You are on page 1of 81

TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT

NAM KHOA KINH TẾ


BỘ MÔN KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG

TÀI LIỆU HỌC TẬP


PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

TÊN HỌC PHẦN : PHÁP LUẬT KD QUỐC TẾ


MÃ HỌC PHẦN 15636
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH : KINH TẾ NGOẠI
THƢƠNG
(ĐẠI TRÀ)
YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG CHI TIẾT

Tên ọc p ần: Pháp luật kinh doanh quốc tế Mã HP:15636


1. Số tín chỉ:3 TC BTL ĐAMH
2. Đơn vị giảng dạy:Bộ môn Kinh tế ngoại thương Email:….
3. Phân bổ thời gian:
- Tổng số (TS) : 45 tiết. - Lý thuyết (LT) :43 tiết.
- Thực hành (TH) : 0 tiết. - Bài tập (BT) : 0 tiết.
- Hướng dẫn BTL/ĐAMH (HD): 0 tiết. - Kiểm tra (KT) : 02 tiết.
4. Điều kiện tiên quyết của học phần: Không.
5. Mô tả nội dung học phần:
Pháp luật kinh doanh quốc tế là môn khoa học cơ sở ngành kinh tế ngoại thương cung cấp cho
sinh viên các kiến thức cơ sở ngành liên quan tới pháp luật kinh doanh quốc tế. Học phần cung
cấp cho sinh viên kiến thức về pháp luật kinh doanh quốc tế trong đó có nghiên cứu tổng quan
về các hệ thống pháp luật trên thế giới và nền tảng pháp lý của hợp đồng kinh doanh quốc tế, vấn
đề giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế. Học phần gồm có ba nội dung chính bao gồm:
Pháp luật kinh quanh quốc tế, hợp đồng kinh doanh quốc tế và giải quyết tranh chấp trong kinh
doanh quốc tế.
6. Nguồn học liệu:
Giáo trình
[1] TS.Nguyễn Minh Hằng (2012), Giáo trình Pháp luật kinh doanh quốc tế, NXB Đại học Quốc
Gia Hà Nội.
Tài liệu tham khảo
[1] Luật Doanh nghiệp, năm 2005.

[2] Luật Trọng tài thương mại, năm 2010.

[3] Công ước Viên, năm 1980.

[4] VCCI (2002), 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, Hà Nội.

[5] Nicholas B (1982), French Law of Contract, London.


[6] V. Ason (1979), Law of Contract, Clarendon Press Oxford.
7. Mục tiêu của học phần:

Mục tiêu Các CĐR của CTĐT


Mô tả mục tiêu [2]
(Gx) [1] (X.x.x) [3]
Có khả năng nắm bắt được các kiến thức về pháp
G1 luật trong các hoạt động kinh doanh quốc tế như 1.3.13
thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế.
Nêu và xác định các vấn đề pháp lý trong hoạt động
G2 kinh doanh quốc tế và nhận thức được các hành vi 2.1.1, 2.5.1
của thương nhân trong hoạt động này

1
Làm quen với làm việc nhóm và tổ chức nhóm có
G3 3.1.1
hiệu quả
Nhận biết các hệ thống pháp luật trên thế giới và
G4 4.2.1
cách ứng xử đối với các xung đột pháp luật quốc tế
8. Chuẩn đầu ra của học phần:

CĐR Mức độ
(G.x.x Mô tả CĐR [2] giảng dạy
) (I, T, U) [3]
[1]
Có kiến thức về pháp luật trong môi trường kinh doanh quốc tế trong T2.5
G1.1
đó có nghiên cứu tổng quan về các hệ thống pháp luật trên thế giới
Có kiến thức về hợp đồng kinh doanh quốc tế, bao gồm các nội dung T2.5
G1.2 cơ bản như giới thiệu tổng quan, điều kiện hiệu lực, hợp đồng điện
tử,…
Có kiến thức cơ bản về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế, T2.5
G1.3 bao gồm kiến thức tổng quan và các phương thức giải quyết tranh chấp
mang tính tài phán và không mang tính tài phán.
Có khả năng phân tích được các sự kiện pháp lý trong hoạt động kinh T3
doanh quốc tế. Có khả năng phân tích được các văn bản quy phạm pháp
G2.1
luật, các tập quán và các nguồn luật khác trong hoạt động kinh doanh
quốc tế.
Xây các nguyên tắc đạo đức, tinh thần tuân thủ các quy định của pháp I2
G2.5 luật trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Hình thành tính trung thực,
tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của hợp đồng kinh doanh quốc tế
Xác định vai trò và trách nhiệm của nhóm trong quá trình tranh tụng U2
G3.1 giả định. Đánh giá điểm mạnh và yếu của nhóm trong quá trình giải
quyết các tranh chấp trong hợp đồng kinh doanh quốc tế.
Nhận thức và phân tích sự khác biệt, các xung đột pháp luật trong hệ I2
thống pháp luật kinh doanh của các nước. Nhận thức và tôn trọng sự
G4.2
khác biệt trong hệ thống pháp luật kinh doanh của các quốc gia trên thế
giới.
9. Mô tả cách đánh giá học phần:

Thành phần Bài đán giá (X.x) CĐR ọc phần (Gx.x) Tỷ lệ (%)
đán giá [1] [2] [3] [4]
X2: 02 bài kiểm tra trắc nghiệm giữa G1.1, G1.2, G1.3, G2.1
35%
X. Đánh giá kỳ
quá trình X3: Điểm vận dung dưới hình thức G2.1
15%
bài tập cá nhân/nhóm trên lớp
Y. Đánh giá G1.1, G1.2, G1.3, G2.1
Y: Bài thi trắc nghiệm 50%
cuối kỳ
Điểm đánh giá quá trình: X = 0,7X2 + 0,3X3
Điều kiện dự thi kết thúc học phần: Số tiết tham dự ≥75% và Xi ≥ 4
Điểm đánh giá học phần: Z = 0,5X + 0,5Y (Z = 0 nếu Y <4)
10. Nội dung giảng dạy

CĐR Bài
Số học đán
NỘI DUNG GIẢNG DẠY [1] tiết phần Hoạt động dạy và học [4] giá
[2] (Gx.x) X.x
[3] [5]
C ƣơng 1. K ái quát c ung về p áp Dạy:
9
luật kin doan quốc tế - Trình bày nội dung chương 1
1.1. Tổng quan về pháp luật kinh - Thuyết trình và phân tích sự khác
3
doanh quốc tế biệt về các hệ thống pháp luật kinh
doanh trên thế giới.
1.2. Các hệ thống pháp luật tiêu
biểu trên thế giới Học ở lớp:
G1.1, X2,
-Nghe giảng viên trình bày các nội
G3.2 Y
dung lý thuyết.
6 -Tìm hiểu các hệ thống pháp luật
tiêu biểu trên thế giới.
Học ở nhà:
- Xung đột pháp luật trong kinh
doanh quốc tế
C ƣơng 2.Hợp đồng kin doan Dạy:
26
quốc tế -Trình bày slide chương 2
2.1. Tổng quan về hợp đồng kinh -Thuyết trình và phân tích các vấn
2
doanh quốc tế đề về hợp đồng kinh doanh quốc tế
2.2. Giao kết hợp đồng kinh doanh -Trình bày các phương pháp, cách
3 thức phân tích sự kiện pháp lý liên
quốc tế
quan đến hợp đồng
2.3. Điều kiện hiêu lực của hợp
-Thuyết trình các nguyên tắc cơ
đồng kinh doanh quốc tế và vấn đề 3
G1. bản của hợp đồng: Tự nguyện, tự
vô hiệu hợp đồng
2 do, bình đẳng, thiện chí và trung X2,
2.4. Thực hiện hợp đồng kinh thực. X3,
3 G2.
doanh quốc tế Y
1 Học ở lớp:
2.5. Hợp đồng điện tử 2 -Hiểu và nắm được cách thức phân
G2.
tích các tình huống pháp luật
2
G2.3 -Nhận thức được các nguyên tắc
G2.4 đạo đức và pháp luật của hợp đồng
2.6. Một số loại hợp đồng quốc tế cơ
bản Học ở nhà:

3
13 -Hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc
tế

4
-Hợp đồng đầu tư quốc tế

C ƣơng 3. Giải quyết tran c ấp Dạy:


10
trong kinh doan quốc tế. -Trình bày slide chương 3
3.1. Tổng quan về giải quyết tranh -Thuyết trình và phân tích sự giống
3
chấp trong kinh doanh quốc tế và khác nhau giữa các hình thức tài
3.2. Các phương thức giải quyết tranh phán
4
chấp không mang tính tài phán G1. Học ở lớp: X2,
3.3. Các phương thức giải quyết tranh 3 -Tiếp thu kiến thức trên lớp X3,
chấp mang tính tài phán G3. -Thành lập nhóm và viết báo cáo Y
1 theo nhóm về giải quyết tranh chấp
3 G3. trong hợp đồng kinh doanh quốc tế.
2
Học ở nhà:
- Các phương thức giải quyết tranh
chấp

11. Ngày phê duyệt: ...../....../......


12. Cấp phê duyệt:

Trƣởng Khoa/Viện/Trung tâm Trƣởng Bộ môn Ngƣời biên soạn

PGS.TS. Đặng Công Xưởng TS. Bùi Thị Thanh Nga Ths. Nguyễn Văn Hùng
MỤC LỤC

CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ..........................7
1.1. Tổng quan về pháp luật kinh doanh quốc tế..........................................................................................7
1.1.1. Hoạt động kinh doanh và hoạt động kinh doanh quốc tế...................................................................7
1.1.2. Pháp luật về kinh doanh quốc tế và đặc điểm của pháp luật kinh doanh quốc tế...............................9
1.1.3. Pháp luật kinh doanh quốc tế và pháp luật thương mại quốc tế.......................................................11
1.2. Các hệ thống pháp luật tiêu biểu trên thế giới.....................................................................................12
1.2.1. Hệ thống luật Common Law............................................................................................................13
1.2.2. Hệ thống luật Civil Law..................................................................................................................16
1.2.3. Hệ thống Islamic Law......................................................................................................................18
1.3.Xung đột pháp luật trong kinh doanh quốc tế......................................................................................19
1.3.1.Các biểu hiện của xung đột pháp luật trong kinh doanh quốc tế.......................................................19
1.3.2.Cách giải quyết xung đột pháp luật trong kinh doanh quốc tế..........................................................20
CÂU HỎI ÔN TẬP...................................................................................................................................24
CHƢƠNG 2. HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ.......................................................................25
2.1. Tổng quan về hợp đồng kinh doanh quốc tế........................................................................................25
2.1.1. Khái niệm chung về hợp đồng kinh doanh quốc tế..........................................................................25
2.1.2. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng kinh doanh quốc tế.......................................................................28
2.2. Giao kết hợp đồng kinh doanh quốc tế................................................................................................31
2.2.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng.........................................................................................................31
2.2.2. Đề nghị giao kết hợp đồng...............................................................................................................32
2.2.3. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng..............................................................................................33
2.3. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng kinh doanh quốc tế và vấn đề vô hiệu hợp đồng..............................34
2.3.1.Điều kiện hiệu lực của hợp đồng......................................................................................................34
2.3.2. Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý..............................................................................................37
2.4. Thực hiện hợp đồng kinh doanh quốc tế.............................................................................................38
2.4.1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng.......................................................................................................38
2.4.2. Nghĩa vụ của các bên.......................................................................................................................39
2.4.3. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng..................................................................................................40
2.5. Hợp đồng điện tử................................................................................................................................46
2.5.1. Khái niệm hợp đồng điện tử............................................................................................................46
2.5.2. Đặc điểm của hợp đồng điện tử.......................................................................................................46
2.5.3. Một số vấn đề pháp lý cần lưu ý về hợp đồng điện tử......................................................................47
2.6. Một số loại hợp đồng quốc tế cơ bản..................................................................................................50
2.6.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế...............................................................................................50

5
2.6.2. Hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế................................................................................................57
CÂU HỎI ÔN TẬP...................................................................................................................................60
CHƢƠNG 3. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ..........................61
3.1. Tổng quan về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế............................................................61
3.1.1. Khái niệm.........................................................................................................................................61
3.1.2. Đặc điểm của tranh chấp trong kinh doanh quốc tế..........................................................................61
3.1.3. Các loại tranh chấp trong kinh doanh quốc tế...................................................................................62
3.1.4. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế....................................................66
3.2.Các phương thức giải quyết tranh chấp không mang tính tài phán......................................................67
3.2.1. Thương lượng trực tiếp giữa các bên (khiếu nại)..............................................................................67
3.2.2. Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải..........................................................................................69
3.3.Các phương thức giải quyết tranh chấp mang tính tài phán.................................................................71
3.3.1. Giải quyết tranh chấp bằng tòa án.....................................................................................................71
3.3.2. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.............................................................................73
CÂU HỎI ÔN TẬP...................................................................................................................................78

6
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
KINH DOANH QUỐC TẾ.

1.1. Tổng quan về pháp luật kinh doanh quốc tế


1.1.1. Hoạt động kinh doanh và hoạt động kinh doanh quốc tế
1.1.1.1. Hoạt động kinh doanh
a. Khái niệm
Hiện nay dưới sự tác động mạnh mẽ của các xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới,
đặc biệt là sự tác động ngày càng tăng của tiến trình toàn cầu hóa, hoạt động kinh doanh quốc tế
cũng phát triển mạnh mẽ và lan tỏa trên phạm vi toàn cầu. Các hình thức hoạt động KDQT cũng
ngày càng đa dạng .
Xét về mặt góc độ pháp lý, để tìm hiểu khái niệm KDQT, trước hết cần hiểu khái niệm
kinh doanh. Luật Doanh nghiệp năm 2005 (điều 4 khoản 2) đưa ra khái niệm như sau “kinh
doanh là việc thực hiện liên tục một hoặc một số công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời”.Khái niệm này
đã bao trùm hầu như tất cả các hoạt động kinh tế - thương mại trên thị trường, từ các hoạt động
đầu tư ban đầu đến hoạt động sản xuất phân phối hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Tất cả các khâu,
các công đoạn đó được các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh (các cá nhân, doanh nghiệp,
và các tổ chức khác) thực hiện với một đích – đó là sinh lời.
b. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
-Về chủ thể: Chủ thể của hoạt động KD là các thương nhân, bao gồm các cá nhân kinh doanh( hộ
kinh doanh cá thể), các loại hình công tyTNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên
trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã. Các tập đoàn kinh tế, các công ty xuyên
quốc gia, các công ty đa quốc gia cũng có thể là chủ thể của hợp đồng kinh doanh, đặc biệt là
KDQT.
-Về nội dung: Hoạt động KDQT được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các hoạt động đầu tư, sản
xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ…
Ví dụ: Công ty A thực hiện hoạt động kinh doanh bằng cách đàu tư xây dựng nhà máy
sản xuất thép, sau đó tiến hành phân phối thép cho khách hàng. Công ty B chỉ thực hiện một hoạt
động trong quá trình đó, ví dụ, làm đại lý phân phối thép cho công ty A thì hoạt động của công ty
B cũng được coi là hoạt động kinh doanh.
-Về tính chất: Một thương nhân phải thực hiện hoạt động kinh doanh một cách liện tục. Tính
chất liện tục này thể hiện rằng hoạt động kinh doanh là hoạt động thường xuyên của chủ thể tiến
7
hành hoạt động này. Như vậy, công ty A sẽ là nhà kinh doanh thép khi công ty này thường xuyên
tiến hành các hoạt động đầu tư, sẩn xuất, phân phối thép trên thị trường. Khi công ty A mua cổ
phiếu của một công ty khác (một hoạt động đầu tư tài chính) thì A không được coi là công ty
kinh doanh cổ phiếu, vì đó không phai là hoạt động thường xuyên của công ty A. Tương tự như
vậy, nếu công ty A nhập khẩu thiết bị toàn bộ từ nước ngoài về VN để sản xuất thép thì công ty
A cũng không được coi là nhà kinh doanh thiết bị toàn bộ, vì công ty A mới chỉ thực hiện một
giao dịch liên quan đến hoạt động này, vì vậy chưa đảm bảo tính liên tục.
-Về mục đích: Hoạt động kinh doanh là của các chủ thể nhằm mục đích sinh lời. Mục đích sinh
lời bao gồm thu được lợi nhuận hoặc đạt được các lợi ích kinh tế khác.
Từ những đặc điểm nêu trên người ta có thể rút ra khái niệm về kinh doanh quốc tế như
sau: “Kinh doanh quốc tế là các hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế hay hoạt động kinh
doanh có yếu tố nước ngoài.”
Điều này có thể hiểu hoạt động kinh doanh quốc tế cũng như hoạt động kinh doanh thông
thường – gồm có các hoạt động sản xuất, phân phối hàng, cung ứng dịch vụ trên thị trường; song
tất cả các hoạt động đó phải mang tính quốc tế hay là phải có yếu tố nước ngoài.
1.1.1.2. Khái niệm và đặc điểm hoạt động kinh doanh quốc tế
a. Khái niệm
Hoạt động kinh doanh quốc tế là một hoạt động kinh doanh, do vậy hoạt động này phải
có đặc điểm của hoạt động kinh doanh nói chung đó là vì mục đích sinh lời, tuy nhiên vì là hoạt
động kinh doanh quốc tế nên so với hoạt động kinh doanh trong nước hoạt động kinh doanh
quốc tế còn có những điểm khác biệt, sự khác biệt ấy được thể hiện ở một số điểm dưới đây.
b.Đặc điểm của hoạt động KDQT
Thứ nhất, chủ thể của hoạt động kinh doanh quốc tế là các thương nhân có các quốc tịch
khác nhau hoặc có trụ sở kinh doanh chính đặt ở các quốc gia khác nhau
Chủ thể tiến hành các hoạt động KDQT thường là các thương nhân. Khái niệm thương
nhân được định nghĩa một cách khác nhau tùy theo luật pháp của từng quốc gia , tuy vậy một
cách chung nhất, có thể hiểu thương nhân là các cá nhân, tổ chức (công ty, doanh nghiệp…) thực
hiện các hoạt động kinh doanh một cách độc lập, thường xuyên, nhân danh mình và tự chịu trách
nhiệm trước pháp luật về các hoạt động kinh doanh của mình. Nhiều quốc gia, trong đó có VN,
quy định việc đăng ký kinh doanh là bắt buộc của thương nhân, trong khi đó, một số quốc gia
như Đức, Mỹ vẫn công nhận địa vị pháp lý của các thương nhan không đăng ký kinh doanh.
Thứ 2, trong kinh doanh quốc tế thường có sự di chuyển vốn, tài sản, nhân lực qua biên
giới quốc gia.
Đối tượng của các hoạt động kinh doanh quốc tế, chẳng hạn như hàng hóa, dịch vụ
thường được di chuyển qua biên giới quốc gia và đồng tiền sử dụng có thể là ngoại tệ đối một
trong hai bên tham gia hoặc là ngoại tệ đối với cả hai. Trong hoạt động đầu tư quốc tế còn có sự
di chuyển các nguồn lực như vốn, máy móc, thiết bị, nhân lực….. từ quốc gia đầu tư sang quốc
gia nhận đầu tư.
Thứ 3, hoạt động kinh doanh quốc tế thường diễn ra trong môi trường phức tạp.
Hoạt động kinh doanh quốc tế được thực hiện cùng một lúc ở từ hai quốc gia trở lên mà
mỗi quốc gia lại có các yếu tố kinh tế, chính trị luật pháp văn hóa, tôn giáo khác nhau, ví trí địa
lý, khí hậu khác nhau nên có những lợi thế khác nhau trong việc sản xuất và phân phối hàng hóa
và dịch vụ. Chính vì thế mà môi trường kinh doanh quốc tế phức tạp hơn môi trường kinh doanh
trong nước.
1.1.2. Pháp luật về kinh doanh quốc tế và đặc điểm của pháp luật kinh doanh quốc tế
a. Khái niệm về pháp luật kinh doanh quốc tế
Từ khái niệm và các đặc điểm của hoạt động kinh doanh quốc tế đã nêu trên, pháp luật
kinh doanh quốc tê có thể hiểu là:“tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ kinh
doanh quốc tế giữa các thương nhân.”
Để hiểu được khái niệm về luật pháp kinh doanh quốc tế ta cần đặt khái niệm này trong
mối liên hệ với khái niệm tư pháp quốc tế. “Tư pháp quốc tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật
điều chỉnh các quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hôn nhân gia đình, tố tụng dân
sự….. giữa công dân và pháp nhân của các nước khác nhau”. Theo khái niệm về pháp luật
KDQT là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ kinh doanh quốc tế giữa các
thương nhân của các nước khác nhau. Điều này có nghĩa là pháp luật về kinh doanh quốc tế là
một bộ phận của tư pháp quốc tế, có phạm vi điều chỉnh hẹp hơn, đó là các mối quan hệ kinh
doanh giữa các thương nhân của các quốc gia khác nhau. Tư pháp quốc tê điều chỉnh các mối
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, bao gồm các quan hệ dân sự, kinh doanh,lao động, hôn
nhân gia đình có yếu tố nước ngoài.
Là một bộ phận của tư pháp quốc tế, pháp luật kinh doanh quốc tế phải tuân theo các
nguyên tắc của tư pháp quốc tế, đó là :
-Nguyên tắc tôn trọng quyền tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận của các chủ thể
-Nguyên tắc bình đẳng giữa các bên đương sự.
Ngoài ra pháp luật kinh doanh quốc tế cũng có nguyên tắc riêng xuất phát từ tính chất của
hoạt đông kinh doanh thương mại, ví dụ như nguyên tắc áp dụng các thói quen và tập quán
thương mại
b. Đặc điểm của pháp luật kinh doanh quốc tế.

