You are on page 1of 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài


Ngành in ở nước ta liên tục tăng trưởng trong những năm trở lại đây. Hiện
nay, ở nước ta có hơn 2000 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh liên quan đến
lĩnh vực in ấn, công nghệ in offset chiếm tỷ trọng cao trong lĩnh vực in văn hoá
phẩm và bao bì (Cục Xuất bản, In và Phát hành). Công nghệ in offset là một
lĩnh vực phát triển mạnh mẽ, chiếm một thị phần rất lớn ở nước ta. Trong số
lượng máy in offset đang được sử dụng tại các doanh nghiệp ở nước ta thì có
tới 90% là máy in offset tờ rời được sử dụng trong in các văn hoá phẩm và bao
bì, 10% còn lại là máy in offset cuộn chủ yếu dùng cho việc phát hành báo.
Theo một thống kê khác của Cục Xuất bản, In và Phát hành, số lượng cơ sở in
tăng đều mỗi năm từ 5% - 7%. Riêng năm 2020, doanh thu toàn ngành in vẫn
duy trì ở con số trên 94.000 tỉ đồng. Các cơ sở, doanh nghiê ̣p in cũng đang áp
dụng công nghệ, thiết bị in lớn với quy mô đầu tư hiện đại hơn, đáp ứng nhu
cầu in trong nước và in gia công cho nước ngoài với chất lượng ngày càng cao.
Mă ̣t khác, ngành in Việt Nam cơ bản đã tiếp cận được các máy móc, thiết bị in
hiện đại của thế giới trong tất cả các công đoạn sản xuất in với mức độ tự động
hóa cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Bao bì là lĩnh vực đòi hỏi cao về tính thẩm mỹ, chất lượng sản phẩm và đặc
biệt là sự giống nhau về màu sắc giữa các sản phẩm. Muốn đạt được điều đó
các doanh nghiệp in thường chú trọng đến việc nâng cao trình độ nhân lực, xây
dựng quy trình sản xuất hiện đại, áp dụng các giải pháp về quản lý chất lượng
trong in ấn, … Nhìn chung các giải pháp trên đều nhằm mục đích giảm chi phí
sản xuất, nâng cao chất lượng tờ in và đạt sản lượng tốt nhất. Nhưng các doanh
nghiệp lại không biết rằng trang thiết bị in, đặc biệt là máy in đóng vai trò rất
quan trọng trong việc ổn định năng suất và chất lượng của sản phẩm in.
Hiện nay rất ít doanh nghiệp in ở Việt Nam chú trọng đến việc bảo trì, bảo
dưỡng hay hiệu chỉnh máy in theo định kỳ. Các doanh nghiệp thường đợi các
máy in hư hỏng đến mức không thể sản xuất ra các sản phẩm in thì mới tiến
hành sửa chữa, hư hỏng đến đâu thì sửa đến đấy. Từ cách làm này dẫn đến các
máy in được sử dụng lâu năm không được hiệu chỉnh, bảo trì theo định kỳ, dẫn
đến thường xuyên xảy ra các sự cố máy móc ngoài mong muốn làm mất đi tính
ổn định của máy in, giảm năng suất cũng như chất lượng tờ in ngày càng giảm.
Để đảm bảo tính ổn định khi in cần thực hiện các bước sau: Xây dựng một
quy trình công đoạn sản xuất in từ chế bản tới in, thành phẩm; Văn bản hóa tất
cả các tiêu chuẩn trong in và kiểm tra kiểm soát liên tục các thông số của từng
công đoạn, từng tác vụ sản xuất in, xác định tiêu chuẩn chất lượng in và sai số
cho phép. Bảo đảm tất cả các thiết bị in, và các thiết bị phụ trợ đều phải ổn định
và được hiệu chỉnh định kì và chứng nhận hàng năm; Thiết lập hệ thống kiểm
tra QC và kiểm soát QA chất lượng đối với tất cả các nhà cung cấp vật tư, vật
liệu; Thiết lập tất cả các thông số kỹ thuật liên quan đến công việc in (tram, giá
trị màu, loại vật liệu, thông số máy in). Việc thực hiện các bước trên sẽ giúp
cho các nhà in dễ dàng tiêu chuẩn hóa quá trình sản xuất, dễ dàng kiểm tra
được các yếu tố trong quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm và
đảm bảo luôn có khả năng lặp lại kết quả in.
Trong đó xây dựng tiêu chuẩn về trang biết bị máy móc đóng vai trò quan
trọng. Việc bảo dưỡng và bảo trì, hiệu chỉnh máy in nhằm duy trì tính ổn định
và giúp cho tối ưu hoá khả năng in của thiết bị. Khi tiến hành tạo ICC profile
cho một máy in là chúng ta đang mô tả không gian màu lớn nhất mà thiết bị có
thể tái tạo được. Chính vì thế để bảo đảm không gian màu của máy in chính
xác, máy in ở trạng thái tối ưu, phải có một kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng định
kì. Hiệu chỉnh máy đúng quy trình của nhà sản xuất. Đối với máy in offset việc
cân chỉnh lô mực, khóa mực, vị trí – áp lực lô thường phải được tiến hành một
