You are on page 1of 17

I.

Một số khái niệm và vấn đề liên quan


1. Kết hôn và Ly hôn

-Kết hôn là chính thức lấy nhau thành vợ chồng

-Ly hôn là vợ chồng bỏ nhau khi mà toà án cho phép huỷ cuộc hôn nhân đã được
pháp luật công nhận.

2. Tình hình ly hôn trên thế giớ hiện nay

Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế xã hội đẫ những tác động
không nhỏ làm thay đổi những quan niệm về hôn nhân gia đình, về kết hôn và ly
hôn. Đặc biệt là khi người phụ nữ được thừa nhận quyền kết hôn và quyền ly hôn
thì đã làm tăng tỉ lệ ly hôn trên thế giới. Chúng ta có thể đơn cử, ở Pháp vào đầu
thập niên 90 của thế kỉ 20, chỉ có 1 vụ hôn trên 20 đám cưới(tức là chiếm 0.5% ),
thì đến thập niên này đã có tới 1/6 đám cưới chấm dứt bằng một vụ ly hôn.

ở Na Uy, vào năm 1993 cứ , một trăm phụ nữ đã kết hôn thì có tới 13 người ly hôn.
Đặc biệt là ở Mỹ, đây là nước dẫn đầu số vụ ly hôn trong những năm gần đây. Vào
năm 1998, ở Mỹ có khoảng 2.4 triệu người kết hôn thì có tới 1.2 triệu người ly
hôn, có nghĩa là 50% số vụ kết hôn có kết cục bằng một cuộc ly hôn.

Như vậy, ở các nước phương tây tỉ lệ ly hôn rất cao và ngày càng tăng nhanh. Còn
ở các nước đang phát triển thuộc châu á và châu Phi, dưới tác động của những hệ
tư tưởng, các triết lý tôn giáo tập tục ... sự bên vững của gia đình vẫn tương đối
đảm bảo. Tuy nhiên, do thủ tục ly hôn dễ dàng mà làm cho tỉ lệ ly hôn tăng từ
0.03% năm 1978 tới 0.167% năm 1994. Như vậy, cả phương đông lẫn phương tây,
tỉ lệly hôn gia đình gia tăng và trở thành xu hướng không tránh khỏi. Đặc biệt do
sự phát triển kinh tế, xã hội hiện nay, các giá trị về gia đình không được nhìn nhận
một cách đúng đắn đã làm cho tỉ lệ ly hôn không dừng lại ở đó.

Trên cơ sở phân tích về tình trạng ly hôn ở các quốc gia phương tây, các nhà
nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều nguyên nhân mang tính xã hội của hiện tượng này.
Sự thay đổi và nảy sinh những quan niệm mới về hôn nhân và gia đình, sự giả
phóng phụ nữ, tác động của cuộc cách mạnh tình dục, sự chênh lệnh (trình độ học
vấn, điều kiện kinh tế ) trong hôn nhân.

Nguyên nhân thứ nhất của ly hôn là sự thay đổi và nảy sinh những quan niệm mới
về hôn nhân và gia đình. Do nền kinh tế phát triển, hoạt động nghề nghiệp mang
tính chuyên môn hoá cao và sự đóng góp của nhiều thiết chế xã hội hỗ chợ gia đình
như giáo dục, y tế, giải chí ... đã dần thay thế chức năng mà trước đây màchỉ gia
đình mới có thể đảm nhận. Do làm việc ở những vị trí có tính ổn định cao nên
người ta cũng thấy rằng gia đình không còn là nơi duy nhất để họ cư trú, dần dần
vai trò của gia đình được đánh giá thấp đi, sự thuỷ chung của hôn nhân không còn
được coi trọng, trách nhiệm đối với con cái có cách nhìn khác. Thêm vào đó là sự
cho phép của pháp luật về ly hôn nên người ta có thể kết hôn khi nào người ta cảm
thấy cần thiết và ly hôn khi muốn.

Nguyên nhân thứ hai, ngày nay người phụ nữ được học hỏi, có nhiều hiểu biết về
pháp luật, về quyền lợi, thì họ có xu hướng thoát khỏi những hạn chế ràng buộc
quá sức chịu đựng của họ trong gia đình. Hơn nữa, họ có thể độc lập về kinh tế nên
ly hôn có thể là giả pháp của hôn nhân nếu cuộc hôn nhân đó không phù hợp.

Nguyên nhân thứ ba, cuộc cách mạng tình dục có thể là nguyên nhân chính dẫn
đến việc gia tăng tỉ lệ ly hôn. Sự giải phóng tình dục nói riêng và quyền tự do thái
quá của con người nói chung đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa cá nhân cực đoan có
điều kiện phát triển, người ta chú trọng đến quyền lợi của mình, sự hy sinh cho
người khác không được đánh giá cao, quan hệ vợ chồng thuỷ chung không còn
đựơc coi trọng, trách nhiệm đối với con cái cũng không được như trước. Từ đó chỉ
cần một mâu thuẫn nhỏ một xô xát thường nhật cũng dẫn đến ly hôn.

Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến ly hôn cũng có thể do ngoại tình, đánh đập, ngược
đãi, mâu thuẫn gia đình...

Tóm lại, có hai nguyên nhân chính gây đến ly hôn: Đó là nguyên nhân chủ quan và
nguyên nhân khách quan. Về chủ quan đó là tình trạng sức khoẻ, kinh tế,công việc,
nhận thức, quan điểm của cá nhân về vấn đề hôn nhân và ly hôn. Nguyên nhân
khách quan: Đó là những tác động của môi trường sinh sống và làm việc, của các
chính sách và điều kiện của pháp luật lên sự bền vững của hôn nhân.

3. Tình hình ly hôn ở Việt Nam

Theo quy luật chung của tình hình ly hôn trên thế giới, ở Việt Nam ly hôn tồn tại
như một quyên lực của người đàn ông trong suốt thời gian dài. Chỉ sau khi luật hôn
nhân và gia đình được ban hành vào năm 1986 thì ly hôn mới thực sự được nhìn
nhận với con mắt khách quan hơn đối cả nam và nữ.

Dưới ảnh hưởng củav nho giáo truyền thống, của các luật tục, vấn đề hôn nhân và
gia đình của Việt Nam vốn được coi trọng nên gia đình hôn nhân ở Việt Nam có
tính ổn định cao. Song vào những năm cuối của thế kỉ 20, tình trạng hôn nhân Việt
Nam có sự thay đổi.

Năm 1992-1993 tỉ lệ ly hôn của nam giới là 0.33% nữ là 2.38% thì năm 1994 cả
nước đã có tới 34376 cặp vợ chồng đệ đơn xin ly hôn, 1995 là 35684 cặp, năm
1996 lại lên tới con số 44036 cặp tăng hơn 900 vụ so với năm 1995. Theo tài liệu
vụ tổng hợp toà án nhân dân tối cao năm 1997, trên cả nước có tới37179 đơn xin ly
hôn. Con số tăng tới 55419 vào năm 1999 số đơn xin ly hôn giảm xuống con số
còn 50294 nhưng nó lại tăng lên rất nhiều vào năm 2000. Chỉ riêng quý I năm
2000, cả nước có tới 15419 lá đơn xin ly hôn.

Cũng theo số liệu tổng hợp của ngành toà án, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là
hai thành phố đứng đầu về đơn ly hôn trên khắp cả nước. ở thành phố Hồ Chí
Minh, từ năm 1990-1995 có trung bình 6339 vụ/ năm, riêng năm 1995 có tới
15918 cặp vợ chồng đăng kí xin ly hôn thì có tới 5914 cặp ly hôn. ở Hà Nội, năm
1997 có 3044 vụ làm đơn ly hôn và chiếm 1/2 trong tổng số vụ ly hôn của cả nước.

Như vậy, ta có thể rằng mặc dù gia đình Việt Nam được xem có độ ổn định cao
nhưng dưới tác động của nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, số vụ ly hôn
tăng lên đáng kể, nhất là vào những năm gần đây và tập trung chủ yếu vào các
thành phố lớn. Tình hình ly hôn ở Việt Nam có những đặc điểm cơ bản sau.

- Số người có trình độ học vấn cao chiếm tỉ lệ thấp hơn so với những tầng lớp xã
hội khác.

- Số phụ nữ đứng đơn trong những vụ ly hôn tăng lên.

Những ly hôn thường ở những lứa tuổi 30-50 và đã có với nhau 1-2 con. Có nhiều
nguyên nhân khác nhau dẫn đến ly hôn ở Việt Nam theo nhà lịch sử Trần Thị
Nghĩa, các nguyên nhân dẫn đến ly hôn có thể kể ra do ngoại tình, đánh đập, ngược
đãi, vô sinh, bệnh tật, mâu thuẫn gia đình, một trong hai người phải đi tù, có vợ
lẽ ... còn theo thống kê của vụ tổng hợp thuộc toà án nhân dân tối cao thì nguyên
nhân chính dẫn đến ly hôn là mâu thuẫn gia đình, đánh đập,ngược đãi, ngoại tình,
một bên bị truy cứu trách nhiệm hình sự một người ở nước ngoài hay mất tích...

Như vậy vẫn có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn ở Việt Nam. Một là
nguyên nhân chủ quan: Đó là nhận thức của mỗi người về vấn đề gia đình, hôn
nhân và ly hôn. Trước đây, gia đình là thiết chế duy nhất mà trong đó người ta có
thể thực hiện được các vai trò của mình, sinh đẻ, giáo dục con cái, đảm bảo kinh tế,
đảm bảo cân bằng về đời sống tình cảm ... Nhưng những chính sách về dân số,
những quy định về quyền bình đẳng giới, sự phát triển của các dịch vụ hỗ trợ gia
đình, đã làm cho chức năng gia đình thay đối so với lúc ban đầu. Nhiều người
không nhận thức được mấu chốt của vấn đề cho rằng vai trò của gia đình đã giám
sát, giá trị cuộc sống của gia đình không còn thực sự quan trọng. Điều đó dẫn đến
thay đổi về đời sống gia đình và giá trị của hôn nhân, người ta coi ly hôn là một
vấn đề hết sức bình thường, là để giải phóng bản thân khỏi ràng buộc.