9
So với pháp luật kinh doanh trong nước, pháp luật kinh doanh quốc tế là một lĩnh vực
pháp luật phức tạp với các đặc điểm sau:
Đặc điểm 1.Sự đan xen, giao thoa và xung đột của các hệ thống pháp luật quốc gia.
Hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra trên phạm vi nhiều quốc gia, do vậy cùng một lúc
hoạt động này có thể phải chịu sự điều chỉnh của hệ thống luật nhiều quốc gia và quốc tế.
Ví dụ: Một doanh nghiệp VN xuất khẩu hàng sang Mỹ, hàng được vận chuyển bằng
đường biển, theo điều kiện CIF. Doanh nghiệp này lại ký hợp đồng vận chuyển với một công ty
vận tải biển của Singapore và ký hợp đồng bảo hiểm với công ty Hồng Kong. Không may trên
hành trình tàu gặp bão bị hư hỏng phải vào lánh nạn và sử chữa tại cảng của Malaysia. Một giao
dịch như vậy chịu sự tác động của hệ thống luật pháp của các quốc gia khác nhau như, Mỹ, VN,
Singapore, Malaysia, Hongkong, các quốc gia này lại là các thành viên của WTO, trong đó VN,
Malaysia và Singapore lại còn là thành viên của khối ASIAN. Do vậy, giao dịch này còn phải
chịu sự điều chỉnh của hệ thông quy phạm pháp luật cua WTO và ASIAN.
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì xu chung là hệ thống luật pháp các
quốc gia ngày càng xích lại gần nhau nhằm phù hợp với “luật chơi chung” đặc biệt trong lĩnh
vực thương mại. Tuy vậy, cũng phải khảng định rằng xu hướng này không thể loại bỏ sự khác
biệt giữa luật pháp của các quốc gia. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, ơhaps luật giữa các quốc
gia vẫn có xung đột với nhau.
Đăc điểm 2: Tính phức tạp và đa dạng về nguồn luật.
Khác với hoạt động kinh doanh trong nước, khi tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế
nhà kinh doanh cần phải lưu ý không chỉ hệ thông luật pháp của các quốc gia hữu quan mà còn
phải chú ý đến ccs điều ước quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh, các hiệp định thương mại song
phương và đa phương mà chính phủ các quốc gia hữu quan đã ký kết với nhau hoặc đã phê
chuẩn và các tập quấn kinh doanh, thực tiễn xét xử của tòa án, của trọng tài thương mại quốc tế.
Các điều ước quốc tế đa phương là nguồn luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh quốc tế như
Công ước Viên năm 1980 của Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; Hiệp
định chung về thuế quan và thương mại ( GATT1994/WTO); Hiệp định chung về thương mại
dịch vụ (GATS/WTO); Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đên thương
mại( TRIMs/WTO); Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
(TRIPs/WTO); Công ước New York năm 1958 về Công nhận và thi hành phán quyết của trọng
tài nước ngoài, Công ước quốc tế thông nhất các quy tắc về vận đơn đường biển ký tại Brussel
năm 1924 v.v.v.
Các điều ước song phương tạo lập nên tảng pháp lý cho các quan hệ kinh doanh giữa hai
quốc gia với nhau, đó là các hiệp định thương mại song phương, hiệp định hàng hải song

10
phương, hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý,hiệp định song phương về khuyến khích và bảo
hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế hai lần…
Tập quán kinh doanh quốc tế cũng là một nguồn luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh
quốc tế. Tập quán kinh doanh quốc tế là những thói quen phổ biến được thừa nhận và áp dụng
rộng rãi trong hoạt động kinh doanh ở một khu vực nhất định hoặc trên phsmj vi toàn cầu.
Những tập quán quốc tế được áp dụng phổ biến trong kinh doanh quốc tế bao gồm: Các phiên
bản Incoterms do Phòng Thương Mại Quốc Tế tập hợp và ban hành từ năm 1936 và đã được sửa
đổi vào các năm 1953,1967,1976, 1980,1990,2000 và 2010); Tập quán và thực hành thống nhất
về Tín Dụng Chứng Từ (UCP).
Thực tiễn xét xử hay còn gọi là án lệ cũng đang dàn dần trở thành một nguồn luạt quan
trọng để giải quyết các tranh chấp trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Án lệ trước đây chỉ được
coi là nguồn luật tại các nước Common Law. Hiện nay, vai trò của án lệ ngày càng được khảng
định, kể cả các quốc gia Civil Law.
Đặc điểm 3:Khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp
Tranh chấp trong hoạt động kinh doanh quốc tế là điều khó tánh được, đó là nhưng bất
đồng xảy trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế mà chủ yếu là khi thục hiện
các hợp đồng thương mại quốc tế. Nguyên nhân thường là do sự cách biệt về địa lý, khác biệt về
truyền thống, luật pháp, tập quán thương mại và cả thiếu sự hiểu biết về đối tác. Sự khác biệt về
văn hóa kinh doanh, thói quen kinh doanh cũng có thể gây nên nhũng bất đồng.
Cũng như giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh trong nước, việc giải quyết
tranh chấp trong kinh doanh quốc tế cũng thường được thực hiện qua biện pháp sau:
-Thương lượng trực tiếp giữa các bên
-Sử dụng trung gian hòa giải
- Kiện ra tòa án hoặc trọng tài thương mại.
Nếu các bên có thể tự thương lượng hoặc hòa giải với nhau thì việc giải quyết tranh chấp
trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiện, nếu các bên không giải quyết được tranh chấp bằng biện pháp
thương lượng hòa giải thì việc giải quyết tranh chấp sẽ trở nên phức tạp, khó khăn hơn nhiều với
sự xuất hiện của các cơ quan tài phán ở các quốc gia khác nhau.
1.1.3. Pháp luật kinh doanh quốc tế và pháp luật t ƣơng mại quốc tế
Hiện nay để phân biệt rạch ròi khái niệm về pháp luật KDQT (International Business
Law) và pháp luật TMQT (International Trade Law) ở VN cũng như trên thế giới chưa rõ ràng.
Tuy nhiên ở hầu hết các quốc gia công nghiệp phát triển thì thuật ngữ “International Business
Law” đều được dùng để chỉ pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa thương nhân trong hoạt động
knh doanh – thương mại có yếu tố quốc tế.
Từ khi nước ta trở thành thành viên của của WTO thì khái niệm Luật Thương mại quốc
tế được hiểu là luật của WTO, tức là một khái niệm thuộc về Công pháp quốc tế, còn khái niệm
pháp luật kinh doanh quốc tế dùng để chỉ pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các thương nhân
trong đời sống quốc tế, thuộc về Tư pháp quốc tế. Trong phạm vi bài giảng này chúng tôi cũng
tiếp cận như vậy, tuy nhiên sự phân biệt này cũng chỉ là tương đối.
a.Những điểm khác nhau.
-Về chủ thể: Chủ thể pháp luật thương mại quốc tế là các quốc gia, còn chủ thể pháp luật kinh
doanh quốc tế là các cá nhân, tổ chức kinh doanh thuộc các quốc gia khác nhau. Nhà nước tham
cũng tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế nhưng với tư cách là các chủ thể đặc biệt.
-Về đối tượng điều chỉnh: Pháp luật thương mại quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ thương mại
giữa các quốc gia, như các vấn đề về thuế quan, mở cửa thi trường, các rào cản thương mại, mua
sắm chính phủ, giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia .v.v., còn pháp luật về KDQT điều chỉnh
các quan hệ về kinh doanh – thương mại giữa các thương nhân, như giao kết và thực hiện hợp
đồng, các mối quan hệ đại lý, chuyên chở hàng hóa quốc tế, thanh toán quốc tế, đầu tư quốc tế và
giải quyết tranh chấp phát sinh từ những mối quan hệ này.
-Về nội dung: Các quy phạm pháp luật thương mại quốc tế tạo ra quyền và nghĩa vụ của các
quốc gia, như cắt giảm thuế, xóa bỏ các hạn ngạch và các hàng rào phi thuế quan, mở cửa thi
trường, không phân biệt đói xử v.v.v., còn các qy phạm pháp luật KDQT điều chỉnh quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động KDQT, như mâ bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, chuyển giao công nghệ.
-Về các biện pháp cưỡng chế: các biện pháp cưỡng chế trong pháp luật thương mại quốc tế chủ
yếu à các biện pháp mang tính tương đối: chế tài đạo đức, dùng dư luận tiến bộ, sử dụng con
đường ngoại giao, sử dụng quyền báo phục, trả đũa….Trong pháp luật kinh doanh quốc tế, các
biện pháp cưỡng chế mang tính tuyệt đối và được thực hiện thông qua tòa án quốc gia, trọng tài
quốc tế.
b.Mối quan hệ giữa pháp luật kinh doanh quốc tế và pháp luật t ƣơng mại quốc tế
Mặc dù có sự khác biệt như đã phân tích ở trên, nhưng pháp luật thương mại quốc và
pháp luật kinh doanh quốc tế có mối qua hệ biện chứng.Về nguyên tắc và trên thực tế mối quan
hệ kinh doanh-thương mại giữa các thương nhân của hai quốc gia chỉ có thể được hình thành và
phát triển khi mối quan hệ ngoại giao, thương mại giữa các quốc gia được thiết lập.

1.2. Các hệ thống pháp luật tiêu biểu trên thế giới
Trên thế giới, các hệ thống pháp luật cũng phông phú và đa dạng như các hệ ngôn ngữ
hay văn hóa. Về nguyên tắc mỗi hệ thống pháp luật được hình thành trên nền tảng chủ quyền
một quốc gia và do đó có bao nhiêu quốc gia thì có bấy nhiêu hệ thống pháp luật. Thậm chí, ở
một quốc gia có thể có nhiều hệ thống pháp luật cùng tồn tại, ví dụ, như ở Vương Quốc Anh, hay

12
Mỹ. Mỗi hệ thống pháp luật mang những đặc điểm khác nhau, riêng biệt, đặc thù được hình
thành và phát triển dựa trên sự tác động của tổng hợp nhiều yếu tố, lịch sử, truyền thống văn hóa,
yếu tố chính trị, yếu tố tôn giáo, yếu tố kinh tế.v.v.
Theo sự phân loại của tòa án công lý quốc tế (International Court of Justice), có 6 hệ
thống pháp luât tiêu biểu. Ba hệ thống lớn nhất là hệ thống Common Law được sử dụng phổ
biến ở Anh, Mỹ và các nước chịu ảnh hưởng của hệ thống văn hóa Anh-Mỹ, hệ thống Civil Law
được sử dụng phổ biến ở Châu Âu và các nước chịu ảnh hưởng của hệ thông văn hóa châu Âu.
Các nước thuộc thế giới đạo Hồi thì lại phổ biến áp dụng hệ thống Islamic Law. Ngoài ra còn
một số hệ thống pháp luật khác cũng được áp dụng ở một số quốc iaa khác như; Hệ thống Indian
Law; Hệ thống Chinese Law; Hệ thống Socialist Law.
Với giới hạn về thời gian chương trình tài liệu sẽ đề cập một số nét cơ bản của ba hệ
thống luật pháp phổ biến nhất.

1.2.1. Hệ thống luật Common Law


a. Lịch sử hình thành
Common Law được gọi bằng một số tên gọi khác nhau dựa theo những đặc điểm chủ yếu
của Commom Law như: Hệ thống Anh – Mỹ; Hệ thống luật Án lệ; Hệ thống luật bất thành
văn. Common Law bắt đầu hình thành tư cuộc chinh phục nước Anh của người Normandie năm
1066. Công tước xứ Normandie là Guillaume le Conquérant lên ngôi hoàng đế, lúc này, Luật
pháp nước Anh là tập quán địa phương thiếu nhất quán. Bên cạnh đó, luật giáo hội cũng được áp
dụng. Nhằm bảo vệ và củng cố quyền lực của vương triều, hoàng đế mới đã giao một đội ngũ
thẩm phán lưu động nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền lợi của vương triều,
đồng thời cho phép các bên tranh chấp có quyền khiếu kiện trước các thẩm phán này. Các thẩm
phán này đã thành lập nên các tòa án hoàng gia, dần dần thay thế cho các tòa án địa phương, tòa
án lãnh chúa phong kiến hay tòa án giáo hội đã tồn tại ở Anh trong những thời kỳ trước đó.
Thẩm quyền của những tòa án hoàng gia ngày càng mở rộng, một mặt vì tiến trình xét xử được
đổi mới, đảm bảo sự có mặt của nhân chứng và việc thi hành phán quyết, khiến cho các khiếu
kiện lên tòa ngày càng tăng. Mặt khác nhà vua cũng ngày càng cố gắng củng cố quyền lực của
mình. Các thẩm phán này khi xét xử thường dựa trên những bản án do chính mình hoặc các thẩm
phán khác xét xử trước đó – các bản án này gọi là án lệ. Các thẩm phán của nhà vua với một
thẩm quyền ngày càng rộng lớn đã từng bước lập ra một hệ thống các án lệ thống nhất trên
toàn nước Anh, thay thế cho luật tập quán hay luật địa phương. Do vậy, hệ thống các án lệ
này được gọi là Common Law.
Hiện nay, Common Lă được áp dụng phổ biến tại UK( trừ Scotland) Ireland, USA,
Australia, Canada ( trừ vùng Québec) và hầu hết thuộc địa của UK và USA như
Singapore, Hongkong,
New Zealand.v.v.v
b. Đặc điểm của Comon Law
Nguồn luật: Nguồn chủ yếu của Common Law là luật án lệ ( case law). Luật án lệ là một
hệ thống các bản án, phán quyết của tòa án.Thông thường, các quyết định của tòa án cấp cao
được quan tâm đặc biệt vì các quyết định này sẽ tạo thành án lệ bắt buộc đối với những tòa án
cấp dưới. Những quyết định của tòa án cấp dưới có thể trở thành kinh nghiệm xét xử, nhưng
không tạo ra án lệ bắt buộc. Một quy tắc pháp luật được đưa ra trong một phán quyết của tòa án
có hiệu lực rang buộc đối thẩm phán tòa án cùng cấp và cấp dưới khi xét xử các vụ việc tương
tự.
Ngoài ra ở các quốc gia áp dụng Common Law bên cạnh luật án lệ các tòa án còn ps
dụng nguyên tắc xét xử công bằng (Equity Law), còn có tên gọi là Luật công bằng hay công
bình. Do án lệ đôi khi không đem lại giải pháp thích đáng để giải quyết một tranh chấp có tình
tiết ngoại lệ, hoặc giải quyết một tình hupongs chưa từng có án lệ, các thẩm phán phải hình
thành các quy tắc xét xử mới, chủ yếu được xây dựng trên những khái niệm như trật tự công
cộng, nguyên tắc đạo đức tốt lành, yêu cầu của đạo đức và lương tâm.
Một số quy tắc luật quan trọng
+ Quy tắc án lệ (Stare Decisis) đóng vai trò quan trọng. Nội dung của quy tắc này là: các tranh
chấp tương tự nhau phải được xét xử sao co có hậu quả pháp lý như nhau. Như vậy, các tòa án
khi xét xử một tranh chấp cụ thể phải căn cứ vào các bản án đã tuyên trước đó cho một tranh
chấp tương tự. Quy tắc án lệ sẽ đảm bảo sự ổn định và sự tồn tại của Common Law. Như vậy
phán quyết của tòa án mới có giá trị như luật.
+ Kỹ thuật ngoại lệ (Distinction): Các thẩm phán sử dụng kỹ thuật này để tìm ra những điểm
ngoại lệ của vụ án hiện tại với những án lệ trước. Đây là kỹ xảo để thay đổi án lệ cũ, nhằm thiết
lập những án lệ mới chính xác hơn, phù hợp hơn với vụ việc trong hiện tại.
Cấu trúc pháp luật và quy phạm pháp luật
Về cấu trúc pháp luật, ở Anh và các quốc gia áp dụng Common Law không có sự phân
chia các ngành luật thành luật công hay luật tư, cũng như không có các ngành luật như luật dân
sự, luật kinh tế, luật hành chính, luật hình sự. Ở các nước này giữa Common Law và Equity Law.
Dù là quy phạm Common Law hay quy phạm Equity Law thì đặc điểm của chúng đều không có
tính trừu tượng và không tạo nên nguyen tawcschung về ứng xử trong tương lai như quy phạm
tồn tại trong các bộ Luật của các quốc gia áp dụng civil Law mà hướng đến việc giai quyết một

14
vấn đề cụ thể hoặc một dạng vụ việc cụ thể.

15
Ví dụ: Trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nếu như ở các nước Civil
Law, các bộ luật đều đưa ra nguyên tắc chung cho việc bồi thường thì các nước Common Law,
sẽ có các quy phạm riêng cho mỗi loại thiệt hại, cho mỗi loại tình huống khi thiệt hại xảy ra.
Quy phạm pháp luật trong Common Law không biến thành công thức lập pháp mà nó
gắn liền với những yếu tố riêng biệt của một vụ việc cụ thể. Hệ thống pháp luật common Law là
hệ thống mở bởi vì nó có phương pháp giải quyết mọi vấn đề nhưng không chứa đựng những
quy phạm có thể áp dụng trong mọi hoàn cảnh. Các thẩm phán tạo quy phạm pháp luật dựa trên
các án lệ trước đây, nhưng có thể tạo ra án lệ mới trên cơ sở xác lập sự khác biệt giữa vụ việc
đang xem xét với vụ việc trong quá khứ. Vì vậy, hệ thống Common Law luôn được coi là một hệ
thống mở với khả năng tạo ra những quy phạm mới nhờ thực tiễn xét xử.
Về tố tụng
Việc xét xử ở các nước áp dụng common Law nói chung và ở Anh, Mỹ nói riêng khá linh
hoạt. Thủ tục xét xử được quy định rõ rang, quá trình tố tụng được chuẩn bị kỹ càng. Hệ thống
chứng cứ được quy định rất chi tiết. Tố tụng thẩm vấn là phổ biến, ở đó các nhân chứng lần lượt
trinh bày lời khi của mình và sẽ được luật sư của hai bên thẩm vấn để đánh giá tính chính xác
của lời khai.
Sự phát triển của pháp luật thành văn
Từ thế kỷ XIX các nước Common Law bắt đầu tìm cách hệ thống hóa pháp luật bằng việc ban
hành pháp luật bằng văn bản nhằm giảm bớt sự tản mạn và thiếu hệ thống. Tuy vậy, điều này
không làm cho luật các nước Common Law tiến gần đến pháp luật các nước Civil Law. Bởi vì,
cho dù có xuất hiện pháp luật thành văn nhưng pháp luật này cũng không thay thế cho luật án lệ
hay luật công bằng, không đưa ra pháp luật mới mà chỉ đưa ra các gợi ý hay định hướng mới cho
các thẩm phán. Mặt khác, để những quy phạm do nhà lập pháp tạo ra được chấp nhận hoàn toàn,
chúng cần được các tòa án áp dụng và khảng định.
Một số chú ý khi nghiên cứu pháp luạt Mỹ.
Nghiên cứu pháp luật Mỹ người ta thấy rằng, Mỹ là một thành viên của gia đình
Common Law, nhưng quá trình tiếp nhận Common Law tư Anh sang đến Mỹ đã có nhiều thay
đổi đáng kể bởi nhiều nguyên nhân: Đó là, sự khác biệt về nếp sống và nền văn minh, sự khác
biệt về chế độ chính trị, sự khác biệt về cấu trúc nhà nước. Nhiều quy phạm pháp luật Anh, được
tạo ra bởi xã hội quân chủ nghị viện, không thích hợp với điều kiện của Mỹ một nước có nền
cộng hòa tổng thống.
Pháp luật Mỹ là pháp luật của nhà nước liên bang với 50 bang lớn nhỏ nên rất phức tạp.
Như vậy, trong long nước Mỹ song song tồn tại nhiều hệ thống pháp luật, hệ thống pháp luật liên
bang và hệ thống pháp luật nhiều bang. Mỗi bang có một hệ thống án lệ riêng. Pháp luật giữa các
bsang khác nhau có không ít những khác biệt: từ những khác biệt về nhưng quy phạm pháp luật
thành văn đến những khác biệt về án lệ, từ những khác biệt về tổ chức hệ thống tư pháp đến
những khác biệt về thủ tục tố tụng. Luật công ty, luật về thuế khóa giữa các bang cũng khác
nhau. Các hình thức chế tài do luật hình sự quy định cũng thay đổi từ bang này sang bang khác.
Do vậy, đối với một vấn đề cần phải làm rõ nó thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật liên bang
hay pháp luật từng bang.

