You are on page 1of 27

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


------

BẢN THẢO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CHO


DÒNG SẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN HẢO HẢO CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2020-2021

Ngành : Marketing
Chuyên ngành : Quản trị marketing
Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện : Phạm Quang Huy
MSSV : 2021008447 Lớp : CLC20DMA05
Giảng viên hướng dẫn : Ths Ngô Minh Trang

TP Hồ Chí Minh, năm 2021


Chương 1: Tổng quan về đề tài
1.1 Lý do chọn đề tài
Năm 2020, Việt Nam là quốc gia có lượng tiêu thụ mì ăn liền cao thứ 3 thế giới, sau Trung
Quốc(Hong Kong) và Indonesia. Tổng lượng tiêu thụ mì ăn liền của Việt Nam đạt con số 7
tỷ gói trong năm 2021, tăng 29,47% so với năm 2019.
Tính theo bình quân đầu người, Việt Nam đứng thứ hai thế với lượng tiêu thụ hơn 72 gói
mỳ/đầu người một năm, chỉ xếp sau Hàn Quốc. Cao gấp rưỡi Thái Lan, Nhật Bản,
Indonesia, Philippines và gấp đôi Trung Quốc, gấp ba so với Mỹ. Còn nếu tính về tỷ lệ tăng
trưởng, trong năm 2020, người Việt Nam đứng đầu thế giới về tỷ lệ người dân tăng ăn mì,
mức tăng trưởng gần 30%.
Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã khiến các quốc gia phải sử dụng biện pháp đóng
cửa biên giới và giãn cách xã hội.Xu hướng tiêu dùng, làm việc tại nhà trở thành một xu
hướng đang được áp dụng và có thể kéo dài trong tương lai. Nhu cầu tiêu dùng , ăn uống
theo đó cũng thay đổi khi người dân quen dần với việc ít ra đường hơn kể cả khi dịch bệnh
được kiểm soát. Đại đa số người tiêu dùng Việt chuyển sang mua lương thực dự trữ và tự
chuẩn bị bữa ăn của mình tại nhà trong thời gian dài. Do đó, nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền
cũng tăng cao, do các yếu tố về sự tiện lợi, dễ chế biến, đa dạng về hương vị, đa dạng sự
chọn lựa và giá cả phù hợp với mọi tầng lớp người tiêu dùng.
Hiện tại, tại Việt Nam có khoảng 50 công ty sản xuất mỳ ăn liền, bao gồm các doanh nghiệp
trong và ngoài nước. Trong đó, các ông lớn giàu sức cạnh tranh phải kể đến là: ACECOOK
(mì Hảo Hảo), MASAN (mì Omachi, Kokomi), ASIA FOOD (mì Gấu Đỏ), UNIBEN (mì 3
Miền), VINFON (mì Vifon, phở Vifon) và một huyền thoại lâu đời của Việt Nam -
COLUSA MILIKET. Tuy nhiên, phần lớn khoảng 70% thị phần thuộc về ACECOOK,
MASAN và ASIA FOOD. Trung bình cứ 2 ngày lại có một sản phẩm mì ăn liền được ra đời
với giá cả, bao bì, hương vị…đánh vào nhiều phân khúc khác nhau. Sản phẩm thì ngày càng
được các nhãn hiệu sản xuất đa dạng và bắt mắt. Với thị trường vô cùng màu mỡ cùng với
xu hướng của người người dân ngày càng ưa chuộng tiêu dùng tại nhà đã mở ra một cuộc
chiến vô cùng khắc nghiệt đối với thị trường mì ăn liền. Các ông lớn phải không ngường
cập nhật và thay đổi để giữ được vị thế của mình trong ngành. Muốn thành công thì sản
phẩm phải thật sự nổi bật và quan trọng không kém là hoạt động marketing được đầu tư kỹ
lưỡng.
Để có được sự thành công như ngày hôm nay các ông lớn như Acecook, Masan, Vifon đã
không ngừng nỗ lực để chỉnh chu sản phẩm của mình và đưa ra chiến lược marketing phù
hợp để thu hút người tiêu dùng. Có thể thấy được vai trò quan trọng của hoạt động
marketing thông qua việc bám sát xu hướng tiêu dùng của thị trường cũng như khách hàng
để hiểu được nhu cầu của họ, xác định đúng nhóm khách hàng mục tiêu và truyền thông để
hướng sự tin dùng của khách hàng đến sản phẩm của mình. Marketing là cầu nối giữa doanh
nghiệp và thị trường, nó góp phần quan trọng dẫn đến sự thành công trong hoạt động kinh
doanh của công ty. Vì thế, việc có một chiến lược marketing tối ưu là điều rất cần thiết đối
với các công ty nói chung và các công ty sản xuất mì ăn liền nói riêng.
Chính vì vậy, em chọn đề tài : “ Phân tích chiến lược marketing mix cho dòng sản phẩm mì
ăn liền Hảo Hảo của công ty cổ phần Acecook Việt Nam giai đoạn 2020-2021 ” làm báo cáo
cho thực hành nghề nghiệp 1 của em.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
 Phân tích, hệ thống hóa lại cơ sở lý luận để hiểu sâu hơn về các kiến thức đã học
 Phân tích chiến lược marketing mix cho dòng sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo của công
ty cổ phần Acecook Việt Nam giai đoạn 2020-2021
 Vận dụng các kiến thức đã học để đưa ra đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động
marketing cho sản phẩm
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu : Hoạt động marketing cho dòng sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo
của công ty cổ phần Acecook Việt Nam giai đoạn 2020-2021.
 Phạm vi nghiên cứu : Tìm hiểu về chiến lược marketing mix cho dòng sản phẩm mì
ăn liền Hảo Hảo của công ty cổ phần Acecook Việt Nam giai đoạn 2020-2021.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
 Thực hiện đề tài dựa trên việc tìm hiểu các thông tin thứ cấp thông qua phương pháp
nghiên cứu tại bàn bằng cách thu thập thông tin về thị trường, xu hướng người tiêu
dùng, công ty cổ phần Acecook Việt Nam, sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo và các hoạt
động marketing cho sản phẩm này.
 Bên cạnh đó, còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá thông tin thứ
cấp trong quá trình thực hiện đề tài.
1.5 Bố cục đề tài
Đề tài : Phân tích chiến lược marketing mix cho dòng sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo của
công ty cổ phần Acecook Việt Nam giai đoạn 2020-2021
Bao gồm 5 chương :
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về marketing và marketing mix
Chương 3: Thực trạng hoạt động marketing mix cho dòng sản phẩm mì gói Hảo Hảo của
công ty cổ phần Acecook Việt Nam giai đoạn 2020-2021
Chương 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản
phẩm mì ăn liền Hảo Hảo của công ty cổ phần Acecook Việt Nam
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
MỤC LỤC
Chương 1 : Tổng quan về đề tài
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.5 Bố cục đề tài
Chương 2 : Cơ sở lý thuyết về marketing và chiến lược marketing mix
2.1 Tổng quan về marketing
2.2 Định nghĩa về marketing và chiến lược marketing mix
2.2.1 Marketing truyền thống
2.2.2 Marketing hiện đại
2.2.3 Marketing mix
2.2.4 Quy trình marketing
2.3 Vai trò và chức năng của hoạt động marketing
2.3.1 Vai trò của hoạt động marketing
2.3.2 Chức năng của hoạt động marketing
2.4 Chiến lược thị trường mục tiêu
2.4.1 Phân khúc thị trường
2.4.2 Chiến lược thị trường mục tiêu
2.4.3 Định vị trên thị trường
2.5 Các phối thức của marketing mix
2.5.1 Chiến lược sản phẩn (Product)
2.5.1.1 Khái niệm chiến lược sản phẩm
2.5.1.2 Vai trò chiến lược sản phẩm
2.5.1.3 Các bước tạo ra chiến lược sản phẩm
2.5.2 Chiến lược định giá (Price)
2.5.2.1 Khái niệm định giá
2.5.2.2 Chiến lược về giá
2.5.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá
2.5.3 Chiến lược phân phối (Place)
2.5.3.1 Khái niệm kênh phân phối
2.5.3.2 Chiến lược phân phối
2.5.3.3 Vai trò chiến lược phân phối
2.5.3.4 Cấu trúc kênh phân phối
2.5.4 Chiến lược chiêu thị (Promotion)
2.5.4.1 Khái niệm chiêu thị
2.5.4.2 Các công cụ chiêu thị
2.5.4.3 Mục đích và vai trò chiêu thị
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 3 : Thực trạng hoạt động marketing mix cho dòng sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo
của công ty cổ phần Acecook Việt Nam giai đoạn 2020-2021
3.1 Tổng quan về thị trường mì ăn liền Việt Nam
3.2 Giới thiệu về công ty cổ phần Acecook
3.2.1 Sơ lượt về công ty cổ phần Acecook
3.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Acecook
3.2.3 Thành tựu đạt được của công ty cổ phần Acecook
3.3 Phân tích công ty cổ phần Acecook Việt Nam thông qua mô hình SWOT
3.3.1 Strengths
3.3.2 Weaknesses
3.3.3 Đối thủ cạnh tranh
3.4 Chiến lược thị trường mục tiêu của công ty cổ phần Acecook Việt Nam
3.3.1 Phân khúc thị trường mì ăn liền Việt Nam
3.3.2 Chiến lược thị trường mục tiêu của Acecook
3.3.3 Định vị của Acecook trên thị trường mì ăn liền Việt Nam
3.5 Hoạt động marketing mix của CTCP Acecook cho dòng sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo
3.5.1 Chiến lược sản phẩm
3.5.1.1 Định hướng trong chiến lược mục tiêu khách hàng
3.5.1.2 Tập hợp các chi nhánh sản phẩm
3.5.1.3 Chất liệu sản phẩm
3.5.2 Chiến lược giá
3.5.2.1 Chiến lược về giá
3.5.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng về giá
3.5.3 Chiến lược phân phối
3.5.3.1 Các kênh phân phối lớn
3.5.3.2 Các chiến lược phân phối
3.5.4 Chiến lược chiêu thị
3.5.4.1 Quảng cáo
3.5.4.2 Khuyến mãi
3.5.4.3 Quan hệ công chúng
3.5.4.4 Marketing trực tiếp
3.6 Đánh giá chiến lược marketing mix cho dòng sản phảm mì ăn liền Hảo Hảo của CTCP
Acecook Việt Nam
3.6.1 Ưu điểm
3.6.2 Nhược điểm
TÓM TẮT CƯƠNG 3
Chương 4 : Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản
phẩm mì ăn liền Hảo Hảo của công ty cổ phần Acecook Việt Nam
4.1 Phương hướng hoạt động của mì ăn liền Hảo Hảo thuộc CTCP Acecook trong giai đoạn
2020-2021
4.2 Mục tiêu marketing mix đối với sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo
4.3 Các giải pháp đề xuất
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị
5.1 Kết luận
5.2 Kiến nghị

