You are on page 1of 3

Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính

sách, pháp luật về dân số hoặc đề đạt được mục đích khác mà không nhằm mục
đích chấm dứt hôn nhân (Luật Hôn nhân và gia đình,2014)
Ly hôn về mặt tình cảm bao gồm sự mất tin tưởng, tôn trọng tình cảm dành cho
người bạn đời.Thay vì ủng hộ người bạn đời của mình thì người vợ hoặc chồng lại
làm hành động theo những cách nhằm gây tổn thương, làm thấy vọng hay hạ thấp
long tự trọng. Những cặp vợ chồng tìm cách chọc tức nhau. Họ luôn muốn thể hiện
cho người kia thấy họ đã mệt mỏi và muốn từ bỏ
Ly hôn về mặt pháp lý theo đó một tòa án sẽ chính thức quyết định cuộc hôn nhân
đã kết thúc. Đây chỉ là 1 trong 6 chặng mang đến 1 lợi ích hữu hình cho các bên
như: thoát khỏi trách nhiệm pháp lý của cuộc hôn nhân và có quyền được tái hôn.
Ly hôn về mặt pháp lý cũng có thể giúp các bên cảm thấy tự do thoát khỏi những
nghĩa vụ đối với người bạn đời của mình như chăm sóc khi ốm đau. Ly hôn về mặt
pháp lý có thể theo sau 1 giai đoạn sống ly thân, nhưng ngày càng tang các cặp đôi
lựa chọn trực tiếp ly hôn hơn là thử sống ly thân
Ly hôn về mặt kinh tế bao gồm thỏa thuận về tài sản. Sự phân chia tài sản hiếm khi
là 1 vấn đề đơn giản. Thực tế thì, các thỏa thuận về kinh tế có thể dễ dàng hơn
trong hai bên người vợ hoặc chồng là người có lỗi, bưởi vậy sẽ phải bồi thường
cho bên kia. Ly hôn về mặt kinh tế có thể gây ra sự tổn thương vì ít nhất 3 lí do
sau:
Thứ nhất, chưa bao giờ là có đủ tài sản cho 1 bên để anh ta hoặc cô ta có tất
cả những thứ mình cần để có thể tiếp tục 1 cuộc sống thoải mái
Thứ hai, có thể xảy ra tranh cãi nảy lửa về việc ai sẽ sở hữu những thứ như:
căn hộ cao cấp, ô tô, một lô đất ở đô thị,…
Thứ ba, có khả năng sẽ có cảm giác mất mát khi mỗi bên nhận ra rằng anh ta
hay cô ta về sau này phải sống mà không có những thứ quen thuộc, thân thương
Ly hôn đồng nghĩa cha mẹ thường được trải nghiệm về những hệ quả của ly hôn vì
2/3 số cặp vợ chồng ly hôn đã có con cái. Các quyết định phải được đưa ra về việc
ai sẽ chăm sóc, giám hộ và tiếp tục thực hiện trách nhiệm làm cha mẹ. Có lẽ đây là
phần bi thảm nhất của một cuộc ly hôn, đặc biệt khi các bậc cha mẹ sử dụng đứa
con của mình như những vũ khí để chống lại người kia hay thậm chí là không thể
bảo vệ chúng khỏi xung đột và đau khổ từ những lần cãi vã.
Ly hôn cộng đồng nghĩa là mỗi bên vợ hoặc chồng sẽ rời bỏ 1 cộng đồng bao gồm
những người bạn hay các mối quan hệ và gia nhập vào một cộng đồng khác. Một
người mới ly hôn sẽ cảm thấy không thoải mái khi ở bên cạnh một số người bạn
mà mình và người bạn đời trước đây từng có, đặc biệt nếu cảm thấy những người
bạn này tỏ ra đồng tình với người bạn đời trước đây của mình
Trước hiện tượng ly hôn, dư luận xã hội có những quan điểm trái ngược
Một là, ủng hộ việc hai người chia tay vì “tình vợ chồng không còn nữa thì
giải thoát cho nhau” để đem lại tự do cho cá nhân cảm thấy không hạnh phúc trong
cuộc hôn nhân của mình. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng, ly hôn là thước đo của
bình đẳng giới
