gắn với việc nâng mức chịu thuế góp phần tăng thu nhập thực tế
của người dân.
- Theo lộ trình, đến năm 2015-2016, lương tối thiểu mới bảo đảm mức sống tối thiểu. Do
đó, có thể nói, với mức điều chỉnh trong năm 2013, người lao động Việt Nam vẫn sống
mức lương tối thiểu thấp cho đến khi nó được điều chỉnh trong 2015 - 2016. Việc điều
chỉnh tăng lương tối thiểu góp phần quan trọng trong kích thích tổng cầu của nền kinh tế,
tạo điều kiện thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá và mở rộng sản xuất, kinh doanh. Việc tăng
lương tổi thiểu có thể làm tăng cung ứng tiền tệ trong lưu thông và do đó có nguy cơ làm
tăng lạm phát.

2.1.9. Biến động giá xăng dầu, giá điện và dịch vụ y tế

- Trong năm 2012, việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu một số lần mặc dù có sử dụng Quỹ
bình ổn giá xăng dầu, nhưng vẫn tác động đến giá cước vận tải và chi phí sản xuất của
doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến mức giá nói chung của nền kinh tế. Biến động của giá
xăng dầu trong năm 2013 chưa bộc lộ rõ vì những thay đổi về nhu cầu năng lượng không
lớn so với năm 2012. Tuy nhiên, vẫn có thể khẳng định sự nhích lên của giá xăng dầu sẽ

15
xảy ra trong năm 2013 do kinh tế thế giới trên đà phục hồi mạnh. Biến động giá xăng dầu
có khả năng gây biến động tới giá cả các mặt hàng khác trong nền kinh tế.
- Trong năm 2013, việc điều chỉnh giá điện tiếp tục được thực hiện, nhưng có lẽ sẽ chọn
thời điểm thích hợp. Hơn nữa, nhu cầu điện không quá căng thẳng do Nhà máy thuỷ điện
Sơn La đã vận hành từ cuối tháng 12/2012 làm tăng khả năng cung ứng điện đối với nền
kinh tế. Bên cạnh đó, công suất của các doanh nghiệp chưa thể khai thác đến mức tối đa
trong năm 2013, nên việc tăng giá điện chưa hẳn đã phù hợp với điều kiện nền kinh tế và
doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ toàn diện, nhất là chi phí đầu vào để vực dậy phát triển.
Những khía cạnh đó cho thấy, việc tăng giá điện trong năm 2013 khó có thể gây ra những
biến động giá cả trong nền kinh tế.  
- Trong năm 2012, chỉ số giá dịch vụ y tế tăng mạnh ở mức 20,37%, cao hơn nhiều lần
mức tăng 4,36% của năm 2011. Trong hai năm 2011 và 2012, chỉ số giá nhóm giáo dục
vẫn duy trì mức tăng cao (năm 2011 tăng 23,18%; năm 2012 tăng 17,07%) và chỉ số giá
nhóm bưu chính viễn thông vẫn duy trì mức giảm (năm 2011 giảm 5,06%; năm 2012
giảm 1,11%).
- Trong năm 2013, chỉ số giá dịch vụ y tế, giáo dục khó có khả năng giảm do đây là nhu
cầu thiết yếu luôn trong xu thế tăng theo dân số và thu nhập, chưa kể đến yếu tố mùa vụ
như các dịch bệnh có khả năng tăng lên vào mùa hè do biến đổi khí hậu hoặc nhu cầu về
dụng cụ học tập tăng lên vào dịp khai giảng năm học mới của ngành giáo dục…

16
2.1.10. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Nguồn: Tổng cục Thống kê

- Trong bối cảnh khó khăn chung, các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực thương mại, dịch
vụ và xuất khẩu liên tục đối mặt với nhiều thách thức gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản
xuất kinh doanh. Hoạt động bán lẻ từ năm 2011 đến nay nhìn chung chậm lại trên tất cả
các kênh truyền thống cũng như siêu thị.
- Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 ước tính đạt 2618
nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2012 và là mức tăng thấp nhất trong vòng bốn năm
trở lại đây, loại trừ yếu tố giá năm 2013 tăng 5,6%; năm 2012 tăng 6,5%; năm 2011 tăng
4,4%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 của khu vực
kinh tế nhà nước đạt 258,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,9% và giảm 8,6% so với năm 2012;
kinh tế ngoài nhà nước đạt 2269,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 86,7% và tăng 15,3%; khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài đạt 89,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,4% và tăng 32,8%. Xét theo
ngành kinh doanh, kinh doanh thương nghiệp đạt 2009,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,7%
tổng mức và tăng 12,2%; khách sạn nhà hàng đạt 315,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,1% và
tăng 15,2%; dịch vụ đạt 268,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,3% và tăng 13,3%; du lịch đạt
24,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% và tăng 3,5%.

17
2.1.11. Xây dựng, đầu tư phát triển

Nguồn: Tổng cục Thống kê

2.1.11.1. Xây dựng


- Hoạt động xây dựng cơ bản năm nay tăng mạnh, trong đó tăng cao nhất ở khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài do tập trung đẩy nhanh tiến độ đối với các công trình thuộc khu
kinh tế trọng điểm quốc gia. Tiến độ xây dựng trong khu vực Nhà nước chậm hơn do ưu
tiên cho những công trình chuyển tiếp từ năm trước nên giá trị sản xuất giảm. Đối với các
doanh nghiệp ngoài Nhà nước, do gặp khó khăn về vốn nên kết quả tăng thấp.
- Giá trị sản xuất xây dựng năm 2013 theo giá hiện hành ước tính đạt 770,4 nghìn tỷ
đồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 92,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 12%; khu vực ngoài
Nhà nước 644,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 83,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 33,7
nghìn tỷ đồng, chiếm 4,4%. Giá trị sản xuất xây dựng năm 2013 chia theo loại công trình
như sau: Công trình nhà ở đạt 333,3 nghìn tỷ đồng; công trình nhà không để ở đạt 128,2
nghìn tỷ đồng; công trình kỹ thuật dân dụng đạt 219,4 nghìn tỷ đồng; hoạt động xây dựng
chuyên dụng đạt 89,5 nghìn tỷ đồng.
- Giá trị sản xuất xây dựng năm 2013 theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 626,9 nghìn tỷ
đồng, tăng 6,2% so với năm 2012, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 77,2 nghìn tỷ đồng,
giảm 1,4%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 521,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2%; khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài đạt 28,5 nghìn tỷ đồng, tăng 34,3%.
- Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định nhưng hoạt động của ngành xây dựng trong
năm vẫn còn những tồn tại và gặp khó khăn như: Chủ đầu tư thực hiện không đúng quy
trình, thủ tục gây chậm chễ trong thanh toán công trình dẫn đến nhiều doanh nghiệp vừa