Chương 2 : Cơ sở lý thuyết về marketing và và chiến lược marketing mix


( http://vncptnnl.edu.vn/marketing-truyen-thong-la-gi-diem-khac-nhau-ve-marketing-hien-
dai-va-marketing-truyen-thong/ )
2.1 Tổng quan về marketing
Thuật ngữ marketing ra đời đầu tiên ở Mỹ, vào đầu thế kỷ XX, thời điểm mà các thương vụ
được đẩy mạnh và hàng hóa được giao thương giữa các vùng miền. Theo Philip Kotler (cha
đẻ của marketing hiện đại) : “ Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa
mãn nhưng nhu cầu, mong muốn thông qua trao đổi ”. Còn có rất nhiều định nghĩa khác về
marketing nhưng có thể hiểu một cách ngắn gọn, marketing là một quá trình tìm hiểu nhu
cầu của khách hàng, thỏa mãn nhu cầu đó một cách hiệu quả và có lợi. Bản chất của
marketing chính là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
2.2 Định nghĩa marketing và chiến lược marketing mix
2.2.1 Marketing truyền thống
Marketing truyền thống là nền móng cho marketing hiện đại ngày nay được ra đời.
Marketing truyền thống khá dễ dàng nhận ra, nó có những đặc điểm sau:
 Các hoạt động sáng tạo, truyền đạt, phân phối và trao đổi sản phẩm/dịch vụ với
người tiêu dùng, khách hàng hay đối tác được diễn ra một cách trực tiếp mà
không qua internet hay kỹ thuật số. Những hình thức marketing truyền thống phổ
biến là: Phát tờ rơi, quảng cáo qua TV, báo đài…
 Sau khi sản phẩm được sản xuất, marketing truyền thống mới được đưa vào để tối
ưu hóa việc bán hàng
 Hoạt động không mang tính hệ thống, chỉ nằm trong một khâu của sản xuất hàng
hóa, chỉ nghiên cứu 1 lĩnh vực kinh tế nhất định và chưa có dự đoán trong tương
lai.
 Tối ưu hóa trên cơ sở tối ưu lượng sản phẩm bán ra trên thị trường, không nắm rõ
có đạt được mục đích hay không.
2.2.2 Marketing hiện đại
Marketing hiện đại được ra đời dựa trên marketing truyền thống nhưng nó phát triển
hơn, bao quát hơn. Marketing hiện đại có những đặc điểm chính:
 Marketing hiện đại đã sử dụng triệt để nguồn tài nguyên là internet vào quá trình
của mình
 Theo đặc điểm của marketing hiện đại thì thị trường là nơi quyết định quá trình
tái sản xuất hàng hóa. Vì vậy, phải nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng trước khi sản
xuất, phân phối và bán sản phẩm
 Marketing hiện đại có tính hệ thống, thể hiện qua:
+ Nghiên cứu toàn bộ các khâu trong quá trình tái sản xuất. Bắt đầu từ nhu cầu
trên thị trường cho đến sản xuất, phân phối và bán hàng ra.Tất cả chúng được
nghiên cứu trong một thể thống nhất.
+ Nghiên cứu tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thể thao…
Những thứ sẽ ảnh hưởng tới quá trình lựa chọn sản phẩm của khách hàng
+ Không dừng lại ở việc nghiên cứu các hoạt động đang diễn ra, mà còn có tầm
nhìn về tương lai
 Tối ưu hóa trên cơ sở thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Từ đó đem lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Ngoài ra, marketing hiện đại còn có sự liên kết giữa các
doanh nghiệp với nhau.
2.2.3 Marketing mix
Marketing mix hay marketing hỗn hợp là tổng hợp các hoạt động tiếp thị , chiến thuật
mà một công ty dùng để quảng bá thương hiệu hay sản phẩm của mình trên thị trường.
Marketing mix vốn được phân loại theo mô hình 4P gồm: Product (sản phẩm), Price
(giá), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến) được sử dụng trong marketing hàng hóa.

