You are on page 1of 9

Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Khoa Quản trị kinh doanh


------

BÁO CÁO
CÁC ĐỊNH CHẾ TIẾT KIỆM THEO HỢP ĐỒNG

GVHD: Vương Bảo Bảo


Học phần: Thị trường và các định chế tài chính
Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Trần Thị Ánh
Hoàng Thị Diệu Phương
Nguyễn Thị Ny Ny
Nguyễn Nhật Phương Uyên
Nguyễn Trần Minh Châu
Lớp: 45K02.1

Đà Nẵng, ngày 12 tháng 12 năm 2020


Đánh giá hoạt động các thành viên trong nhóm:

Đóng góp ý kiến Hoàn thành nội dung Tổng điểm


Thành viên
(Thang điểm 10) (Thang điểm 10) (Thang điểm 20)
Trần Thị Ánh
Nguyễn Trần
Minh Châu
Hoàng Thị
Diệu Phương
Nguyễn Thị
Ny Ny
Nguyễn Nhật
Phương
Uyên

2
Mục lục
A. CÔNG TY BẢO HIỂM:.....................................................................................4
I. Công ty bảo hiểm nhân thọ:................................................................................4
1. Ý nghĩa........................................................................................................4
2. Phân loại......................................................................................................4
3. Nguồn vốn...................................................................................................4
4. Sử dụng vốn................................................................................................5
II. Công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn:...............................................................5
1. Ý nghĩa........................................................................................................5
2. Đặc điểm.....................................................................................................5
3. Nguồn vốn...................................................................................................6
4. Sử dụng vốn................................................................................................6
III. Công ty Bảo hiểm tại Việt Nam......................................................................6
B. QUỸ TRỢ CẤP HƯU TRÍ.................................................................................6
I. Khái niệm......................................................................................................6
II. Cách thức hoạt động......................................................................................7
III. Phân loại........................................................................................................7
IV. Lợi ích và hạn chế của quỹ trợ cấp hưu trí:...................................................8
V. Quỹ trợ cấp hưu trí ở Việt Nam.....................................................................8
PHÂN BIỆT GIỮA QUỸ MỞ VÀ QUỸ ĐÓNG...........................................................9
C. Tài liệu tham khảo..............................................................................................9

3
ĐỊNH CHẾ TIẾT KIỆM THEO HỢP ĐỒNG
Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng là những trung gian tài chính thu nhận vốn theo
định kỳ trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Bởi vì số tiền phải thanh toán
và thời gian đến hạn có thể dự đoán được khá chính xác nên các tổ chức tiết kiệm theo
hợp đồng có xu hướng đầu tư số vốn thu được vào các tài sản có tính lỏng thấp, đặc biệt
là các chứng khoán dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu hoặc các khoản vay trả góp mua bất
động sản.
Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng gồm có: công ty bảo hiểm và các quỹ trợ cấp hưu
trí.

A. CÔNG TY BẢO HIỂM:


I. Công ty bảo hiểm nhân thọ:
1. Ý nghĩa
Cung cấp sự bảo vệ tài chính cho bản thân người đóng phí hoặc thân nhân trước
những rủi ro về sinh mạng tỷ lệ với mức phí góp.
2. Phân loại
Hợp đồng bảo hiểm kỳ hạn
Bảo hiểm có thời hạn là bảo hiểm tạm thời, chỉ cung cấp bảo hiểm trong một thời hạn
nhất định và không tạo ra giá trị tiền mặt cho chủ hợp đồng. Phí bảo hiểm được trả chỉ đại
diện cho bảo hiểm, không phải tiết kiệm. Tuy nhiên, bảo hiểm có kỳ hạn rẻ hơn đáng kể
so với bảo hiểm trọn đời. Những người thích tự đầu tư tiền tiết kiệm của mình có thể sẽ
chọn bảo hiểm có kỳ hạn.
Hợp đồng bảo hiểm trọn đời
Bảo hiểm trọn đời bảo vệ chủ hợp đồng cho đến khi chết hoặc miễn là phí bảo hiểm
được thanh toán kịp thời. Ngoài ra, chính sách trọn đời cung cấp hình thức tiết kiệm cho
người mua bảo hiểm. Nó xây dựng một giá trị tiền mặt mà bên mua bảo hiểm được hưởng
ngay cả khi chính sách bị hủy bỏ.
3. Nguồn vốn
Các công ty bảo hiểm nhân thọ thu được nguồn vốn phần lớn từ phí bảo hiểm.  Ngoài
ra, nguồn vốn của các công ty bảo hiểm là từ:
- Các hợp đồng đầu tư bảo lãnh (thực chất là một dạng CDs có lãi suất cao)