18
và nhỏ thiếu vốn, không đủ sức cạnh tranh. Tiến độ giải ngân của một số dự án, công
trình mặc dù có chuyển biến nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Thời tiết diễn
biến phức tạp với mưa lớn kéo dài tại nhiều vùng trên cả nước ảnh hưởng đến tiến độ và
chất lượng công trình.
2.1.11.2. Đầu tư phát triển
- Trong công tác đầu tư, các ngành và các địa phương tiếp tục thực hiện Chỉ thị 1792/CT-
TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu quan trọng là
bảo đảm đầu tư công hiệu quả, nhất là nguồn vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu
Chính phủ. Do đó, công tác quản lý nhà nước về đầu tư được tăng cường, tập trung vào
quản lý tiến độ, chất lượng công trình, thanh quyết toán vốn đầu tư, xử lý nợ đọng xây
dựng cơ bản... nên đầu tư khu vực Nhà nước từng bước đạt hiệu quả hơn. Ngay từ đầu
năm, nguồn vốn ngân sách và vốn trái phiếu Chính phủ được phân bổ nhanh cho các Bộ,
ngành và địa phương đã tạo điều kiện cho chủ đầu tư chủ động triển khai kế hoạch sớm.
Đối với các dự án quan trọng, việc huy động mọi nguồn lực nhằm đẩy nhanh tiến độ công
trình cũng được các Bộ, ngành và địa phương thực hiện tích cực.
- Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013 theo giá hiện hành ước tính
đạt 1091,1 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước và bằng 30,4% GDP. Trong vốn đầu
tư toàn xã hội thực hiện năm 2013, vốn khu vực Nhà nước đạt 440,5 nghìn tỷ đồng,
chiếm 40,4% tổng vốn và tăng 8,4% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà
nước 410,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,6% và tăng 6,6%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài 240,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 22% và tăng 9,9%.
- Trong vốn đầu tư thực hiện khu vực Nhà nước năm nay, vốn từ ngân sách Nhà nước
ước tính đạt 205,7 nghìn tỷ đồng, bằng 101,5% kế hoạch năm và tăng 0,3% so với năm
2012, gồm có:
- Vốn trung ương quản lý đạt 41 nghìn tỷ đồng, bằng 102,2% kế hoạch năm và giảm
18,3% so với năm trước, trong đó vốn đầu tư thực hiện của Bộ Giao thông Vận tải
là 7687 tỷ đồng, bằng 122,4% và giảm 1,2%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn 4378 tỷ đồng, bằng 100,1% và giảm 8,7%; Bộ Xây dựng 1326 tỷ đồng, bằng 75,3%
và giảm 27%; Bộ Y tế 769 tỷ đồng, bằng 89,2% và giảm 28,5%; Bộ Giáo dục và Đào
tạo 644 tỷ đồng, bằng 92,4% và giảm 29,8%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 491 tỷ
đồng, bằng 98,1% và giảm 19,9%; Bộ Công Thương 319 tỷ đồng, bằng 117,4% và giảm
29,9%.

19
- Vốn địa phương quản lý đạt 164,7 nghìn tỷ đồng, bằng 101,3% kế hoạch năm và tăng
6,3% so với năm 2012. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước của một số
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau: Hà Nội đạt 26232 tỷ đồng, bằng 95,3%
kế hoạch năm và tăng 26% so với năm 2012; thành phố Hồ Chí Minh 17023 tỷ đồng,
bằng 99,3% và tăng 10,3%; Đà Nẵng 5630 tỷ đồng, bằng 74,8% và giảm 29,6%; Thanh
Hóa 4014 tỷ đồng, bằng 128% và tăng 1,1%; Quảng Ninh 4010 tỷ đồng, bằng 102,9% và
tăng 3,9%; Bình Dương 3878 tỷ đồng, bằng 99,8% và tăng 16,6%; Vĩnh Phúc 3868 tỷ
đồng, bằng 129,1% và giảm 3,1%.
- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2013 ước tính đạt
21,6 tỷ USD, tăng 54,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: 14,3 tỷ USD vốn đăng ký
của 1275 dự án được cấp phép mới, tăng 70,5% (Số dự án tăng 0,7%) và 7,3 tỷ USD vốn
đăng ký bổ sung của 472 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước, tăng 30,8%. Vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2013 ước tính đạt 11,5 tỷ USD, tăng 9,9% so
với năm 2012.
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm nay tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo với 16,6 tỷ USD, chiếm 76,9% tổng vốn đăng ký; ngành sản xuất và phân
phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2 tỷ USD, chiếm
9,4%; các ngành còn lại đạt 3 tỷ USD, chiếm 13,7%.
- Trong năm 2013 cả nước có 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài cấp phép mới, trong đó Thái Nguyên có số vốn đăng ký lớn nhất với
3381,1 triệu USD, chiếm 23,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Bình Thuận
2029,6 triệu USD, chiếm 14,2%; Hải Phòng 1843,6 triệu USD, chiếm 12,9%; Bình Định
1019,7 triệu USD, chiếm 7,1%; thành phố Hồ Chí Minh 949 triệu USD, chiếm 6,6%;
Đồng Nai 745,1 triệu USD, chiếm 5,2%; Bình Dương 714 triệu USD, chiếm 5%; Hải
Dương 620,6 triệu USD, chiếm 4,3%...
- Trong số 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp phép mới vào Việt Nam năm
nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 3752,1 triệu USD, chiếm 26,3% tổng vốn đăng
ký cấp mới; tiếp đến là Xin-ga-po 3014,1 triệu USD, chiếm 21,1%; Trung Quốc 2276,6
triệu USD, chiếm 16%; Nhật Bản 1295 triệu USD, chiếm 9,1%; Liên bang Nga 1021,7
triệu USD, chiếm 7,2%; Đặc khu Hành chính Hồng Công (Trung Quốc) 604 triệu USD,
chiếm 4,2%; Đài Loan 400 triệu USD, chiếm 2,8%.

2.1.12. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

20
2.1.12.1. Thu, chi ngân sách Nhà nước

Nguồn: Tổng cục Thống kê

- Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2013 ước tính đạt 790,8 nghìn tỷ đồng, bằng 96,9%
dự toán năm, trong đó thu nội địa 530 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2%; thu từ dầu
thô 115 nghìn tỷ đồng, bằng 116,2%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập
khẩu 140,8 nghìn tỷ đồng, bằng 84,6%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp
Nhà nước 159,3 nghìn tỷ đồng, bằng 91,4% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài (không kể dầu thô) 111,2 nghìn tỷ đồng, bằng 103,6%; thu thuế công,
thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 110,2 nghìn tỷ đồng, bằng 91,6%; thu thuế thu
nhập cá nhân 45,8 nghìn tỷ đồng, bằng 83,4%; thu thuế bảo vệ môi trường 11,7 nghìn tỷ
đồng, bằng 81,5%; thu phí, lệ phí 15,2 nghìn tỷ đồng, bằng 146,5%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2013 ước tính đạt 986,2 nghìn tỷ đồng, bằng 100,8%
dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 201,6 nghìn tỷ đồng, bằng 115,1% (riêng chi
đầu tư xây dựng cơ bản 196,3 nghìn tỷ đồng, bằng 115,4%); chi phát triển sự nghiệp kinh
tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả chi thực
hiện cải cách tiền lương) ước tính đạt 679,6 nghìn tỷ đồng, bằng 100,8%; chi trả nợ và
viện trợ 105 nghìn tỷ đồng, bằng 100%.
Tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước năm nay ở mức 5,3% GDP, vượt mức 4,8% đã dự toán.
Nguyên nhân chủ yếu do doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về vốn, sản phẩm tồn kho
tiêu thụ chậm dẫn đến thua lỗ. Tuy nhiên không thể không tính đến tình trạng nợ đọng
thuế, trốn thuế làm hụt thu và một số khoản chi chưa hợp lý gây lãng phí. Sau nhiều năm
vượt thu, đây là năm đầu tiên số thu ngân sách nhà nước cả năm ước tính không đạt dự