1.2.2. Hệ thống luật Civil Law


a. Lịch sử hình thành
Civil Lawđược gọi là hệ thống luật thành văn bản hay còn gọi là hệ thống luật Châu Âu
lục địa, được gọi là luật Châu Âu lục địa bởi lẽ đây là cái nôi hình thành và hiện nay vẫn là trung
tâm chính của nó. Civil Law có lịch sử lâu đời, được xây dựng trên ền tảng của pháp luật La Mã
cổ đại, bộ luật này cò được gọi là bộ luật giữa các công dân, đã đề cập đến hầu hết các vấn đề
dân sự giữa các công dân. Có thể nói bộ luật này là tinh hoa của pháp luật trong thời kỳ La Mã.
Luật La Mã được phát triển nhờ những nỗ lực của các trường Đại học tổng hợp ở Châu Âu. Hệ
thống này còn được gọi là hệ thống Roman-German, nhằm đánh giá nỗ lực của các trường đại
học tổng hợp Latin và German.
Civil Law chỉ thực sự phát triển từ thế kỷ XIX bằng quá trình pháp điển hóa. Pháp điển
hóa thành văn bắt đầu có vai trò thống trị và hàng loạt các bộ luật đồ sộ được soạn thảo, ban
hành và trở nên phổ biến, thay thế cho luật tập quán và luật đia phương. Quá trình pháp điển hóa
tại Pháp đã thể hiện được điều đó với 2 bộ luật nổi tiếng: Bộ luật Dân sự được ban hành vào năm
1804, và Bộ luật Thương Mại được ban hành vào năm 1807. Các bộ luật này được soạn thảo
theo ý tưởng của Hoàng đế Napoléon vì thê chúng còn được gọi là các bộ luật của Napoléon
b. Đặc điểm của hệ thống Civil Law
Những đặc điểm dễ nhận thấy trong hệ thống Civil Law là :
+ Các văn bản luật thành văn là nguồn luật đầu tiên và quan trọng nhất.
+Các quy phạm háp luật đều được pháp điển hóa, có nghĩa là được thể hiện dưới hình thức văn
bản trong các bộ luật, đạo luật và các văn bản dưới luật khác
+ Án lệ không được coi nguồn luật, tòa án khi xét xử dựa vào văn bản luật chứ không dựa vào án
lệ
+ Tập quán chỉ có vai trò khi giải thích luật hoặc được áp dụng khi luật dẫn chiếu đến.
Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ XX vai trò của thực tiễn xét xử của tòa án, đặc biệt là những
sáng kiến tích cực của các thẩm phán trong việc giải quyết các tranh chấp cụ thể ngày càng được
coi trọng tai các nước Civil Law. Hiện nay, tại một số quốc gia Civil Law án lệ cũng được coi là
nguồn luật thực sự. Chẳng hạn như, Đức, Ý và Tây Ban Nha.v.v.
16
c. Cấu trúc pháp luật và quy phạm pháp luật.
Các bộ luật, đạo luật ở các quốc gia Civil Law nhưng nhờ có cấu trúc giống nhau nên
chúng được liên kết với nhau thành một tổng thể thống nhất. Ở các nước này khoa học pháp lý
liên kết các quy phạm pháp luật thành những nhóm lớn và hệ thống pháp luật được chia thành
luật Công và luật Tư, còn gọi là Công pháp và Tư pháp. Sau đó lại chia thành các ngành luật nhỏ
hơn:
+Trong Công pháp có các luật Hiến pháp, luật Hành Chính.v.v.v.
+Trong tư pháp có các luật Dân sự, luật Thương Mại, luạt lao động .v.v.
Cấu trúc này, đã giúp cho những ai đã nắm vững pháp luật của một nước thuộc Civil Law
sẽ dễ dàng hiểu được luật pháp của nước khác cùng hệ Civil Law.Các quy phạm pháp luật tại các
nước Civil Law được sắp xếp, tổ chức tại các văn bản pháp luật khác nhau theo một trật tự có thứ
bậc. Theo đó:
+ Hiến pháp là văn bản chứa đựng những quy phạm có giá trị pháp lý cao nhất. Các văn bản
pháp luật khác phải phù hợp với hiến pháp không được trái với hiến pháp.
+Dưới Hiến pháp là các bộ luật, đạo luật và các văn bản được thông qua để thực thi các luật đã
ban hành, ví dụ như; nghị định, quy chế, sắc lệnh, thông tư….
Trong hệ thống Civil Law, các quy phạm pháp luật được hiểu như quy tắc ứng xử có tính
chất chung và có ý nghĩa áp dụng rộng, đối với nhiều vụ việc mà không phải chỉ với một vụ việc
cụ thể như cách áp dụng án lệ ở các nước Common Law.
- Những thuận lợi và hạn chế của việc pháp điển hóa.
Việc pháp điển hóa khiến cho pháp luật ở các nước Civil Law có tính hệ thống cao, có
trật tự rõ ràng, dễ tiếp cận. Điều này làm cho việc nghiên cứu pháp luật của một nước Civil Law
dễ hơn nghiên cứu pháp luật cả một quốc gia thuộc Common Law. Điều này cũng làm cho việc
cải cách hoặc thay đổi luật pháp dễ dàng hơn bằng ý chí cải cách của nhà cầm quyền. Vì thế ở
các nước Civil Law, pháp luật có thể trở thành công cụ để nhà cầm quyền thực hiện cải cách xã
hội.
Tính chất trừu tượng, khái quát của các quy phạm pháp luật tạo cho các thẩm phán thẩm
quyền lớn trong việc giải thích các quy phạm và áp dụng các quy phạm.Tại các quốc gia Civil
Law, thẩm phán không bị ràng buộc bởi phương châm của những người đi trước, họ có quyền
đánh giá và phân tích sự việc khác với người đi trước và có thể biến đổi một cách căn bản một
quy phạm pháp luật nào đó. Đó là nguyên tắc “nguyên tắc tìm kiếm tự do trong khuôn khổ pháp
luật” mà thẩm phán tại các nước Civil Law có quyền áp dụng.
Chính vì vậy mà hệ thống Civil Law thường bị phê phán là thiếu tính cởi mở, thiếu linh
hoạt cho nên đôi khi không theo kịp những thay đổi trong thực tế.
1.2.3. Hệ thống Islamic Law
a. Lịch sử hình thành
Đây hệ thống pháp luật quan trọng nhất trong thế giới đạo Hồi, được soạn thảo dựa trên
Kinh Coran. Do vậy sự ra đời và phát triển của nó gắn liền với lịch sử của đạo Hồi. Hiện nay, hệ
thống pháp luật được áp dụng tại các nước theo đạo Hồi, bao gồm hơn 30 quốc gia và trên 800
triệu dân ở hầu hết các châu lục.
b. Đặc điểm
+ Nguồn luật: Kinh Coran là nguồn chủ yếu của pháp luật Hồi giáo, cũng là nền tảng của đạo
Hồi, được soạn dưới dạng các khổ thơ, gồm 6327 khổ thơ, trong đó có 25 khổ thơ về luật quốc
tế. Kinh Coran là tập hợp những giáo lý về đạo đức cũng như những quy tắc của cuộc sống mà
con người phải tuân theo.
+Sự hòa trộn giữa tôn giáo và pháp luật
Pháp luật Hồi giáo không phải là một ngành khoa học đọc lập, nó chỉ là một mặt một
khía cạnh của đạo Hồi, nó gắn liền và chịu nhiều ảnh hưởng của tôn giáo, đặc biệt là Kinh Coran
và phong tục tập quán. Do vậy, có thể nói nếu không hiểu về tôn giáo và nền văn minh Hồi giáo
thì không thể hiểu được pháp luật Hồi giáo, ở đây pháp luật và tôn giáo hòa làm một và khó có
một quyền lực nào có thể thay đổi được pháp luật đạo Hồi – pháp luật do Thượng Đế tạo ra.
Các giáo lý của Đạo Hồi ảnh hưởng rất sâu sắc đến các hành vi xử sự của cá nhân, chẳng
hạn như việc cấm uống rượu, bia,cấm ăn thịt lợn, và như vậy nếu có một hợp đồng mua bán thịt
lợn hay bia, thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu. Trong đời sống xã hội, quyền của người phụ nữ bị hạn
chế rất khắt khe, thể hiện sự bất bình đẳng rõ rệt giữa nam giới và nữ giới. (Kinh Coran cho phép
người đàn ông lấy 4 vợ và không hạn chế nàng hầu)
Về luật hợp đồng, kinh Coran đòi hỏi các bên phải lập hợp đồng thành văn bản và phải có
ít nhất hai người, trong đó phải có một người là nam giới, làm chứng. Nếu không có người làm
chứng thì có thể thề trước Thánh Ala. Lời thề trươc Thánh Ala được coi là bằng chứng trung
thực chứng minh cho sự tồn tại của hợp đồng.
+Tính bảo thủ của pháp luật Hồi giáo
Pháp luật Hồi giáo hầu như chỉ áp dụng trong cộng đồng những người theo Đạo Hồi.
Pháp luật này được hình thành dựa trên cơ sở các họa thuyết Hồi giáo nên nó vượt ra ngoài ý chí
của các cơ quan nắm giữ quyền lực chính trị. Các chính phủ không thể tiến hành làm luật mà
phải tuân theo pháp luật hồi giáo. Pháp luật Hồi giáo có xu hướng bảo thủ, trì trệ, thậm chí trong
một số trường hợp còn phi lý, đôi khi lập luận theo phương pháp thần học. Nhiều định chế đã lỗi
thời, thiếu hệ thống hóa .
Lưu ý: Khi giao kết với những đối tác từ các nước đạo Hồi vấn đề cần hết sức chú ý đó là
không nên lẫn lộn giữa pháp luật đạo Hồi với pháp luật thực định ở các nước Hồi giáo, hai khái
18
niệm này không phải lúc nào cũng đồng nhât với nhau. Ở nhiều quốc gia người Hồi giáo sinh
sống, đạo Hồi chỉ điều chỉnh một số mặt riêng biệt của cuộc sống xã hội liên quan quy chế cá
nhân và những chế định tôn giáo, trong khi đó pháp luật thực định hiện đại điều chỉnh những mối
quan hệ xã hội mới. Tính hai mặt trong tổ chức tòa án ở các quốc gia ở có nguqoqif Hồi giáo
cũng cho thấy sự khác nhau này. Có các tòa án Hồi giáo xét xử những người Hồi giáo theo
nguyên tắc và pháp luật Hồi giáo. Bên cạnh đó, có tòa án của chính quyền áp dụng hệ thống luật
thực định.
1.3.Xung đột pháp luật trong kinh doanh quốc tế.
Một trong những vấn đề pháp lý mà các nhà kinh doanh quốc tế thường hay gặp phải đó
là hiện tượng xung đột pháp luật. Xung đột pháp luật xuất hiện do nhiều nguyên nhân, nhưng
nguyên chính là môi trường kinh doanh, thị trường, thị trường thương mại ngày càng phát triển
cả về chiều rộng và chiều sâu, trong khi đó các doanh nghiệp kinh doanh lại chịu ảnh hưởng của
nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Xung đột pháp luật có thể gây nhiều khó khăn, cản trở, thậm
chí là dẫn đến tình trạng không thể hiểu biết lẫn nhau và thất bại trong kinh doanh.
Xung đột pháp luật là hiện tượng phổ biến trong tư pháp quốc tế nói chung và trong kinh
doanh quốc tế nói riêng. Theo cách hiểu chung nhất, xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay
nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ có yếu tố
nước ngoài và các hệ thống này có các quy định không giống nhau về vấn đề cần điều chỉnh.
Như vậy, có thể hiểu:
“Xung đột pháp luật trong kinh doanh quốc tế là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống
pháp luật khác nhau cùng có thể áp dụng để điều chỉnh một mối quan hệ kinh doanh quốc tế cụ
thể và các hệ thống này có các quy định không giống nhau về vấn đề cần điều chỉnh.”
Để tránh được những xung đột, rủi ro pháp lý trong kinh doanh quốc tế, các nhà kinh
doanh quốc tế cần nắm được xung đột pháp luật thường xảy trong những vấn đề nào và cách giải
quyết xung đột pháp luật tương ứng cho từng vấn đề dó như thế nào.

1.3.1.Các biểu hiện của xung đột pháp luật trong kinh doanh quốc tế
a.Xung đột pháp luật về địa vị pháp lý của các chủ thể trong kinh doanh quốc tế.
Xung đột pháp luật về địa vị pháp lý của các chủ thể là một trong những mặt biểu hiện cơ
bản của xung đột pháp luật trong kinh doanh quốc tế nói riêng. Theo quy định của pháp luật
thương mại các quốc gia trên thế giới nói chung, các chủ thể đó được gọi là thương nhân.
Thương nhân có thể là cá nhân hay tổ chức thỏa mãn đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định
để tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế nói riêng.
i.Đối với thương nhân là cá nhân:
Đối với thương nhân là cá nhân, xung đột pháp luật thường biểu hiện ở các mặt sau:
-Xung đột pháp luật về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của cá nhân.
-Xung đột pháp luật về điều kiện để một cá nhân trở thành thương nhân
-Xung đột pháp luật về nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của một thương nhân
ii. Đối với thương nhân là pháp nhân.
Khi các pháp nhân tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế thì vấn đề xung đột pháp luật
thường nảy sinh trong trường hợp xác định quốc tịch cua pháp nhân và xác định địa vị pháp lý
của pháp nhân.
-Xung đột pháp luật về xác định quốc tịch của pháp nhân.
-Xung đột pháp luật về địa vị pháp lý của pháp nhân
b.Xung đột pháp luật về hợp đồng kinh doanh quốc tế.
Khi thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế, các chủ thể thường phải ký kết nhiều
loại hợp đồng thương mại khác nhau như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch
vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các nhag đầu tư trong
nước và các nhà đầu tư nước ngoài v.v.v Các hợp đồng nỳ đều là những hợp đồng có yếu tố
nước ngoài, do đó chúng có thể được điều chỉnh bởi pháp uật của nhiều quốc gia khác nhau. Khi
pháp luật của những quốc gia này có những quy định khác nhau về cùng một vấn đề đang tranh
chấp thì sẽ làm phát sinh vấn đề xung đột pháp luật.
Xung đột pháp luật về hợp đồng thương mại quốc tế thường được biểu hiện qua các mặt
sau:
-Xung đột pháp luật về hình thức hợp đồng
-Xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng
-Xung đột pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế
1.3.2.Cách giải quyết xung đột pháp luật trong kinh doanh quốc tế
Đối với các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế thì cách thức triệt để và
chủ động để tránh hiện tượng xung đột pháp luật cũng như các tranh chấp có liên quan, đó là
thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp ngay từ kho giao kết hợp
đồng.
Điều khoản về luật áp dụng và điều khoản giải quyết tranh chấp có thể là một điều khoản
trong văn bản hợp đồng hoặc có thể được thỏa thuận trong một văn bản riêng. Các điều khoản
này có giá trị độc lập với hợp đồng, nghĩa là các điều khoản này không bị vô hiệu ngay cả
khi hợp đồng bị vô hiệu.
Nếu các bên đối tác trong một quan hệ pháp luật kinh doanh không thỏa thuận được luật
áp dụng hoặ cơ quan giải quyết tranh chấp, làm phát sinh xung đột pháp luật thì việc xác định
các phương pháp giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật trong kinh doanh quốc tế hoàn toàn

20
dựa trên các căn cứ là phương pháp giải quyết các xung đột trong tư pháp quốc tế . Hiện
nay, có hai phương pháp giải quyết giải quyết xung đột pháp luật.
a. P ƣơng p áp t ống nhất luật thực chất.
Quy phạm luật thực chất là những quy phạm trực tiếp giải quyết các quan hệ pháp luât
mang tính quốc tế, trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể đối với các chủ thể tham gia các
quan hệ này.
Thống nhất luật thực chất là việc các nước cùng nhau thỏa thuận xây dựng các quy
phạm thực chất để điều chỉnh các quan hệ kinh doanh quốc tế. Thống nhất luật thực tế được
tiến hành bằng cách ký kết các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương có hiệu lực đối
với các thành viện.
Ngay từ thập kỷ 20 của thế kỷ XX đã xuất hiện rất nhiều điều ước thương mại quốc tế
chứa đựng các quy phạm thực chất thống nhất được ký kết và thực hiện như một xu hướng phát
triển kinh tế tất yếu của thế giới. Trên thực tế, việc xây dựng các quy phạm thực chất thống nhất
là một việc rất khó khăn bởi quá trình này phụ thuộc không chỉ lợi ích riêng cảu một quốc gia
đơn lẻ mà là lợ ích của nhiều quốc gia có lien quan, trong khi về cơ bản thì trình độ phát triển về
mọi mặt giữa các quốc gia cũng như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, lịch sử lại rất
khác biệt nhau.
Cho đến này nhiều điều ước nhằm thống nhất pháp luật thực chất đã được xây dựng
nhưng các điều ước này vẫn chưa giải quyết được triệt để vấn đề xung đột pháp luật, bởi vì :
i.Các điều ước này chủ yếu tập trung vào một hoặc một số quan hệ kinh doanh, thương mại cụ
thể như mua bán hàng hóa quốc tế, vận tải hàng hóa, sở hữu trí tuệ mà còn bỏ ngỏ một số vấn đề
liên quan khác như xác định địa vị pháp lý của cá nhân, pháp nhân.
ii.Các điều ước này chưa được tất cả các quốc gia phê chuẩn.
iii.Các điều ước này không giả quyết được tất cả các vấn đề phát sinh trong từng lĩnh vực có liên
quan. Ví dụ, Công ước Viên 1980 của UN về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không đề cập
đến vấn đề chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa đã bán; điều này buộc các bên phải dẫn chiếu
đến pháp luật quốc gia có hiệu kuwcj áp dụng để giải quyết vấn đề trên.
b. P ƣơng p áp dùng quy p ạm xung đột
Trước hết cần phải hiểu khái niệm về quy phạm xung đột. “ Quy phạm xung đột là quy
phạm chỉ ra hệ thống pháp luật nào trong số các hệ thống pháp luật đang xung đột được áp dụng
để giải quyết quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài trong từng trường hợp cụ thể.”
Quy phạm xung đột về cơ cấu chỉ bao gồm hai bộ phận, đó là phạm vi và hệ thuộc. Đây
là hai bộ phận không thể thiếu được trong mỗi quy phạm xung đột. Phần phạm vi là phần quy
định mối quan hệ cụ thể nào chịu sự điều chỉnh của quy phạm xung đột. Phần hệ thuộc là phần
quy định rõ luật nước nào sẽ được áp dụng để giải quyết xung đột trong quan hệ đã được nêu tại
phần phạm vi. Các quốc gia đều ra các quy phạm xung đột nhằm giúp rtoaf án nước mình lựa
chọn luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài nói chung và các tranh chấp
trong kinh doanh quốc tế nói riêng.
Pháp luật Việt nam có các quy phạm xung đột nằm trong nhiều văn bản luật pháp khác
nhau, chẳng hạn bộ luật Dân sự Viet nam 2005 đưa ra quy phạm giải quyêt xung đột về địa vị
pháp lý của cá nhân là người nước ngoài, của pháp nhân nước ngoài, xung đột về hợp đồng hay
trách nhiệm về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng… Ngoài ra các quy phạm xung đột còn nằm
trong số các văn bản khác như luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Đầu tư năm 2005, Bộ
luật Hàng Hải năm 2005, Luật Thương mại năm 2005…
Hiện nay trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế, một số quy phạm xung đột thường được áp
dụng là các quy phạm sau:
-Quy phạm luật thân nhân
Bao gồm hai biến thể, đó là:
+Quy phạm luật quốc tịch
+Quy phạm luật nơi cư trú
Luật quốc tịch được hiểu là luật của quốc gia mà chủ thể đó là công dân mang quốc tịch,
thường được sử dụng trong việc giải quyết các trường hợp liên quan đến xung đột năng lực hành
vi dân sự.
Luật nơi cư trú thường được hiểu là luật của quốc giầm chủ thể đó có nơi cư trú ổn định
tạo đó.
-Quy phạm luật quốc tịch của pháp nhân
Là luật của quốc gia mà pháp nhân đó mang quốc tịch. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại quy
định về dấu hiệu xác định quốc tịch quốc gia khác nhau. Chẳng hạn, phần lớn các tại châu Âu lục
địa lại quy định việc xác định quốc tịch pháp nhân dựa theo căn cứ nơi đặt trụ sở chính hoặc
trung tâm quản lý của pháp nhân, điển hình là Đức, Pháp, Ý.v.v. Nhưng các nước theo hệ thống
luật Anh – Mỹ thì lại xác định quốc tịch pháp nhân dựa vào nơi đăng ký điều lệ của pháp nhân
đó. Theo luật Việt nam, pháp nhân được thành lập tại Việt Nam và đăng ký điều lệ ở Việt Nam
thì mặc nhiên mang quốc tịch Việt Nam mà không xét đến căn cứ mà nơi pháp nhân đó tiến hành
các hoạt động kinh doanh.
-Quy phạm nơi ký kết hợp đồng
Theo quy phạm này, quyền và nghĩ vụ của của các bên tham gia ký kết hợp đồng được
xác định theo nơi ký kết hợp đồng đó. Đây là một loại quy phạm được áp dung phổ biến trong
kinh doanh quốc tế. Tuy nhiện trên thực tế lại tồn tại hai quan điểm khác nhau về cách giải thích

22
hai quy phạm này, đặc biệt trong trường hợp việc ký kết hợp đồng là hình thức thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng như thư từ, điện tín, điện báo, fax.v.v.
Ở các quốc gia theo thuyết tống phát, thường là các quốc gia theo hệ thống luật Anh-Mỹ
thì thời điểm và địa điểm ký kết hợp đông là nơi mà bên được đề nghị gửi thông báo chấp nhận
đề nghị chào hàng vô điều kiện cho bên đề nghị. Đối với các quốc gia theo thuyết tiếp nhận, chủ
yếu là các quốc gia theo luât Châu Âu thì hợp đồng được coi như ký kết tại thời điểm và địa
điểm khi bên đề nghị nhận được thông báo chấp nhận vô điều kiện về lời chào hàng của mình.
Việt Nam áp dụng luật Châu Âu.
-Quy phạm nơi có tài sản
Quy phạm này thường được áp dụng đối với các mối quan hệ có liên quan đến bất động
sản, ví dụ như mua án tài sản là bất động sản. Quy phạm xung đột này thường được các quốc gia
quy định là bắt buộc, vì mỗi quốc gia thường có quy chế quản lý riêng về bất động sản, do đó
việc áp dụng nơi có bất động sản là hoàn toàn hợp lý.
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu khái niệm, đặc điểm của pháp luật kinh doanh quốc tế?
2. Phân biệt pháp luật kinh daonh quốc tế và pháp luật thương mại quốc tế?
3. Những đặc điểm cơ bản của Common Law?
4. Những đặc điểm cơ bản của Civil Law?
5. Những đặc điểm cơ bản của Islamic Law?
6. Xung đột pháp luật là gì? Trong kinh doanh quốc tế những xung đột pháp luật thường
biểu hiện như thế nào?
7. Các phương pháp giải quyết xung đột? Ưu, nhược điểm của từng phương pháp?