4
- Thu nhập từ đầu tư
- Các tài khoản riêng biệt của các tổ chức, cá nhân, các quỹ trợ cấp hưu trí do
công ty quản lý dưới dạng ủy thác.
- Vốn chủ sở hữu: từ lợi nhuận giữ lại và phát hành cổ phiếu.
4. Sử dụng vốn
Đầu tư phí và tiền lãi bảo hiểm, do đặc điểm bồi thường nên Công ty bảo hiểm nhân
thọ thường có tỷ trọng đầu tư dài hạn cao. Thông thường, các Công ty này đầu tư vào:
- Chứng khoán chính phủ: vì tính an toàn và tính thanh khoản.
- Trái phiếu công ty: Là tài sản phổ biến nhất của các công ty bảo hiểm nhân
thọ. Mặc dù trái phiếu doanh nghiệp mang lại lợi suất cao hơn chứng khoán
chính phủ, nhưng chúng có mức độ rủi ro tín dụng cao hơn.
- Cổ phiếu công ty
- Cho vay thế chấp về thương mại, nông nghiệp, bất động sản: Các khoản thế
chấp này thường có nguồn gốc từ một tổ chức tài chính khác và sau đó được
bán cho các công ty bảo hiểm trên thị trường thứ cấp.
- Đầu tư bất động sản: Các công ty bảo hiểm chủ yếu cho thuê bất động sản với
mục đích thương mại.
- Cho vay ứng trước đối với người được bảo hiểm: Các công ty bảo hiểm
nhân thọ cho các chủ hợp đồng trọn đời vay một phần nhỏ quỹ (được gọi là các
khoản vay theo hợp đồng). Tỷ lệ lãi suất đôi khi là được đảm bảo trong một
khoảng thời gian xác định.
II. Công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn:
1. Ý nghĩa
Các công ty này cung cấp một hỗn hợp các hợp đồng bảo hiểm về thân thể, tài sản,
trách nhiệm dân sự và bảo vệ chống lại các sự kiện dẫn đến thiệt hại về kinh tế hoặc phi
kinh tế.
- Bảo hiểm tài sản bảo vệ doanh nghiệp và cá nhân khỏi tác động của rủi ro tài chính
liên quan đến quyền sở hữu tài sản, chẳng hạn như tòa nhà, ô tô và các tài sản khác.
- Bảo hiểm tai nạn bảo vệ các chủ hợp đồng khỏi các trách nhiệm pháp lý tiềm ẩn
gây tổn hại cho người khác do sản phẩm hỏng hoặc tai nạn.
2. Đặc điểm
- Chính sách thường kéo dài một năm hoặc ít hơn.
- Bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, từ bảo hiểm ô tô đến bảo hiểm trách nhiệm
kinh doanh.
5
- Đặc điểm tài chính cơ bản của các công ty này là rất khó dự đoán chính xác mức
và thời điểm bồi thường.  
- Phí bảo hiểm phản ánh khả năng thanh toán hợp đồng bảo hiểm và kích cỡ mức phí
cần thanh toán.
3. Nguồn vốn
Các công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn thu được nguồn vốn từ phí bảo hiểm và thu
nhập từ hoạt động đầu tư.
4. Sử dụng vốn
Do đặc điểm về tài chính nói trên, chiến lược đầu tư của các công ty này ưu tiên vào
đầu tư ngắn hạn và an toàn như tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính
quyền địa phương, trái phiếu của các công ty có độ an toàn cao.
III. Công ty Bảo hiểm tại Việt Nam
- Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ
- Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam
- Công ty TNHH Manulife
- Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam
- Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Hanwha Life Việt Nam
- Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam,… 