cách định kì và theo đúng thông số kỹ thuật của nhà sản xuất yêu cầu.
Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ Phần In Cần Thơ, nhóm nhận thấy
rằng công ty vẫn chưa chú trọng về việc thực hiện đúng quy trình hiệu chỉnh
các máy in trong các nhà máy. Trong đó có máy in Komori Lithrone 528 tại
nhà máy bao bì được sử dụng lâu năm và ít khi được hiệu chỉnh dẫn đến việc
máy in thường xuyên xảy ra các sự cố, buộc phải dừng máy để sửa chữa, chất
lượng tờ in thấp, hệ thống lô trục bị ăn mòn dẫn đến việc tờ in không đều màu,
… Vì vậy nhóm quyết định tiến hành hiệu chỉnh máy in offset tờ rời Komori
Lithrone 528.
Ngoài việc hiệu chỉnh, duy trì tính ổn định của máy in Komori Lithrone 528
tại Công ty cổ Phần In Tổng Hợp Cần Thơ, nhóm còn thiết lập thêm hệ thống
điều khiển tự động KMS V4, nhằm tự động hoá máy in này để nâng cao năng
suất và chất lượng tờ in. Việc tự động hoá trong quá trình sản xuất có nhiều
công dụng như sau:
- Việc canh chỉnh độ dày lớp mực và màu sắc bài in nhanh chóng và giảm
phế phẩm nhờ sử dụng các dữ liệu về độ mở phím mực, tỉ lệ cấp mực, cấp ẩm.
Giúp cho việc đạt cân bằng mực nước nhanh chóng và luôn giữ ổn định. Đây là
yếu tốt quan trọng trong in offset mà người vận hành máy in cần phải đảm bảo
để tờ in đạt chất lượng tốt.
- Việc thiết lập áp lực in trở nên chuẩn xác hơn nhờ vào dữ liệu đầu vào
đặt trước theo từng loại giấy in.
- Lượng mực cung cấp ổn định và chính xác nhờ vào dữ liệu phân tích bài
in, giúp cho tờ in đủ mực đảm bảo đạt chất lượng về độ dày lớp mực.
- Nồng độ, nhiệt độ và độ pH của dung dịch cấp ẩm luôn được giữ ở mức
ổn định. Điều này sẽ giúp cho việc in sản lượng đạt chất lượng tối đa. Vì khi in
sản lượng máy in sẽ bị nóng lên là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến nồng
độ và nhiệt độ của dung dịch làm ẩm, là tác nhân gây ra hiện tượng mất cân
bằng mực nước.
- Chất lượng sau nhiều lần tái bản tương đồng với nhau.
- Đáp ứng được những yêu cầu khắc khe từ khác hàng khó tính
 Thấy được tầm quan trọng của tính ổn định đối với việc quản lý màu sắc
và chất lượng sản phẩm in, cũng như những lợi ích mà tự động hoá mang lại
trong in ấn. Việc đảm bảo cho máy in hoạt động ổn sẽ giúp cho người vận hành
dễ dàng tiêu chuẩn hoá tờ in trong quá trình sản xuất. Vì thế nhóm quyết định
thực hiện, xây dựng đề tài: “Hiệu chỉnh máy in offset tờ rời Komori Lithrone
528 và thiết lập hệ thống điều khiển tự động KMS V4” tại Công ty Cổ phần In
Tổng hợp Cần Thơ. Để nghiên cứu quy trình kiểm tra và hiệu chỉnh máy in
Komori Lithrone 528 và thiết lập hệ thống điều khiển tự động cho máy in này.
Phân tích lợi ích mang lại sao khi hiệu chỉnh máy in Komori Lithrone 528 giúp
doanh nghiệp nhận thấy rằng tầm quan trọng của việc hiệu chỉnh giúp cho máy
in hoạt động ổn định.
PHẦN NỘI DỤNG
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. In offset
1.2. Một số hệ thống điều khiển tự động ….
2.4.1 Tự động hoá trong in offste là gì?
Tự động hoá trong in offset là sử dụng các hệ thống điều khiển tự động để
vận hành máy in, giảm thiểu sự can thiệp của sức người. Với sự phát triển của
nền công nghiệp hiện đại, các máy in offset ngày nay đa số điều được điều
khiển tự động như: lên kẽm tự động hoặc bán tự động, điều chỉnh độ mở của
các phím mực tự động, kiểm soát nồng độ và nhiệt độ dung dịch làm ẩm tự
động, … Những hệ thống này giúp cho việc chuẩn bị máy nhanh chóng và
thuận tiện, giúp tối ưu hoá khả năng hoạt động của máy in, giảm thiểu sự sai
sót trong quá trình vận hành, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra
các hãng sản xuất máy in còn phát triển thêm các phần mềm và hệ thống điều
khiển tự động để tích hợp thêm cho máy in để cải thiện năng suất cho máy.
Phần mềm PCC của Komori hay PrepressInterface của Heidelberg tạo ra file
dữ liệu độ mở phím mực tự động giúp cho việc canh chỉnh màu sắc của máy in
nhanh chóng hơn. Hệ thống điều khiển tự động KMS, KHS - AI của Komori
được tích hợp vào máy in để kiểm soát máy in, giảm được thời gian chuẩn bị
máy và tiết kiệm được vật tư in.