21
toán thu cân đối ngân sách, ảnh hưởng lớn tới việc điều hành ngân sách và cân đối, bố trí
vốn để thực hiện các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước.
2.1.12.2. Ngân hàng

Nguồn: SBV

- Đến ngày 12/12/2013, tổng phương tiện thanh toán tăng 14,64%; huy động vốn tăng
15,61%; tăng trưởng tín dụng tăng 8,83% so với cuối năm 2012 và dự kiến sẽ cao hơn
mức tăng của năm 2012 nhưng vẫn thấp hơn mức kế hoạch đặt ra là khoảng 12%; thanh
khoản của hệ thống ngân hàng thương mại được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán
và chi trả của hệ thống; tỷ giá ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối tăng cao.
- Mặc dù có những tín hiệu tốt nhưng hoạt động ngân hàng vẫn đối mặt với nhiều thách
thức. Tỷ lệ nợ xấu mặc dù có dấu giảm nhưng vẫn ở mức cao; chất lượng tín dụng chưa
thực sự được cải thiện; nợ xấu chưa được phân loại và đánh giá đầy đủ, chính xác. Hiệu
quả kinh doanh của các TCTD thấp so với các năm trước đây. Chênh lệch thu nhập - chi
phí luỹ kế 11 tháng năm 2013 của toàn hệ thống chỉ tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2012.
Nguyên nhân chủ yếu do tác động bất lợi của những khó khăn trong nền kinh tế. Chênh
lệch giữa lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào giảm, trong khi chi phí trích lập dự phòng rủi
ro tăng mạnh do chất lượng tài sản giảm sút.
2.1.12.3. Tác động của giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm lãi suất
ngân hàng
- Trong năm 2012, thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn duy trì ở mức 25%. Để hỗ trợ doanh
nghiệp mở rộng sản xuất trong điều kiện thị trường suy giảm mạnh, thuế thu nhập doanh

22
nghiệp được đề xuất giảm xuống 20% theo đề nghị của cộng đồng doanh nghiệp trong
nước.
- Việc giảm thuế sẽ giảm bớt gánh nặng đối với doanh nghiệp, góp phần giảm giá thành,
thúc đẩy khả năng tiêu thụ và tăng khả năng cạnh tranh. Việc giảm thuế còn góp phần
làm tăng thu nhập giữ lại cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, do nhu cầu của nền kinh tế giảm,
việc làm khó khăn và thu nhập giảm, lượng hàng tồn kho trong năm 2012 vẫn còn khá
lớn, nên việc giảm thuế khó có khả năng tạo đột phá trong thúc đẩy đầu tư và mở rộng
sản xuất trong ngắn hạn.
- Đồng thời với việc giảm thuế, việc giảm lãi suất ngân hàng cũng đã được thực hiện
trong năm 2012. Trong năm 2013, để kích thích kinh tế, việc giảm lãi suất tiếp tục được
thực hiện và việc làm đó là cần thiết. Gần đây nhất, ngày 25/3, lãi suất tối đa áp dụng đối
với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 7,5%/năm (giảm 0,5%/năm).
2.1.12.4. Biến động xấu từ lĩnh vực ngân hàng
- Với tình trạng nợ xấu của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam lên tới con số
hàng trăm ngàn tỷ, khả năng vỡ nợ và phá sản, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ, không
có cơ hội liên kết hoặc hợp tác với các ngân hàng lớn hoặc có khả năng cạnh tranh cao là
không tránh khỏi.
- Nếu thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước, sự phá sản ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng
nhỏ, vốn ít, nợ xấu không có khả năng thu hồi, thiếu đối tác chiến lược, sẽ xảy ra trong
năm 2013. Điều đó có thể gây ra tình trạng biến động trên thị trường, đặc biệt là làn sóng
rút tiền khỏi ngân hàng và chuyển tiền mặt sang các tài sản có giá trị khác, như: giá vàng,
giá bất động sản hoặc các loại tài sản khác.
- Rối loạn trên thị trường dịch vụ ngân hàng gây tác động xấu đến mức độ tín nhiệm của
ngân hàng và kéo theo làn sóng đầu cơ hoặc các giao dịch “ngầm” gây bất ổn giá cả trên
thị trường.
2.1.12.5. Bảo hiểm

- Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm 11 tháng
năm 2013 tuy có tăng chậm lại song vẫn đạt được kết quả nhất định, giúp duy trì
và cải thiện năng lực tài chính, hoạt động của các doanh nghiệp. Tổng doanh thu
phí bảo hiểm toàn thị trường năm 2013 ước tính đạt 44,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6% so
với năm 2012, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 24 nghìn tỷ đồng, tăng
5%; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 20,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11%.

23
- Khó khăn kinh tế là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp bảo hiểm vì làm giảm tốc độ tăng nhu cầu bảo hiểm của cá nhân và tổ
chức trên cả hai lĩnh vực nhân thọ và phi nhân thọ.

2.1.13. Xuất, nhập khẩu

Nguồn: Tổng cục Thống kê/Tổng cục Hải quan

2.1.13.1. Xuất khẩu hàng hóa


- Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Mười Hai ước tính đạt 11,6 tỷ USD, giảm 3,3%
so với tháng trước và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2012. Tính chung cả năm 2013,
kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012. (Kim
ngạch xuất khẩu năm 2011 tăng 34,2%; năm 2012 tăng 18,2%). Trong năm 2013, kim
ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước đạt 43,8 tỷ USD, tăng 3,5%; khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 88,4 tỷ USD, tăng 22,4%. Nếu không kể dầu thô
thì kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm nay đạt
81,2 tỷ USD, tăng 26,8% so với năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa
xuất khẩu năm 2013 tăng 18,2%.
- Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay tăng cao chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài với các mặt hàng như: Điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh
kiện, hàng dệt may, giày dép... Xuất khẩu của khu vực này trong những năm gần đây có
xu hướng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu: Năm 2011
chiếm 56,9% và tăng 41%; năm 2012 chiếm 63,1% và tăng 31,1%; năm 2013 chiếm
61,4% và tăng 22,4%.