B. QUỸ TRỢ CẤP HƯU TRÍ


I. Khái niệm
Quỹ trợ cấp hưu trí là định chế tài chính về thỏa thuận dựa trên quy chế của Chính
phủ hoặc hợp đồng tư nhân hoặc cả hai hình thức này. Quỹ trợ cấp hưu trí cung cấp một
chương trình tiết kiệm cho các cá nhân dùng khi nghỉ hưu. 
- Người đóng góp: những người lao động, các chủ thuê lao động, chính phủ.
- Mục đích: Bảo vệ những người lao động trước những rủi ro về mất thu nhập
thường xuyên từ lao động do về hưu hoặc do những rủi ro khác dựa trên những
nguyên tắc chung của bảo hiểm.
- Đặc điểm
 Liên quan đến việc đầu tư vào một tài sản rất kém tính thanh khoản, đó là hợp
đồng về tiền hưu trí. Tài sản này không được đem sử dụng cho đến khi về hưu.
Hoạt động của các quỹ hưu trí không chỉ đảm bảo khoản thu nhập thường
xuyên ổn định cho những người về hưu mà còn góp phần lưu chuyển vốn nhàn
rỗi đến những nơi có nhu cầu về vốn.
6
 Tài sản của quỹ được tách rời khỏi doanh nghiệp tài trợ và không được thể hiện
trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, vì thế không bị đánh thuế thu
nhập.
 Chính sách miễn giảm thuế trên các kế hoạch hưu trí còn khuyến khích các
doanh nghiệp và các cá nhân tạo ra lá chắn thuế cho mình từ các quỹ hưu trí.
II. Cách thức hoạt động
Các chương trình lương hưu quy định những khoản đóng góp định kỳ của những
người tham gia vào chương trình trong thời gian họ còn đang làm việc để khi về hưu
họ sẽ được nhận tiền trợ cấp hưu trí (lương hưu) được trả một lần hoặc đều đặn theo
từng tháng cho đến khi chết. Sau đó các khoản tiền quỹ trợ cấp hưu trí thu được dùng
để đầu tư nhằm đạt được mức sinh lời nhất định trong khi vẫn đảm bảo an toàn cho
khoản vốn. Vì lượng tiền hưu và lãi suất phải trả hàng tháng hoặc hàng năm là một con
số hầu như được xác định trước và rất định kỳ, cho nên phần lớn vốn của quỹ được
xem như có thời gian rất chủ động và rất dài. Do vậy, các quỹ thường đầu tư vào chứng
khoán hoặc tài sản dài hạn để có lãi cao.
III. Phân loại
Căn cứ vào phương thức đóng góp và chi trả trợ cấp, các quỹ hưu trí được chia thành:
Các chương trình “đóng góp xác định” mức trợ cấp tương lai được xác định
bằng các khoản đóng góp trước đó cộng thu nhập đầu tư.
Các chương trình “trợ cấp xác định” mức trợ cấp tương lai được xác định
trước, không phụ thuộc hoặc phụ thuộc rất ít vào kết quả đóng góp và thu nhập
đầu tư trước đó. Nghĩa là số tiền người tham gia được hưởng khi về hưu được
xác định không căn cứ vào mức độ đóng góp mà vào thời gian làm việc và mức
lương của người đó. Các quỹ / chương trình này có thể được hình thành theo 2
phương thức: 
 Quỹ trợ cấp đầu tư: Các chương trình này chi trả lương hưu và thực hiện việc
đầu tư bằng nguồn vốn quỹ, được quản lý bởi Ngân hàng hoặc một Công ty
bảo hiểm nhân thọ hoặc một người quản lý chuyên nghiệp. 
 Quỹ trợ cấp công cộng: Quỹ trợ cấp công cộng phổ biến là Bảo hiểm xã hội.
Đây là Quỹ do Nhà nước thiết lập và quản lý. Bảo hiểm xã hội không chỉ chi
trả lương hưu mà cả chi phí khám chữa bệnh và trợ cấp mất sức lao động.
IV. Lợi ích và hạn chế của quỹ trợ cấp hưu trí:
Lợi ích
Có thể thấy, quỹ hưu trí có đầy đủ các đặc điểm của nhà đầu tư có tổ chức, bao gồm:
7
 Tập hợp rủi ro và cung cấp các giải pháp phòng ngừa rủi ro tốt hơn cho các nhà
đầu tư nhỏ lẻ.
 Lợi thế về đa dạng hóa đầu tư bằng cách nắm giữ nhiều loại tài sản khác nhau
(cả cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản khác), cả trong nước và nước ngoài.
 Thanh khoản tốt hơn, đồng thời giúp tăng cường thanh khoản cho thị trường.
 Khả năng thu nhận và xử lý thông tin tốt hơn so với các nhà đầu tư cá nhân,
nhỏ lẻ trên thị trường.
 Lợi thế quy mô nhỏ lượng vốn lớn, giao dịch lớn, do đó, chi phí cho mỗi nhà
đầu tư thấp hơn.
Với tư cách là nhà đầu tư có tổ chức, các quỹ hưu trí đang đóng vai trò ngày càng
quan trọng đối với sự phát triển của thị trường tài chính. Các quỹ hưu trí góp phần thúc
đẩy tính hiệu quả của thị trường bằng cách tác động vào cấu trúc của thị trường chứng
khoán do quỹ luôn có nhu cầu về thanh khoản và những giao dịch quy mô lớn. Ngược lại,
quỹ hưu trí cũng tạo thanh khoản cho thị trường thông qua các hoạt động giao dịch
thường xuyên với khối lượng lớn và bản chất phòng ngừa rủi ro của quỹ. Do đó, quỹ hưu
trí giúp tăng cường tính hiệu quả của thị trường, giảm chi phí vốn và giảm phụ thuộc vào
hệ thống ngân hàng trong việc tạo thanh khoản cho thị trường tài chính. Với việc tích lũy
tài sản dài hạn, các quỹ hưu trí có xu hướng đầu tư vào các tài sản kém thanh khoản và
dài hạn để có lợi nhuận cao hơn, góp phần tăng nguồn cung vốn dài hạn cho thị trường.
Hạn chế
Không đảm bảo mức sống đối với những người có thu nhập thấp và mức đóng góp
thấp.
V. Quỹ trợ cấp hưu trí ở Việt Nam
Hiện nay, quỹ hưu trí tại Việt Nam chưa phát triển mạnh, tuy nhiên có một quỹ rất lớn
đó là Bảo hiểm Xã hội. Đây có thể coi là trụ cột số 1 của hệ thống an sinh xã hội theo
chuẩn quốc tế.