Về mặt khách quan, những tư tưởng mới về hôn nhân, về ly hôn từ bên ngoài tràn
vào nước ta cùng với những thay đổi của cơ cấu kinh tế mới có sự tác động đáng
kể. Đó là sự giảm sút vai trò kiểm soát hành vi của dư luận xã hội. Nếu trước kia,
một cặp vợ chồng muốn ly hôn thì người ta phải cần nhắc đến đánh giá của mọi
người xem sét đến, đặc biệt là các vùng đô thị, thành phố.

Tóm lại, tình hình ly hôn ở Việt Nam trong những năm gần đây tăng nhanh, ly hôn
ở Việt Nam vừa mang những đặc điểm giống với tình hình ly hôn chung trên thế
giới, lại vừa mang những đặc điểm khác biệt.

II. Một số lý thuyết sử dụng và ứng dụng lý thuyết để phân tích hành vi
của Y
1. Thuyết gắn bó của John Bowlby

Học thuyết Gắn bó được coi là một trong những học thuyết kinh điển trong lĩnh
vực Tâm lý học về trẻ em nói riêng. Trong đó các lý thuyết và thực nghiệm chỉ ra
đặc điểm và vai trò của sự duy trì một mối quan hệ an toàn giữa trẻ nhỏ và người
chăm sóc (Mẹ) trong những năm đầu đời (0 –3), quá trình này không những ảnh
hưởng tới sự phát triển lành mạnh của đứa trẻ mà còn thể hiện sự ảnh hưởng xuyên
suốt với 1 cá nhân trong toàn bộ quá trình trưởng thành.
Bắt đầu từ khi chào đời cho tới 3 tuổi đặc điểm Gắn bó đã xuất hiện ở đứa trẻ, giai
đoạn trẻ thể hiện mạnh mẽ nhất nhu cầu gắn bó của mình là từ 6 tháng đến trước 3
tuổi. Đây là giai đoạn trong Phân tâm học cho rằng trẻ đang chưa thể hiện một cái
tôi rõ ràng, cái tôi của trẻ nhập cùng với hình ảnh người Mẹ. Vì vậy người Mẹ
đóng vai trò vô cùng quan trọng, vừa là người chăm sóc, vừa là cầu nối giữa trẻ với
thế giới bên ngoài. Niềm tin của trẻ vào người Mẹ chính là sự phản ảnh niềm tin
của trẻ với thế giới.

2. Thuyết nhận thức-hành vi

Các quan điểm về hành vi và nhận thức xuất phát từ hai dòng tác phẩm tâm lý học
có liên quan. Về mặt lịch sử, lý thuyết học hỏi xuất hiện đầu tiên và phát triển
trong TLH lâm sang sử dụng trị liệu hành vi dựa trên nghiên cứu của TLH.
Sheldon (1995) biểu đạt bản chất của lý thuyết này là việc tách biệt ý thức và hành
vi. Các quan điểm tâm động học và quan điểm truyền thống lại cho rằng hành vi
xuất phát từ một quá trình thực hiện theo ý thức của chúng ta, điều này có nghĩa là
hành vi của con người xuất hiện dựa trên ý thức của họ. Nhưng lý thuyết học hỏi
cho rằng chúng ta không thể biết được điều gì đang xảy ra trong ý thức của ai đó.
Do đó, chúng ta chỉ có thể trị liệu tập trung đến việc giải quyết các vấn đề làm thay
đổi hành vi mà không quan tâm đến những vấn đề biến đổi nào có thể xảy ra trong
ý thức của chúng ta trong quá trình này.
Lý thuyết học hỏi xã hội của Bandura (1977) mở rộng thêm quan điểm này và cho
rằng hầu hết các lý thuyết học hỏi đạt được qua nhận thức của con người và suy
nghĩ về những điều mà họ đã trải nghiệm qua. Họ có thể học hỏi qua việc xem xét
các ví dụ của người khác và điều này có thể áp dụng vào việc trị liệu.
Như vậy lý thuyết nhận thức – hành vi là một phần của quá trình phát triển lý
thuyết hành vi và trị liệu, gần đây lại được xây dựng trên lý thuyết học hỏi xã hội.
Nó cũng phát triển vượt qua khỏi hình thức về trị liệu của lý thuyết trị liệu thực tế
(Glasser- 1965) được các tác giả như Beck (1989) và Ellis (1962) đưa ra. Lý thuyết
nhận thức- hành vi đánh giá rằng: hành vi bị ảnh hưởng thông qua nhận thức hoặc
các lý giải về môi trường trong quá trình học hỏi. Như vậy, rõ rang là hành vi
không phù hợp phải xuất hiện từ việc hiểu sai và lý giải sai. Quá trình trị liệu phải
cố gắng sửa chữa việc hiểu sai đó, do đó, hành vi chúng ta cũng tác động một cách
phù hợp trở lại môi trường. Theo Scott (1989), có nhiều cách tiếp cận khác nhau
như theo quan điểm của Beck là đề cập tới cách tư duy lệch lạc về bản thân (“mình
là đồ bỏ đi..), về cuộc sống của chúng ta, về tương lai của chúng ta đang hướng đến
những nỗi lo âu và căng thẳng; quan điểm của Ellis có trọng tâm về những niềm tin
không hợp lý về thế giới và quan điểm trọng tâm của Meincheanbeum (1977) về
những mối đe dọa mà chúng ta trải qua.
Được xây dựng nên từ những lý thuyết trên mà ngành công tác xã hội truyền thống
đã lộ ra những bất cập và những hạn chế. Cho đến những năm 1980, các lý thuyết
nhận thức mới thiết lập được một vị thế trong lý thuyết công tác xã hội chủ yếu là
thông qua công trình nghiên cứu của Goldstein (1982, 1984), đây là người tìm
kiếm quan điểm mang tính nhân văn vào các lý thuyết này. Quan điểm nhân văn
cho rằng, chỉ có cái hiện thực là vấn đề được nhận thức và được hiểu, hiện thực của
than chủ cần được tôn trọng và chấp nhận do đó không được phủ nhận nhận thức
của thân chủ và công kích họ. Thành tố về sự chấp nhận này đã mang lại hiệu quả
cao hơn và mang tính tự nhiên hơn so với những quan điểm truyền thống của Công
tác xã hội.