24
- Trong năm 2013, nhiều sản phẩm thuộc nhóm hàng công nghiệp có kim ngạch xuất
khẩu tăng mạnh như: Điện thoại và linh kiện đạt 21,5 tỷ USD, tăng 69,2%; hàng dệt, may
đạt 17,9 tỷ USD, tăng 18,6%; điện tử máy tính và linh kiện đạt 10,7 tỷ USD, tăng 36,2%;
giày dép đạt 8,4 tỷ USD, tăng 15,2%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,5 tỷ USD, tăng 17,8%; túi
xách, ví, va li, mũ, ô dù đạt 1,9 tỷ USD, tăng 27,6%; hóa chất tăng 32,4%; rau quả tăng
25,7%; hạt điều tăng 12,9%; hạt tiêu tăng 13,4%. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất
khẩu tăng khá là: Thủy sản đạt 6,7 tỷ USD, tăng 10,6%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ
tùng khác đạt 6 tỷ USD, tăng 9%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 4,9 tỷ USD, tăng
7,8%; sắt thép đạt 1,8 tỷ USD, tăng 8%; dây điện và dây cáp đạt 0,7 tỷ USD, tăng 10%;
sản phẩm hóa chất đạt 0,7 tỷ USD, tăng 5,2%. Kim ngạch xuất khẩu dầu thô, gạo, cà phê,
cao su, than đá và xăng dầu giảm so với năm 2012, trong đó dầu thô đạt 7,2 tỷ USD,
giảm 11,9%; gạo đạt 3 tỷ USD, giảm 18,7%; cà phê đạt 2,7 tỷ USD, giảm 26,6%; cao su
đạt 2,5 tỷ USD, giảm 11,7%; xăng dầu đạt 1,2 tỷ USD, giảm 32,8%.
- Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay: Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng
và khoáng sản đạt 58,6 tỷ USD, tăng 21,5% và chiếm 44,3% (Năm 2012 đạt 48,2 tỷ USD
và chiếm 42,1%). Nhóm công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 50,3 tỷ USD, tăng
16,3% và chiếm 38,1% (Năm 2012 đạt 43,3 tỷ USD và chiếm 37,8%). Nhóm hàng nông,
lâm sản đạt 16,5 tỷ USD, giảm 1,9% và chiếm 12,5% (Năm 2012 đạt 16,8 tỷ USD và
chiếm 14,7%). Nhóm hàng thuỷ sản đạt 6,7 tỷ USD, tăng 10,6% và chiếm 5,1% (Năm
2012 đạt 6,1 tỷ USD và chiếm 5,3%).
- Về thị trường, EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch
xuất khẩu năm 2013 ước đạt 24,4 tỷ USD tăng 20,4 % (tương đương 4,1 tỷ USD) so với
năm 2012, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng tăng so với năm 2012 như: Điện thoại
các loại và linh kiện tăng 56% (2,75 tỷ USD); giầy dép tăng 10,5% (245 triệu USD);
hàng dệt may tăng 11,2%  (243 triệu USD). Hoa Kỳ đứng thứ 2 với kim ngạch xuất  khẩu
ước tính đạt 23,7 tỷ USD, tăng 20,3% (4 tỷ USD), kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng
tăng như: Hàng dệt may tăng 14% (973 triệu USD); giầy dép tăng 16,9% (340 triệu
USD); gỗ và các sản phẩm gỗ tăng 10,3% (167 triệu USD). Tiếp đến là ASEAN đạt 18,5
tỷ USD, tăng 6,3% (1,1 tỷ USD) với các mặt hàng chủ yếu: Điện thoại các loại và linh
kiện tăng 75,2% (992 triệu USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 30,7%
(414 triệu USD). Nhật Bản ước tính đạt 13,6 tỷ USD, tăng 3,8% (496 triệu USD). Hàn
Quốc 6,7 tỷ USD, tăng 19,9% (1,1 tỷ USD). Trung Quốc đạt 13,1 tỷ USD, tăng 2,1%
(269 triệu USD).
2.1.13.2. Nhập khẩu hàng hóa

25
- Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Mười Hai ước tính đạt 11,5 tỷ USD, tăng 4,7% so
với tháng trước và tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2012. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu
năm 2013 đạt 131,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước (Kim ngạch nhập khẩu năm
2011 tăng 25,8%; năm 2012 tăng 6,6%). Trong năm 2013, kim ngạch nhập khẩu khu vực
kinh tế trong nước đạt 56,8 tỷ USD, tăng 5,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt
74,5 tỷ USD, tăng 24,2%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm
2013 tăng 18,3% so với năm 2012.
- Cũng như hoạt động xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
những năm gần đây có xu hướng tăng mạnh và kim ngạch chiếm tỷ trọng cao trong tổng
kim ngạch nhập khẩu: Năm 2011 nhập khẩu của khu vực này chiếm 45,7% và tăng
32,1%; năm 2012 chiếm 52,7% và tăng 22,7%; năm 2013 chiếm 56,7% và tăng 24,2%.
- Về mặt hàng nhập khẩu năm nay, kim ngạch một số mặt hàng tăng cao so với cùng kỳ
năm trước là: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 18,6 tỷ USD, tăng 16%; điện
tử, máy tính và linh kiện đạt 17,7 tỷ USD, tăng 34,9%; vải đạt 8,4 tỷ USD, tăng 19,4%;
điện thoại các loại và linh kiện đạt 8 tỷ USD, tăng 59,5%; chất dẻo đạt 5,7 tỷ USD, tăng
18,9%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 3,7 tỷ USD, tăng 18,7%; thức ăn gia súc và
nguyên phụ liệu đạt 3 tỷ USD, tăng 23,6%. Một số mặt hàng nguyên liệu tăng khá như:
sắt thép đạt 6,7 tỷ USD, tăng 11,5%; hóa chất 3 tỷ USD, tăng 6,7%; kim loại thường đạt
2,9 tỷ USD, tăng 11,1%; sợi dệt đạt 1,5 tỷ USD, tăng 7,5%; thuốc trừ sâu đạt 0,8 tỷ USD,
tăng 12,1%; thủy sản đạt 0,7 tỷ USD, tăng 6,7%. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập
khẩu cả năm tăng thấp hoặc giảm là: Tân dược đạt 1,8 tỷ USD, tăng 3,2%, xăng dầu đạt 7
tỷ USD, giảm 22,1%; phân bón đạt 1,7 tỷ USD, giảm 1,6%; phương tiện vận tải khác và
phụ tùng đạt 1,3 tỷ USD, giảm 24,8%; cao su đạt 0,7 tỷ USD, giảm 13,9%.
- Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu của nước ta vẫn còn phụ thuộc khá
nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài do ngành công nghiệp phụ trợ còn quá
yếu. Tỷ trọng giá trị nhập khẩu các mặt hàng phục vụ hoạt động gia công lắp ráp chiếm
tỷ trọng khá cao trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa: Kim ngạch nhập khẩu điện thoại
các loại và linh kiện (trừ điện thoại di động) chiếm 33,3% kim ngạch xuất khẩu điện thoại
các loại và linh kiện; kim ngạch nhập khẩu vải chiếm 48,3% giá trị xuất khẩu hàng dệt
may…
- Về thị trường, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim
ngạch nhập khẩu từ thị trường này năm 2013 ước tính đạt 36,8 tỷ USD, tăng 26,7%
(tương đương 7,8 tỷ USD), đây là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam với mức
23,7 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng từ Trung Quốc tăng so với năm