PHÂN BIỆT GIỮA QUỸ MỞ VÀ QUỸ ĐÓNG


Điểm giống nhau: Cùng là quỹ đầu tư được xây dựng nhằm nhanh chóng mang lại
lợi nhuận cho các nhà đầu tư cũng như tăng tính chuyên nghiệp của hoạt động đầu
tư.
Điểm khác nhau: 

Quỹ mở Quỹ đóng

8
Thời gian Không giới hạn Có thời hạn
hoạt động
Không giới hạn, phụ thuộc vào Có giới hạn, huy động vốn một
Quy mô quỹ số lượng mua bán của nhà đầu lần duy nhất từ đóng góp của nhà
tư đầu tư (trừ trường hợp tăng vốn
trong thời gian hoạt động theo
điều lệ quỹ)

Tính thanh Tính thanh khoản cao nhờ vào Không được phép bán lại cho
khoản việc được phép mua bán chứng công ty quản lý quỹ nhưng có thể
chỉ quỹ trực tiếp với công ty giao dịch trên thị trường chứng
quản lý quỹ khoán

Biến động Biến động giá thấp so với Biến động giá cao so với NAV-
giá NAV- giá trị tài sản ròng giá trị tài sản ròng

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Slide và giáo trình Thị trường và các định chế tài chính
- http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/vai-tro-cua-quy-huu-tri-doi-voi-thi-truong-
chung-khoan-va-he-thong-huu-tri-da-tru-cot-56891.html

You might also like