24
CHƢƠNG 2. HỢP ĐỒNG KINH DOANH QUỐC TẾ
2.1. Tổng quan về ợp đồng kin doan quốc tế
2.1.1. K ái niệm c ung về ợp đồng kin doan quốc tế
2.1.1.1. Địn ng ĩa về ợp đồng kin doan quốc tế
a. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là một trong những chế định pháp lý có bề dày lịch sử. Ngay từ khi xã hội loài
người có sự phân công lao động và xuất hiện hình thức trao đổi hàng hóa thì hợp đồng đã hình
thành và giữ một vị trí quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ tài sản. Thực tiễn của các nền
kinh tế thị trường trên thế giới từ xưa đến nay đã khẳng định giá trị và vai trò của hợp đồng.
Ngày nay trong pháp luật hợp đồng hiện đại, hợp đồng vẫn được coi là một công cụ để phản ánh
ý chí của các bên trong việc thiết lập các mối quan hệ kinh doanh. Về nguyên tắc, ý chí của các
bên được pháp luật tôn trọng và các quy định bắt buộc có trong pháp luật chỉ hạn chế ở mức cần
thiết nhằm bảo vệ trật tự công. Hợp đồng giúp doanh nhân tiên liệu, kiểm soát và quản lý được
rủi ro. Hợp đồng đôi khi chỉ là một cuộc điện thoại diễn ra trong giây lát, một đơn đặt hàng vắn
tắt, vài trang giấy thỏa thuận sơ sài, song tùy theo từng thương vụ, hợp đồng cũng có thể là kết
quả đàm phán phúc tạp gồm hàng trăm trang văn bản được tư vấn bởi luật sư, tư vấn thuế và
những người khác.
Điều 385, Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 quy định "Hợp đồng dân sự là sự thỏa
thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự", trong đó,
quan hệ dân sự được hiểu là các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại
và lao động. Như vậy, hợp đồng trong kinh doanh là một loại hợp đồng dân sự.
b. Khái niệm hợp đồng kinh doanh quốc tế
Kinh doanh quốc tế theo cách hiểu chung nhất là hoạt động kinh doanh có yếu tố nước
ngoài hay yếu tố quốc tế. Yếu tố quốc tế có thể được xác định qua chủ thể (là các công ty, doanh
nghiệp có trụ sở thương mại tại các nước khác nhau), qua đối tượng của hợp đồng (hàng hóa
được di chuyển qua biên giới, dịch vụ được cung ứng ở nước ngoài), qua đồng tiền thanh toán (là
ngoại tệ đối với ít nhất một bên)...
Không có một định nghĩa cụ thể về hợp đồng kinh doanh quốc tế trong các văn bản pháp
luật của Việt Nam. Một cách chung nhất, có thể hiểu hợp đồng kinh doanh quốc tế là sự thỏa
thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ với nhau trong
hoạt động kinh doanh quốc tế. Với ý nghĩa này, hợp đồng kinh doanh quốc tế là một loại hợp
đồng đặc thù của hợp đồng dân sự, là quan hệ xã hội được hình thành từ sự thỏa thuận của các
bên để thỏa mãn nhu cầu trao đổi trong giao lưu thương mại. Đó có thể là hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, hợp đồng chuyên chở quốc tế hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu,
hợp đồng đầu tư quốc tế, hợp đồng xây dựng quốc tế, hợp đồng tư vấn có yếu tố quốc tế, hợp
đồng chuyển giao công nghệ.
Hiện nay một số thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến là hợp đồng thương mại quốc tế.
Hợp đồng thương mại quốc tế được hiểu là hợp đồng được ký kết giữa các thương nhân cố trụ sở
thương mại nằm trên lãnh thổ các quốc gia khác nhau. Với khái niệm thương mại được hiểu theo
nghĩa rộng (hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi
khác) thì khái niệm thương mại ngày càng gần với khái niệm kinh doanh. Vì vậy. có thể hiểu
hợp đồng thương mại quốc tế và hợp đồng kinh doanh quốc tế là một.
2.1.1.2. Đặc điểm của ợp đồng kin doan quốc tế
Hợp đồng kinh doanh quốc tế là một loại hợp đồng dân sự nên sẽ mang đầy đủ các đặc
điểm của hợp đồng dân sự, đó là:
(1) Các bên trong hợp đòng là các cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác;
(2) Hợp đồng được hình thành trên cơ sở có sự thỏa thuận, dựa trên quan hệ bình đẳng, thiện chí,
hợp tác giữa các bên;
(3) Mục đích của thỏa thuận đó là nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ các
bên;
(4) Hình thức của hợp đồng có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng các hành vi cụ thể trừ
khi pháp luật có quy định khác.
Ngoài những đặc điểm chung như trên, hợp đồng kinh doanh quốc tế có các dấu hiệu đặc
trưng cụ thể sau:
- Thứ nhất, về chủ thể, hợp đồng kinh doanh quốc tế được thiết lập giữa các chủ thể trong hoạt
động kinh doanh quốc tế, bao gồm các cá nhân và các tổ chức kinh doanh. Những cá nhân và tổ
chức này có nơi cư trú/trụ sở ở các nước khác nhau. Có những hợp đồng chỉ yêu cầu ít nhất một
trong các bên trong hợp đồng là thương nhân. Có những hợp đồng bắt buộc các bên đều là
thương nhân như hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại.
- Thứ hai, hình thức của hợp đồng kinh doanh quốc tế sẽ do luật điều chỉnh của hợp đồng quy
định. Thông thường luật pháp các nước cho phép hợp đồng kinh doanh quốc tế có thể được giao
kết bằng văn bản, lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Ví dụ, Luật Thương mại
Việt Nam năm 2005, Điều 90 khoản 1 quy định hợp đồng dịch vụ khuyến mại phải được lập
thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Hình thức khác có giá
trị pháp lý tương đương được quy định tại khoản 15, điều 3 Luật này bao gồm điện báo, telex,
fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

26
- Thứ ba, mục đích của hợp đồng kinh doanh quốc tế là mục đích sinh lợi. Đây là mục đích cơ
bản của bất kỳ một hợp đồng kinh doanh nào.
- Thứ tư, sự kiện pháp lý làm phát sinh hợp đồng là hành vi giao kết hợp đồng diễn ra ở nước
ngoài với ít nhất một trong các bên.
- Thứ năm, đồng tiền sử dụng trong hợp đồng có thể là ngoại tệ với ít nhất một trong các bên.
Khi đồng tiền thanh toán là ngoại tệ, đòi hỏi các chủ thể của hợp đồng kinh doanh quốc tế phải
chú ý đến tỷ giá hối đoái để có biện pháp phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên cũng có trường hợp đồng
tiền thanh toán là nội tệ với cả hai bên trong hợp đồng. Đó là trường hợp các doanh nghiệp thuộc
các nước Cộng đồng châu Âu sử dụng đồng Euro làm đồng tiền thanh toán cho các hoạt động
được ký kết giữa các doanh nghiệp của những nước này với nhau.
- Thứ sáu, luật điều chỉnh hợp đồng là luật nước ngoài với ít nhất một trong các bên. Luật điều
chỉnh hợp đồng kinh doanh quốc tế thường mang tính chất đa dạng và phức tạp, có thể là luật
quốc gia, điều ước quốc tế về thương mại, tập quán thương mại quốc tế...
- Thứ bảy, cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng kinh doanh quốc tế có thể là tòa
án hoặc trọng tài các quốc gia của các bên của hợp đồng, tòa án hoặc trọng tài ở một nước thứ
ba.
- Thứ tám, hợp đồng kinh doanh quốc tế thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài với ít nhất
một trong các bên, phần lớn sử dụng tiếng Anh. Điều này đòi hỏi các bên phải làm chủ ngôn ngữ
được sử dụng để ký kết hợp đồng. Có những trường hợp hợp đồng được ký bằng các ngôn ngữ
bản địa của các bên, khi đó có một rủi ro là nếu các bên mâu thuẫn với nhau về nội dung thì bản
nào sẽ được sử dụng. Do đó khi hợp đồng được thể hiện bằng nhiều ngôn ngữ thì sẽ có quy định
trong hợp đồng về bản tiếng nước nào sẽ được ưu tiên áp dụng khi xảy ra mâu thuẫn giữa các
ngôn ngữ.
2.1.1.3. P ân loại ợp đồng kin doan quốc tế
* Căn cứ nội dung của hoạt động kinh doanh quốc tế, hợp đồng kinh doanh quốc tế được chia
thành bốn loại:
- Các hợp đồng thuộc nhóm kinh doanh hàng hóa:
Là loại hợp đồng trong đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng
hóa cho người mua và nhận thanh toán, người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán, nhận hàng
và quyền sở hữu về hàng hóa.
- Các hợp đồng thuộc nhóm kinh doanh dịch vụ:
Kinh doanh dịch vụ là việc cung ứng, trao đổi, mua bán, kinh doanh và đầu tư vào các
hoạt động dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đối tượng của hợp đồng kinh doanh quốc tế ở
đây là dịch vụ. Bao gồm hợp đồng chuyên chở, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng cung ứng dịch vụ
tư vấn, hợp đồng xây dựng...
- Các hợp đồng thuộc nhóm kinh doanh trong đầu tư:
Để tiến hành đầu tư nhằm mục đích thu lợi nhuận, các nhà kinh doanh phải thiết lập các
hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT, hợp đồng liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh
doanh....
- Các hợp đồng thuộc nhóm kinh doanh liên quan đến sở hữu trí tuệ:
Sản phẩm trí tuệ là những hàng hóa đặc biệt vì thê việc ký kết hợp đồng mua bán, trao
đổi, chuyển nhượng các đối tượng này cũng có những nét riêng. Bao gồm các hợp đồng như hợp
đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng mua bán li xăng, hợp đồng nhượng quyền thương mại, ...
* Căn cứ vào thời hạn thực hiện hợp đồng, gồm 3 loại:
- Hợp đồng ngắn hạn: là hợp đồng có thời gian thực hiện từ một năm trở xuống;
- Hợp đồng trung hạn: là hợp đồng có thời gian thực hiện từ một năm đến không quá ba năm;
- Hợp đồng dài hạn: là hợp đồng có thời gian thực hiện trên ba năm.
* Căn cứ vào nội dung cụ thể của các quan hệ kinh doanh thì có thể chia thành các loại sau:
- Các hợp đồng mua bán hàng hóa
- Các hợp đồng cung ứng dịch vụ
- Các hợp đồng xúc tiến thương mại (quảng cáo, triển lãm, hội chợ thương mại,. )
- Các hợp đồng trung gian thương mại (đại diện thương mại, môi giới thương mại, ủy thác
thương mại, đại lý thương mại. )
* Căn cứ vào chủ thể được hưởng lợi từ hợp đồng, hợp đồng được chia thành:
- Hợp đồng vì lợi ích của các bên trong hợp đồng
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
2.1.2. Nguồn luật điều c ỉn ợp đồng kin doan quốc tế
Luật điều chỉnh một hợp đồng kinh doanh quốc tế sẽ quy định:
 Tính hiệu lực của hợp đồng;
 Những quyền và nghĩa vụ không được quy định rõ trong hợp đồng;
 Liệu hợp đồng có bị chấm dứt không;
 Những biện pháp áp dụng cho việc vi phạm hợp đồng.
Theo nguyên tắc chung của tư pháp quốc tế, trong kinh doanh quốc tế, các bên hoàn toàn
có quyền tự do thỏa thuận chọn nguồn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình. Nguồn luật
đó có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế hoặc tập quán kinh doanh quốc tế và các nguồn luật
khác. Để xác định nên chọn nguồn luật nào cho hợp đồng kinh doanh quốc tế, cần phải hiểu rõ

28
các nguồn luật này cũng như vai trò và giá trị pháp lý của từng nguồn luật đối với hợp đồng kinh
doanh quốc tế.
2.1.2.1. Luật quốc gia
Luật quốc gia trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp đồng kinh doanh quốc tế khi:
- Các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nghĩa là ngay từ lúc đàm phán ký kết hợp đồng, các bên có
thể thỏa thuận, chọn luật một quốc gia cụ thê vào một điều khoản độc lập trong hợp đồng gọi là
điều khoản về luật áp dụng.
- Các bên thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng sau khi hợp đồng kinh doanh quốc tế
được ký kết. Đây được xem là một sự thỏa thuận mặc nhiên hay thỏa thuận bằng hành vi.
- Khi điều ước quốc tế là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nhưng điều ước này lại dẫn chiếu tới
luật quốc gia thì luật quốc gia sẽ trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Các điều ước quốc tế
này thường là các điều ước quốc tế thống nhất quy phạm xung đột.
- Khi hợp đồng không quy định luật điều chỉnh và các bên sau này cũng không thỏa thuận được
với nhau về luật áp dụng thì cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ chọn luật điều chỉnh. Lúc đó, nếu
cơ quan giải quyết tranh chấp chọn luật quốc gia thì luật quốc gia sẽ trở thành nguồn luật điều
chỉnh hợp đồng.
2.1.2.2. Điều ƣớc quốc tế
Một khi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng kinh doanh quốc tế mà vấn đề liên quan tới
tranh chấp không được quy định hoặc quy đinh không đầy đủ trong hợp đồng, các bên ký kết
hợp đồng có thể dựa vào các điều ước quốc tế về kinh doanh thương mại.
a. Khái niệm về điều ƣớc quốc tế về t ƣơng mại:
Điều ước quốc tế về thương mại là sự thỏa thuận bằng văn bản được các quốc gia hoặc cá chủ
thể khác của Công pháp quốc tế ký kết dựa trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm ấn định,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong quan hệ thương mại quốc tế.
Khoản 1 điều 2 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế ngày 14/06/2005, có hiệu
lực từ ngày 01/01/2006 quy định: "Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết
hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ với một hoặc nhiều quốc gia, tổ
chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước,
công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc
văn kiện có tên gọi khác"
b. Phân loại:
Điều ước quốc tế về thương mại có thể được chia thành nhiều loại dựa trên nhiều tiêu chí
khác nhau:
* Xét về chủ thể ký kết, gồm hai loại là điều ước quốc tế song phương và điều ước quốc tế đa
phương
* Căn cứ vào tính chất pháp lý của điều ước quốc tế có thể chia làm hai loại:
- Loại thứ nhất đề ra những nguyên tắc pháp lý chung làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh quốc
tế. Ví dụ như Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, hiệp định GATT, GATS trong khuôn
khổ WTO. Loại điều ước này chỉ điều chỉnh gián tiếp các hợp đồng kinh doanh quốc tế nhưng có
vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân trong việc thực hiện
các hoạt động kinh doanh quốc tế.
- Loại thứ hai là các điều ước trực tiếp điều chỉnh những vấn đề liên quan đến quyền hạn và
nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của các bên trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh doanh
quốc tế. Loại này giúp các bên có thể giải quyeets được tranh chấp cụ thẻ đã phát sinh từ hợp
đồng đã ký kết. Ví dụ như Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế. Công ước
Hamburg năm 1978 của Liên Hợp Quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển...
2.1.2.3. Tập quán t ƣơng mại quốc tế
Tập quán thương mại quốc tế là những thói quen thương mại được công nhận rộng rãi.
Những thói quen này được công nhận và trở thành tập quán thương mại khi thỏa mãn 3 yêu cầu
sau:
- Là một thói quen phổ biến, được nhiều nước áp dụng và áp dụng thường xuyên;
- Về từng vấn đề và ở từng địa phương, đó là thói quen duy nhất;
- Là một thói quen có nội dung rõ ràng mà người ta có thể dựa vào đó để xác định quyền và
nghĩa vụ đối với nhau.
Các tập quán quốc tế được chia thành 3 nhóm:
- Các tập quán có tính chất nguyên tắc;
- Các tập quán quốc tế chung;
- Các tập quán thương mại khu vực.
2.1.2.4. Các nguồn luật k ác
Ngoài ba nguồn luật nói trên, thực tiễn kinh doanh quốc tế còn thừa nhận một số nguồn
luật khác (hợp đồng mẫu, các nguyên tắc chung về hợp đồng,...) làm nguồn luật áp dụng cho hợp
đồng kinh doanh quốc tế.
- Hợp đồng mẫu: Là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng kinh doanh quốc tế, thường là các hợp đồng
mẫu được soạn thảo bởi các tổ chức quốc tế có uy tín để các thương nhân tham khảo (như Phòng
Thương mại Quốc tế, Hiệp hội nghề nghiệp, Ủy ban Thương mại...) Ví dụ mẫu GENCON (dùng
cho chuyên chở hàng bách hóa) do Hội đồng hàng hải quốc tế và Baltic (Bimco) soạn thảo năm
1922, sử đổi vào các năm 1974, 1976, 1994....

30
Về nguyên tắc hợp đồng mẫu không có tính ràng buộc mà chỉ có giá trị tham khảo. Vì
vậy, khi giao kết hợp đồng, các bên cần chú ý có thể sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong hợp
đồng cho phù hợp với giao dịch kinh doanh của mình.
- Các nguyên tắc chung về hợp đồng:
Thông thường là những ngyên tắc được đúc rút ra từ thực tiễn kinh doanh quốc tế, được
các thương nhân thừa nhận và áp dụng cho các quan hệ hợp đồng kinh doanh quốc tế của mình
và trở thành phổ biến: nguyên tắc tự do hợp đồng, nguyên tắc hợp tác, nguyên tắc ngăn ngừa và
hạn chế tổn thất...
Về tính chất pháp lý, các Bộ Nguyên tắc này chỉ có giá trị tùy ý mang tính chất tham
khảo chứ không bắt buộc đối với các bên trong hợp đồng. Tuy nhiên, nếu nhua các tập quán
thương mại quốc tế như Incoterms hay UCP chỉ điều chỉnh một hay một số vấn đề liên quan đến
việc giao kết và thực hiện hợp đồng kinh doanh quốc tế, thì các Bộ Nguyên tắc này chứa đựng
một hệ thống các quy phạm tương đối hoàn chỉnh, điều chỉnh hầu hết mọi vấn đề pháp lý phát
sinh trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng.
2.2. Giao kết ợp đồng kin doan quốc tế
2.2.1. Nguyên tắc giao kết ợp đồng
2.2.1.1. Nguyên tắc tự do hợp đồng
Theo nguyên tắc này, các bên có quyền tự do lựa chọn đối tác, tự do thỏa thuận không
trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập quyền và
các nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh. Quyền tự do giao kết hợp đồng kinh doanh
quốc tế nói chung sẽ bị hạn chế trong một số trường hợp sau:
- Dịch vụ công ích: Các công ty cung cấp các dịch vụ công ích như công ứng điện, nước, chiếu
sáng, môi trường,... có nghĩa vụ phải phục vụ khách hàng theo những điều kiện do nhà nước
kiểm soát mà không có quyền tự do từ chối hay phân biệt đối xử khách hàng.
- Quy phạm bắt buộc: nhằm bảo vệ người tiêu dùng, tăng cường trách nhiệm của nhà sản xuất
đối với sản phẩm, bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo vệ cạnh tranh hay bảo vệ thương mại lành
mạnh và các giá trị khác mà một xã hội tôn trọng pháp luật các nước sẽ có nhiều quy định bắt
buộc và các bên tham gia hợp đồng buộc phải tuân thủ các quy định này.
2.2.1.2. Nguyên tắc tự nguyện
Một hợp đồng phải được hình thành trên cơ sở tự nguyện thảo thuận về ý chí giữa các
chủ thể. Các trường hợp vi phạm nguyên tắc này đều có thể làm ảnh hưởng đến tính hiệu lực của
hợp đồng.
2.2.1.3. Nguyên tắc bìn đẳng
Nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ các bên giao kết hợp đồng kinh doanh quốc
tế đều bình đẳng về quyền hạn và nghĩa vụ với nhau, không phân biệt thành phần kinh tế, quốc
tịch,... Đối với các hợp đồng kinh doanh, những hợp đồng ở đó mục đích của các bên là tìm kiếm
lợi nhuận, thì nguyên tắc bình đẳng và mỗi bên cùng đạt được lợi ích (vật chất hay tinh thần) mà
mình mong muốn khi giao kết hợp đồng là một trong những điều kiện cơ bản để đạt được sự cân
bằng của hợp đồng.
2.2.1.4. Nguyên tắc thiện chí và trung thực
Nguyên tắc thiện chí, trung thực và hợp tác đã, đang và sẽ là nguyên tắc cơ bản của việc
ký kết và thực hiện hợp đồng. Theo các học thuyết pháp lý khác nhau, chúng ta có thể diễn giải
nguyên tắc này như là việc tôn trọng các quy phạm đạo đức của các bên trong hợp đồng. Sự tôn
trọng này được đánh giá theo hai mặt: Mặt chủ quan, theo đó các bên phải trung thực với nhau,
và mặt khách quan, theo đó các bên phải có các hành động và cư xử một cách hợp lý.
2.2.2. Đề ng ị giao kết ợp đồng
2.2.2.1. Khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng kinh doanh quốc tế về bản chất chính là đề nghị giao kết hợp
đồng (hay còn gọi là đơn chào hàng). Pháp luật các nước đều có quy định vụ thể về đề nghị giao
kết hợp đồng.
Khoản 1 điều 386, Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 có quy định: "Đề nghị giao kết
hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của
bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể"
Khoản 1 điều 14 Công ước của Liên hiệp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980
(gọi tắt là CISG) định nghĩa đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện rõ mong muốn bị ràng buộc
của người đề nghị khi đề nghị được chấp nhận với điều kiện đề nghị này phải được gửi tới một
hoặc một số người xác định và phải chỉ rõ hàng hóa, số lượng và giá cả. Cũng tương tự như vậy,
Điều 2.1.2 của Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế cũng chỉ rõ một đề
nghị được gọi là đề nghị giao kết hợp đồng nếu nó đủ rõ ràng và thể hiện ý chí của bên đưa ra đề
nghị bị ràng buộc khi đề nghị giao kết được chấp nhận.
2.2.2.2. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng
Một đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực vào thời điểm do bên đề nghị ấn định hoặc
nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề
nghị nhận được đề nghị đó. Khi đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực thì nó ràng buộc người
đưa ra đề nghị và nếu người được đề nghị chấp nhận trong thời hạn hiệu lực thì coi như hợp
đồng đã được giao kết.
2.2.2.3. Rút lại, hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng

32
- Rút lại đề nghị giao kết hợp đồng:
Như đã trình bày ở trên, đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận
được đề nghị đó hoặc vào thời điểm do bên đề nghị ấn định nhưng thông thường sẽ sau thời điểm
bên được đề nghị nhận được đề nghị. Do đó, trước thời điểm này, bên đề nghị có thể thay đổi ý
định và không giao kết hợp đồng nữa hoặc thay đổi đề nghị ban đầu bằng một đề nghị khác bằng
cách rút lại đề nghị ban đầu. Điều kiện duy nhất là bên được đề nghị phải được thông báo về ý
định rút lại trước hoặc vào thời điểm mà bên được đề nghị biết được đề nghị ban đầu (Điều 15
khoản 2 CISG, Điều 2.1.3 PICC 2004, điều 389 BLDS Việt Nam năm 2015)
- Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng
Là thông báo của người đề nghị về việc hủy đề nghị. Thông báo hủy này có hiệu lực khi
người được đề nghị nhận được thông báo hủy trước khi người này gửi chấp nhận (Điều 16 CISG,
điều 2.1.4 PICC2004, điều 390 BLDS Việt Nam 2015). Đề nghị giao kết hợp đồng không ghi rõ
là không thể hủy ngang có thể bị hủy bất cứ lúc nào trước khi người được đề nghị thể hiện ý định
chấp nhận. Nếu đề nghị đã ghi rõ là không hủy ngang thì không thể bị hủy một khi nó đã có hiệu
lực.
2.2.2.4. Từ chối đề nghị giao kết hợp đồng
Khi bên được đề nghị nhận được đề nghị giao kết hợp đồng, họ có thể im lặng hoặc từ
chối một cách rõ ràng. Khi đó, hợp đồng không được hình thành và bên đề nghị giao kết hợp
đồng không còn bị ràng buộc bởi đề nghị giao kết hợp đồng của mình (Điều 17 CISG, điều 2.1.5
PICC 2004)
Nếu bên được đề nghị chấp nhận có điều kiện đề nghị giao kết hợp đồng, tức là chấp nhận nhưng
kèm theo một số điều kiện thì chấp nhận này sẽ trở thành một đề nghị giao kết hợp đồng mới của
bên được đề nghị gửi cho bên đề nghị (Điều 19.1 CISG, điều 2.1.11 PICC 2004)
2.2.3. C ấp n ận đề ng ị giao kết ợp đồng
2.2.3.1. Khái niệm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Chấp nhận là một tuyên bố hay hành vi của bên được đề nghị chỉ rõ sự đồng thuận của
mình và được chuyển tới bên đề nghị. Hình thức mà bên được đề nghị thể hiện sự đồn thuận của
mình không bị hạn chế, có thể là hành vi, văn bản hoặc lời nói. Nếu đề nghị giao kết hợp đồng
quy định hình thức chấp nhận thì chấp nhận phải được thể hiện theo đúng hình thức đó.
Chấp nhận có thể thể hiện qua hành vi như thực hiện một nghĩa vụ cơ bản mà đề nghị
giao kết hợp đồng quy định. Ví dụ như thanh toán trước một phần giá trị hợp đồng hoặc vận
chuyển hàng tới người mua...
2.2.3.2. Điều kiện hiệu lực của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực khi thỏa mãn hai điều kiện:
- Chấp nhận vô điều kiện đề nghị giao kết hợp đồng
- Chấp nhận trong khoảng thời gian phù hợp.
Chấp nhận vô điều kiện là chấp nhận mà không được thay đổi các điều khoản của đề
nghị. Nói cách khác, đó là việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị mà không có sửa đổi, bổ
sung nào (điều 393 BLDS Việt Nam 2015, điều 18 CISG). Tuy nhiên, điều 19 CISG và điều
2.1.11 PICC còn quy định, nếu trong chấp nhận có sửa đổi, bổ sung nhưng không làm thay đổi
về cơ bản nội dung của chào hàng thì vẫn được coi là chấp nhận. Những sửa đổi cơ bản là các
sửa đổi liên quan đến: giá cả, thanh toán, số lượng và chất lượng hàng hóa, địa điểm và thời gian
giao hàng, phạm vi trách nhiệm của các bên, điều khoản về giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, một chấp nhận có các sửa đổi bổ sung không chủ yếu (không cơ bản) sẽ chỉ
được coi là chấp nhận vô điều kiện và cùng với chào hàng hình thành hợp đồng khi người chào
hàng không phản đối các sửa đổi bổ sung đó. Nếu người chào hàng ngay lập tức từ chối các sửa
đổi bổ sung không chủ yếu đó thì vẫn chưa có hợp đồng giữa hai bên.
2.2.3.3. Rút lại chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có thể bị rút lại nếu việc rút lại đến bên đề nghị chậm
nhất vào thời điểm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực. Điều này có nghĩa là bên
được đề nghị có thể đổi ý và rút lại chấp nhận của mình, miễn là quyết định này đến bên đề nghị
trước hoặc cùng lúc với chấp nhận.
2.2.3.4. Thời điểm giao kết hợp đồng
Về nguyên tắc chung, hợp đồng được giao kết vào thời điểm các bên đạt được sự thỏa
thuận về nội dung của hợp đồng. Đó là thời điểm người được chào hàng gửi chấp nhận (thuyết
tống phát); hoặc là thời điểm người chào hàng nhận được chấp nhận (thuyết tiếp thu).
Thời điểm giao kết hợp đồng được quy định khác nhau phụ thuộc vào cách thức giao kết
và hình thức của hợp đồng. Điều 400 BLDS Việt Nam 2015 quy định hợp đồng xem như được
giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im
lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các
bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng, còn thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là
thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
2.3. Điều kiện iệu lực của ợp đồng kin doan quốc tế và vấn đề vô iệu ợp đồng
2.3.1.Điều kiện iệu lực của ợp đồng
2.3.1.1.Điều kiện về chủ thể của hợp đồng
Các chủ thể của hợp đồng phải có năng lực chủ thể để giao kết hợp đồng và thực hiện
nghĩa vụ theo hợp đồng. Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh quốc tế, chủ thể tham gia hợp
đồng chủ yếu là các thương nhân. Khi tham gia hợp đồng kinh doanh quốc tế nhằm mục đích lợi

34
nhuận, các thương nhân phải đáp ứng điều kiện có đăng ký kinh doanh hợp pháp đối với hàng
hóa được mua bán, dịch vụ được cung ứng. Trường hợp mua bán hàng hóa dịch vụ có điều kiện
kinh doanh, thương nhân còn phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp
luật.
Chủ thể của hợp đồng kinh doanh quốc tế như đã trình bày ở trên là cá nhân hoặc pháp
nhân. Cá nhân hoặc pháp nhân phải có năng lực pháp lý và năng lực hành vi. Năng lực hành vi
của cá nhân nước ngoài về nguyên tắc chung do luật quốc tịch của người nước đó quy định. Ví
dụ, một thương nhân Anh quốc (cá nhân) ký hợp đồng với một thương nhân Việt Nam. Muốn
xem xét thương nhân đó có năng lực hành vi hay không thì phải xem xét thương nhân đó mang
quốc tịch nước nào. Nếu thương nhân đó mang quốc tịch Anh thì phải căn cứ vào luật của Anh
để xét các điều kiện về năng lực hành vi của thương nhân đó. Tương tự như vậy, muốn xem xét
một tổ chức ký hợp đồng với bên Việt Nam có đủ tư cách pháp nhân hay không thì phải tìm hiểu
xem tổ chức đó có quốc tịch nước nào, sau đó, dựa vào luật của nước đó để tìm hiểu xem tổ chức
đó có đủ tư cách pháp nhân hay không.
Trong kinh doanh quốc tế thì địa vị pháp lý của các pháp nhân cũng là vấn đề khá phức
tạp vì việc xác định quốc tịch cho pháp nhân lại được quy định không giống nhau trong luật pháp
các nước. Theo luật của Pháp, Đức và một số nước khác, pháp nhân đặt trung tâm quản lý ở
nước nào thì mang quốc tịch của nước đó, không phân biệt nơi đăng ký thành lập hay tiến hành
hoạt động của pháp nhân. Khác với luật của Pháp, Đức, pháp luật của Anh và Mỹ lại quy định
rằng quốc tịch của pháp nhân tùy thuộc vào nơi đăng ký điều lệ của pháp nhân khi thành lập, bất
kể nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi hoạt động của nó. Pháp luật của một số nước trung cận Đông
như Ai Cập, Xiri v.v… lại quy định áp dụng nguyên tắc quốc tịch pháp nhân tùy thuộc vào nơi
trung tâm hoạt động của pháp nhân, bất kể nơi đặt trụ sở chính hay nới đăng ký điều lệ của pháp
nhân khi thành lập.
Do quy định của các nước về nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân không giống
nhau nên trong thực tiễn khó tránh khỏi trường hợp một pháp nhân được hai hay nhiều nước coi
là pháp nhân mang quốc tịch nước mình. Vì vậy trong giao kết hợp đồng kinh doanh quốc tế rất
dễ xảy ra tranh chấp về địa vị pháp lý của các chủ thể nói chung và của các pháp nhân nói riêng.
Bên cạnh đó, đại diện của các bên giao kết hợp đồng phải đúng thẩm quyền. Đại diện hợp pháp
của chủ thể hợp đồng kinh doanh quốc tế có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy
quyền. Khi xác định thẩm quyền giao kết hợp đồng kinh doanh quốc tế cần lưu ý rằng người
không có quyền đại diện giao kết, thực hiện hợp đồng sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
đối với bên hợp đồng được đại diện, trừ trường hợp được người đại diện hợp pháp của bên được
đại diện chấp thuận. Bên đã giao kết hợp đồng với người không có quyền đại diện phải thông
báo cho bên kia để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không có trả lời thì
hợp đồng đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với bên được đại diện nhưng người có
quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên đã giao kết hợp đồng với mình, trừ
trường hợp bên giao dịch đã biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện.
2.3.1.2. Điều kiện về nội dung và mục đíc của hợp đồng
Để hợp đồng có hiệu lực thì nội dung của hợp đồng kinh doanh quốc tế không vi phạm
điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội của các quốc gia có liên quan. Để bảo vệ
trật tự công cộng, bảo vệ các đạo đức xã hội, bảo vệ quyền tự do và lợi ích của người khác, hệ
thống pháp luật nào cũng có những quy định cấm một số hành vi nhất định không được làm, ví
dụ cấm kinh doanh một số hàng hóa, dịch vụ nhất định. Hợp đồng sẽ bị vô hiệu nếu hàng hóa,
dịch vụ - đối tượng của hợp đồng bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật của một trong
các quốc gia có liên quan.
Nội dung của hợp đồng hợp pháp còn có nghĩa là các điều khoản của hợp đồng phải tuân
theo các quy phạm bắt buộc của pháp luật. Ví dụ, điều khoản phạt trong hợp đồng nếu quy định
mức phạt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm thì sẽ bị tuyên bố vô hiệu do trái với quy định
của pháp luật thương mại Việt Nam.
Nội dung hợp đồng phải hợp pháp nghĩa là hợp đồng đó phải có các điều khoản chủ yếu
của hợp đồng. Điều khoản chủ yếu của hợp đồng, hay còn gọi là điều khoản cơ bản, điều khoản
luật định của hợp đồng, là những điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng, nếu thiếu một
trong các điều khoản đó thì hợp đồng không có giá trị pháp lý.
2.3.1.3. Điều kiện về hình thức của hợp đồng
Hình thức của hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật điều chỉnh hợp đồng.
Để hợp đồng kinh doanh quốc tế có hiệu lực nội dung của hợp đồng phải được xác lập dưới hình
thức được pháp luật điều chỉnh hợp đồng thừa nhận. Ví dụ, Luật thương mại Việt Nam năm 2005
không quy định hình thức thống nhất cho tất cả các hợp đồng thương mại, tùy vào tính chất của
từng loại hợp đồng mà luật này có thể quy định cụ thể. Chẳng hạn đối với luật hợp đồng mua bán
hàng hóa, có giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, đối với hợp đồng dịch
vụ logistics phải giao kết bằng văn bản. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế phải làm bằng văn bản hoặc bằng hình thức pháp lý tương đương (điều 27
khoản 2 luật thương mại Việt Nam năm 2005). Các hình thức pháp lý có giá trị pháp lý tương
đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, các thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ
bằng phương tiện điện tử Như vậy theo pháp luật Việt Nam các hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế được giao kết thông qua các phương tiện điện tử (email, hợp đồng ký kết trên website)
đều được coi là hợp đồng hợp pháp về mặt hình thức.

36
Công ước Viên 1980 cũng có quy định về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế như sau: Hợp đồng không cần phải lập thành văn bản và không bị chi phối bởi một điều
kiện nào về hình thức, các bên có thể chứng minh hợp đồng bằng mọi cách, kể cả bằng nhân
chứng.
2.3.1.4. Điều kiện về sự tự nguyện của các bên
Quyền tự do giao kết hợp đồng gắn liền với quyền tự định đoạt của các bên, một hợp
đồng chỉ có hiệu lực nếu nó là kết quả của sự thể hiện ý chí đích thực của các bên. Khi giao kết
hợp đồng, các bên hoàn toàn tự nguyện, không chịu áp lực từ người khác như áp lực từ đối tác,
áp lực từ bên thứ ba. Có rất nhiều cách tác động vào quyền tự định đoạt của các chủ thể, như là
đe dọa, cưỡng bức, lừa dối. Trong một số trường hợp đặc biệt, hợp đồng có thể bị vô hiệu do
nhầm lẫn.
2.3.2. Hợp đồng vô iệu và ậu quả p áp lý
Hợp đồng vô hiệu khi vi phạm một trong các điều kiện hiệu lực của hợp đồng. Có thể
phân chia thành hai loại vô hiệu của hợp đồng: Vô hiệu toàn phần và vô hiệu từng phần
2.3.2.1. Hợp đồng vô hiệu toàn phần
Hợp đồng vô hiệu toàn phần là toàn bộ hợp đồng không có hiệu lực dù các bên chưa thực
hiện, đang thực hiện hoặc đã được thực hiện xong. Hợp đồng vô hiệu toàn phần khi xảy ra một
trong các trường hợp sau:
- Hợp đồng vi phạm một trong các điều kiện hiệu lực của hợp đồng, cụ thể là chủ thể của hợp
đồng không hợp pháp, mục đích và nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc
trái đạo đức xã hội. các bên tham gia hợp đồng không hoàn toàn tự nguyện, hình thức của hợp
đồng không hợp pháp nếu pháp luật yêu cầu giao dịch phải được thể hiện bằng một hình thức cụ
thể nào đó.
- Hợp đồng được giao kết một cách giả tạo, tức là được xác lập nhằm che giấu một giao dịch
khác thì giao dịch giả đó bị vô hiệu, tuy nhiên giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực trừ phi nó bị
vô hiệu theo các quy định khác của pháp luật.
- Ngay từ thời điểm ký kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì lý do khách
quan. Trong trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng
có đối tượng không thể thực hiện được, nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã
giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải
biết về hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.
- Hợp đồng vô hiệu hóa do nhầm lẫn, khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội
dung của hợp đồng mà xác lập giao dịch thì bên nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội
dung hợp đồng, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu ra tòa án
tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội
dung của hợp đồng thì hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa.
- Hợp đồng chính bị vô hiệu kéo theo hợp đồng phụ vô hiệu khi có thỏa thuận trong hợp đồng
chính là hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính
Cơ quan giải quyết tranh chấp được quy định trong hợp đồng kinh doanh quốc tế có
quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu toàn bộ. Khi đó, hậu quả pháp lý cụ thể như sau:
- Hợp đồng vô hiệu toàn bộ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các
bên từ thời điểm xác lập.
- Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn
trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch hoa lợi, lợi tức
thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
- Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Cần chú ý là ngay cả khi hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ thì các điều khoản về trọng tài,
thẩm quyền và chọn luật áp dụng vẫn có hiệu lực.
2.3.2.2. Hợp đồng vô hiệu một phần
Những hợp đồng có một số điều khoản vi phạm điều cấm của pháp luật nhưng không ảnh
hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng thì bị coi là vô hiệu từng phần. Ngoài ra, có những
trường hợp, hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được, nhưng phần
còn lại của hợp đồng vẫn có thể thực hiện được thì phần còn lại này vẫn có giá trị pháp lý.
Hợp đồng ký quá phạm vi ủy quyền thì phần quá phạm vi ủy quyền bị vô hiệu, phần nằm
trong phạm vi ủy quyền vẫn có hiệu lực.
Hợp đồng còn bị voi là vô hiệu một phần khi một nội dung hay điều khoản của hợp đồng
trái pháp luật hay trái đạo đức xã hội còn những điều khoản khác hợp pháp thì vẫn có hiệu
lực.Khi hợp đồng bị vô hiệu từng phần thì các bên phải sửa đổi điều khoản trái pháp luật đó,
khôi phục quyền và lợi ích ban đầu bị xâm phạm do việc thực hiện điều khoản trái pháp luật này.
2.4. T ực iện ợp đồng kin doan quốc tế
2.4.1. Nguyên tắc t ực iện ợp đồng
2.4.1.1. Nguyên tắc thực hiện đúng ợp đồng
Các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ cam kết trong hợp đồng trên tinh thần hợp
tác, tôn trọng lợi ích của nhau. Thực hiện đúng hợp đồng có nghĩa là thực hiện đúng đối tượng,
chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, giá và phương thức thanh toán cũng như các thỏa
thuận khác. Hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiệp dợp đồng là việc làm
cần thiết và quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu và bảo đảm quyền lợi của các chủ thể hợp đồng.
Theo nguyên tắc này, các bên phải hợp tác chặt chẽ, thường xuyên theo dõi quá trình thực hiện

38
hợp đồng, giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn để thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các nghĩa vụ
đã cam kết. Ngay cả khi có tranh chấp xảy ra các bên phải chủ động tự thương lượng giải quyết.
Nguyên tắc này còn có ý nghĩa trong việc phòng ngừa, ngăn chặn các tranh chấp liên quan tới
hợp đồng kinh doanh quốc tế.
2.4.1.2. Nguyên tắc thực hiện một cách trung thực trên tinh thần hợp tác.
Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, đảm
bảo có lợi lẫn nhau, đây là nguyên tắc cần thiết nhằm đảm bảo nhu cầu và quyền lợi của các chủ
thể hợp đồng. Theo nguyên tắc này, các bên phải hợp tác chặt chẽ, thường xuyên theo dõi quá
trình thực hiện hợp đồng, giúp đỡ nhau khắc phục khó khăn để thực hiện đầy đủ nghiêm chỉnh
các nghĩa vụ đã cam kết. Ngay cả khi có tranh chấp xảy ra, các bên phải chủ động cùng nhau giải
quyết đồng thời phải ngăn ngừa và hạn chế tổn thất xảy ra cho các bên trong hợp đồng. Điều 1.7
của PICC quy định: "Các bên trong hợp đồng phải hành động phù hợp với nguyên tắc thiện chí
và trung thực trong các giao dich thương mại quốc tế. Các bên trong hợp đồng không được hạn
chế hay loại bỏ nghĩa vụ này".
2.4.1.3. Một số nguyên tắc khác
- Nguyên tắc áp dụng thói quen trong kinh doanh.
Một thói quen được xác lập giữa các bên trong hợp đồng sẽ ràng buộc các bên, trừ trường
hợp các bên đã loại trừ một cách rõ ràng việc áp dụng thới quen đó. Nói cách khác, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động kinh
doanh đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái
với quy định của pháp luật.
- Nguyên tắc áp dụng tập quán trong kinh doanh.
Trường hợp páp luật không có quy định, các bên không có thỏa thuận và không có thói
quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán kinh doanh. Điều kiện để áp dụng tập
quán, dù là tập quán quốc tế, quốc gia hay tập quán địa phương là tập quán đó phải phổ biến và
thường áp dụng giữa các bên trong ngành nghề kinh doanh có liên quan. Ngoài ra trong kinh
doanh quốc tế tránh áp dụng cá tập quán chỉ xuất phát từ những giao dịch trong nước. Chỉ có một
số trường hợp ngoại lệ, các taapjf quán này có nguồn goocs từ một quốc gia hoặc một địa
phương được áp dụng ngay cả khi các bên không dẫn chiếu đến. Đó là những tập quan tồn tại
trong các sàn giao dịch hàng hóa, các hội chợ triển lãm hoặc hải cảng nào đó sẽ được áp dụng
nếu chúng đã được thường xuyên tuân theo ngay cả đối với bên nước ngoài.
2.4.2. Ng ĩa vụ của các bên
2.4.2.1. Những ng ĩa vụ đƣợc quy định trong hợp đồng
Nội dung của hợp đồng là toàn bọ những thỏa thuận của các bên trong hợp đồng trong
đó, nội dung cơ bản nhất là những thảo thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên. Các bên càng
quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các bên bao nhiêu thì cơ hội tránh được tranh chấp
càng cao. Khi thực hiện hợp đồng các bên trước hết phải dựa vào hợp đồng để biết được các
nghĩa vụ của mình nhằm thực hiện đúng đầy đủ các nghĩa vụ đó.
2.4.2.2. Những ng ĩa vụ mặc địn đƣợc quy định trong luật áp dụng
Nghĩa vụ mặc định là những nghĩa vụ mà các bên không thỏa thuận rõ ràng trong hợp
đồng nhưng các bên buộc phải tuân thủ. Nghĩa vụ mặc định bắt nguồn từ bản chất và mục đích
của hợp đồng hoặc từ thói quen được thiết lập giữa các bên, từ tập quán, từ sự thiện chí, trung
thực, từ tính hợp lý và quan trọng nhất là từ những quy định của pháp luật điều chỉnh hợp đồng.
2.4.3. Trác n iệm do vi p ạm ợp đồng
Khi một hợp đồng kinh doanh quốc tế được cá lập có hiệu lực pháp luật, các bên có nghĩa
vụ phải thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận. Việc vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng kinh
doanh quốc tế (không thực hiện, thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ) sẽ dẫn
đến bên vi phạm phải chịu những hình thức trách nhiệm do háp luật quy định (hay còn gọi là chế
tài). Về bản chất, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh doanh quốc tế là dạng cụ thể của trách
nhiệm pháp lý phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế.
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh doanh quốc tế có những đặc điểm cơ bản là: (i)
Được áp dụng trên có sở hành vi vi phạm hợp đồng kinh doanh quốc tế có hiệu lực pháp luật, (ii)
Nội dung gắn liên với việc thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trách nhiệm về tài sản,
(iii) Do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng hoặc do bên bị vi phạm áp dụng trên cơ sở
những quy định của pháp luật.
2.4.3.1. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm
Với tính chất là một loại trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh
doanh quốc tế được áp dụng khi có những căn cứ do pháp luật quy định. Với mỗi hình thức chế
tài, căn cứ áp dụng có sự khác nhau nhất định, phụ thuộc vào tính chất và mục đích của hình thức
chế tài đó. Theo quy định của pháp luật các nước, các hình thức chế tài được áp dụng đối với vi
phạm hợp đồng khi có các căn cứ sau:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng
Hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ pháp lý để áp dụng đối với tất cả các hình thức chế
tài do vi phạm hợp đồng. Hành vi vi phạm hợp đồng kinh doanh quốc tế là cách xư xử của chủ
thể hợp đồng không phù hợp với các nghĩa vụ theo hợp đồng. Biểu hiện cụ thể của vi phạm hợp
đồng kinh doanh quốc tế là việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các
nghĩa vụ theo hợp đồng. Cần lưu ý, trong uan hệ hợp đồng kinh doanh quốc tế, các bên không