1.1. Điều kiện để sử dụng hệ thống điều khiển tự động KMS V4

 Điều kiện cần


- Điều kiện là các máy có chức năng PCC (PQC CIP Communicator) để
chuyển đổi các file .ppf ( hoặc CMYK- tif) thành các giá trị ink key nạp vào
PQC.
- Có khả năng tạo ra file .ppf chuẩn CIP3. Tối thiểu thì cũng phải tạo ra
được file tif CMYK 50 dpi từ dữ liệu ghi kẽm. Trên thị trường hiện đang phổ
biến phần mềm Autocip chuyển đổi các file TIFF-B ghi kẽm thành .ppf cho các
máy in có CIP3 đọc được. Trong trường hợp này ta có thể tạo cip3 trực tiếp từ
các file ghi kẽm mà không cần phải mua các option đắt tiền cip3 của RIP.
 Điều kiện đủ :
- Máy in được cân chính đúng thông số : Áp lực lô mực , lô chà, lô nước
, bọc ống tiêu chuẩn, căng cao su . Thực tế các thông số này cũng như việc cân
chỉnh máy thường bị bỏ qua và không chú trọng . Một ví dụ tiêu biểu là bọc
ống cao su thường dùng giấy in chứ không phải tấm lót chuyên dụng để bọc
ống.
- Thực hiện "0" inkkey . Đây là một thao tác rất hiếm khi được người
thợ in thực hiện một cách có hệ thống , theo khuyến cáo của Komori chúng ta
phải thực hiện tối thiểu hàng tháng.
1.2. Thiết lập phần mềm KMS V4
1.2.1. Các tính năng của hệ thống điều kiển KMS V4