Hình 2.1: Mô hình 4p trong Marketing Mix


( nguồn: biên soạn TS.GVC.Ngô Thị Thu trong sách nguyên lý marketing chương trình
chất lượng cao, trang 24 )
Tuy nhiên, ngày nay khi sản phẩm không còn dừng lại ở hàng hóa hữu hình mà còn là
những dịch vụ vô hình, marketing mix ngày càng mở rộng mô hình bao gồm 3P khác là:
Process (quy trình), People (con người), Physical Evidence (bằng chứng vật lý) để tăng
cường cho hoạt động marketing.
2.2.4 Quy trình marketing
Để xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả, bám sát mục tiêu và có hướng đi đúng
đắn cũng như kiểm soát được tình hình, doanh nghiệp cần phải có một quy trình
marketing cụ thể. Quy trình marketing của một doanh nghiệp bao gồm 5 bước:
 R (Research) : nghiên cứu thông tin marketing.
Nghiên cứu marketing là quá trình thu thập, xử lý và phân tích thông tin
marketing như thông tin về thị trường, người tiêu dùng, môi trường,… Hoạt động
nghiên cứu marketing giúp doanh nghiệp xác định được thị hiếu tiêu dùng, cơ hội
thị trường… và chuẩn bị những thông tin từ hoạt động nghiên cứu marketing là
cơ sở để các công ty đưa ra các quyết định chiến lược về marketing.
 STP (Segmentation-Targeting-Positioning) : Phận khúc-Chọn thị trường mục
tiêu-Định vị.
Sau khi nghiên cứu, doanh nghiệp sẽ khám p há ra nhiều phân khúc khách hàng
khác nhau, vì vậy doanh nghiệp cần phải đánh giá các phân khúc khách hàng này
một cách hợp lý và chọn ra một phân khúc phù hợp nhất với định hướng của
mình. Doanh nghiệp cần phải định vị sản phẩm của mình để khách hàng có thể
nhận thấy được những lợi ích then chốt của sản phẩm và tạo ra sự khác biệt với
các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Định vị là nỗ lực
tạo ra nhận thức khác biệt trong tâm trí người tiêu dùng.
 MM (Marketing mix) : Xây dựng chiến lược marketing mix.
Khi đã xác định được thị trường mục tiêu, vấn đề quan trọng tiếp theo là doanh
nghiệp phải xây dựng được một chiến lược marketing mix để định hướng và phục
vụ thị trường mục tiêu đó.
 I (Implementaion) : Triển khai thực hiện chiến lược marketing.
Doanh nghiệp sẽ phải xây dựng các chương trình hành động cụ thể, tổ chức
nguồn nhân lực để đi vào thực hiện các chiến lược marketing một cách hiệu quả.
 C (Control) : Kiểm tra, đánh giá chiến lược marketing.
Doanh nghiệp phải thu thập thông tin phẩn hồi từ thị trường, đánh giá, đo lường
kết quả hoạt động marketing có đạt được mục tiêu đề ra hay không. Nếu doanh
nghiệp không đạt được mục tiêu, họ cần phải tìm ra lý do nào khiến họ đi đến thất
bại và đưa ra các hành động để điều chỉnh kịp thời.
2.3 Vai trò và chức năng của marketing
2.3.1 Vai trò của marketing
- Marketing bắt nguồn từ thị trường, nhu cầu và mong muốn của khách hàng nên nó có
thể hướng dẫn doanh nghiệp phát hiện ra nhu cầu của khách hàng, làm hài lòng khách
hàng, nắm được thế chủ động trong kinh doanh.
- Là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng và xã hội, giúp doanh
nghiệp giải quyết các mối quan hệ và dung hòa lợi ích đôi bên.
- Là công cụ cạnh tranh, giúp doanh nghiệp khẳng định được tên tuổi và chỗ đứng trên
thị trường.
- Marketing là “ trái tim ” cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2.3.2 Chức năng của marketing
- Chức năng nghiên cứu thị trường : Đó là việc xem xét biến động của thị trường, bản
chất hoạt động của chiến lược marketing của doanh nghiệp.
- Chức năng tiêu thụ sản phẩm : Tìm ra các nhu cầu của khách hàng và thỏa mãn
chúng, kiểm soát giá cả, chỉ ra nghiệp vụ và nghệ thuật bán hàng, tiếp thị, truyền
thông…
- Chức năng tổ chức quản lý : Tổ chức và hoàn thiện hệ thống tiêu thụ, phân phối sản
phẩm. Phối hợp và lập ra các kế hoạch để thỏa mãn thị trường hiệu quả hơn. Thích nghi
với các biến động về lao động, vật tư, tài chính…
- Chức năng hiệu quả kinh tế : Hợp lý hóa hoạt động sản xuất và kinh doanh, thúc đẩy
kinh tế phát triển.
2.4 Chiến lược thị trường mục tiêu
2.4.1 Phân khúc thị trường
Dựa trên những điểm khác biệt về nhu cầu sản phẩm, đặc tính hay hành vi tiêu dùng mà
khách hàng được xếp vào những phân khúc khác nhau. Những khách hàng có những đặc
điểm giống nhau sẽ được xếp vào cùng một phân khúc, trong một phân khúc thị trường
thì còn được chia ra thành những phân khúc nhỏ hơn gọi là ngách thị trường.
Việc phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp chia khách hàng thành những phân khúc
khác nhau để có thể lựa chọn ra phân khúc phù hợp với khả năng cũng như mục tiêu mà
mình nhắm đến. Giúp cho nhà quản trị có thể sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả
hơn trong quá trình sản xuất.
2.4.2 Chiến lược thị trường mục tiêu
- Sau khi phân tích thị trường thành các phân khúc, doanh nghiệp cần lựa chọn cho
mình một hay một vài phân khúc trên thị trường để đầu tư và phục vụ một cách hiệu quả.
- Thị trường mục tiêu là thị trường mà công ty sẵn sàng tập trung mọi nỗ lực để đáp
ứng, khách hàng mục tiêu là những người đáp ứng được cả hai tiêu chí : Có nhu cầu mua
sản phẩm và sẵn sàng chi trả cho nhu cầu đó.
- Việc lựa chọn thị trường mục tiêu có thể thực hiện bằng 3 cách:
+ Marketing không phân biệt
+ Marketing phân biệt
+ Marketing tập trung
2.4.3 Định vị trên thị trường
Để định vị là việc doanh nghiệp tạo ra và xác lập hình ảnh sản phẩm và ấn tượng cảu
thương hiệu một cách đặc biệt, duy nhất trong lòng khách hàng mục tiêu. Định vị có vai
trò rất quan trọng, nó giúp doanh nghiệp xác định và tạo ra lợi thế trong thị trường mục
tiêu của mình. Đây vừa là mục tiêu hướng đến và đồng thời là định hướng chiến lược
cho việc thiết kế và thực hiện các chương trình marketing.
2.5 Các phối thức marketing mix
2.5.1 Chiến lược sản phẩm (Product)
2.5.1.1 Khái niệm chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm là định hướng và quyết định liên quan đến sản xuất và kinh
doanh sản phẩm trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong từng thời kỳ hoạt
động kinh doanh và các mục tiêu marketing của doanh nghiệp.
2.5.1.2 Vai trò chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, có
thể nói nó là xương sống của chiến lược marketing nói chung.
Là công cụ cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn phát triển thì
phải có một chiến lược sản phẩm đúng đắn vì đây là nhân tố quyết định sự thành
công của một doanh nghiệp.
Thực hiện tốt chiến lược sản phẩm thì các chiến lược giá, phân phối, chiêu thị sẽ
triển khai và phối hợp một cách hiệu quả.
Triển khai chiến lược sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh
nghiệp đạt được mục tiêu marketing được đặt ra trong từng kỳ.
2.5.1.3 Các bước tạo ra chiến lược sản phẩm
 Trò chuyện với người dùng trước khi xác định chiến lược sản phẩm
 Phát triển tầm nhìn cấp cao trước khi vạch ra chiến lược sản phẩm
 Xác định mục tiêu sản phẩm
 Sử dụng các mục tiêu sản phẩm cấp cao để định hướng lộ trình phát triển
 Kiểm tra tầm nhìn sản phẩm để xác nhận kế hoạch của bạn đang đi đúng
hướng
2.5.2 Chiến lược định giá (Price)
2.5.2.1 Chiến lược định giá
Chiến lược định giá là định hướng dài hạn về giá nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh
mà doanh nghiệp đã đề ra.
Các chiến lược giá điển hình mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp :
- Chiến lược định giá cho tập hợp sản phẩm :
+ Định giá dòng sản phẩm
+ Định giá sản phẩm tùy chọn
+ Định giá sản phẩm bổ sung
- Chiến lược điều chỉnh giá :
+ Định giá chiết khấu và các khoản giảm giá
+ Định giá phân biệt
- Chiến lược thay đổi giá :
+ Giảm giá
+ Tăng giá
- Chiến lược định giá sản phẩm mới :
+ Định giá hớt váng sữa
+ Định giá thâm nhập thị trường
+ Định giá nhằm chắt lọc thị trường
- Chiến lược định giá tâm lý
2.5.2.2 Tầm quan trọng của giá cả
Mặc dù, ngày nay trên thị trường việc cạnh tranh về giá đã được thay đổi bằng cạnh
tranh bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhưng giá vẫn giữ vai trò rất quan trọng
quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Giá là vũ khí giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường. Nó gián tiếp thể hiện chất lượng của sản phẩm và quyết định doanh số, lợi
nhuận của doanh nghiệp.
2.5.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá
Khi đưa ra các quyết định về giá nhà quản trị phải cân nhắc tất cả các yếu tố bên
trong cũng như bên ngoài để có quyết định chuẩn xác nhất.