Quan điểm của Sheldon về Trị liệu hành vi - nhận thức cho cá nhân
Đánh giá gần đây của Sheldon về trị liệu hành vi đã đưa ra những đóng góp về mặt
nhận thức. Theo ông một thành tố quan trọng trong trị liệu hành vi chính là việc
lựa chọn các yếu tố tăng cường, thúc đẩy để củng cố hành vi. Các yếu tố này cần
được quan sát, khái quát hóa và mô hình hóa (học hỏi qua trải nghiệm), điều này
đòi hỏi chúng ta hành động dựa trên nhận thức của chúng ta về thế giới về cuộc
sống. Sheldon cũng chỉ ra việc học hỏi thông qua việc lập mô hình là nhận thức,
điều này có nghĩa là chúng ta tự suy nghĩ về bản thân trong các tình huống mà
chúng ta đang quan sát, chỉ ra được chúng ta hành động ra sao. Trong thực tế, việc
thúc đẩy cách nghĩ như trên là rất hữu ích.
Theo ông, lượng giá là một khía cạnh quan trọng trong cách tiếp cận hành vi- nhận
thức. Một chuổi hình thức lượng giá phù hợp sẽ gồm những nội dung sau:
* Đạt được sự mô tả những vấn đề từ những quan điểm khác nhau.
* Đưa ra những ví dụ về ai bị tác động và tác động như thế nào
* Tìm kiếm những hình thức khởi đầu của các vấn đề, chúng biến đổi ra sao và tác
động đến chúng ở những vấn đề gì?
* Xác định những khía cạnh khác nhau của các vấn đề và chúng phù hợp với nhau
ra sao?
* Lượng giá về động cơ cho sự biến đổi.
* Xác định những mô hình tư duy và những cảm xúc có trước, trong và sau những
biến cố về hành vi của vấn đề.
* Xác định những điểm mạnh trong và xung quanh thân chủ.
Như vậy, ở đây, cán sự xã hội cần xác định, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới
thân chủ, các cán sự nên tập trung nhiều vào việc mô tả về hành vi hơn là phán xét
về nó. Những vấn đề nảy sinh trong và sau quá trình can thiệp cũng cần được đo
lường bởi nhiều khi “giai đoạn đối lập” sẽ xuất hiện sau một giai đoạn can thiệp và
việc can thiệp lại khởi động lại thêm lần nữa. Trong quá trình trị liệu, các cán sự có
thể chia làm hai nhóm để kiểm soát những phản ứng (gồm các hoạt động như mô
hình hóa, đào tạo kỹ năng xã hội, sự quyết đoán…) và quản lý những vấn đề bất
ngờ.
Đánh giá của Scott (1989) về cách tiếp cận nhận thức hành vi cũng tương phản với
Sheldon qua việc nhấn mạnh đến những hình thức can thiệp về nhận thức. Đánh
giá của ông về can thiệp nhận thức chính là việc chúng được tóm lược, có khả năng
ứng dụng rộng rãi, được cấu trúc ở cấp độ cao, dễ dàng học hỏi và có hiệu quả.
Ông áp dụng để đánh giá trong bốn lĩnh vực về hành vi của trẻ, rối loạn xúc cảm
như lo lắng và thất vọng, các vấn đề liên quan cá nhân như vấn đề hôn nhân hay
thiếu kỹ năng xã hội và những rối loạn về việc tự kiểm soát việc lạm dụng chất ma
túy.