40
chỉ phải thực hiện những nghĩa vụ đã thảo thuận trong hợp đồng (ghi vào hợp đồng), những
nghĩa vụ trong văn bản riêng sau khi đã ký kết hợp đồng mà còn có thể phải thực hiện những
nghĩa vụ theo quy định của pháp luật (trong khoa học pháp lý thường gọi là nội dung thông
thường của hợp đồng). Vì vậy khi xem xết có hành vi vi phạm hợp đồng kinh doanh quốc tế hay
không cần căn cứ vào thỏa thuận của các bên và các quy định của pháp luật điều chỉnh cho hợp
đồng kinh doanh quốc tế.
- Có thiệt hại thực tế xảy ra
Thiệt hại vật chất thực tế do vi phạm hợp đồng kinh doanh quốc tế gây ra là căn cứ bắt
buộc phải có khi có áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. Đối với các hình thức chế tài khác, thiệt
hại thực tế có thể xem là tình tiết để xác định mức độ nặng nhẹ của chế tài được áp dụng. Thiệt
hại thực tế là những thiệt hài có thể tính toán được bằng con số cụ thể, tính toán được thành tiền
mà bên bị vi phạm hợp đồng phải gánh chịu (hàng hóa bị mất mát, dịch vụ kém chất lương, chi
phí ngăn chạn, hạn chế thiệt hại...)
Về nguyên tắc, bên bị vi phạm chỉ được bồi thường (và bên vi phạm chỉ có nghĩa vụ phải
bồi thường) những khoản thiệt hại trong phạm vi do pháp luật quy định. Đối với các hợp đồng
nói chung, các khoản thiệt hai do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng gây ra bao gồm: tổn thất về tài sản,
chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm
sút. Đối với hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế, các khoản thiệt hại do vi phạm hợp
đồng thường bao gồm: giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi
phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi
vi phạm. Nếu bên vi phạm chậm thanh toán tiền thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu trả tiền lãi
trên số tiến trả chậm. Lãi suất này có thể là lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời
điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, hoặc lãi suất trung bình cho vay ngắn hạn của
ngân hàng cho đồng tiền thanh toán của hợp đồng tại điaạ điểm và tại thời điểm việc thanh toán
phải thực hiện hoặc tỷ lệ lãi suất trung bình cho vay ngăng hạn của quốc gia có đồng tiền thanh
toán hoặc tỷ lệ lãi thích hợp được xác định bởi luật của quốc gia có đồng tiền thanh toán.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng với thiệt hại kinh tế
Mối quan hệ nhân quả được xác định khi hành vi hợp đồng vi phạm và thiệt hại thực tế
có mối liên hệ nội tại, tất yếu; hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Bên có
hành vi vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của
hành vi vi phạm hợp đồng. Trên thực tế, một hành vi vi phạm hợp đồng có thể gây ra nhiều
khoản thiệt hại và một khoản thiệt hại cũng có thể được sinh ra do nhiều hành vi vi phạm hợp
đồng. Trong khi đó, các chủ thể hợp đồng, đặc biệt là các chủ thể kinh doanh có thể cùng lúc
tham gia nhiều quan hệ hợp đồng khác nhau. Vì vậy, việc xác định chính xác mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế không phải bao giờ cũng dễ dàng; sẽ rất
dễ nhầm lẫn nếu chỉ dựa vào sự suy đoán chủ quan. Điều này đòi hỏi bên bị vi phạm đòi bồi
thường thiệt hại (cũng như các cơ quan tài phán khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại đối với
bên vi phạm) phải dựa trên những chứng cứ rõ ràng, xác thực và hợp pháp.
- Có lỗi của bên vi phạm
Trách nhiệm hợp đồng được áp dụng theo nguyên tắc lỗi suy đoán, theo đó mọi hành vi
không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ hợp đồng đều bị suy đoán là có lỗi (trừ
trường hợp bên vi phạm chứng minh được mình không có lỗi). Khi áp dụng chế tài đối với bên
vi phạm, bên bị vi phạm cũng như cơ quan tài phán không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên vi
phạm.
2.4.3.2. Các trƣờng hợp miễn trách nhiệm
Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh doanh quốc tế là việc bên vi phạm nghĩa vụ
theo hợp đồng kinh doanh quốc tế không phải chịu trách nhiệm các hình thức chế tài. Các bên
trong hợp đồng kinh doanh quốc tế có quyền thỏa thuận về giới hạn trách nhiệm và miễn nhiệm
trách nhiệm hợp đồng kinh doanh quốc tế trong những trương hợp cụ thể do các bên dự liệu khi
giao kết hợp đồng. Ngoài ra, việc miễn trách nhiệm hợp đồng còn được áp dụng theo các trường
hợp khác do pháp luật quy định. Thông thường, ngoài các trường hợp miễn nhiễm trách nhiệm
do các bên đã thỏa thuận, bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng kinh doanh quốc tế còn được miễn
trách nhiệm khi: (i) Xảy ra sự kiện bất khả kháng; (ii) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do
lỗi của bên kia; (iii) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng
2.4.3.3. Các hình thức trách nhiệm
Khi có đầy đủ căn cứ cấu thành trách nhiệm, bên vi phạm có thể áp dụng những hình
thức trách nhiệm (chế tài) sau để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình.Theo luật
thương mại Việt Nam năm 2005 đó là những chế tài sau: Buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi
phạm, buộc bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng,
hủy hợp đồng và các biện pháp khác do các bên thỏa thuận. CISG đưa ra các biện pháp sau mà
bên bị vi phạm có thể áp dụng đối với bên vi phạm: buộc thực hiện đúng hợp đồng, bồi thường
thiệt hại, hủy hợp đồng, giảm giá. PICC quy định về quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng, hủy hợp
đồng, bồi thường thiệt hại. Ngoài ra PICC cũng quy định về tiền bồi thường ấn định trước trong
hợp đồng, tiền phạt do tòa án quyết định (tương ứng với chế tài phạt trong pháp luật Việt Nam).
a. Buộc thực hiện đúng ợp đồng
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện
đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải

42
chịu chi phí phát sinh. Căn cứ để áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là: Có hành vi vi
phạm của bên vi phạm và có lỗi của bên vi phạm. Biểu hiện cụ thể của việc áp dụng chế tài buộc
thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng các nghĩa
vụ theo hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện (sữa chữa khuyết
tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ...) và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh. Những
trường hợp bên bị vi phạm và bên vi phạm thỏa thuận ra hạn thực hiện nghĩa vụ hoặc thỏa thuận
thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác không được coi là áp dụng đúng chế tài buộc thực hiện
đúng hợp đồng.
Khi áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có thể lựa chọn hoặc
yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc lựa chọn các biện pháp khác để hợp đồng
được thực hiện và bên vi phạm phải chịu các chi phí phát sinh. Chế tài buộc thực hiện đúng hợp
đồng cũng chính là biện pháp các bên sử dụng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công việc theo
đúng cam kết khi có sự chậm trễ thực hiện. Trường hợp bên vi phạm không thực hiện yêu cầu
thực hiện đúng hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ và các
hoạt động kinh doanh quốc tế khác theo đúng hợp đồng và bên vi phạm phải thanh toán khoản
chênh lệch.
b. Phạt vi phạm hợp đồng
Phạt vi phạm hợp đồng là hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng, theo đó bên vi phạm
hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm khoản tiền nhất định do pháp luật quy định hoặc do các
bên thỏa thuận trên cơ sở pháp luật (Điều 300 luật thương mại Việt Nam năm 2005). Các bên có
thể thỏa thuận một khoản tiền phạt là một số tiền tuyệt đối hoặc quy định theo tỷ lệ phần trăm
phần nghĩa vụ bị vi phạm. Chế tài phạt hợp đồng có mục đích chủ yếu là tác động vào ý thức của
các chủ thể hợp đồng nhằm giáo dục ý thức tôn trọng hợp đồng, phòng ngừa vi phạm hợp đồng.
Chế tài phạt chỉ được áp dùng ếu trong hợp đồng có thỏa thuận về việc áp dụng chế tài này. Mặt
khác, để áp dụng hình thức chế tài phạt hợp đồng, cần có hai căn cứ là: (i) có hành vi vi phạm
hợp đồng và (ii) có lỗi của bên vi phạm hợp đồng. Như vậy khi áp dụng chế tài phạt bên bị vi
phạm không phải chứng minh thiệt hại mà chỉ phải chứng minh rằng bên kia đã vi phạm hợp
đồng mà thôi. Ngay cả khi bên bị vi phạm không có thiệt hại, họ vẫn có quyền đòi tiền phạt đối
với các vi phạm của bên kia. Vì vậy, các bên thường áp dụng chế tài phạt với các vi phạm khó
tính toán và chứng minh thiệt hại như chậm thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ.
Mức tiền phạt vi phạm hợp đồng bị giới hạn bởi pháp luật (các bên có quyền thỏa thuận
về mức phạt nhưng không được vượt quá mức phạt mà pháp luật quy định). Ví dụ theo Luật
thương mại Việt Nam năm 2005, mức phạt đói với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức
phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị
phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
c, Bồi t ƣờng thiệt hại
Khác với phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại là hình thức chế tài được áp dụng
nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên vị vi phạm hợp đồng. Với mục
đích này, bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng khi có thiệt hại xảy ra. Nhìn chung, để áp dụng
trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải có các căn cứ: có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại
thực tế, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại, có lỗi của bên vi
phạm (không thuộc các trường hợp miễn trách nhiệ theo quy định của pháp luật).
Về nguyên tắc, bên vi phạm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bên bị vi phạm. Tuy
nhiên, các khoản bồi thường thiệt hại phải nằm trong phạm vi được pháp luật ghi nhận. Pháp
luật Việt Nam quy định bên bị vi phạm được đòi bồi thường các tổn thất mà mình phải gánh chịu
và khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ (hay còn gọi là lãi mất hưởng) là hậu quả của hành vi vi phạm hợp
đồng của bên kia (Điều 302 Luật thương mại Việt Nam năm 2005). CISG và PICC có quy định
tương tự (Điều 74 CISG, điều 7.4.2 PICC năm 2004).
Dù là loại thiệt hại nào thì bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất,
mức độ bồi thường tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi nhuận trực tiếp mà bên bị vi
phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng. Nhìn chung việc xác định và
chứng minh khoản lợi mất hưởng thường là dự đoán (vì trong thực tế đã bỏ lỡ lợi nhuận này),
nên việc xác định chính xác cũng rất khó khăn. Đặc biệt, thiệt hại tinh thần là những thiệt hại vô
hình, trừu tượng nên đặc biệt là khó tính toán và chứng minh.
Khi áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cần lưu ý mối quan hệ giữa phạt hợp đồng
và bồi thường thiệt hại. Với bản chất của hợp đồng, các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận
về các hình thức chế tài phù hợp với quy định của pháp luật. Các bên có quyền thỏa thuận về
việc bên vi phạm chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại
hoặc vừa phải phạt vi phạm hợp đồng, vừa phải bồi thường thiệt hại. Pháp luật Việt Nam quy
định trong trường hợp các bên của hợp đồng kinh doanh quốc tế không thỏa thuận phạt vi phạm
thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trường hợp các bên có thỏa thuận
phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt
hại.
d. Tạm ngừng, đìn c ỉ và hủy bỏ hợp đồng
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng kinh doanh quốc tế là hình thức chế tài theo đó một bên
tạm thời không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Khi hợp đồng kinh doanh quốc tế bị tạm ngừng
thực hiện thì hợp đồng vẫn có hiệu lực.

44
Đình chỉ thực hiện hợp đồng kinh doanh quốc tế là hình thức chế tài, theo đó một bên
chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng kinh doanh quốc tế. Khi hợp đồng kinh doanh quốc tế bị
đình chỉ thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các
bên không phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia
thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.
Hủy hợp đồng là hình thức chế tài, theo đó một bên chấm dứt nghĩa vụ hợp đồng và làm
cho hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Hủy bỏ hợp đồng có thể là hủy bỏ một
phần hoặc toàn bộ hợp đồng. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa
vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vân còn hiệu lực. Hủy toàn bộ hợp đồng là việc
bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng. Khi một
hợp đồng kinh doanh quốc tế bị hủy bỏ, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã
thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và giải
quyết tranh chấp. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình
theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ đều phải thực hiện đồng
thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả
bằng tiền.
Khác với hình thức chế tài khác, tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng là các hình
thức chế tài mà theo đó bên bị vi phạm hợp đồng áp dụng chế tài bằng cách không thực hiện
nghĩa vụ theo hợp đồng. Việc áp dụng các hình thức chế tài tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp
đồng được xem như sự tự vệ của bên bị vi phạm trước hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia.
Khi áp dụng các chế tài này, sự bất lợi mà bên vi phạm phải gánh chịu cơ bản thể hiện ở chỗ bên
vi phạm không được đáp ứng các quyền theo hợp đồng (do bên bị vi phạm không thực hiện các
nghĩa vụ tương xứng). Mặt khác, bên bị vi phạm khi áp dụng các chế tài này vẫn có quyền yêu
cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Về căn cứ áp dụng, trừ trường
hợp được miễn trách nhiệm hợp đồng, tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng với tính chất là
các hình thức chế tài, được áp dụng khi có các điều kiện:
- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ
hợp đồng;
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Công ước Viên năm 1980 (điều 64.1 và 49.1) quy định có hai trường hợp được hủy hợp
đồng
- Khi một bên có sự vi phạm cơ bản hợp đồng và khi một bên không thực hiện hợp đồng trong
thời gian đã được gia hạn thêm
Vi phạm cơ bản được định nghĩa là vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên
kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng (điều 3 khoản
13 luật thương mại Việt Nam năm 2005). Mục đích của hợp đồng là lợi ích hợp pháp mà các bên
mong muốn đạt được khi giao kết hợp đồng (Điều 118 BLDS Việt Nam năm 2015). Điều 25 của
CISG giải thích vi phạm cơ bản như sau: " Một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi
phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một
chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ khi bên vi phạm
hợp đồng không tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý trí minh mẫn cũng không thể tiên
liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự". Thông thường một sự vi phạm là cơ bản hay
không do tòa án hay trọng tài quyết định, đó thường là sự vi phạm những điều khoản quan trọng,
vi phạm mang tính chất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến lợi ích các bên.
Việc tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích các bên
đặc biệt là bên vi phạm hợp đồng. Vì vậy, về nguyên tắc chung bên bị vi phạm không đương
nhiên có quyền đơn phương tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng, nếu trong hợp đồng đã có
thỏa thuận vi phạm của bên kia là điều kiện tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng. Ngoài ra,
hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng có thể là những vi
phạm cơ bản hợp đồng.
2.5. Hợp đồng điện tử
2.5.1. K ái niệm ợp đồng điện tử
“Hợp đồng điện tử là sự gặp gỡ trên mạng viễn thông quốc tế giữa một lời đề nghị giao
kết hợp đồng thể hiện bằng phương tiện nghe nhìn và một lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng. Sự gặp gỡ này có thể được thể hiện tức thời nhờ sự trao đổi tương tác"(Olivier Iteanu -
đoàn luật sư Paris)
Theo Luật thống nhất về Giao dịch thông tin trên máy tính (UCITA) của Mỹ thì “Hợp
đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập toàn bộ hoặc một phần bằng các phương tiện điện tử bởi
hai hay nhiều bên”.
Luật Giao dịch điện tử Việt Nam năm 2005, Điều 33 thì định nghĩa "Hợp đồng điện tử là
hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Lật này" Trong đó,
"thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện
điện tử"
2.5.2. Đặc điểm của ợp đồng điện tử
a. Tính phi biên giới
Ưu thế và cũng là đặc điểm nổi bật của Internet là khả năng vượt biên giới của nó. Vì thế
các hợp đồng điện tử có thể được đàm phán, ký kết rất nhanh chóng cho dù các bên tham gia ở

46
khắp nơi trên thế giới. Chính vì không có sự cản trở của biên giới địa lý, các nhà cung cấp có thể
liên lạc một cách có hiệu quả với người mua thậm chí họ ở các nước với các ngôn ngữ và múi
giờ khác nhau.
b. Tính ảo
Khi kinh doanh bằng các phương tiện điện tử, các hợp đồng được lưu trữ dưới dạng dữ
liệu điện tử không thể cầm nắm được. Đặc điểm này là do thuộc tính số hóa của các dữ liệu điện
tử. Nó giúp cho doanh nghiệp thuận tiện trong việc lưu trữ, quản lý và tiết kiệm chi phí nhưng
cũng phát sinh một số vấn đề phức tạp vần có sự lưu ý đúng mức như vấn đề chữ ký của các bên,
vấn đề bản gốc, vấn đề căn cứ pháp lý...
c. Tính trung gian
Khác với hợp đồng thông thường, hợp đồng điện tử buộc phải có sự tham gia của bên thứ
ba, đó là các tổ chức chứng thực, các nhà cung cấp dịch vụ mạng, dịch vụ website Đặc điểm
này của hợp đồng điện tử khiến việc ứng dụng hợp đồng điện tử vào hoạt động kinh doanh, nhất
là kinh doanh quốc tế không hề đơn giản như việc giao kết hợp đồng truyền thống vì ít nhất nó
cuãng cần có có sở hạ tầng và các tổ chức trung gian.
d. Tính hiện đại, chính xác
Tính hiện đại thể hiện ở chỗ hợp đồng điện tử được giao kết dựa trên việc sử dụng cá
phương tiện kỹ thuật hiện đại; sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ đã mang lại những
công nghệ hiện đại như: công nghệ điện tử, kỹ thuật số, từ tính, quang học, điện tử, các công
nghệ truyền dẫn không dây Việc sử dụng những công nghệ này đem lại độ chính các cao cho
các giao dịch. Hợp đồng điện tử với tính hiện đại và chính xác như vậy sẽ là phương thức giao
dịch mới và hiệu quả trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
e. Tính rủi ro cao
Do việc ký kết hợp đồng điện tử được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử nên
rất nhiều trường hợp do lỗi mạng, lỗi kỹ thuật dẫn đến việc chậm trễ hoặ sai lệch thông tin trong
quá trình trao đổi dữ liệu điện tử. Mặt khác trong quá trình truyền gửi các thông điệp dữ liệu, có
thể xayra sự xâm nhập của virus, tin tặc dẫn đến thay đổi nội dung các thông điệp dữ liệu hoặc
lộ các thông tin cá nhân; hoặc các thông tin về đơi tư này bị bên thứ ba lấy cắp và sử dụng vào
mục đích khác, gây thiệt hại đến người tham gia giao dịch điện tử. Vì thế, so với việc giao dịch
bằng phương thức truyền thống thì việc giao dịch bằng hợp đồng điện tử, nhất là trong kinh
doanh quốc tế, các nhà kinh doanh có thể phải đối mặt với mức độ rủi ro cao hơn.
2.5.3. Một số vấn đề p áp lý cần lƣu ý về ợp đồng điện tử
2.5.3.1. Liên quan đến quy trình, thủ tục giao kết hợp đồng điện tử
Về nguyên tắc, quy trình, thủ tục giao kết hợp đồng điện tử cũng diễn ra như việc giao
kết hợp đồng thông thường. Điểm khác biệt là cách thức, phương tiện giao dịch, trao đổi thông
tin, thư từ, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Một số vấn đề
pháp lý sau cần phải lưu ý khi giao kết hợp đồng điện tử:
- Khó xác định chủ thể hợp đồng
Về mặt pháp lý thì chủ thể ký kết hợp đồng phải là các bên có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ. Nhưng khi ký kết hợp đồng điện tử thì các bên ký kết lại không cần gặp nhau, thậm chí
không hề biết nhau, vì thế gây khó khăn trong việc kiểm tra xem liệu khách hàng có đủ tuổi có
năng lực hành vi hay chưa. Rất nhiều rắc rối phát sinh khi khách hàng là vị thành niên. Nhưng
hợp đồng chỉ vô hiệu với vị thành niên và vị thành niên được miễn trách nhiệm nhưng người bán
sẽ chịu nhiều hậu quả pháp lý bất lợi do họ chỉ thu hồi được hàng hóa đã cung cấp cho đối tượng
là vi thành niên khi hàng hóa còn ở trong tay đối tượng người mua này.
Đa số các hợp đồng kinh doanh quốc tế truyền thống đều có thể dễ dàng xác định được
các chủ thể - các bên trực tiếp tham gia ký kết hợp đồng. Tuy nhiên đối với hợp đồng điện tử
việc ký kết có thể được thực hiện thông qua chủ thể khác. Với điều kiện kỹ thuật hiện nay, một
trong những khó khăn trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử là việc xác nhận thân nhân
của đối tác. Dù mỗi máy tính có một địa chỉ Internet nhưng địa chỉ này có thể được che giấu bởi
ký thuật giả mạo địa chỉ (fake IP). Như vậy, khi xảy ra sự cố thì rất khó xác định chính xác ai là
người vi phạm hợp đồng và việc quy trách nhiệm cho bên vi phạm sẽ phức tạp hơn rất nhiều so
với các hợp đồng truyền thống.
- Giao kết hợp đồng tự động
Thực tế có nhiều loại hợp đồng điện tử khác nhau như hợp đồng click-wrap, hợp đồng
browse-wrap, hợp đồng shrink-wrap, hợp đồng điện tử hình thành qua giao dịch tự động hợp
đồng điện tử hình thành qua thư điện tử. Về mặt kỹ thuật, quy trình thủ tục ký kết hợp đồng điện
tử có những điểm khác biệt với quy trình, thủ tục ký kết các hợp đồng truyền thống như chào
hàng và chấp nhận chào hàng đều thông qua các giao địch điện tử, chữ ký của các bên cũng
không thể hiện trên văn bản giấy tờ thông thường mà được thể hiện bằng chữ ký điện tử. Thao
tác ký kết hợp đồng điện tử có thể chỉ là một động tác nhấp chuột máy tính. Việc ký kết này có
thể dẫn đến tranh chấp vì các bên vi phạm có thể từ chối bồi thường với lý do hợp đồng chưa
được thành lập.
- Hiệu lực của chữ ký điện tử
Theo Luật mẫu về chữ ký điện tử của UNCITRAL "chữ ký điện tử là sữ liệu điện tử, gán
liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, xác lập sự chấp thuận của người ký đối
với nội dung thông điệp dữ liệu được ký"