Hình 2.2 : Các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá
( nguồn : biên soạn TS.GVC.Ngô Thị Thu trong sách nguyên lý marketing chương
trình chất lượng cao, trang 176 )
2.5.3 Chiến lược phân phối (Place)
2.5.3.1 Khái niệm phân phối và kênh phân phối
- Phân phối có thể hiểu là quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất tới tay người tiêu
dùng thông qua nhiều phương thức, hoạt động khác nhau.
- Kênh phân phối là tập hợp những cá nhân, tổ chức làm nhiệm vụ đưa sản phẩm từ
nhà sản xuất đến với người tiêu dùng cuối cùng.
2.5.3.2 Chiến lược phân phối
Để đạt được mục tiêu trên thị trường mình nhắm tới, doanh nghiệp phải có một chiến
lược phân phối hiệu quả, nhanh chóng bằng việc đưa ra các quyết định về các kênh
phân phối, lựa chọn các giải pháp, thiết lập mối quan hệ trong kênh, mạng lưới phân
phối và các vấn đề liên quan khác.
Bên cạnh đó, một doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều chiến lược phân phối khác
nhau :
- Phân phối đại trà
- Phân phối độc quyền
- Phân phối chọn lọc
2.5.3.3 Vai trò chiến lược phân phối
Chiến lược phân phối góp phần thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu, làm cho
sản phẩm luôn có mặt trên thị trường, đúng lúc đúng nơi mà người tiêu dùng cần.
giúp doanh nghiệp tăng độ phủ sóng của mình trên thị trường và xâm nhập được vào
những phân khúc tiêu dùng mới.
Là công cụ cạnh tranh trong dài hạn, giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt cho
thương hiệu. Có thể xem kênh phân phối là một phần tài sản của doanh nghiệp, giúp
doanh nghiệp giảm bớt các khó khăn trong việc đưa sản phẩm đến với người tiêu
dùng mục tiêu và đồng thời làm trung gian liên kết doanh nghiệp với khách hàng,
triển khai các hoạt động khác trong marketing như: giới thiệu sản phẩm mới, khuyến
mãi, hậu mãi,…
Phối hợp với các phối thức khác trong marketing để đạt được mục tiêu đề ra.
2.5.3.4 Các cấu trúc kênh phân phối
Kênh phân phối có thể đơn giản hoặc phức tạp phụ thuộc vào chiến lược và quy mô
của doanh nghiệp. Kênh phân phối có nhiều kiểu cấu trúc khác nhau nhưng nhìn
chung có thể đưa vào 2 dạng sau:
 Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng

Hình 2.3 : Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng
( nguồn : biên soạn TS.GVC.Ngô Thị Thu sách nguyên lý marketing chương trình chất
lượng cao, trang 199 )
 Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm công nghiệp