26
2012: Máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 25,5% (1,2 tỷ USD); điện thoại các loại
và linh kiện tăng 73,6% (2,3 tỷ USD); máy vi tinh sản phẩm điện từ và linh kiện tăng
36,8% (1,1 tỷ USD). Thị trường ASEAN ước tính đạt 21,4 tỷ USD, tăng 2,8% (589 triệu
USD) với kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng tăng như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử
và linh kiện tăng 56,3% (1,2 tỷ USD); máy móc thiết bị và phụ tùng tăng 7,9% (16,9 tỷ
USD). Kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc ước tính đạt 20,8 tỷ USD, tăng 34,1% (5,3 tỷ
USD) với các sản phẩm chủ yếu như: Máy vi tính tăng 60,3% (1,8 tỷ USD); máy móc
thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 62,8% (993 triệu USD); điện thoại các loại và linh kiện
tăng 78,2% (918 triệu USD). Thị trường Nhật Bản ước tính đạt 11,6 tỷ USD, giảm 0,18%
(21 triệu USD). Thị trường EU ước tính đạt 9,2 tỷ USD, tăng 4,2% (373 triệu USD). Hoa
Kỳ đạt 5,1 tỷ USD, tăng 6,1% (296 triệu USD).
- Cơ cấu kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay cũng có sự thay đổi so với năm 2012,
nhóm tư liệu sản xuất ước tính đạt 131,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao nhất với 92%, tăng
so với mức 90,9% của năm 2012, chủ yếu do tỷ trọng nhóm hàng máy, móc thiết bị, dụng
cụ, phương tiện vận tải chiếm 36,7%, tăng so với mức 35,3%; phụ tùng và nhiên vật liệu
chiếm 55,3%, giảm so với mức 55,6% của năm 2012. Nhóm hàng tiêu dùng đạt 10,5 tỷ
USD, chiếm 8%, giảm so với mức 9% của năm 2012.
- Trong mười một tháng năm nay, xuất siêu hàng hóa thực hiện là 763 triệu USD. Tháng
Mười Hai xuất siêu ước tính 100 triệu USD. Tính chung cả năm 2013, xuất siêu 863 triệu
USD, bằng 0,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong đó khu vực kinh tế trong
nước nhập siêu 13,1 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 14 tỷ USD.
Như vậy xuất siêu năm nay hoàn toàn thuộc về khu vực đầu tư nước ngoài. Mặc dù xuất
khẩu khu vực này phát triển mạnh là điều kiện thuận lợi để giải quyết việc làm cho người
lao động nhưng hiệu quả mang lại cho tăng trưởng kinh tế không cao do chủ yếu xuất
khẩu các mặt hàng gia công, lắp ráp với giá trị gia tăng thấp.
2.1.13.3. Xuất, nhập khẩu dịch vụ
- Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2013 ước tính đạt 10,5 tỷ USD, tăng 9,1% so với
năm 2012, trong đó dịch vụ du lịch đạt 7,5 tỷ USD, tăng 9,9%; dịch vụ vận tải 2,2 tỷ
USD, tăng 5,8%. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm 2013 ước tính đạt 13,2 tỷ USD, tăng
5,4% so với năm 2012, trong đó dịch vụ vận tải đạt 9,1 tỷ USD, tăng 4,6%; dịch vụ du
lịch đạt 2 tỷ USD, tăng 10,5%. Nhập siêu dịch vụ năm 2013 là 2,7 tỷ USD, giảm 12,9%
so với năm 2012 và bằng 25,7% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2012.

2.1.14. Chỉ số giá 

27
Nguồn: Tổng cục Thống kê/BizLIVE

2.1.14.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)


- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 6,04%  so với
tháng 12/2012. Đây là năm có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại
đây. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013 tăng 6,6% so với bình quân năm 2012,
thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,21% của năm 2012. Trong năm nay, CPI tăng cao vào
quý I và quý III với mức tăng bình quân tháng là 0,8%; quý II và quý IV, CPI tương đối
ổn định và tăng ở mức thấp với mức tăng bình quân tháng là 0,4%. Trong các nhóm hàng
hóa và dịch vụ, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có chỉ số giá tháng 12/2013 so với tháng
trước tăng cao nhất với mức tăng 2,31%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,57%; hàng
ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,49% (Lương thực tăng 1,22%; thực phẩm tăng 0,38%; ăn
uống ngoài gia đình tăng 0,17%); đồ uống và thuốc lá tăng 0,27%; thiết bị và đồ dùng gia
đình tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng
0,08% (Dịch vụ y tế tăng 0,02%); giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ
còn lại có chỉ số giá giảm gồm: Giao thông giảm 0,23%; bưu chính viễn thông giảm
0,01%.
Chỉ số giá tiêu dùng năm nay tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
(1) Giá một số mặt hàng và dịch vụ do Nhà nước quản lý được điều chỉnh theo kế hoạch
và theo cơ chế thị trường: Trong năm có 17 tỉnh, thành phố điều chỉnh giá dịch vụ y tế
làm cho CPI của nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 18,97% so với tháng 12 năm trước,
đóng góp vào chỉ số chung cả nước gần 1,1%; các địa phương tiếp tục thực hiện lộ trình
tăng học phí làm làm CPI nhóm giáo dục tăng 11,71%, đóng góp vào chỉ số chung cả

28
nước tăng khoảng gần 0,7%; giá xăng dầu được điều chỉnh tăng/giảm và cả năm tăng
2,18%, góp vào CPI chung cả nước mức tăng 0,08%; giá điện điều chỉnh tăng 10%, đóng
góp vào CPI chung khoảng 0,25%. Bên cạnh đó, giá gas cả năm tăng gần 5%, đóng góp
vào CPI cả nước với mức tăng 0,08%.
(2) Nhu cầu hàng hóa tiêu dùng của dân cư và tiêu dùng cho sản xuất tăng vào dịp cuối
năm.
(3) Ảnh hưởng của thiên tai, mưa bão.
(4) Mức cầu trong dân yếu.
2.1.14.2. Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
- Chỉ số giá vàng tháng 12/2013 giảm 3,33% so với tháng trước; giảm 24,36% so với
cùng kỳ năm 2012. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2013 tăng 0,05% so với tháng trước;
tăng 1,09% so với cùng kỳ năm 2012.
2.1.14.3. Chỉ số giá sản xuất
- Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản
năm 2013 tăng 0,57% so với năm trước, trong đó chỉ số giá bán sản phẩm của người sản
xuất hàng nông nghiệp giảm 0,59%; hàng lâm nghiệp tăng 8,85%; hàng thủy sản tăng
3,66%.
- Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp năm nay tăng 5,25% so
với năm trước, trong đó chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất sản phẩm khai
khoáng tăng 6,68%; sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,4%; điện và phân
phối điện tăng 9,2%; nước tăng 11,62%. Một số yếu tố chính ảnh hưởng làm chỉ số giá
sản xuất hàng công nghiệp tăng là: Giá than trong nước và giá điện được điều chỉnh
tăng; lương của khu vực doanh nghiệp tăng từ đầu năm; giá gỗ thế giới tăng cao dẫn đến
giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng.
- Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất năm 2013 tăng 3,05% so với năm
2012, trong đó chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất của một số ngành
tăng cao là: Khai khoáng tăng 9,63%; nước cung cấp và xử lý rác thải, nước thải tăng
8,45%; sản phẩm từ cao su, khoáng phi kim loại tăng 6,16%; dệt, trang phục, da và các
sản phẩm có liên quan tăng 5,72%; thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 5,58%; máy móc
thiết bị chưa phân được vào đâu tăng 5,46%.
- Chỉ số giá cước vận tải năm 2013 tăng 6,48% so với năm trước, trong đó giá cước vận
tải hành khách tăng 7,38%; vận tải hàng hóa tăng 4,91%. Chỉ số giá cước dịch vụ vận tải

