You are on page 1of 4

ĐỀ MINH HỌA KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2021

Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa Học


SỐ 14 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; O=16; S=32; F=19; Cl=35,5; Br=80; I=127; N=14; P=31;
C=12; Si=28; Li=7; Na=23; K=39; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Sr=88; Al=27;Fe=56, Cu=64; Pb=207; Ag=108.

Câu 1: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+;
Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+ trong dung dịch là:
A. Mg, Cu, Cu2+. B. Mg, Fe2+, Ag. C. Mg, Fe, Cu. D. Fe, Cu, Ag+.
Câu 2: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư;
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2;
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng;
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư;
(e) Nhiệt phân AgNO3;
(g) Đốt FeS2 trong không khí;
(h) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ;
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 3: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Thép có hàm lượng Fe cao hơn gang. B. Crom còn được dùng để mạ thép.
C. Gang và thép đều là hợp kim. D. Sắt là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất.
Câu 4: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra
gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
A. Muối ăn. B. Cồn. C. Xút. D. Giấm ăn.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cr2O3 là oxit lưỡng tính, không tan trong dung dịch axit loãng, kiềm loãng.
B. CrO3 tan dễ trong nước, tác dụng dễ dàng với dung dịch kiềm loãng.
C. Do Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính nên Cr tác dụng được với dung dịch NaOH đặc.
D. CrO là oxit bazơ, tan dễ dàng trong dung dịch axit.
Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng sau: Al  X  Y  AlCl3. X, Y có thể lần lượt là cặp chất nào sau đây?
A. Al2(SO4)3, Al2O3. B. Al(OH)3, Al(NO3)3. C. Al2(SO4)3, Al(OH)3. D. Al(OH)3, Al2O3.
Câu 7: Điện trở đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện. Điện trở càng lớn thì khả năng dẫn điện
của kim loại càng giảm. Cho 4 kim loại X, Y, Z, T ngẫu nhiên tương ứng với Ag, Al, Fe, Cu. Cho
bảng giá trị điện trở của các kim loại như sau:
Kim loại
X Y Z T
Điện trở (Ωm) 2,82.10-8 1,72.10-8 1,00.10-7 1,59.10-8

Y là kim loại nào trong các kim loại dưới đây?


A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Al.
Câu 8: Tính bazơ của các hiđroxit được xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là
A. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2. B. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.
C. Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3. D. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH.
Câu 9: Dung dịch saccarozơ tinh khiết không có tính khử, nhưng khi đun nóng với H 2SO4 loãng lại có phản
ứng tráng gương, đó là do
A. đã có sự thủy phân saccarozơ tạo ra glucozơ và fructozơ chúng đều tráng gương được trong môi trường
bazơ.
B. đã có sự tạo thành anđehit sau phản ứng.
C. Saccarozơ tráng gương được trong môi trường axit.
D. đã có sự thủy phân tạo chỉ tạo ra glucozơ.
Câu 10: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Trang 1/4 - Mã đề thi 357
Mẫu Thuốc thử Hiện tượng
thửX Dung dịch I2 Có màu xanh tím
Y Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím
Z Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng
T dư,Nước
đun nóng
Br Kết tủa trắng
2

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:


A. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin. B. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ.
C. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ. D. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin.
Câu 11: Tên thường của các amino axit xuất phát từ tên của axit cacboxylic tương ứng có thêm tiếp đầu ngữ
amino và số (2, 3,……) hoặc chữ cái hi lạp (α, β, γ…) chỉ vị trí nhóm NH 2 trong mạch. Tên gọi của axit ε –
aminocaproic theo danh pháp IUPAC là
A. 5 - maninopentanoic. B. 6 - aminoheptanoic. C. 6 - aminohexanoic. D. 5 - aminoheptanoic.
Câu 12: Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch
A. HNO3. B. Fe2(SO4)3. C. HCl. D. NaOH.
Câu 13: Trường hợp nào sau đây không xảy ra sự ăn mòn điện hoá?
A. Nhúng thanh Zn trong dung dịch H2SO4 có nhỏ vài giọt CuSO4.
B. Sự gỉ của gang trong không khí ẩm.
C. Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển.
D. Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4.
Câu 14: Thủy phân hoàn toàn
H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH thu được bao nhiêu loại
α-amino axit khác nhau?
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 15: Cho ba dung dịch chưa ba chất: CH 3NH2 (X), H2NC3H5(COOH)2 (Y) và H2NCH2COOH (Z) đều có
nồng độ 0,1M. Thứ tự sắp xếp ba dung dịch trên theo chiều tăng dần độ pH là
A. (Z) < (X) < (Y). B. (Y) < (Z) < (X). C. (Y) < (X) < (Z). D. (X) < (Y) < (Z).
Câu 16: Cho từ từ tới dư dung dịch chất X vào dung dịch AlCl3, thu được kết tủa keo trắng. Chất X là
A. KOH. B. HCl. C. NH3. D. NaOH.
Câu 17: Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch
A. HCl. B. H2SO4 loãng. C. HNO3 loãng. D. KOH.
Câu 18: Hỗn hợp bột (chứa 2 chất có cùng số mol) nào sau đây không tan hết khi cho vào lượng dư dung dịch
H2SO4 (loãng nóng, không có oxi)?
A. FeCl2 và Cu. B. KNO3 và Cu. C. Fe3O4 và Cu. D. Fe và Zn.
Câu 19: Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Tinh bột và xenlulozơ thuộc nhóm polisaccarit.
B. Tơ nilon-6,6 được cấu tạo bởi 4 nguyên tố hóa học.
C. Phenol (C6H5OH) và anilin không làm đổi màu quỳ tím.
D. Isoamyl axetat có mùi dứa.
Câu 20: Etyl axetat không tác dụng với
A. H2 (xúc tác Ni, nung nóng). B. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).
C. O2, to. D. dung dịch Ba(OH)2 (đun nóng).
Câu 21: Cho hình vẽ biểu diễn thí nghiệm của oxi với Fe. Điền tên đúng cho các kí hiệu 1, 2, 3 đã cho

A. 1: mẫu than; 2: khí oxi; 3: lớp nước. B. 1: khí oxi; 2: dây sắt; 3: lớp nước.
C. 1: lớp nước; 2: khí oxi; 3: dây sắt. D. 1: dây sắt; 2: khí oxi; 3: lớp nước.

Trang 2/4 - Mã đề thi 357


Câu 22: Polime nào sau đây là tơ nhân tạo?
A. tơ olon. B. tơ capron. C. tơ tằm. D. tơ axetat.
Câu 23: Hỗn hợp gồm phenyl axetat và metyl axetat có khối lượng 7,04 gam thủy phân trong NaOH dư, sau
phản ứng thu được 9,22 gam hỗn hợp muối. Thành phần phần trăm theo khối lượng của phenyl axetat trong
hỗn hợp ban đầu là
A. 57,95%. B. 53,65%. C. 64,53%. D. 42,05%.
Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm Fe aOb và Cu bằng dung dịch H 2SO4 đặc nóng (dư).
Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp
muối sunfat. Công thức của oxit sắt là
A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeO hoặc Fe3O4.
Câu 25: Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức Y và Z hơn kém nhau một nhóm -CH 2- Cho 6,6 gam hỗn hợp X tác
dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 7,4 gam hỗn hợp 2 muối. Công thức cấu tạo chính xác
của Y và Z là
A. CH3COOC2H5 và CH3COOCH3. B. CH3COOCH=CH2 và HCOOCH=CH2.
C. HCOOCH3 và CH3COOCH3. D. CH3COOC2H5 và HCOOC2H5.
Câu 26: Hỗn hợp (X) gồm hai amin đơn chức. Cho 1,52 gam X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl thu
được 2,98 gam muối. Tổng số mol hai amin và nồng độ mol/l của dung dịch HCl là:
A. 0,06 mol và 0,3M. B. 0,04 mol và 0,3M. C. 0,02 mol và 0,1M. D. 0,04 mol và 0,2M.
Câu 27: Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(a) X + 2NaOH  X1 + X2 + H2O (b) X1 + H2SO4  X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4  nilon-6,6 + 2nH2O (d) 2X2 + X3  X5 + 2H2O
Phân tử khối của X5 là
A. 198. B. 216. C. 202. D. 174.
Câu 28: Cho 4,8 gam Mg tác dụng với HNO 3 dư, thu được 2,24 lít NO (đktc) và dung dịch X. Khối lượng
muối thu được trong X là
A. 34,5 gam. B. 29,6 gam. C. 22,2 gam. D. 30,6 gam.
Câu 29: X có công thức phân tử là C3H10N2O2. Cho 10,6 gam X phản ứng với mô ̣t lượng vừa đủ dung dịch
NaOH đun nóng, thu được 9,7 gam muối khan và khí Y bâ ̣c 1 làm xanh quỳ ẩm. Công thức cấu tạo của X là
A. NH2COONH2(CH3)2. B. NH2CH2CH2COONH4.
C. NH2CH2COONH3CH3. D. NH2COONH3CH2CH3.
Câu 30: Khử glucozơ bằng H2 để tạo sobitol. Khối lượng glucozơ dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu
suất 80% là bao nhiêu?
A. 2,25 gam. B. 22,5 gam. C. 1,44 gam. D. 14,4 gam.
Câu 31: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X chứa 41,575 gam gồm các chất HCl, MgCl 2, AlCl3. Tiến
trình phản ứng được biểu diễn bởi đồ thị sau:

Giá trị của a là


A. 0,15. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,35.
Câu 32: Điện phân nóng chảy hoàn toàn 5,96 gam MCln, thu được 0,04 mol Cl2. Kim loại M là
A. K. B. Na. C. Ca. D. Mg.
Câu 33: Dung dịch X chứa 0,01 mol Fe(NO3)3 và 0,15 mol HCl có khả năng hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu
kim loại (Biết NO là sản phẩm khử duy nhất) ?
A. 2,88 gam. B. 3,2 gam. C. 5,12 gam. D. 3,92 gam.

Trang 3/4 - Mã đề thi 357


Câu 34: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C 5H6O4. X tác dụng với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ
mol 1 : 2, tạo ra muối của axit no Y và ancol Z. Dẫn Z qua CuO nung nóng, thu được anđehit T có phản ứng
tráng bạc, tạo ra Ag theo tỉ lệ mol 1 : 4. Biết Y không có đồng phân nào khác. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Axit Y có tham gia phản ứng tráng bạc.
B. Ancol Z không hoà tan Cu(OH)2 để tạo dung dịch màu xanh.
C. Ancol Z không no có 1 liên kết C=C.
D. Anđehit T là chất đầu tiên trong dãy đồng đẳng.
Câu 35: Hỗn hợp Z gồm 2 este X và Y tạo bởi cùng 1 ancol và 2 axit cacboxylic đồng đẳng kế tiếp (M X < MY).
Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần dùng 6,16 lít O 2 (đktc), thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Giá trị
của m là
A. 6,7. B. 12,1. C. 5,6. D. 13,2.
Câu 36: Hoà tan hoàn toàn 1,02 gam Al2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được khối lượng muối là
A. 3,42 gam. B. 6,84 gam. C. 5,81 gam. D. 5,13gam.
Câu 37: Cho a gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Fe3O4, Cu vào dung dịch HCl dư thấy có 1 mol axit phản ứng và
còn lại 0,256a gam chất rắn không tan. Mặt khác, khử hoàn toàn a gam hỗn hợp X bằng H 2 dư, thu được 42
gam chất rắn. Tính phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp X?
A. 25,6%. B. 50%. C. 32%. D. 44,8%.
Câu 38: X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no chứa một liên kết C = C và có tồn
tại đồng phân hình học). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua
dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng
21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm
2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp F là
A. 9,72 gam. B. 8,10 gam. C. 4,68 gam. D. 8,64 gam.
Câu 39: Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ với
dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 2 khí (đều làm xanh quỳ
tím tẩm nước cất). Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m có thể là
A. 12,5. B. 14,7. C. 11,8. D. 10,6.
Câu 40: Hòa tan hết m gam hỗn hợp M chứa Mg, MgCO 3 và FeCO3 trong dung dịch HCl loãng dư, thu được
hỗn hợp khí X và dung dịch chứa các chất tan có cùng nồng độ mol. Mặt khác, m gam hỗn hợp trên phản ứng
hoàn toàn với dung dịch chứa 1,02 mol HNO 3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và 5,6 lít (đktc) hỗn
hợp khí Z gồm 2 khí có tỉ khối so với H 2 bằng 22. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được (2m + 17,8) gam
muối khan. Giá trị m là
A. 54,0. B. 27,0. C. 39,15. D. 40,5.

----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi 357

You might also like