Hình 2.4 : Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm công nghiệp
( nguồn : biên soạn TS.GVC.Ngô Thị Thu sách nguyên lý marketing chương trình chất
lượng cao, trang 201 )
2.5.4 Chiến lược chiêu thị (Promotion)
2.5.4.1 Khái niệm chiêu thị
Chiêu thị được hiểu là các hoạt động quảng bá hay sự thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và
dịch vụ của doanh nghiệp. Đồng thời còn làm tăng giá trị của thương hiệu trên thị
trường.
2.5.4.2 Các công cụ chiêu thị
 Quảng cáo (Advertising) : Mục đích của quảng cáo là đem lại các thông điệp
thường là sự độc đáo của sản phẩm, hình ảnh thương hiệu cho khách hàng
thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (TV, báo, đài, mạng xã
hội…) từ đó sản phẩm và thương hiệu sẽ đi vào tâm trí của khách hàng và họ
sẽ thực hiện hành vi mua.
 Quan hệ công chúng (Public Relations) : Nhằm xây dựng hình ảnh tốt đẹp của
thương hiệu bằng những hoạt động vì lợi ích cộng đồng, sự kiện kết nối doanh
nghiệp với khách hàng, thông cáo báo chí về sản phẩm mới ra mắt…để hình
ảnh thương hiệu trở nên luôn thiện chí, thân thiện và đồng thời xử lý các vấn
đề bất lợi. Từ đó, gián tiếp tác động đến hành vi mua của khách hàng.
 Khuyến mãi (Sales Promotion) : Được sử dụng trong ngắn hạn nhằm kích
thích tiêu thụ sản phẩm và tạo sự gắn kết với khách hàng. Những hình thức
khuyến mãi thường được dùng như quà tặng đi kèm, phiếu giảm giá, trải
nghiệm sản phẩm…
 Bán hàng cá nhân (Personal selling) : Là hình thức giới thiệu trực tiếp sản
phẩm/ dịch vụ thông qua một đại diện bán hàng, tạo dựng được mối quan hệ
với khách hàng. Người bán có cơ hội tìm hiểu kỹ nhu cầu của khách hàng và
tăng khả năng bán thành công lên nhiều lần.
 Marketing trực tiếp (Direct Marketing) : Là sự liên kết trực tiếp của doanh
nghiệp đến với cá nhân khách hàng mục tiêu nhằm thúc đẩy những phản hồi
ngay tức khắc và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ thông qua các hình thức
như e-mail, thư, điện thoại…
2.5.4.3 Mục đích và vai trò chiêu thị
 Mục đích : Chiêu thị là công cụ dùng để thông tin đến khách hàng, khuyến
khích hành vi mua của họ, cho họ sự so sánh giữa sản phẩm của doanh nghiệp
và đối thủ, thuyết phục và nhắc nhở họ.
 Vai trò :
- Xây dựng hình ảnh cho sản phẩm và thương hiệu
- Tạo ra nhận thức về sản phẩm và thương hiệu
- Truyền tải thông tin sản phẩm đến với khách hàng
- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ
- Thúc đẩy hành vi mua…

TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Chương 3 : Thực trạng hoạt động marketing mix cho dòng sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo
của công ty cổ phần Acecook Việt Nam giai đoạn 2020-2021
3.1 Tổng quan về thị trường mì ăn liền Việt Nam
Fgjfaghjsghjfdccccccccccciuklscxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxzhdfiasjdlkajdlkajlsdad;skdjka;lsdmja;l
dmsa;dms;amdaslsmda;ldamsldamd’alsd,a’d,’;d,a’;dsa;d,a;d.a,a;
3.2 Giới thiệu về công ty cổ phần Acecook Việt Nam
3.2.1 Sơ lượt về công ty cổ phần Acecook Việt Nam
( https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/phan-tich-chien-luoc-kinh-doanh-cong-ty-vina-
acecook-viet-nam-561130.html )
( https://congdongviet29.com/tat-tan-tat-thong-tin-ve-cong-ty-co-phan-acecook-viet-nam/ )
Được thành lập vào ngày 15/12/1993 và chính thức đi vào hoạt động năm 1995. Sau
những nỗ lực và cố gắng không ngừng của mình, Acecook Việt Nam không ngừng phát
triển và vươn mình trở thành công ty thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam. Khởi nguồn là
Vina-Acecook – liên doanh giữa công ty Acecook Nhật Bản và công ty sản xuất mì ăn
liền Việt Nam-Vifon nổi tiếng lúc bấy giờ. Đến năm 2008, đổi tên thành Công ty cổ
phần Acecook Việt Nam với 100% vốn đầu tư và dây chuyền sản xuất từ Nhật Bản.
Hiện nay, tổng giám đốc của Acecook Việt Nam đang là ông Kajiwara Junichi – người
đã có nhiều đóng góp to lớn cho công ty và phó tổng giám đốc người Việt là ông Hoàng
Cao Trí.
Hiện tại, công ty cổ phần Acecook Việt Nam đã sở hữa 4 chi nhánh và trụ sở chính đặt
tại khu công nghiệp Tân Bình, TP HCM. Với hệ thống gồm 10 nhà máy sản xuất và hơn
300 đại lý phân phối, sản phẩm của Acecook đạt độ bao phủ gần như tối đa là 95% điểm
bán lẻ cả nước và hơn 50% thị trường. Trên thị trường xuất khẩu, tính tới thời điểm bây
gời, sản phẩm của Acecook đã xuất đi hơn 46 quốc gia trên thế giới.
Với thông điệp “ Cook happiness – Chúng tôi sẽ luôn tiếp tục tạo nên và đem lại niềm
hạnh phúc đến từng bữa ăn, trái tim của người tiêu dùng ”, tập đoàn Acecook sẽ luôn
đồng hành cùng khách hàng trên con đường bảo vệ sức khỏe và hướng tới tương lai. Họ
đã xây dựng được một thế giới văn hóa ẩm thực với những sản phẩm mang an toàn , tiện
lợi và mang lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời về hương vị, mẫu mã…cho người tiêu dùng
Việt Nam và thế giới.
3.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Acecook Việt Nam