Bản chất của Thuyết nhận thức - hành vi


- Sơ lược về Thuyết hành vi: S -> R -> B (S là tác nhân kích thích, R là phản ứng,
B là hành vi). Thuyết cho rằng con người có phản ứng do có sự thay đổi của môi
trường để thích nghi. Như vậy, khi có 1 S sẽ xuất hiện nhiều R của con người,
nhưng dần dần sẽ có 1 R có xu hướng lặp đi lặp lại do chúng ta được học hay được
củng cố khi kết quả của phản ứng đó mang lại điều gì chúng ta mong đợi. Như vậy
theo thuyết này thì hành vi con người là do chúng ta tự học mà có và môi trường là
yếu tố quyết định hành vi. (Do trời mưa, do tắc đường nên nghỉ học…). Các mô
hình trị liệu hành vi vì thế mà nhiều khi được sử dụng một cách sai lầm như
phương pháp thưởng phạt. Phương pháp này gây cho đối tượng cảm giác bị áp đặt.
Thuyết nhận thức-hành vi: 
- Thuyết trị liệu nhận thức – hành vi hay còn gọi là thuyết trị liệu nhận thức
(behavioral cognitive therapy) bởi nền tảng của nó là các ý tưởng hành vi hoặc là
trị liệu nhận thức xã hội do sự liên kết của nó với lý thuyết học hỏi xã hội
-         Nội dung của thuyết: thuyết này cho rằng: chính tư duy quyết định phản ứng
chứ không phải do tác nhân kích thích quyết định. Sở dĩ chúng ta có những hành vi
hay tình cảm lệch chuẩn vì chúng ta có những suy nghĩ không phù hợp. Do đó để
làm thay đổi những hành vi lệch chuẩn chúng ta cần phải thay đổi chính những suy
nghĩ không thích nghi.
-         Mô hình: S -> C -> R -> B
Trong đó:  S là tác nhân kích thích, C là nhận thức, R là phản ứng, B là kết quả
hành vi.
Gỉải thích mô hình: Theo sơ đồ thì S không phải là nguyên nhân trực tiếp của hành
vi mà thay vào đó chính nhận thức C về tác nhân kích thích và về kết quả hành vi
mới dẫn đến phản ứng R.
 Ví dụ: tâm lý của học viên khi có thông báo thanh tra xuống kiểm tra, người thì lo
lắng không biết mình có bị phát hiện đi học hộ, người thì trách móc trước sự khắt
khe của thanh tra, người thì nghĩ mình may mắn khi không nghỉ quá buổi học,
người thì thấy đúng và ủng hộ => xuất phát từ nhận thức về tác nhân kích thích
thanh tra.
-         Quan điểm về nhận thức và hành vi: 2 quan điểm
+ Theo các nhà lý thuyết gia nhận thức- hành vi thì các vấn đề nhân cách hành vi
của con người được tạo tác bởi những suy nghĩ sai lệch trong mối quan hệ tương
tác với môi trường bên ngoài. (Aron T. Beck và David Burns có lý thuyết về tư
duy méo mó). Con người nhận thức lầm và gán nhãn nhầm cả từ tâm trạng ở trong
ra đến hành vi bên ngoài, do đó gây nên những niềm tin, hình tượng, đối thoại nội
tâm tiêu cực. Suy nghĩ không thích nghi tốt đưa đến các hành vi của một cái tôi
thất bại.(ví dụ, đứa trẻ suy nghĩ và chắc mẩm rằng mẹ mình không yêu thương
mình bằng em mình, từ đó đứa trẻ xa lánh mẹ và tỏ thái độ khó chịu với mẹ, không
gần gũi…)
+ Hầu hết hành vi là do con người học tập (trừ những hành vi bẩm sinh), đều bắt
nguồn từ những tương tác với thế giới bên ngoài, do đó con người có thể học tập
các hành vi mới, học hỏi để tập trung nghĩ về việc nâng cao cái tôi, điều này sẽ sản
sinh các hành vi, thái độ thích nghi và củng cố nhận thức.
=> Như vậy, lý thuyết này cho ta thấy rằng cảm xúc, hành vi của con người không
phải được tạo ra bởi môi trường, hoàn cảnh mà bởi cách nhìn nhận vấn đề. Con
người học tập bằng cách quan sát, ghi nhớ và được thực hiện bằng suy nghĩ và
quan niệm của mỗi người về những gì họ đã trải nghiệm
Ứng dụng:

Việc mỗi khi em Y đòi hỏi, khóc lóc đòi đồ chơi, anh A lại đáp ứng nhu cầu của
con thì khi đó anh A đã củng cố thêm hành vi khóc lóc, ăn vạ để đạt được mục đích