48
Điều 21 luật Giao địch điện tử Việt Nam quy định: Chữ ký điện tử được tạo lập dưới
dạng từ, chữ, số , ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, có khả
năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội
dung thông điệp dữ liệu được ký"
Đặc điểm khác biệt giữa chữ ký điện tử và chữ ký truyền thống là chữ ký điện tử có thể
do chủ thể ký hoặc do các phương tiện điện tử ký. Chữ ký điện tử cũng có nhiều dạng khác nhau
như đánh máy tên vào dưới email, địa chỉ email hoặc chữ ký số được tạo ra bằng khóa công bí
mật và bản thân văn bản được ký. Chính sự phức tạp này tạo ra những tranh chấp liên quan đến
hiệu lực của chữ ký điện tử.
- Giá trị pháp lý (hiệu lực) của các điều khoản trong hợp đồng
Đối với hợp đồng điện tử thì quyền và nghĩa vụ của các bên được thể hiện qua các dữ
liệu điện tử dưới nhiều dạng khác nhau như các quảng cáo trên các trang web mà nhiều khi
không giống như nội dung của các điều khoản thông thường, các điều khoản của hợp đồng có thể
không xuất hiện trong một khung cuốn mà có thể chỉ có trong một hộp thoại đặt ở một vị trí nào
đó mà bên được chào có thể chưa nhận biết rõ ràng trước khi chấp nhận ký hợp đồng. Sau khi ký
hợp đồng bên được chào hàng mới phát hiện ra điều này và xem kỹ lại thì thấy mình có nguy cơ
bị thiệt hại. Những trường hợp như vậy hoàn toàn có thể làm phát sinh tranh chấp giữa các bên
ký kết.
2.5.3.2. Liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng
a. Khung pháp lý về hợp đồng điện tử còn khác nhau giữa các quốc gia
Mặc dù các quốc gia, nhất là các nước phát triển không ngừng hoàn thiện khung pháp lý
điều chỉnh hợp đồng điện tử nhưng trogn bối cảnh kinh doanh quốc tế hiện tại vẫn còn tồn tại
nhiều khác biệt giữa các quy định của các quốc gia vè hợp đồng điện tử, giá trị pháp lý của hợp
đồng điện tử... Điều này có thể dẫn đến mâu thuẫn, xung đột giữa các bên của hợ đồng. Ngoài ra,
còn có những vấn đề mới phát sinh từ hợp đồng điện tử mà páp luật chưa có quy định, rất dễ dẫn
đến tranh chấp.
b. Nhiều rủi ro liên quan đến khía cạnh kỹ thuật
Thông thường, đối với các hợp đồng kinh doanh quốc tế truyển thống thì tranh chấp phổ
biến phát sinh do các khía cạnh pháp lý. Song đối với các hợp đồng điện tử thì tranh chấp phát
sinh còn liên quan đến khía cạnh kỹ thuật. Ví dụ tình trạng hackers cố tình tấn công các mạng
máy tính hiện đang rất phổ biến, hay những trục trặc về mạng, về virus có thể làm việc thực hiện
hợp đồng điện tử bị cản trở, ảnh hưởng đến việc lưu giữ hợp đồng và các tài liệu của hợp đồng.
Vì thế, cần nắm vững các khía cạnh kỹ thuật của hợp đồng điện tử và có các phương tiện kỹ
thuật đủ tốt, các biện pháp phòng chống rủi ro đủ mạnh.
c, K ó k ăn trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử.
Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng điện tử có những nét đặc thù riêng như trong giai
đoạn thương lượng thì thường áp dụng nhiều phương pháp ý kiến chuyên gia vì khía cạnh kỹ
thuật ở lĩnh vực này thường liên quan nhiều đến kỹ thuật điện tử - viễn thông là lĩnh vực cần có
các chuyên gia giàu kinh nghiệm thì mới có thể tìm ra cách giải quyết mà các bên tin cậy. Trong
giai đoạn tố tụng thì việc giải quyết tranh chấp cũng đòi hỏi các thành viên hội đồng xét xử phải
có kiến thức chuyên môn nhất định về thương mại điện tử.
2.6. Một số loại ợp đồng quốc tế cơ bản
2.6.1. Hợp đồng mua bán àng óa quốc tế
2.6.1.1. Tổng quan về ợp đồng mua bán àng óa quốc tế
a. Địn ng ĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
* Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trước hết là một hợp đồng mua bán hàng hóa, có các định
nghĩa khác nhau như:
Theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa
thuận "theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua
và nhận thanh toán; người mua có nghĩa vụ thanh toán cho người bán, nhận hàng và quyền sở
hữu hàng hóa theo thỏa thuận" (Điều 3 khoản 8)
Tính chất của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
- Chủ thể của hợp đồng là những pháp nhân có quốc tịch khác nhau;
- Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng được dịch chuyển từ nước này sang nước khác
- Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là ngoại tệ đối với một bên hoặc cả hai bên ký kết hợp
đồng.
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (có hiệu lực từ 1/1/2006) không trực tiếp đưa ra
khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà chỉ quy định mua bán hàng hóa quốc tế
"được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tài
nhập và chuyển khẩu"
Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉ
đưa ra một tiêu chuẩn khẳng định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đó
là các bên ký kết hợp đồng có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau; không quan tâm đến vấn
đề quốc tịch của các bên khi xác định yếu tố quốc tế của hợp đồng.Tiêu chí về trụ sở thương mại
hiện nay trở thành một tiêu chí được áp dụng phổ biến, nhất là khi số lượng các quốc gia thành
viên của Công ước Viên ngày càng gia tăng.
* Tóm lại hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất quốc
tế (yếu tố nước ngoài).
b. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
50
Tính chất quốc tế của HĐMBHHQT thể hiện ở những đặc điểm sau:
- Chủ thể của HĐMBHHQT là các bên có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau hoặc có
quốc tịch khác nhau. Nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại thì sẽ tính đến trụ sở thương
mại có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng đó; Nếu
một bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ (Điều 10 Công
ước Viên)
- Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng thường được chuyển qua biên giới của một nước;
- Đồng tiền dùng để thanh toán giữa người bán và người mua thường là ngoại tế đối với một
trong hai bên;
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên xung quan việc ký kết và thực hiện hợp đồng thì cơ quan
đứng ra giải quyết tranh chấp có thể là trọng tài hoặc tòa án nước ngoài đối với một hoặc hai
bên;
- Luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mang tính chất phức tạp, đa dạng; có thể
sẽ được điều chỉnh bởi luật nước ngoài, tập quán quốc tế hoặc điều ước quốc tế và thậm chí cả án
lệ (tiền lệ xét xử).
c. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Điều ước quốc tế (International treaties)
- Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (United
Nations Convention on Contracts for International Sale of Goods, viết tắt là CISG), gồm 101
điều chia thành 4 phần với các nội dung chính sau:
 Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (điều 1 - điều 13) Phần này quy
định trường hợp nào CISG được áp dụng, đồng thời nêu rõ nguyên tắc trong việc áp dụng
CISG, nguyên tắc diễn giải các tuyên bố, hành vi và xử sự của các bên, nguyên tắc tự do về
hình thức của hợp đồng.
 Phần 2: Thành lập hợp đồng (trình tự, thủ tục ký kết đồng, điều 14 - điều 24)
Trong phần này, Công ước quy định chi tiết các vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình ký kết
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, từ chào hàng đến chấp nhận chào hàng, thời điểm hợp
đồng có hiệu lực...
 Phần 3: Mua bán hàng hóa (thực hiện hợp đồng) (điều 25 - điều 88) Phần này quy
định các vấn đề pháp lý trong quá trình thực hiện hợp đồng như quyền và nghĩa vụ của người
bán và người mua, trách nhiệm các bên khi không thực hiện đúng hợp đồng, vấn đề bồi thường
thiệt hại, hủy hợp đồng, miễn trách…
 Phần 4: Các quy định cuối cùng (điều 89 - điều 101) Phần này quy định về các
thủ tục để các quốc gia ký kết, phê chuẩn, gia nhập Công ước, các bảo lưu có thể áp dụng, thời
điểm công ước có hiệu lực và một số vấn đề thủ tục khác.
- Công ước Lahay năm 1955 về luật áp dụng đối với mua bán quốc tế các động sản hữu hình
Khác với Công ước Viên năm 1980 - một công ước thống nhất luật thực chất, công ước
Lahay năm 1955 là công ước thống nhất quy phạm xung đột. Theo công ước này hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế phải tuân thủ luật mà các bên lựa chọn. Nếu không có sự thỏa thuận thống
nhất về luật áp dụng của các bên thì luật nước nơi người bán có trụ sở kinh doanh vào lúc nhận
được đơn hàng sẽ được áp dụng, trừ các trường hợp ngoại lệ sau:
(i) khi đơn hàng được giao cho một chi nhánh của người bán thực hiện thì luật của nước nơi có
chi nhánh được áp dụng
(ii) khi đơn hàng được giao cho người bán hoặc hoặc đại lý của người bán ở nước người mua thì
luật của nước nơi người mua thường trú được áp dụng (Điều 3)
- Công ước Rome năm 1980 về luật áp dụng đối với các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.
Đây là một công ước được áp dụng rất rộng rãi tại các quốc gia châu Âu. Các quy định
của công ước được áp dụng đối với các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Theo công ước thì một
hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi luật do các bên lựa chọn. Sự lựa chọn này phải được thể hiện rõ
trong các điều khoản của hợp đồng hoặc theo hoàn cảnh của vụ việc. Các bên có thể lựa chọn
luật áp dụng đối với toàn bộ hoặc chỉ một phần của hợp đồng.
Trong trường hợp Luật áp dụng đối với hợp đồng không được lựa chọn thì hợp đồng sẽ
được điều chỉnh theo luật của nước có mối liên hệ mật thiết nhất với hợp đồng đang tranh chấp.
Nước có mối liên hệ mật thiết với hợp đồng đang tranh chấp được xác định theo nguyên tắc tại
Điều 4(2) của Công ước. Đó là nước có địa bàn kinh doanh chính của bên thực hiện nghĩa vụ
chính. Nghĩa vụ chính của hợp đồng là nghĩa vụ của một bên phải thực hiện để nhận được tiền
thanh toán. Ví dụ, nghĩa vụ chính của hợp đồng mua bán hàng hóa là nghĩa vụ giao hàng vì
người bán phải giao hàng thì mới nhận được tiền hàng.
Như vậy, nước có mối liên hệ mật thiết nhất với tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua
bán là nước người bán, tương tự, nước có mối liên hệ mật thiết nhất với tranh chấp liên quan đến
hợp đồng cung cấp dịch vụ là nước người cung cấp dịch vụ…
Luật quốc gia
Khi không có điều ước quốc tế hoặc có những điều ước quốc tế không đề cập hoặc đề cập
không đầy đủ những vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, các chủ thể có thể dựa vào luật pháp của một quốc gia nào đó để giải quyết vấn đề phát
sinh.
Luật quốc gia được hiểu là luật nước ngoài đối với ít nhất một trong hai bên. Việc lựa
chọn luật của nước nào hoàn toàn do chủ thể của hợp đồng thỏa thuận và quyết định. Tuy nhiên
trên thực tế, phụ thuộc vào "thế" của người đàm phán và đặc biệt là vào sự hiểu biết của mỗi bên
về luật của nước mà mình và bạn hàng sắp lựa chọn. Thông thường các bên muốn sử dụng luật

52
của nước mình làm nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Do vậy, nếu hai bên không nhân nhượng
nhau thì việc ký kết hợp đồng có thể bị cản trở. Trong trường này hai bên có thể chọn giải pháp
cùng chọn luật của một nước thứ ba. Ví dụ các bên lựa chọn luật Singapore làm luật điều chỉnh
hợp đồng trong trường hợp một doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với doanh nghiệp của
Châu Phi.
Tập quán thương mại quốc tế
Các tập quán được hình thành lâu đời trong các quan hệ thương mại quốc tế, khi được
các chủ thể ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chấp nhận sẽ trở thành nguồn luật điều
chỉnh đối với các hợp đồng giữa các chủ thể đó với nhau. Trong quan hệ mua bán quốc tế, tập
quán thương mại đóng một vai trò quan trọng vì khi có thể không được đề cập chính thức trong
các giao dịch nhưng trong thực tế khi có tranh chấp các tập quán thương mại vẫn được dẫn chiếu
để áp dụng.
Trong các tập quán thương mại quốc tế về mua bán hàng hóa thì được áp dụng rộng rãi
nhất là các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 1958-1980, 1990-2000-2010 do phòng
thương mại quốc tế ICC soạn thảo và ban hành; UCP 500 - 600 các quy tắc và thực hành thống
nhất về tín dụng chứng từ do ICC ban hành, quy tắc thống nhất về nhờ thu của ICC…
Khi áp dụng Incoterms cần chú ý là có tồn tại các tập quán khu vực, địa phương, là các tập quán
chỉ được áp dụng ở từng nước, từng khu vực hoặc từng cảng (cảng thương mại) ví dụ FOB của
Hoa Kỳ, FOB Anh… Cần lưu ý rằng các FOB địa phương này có nhiều điểm khác với FOB của
Incoterms.
Khi áp dụng tập quán thương mại quốc tế cần lưu ý các vấn đề sau:
- Khi có tập quán quốc tế và tập quán địa phương thì áp dụng tập quán quốc tế.
- Khi có tập quán quốc tế và tập quán riêng về một mặt hàng thì khi mua mặt hàng đó sẽ dùng
tập quán riêng để điều chỉnh.
Các tập quán thương mại quốc tế khi được dẫn chiếu vào hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế sẽ có hiệu lực bắt buộc áp dụng đối với các chủ thể.
2.6.1.2. Ng ĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
a.Ng ĩa vụ và trách nhiệm của ngƣời bán
Nghĩa vụ của người bán
- Nghĩa vụ giao hàng:
+ Giao hàng đúng đối tượng, đúng chất lượng
+ Giao hàng đúng địa điểm và thời gian
- Nghĩa vụ giao chứng từ kèm giao hàng:
- Nghĩa vụ chuyển giao và bảo đảm quyền sở hữu của hàng hóa
Trách nhiệm của người bán khi vi phạm hợp đồng
- Thực hiện thực sự (thực hiện đúng các quy định của hợp đồng)
- Bồi thường thiệt hại cho người mua
- Nộp phạt vi phạm
- Hợp đồng bị hủy
b. Ng ĩa vụ và trách nhiệm của ngƣời mua
Nghĩa vụ của người mua:
- Các nghĩa vụ liên quan đến việc nhận hàng hóa
+ Nghĩa vụ nhận hàng
+ Kiểm tra chất lượng hàng hóa
+ Thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa
+ Nghĩa vụ khi từ chối hàng
- Thanh toán tiền hàng
+ Thanh toán đầy đủ tiền hàng
+ Thanh toán đúng tại địa điểm đã quy định
+ Thanh toán theo đung thời hạn đã quy địn
Trách nhiệm của người mua khi vi phạm hợp đồng
- Bồi thường thiệt hại cho người bán
- Hợp đồng bị hủy
c. Vấn đề trách nhiệm sản phẩm trong mua bán hàng hóa quốc tế
Trách nhiệm sản phẩm là một vấn đề được cá nước (nhất là các nước phát triển) quan tâm
đặc biệt nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và tăng trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc
đưa sản phẩm của mình vào lưu thông trên thị trường. Trách nhiệm sản phẩm là khái niệm để chỉ
trách nhiệm của nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ (kể cả nhà xuất khẩu) liên quan đến việc
bồi thường thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe khi sản phẩm có khuyết tật. Khuyết tật
của sản phẩm gây thiệt hại cho người tiêu dùng là nguyên nhân của các vụ kiện về trách nhiệm
sản phẩm. Nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm về những chi phí do tổn hại về tài sản hoặc sức
khỏe khi sản phẩm mà anh ta cung cấp gây ra (không chỉ cho người sử dụng mà còn cả những
người thứ ba có liên quan). Để có cơ sở pháp lý cho việc quy kết trách nhiệm bồi thường thiệt
hại đối với nhà sản xuất, nhiều nước đã ban hành Luật về trách nhiệm sản phẩm.
* Các quy định cụ thể trong pháp luật của một số quốc gia:
a, Pháp luật trách nhiệm sản phẩm của Hoa Kỳ:
Một số nội dung chủ yếu của Luật Trách nhiệm sản phẩm của Hoa Kỳ
- Về khái niệm sản phẩm: Sản phẩm là một thuật ngữ khá rộng từ đồ ăn, đồ gia dụng, dụng cụ
làm bếp cho đến máy bay, vật liệu xây dựng và các máy móc công nghiệp khác. Theo quy định
của Luật Trách Nhiệm sản phẩm 1965, sản phẩm không được định nghĩa cụ thể nhưng được mở
rộng cả tới nông sản, kể cả nông sản chua qua chế biến (trường hợp nấm độc). Luật TNSP năm

54
1998 định nghĩa sản phẩm là những tài sản cá nhân hữu hình, bao gồm cả nguyên liệu chưa qua
chế biến.
- Về khuyết tật sản phẩm: Luật TNSP quy định 3 loại: khuyết tật do thiết kế, do sản xuất và do
cảnh báo không đầy đủ.
Khuyết tật do thiết kế là khuyết tật mà thiệt hại do nó gây ra có thể tránh hoặc được giảm
nhẹ bằng một mẫu thiết kế hợp lý khác. Theo đó, nhà sản xuất phải thiết kế sản phẩm an toàn đối
với mọi mục đích sử dụng có thể dự đoán trước được.
Khuyết tật do sản xuất là khuyết tật mà thiệt hại do nó gây ra có thể tránh hoặc được
giảm nhẹ nếu sản xuất bằng một cách hợp lý khác. Khuyết tật do sản xuất có thể phát sinh từ
việc lắp ráp nhầm thiết bị, lắp ráp thiếu bộ phận, các bộ phận lắp ráp bị biến dạng hoặc sử dụng
những nguyên liệu kém chất lượng hoặc có khuyết tật.
Ngoài ra, một sản phẩm không mắc bất kỳ lỗi kỹ thuật nào trong sản xuất hay thiết kế
vẫn có thể bị kiện khi nó gây tổn hại đến cho người tiêu dùng do các chỉ dẫn và cảnh báo đính
kèm với sản phẩm không đầy đủ, không rõ ràng hoặc quá phức tạp để hiểu rõ.
- Đối tượng áp dụng của Luật Trách nhiệm sản phẩm:
Là người sản xuất, người phân phối (bao gồm người bán buôn, bán lẻ và người nhập khẩu
sản phẩm…).
Các công ty nước ngoài không sản xuất, kinh doanh tại Hoa Kỳ nhưng chi nhánh của nó
phân phối các sản phẩm có khuyết tật tại Hoa Kỳ.
Ngoài ra còn có người trung gian - là người có đủ chuyên môn nghiệp vụ để cảnh báo
đầy đủ cho người sử dụng sản phẩm cuối cùng về sự nguy hiểm của sản phẩm và việc sản phẩm
có khuyết tật, nhưng họ không làm đúng nhiệm vụ của mình, khi đó người sản xuất, người bán
hàng… được miễn trách.
- Hậu quả pháp lý đối với hành vi vi phạm Luật TNSP của Hoa Kỳ
Hậu quả pháp lý đối với những hành vi vi phạm Luật TNSP gồm cấm tiêu dùng các sản
phẩm nếu các sản phẩm đó không có các tiêu chuẩn có tính khả thi để bảo vệ thỏa đáng công
chúng. Có hai chế tài sân sự chủ yếu áp dụng cho nhà sản xuất sản xuất sản phẩm có khuyết tật
là Chế tài bồi thường thiệt hại và chế tài phạt tiền.
Các cơ quan thực thi pháp luật về TNSP: Viện nghiên cứu luật của Hoa Kỳ, một số cơ
quan chính phủ liên bang có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như Ủy ban An toàn sản
phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC), cơ quan quản lý dược và thực phẩm (FDA), cơ quan bảo vệ
môi trường (EPA), Ủy ban thương mại liên bang (FTC)…
Pháp luật trách nhiệm sản phẩm của Nhật Bản
- Về sản phẩm: Khoản 1 Điều 2 luật TNSP quy định sản phẩm là những tài sản được sản xuất
hoặc chế biến có thể di chuyển được. Các tài sản bô hình như thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ,
bằng phát minh sáng chế, … không được coi là sản phẩm theo quy định của luật này. Những sản
phẩm của ngành nông lâm ngư nghiệp, khoáng sản … nếu không thông qua sản xuất hoặc chế
biến thì cũng không là đối tượng sản phậm chịu sự điều chỉnh của luật. Thuật ngữ "chế biến"
không bao gồm các hoạt động cắt, sấy khô hay ướp lạnh. Một số sản phẩm không chịu sự điều
chỉnh của Luật TNSP như sản phẩm đang sản xuất dở dang hay chưa hoàn thành, vật nuôi, dịch
vụ, thông tin, các chương trình ứng dụng phần mềm, bất động sản….
- Về khuyết tật sản phẩm: Khoản 2 Điều 2 Luật TNSP quy định khuyết tật là sự thiếu an toàn mà
một sản phẩm bình thường cần có, liên quan đến bản chất tự nhiên của sản phẩm, cách sử dụng
có thể của sản phẩm, thời gian mà người sản xuất hay người có liên quan phân phối sản phẩm, và
những trường hợp khác liên quan đến sản phẩm. Theo MITI (Bộ thương mại và công nghiệp
Nhật Bản) bản chất tự nhiên của sản phẩm được hiểu là tính hữu ích và hữu hiệu của sản phẩm,
tương quan giữa giá cả và mức độ an toàn của sản phẩm, khả năng gây nguy hiểm của sản phẩm
và tuổi thọ của sản phẩm.
- Đối tượng áp dụng: Bao gồm người sản xuất và người tương tự như người sản xuất.
Người sản xuất thành phẩm, chế biến nguyên liệu thô, người sản xuất bán thành phẩm là
những người tham gia vào sản xuất tiến hành chế biến làm biến đổi sản phẩm. Những đối tượng
này không phụ thuộc vào việc sản uất theo dây chuyền công nghiệp với uy mô lớn hay sản xuất
thủ công nhỏ lẻ, miễn sao có sản phẩm có khuyết tật bán cho người tiêu dùng và người tiêu dùng
bị thiệt hại thì họ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
Người tương tự người sản xuất là những người có sản phẩm mang tên mình, có thương
hiệu của mình, hay có bất cứ một dấu hiệu đặc trưng nào của mình thể hiện rằng mình là người
sản xuất ra sản phẩm.
2.6.1.3. Một số điều khoản cần lƣu ý k i giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
a) Điều khoản về tên hàng
b) Điều khoản về số/trọng lượng
c) Điều khoản về chất lượng
d) Điều khoản về giá cả và phương thức thanh toán
e) Điều khoản về đóng gói/bao bì
f) Điều khoản về giao hàng
g) Điều khoản về bảo hành
h) Điều khoản về hiệu lực của hợp đồng
i) Điều khoản ngôn ngữ sử dụng ưu tiên

56
j) Điều khoản về luật áp dụng và giải quyết tranh chấp
k) Một số điều khoản khác