 Năm 1993
- Ngày 15/12/1993, thành lập công ty liên doanh Vina-Acecook.
- Vốn đầu tư 4 triệu USD
 Năm 1995
- Ngày 7/7/1995, bán hàng sản phẩm đầu tiên tại TP HCM.
- Sản phẩm là mì và phở cao cấp phục vụ thị trường phía Nam.
 Năm 1996
- Ngày 28/2/1996, thành lập chi nhánh Cần Thơ tại 162/3 Trần Quang Diệu,
phường An Thới, TP Cần Thơ. Chịu trách nhiệm bán hàng toàn bộ khu vực đồng
bằng Sông Cửu Long.
- Bắt đầu thâm nhập vào thị trường xuất khẩu Mỹ.
 Năm 1999
- Lần đầu tiên đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao
 Năm 2000
- Ra đời sản phẩm mì Hảo Hảo, là một bước đột phá lớn của công ty trên thị
trường
 Năm 2003
- Hoàn thiện hệ thống từ Nam ra Bắc
- Đạt nhiều giải thưởng danh giá như Sao vàng Đất Việt, Rồng Vàng
 Năm 2004
- Ngày 3/2/2004 : Chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam
(100% vốn từ Nhật Bản)
- Di dời nhà máy về khu công nghiệp Tân Bình, TP HCM
 Năm 2006
- Chính thức tham gia thị trường gạo ăn liền bằng việc xây dựng nhà máy tại
Vĩnh Long và cho ra đời sản phẩm Phở Xưa & Nay
 Năm 2008
- Ngày 18/01/2008, chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt
Nam
- Trở thành thành viên chính thức của hiệp hội MAL thế giới
 Năm 2010
- Ngày 07/07/2010, Acecook Việt Nam đón nhận Huân chương lao động hạng
nhất
 Năm 2012
- Khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh 2 hiện đại hàng đầu Đông Nam Á
 Năm 2015
- Công ty cổ phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện thương hiệu mới.
 Năm 2018
- Hảo Hảo xác lập kỷ lục “SẢN PHẨM MÌ GÓI CÓ SỐ LƯỢNG TIÊU THỤ
NHIỀU NHẤT VIỆT NAM TRONG 18 NĂM” (từ năm 2000 đến năm 2018).
 Năm 2021
- Acecook Việt Nam tiếp tục giữ vững danh hiệu “ Nhà sản xuất mì ăn liền
được chọn mua nhiều nhất ”
3.2.3 Thành tựu đạt được của công ty cổ phần Acecook Việt Nam
Trong quá trình hoạt động và phát triển của mình, công ty cổ phần Acecook Việt Nam
đã đạt được rất nhiều thành tựu và danh hiệu danh giá có thể kể đến như:
- Năm 1999, nhận được giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao lần đầu tiên
- Năm 2008, trở thành thành viên chính thức trong hiệp hội MAL thế giới
- Năm 2010, Aceook Việt Nam đón nhận Huân chương lao động hạng nhất
- Năm 2012, khánh thành nhà máy hiện đại hàng đầu Đông Nam Á
- Năm 2018, xác lập kỷ lục sản phẩm mì gói được tiêu thụ nhiều nhất Việt Nam trong
suốt 18 năm
Năm qua, với những biến động vô cùng lớn nhưng Aceecook Việt Nam vẫn đạt được
nhiều thành công và giải thưởng lớn, tiêu biểu là :
- Cúp Thương Hiệu Vàng Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2020
- Chứng nhận Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 2020-2021
- Bằng khen ủng hộ và chăm sóc trẻ em
- Bằng khen ủng hộ trong đại dịch Covid 19….
3.3 Phân tích công ty cổ phần Acecook Việt Nam thông qua mô hình SWOT
3.3.1 Điểm mạnh
- Có độ phủ sóng rất mạnh, tới 95% đại lý bán lẻ trên cả nước với 6 chi nhánh đảm
nhiệm việc kinh doanh ở cả 3 miền.
- Đã có được sự tin dùng từ lâu của người tiêu dùng nên họ sẽ không phải đắn đo về
chất lượng của sản phẩm.
- Đặc biệt là dòng sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo có vị tôm chua cay phù hợp với khẩu
vị người Việt nên rất được yêu thích, lượng tiêu thụ mì vô cùng lớn.
- Sản phẩm của Acecook Việt Nam đều đạt chất lượng quốc tế do được sản xuất theo
công nghệ Nhật Bản
- Có quan hệ tốt với truyền thông và cộng đồng. Từ lâu, Acecook đã được người tiêu
dùng biết đến là một công ty có đạo đức
- Vốn đầu tư nước ngoài mạnh, 100% từ Nhật Bản
- Giá thành của sản phẩm dễ tiếp cận, phù hợp với mức thu nhập của đại đa số người
dân
- Số nhà máy lên tới con số 11 trải dài từ Bắc đến Nam và 6000 công nhân viên, khối
lượng sản phẩm để đáp ứng thị trường luôn đầy đủ
3.3.2 Điểm yếu
- Nhìn chung sản phẩm chưa có sự khác biệt rõ ràng trên thị trường
- So với các sản phẩm ở phân khúc giá thấp thì Hảo Hảo được nhận xét là có giá cao
hơn một chút nhưng không đáng kể.
- Còn nếu so sánh với mì ăn liền phân khúc giá cao thì Hảo Hảo lại có thiết kế chưa
bắt mắt, và ít có sự thay đổi bao bì qua nhiều năm trên thị trường
- Quảng cáo của Hảo Hảo chưa thật sự được đầu tư mạnh
3.4 Chiến lược thị trường mục tiêu của công ty cổ phần Acecook Việt Nam
3.3.1 Phân khúc thị trường mì ăn liền Việt Nam
3.3.2 Chiến lược thị trường mục tiêu của Acecook
3.3.3 Định vị của Acecook trên thị trường mì ăn liền Việt Nam
3.3.4 Đối thủ cạnh tranh
3.5 Hoạt động marketing mix của CTCP Acecook cho dòng sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo
3.5.1 Chiến lược sản phẩm
- Chất lượng sản phẩm :
Về chất lượng sản phẩm, Hảo Hảo của Acecook là sản phẩm mì ăn liền đạt tiêu chuẩn
quốc tế với công nghệ sản xuất của Nhật Bản. Mỗi sản phẩm trước khi được đóng gói
đưa đến tay người tiêu dùng đều được kiểm định nghiêm ngặt theo quy trình an toàn vệ
sinh thực phẩm quốc tế.
Nguyên vật liệu đầu vào được tuyển chọn và đánh giá nghiêm ngặt theo 3 tiêu chí :