3. Đặc điểm tâm lý của trẻ 3 tuổi

Ở tuổi này, trẻ bắt đầu hoàn thiện về thể chất và khả năng hoạt động, trẻ sẽ tham
gia vào nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Thời gian này cũng là khoảng thời
gian trẻ bắt đầu hình thành tính cách, nhận thức, nhân cách của bản thân. Chính vì
vậy, môi trường xung quanh và cách dạy dỗ của bố mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến
nhận thức, nhân cách của trẻ trong tương lai.
Bên cạnh đó, bố mẹ là người gần gũi và có sức ảnh hưởng lớn nhất đến con, nên
tác động tới con rất lớn. Con có thể bắt chước bố mẹ về tất cả mọi thứ, từ lời nói,
hành động; cho đến cách biểu hiện cảm xúc, cách ứng xử với người khác. Trẻ
thường bắt chước những câu nói, những hành động của người lớn. Trong độ tuổi
này hoạt động chủ đạo của trẻ là chơi với đồ vật, trẻ có thể biết cầm thìa xúc cho
bé ăn, giống như việc cha mẹ cho con ăn. Thậm chí cả những lời chửi mắng và
đánh đập trẻ cũng bắt chước y nguyên.
Ở tuổi lên 3, trẻ không chỉ phát triển về thể chất mà còn phát triển về nhận thức:
nhận thức bản thân và nhận thức thế giới xung quanh. Trẻ bắt đầu thích khám phá
về những điều mới lạ trong cuộc sống, chính vì vậy trẻ đặt ra cho bố mẹ và những
người xung quanh trăm ngàn câu hỏi vì sao.
Trẻ cảm thấy điều gì cũng vô cùng mới lạ và thú vị. Ở những đứa trẻ bình thường
đều có ham muốn khám phá thế giới như vậy. Điều này, thể hiện sự tích cực và
phát triển bình thường ở trẻ.
Khi con lên 3, bố mẹ thấy rằng con muốn tranh làm tất cả mọi việc trước hết là
công việc của con, sau đó là công việc của bố mẹ như: khuấy trứng, nhặt rau, rửa
bát dù rằng con nhanh chán, và làm mọi việc hầu hết đều không tốt, khiến cho bố
mẹ cảm thấy bực mình.
Tuy nhiên, đó lại là đặc trưng lứa tuổi của con, muốn tự lập, muốn được giống như
người lớn. Bố mẹ cần biết được đặc trưng tâm lý này của con ở độ tuổi lên 3, khi
đó mới có cách ứng xử, sự khuyên bảo đúng mực, đảm bảo cho con có thể phát
triển một cách tốt nhất
Nhiều bố mẹ có con ở tuổi này cảm thấy bất lực vì con quá ngang bướng và hay
giận dỗi. Tuy nhiên, con người ở mỗi lứa tuổi sẽ mang trong mình một tính cách
khác nhau; hay hờn giận, ăn vạ là đặc trưng của trẻ ở thời kì này. Hầu như, ở đứa
trẻ nào cũng có phản ứng như vậy, chỉ khác nhau là ít hay nhiều tùy thuộc vào đặc
trưng hệ thần kinh của mỗi đứa nhỏ.
Trẻ ăn vạ, hờn dỗi như vậy một phần là để được người lớn đáp ứng nhu cầu của
mình; hai nữa là để nhận được sự quan tâm, vỗ về từ bố mẹ hay mọi người xung
quanh. Nếu như bố mẹ có cách ứng xử phù hợp, giai đoạn này sẽ nhanh chóng qua
đi và đứa trẻ có thể phát triển với tâm sinh lý bình thường.
Khi bước vào tuổi lên 3, bé trải qua một loạt thay đổi về tâm lý, thể chất. con khát
khao được độc lập và muốn thể hiện quyền lực của mình bằng hai từ cửa miệng
“không” và “của con”, cùng với đó là những cơn ăn vạ không có hồi kết. Tâm
trạng, hành động mang hơi hướng bạo lực như đấm đá, cắn, cấu, la hét, ăn vạ... là
những chuyện thường ngày của bé trong lứa tuổi này. Vào tuổi lên 3, xuất hiện sự
mâu thuẫn giữa trẻ em và người lón. Người lón vẫn tiếp tục coi đứa trẻ hoàn toàn
phụ thuộc vào mình, bị mình điều khiển trong khi đứa trẻ bắt đầu phát triển tính
độc lập, bắt đầu muốn tách mình ra khỏi người lớn. Vì thực chất, vào lứa tuổi đã
tích luỹ được một số kinh nghiệm và có khả năng hành động một cách độc lập, đã
bắt đầu biết tự phục vụ. Do đó mà trẻ bắt đầu biết hướng vào chính mình một cách
có ý thức, “cái tôi “ bắt đầu được hình thành. Biểu hiện ở chỗ trẻ muốn tự mình tổ
chức hoạt động của mình theo ý của mình, nó bắt đầu “bướng”. Đây chính là “ thời
kỳ khủng hoảng của lứa tuổi lên 3”. Do vậy, nếu biết khuyến khích tính độc lập
của trẻ một cách hợp lý thì những khó khăn trong quan hệ giữa trẻ và người lớn sẽ
được khắc phục, khủng hoảng sẽ nhanh chóng đi qua. Ngược lại, nếu người lớn coi
thường, không để tâm hoặc ứng xử không phù hợp thì khủng hoảng tuổi lên 3 sẽ
kéo dài suốt thời thơ ấu, để lại những dấu vết nặng nề sau này.