29
đường sắt năm 2013 tăng 8,23% so với năm 2012; dịch vụ vận tải đường bộ và xe buýt
tăng 8,84%; dịch vụ vận tải đường thủy tăng 2,55%; dịch vụ vận tải đường hàng không
tăng 3,45%. Chỉ số giá cước vận tải quý IV năm nay tăng 0,26% so với quý trước và là
quý có chỉ số giá tăng thấp nhất do giá xăng giảm vào tháng Mười và tháng Mười Một.
2.1.14.4. Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa
- Chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá năm 2013 giảm 2,41% so với năm trước (Năm 2012
giảm 0,54% so với năm 2011), trong đó chỉ số giá xuất khẩu của một số mặt hàng giảm
mạnh là: Cao su giảm 18,96%; than giảm 15,68%; sản phẩm từ cao su giảm 14,13%.
Trong năm 2013, kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng khiến nhu cầu tiêu thụ
một số loại hàng hóa cơ bản giảm và sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối tác xuất khẩu là
những nguyên nhân chủ yếu khiến chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa của Viê ̣t Nam giảm năm
thứ 2 liên tiếp.
- Chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá năm nay giảm 2,36% so với năm trước (Năm 2012 giảm
0,33% so với 2011), trong đó chỉ số giá nhập khẩu của một số mặt hàng giảm nhiều là:
Cao su giảm 21,15%; phân bón giảm 17,83%; sắt thép giảm 10,48%.

2.1.15. Lao động, việc làm

- Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính đến 01/01/2014 là 53,65 triệu người, tăng
864,3 nghìn người so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động nam chiếm
51,5%; lao động nữ chiếm 48,5%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính
đến 01/01/2014 là 47,49 triệu người, tăng 409,2 nghìn người so với cùng thời điểm năm
2013, trong đó nam chiếm 53,9%; nữ chiếm 46,1%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm
việc trong các ngành kinh tế năm 2013 ước tính 52,40 triệu người, tăng 1,36% so với năm
2012. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2013 của  khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản chiếm 46,9% tổng số, giảm 0,5 điểm phần trăm so với năm trước; khu vực
công nghiệp và xây dựng chiếm 21,1%, giảm 0,1 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm
32,0%, tăng 0,6 điểm phần trăm.
- Tỷ lệ lao động phi chính thức trong tổng số lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc năm
2013 ước tính 34,2%, trong đó khu vực thành thị là 47,4%; khu vực nông thôn 28,6%
(Năm 2012 các tỷ lệ tương ứng là: 33,7%; 46,8% và 28%).
- Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2013 ước tính là 2,2%, trong đó khu
vực thành thị là 3,58%; khu vực nông thôn là 1,58% (Số liệu của năm 2012 tương ứng là:
1,96%; 3,21%; 1,39%). Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2013 ước

30
tính 2,77%, trong đó khu vực thành thị là 1,48%; khu vực nông thôn là 3,35% (Số liệu
của năm 2012 tương ứng là: 2,74%; 1,56%; 3,27%).
- Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 15-24 năm 2013 ước tính 6,36%, trong đó
khu vực thành thị là 11,11%, tăng 1,94 điểm phần trăm so với năm trước; khu vực nông
thôn là 4,87%, tăng 0,62 điểm phần trăm. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên
năm 2013 ước tính 1,21%, trong đó khu vực thành thị là 2,29%, tăng 0,19 điểm phần
trăm so với năm trước; khu vực nông thôn là 0,72%, tăng 0,06 điểm phần trăm. Nhìn
chung, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên do sản xuất vẫn gặp khó khăn làm ảnh hưởng đến
việc làm của người lao động.

Khái quát lại.


→ Điểm sáng của bức tranh kinh tế - xã hội nước ta năm 2013 là: Kinh tế vĩ mô cơ bản
giữ ổn định. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu
phục hồi dần, nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Xuất khẩu tăng nhanh, cân đối
thương mại theo hướng tích cực. Tăng trưởng tín dụng vào những tháng cuối năm có
những cải thiện rõ rệt. Thu hút đầu tư nước ngoài có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, năm qua kinh tế - xã hội nước ta vẫn còn những
bất cập và đây là khó khăn, thách thức chúng ta tiếp tục phải đối mặt trong năm 2014:
Lạm phát ở mức an toàn nhưng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Cân đối ngân sách tiếp tục
gặp khó khăn trong điều kiện tốc độ phục hồi của sản xuất kinh doanh trong nước còn
chậm. Sức cầu của nền kinh tế yếu. Khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp. Hàng
tồn kho tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao. Xuất khẩu mặc dù có nhiều cải thiện nhưng ưu
thế thuộc về khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với những mặt hàng gia công là chủ yếu,
giá trị gia tăng thấp. Tốc độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm. Năng
lực quản lý, điều hành sản xuất của nhiều doanh nghiệp còn yếu dẫn đến hiệu quả sản
xuất thấp hoặc thua lỗ khi phải đương đầu với khó khăn, thử thách.

Nguồn: SBV

- Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư, tốc độ gia tăng nợ xấu bình quân
trong 10 tháng đầu năm 2013 là 2,38%/tháng, giảm so với tốc độ tăng bình quân
3,91%/tháng trong năm 2012 và giảm mạnh so với tốc độ tăng bình quân 6,35%/tháng
trong 10 tháng đầu năm 2012.

31
- Tổng số nợ xấu đã được xử lý bằng trích lập dự phòng rủi ro và đưa ra theo dõi ngoại
bảng trong năm 2012 và 10 tháng đầu năm 2013 là 105,9 nghìn tỷ đồng (trong đó năm
2012 là 69,2 nghìn tỷ đồng và 10 tháng đầu năm 2013 là 36,7 nghìn tỷ đồng).
2.2. NHỮNG TỒN TẠI CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chính sách chống lạm phát trong thời gian qua còn tồn tại những mặt hạn chế sau:
- Việc ban hành và vận dụng linh hoạt chính sách thắt chặt tiền tệ chưa tiệm cận điều kiện
thực tế (làm phát sinh những hâ ̣u quả không mong muốn), kiểm soát giá chưa phù hợp
với nguyên tắc thị trường, việc xử lý dư thừa ngoại tệ chưa chuẩn xác dẫn đến gây khó
khăn cho doanh nghiê ̣p.
- Chưa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phát huy được vai trò định hướng của các tập
đoàn, tổng công ty nhà nước. Hiê ̣u quả đầu tư rất thấp, còn hiê ̣n tượng làm thất thoát vốn
nhà nước với quy mô lớn mà không có biê ̣n pháp khắc phục tốt.
- Thiếu các giải pháp đồng bộ phát triển thị trường vốn và thị trường chứng khoán, sự can
thiệp của chính phủ vào thị trường bất động sản, chứng khoán còn chưa hợp lý gây khó
khăn cho doanh nghiê ̣p.
- Chính sách kinh tế vĩ mô còn chưa bắt kịp với định hướng tiếp cận thực tế và mang tính
ổn định, lâu dài. Sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước còn mang tính hình thức,
chưa triệt để, thiếu sâu sắc, kịp thời.
- Tiếp đến là những thách thức đến từ diễn biến kinh tế trong nước: Kinh tế vĩ mô có
những dấu hiệu tích cực, song chuyển biến còn chậm, chưa ổn định, vững chắc. Tăng
trưởng tiềm năng của Việt Nam đang có xu hướng giảm dần, tăng trưởng kinh tế trong
hai năm trở lại đây chủ yếu dựa vào xuất khẩu trong khi nhu cầu trong nước phục hồi
chậm, sức mua còn yếu, lạm phát tuy đã được kiểm soát nhưng còn tiềm ẩn nguy cơ tăng
cao trở lại…
- Bên cạnh đó, dòng vốn tín dụng còn chưa thông suốt, nợ xấu còn ở mức cao, khó khăn
của thị trường bất động sản chưa thể giải quyết và đặc biệt là áp lực bội chi ngân sách
ngày càng lớn,… đã trở thành những thách thức lớn cho công tác điều hành chính sách
tiền tệ trong năm 2014 nói chung và đặc biệt là sẽ tạo ra áp lực trong công tác quản lý tín
dụng của ngân hàng nhà nước. Những thách thức này sẽ buộc ngân hàng nhà nước phải
theo đuổi cùng một lúc nhiều mục tiêu trong quá trình điều hành chính sách, đặc biệt là
việc phải tập trung theo đuổi các mục tiêu ngắn hạn như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
trong khi khả năng hỗ trợ của chính sách tài khóa ngày càng yếu đã tạo ra nhiều khó khăn