 Thiết lập tiêu chuẩn nguyên vật liệu với đầy đủ tính chất cơ lý hóa sinh (cảm
quan, hóa lý,vi sinh, kim loại,…), đáp ứng các tiêu chuẩn về ATVSTP theo quy
định pháp luật thực phẩm trong nước và quốc tế. 
 Nhà cung cấp được đánh giá trước khi mua hàng và định kỳ hằng năm, dựa trên
tiêu chí đạt chứng nhận ATVSTP trong nước và các tiêu chí cơ bản của các tổ
chức chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng ,thực phẩm quốc tế như BRC, IFS Food,
HACCP và ISO 9001. Nhà cung cấp được yêu cầu cam kết không sử dụng phụ gia
ngoài danh mục, không chiếu xạ, NON GMO và thân thiện môi trường. 
 100% lô nguyên vật liệu nhập được kiểm tra, kiểm soát chất lượng trước khi đưa
vào sản xuất căn cứ theo các chỉ tiêu chất lượng đã thiết lập

Quy trình sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực
phẩm trong nước và quốc tế :

 Nguyên tắc an toàn vệ sinh và chất lượng thực phẩm HACCP ( được tái chứng
nhận 3 năm/lần )
 Tiêu chuẩn BRC Global Standard For Food Safety ( tái chứng nhận 1 năm/lần )
 Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 ( tái chứng nhận 3 năm/lần )
 Tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng và an toàn thực phẩm IFS Food ( tái chứng
nhận 1 năm/lần )
 Tiểu chuẩn về năng lực của phòng thí nghiệm và hiệu chuẩn ISO 17025 ( tái
chứng nhận 3 năm/lần)
 Acecook Việt Nam cam kết 100% sản phẩm đến tay người tiêu dùng đều là những
sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và đảm bảo sức khỏe. Các sản phẩm của
Acecook đã được cục ATTP-BYT xác nhận, đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
7879:2008.
- Nhãn hiệu sản phẩm :
- Kích thước tập hợp sản phẩm
- Bao bì sản phẩm và hỗ trợ khách hàng
3.5.2 Chiến lược giá
Từ khi ra mắt, Acecook chọn chiến lược giá thâm nhập thị trường cho dòng sản phẩm mì
ăn liền Hảo Hảo và cho đến nay sản phẩm vẫn được công ty định giá thấp, rất dễ tiếp cận
Theo như nghiên cứu, đối tượng sử dụng mì gói Hảo Hảo phần lớn là học sinh, sinh viên
và người tiêu dùng ở vùng nông thôn chiếm tỷ lệ cao hơn người tiêu dùng ở thành phố.
Sử dụng chiến lược giá thâm nhập thị trường, những gói mì lần đầu tiên ra mắt có giá chỉ
1.000 đồng. Trải qua hơn 20 năm phát triển, giá của những gói gì trên thị trường chỉ ở
mức 3.500 đồng, một mức giá rẻ và phù hợp với nhu cầu, thu nhập của của người tiêu
dùng ở mọi tầng lớp của xã hội.
Acecook đã sử dụng phương pháp định giá theo giá trị dựa vào hương vị của sản phẩm
và độ uy tín của thương hiệu để tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ.
3.5.3 Chiến lược phân phối
Acecook sở hữu một kênh phân phối rất lớn trải trều khắp đất nước với hơn 600 đại lý
phân phối hàng đầu, mỗi khu vực đều có văn phòng chi nhánh để đảm nhiệm công việc
kinh doanh như ở Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ. Sự phát triển của các kênh
phân phối đã tạo điều kiện để Hảo Hảo bán được nhiều sản phẩm và thu về lợi nhuận
lớn.
Mì Hảo Hảo đã lựa chọn nhiều hình thức kênh phân phối khác nhau để đưa sản phẩm
đến với người tiêu dùng nhưng chủ yếu nhất vẫn là phân phối theo hệ thống đại lý.
Acecook chọn ra nhiều nhà bán sỉ (đại lý cấp 1) có năng lực bán hàng tốt và nhiệm vụ
của các nhà bán sỉ này là phân phối sản phẩm xuống các nhà bán sỉ cấp dưới rồi phủ đến
các tiệm bán lẻ. Khi khách hàng có nhu cầu, các nhà bán lẻ sẽ báo lên các nhà bán sỉ và
Acecook sẽ cung cấp sản phẩm theo hình thức bán đứt.
Bên cạnh đó, do xu hướng tiêu dùng của người Việt hiện nay càng ngày càng tiếp cận
gần hơn với các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Cho nên, Hảo
Hảo đã tiến hành chiến lược phân phối sản phẩm tại các siêu thị bán lẻ như Big C, chuỗi
siêu thị Do Mart, hệ thống Maximax…Các siêu thị sẽ phân phối trực tiếp sản phẩm đến
tay người tiêu dùng cuối cùng, bằng cách để người tiêu dùng tự chọn lựa mặt hàng, sản
phẩm mình ưa thích. Kênh phân phối này chủ yếu hướng đến đối tượng là người tiêu
dùng cuối cùng, họ tiêu thụ với số lượng ít nhưng thường xuyên.
Như vậy, có thể thấy chiến lược phân phối của mì Hảo Hảo là lựa chọn các kênh phân
phối mạnh và tập trung mở rộng thị trường, mở rộng các đại lý, tăng dần số lượng lẫn
chất lượng các kênh phân phối.

Hình : Những gói mì Hảo Hảo được bày bán trong siêu thị
( nguồn : hình ảnh Google )
3.5.4 Chiến lược chiêu thị
( https://vietnambusinessinsider.vn/ven-man-cau-chuyen-di-ban-muoi-cua-nhung-
ke-lam-quang-cao-a1737.html )
( https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-tai-chinh-
marketing/marketing/tieu-luan-chien-luoc-san-pham-mi-hao-hao/16836433 )

( https://amis.misa.vn/29261/chien-luoc-marketing-cua-mi-hao-hao/ )
3.5.4.1 Quảng cáo
 Một chiến lược mà Acecook sử dụng cho Hảo Hảo đó là quảng cáo trên các
kênh truyền hình với số lượng người xem đông đảo như các kênh VTV, HTV
bằng những TVC quảng cáo hay đóng vai nhà tài trợ cho các chương trình.
Điển hình có thể kể đến chương trình “ Thiên đường ẩm thực ”, một chương
trình rất hay và nổi tiếng.
 Hảo Hảo cũng quảng cáo bằng cách hợp tác cùng những nghệ sĩ Việt nổi tiếng
trong giới giải trí như : Trúc Nhân, Đông Nhi…
Chiến dịch “ Làm Gói Đỡ Thèm ” là chiến dịch hiệu quả gần đây nhất của
Hảo Hảo Acecook, kỉ niệm 20 năm sản phẩm này có mặt trên thị trường.
Chiến dịch quảng cáo này không chỉ hướng đến mục tiêu marketing chung mà
nó còn là lời tri ân của Acecook đến với khách hàng đã ủng hộ Hảo Hảo trong
suốt những năm qua. Thời gian diễn ra từ ngày 27/09/2020 đến hết ngày
10/10/2020.

Hình : Mở đầu MV Làm Gói Đỡ Thèm - Trúc Nhân x Hảo Hảo


( nguồn : Fanpage của Trúc Nhân )
20 năm là quảng đường khá dài đối với một sản phẩm FMCG như Hảo Hảo,
nó là sự số gắng và nỗ lực trong một quá trình dài của Acecook.
Trong chiến dịch này, Acecook đã hợp tác với ca sĩ Trúc Nhân để cho ra mắt
MV quảng cáo “ Làm Gói Đỡ Thèm ” phát hành ngày 16/09/2020. MV đã
nhanh chóng đón nhận được những phản hồi tích cực từ phía khán giả với
cách truyền tải hiện đại, tích cực và phù hợp với xu hướng của giới trẻ. Bài hát
như tái hiện tại hình ảnh gắn bó của từng gói mì Hảo Hảo trong hành trình
trưởng thành của từng người dân Việt.
 Bên cạnh đó, họ cũng lựa chọn quảng cáo bằng Pano, áp phích tại các điểm
dừng xe buýt và các hệ thống siêu thị, nhà hàng. Hay tài trợ chi phí biển quảng
cáo cho các cửa hàng bán lẻ để sản phẩm của mình được quảng cáo tại địa
phương đó.
 Ngoài ra, website của Acecook cũng được thiết kế để quảng bá những sản
phẩm của mình, trong đó có cả Hảo Hảo. Cùng với đó, những bài viết trên
Fanpage chính thức của “ Mì ăn liền Hảo Hảo ” cũng thu hút được sự tương
tác rất đổng đảo từ phía người tiêu dùng.

Hình : Một bài viết của Hảo Hảo


( nguồn : Fanpage Mì ăn liền Hảo Hảo )
 Trong thời điểm dịch bệnh nhạy cảm hiện nay, đa phần các doanh nghiệp đều
tiết kiệm ngân sách với hoạt động quảng cáo của mình, ít có doanh nghiệp nào
dám tung ra những quảng cáo rầm rộ nởi những khó khăn về tài chính. Nhưng
Aceook dám làm điều đó với chiến dịch marketing truyền miệng 0 đồng của
mình.
QUẢNG CÁO NHƯNG KHÔNG QUẢNG CÁO
Không cần quảng cáo rầm rộ hay TVC hoành tráng, Acecook chỉ đơn giản
thông báo đến hệ thống các đại lý của mình về sản phẩm mới “ Muối chấm
Hảo Hảo ” và đăng bài quảng cáo trên Fanpage của mình. Ngay lập tức, các
đối tượng khách hàng của Acecook đã háo hức đón chờ sự ra mắt của sản
phẩm, người người nhà nhà truyền tai nhau những câu chuyện và kỉ niệm tuổi
thơ gắn liền với gói gia vị.