Ứng dụng:

Em Y đã được 3 tuổi, do nhận thức còn chưa phát triển đầy đủ, em chưa hiểu được
tại sao cha mẹ, những người xung quanh lại hành động như vậy, em chỉ muốn thỏa
mãn nhu cầu của mình. Đây là điều rất dễ hiểu

Em cũng thường thể hiện bằng sự khóc lóc, tức giận vì vốn từ ngữ của em còn ít, Y
không biết hoặc nói không rõ được cái mình muốn hoặc làm sao để diễn tả cảm
xúc bản thân chính xác.

Đôi khi đó còn là biểu hiện của sự bất lực khi trẻ đang gặp khó khăn trong việc gì
đó hoặc đơn giản là em muốn lôi kéo sự chú ý.

Nếu anh A liên tục nuông chiều Y, luôn coi em là trung tâm thì em sẽ tiếp tục dựa
dẫm, đòi hỏi ở bố mẹ,…khiến em khó trưởng thành sau này.

Ăn vạ là một phần bình thường của sự trưởng thành. Đa số các trường hợp thường
xảy xa khi trẻ lên 3. Tuy nhiên, ở trường hợp của bố con anh A, ăn vạ đã dần trở
thành một hành vi được học và đã thành thói quen khi được bố nuông chiều và đáp
ứng mỗi khi ăn vạ.

4. Đặc điểm tâm lý của trẻ 2-3 tuổi có cha mẹ ly hôn

động của trẻ làm giảm sút năng lực đầu tư vào các lĩnh vực khám phá mới như tập
đi, tham gia trò chơi giữ sạch sẽ, và thái độ của người lớn cũng không ngăn chặn
được những xung năng đang ngự trị trong người trẻ. Nhưng lời nói của người lớn
giúp trẻ hiểu được sự giận dữ và nỗi lo sợ. Trẻ không hiểu nổi, không làm chủ
được tình hình do bố mẹ ly hôn gây ra khiến nó bất lực không kiểm soát được tất
cả những điều gì đang diễn ra trong cơ thể.

Ở lứa tuổi này, trẻ đã bắt đầu biết nói và quan hệ với người lớn đã thay đổi cơ bản.
Nó có thể giao tiếp với người thân thiết, có thể bày tỏ tình cảm và ý muốn của
mình với bố mẹ, có nói “ không” khi nó không đồng ý, thiết tha giao tiếp với
những xung quanh, đặc biệt là bố mẹ. Khi trẻ muốn biểu hiện ý muốn của mình thì
trẻ sẽ ra hiệu bằng cử chỉ hay mấy tiếng nói lúc to líu lo khó hiểu. Trẻ chậm biết
nói làm cho giao tiếp của trẻ với bố mẹ với những người xunh quanh gặp khó khăn
và làm ngôn ngữ của trẻ chậm phát triển.

Ứng dụng:

Theo các kết quả nghiên cứu ở phương tây, bố mẹ ly hôn khi đứa con còn thơ
bé( từ 0- 3 tuổi ) có thể gây ra ở đứa trẻ các rối nhiễu tâm thể và các rối nhiễu này
càng trầm trọng nếu như đứa con ấy không có sự chia sẻ của người nuôi dưỡng nó.
Phần nào, việc thiếu tình yêu thương của mẹ Y đã làm nghiêm trọng thêm “khủng
hoảng tuổi lên 3” của em.
III. Đề xuất biện pháp can thiệp trợ giúp bố con anh A

Từ sự phát triển bình thường đó của con nhưng do sự giáo dục sai cách từ phía anh
A dẫn đến việc con quen với thói ăn vạ. Nếu như mỗi khi con khóc ăn vạ mà trẻ lại
được dỗ dành, chiều theo ý con chỉ mong con nín nhanh thì đó là phương pháp sai
lầm. Những hành động đó sẽ khiến trẻ cảm thấy chúng “được quan tâm” nên sẽ
tiếp tục như vậy tại thời điểm đó và cả những lần sau này.