32
cho ngân hàng nhà nước trong việc theo đuổi mục tiêu quan trọng nhất của chính sách
tiền tệ là ổn định giá cả, thể hiện ở mức lạm phát thấp và ổn định trong trung và dài hạn.
- Cuối cùng là những thách thức của quá trình tái cấu trúc: Trong hai năm vừa qua, mặc
dù đã đạt được những kết quả bước đầu trong việc thực hiện chương trình tái cấu trúc các
TCTD giai đoạn 2011 - 2015, song đó mới chỉ là việc giải quyết những khó khăn trước
mắt. Còn những vấn đề cốt lõi của chương trình tái cấu trúc như giải quyết triệt để nợ
xấu, tăng cường năng lực quản trị điều hành sau tái cơ cấu, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc
biệt là khắc phục vấn đề sở hữu chéo vẫn đang trong thời gian khởi động… chưa thật sự
dẫn đến những thay đổi về chất.
- Bên cạnh đó, khuôn khổ pháp lý cho việc tái cơ cấu các TCTD chưa được hoàn thiện,
đặc biệt là cơ chế mua bán nợ xấu, quy chế điều tiết thống nhất các hoạt động mua bán,
sáp nhập (M&A),..; nguồn lực tài chính công còn hạn chế, nguồn lực tài chính bên ngoài
chưa có cơ chế phù hợp để thu hút; quá trình tái cơ cấu trong lĩnh vực đầu tư công, doanh
nghiệp nhà nước chưa có nhiều khởi sắc,… sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tiến độ và tính hiệu
quả của chương trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015.
- Những thách thức chính yếu trên đòi hỏi ngân hàng nhà nước tiếp tục phải kiên định với
mục tiêu điều hành, phải tăng cường phối hợp chặt chẽ và đồng bộ hơn nữa với các Bộ,
ngành, phải có những chiến lược mạnh mẽ và nỗ lực cao hơn để giải quyết thành công
những thách thức. Trên cơ sở đó, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014
đã được Quốc hội phê duyệt, với chỉ tiêu tăng trưởng đạt mức khoảng 5,8%; lạm phát
(chỉ số giá tiêu dùng - CPI) ở mức khoảng 7%. Do vậy, mục tiêu chính sách tiền tệ cần
đạt được trong năm 2014 là: tiếp tục theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát không vượt
quá mục tiêu Quốc hội phê chuẩn, ổn định tiền tệ và hệ thống các TCTD, góp phần ổn
định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VẤN ĐỀ


Theo đó, để giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong điều hành chính sách tiền tệ hiện nay,
ngân hàng nhà nước cần thực hiện các giải pháp sau đây:
- Thứ nhất: Điều hành linh hoạt và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để kiểm soát
tiền tệ hợp lý, phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
- Thứ hai: Điều hành chính sách lãi suất theo hướng giảm dần phù hợp với diễn biến kinh
tế vĩ mô, điều kiện thị trường tiền tệ để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn
chi phí vay vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế.

33
- Thứ ba: Xây dựng phương án và thực hiện linh hoạt các biện pháp kiểm soát tín dụng,
phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình hoạt động của các TCTD.
- Thứ tư: Phối hợp với bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm
tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân vay vốn ngân hàng một
cách hiệu quả.
- Thứ năm: Tập trung các biện pháp xử lý và giảm thiểu nợ xấu.
- Thứ sáu: Điều hành linh hoạt tỷ giá, thu hẹp phạm vi hoạt động ngoại hối kết hợp với
xử phạt nghiêm các vi phạm trong hoạt động ngoại hối, góp phần ổn định thị trường
ngoại hối, hạn chế tình trạng đô la hóa, ổn định tỷ giá.
- Thứ bảy: Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các TCTD nhằm đảm
bảo an toàn hệ thống.
- Thứ tám: Công tác báo cáo thống kê được củng cố đáp ứng nguồn thông tin, số liệu cho
công tác phân tích, dự báo phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành.
- Thứ chín: Hoạt động thông tin, truyền thông được đổi mới, chủ động cung cấp thông tin
cho các cơ quan thông tin, báo chí về tiền tệ, hoạt động ngân hàng để định hướng dư luận
và tạo lòng tin cho doanh nghiệp và công chúng đối với các giải pháp điều hành của ngân
hàng nhà nước.
Bên cạnh đó trong thời gian qua, ngân hàng nhà nước đã đưa ra 6 giải pháp quan
trọng sau đây:
Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường: ngân hàng nhà nước đã
ban hành Chỉ thị chỉ đạo toàn hệ thống tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo
hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2013 theo sát các chỉ đạo của Chính phủ tại
Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành
thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và
Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản
xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Cụ thể, ngân hàng nhà nước đã chỉ
đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện các giải pháp tín dụng, lãi suất đã triển khai
trong năm 2012 để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, chuyển
dịch cơ cấu tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ,
doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Phối hợp với Bộ Xây
dựng dự thảo Thông tư quy định chi tiết cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-
CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ. Triển khai đề án cơ cấu lại các TCTD giai đoạn
2011-2015, khẩn trương hoàn thiện đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD và đề án