Hình : Vén màn câu chuyện “ ĐI BÁN MUỐI ” của những kẻ LÀM
QUẢNG CÁO
( nguồn : website của CỘNG ĐỒNG KINH DOANH VIỆT NAM )
3.5.4.2 Khuyến mãi
Chiến dịch khuyến mãi mà Aceook sử dụng cho mì Hảo Hảo là tổ chức những
chương trình trúng thưởng với giá trị giải thưởng hấp dẫn lên đến hàng tỷ
đồng.
 Một chương trình khuyến mại đặc biệt của Acecook là : “ Ăn Hảo Hảo, giàu
điên đảo ”
Khi khách hàng mua 01 sản phẩm khuyến mại sẽ có cơ hội nhận được giải
thưởng của công ty, trong sản phẩm khuyến mại có 01 thẻ trúng thưởng được
đặt bên trong. Thẻ trúng thưởng được đặt ngẫu nhiên trong các sản phẩm
khuyến mại, tổng số thẻ trúng thưởng mà Acecook phát hành ra là 20.440 thẻ
tương ứng với 20.440 sản phẩm trúng thưởng.
Khách hàng nào nhận được thẻ thưởng đặt trong sản phẩm sẽ chắc chắn nhận
được 05 đồng tiền vàng SJC 9999, mỗi đồng tiền vàng trị giá 01 chỉ vàng hoặc
2.000.000 đồng tiền mặt hay 01 thẻ cào điện thoại trị giá 200.000 đồng của
các nhà mạng Viettel, Mobifone, Vinaphone, Vietnamobile hoặc Gmobile.

Hình : Chương trình khuyến mại “ Ăn mì Hảo Hảo, giàu điên đảo ”
( nguồn : Website chính thức của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam)

 Một chương trình khuyến mại khác của Hảo Hảo cũng vô cùng hấp dẫn với
tổng giá trị giải thưởng gần 12 tỷ đồng, có tên là “ Tết Ăn Hảo Hảo, Rinh Xe
Lexus ”
Hình thức giải thưởng cũng tương tự như chương trình khuyến mại trên nhưng
cơ cấu giải thưởng có phần khác. Khi nhận được tem trúng thưởng trong sản
phẩm khuyến mại khách hàng chắc chắn trúng 01 xe hơi Lexus NX300 trị giá
2,5 tỷ đồng hoặc 01 xe máy Honda Vision 110cc phiên bản cao cấp 30.490.00
đồng hoặc 01 Smart TV Sony 40 inch trị giá 9.500.000 đồng hoặc là 01 thẻ
cào trị giá 500.000 đồng của các nhà mạng Mobifone, Viettel, Vinaphone,
Vietnamobile và Gmobile.
Hình : Chương trình khuyến mại “ Tết Ăn Hảo Hảo, Rinh Xe Lexus ”
( nguồn : Website chính thức của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam )

3.5.4.3 Quan hệ công chúng


Để tăng mức độ nhận diện thương hiệu và nhận được những tình cảm của
người tiêu dùng, một chiến lược marketing mà Hảo Hảo sử dụng đó là triển
khai những chương trình hoạt động xã hội.
 Hằng năm mỗi dịp tết đến, Hảo Hảo thường tổ chức những chương trình “ Tết
sum vầy ” với sự đồng hành của các đội tình nguyện viên và Trung tâm hỗ trợ
học sinh, sinh viên TP HCM. Chuyến xe sum vầy với 2.500 vé xe miễn phí
nhằm hỗ trợ các bạn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại TP HCM
về quê đón tết. Ai cũng biết học sinh và sinh viên là khách hàng rất quen
thuộc với mì gói. Tuy nhiên bên cạnh mục đích truyền thông, hành động của
Acecook còn xuất phát từ sự thấu hiểu, sẽ chia thật sự.
 Bên cạnh đó, không thể không kể đến những hoạt động hỗ trợ người dân ở các
khu vực khó khăn, đặc biệt là người dân miền Trung bị ảnh hưởng bởi lũ lụt
hằng năm.
Năm 2020 vừa qua nước ta phải gánh chịu một đợt lũ lịch sử, bị ảnh hưởng
nặng nề nhất là các tỉnh phía Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Acecook đã nhanh chóng hỗ trợ 1.400
thùng mì Hảo Hảo thông qua sự giúp đỡ của các nghệ sĩ, mạnh thường quân,
bộ đội…

Hình : Chở mì gói đến các hộ dân đang ngập trong nước tại huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
( nguồn : Nhóm phóng viên miền Trung )
 Với tình hình dịch bệnh đang diễn biến vô cùng phức tạp, các ca nhiễm ngày
càng gia tăng. Mới đây, Công ty cổ phần Acecook Việt Nam đã tài trợ cho các
đơn vị báo, đài để hỗ trợ mì gói Hảo Hảo và các sản phẩm ăn liền khác đến
với người dân tại các khu vực phong tỏa và cách ly do Covid 19.
Các hoạt động đã thực hiện vừa qua như :
- Tài trợ cho Báo Người Lao Động:Với số lượng 100 thùng Mì Hảo Hảo,
dành tặng khu phong tỏa Quận Gò Vấp và Phường Thạnh Lộc, Quận 12.
- Tài trợ cho Báo Hà Nội Mới: Với số lượng 100 thùng Mì Hảo Hảo,
dành tặng cho khu cách ly tỉnh Bắc Giang.
- Tài trợ cho Thời báo Kinh Tế Sài Gòn: Với số lượng 100 thùng Miến
Phú Hương , dạn tặng cho lao động nghèo đang chịu ảnh hưởng Covid-19 tại
Tp. Hồ Chí Minh.
- Tài trợ cho Báo Dân Trí: Với số lượng 50 thùng Miến Phú Hương,
dành tặng cho lao động nghèo đang chịu ảnh hưởng và các đơn vị tuyến đầu
chống Covid-19 tại Tp. Hồ Chí Minh.
- Tài trợ cho Báo Công An Tp. Hồ Chí Minh: Với số lượng 100 thùng
Mì ly MEME, dành tặng cho các đơn vị tuyến đầu chống chống Covid-19 tại
Tp. Hồ Chí Minh.
- Tài trợ cho Báo Phụ Nữ Tp. Hồ Chí Minh: Với số lượng 50 thùng Mì
Hảo Hảo, dành tặng cho phụ nữ nghèo – Công nhân Khu chế xuất Tân Thuận.
Và còn rất nhiều chiến dịch hướng đến nhiều đối tượng khó khăn khác của
Hảo Hảo, nhằm mục đích san sẻ những khó khăn với họ và nhận lại được tình
cảm của cộng đồng, gián tiếp có được sự tin dùng của họ.
3.6 Đánh giá chiến lược marketing mix cho dòng sản phảm mì ăn liền Hảo Hảo của CTCP
Acecook Việt Nam
3.6.1 Ưu điểm
3.6.2 Nhược điểm

You might also like