Về anh A, anh cần bổ sung, nâng cao kiến thức về đặc điểm tâm lý lứa tuổi của
con, đặc điểm tâm lý của trẻ có bố mẹ ly hôn để hiểu rõ quá trình phát triển của Y
để có những phương pháp chăm sóc, giáo dục phù hợp

Dựa vào liệu pháp nhận thức - hành vi, anh A có thể áp dụng một số phương pháp
để giải quyết vấn đề đang gặp phải như sau:

Đưa ra những nguyên tắc đơn giản và yêu cầu trẻ tuân thủ để bảo đảm con hiểu
những việc mình làm và nguyên nhân hậu quả nếu có. Các nguyên tắc này nhằm
hướng dẫn trẻ nhận diện các hành động hành vi của mình là phù hợp hay không
phù hợp. Nếu con hành động phù hợp tất nhiên đó là tốt và có thể được khen ngợi.
Ngược lại, khi con cố ý làm sai, thì chắc chắn sẽ dẫn đến những hậu quả mà con
biết rõ nó gắn liền với hình phạt cụ thể nào. Việc hiểu biết này sẽ con nâng cao
nhận thức của mình lên, định hướng lối hành vi ứng xử của trẻ, để hạn chế sự
bướng bỉnh thường gặp ở lứa tuổi này.

Thỏa hiệp có thể được xem là một trong các yếu tố góp phần tạo nên sự thất bại
lớn nhất, trong việc giáo dục con cái nói chung. Với trẻ 3-4 tuổi, anh A cũng cần
xây dựng những nguyên tắc phù hợp nhất định, hãy giúp trẻ hiểu nguyên tắc đó và
cùng nhau thực hiện. Đây là cách để định hướng, là "luật" để mẹ giúp con đi đúng
đường, giảm bớt những tình huống "khó bảo" và bảo đảm quá trình hình thành tính
cách của trẻ theo cách tích cực nhất.
Phần lớn, lỗi của cha mẹ chính là việc thể hiện sự quan tâm khi con có hành động
xấu. Khi trẻ ăn vạ, khóc lóc, cha mẹ thường cố gắng dỗ dành, giải thích, răn đe
ngay lập tức. Mọi phản ứng lúc đó đều khiến trẻ nhận ra chúng đang “được quan
tâm” và càng tiếp tục.

Hãy thử tỏ thái độ phớt lờ hành động của bé. Tốt nhất anh A nên để mặc con khóc,
không dỗ dành, không quát mắng. cha mẹ hãy ở gần bé, nhìn bé với nét mặt thản
nhiên, tươi cười và nói là con khóc xong thì mình sẽ chơi tiếp. Con sẽ không thể
khóc được mãi, trong lúc khóc vẫn tò mò quan sát xung quanh. Lúc đó cha mẹ hãy
bày ra trò chơi để đánh lạc hướng và “quên” mất là mình đang ăn vạ.

Phớt lờ lúc bé ăn vạ không có nghĩa là sẽ bỏ qua luôn chuyện này. Sau khi bé bình
tĩnh, anh A nên ôm bé vào lòng và bắt đầu nói về chuyện vừa xảy ra. anh A có thể
nói với con rằng bạn hoàn toàn hiểu được cảm giác khi ấy của bé, và giúp bé diễn
đạt những cảm xúc khó chịu thành lời. Ví dụ như “con bực tức vì đồ ăn không phải
món con thích đúng không?” để bé có thể nhận ra rằng thể hiện cảm xúc bằng lời
nói thì sẽ tốt hơn. Cuối cùng hãy cười và nói với con: “Bố xin lỗi vì đã không nhận
ra rằng con không thích. Nhưng nếu con bình tĩnh và nói cho bố, bố đã có thể biết
con muốn gì rồi”.

Khi đòi hỏi mà không được đáp ứng, bé sẽ phản ứng gay gắt và cư xử khó ưa hơn.
Nhưng anh A đừng vì thế mà nhượng bộ, hãy chuẩn bị tâm lý cho những giọt nước
mắt hay tiếng la hét đau đầu cả tiếng đồng hồ. Bản thân anh A cũng không nên bực
tức, la hét với con. Như vậy, bạn đã vô tình xây dựng hình tượng xấu mà con rất dễ
noi theo.

Hãy giữ thái độ bình tĩnh, mềm mỏng nhưng cương quyết khi dạy con. Nếu anh A
cảm thấy khó kiềm chế cảm xúc hoặc bối rối không biết xử trí, hãy đảm bảo con ở
tình trạng an toàn và ra ngoài thư giãn một chút. Sau khi tâm trạng ổn định hơn,
anh A quay lại và nói chuyện tiếp với trẻ.

Có thể ở nhà, anh A đã xử lý hiệu quả cơn ăn vạ của con bằng cách phớt lờ. Nhưng
khi đi ra ngoài, đi siêu thị, quán cà phê... vì sợ mất mặt với người khác mà bạn dỗ
bé bằng cách mua bánh kẹo hoặc đồ chơi, bé sẽ nhận ra thói quen này và có xu
hướng ăn vạ nhiều hơn ở nơi đông người. Vì vậy, hãy luôn nhất quán thực hiện các
phương pháp dạy con cả ở nhà lẫn bên ngoài.

You might also like