34
thành lập Công ty quản lý tài sản Việt Nam; quản lý chặt chẽ việc thành lập mới các
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và mở rộng mạng lưới của các TCTD theo
hướng thận trọng hơn đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống TCTD.
- Định hướng tổng phương tiện thanh toán khoảng 14-16%, tín dụng tăng 12%: ngân
hàng nhà nước đưa ra định hướng điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh
hoạt, gắn kết chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát thấp hơn, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; sử dụng
chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng,
tổng phương tiện thanh toán hợp lý, đáp ứng yêu cầu thanh toán của nền kinh tế; điều
hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến tiền tệ và các cân đối vĩ mô, đặc biệt là diễn
biến lạm phát. Theo đó, ngân hàng nhà nước đưa ra định hướng tăng trưởng tổng phương
tiện thanh toán tăng khoảng14-16%, tín dụng tăng khoảng 12%, tùy theo diễn biến và
tình hình thực tế điều chỉnh phù hợp. Để kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo định hướng
12% trong năm 2013, ngân hàng nhà nước tiếp tục thông báo tăng trưởng tín dụng cho
từng TCTD để đảm bảo việc mở rộng tín dụng đi đôi với việc đảm bảo chất lượng và an
toàn tín dụng cũng như hoạt động của TCTD.
- Điều hòa lưu thông tiền mặt: ngân hàng nhà nước tập trung đảm bảo công tác điều hòa
lưu thông tiền mặt, đáp ứng khả năng thanh toán, chi trả trong dịp Tết Quý Tỵ vừa qua,
triển khai tốt công tác an toàn kho quỹ. Trên cơ sở cơ cấu mệnh giá trong lưu thông, ngân
hàng nhà nước đưa tiền ra lưu thông với cơ cấu hợp lý, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng
của người dân; việc điều chuyển tiền mặt phục vụ Tết Quý Tỵ đã được hoàn thành ngay
trong tháng 01/2013.
- Mua lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối: ngân hàng nhà nước điều hành linh
hoạt các kênh cung ứng tiền để kiểm soát tiền tệ hợp lý. Trong điều kiện cung cầu ngoại
tệ cải thiện, xu hướng nắm giữ ngoại tệ giảm, ngân hàng nhà nước đã mua một lượng lớn
ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, đồng thời ổn định tỷ giá (qua đó không làm
VND mạnh lên, gây khó khăn cho xuất khẩu); song song với mua ngoại tệ giữ ổn định tỷ
giá, ngân hàng nhà nước tiếp tục thực hiện trung hòa lượng tiền đưa ra mua ngoại tệ
thông qua nghiệp vụ phát hành tín phiếu ngân hàng nhà nước, giảm áp lực cung tiền tới
lạm phát. Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước cũng thực hiện thu nợ đối với các khoản cho
vay tái cấp vốn đến hạn.
- Điều hành linh hoạt qua thị trường mở: ngân hàng nhà nước điều hành chủ yếu thông
qua nghiệp vụ thị trường mở để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD một cách nhanh nhạy
và kịp thời, nhất là vào dịp giáp Tết Quý Tỵ khi nhu cầu rút tiền của Kho bạc Nhà nước,

35
Bảo hiểm xã hội thường tăng cao. Trong 2 tháng đầu năm, ngân hàng nhà nước chào mua
giấy tờ có giá với khối lượng hợp lý, phù hợp với tình hình vốn khả dụng của các TCTD;
kỳ hạn 7 ngày và mở rộng lên cả kỳ hạn 14 ngày vào giáp Tết để tránh đáo hạn ngay sau
Tết. Nhờ vậy, thị trường diễn biến ổn định, thanh khoản hệ thống đảm bảo, không còn là
tác nhân gây ra xáo trộn về lãi suất thị trường.
- Theo dõi sát tình hình lãi suất của TCTD: Về điều hành lãi suất, sau khi điều chỉnh
giảm 1%/năm vào cuối năm 2012, trong năm 2013 ngân hàng nhà nước giữ nguyên lãi
suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng ở mức 10%/năm, giảm lãi
suất tái cấp vốn ở mức 8%/năm và lãi suất tái chiết khấu ở mức 6%/năm. Ngoài ra, ngân
hàng nhà nước theo dõi sát và tăng cường giám sát tình hình chấp hành quy định lãi suất
tối đa đối với tiền gửi bằng VND của tổ chức, cá nhân tại các TCTD.

- Vấn đề lạm phát đã và đang diễn ra mỗi ngày, vì thế để giải quyết tình trạng lạm phát,
nhà nước có chính sách cụ thể để khắc phục tình trạng này bằng cách áp dụng cơ chế vận
hành của chính sách tiền tệ thu hẹp (thắt chặt).

- Chính sách tiền tệ thu hẹp (thắt chặt) là một trong chính sách tiền tệ nhằm giảm
lượng cung tiền trong lưu thông. Khi lượng cung tiền vượt quá lượng cầu tiền, sẽ dễ dẫn
đến lạm phát, do đó mục tiêu chính của thắt chặt tiền tệ nhằm giảm mức lạm phát. Ngược
lại với thắt chặt tiền tệ là nới lỏng tiền tệ.

- Cơ chế hoạt động của chính sách tiền tệ thắt chặt (chống lại lạm phát) cũng tương tự
như cơ chế dùng để chống lại tình trạng thất nghiệp, chỉ có hướng là ngược lại. Khi lạm
phát đe dọa, mục tiêu của chính sách tiền tệ sẽ là giảm tốc độ chi tiêu nhằm giới hạn tổng
cầu nằm trong khả năng sản xuất của chúng ta. Bên cạnh đó, cũng có thể giảm chi tiêu
bằng cách tăng lãi suất, ngân hàng trung ương có thể đẩy lãi suất lên bằng cách bán trái
phiếu, tăng lãi suất chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc… các hành động này sẽ làm
giảm lượng cung tiền và giúp hình thành một lãi suất cao hơn. Từ đó, giảm tổng cầu
mong muốn theo mục tiêu của chính sách tiền tệ thắt chặt. Tóm lại, các phương án có thể
áp dụng để thắt chặt tiền tệ chính là:

+ Giảm cung tiền (tốc độ chi tiêu)


+ Tăng lãi suất.
+ Giảm tổng cầu.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN

36
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai vấn đề có quan hệ rất chặt chẽ và phức tạp. Lạm
phát có thể là động lực thúc đẩy kinh tế ngược lại cúng có thể là tác nhân kìm hãm sự
phát triển kinh tế. Vì vậy cần chú trọng sự cân đối, mối quan hệ hài hòa giữa hai vấn đề
này, chỉ có vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững của Việt Nam trong giai đoạn đổi
mới hiện nay. Trong những năm vừa qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất
định về kinh tế đó cũng là nhờ một phần đóng góp của các chính sách điều chỉnh tỉ lệ lạm
phát hợp lí. Tuy nhiên những bất ổn sự mất cân đối giữa lạm phát trong một số thời gian
là dấu hiệu để chúng ta cần điều chỉnh và đưa ra những chính sách có hiệu qua. Hiểu rõ
và giải quyết được tốt vấn đề này sẽ góp phần không nhỏ cho công cuộc đổi mới và phát
triển kinhh tế ở nước ta.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Chính phủ (2012). Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, tháng 11/2012
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013). Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại
hội XI về kinh tế - xã hội, trọng tâm là thực hiện ba khâu đột phá chiến lược gắn với tái
cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ngày 29/08/2013
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013). Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và dự
kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, ngày 26/08/2013
4. Nguyễn Mạnh Hùng (2003). Chiến lược - Kế hoạch - Chương trình đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010, Nxb. Thống kê, Hà Nội
5. https://www.gso.gov.vn/
6. chinhphu.vn
7. tapchitaichinh.vn

37

You might also like