KMS là phầm mềm được Komori phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu in ấn
đa dạng, giúp người thợ in dễ dàng vận hành máy và tạo ra sản phẩm in đạt
chuẩn chất lượng dễ dàng hơn và nhanh hơn. KMS giúp rút ngắn thời gian
chuẩn bị, cắt giảm lãng phí giấy và thời gian in ấn đến mức tối đa nhưng vẫn
duy trì tốt chất lượng và năng suất cao. KMS giúp quản lý việc in ấn tại máy in
và hỗ trợ kiểm soát chất lượng tờ in trong suốt quá trình vận hành máy. Các
tính năng của KMS như:
- Được dùng để quản lý các dữ liệu đặt trước về tỉ lệ độ mở của các phím
mực, tỉ lệ cấp mực, cấp ẩm, kích thước tờ in, độ dày giấy, …. Tại đây trong quá
trình chuẩn bị máy trước in, người vận hành sẽ kiểm tra dữ liệu đặt trước và
chỉnh sửa nếu cần hoặc thiết lập mới theo lệnh in nếu không có dữ liệu đặc
trước. Nhiệm vụ của KMS sẽ lưu trữ các thông tin này và chuyển xuống bàn
điều khiển và kiểm soát chúng trong suốt quá trình vận hành. Các dữ liệu sau
khi được chuyển xuống bàn điều khiển sẽ được tiếp nhận và thiết lập cùng lúc
thay vì người thợ in phải tự tay thiết lập tuần tự, điều này giúp rút ngắn thời
gian chuẩn bị và mang lại độ chính xác cao hơn vì các dữ liệu này đã được tính
toán và số hoá bằng phần mềm chuyên dụng PCC. Trong quá trình vận hành,
KMS sẽ kiểm soát các thông số về độ mở phím mực, tỉ lệ cấp mực, cấp ẩm và
áp lực in, …. Theo đúng dữ liệu đặt trước, giúp cho tỉ lệ mực nước được cân
bằng, máy in hoạt động ổn định và áp lực in đạt chuẩn, tránh được tình trạng
GTTT quá cao trên tờ in.
- KMS Giúp kiểm soát trạng thái hoạt động của máy in và cập nhật ghi lại
dữ liệu sau mỗi phút. KMS có khả năng điều khiển bộ đếm tờ in tốt tự động,
khi số tờ in tốt bằng với tổng số lượng khách hàng yêu cầu và lượng bù hao thì
hệ thống sẽ thông báo và tự động dừng máy in. Ngoài ra KMS còn báo cáo tốc
độ in hiện tại và kiểm soát giữ cho tốt độ này ổn định.
- KMS vô cùng hiệu quả và thiết thực trong việc bảo trì và bảo dưỡng
máy in. Tính năng này sẽ ghi lại công việc bảo trì được thực hiện trước đó,
kiểm soát máy in và cảnh báo vị trí cụ thể cho người vận hành khi cần bảo trì.
Tính năng này sẽ giúp cho việc bảo trì máy in đúng lúc, giúp duy trì tính hoạt
động ổn định của máy in.
- Theo dõi trạng thái hoạt động của máy in. Bất kỳ lỗi hoạt động nào xảy
ra ở hệ thống máy in đều sẽ được tự động ghi lại kèm với thời gian xảy ra sự cố
đó. Điều này sẽ giúp cho người vận hành trong việc phát hiện ra lỗi ở hệ thống
máy in, xác định được vị trí cụ thể và dễ dàng giúp người vận hành nhanh
chóng sửa chữa khắc phục lỗi.
- Ngoài ra KMS có thể điều khiển máy in lên kẽm bán tự động với một
thao tác bấm, việc còn lại của người vận hành là hỗ trợ máy in trong quá trình
lấy kẽm cũ ra và lắp kẽm mới vào, còn các thao tác canh chỉnh và căng bản
kẽm máy sẽ tự động thực hiện. Hơn thế nữa KMS còn có thể điều khiển máy in
trong việc rửa máy, người vận hành chỉ cần nhấn nút thì hệ thống sẽ tự động
thao tác điều khiển việc rửa máy đền khi sạch thì dừng lại.