Hai là, không ủng hộ ly hôn, vì như vậy nó sẽ góp phần làm suy yếu gia
đình-tế bào của xã hội- đồng thời nó đem lại những hệ quả khôn lường hết đối với
các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Đó là chưa kể đến một số người
lợi dụng sự dễ dàng trong kết hôn và ly hôn để đạt được những mục tiêu thực dụng
với động cơ không trong sáng.
Ở nước ta, khi đề cập đến ly hôn, các bài viết thường dẫn số liệu thống kê do Tòa
án cung cấp. Dưới đây là những dữ liệu về ly hôn qua các khảo sát quy mô quốc
gia. Điều tra mức sống dân cư Việt Nam cho thấy thực trạng ly hôn như sau:
Ly hôn của dân số từ 13 tuổi trở lên theo đô thị và nông thôn (%)
Năm Toàn quốc Đô thị Nông thôn
2002 0,8 1,2 0,7
2004 0,8 1,3 0,7
2006 0,9 1,4 0,7
2008 0,9 1,5 0,7
2010 1,1 1,6 0,9
2012 1,2 1,7 1.0
Nguồn: Hoàng Bá Thịnh lập bảng, số liệu TCTK 2014
Bảng trên cho thấy, tỉ lệ ly hôn ở đô thị gấp 2 lần nông thôn. Trong khi tỉ lệ ly hôn
ở đô thị tang dần đều theo từng năm thì ở nông thôn tỉ lệ ly hôn chỉ tăng từ năm
2010. Nhìn chung, giai đoạn 2002-2008 phụ nữ có tỉ lệ ly hôn cao gấp 3 lần nam
giới (0,4% và 1,2%) và giảm xuống còn gấp khoảng 2 lần vào năm 2010 và 2012
(0,8% và 1,7%)
Kết quả Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 cho thấy sự tương đồng về tỷ lệ ly
hôn theo nhóm tuổi “Tình trạng ly hôn, ly thân tang theo nhóm tuổi: nhóm từ 20-
29 tuổi có tỉ lệ này là 1%, nhóm 30-39 tuổi là 2%, nhóm 40-59 tuổi là 3-4%”(Bộ
VH,TT&DL và các tổ chức khác, 2008)
Nếu xét theo tiêu chí chủ hộ, thì chủ hộ nữ có tỉ lệ ly hôn cao hơn chủ hộ nam giới
30 lần (3,63% và 0,13%). Đáng chú ý là, nhóm giàu có nhất có tỉ lệ ly hôn cao gấp
2 lần nhóm nghèo nhất (1,62% và 0,85%), số liệu này không ủng hộ nhận định của
Kết quả Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006: “Mức độ hài long về cuộc hôn nhân
hiện tại tăng theo nhóm thu nhập (Bộ VH,TT&DL và các tổ chức khác, 2008)
- Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 1999 cho thấy, nhóm dân số
từ 15 tuổi trở lên ly hôn có 0,4% (nhóm nam giới) và 1,1% (nhóm nữ).
Theo khu vực cư trú, ở đô thị có tỉ lệ ly hôn cao hơn 2 lần so với nông
thôn: 1,2% và 0,6%. Có sự khác biệt giới trong ly hôn theo khu vực: ở đô
thị, tỉ lệ ly hôn của nữ cao hơn 2,5 lần so với nam giới(1,7% và 0,7%),
trong khi ở nông thôn tỉ lệ nữ ly hôn cao gấp 3 lần nam giới (0,9% và
0,3%).
Tình trạng ly hôn, ly thân: kết quả Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 cho thấy,
trong mẫu nghiên cứu ở độ tuổi từ 18-60 có 2,6% ly hôn, ly thân trong đó ở thành
thị là 3,3% và nông thôn là 2,4%. Tỷ lệ ly hôn, ly thân cao nhất ở vùng Đông Nam
bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, từ 3,8% đến 4%, thấp nhất là vùng Tây Bắc, gần
1%. Nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ ly hôn ly thân tăng theo nhóm tuổi: nhóm từ
20-29 tuổi có tỉ lệ này là 1%, nhóm 30-39 tuổi là 2%, nhóm 40-59 tuổi là 3-4%.
Theo trình độ học vấn, người tốt nghiệp cao đẳng, đại học có tỉ lệ ly hôn, ly thân từ
1,7-2%, thấp hơn so với 4-6% của người không có bằng cấp (Bộ VH,TT&DL và
các tổ chức khác,tr.47, 2008)

You might also like