1.2.2. Giao diện chính của hệ thống điều khiển KMS V4


1.1. Giao diện chính của phần mềm KMS V4
Giao diện menu chính

1 Menu chính (Thanh menu) Được sử dụng để chọn menu.


2 Hiển thị trạng thái hoạt động Hiển thị tên của thao tác hiện được chọn.
3 Hiển thị cảnh báo/lỗi Biểu tượng được hiển thị khi cảnh báo
được đưa ra hoặc lỗi xảy ra.
4 Tổng số bản sao Hiển thị tổng số trang tính được cung
cấp.
5 Bản sao tốt Hiển thị tổng số bản sao tốt.
6 Hiển thị ngày và giờ Hiển thị ngày và giờ hiện tại.
7 Menu phụ (Tab) Được sử dụng để chọn các menu phụ.
8 Thanh trạng thái Thuật ngữ chung cho thanh hiển thị từ
mục 2 đến 6 ở trên.

1.2. Các tính năng trên thanh menu chính:

Thanh menu chính


Menu Sơ lược Menu
Hiển thị lịch trình làm việc và thông tin Job.
Có khả năng kiểm soát thống nhất dữ liệu Job, chẳng hạn như gửi
Job
thông tin công việc đến PQC và lưu trữ thông tin Job để in lại trong
tương lai.
Báo cáo Đăng ký trạng thái vâ ̣n hành cho từng Job, ca làm việc, ngày và
tháng (bản sao tốt/thay đổi công việc/chuẩn bị/cản trở) và hiển thị
(report) thông tin này bằng đồ họa. Cũng hiển thị hiệu quả sản xuất và tốc độ
vâ ̣n hành.
Bảo trì Một chức năng thuận tiện ghi lại và hiển thị thời gian máy in đã được
(Mainte sử dụng kể từ lần bảo trì cuối cùng để cho người vận hành biết khi
nance) nào nên thay đổi các thành phần, bôi trơn, v.v.
Ghi lại bất kỳ lỗi nào xảy ra trong quá trình làm việc và hiển thị chi
Lỗi tiết của từng lỗi, ngày và giờ xảy ra lỗi và số lần xảy ra lỗi. Báo cáo
(Error lỗi trình bày một hiển thị đồ họa về tần suất của từng loại lỗi để giúp
người vận hành thực hiện hành động thích hợp.
Đăng ký và hiển thị các file ở định dạng file WINDOWS HELP và
định dạng HTML chuẩn.
AMR Thực hiện make-ready mô ̣t cách tự đô ̣ng theo như cài đặt.
Tạo một bản copy cứng của màn hình KMS.
Hiển thị bảng tất cả các chức năng KMS. Khi một nút chức năng
được chọn, hệ thống sẽ đi đến chức năng đó.

1.2.3. Quản lý màu của KMS V4

Chương 2: Quy trình sử dụng hệ thống điều khiển tự động KMS V4


2.1. Thiết lập hệ thống điều khiển tự động KMS V4
2.2.1. Thiết lập và chỉnh sửa dữ liệu in
2.2.2. Thiết lập vận hành máy in
2.2. Chuyển dữ liệu in xuống PQC
2.2.1. Chuyển dữ liệu in mới xuống PQC
2.2.2. Chuyển dữ liệu in lại xuống PQC
2.3. Lưu trữ dữ liệu in
2.3.1. Lưu dữ liệu in dưới dạng dữ liệu in lại
2.3.2. Khi lưu dữ liệu in được nhập trực tiếp vào PQC từ thẻ từ, đĩa mềm
Chương 3: Một số tính năng chính hệ thống điều khiển tự động KMS V4
3.1. Tính năng báo cáo
3.1.1. Chức năng
3.1.2. Cách thiết lập
3.2. Tính năng bảo trì
3.2.1. Chức năng
3.2.2. Cách thiết lập
3.3. Tính năng AMR
3.3.1. Chức năng
3.3.2. Cách thiết lập
PHẦN KẾT LUẬN
1. Quy trình vận hành chung của hệ thống điều khiển tự động KMS V4
2. Đánh giá ưu điểm và những điểm còn hạn chế của hệ thống điều khiển tự động
KMS V4
3. Quy trình vận hành KMS V4 trên một bài in cụ thể

TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like