2.6.2. Hợp đồng cung ứng dịc vụ quốc tế


2.6.2.1. Tổng quan về dịc vụ và ợp đồng cung ứng dịc vụ quốc tế.
a. Tổng quan về dịc vụ
Khái niệm dịch vụ
Dịch vụ là loại sản phẩm vô hình, phi vật chất và không thể lưu trữ được.
Định nghĩa này nêu lên ba đặc điểm cơ bản của dịch vụ:
- Thứ nhất, dịch vụ là một "sản phẩm", là kết quả của quá trình lao động và sản xuất nhằm thỏa
mãn một nhu cầu nào đó của con người.
- Thứ hai, dịch vụ là vô hình, phi vật chất. Dịch vụ không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất
dưới dạng những sản phẩm hữu hình nhưng chúng lại tạo ra giá trị thặng dư do có sự khai thác
sức lao động đa dạng trên các lĩnh vực như tài chính, vận tải, bảo hiểm, kiểm toán, kế toán, tư
vấn pháp lý…
- Thứ ba, dịch vụ là không thể lưu trữ được. Việc cung ứng dịch vụ và việc tiêu dùng, sử dụng
dịch vụ diễn ra đồng thời. Vì vây mua bán dịch vụ thể hiện sự tương tác rất cao giữa người bán
(người cung ứng dịch vụ) và người mua (người sử dụng dịch vụ).
Phân loại dịch vụ
- Căn cứ theo tính chất thương mại của dịch vụ, bao gồm:
+ Dịch vụ mang tính chất thương mại:là dịch vụ được thực hiện, được cung ứng nhằm mục đích
thu lợi nhuận và vì mục tiêu kinh doanh (dịch vụ môi giới,…)
+ Dịch vụ không mang tính chất thương mại: là những dịch vụ được cung ứng không nhằm mục
đích kinh doanh, không vì mục đích thu lợi nhuận (dịch vụ chăm sóc người già, người tàn tật…)
- Căn cứ vào mục tiêu của dịch vụ, chia thành 4 nhóm:
+ Dịch vụ phân phối: vận chuyển, lưu kho, bán buôn, bán lẻ, quảng cáo, môi giới…
+ Dịch vụ sản xuất: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, các dịch vụ về kỹ sư và kiến trúc công trình,,
dịch vụ kế toán, kiểm toán, dịch vụ pháp lý…
+ Dịch vụ xã hội: dịch vụ sức khỏe, y tế, giáo dục, dịch vụ vệ sinh, bưu điện, viễn thông, các
dịch vụ nghe nhìn và các dịch vụ xã hội khác…
+ Dịch vụ cá nhân: dịch vụ sửa chữa, khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ giải trí, dịch vụ văn hóa,
du lịch…
b. Tổng quan về ợp đồng cung ứng dịc vụ quốc tế
Khái niệm về hợp đồng cung ứng dịch vụ và hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ: Là thỏa thuận trong đó một bên (bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa
vụ thực hiện dịch vụ cho ột bên khác và nhận thanh toán, bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách
hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận
(Điều 3 khoản 9 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005)
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế: Pháp luật Việt Nam không đưa ra khái niệm hợp đồng
cung ứng dịch vụ quốc tế. Điều 75 Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định về quyền cung
ứng và sử dụng dịch vụ của thương nhân thông qua liệt kê các phương thức cung ứng dịch vụ
sau:
Điều 75 khoản 1: Trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, thương nhân có các quyền cung ứng dịch vụ
sau đây:
a) Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt
Nam;

c) Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước
ngoài;

d) Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ
nước ngoài;
Điều 75 khoản 2: Trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác, thương nhân có các quyền sử dụng dịch vụ
sau đây:
a) Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt
Nam;

c) Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài;
d) Sử dụng dịch vụ do người không trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước
ngoài;
Đặc điểm của hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế
- Chủ thể của hợp đồng thường là các cá nhân/ tổ chức có nơi cư trú/trụ sở thương mại tại các
quốc gia khác nhau. Cũng có trường hợp cả bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ đều tại
Việt Nam nhưng dịch vụ được cung ứng ở nước ngoài, như vây hợp đồng này cũng là hợp đồng
cung ứng dịch vụ quốc tế.
- Địa điểm cung ứng dịch vụ có thể là tại nước ngoài đối với một trong hai bên của hợp đồng
- Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với các bên của hợp đồng

58
- Luật áp dụng cho hợp đồng này có thể là luật nước ngoài đối với một trong hai bên của hợp
đồng, có thể là các điều ước quốc tế liên quan hoặc cá tập quán quốc tees trong lĩnh vực kinh
doanh tương ứng
- Cơ quan giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng có thể là tóa án nước ngoài, trọng tài
nước ngoài đối với các bên trong hợp đồng
Phân loại hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế
Theo cách phân loại các ngành dịch vụ của WTO:
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ kinh doanh (như dịch vụ máy tính, dịch vụ nghiên cứu và triển
khai (R&D), các dịch vụ cho thuê máy móc)
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ truyền thông (như dịch vụ bưu điện, các dịch vụ viễn thông, các
dịch vụ truyền thông)
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ xây dựng và kỹ sư công trình (dịch vụ thiets kế, dịch vụ xây dựng,
dịch vụ lắp đặt và lắp ráp)
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ phân phối (như dịch vụ đại lý, dịch vụ thương mại bán buôn, dịch
vụ cấp quyền kinh doanh)
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ giáo dục (dịch vụ giáo dục tiểu học, trung học, đại học ha các dịch
vụ giáo dục khác)
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ môi trường (dịch vụ thoát nước, vệ sinh, thu gom rác)
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ tài chính (dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngan hàng và dịch vụ tài
chính khác)
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ xã hội và liên quan đến sức khỏe (các dịch vụ bệnh viện, dịch vụ y
tế, dịch vụ xã hội)
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ du lịch và lữ hành (dịch vụ du lịch khách sạn và nhà hàng, dịch vụ
đại lý lữ hành, dịch vụ hướng dẫn tour, dịch vụ hướng dẫn du lịch)
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ văn hóa và giải trí (các dịch vụ giải trí, các dịch vụ đại lý bán
báojj, thư viện, lưu trữ, bảo tàng, thể thao)
- Hợp đồng cung ứng dịch vụ vận tải (các dịch vụ vận tải biển, vận tải thủy nội địa, dịch vụ vận
tải đường hàng không, vận tải vũ trụ, dịch vụ vận tải đường sắt, đường bộ, vận tải theo đường
ống dẫn, các dịch vụ phụ trợ cho tất cả các loại vận tải)
2.6.2.2. Giao kết và t ực iện ợp đồng cung ứng dịc vụ quốc tế
a. Nội dung của Hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế
- Điều khoản về dịch vụ và chất lượng dịch vụ
- Điều khoản về phương thức cung ứng dịch vụ
b. Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên
- Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
- Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ (khách hàng)
CÂU HỎI ÔN TẬP
1) Nêu khái niệm hợp đồng, hợp đồng kinh doanh quốc tế
2) Phân biệt hợp đồng kinh doanh quốc tế với hợp đồng kinh doanh trong nước.
3) Nêu các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng kinh doanh quốc tế. Luật quốc gia trở thành
nguồn luật điều chỉnh hợp đòng kinh doanh quốc tế trong trường hợp nào?
4) Tập quan thương mại quốc tế là gì? Tập quan thương mại quốc tế được áp dụng khi nào
và như thế nào cho hợp đồng kinh doanh quốc tế?
5) Sử dụng hợp đồng mẫu có những ưu và nhược điểm gì?
6) Nêu và phân tích một số xung đột pháp luật thường gạp trong quá trình giao kết hợp
đồng kinh doanh quốc tế
7) Nêu các điều kiện hiệu lực của hợp đồng. Cho ví dụ một sô trường hợp hợp đồng kinh
doanh quốc tế vô hiệu
8) Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu là gì?
9) Nêu điều kiện áp dụng và những chú ý khi áp dụng chế tài phạt vi phạm đối với hợp
đồng kinh doanh quốc tế
10) Chế tài nào được coi là nặng nề nhất đối với cac bên khi xảy ra vi phạm hợp đồng?
Điều kiện để áp dụng chế tài này là gì?
11) So sánh các chế tài: hủy hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, tạm ngừn thực hiện
hợp đồng theo quye định của Luật Thương mại Việt Nam năm 2005
12) Nêu và phân tích một số rủi ro pháp lý liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp
đồng điện tử.

60
CHƢƠNG 3. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG
KINH DOANH QUỐC TẾ

3.1. Tổng quan về giải quyết tran c ấp trong kin doan quốc tế
3.1.1.Khái niệm
Tranh chấp trong kinh doanh quốc tế là những bất đồng, mâu thuẫn về quyền lợi và
nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ phát sinh từ kinh doanh quốc tế được pháp luật điều chỉnh.
Các tranh chấp này thường rất đa dạng và phức tạp, có thể là tranh chấp giữa người xuất khẩu và
người nhập khẩu, giữa người nhập khẩu với người bảo hiểm, giữa người nhập khẩu với người
chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu, giữa người nhập khẩu hoặc xuất khẩu với bên trung
gian…
3.1.2. Đặc điểm của tran c ấp trong kin doan quốc tế
So với các tranh chấp phát sinh từ các hoạt động kinh doanh trong nước, các tranh chấp
phát sinh từ các hoạt động kinh doanh quốc tế thường có những sự khác biệt nhất định. Sự khác
biệt đó thể hiện ở các đặc điểm cơ bản dưới đây.
Tính chất của các tranh chấp trong kinh doanh quốc tế thường phức tạp hơn do không
giống như các tranh chấp giữa các doanh nghiệp trong nước, chủ thể của tranh chấp trong kinh
doanh quốc tế thường có trụ sở hoặc quốc tịch ở các nước khác nhau.
Trị giá tranh chấp thường lớn hơn. Trong thực tế mua bán hàng hóa, các hợp đồng kinh
doanh quốc tế thường có giá trị cao hơn nhiều so với trị giá của các hợp đồng kinh doanh trong
nước. Vì thế trị giá của tranh chấp trong kinh quốc tế thường lớn hơn dẫn đến việc giải quyết
nhiều khi cũng phức tạp hơn do các bên thường có tâm lý thận trọng hơn để tránh bị thua thiệt.
Thời gian xử lý thường kéo dài hơn do các bên thường ở các nước khác nhau và khác
nhau về ngôn ngữ, tập quán kinh doanh, văn hóa,… Việc biên dịch tài liệu, tìm hiểu phong tục,
tập quán, luật pháp của nước đối tác trong giải quyết tranh chấp khiến cho thời gian xử lý sẽ kéo
dài hơn so với việc xử lý một tranh chấp trong kinh doanh trong nước thông thường.
Cơ quan giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Cơ quan tài phán tham gia giải
quyết các tranh chấp trong kinh doanh quốc tế là tòa án thương mại hoặc trọng tài thương mại
được thành lập ở các nước bị đơn, nguyên đơn hoặc một nước thứ ba. Dù được thành lập ở đâu
thì các cơ quan này cũng là cơ quan tài phán nước ngoài đối với ít nhất một trong các bên tranh
chấp. Và như vậy, việc nghiên cứu luật tố tụng của nước tòa án hoặc quy tắc tố tụng của tổ chức
trọng tài có thẩm quyền bao giờ cũng là một thách thức lớn đối với bên tranh chấp không cùng
quốc tịch với cơ quan tài phán.
Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp phức tạp do phải áp dụng nhiều nguồn luật khác
nhau như luật quốc gia, tập quán quốc tế hay điều ước quốc tế. Điều này cho thấy so với giải
quyết tranh chấp trong kinh doanh trong nước, chỉ áp dụng luật pháp của một nước để giải quyết,
nguồn luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế phức tạp hơn rất
nhiều.
3.1.3. Các loại tran c ấp trong kin doan quốc tế
3.1.3.1.Các tran c ấp p át sin từ quan ệ ợp đồng mua bán àng óa quốc tế
a. Tranh c ấp liên quan đến quá trìn giao kết ợp đồng.
Khi các bên giao dịch áp dụng phương pháp đàm phán gián tiếp thông qua thư tín thì các
vấn đề pháp lý liên quan trở nên phức tạp hơn so với đàm phán giao dịch trực tiếp. Ví dụ như nội
dung và hiệu lực của đơn chào hàng, khi chấp nhận đơn chào hàng thì hợp đồng được coi như ký
kết tại địa điểm nào, vào thời điểm nào. Và khi luật pháp các bên liên quan có sự khác biệt cơ
ban về những vấn đề này thì sẽ rất dễ nảy sinh tranh chấp. Bên cạnh đó, tranh chấp còn có thể
phát sinh từ việc áp dụng hợp đồng mẫu trong đó có những điều khoản gây bất lợi cho bên không
được tham gia soạn thảo hợp đồng. Trong kinh doanh quốc tế còn phổ biến tranh chấp về việc
mâu thuẫn giữa các điều kiện giao dịch chung của các bên tham gia vào hợp đồng kinh doanh
quốc tế (battles of forms). Ví dụ người bán đưa ra chào hàng kèm theo điều kiện chung về bán
hàng của công ty mình trong khi đó người mua chấp nhận cũng lại kèm theo điều kiện chung về
mua hàng của doanh nghiệp mình và hai bên tranh chấp xem điều kiện chung của bên nào sẽ
được áp dụng.
b. Tran c ấp liên quan đến việc t ực iện ng ĩa vụ giao àng của ngƣời bán.
Những tranh chấp này thông thường hay xuất phát từ việc người bán giao hàng không
đúng số lượng hoặc không đúng chất lượng. Người bán sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng trong
trường hợp giao hàng thực tế ít hơn số lượng quy định trong hợp đồng, hay người mua cũng có
quyền từ chối phần dư ra khi người bán giao vượt quá số lượng quy định trong hợp đồng. Tuy
nhiên theo tập quán thương mại quốc tế trong trường hợp hàng hóa – đối tượng của hợp đồng là
các hàng đồng loại mà số lượng được xác định bằng các đơn vị đo trọng lượng, dung tích như
tấn, tạ, mét khối,..và hợp đồng quy định số lượng phỏng chừng thì người bán có quyền giao với
số lượng chênh lệch trong tỷ lệ dung sai quy định. Bên cạnh đó, hiện nay có rất nhiều tranh chấp
xảy ra trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế liên quan đến chất lượng như hàng hóa có
khuyết tật, hàng sai về xuất xứ,….Các mâu thuẫn này thường rất phức tạp do khó khăn trong xác
định lỗi của các bên liên quan, dẫn đến việc để giải quyết tranh chấp, trong nhiều trường hợp, cơ
quan giải quyết tranh chấp phải ra quyết định thực hiện giám định lại (giám định tư pháp). Tranh
chấp liên quan đến nghĩa vụ giao hàng của người bán đôi khi cũng có thể phát sinh do việc gửi,

62
giao chứng từ hàng hóa chậm hay thiếu giao thiếu chứng từ hàng hóa dẫn đến gây trở ngại cho
người mua trong việc nhận hàng, phân phối hàng hóa.
c. Tran c ấp p át sin do ngƣời bán k ông t ực iện ng ĩa vụ sau bán hàng.
Sau khi bán hàng cho người mua, người bán có thể vẫn phải thực hiện một số nghĩa vụ
như bảo hành, hướng dẫn sử dụng hàng hóa, vận hành máy móc, thiết bị,… Điều khoản liên
quan đến các vấn đề này rất quan trọng trong các hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị toàn bộ,
hàng điện tử, ô tô…. Những nghĩa vụ của người bán trong các điều khoản này có thể được quy
định cụ thể trong hợp đồng nhưng cũng có thể được quy định trong các điều ước quốc tế hoặc
luật có liên quan. Như vậy đối với những hợp đồng mua bán có quy định vấn đề bảo hành,
hướng dẫn sử dụng sau bán hàng mà người bán lại không thực hiện tốt các nghĩa vụ này thì
người mua có quyền yêu cầu người bán làm tròn nghĩa vụ để đảm bảo quyền lợi của mình, khi
đó sẽ khó tránh khỏi tranh chấp giữa các bên.Ngoài ra trong nhiều trường hợp, sau khi bán hàng,
người bán phải thực hiện các nghĩa vụ khác như chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, cung cấp
bao bì và kẻ kí mã hiệu,…. Tranh chấp giữa các bên có thể dễ phát sinh từ những khâu này khi
các bên thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
d. Tran c ấp p át sin liên quan đến việc t ực iện ng ĩa vụ của ngƣời mua.
Phần lớn các tranh chấp phát sinh liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của người mua
bắt nguồn từ việc không thực hiện đúng điều khoản thanh toán như trong hợp đồng của bên mua.
Chẳng hạn, trong trường hợp hợp đồng quy định thanh toán tiền hàng bằng phương thức tín dụng
chứng từ, việc người mua mở L/C là điều kiện tiên quyết để người bán thực hiện nghĩa vụ giao
hàng. Việc người mua không mở L/C, mở L/C không kịp thời, không đúng số tiền đã quy định
trong hợp đồng,….đều có thể dẫn đến việc phát sinh chi phí cho người bán như thuê kho bảo
quản, tái chế hàng hóa,… do người bán không thể giao hàng đúng như dự kiến. Những trường
hợp như vậy chắc chắn sẽ gây ra tranh chấp giữa các bên. Hay như trong trường hợp thanh toán
theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ thì nghĩa vụ của người mua là phải trả tiền hoặc chấp
nhận hối phiếu do người bán ký phát. Vì thế, nếu người mua chậm trả tiền hoặc không chấp nhận
hối phiếu sẽ dẫn đến tranh chấp giữa các bên do lợi ích của người bán bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, cùng với nghĩa vụ thanh toán tiền hàng người mua còn phải thực hiện nghĩa
vụ chủ yếu khác đó là tiếp nhận hàng hóa một cách kịp thời và đầy đủ. Mọi sự vi phạm nghĩa vụ
nhận hàng của người mua đều có thể gây tổn thất cho người bán. Chẳng hạn, trong trường hợp
bán hàng theo điều kiện FOB, sau khi đã nhận được thông báo của người bán là hàng đã sẵn sàng
để giao lên tàu thì người mua không được chậm trễ thuê và chỉ định tàu đến cảng nhận hàng quy
định. Mọi sự chậm trễ hay không thực hiện việc thuê và chỉ định tàu sẽ gây ra cho người bán các
thiệt hại như chi phí lưu kho, lưu bãi, bảo quản hàng hóa và các chi phí liên quan khác, và như
vậy, giữa các bên, tranh chấp có thể sẽ phát sinh.
3.1.3.2.Tran c ấp p át sin từ các ợp đồng vận c uyển àng óa quốc tế
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế cũng là một loại hợp đồng phổ biến trong kinh
doanh quốc tế. Các tranh chấp phát sinh từ loại hợp đồng này thường bao gồm:
a. Tran c ấp p át sin do ngƣời c uyên c ở vi p ạm ng ĩa vụ cung cấp tàu.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, người chuyên chở có thể có các hành vi vi phạm như
đưa tàu đến cảng bốc không đúng thời gian quy định, cung cấp tàu không đủ khả năng đi biển,
hoặc đã không cần mẫn hợp lý một cách thích đáng để làm tàu đủ khả năng đi biển trước lúc bắt
đầu hành trình,… những hành vi trên nếu gây thiệt hại cho người thuê chở thì sẽ dẫn đến tranh
chấp giữa các bên liên quan.
b. Tran c ấp p át sin do ngƣời c uyên c ở vi p ạm ng ĩa vụ đối với àng óa.
Trong trường hợp người chuyên chở đưa hàng đến cảng dỡ chậm hoặc là không đưa hàng
đến cho người nhận hàng; người chuyên chở giao hàng thiếu so với số lượng ghi trên vận đơn;
hoặc hàng hóa bị hư hỏng, giảm sút phẩm chất mà nguyên nhân gây ra thuộc lỗi của người
chuyên chở… tranh chấp sẽ xảy ra giữa người chuyên chở và thuê chở hay với chủ hàng hoặc
các bên có liên quan.
c. Tran c ấp do ngƣời t uê c ở vi p ạm ợp đồng.
Người thuê chở cũng có thể có những hành vi vi phạm hợp đồng dẫn đến tranh chấp như
người thuê chở vi phạm nghĩa vụ về cung cấp hàng không đúng thỏa thuận trong hợp đồng;
người thuê chở giao hàng không đúng thời gian, địa điểm đã quy định trong hợp đồng; người
thuê chở không thanh toán cước phí hoặc thanh toán chậm, hay thanh toán thiếu….
3.1.3.3.Tran c ấp p át sin trong bảo iểm àng óa quốc tế
Trong kinh doanh quốc tế các hợp đồng bảo hiểm hàng hóa quốc tế thường được ký kết
để phục vụ cho việc thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Theo hợp đồng bảo hiểm
hàng hóa thì bên mua bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm và người bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi
thường những thiệt hại mà người có quyền lợi bảo hiểm phải gánh chịu với điều kiện các thiệt
hại đó xảy ra do những rủi ro đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Tuy vậy, trên thực tế
khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa quốc tế có rất nhiều vấn đề nảy sinh dẫn đến tranh
chấp, các tranh chấp phổ biến thường bao gồm:
a. Tranh chấp do bên mua bảo hiểm không trả phí bảo hiểm theo thỏa thuận hoặc do bên
mua bảo hiểm không làm các thủ tục pháp lý cần thiết khi có tổn thất hàng hóa xảy ra.
Về nguyên tắc, việc trả phí bảo hiểm phải được thực hiện trước khi hợp đồng bảo hiểm
phát sinh hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, trong thực tế không ít

64
các trường hợp bên mua bảo hiểm lại không thực hiện đúng nghĩa vụ trả phí bảo hiểm, thậm chí
có trường hợp khi tổn thất đã xảy ra rồi bên có quyền lợi được bảo hiểm mới thanh toán phí.
Trong những trường hợp này việc bồi thường nhiều khi không thể thực hiện được nhưng phía
chủ hàng lại cho rằng quyền lợi của họ vẫn phải được đáp ứng, dẫn đến phát sinh tranh chấp.
Cũng có những trường hợp tranh chấp phát sinh do người mua bảo hiểm đã hoàn thành
trả phí bảo hiểm nhưng khi có tổn thất xảy ra, họ lại không thực hiện các nghĩa vụ cần thiết như
không tiến hành giám định tổn thất hàng hóa kịp thời, chủ hàng tự giám định mà không có sự
chứng kiến của cơ quan bảo hiểm, hoặc không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để hạn
chế các tổn thất xảy ra,… vì thế người bảo hiểm không bồi thường hoặc không bồi thường toàn
bộ các tổn thất xảy ra trong khi người có quyền lợi được bảo hiểm vẫn muốn đòi bồi thường toàn
bộ tổn thất.
b. Tranh chấp p át sin do ngƣời bảo hiểm không bồi t ƣờng c o ngƣời đƣợc bảo hiểm.
Theo quy định, khi hàng hóa có bảo hiểm bị tổn thất thì tùy mức độ tổn thất cụ thể, người
bảo hiểm phải bồi thường cho người có quyền lợi được bảo hiểm theo đúng hợp đồng. Nhưng
trên thực tế, khi hàng hóa bị tổn thất ở mức độ lớn người bảo hiểm lại lẩn tránh trách nhiệm
không chịu bồi thường dẫn đến phát sinh tranh chấp giữa các bên.
3.1.3.4.Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng đầu tƣ quốc tế
Hợp đồng đầu tư quốc tế là một trong những hợp đồng phổ biến trong kinh doanh quốc
tế. Trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng này cũng có thể phát sinh tranh
chấp giữa các bên liên quan. Các tranh chấp này thường bao gồm:
a. Tranh chấp phát sinh giữa bên Việt Nam và bên nƣớc ngoài trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Các tranh chấp này thường phát sinh phổ biến nhất trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh liên quan đến việc quản lý, điều hành doanh nghiệp, phân chia lợi nhuận,….Ngoài ra
các tranh chấp này cũng thường phát sinh trong quá trình thành lập, giải thể doanh nghiệp hoặc
thanh lý hợp đồng giữa các bên.
b. Tranh chấp giữa n à đầu tƣ nƣớc ngoài với cơ quan quản lý n à nƣớc Việt Nam liên
quan đến hoạt động đầu tƣ trên lãn t ổ Việt Nam.
Các tranh chấp này thường phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đầu tư hoặc khi các
cơ quan nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng kiểm tra các hoạt động của nhà đầu tư nước
ngoài. Thực tế cho thấy các tranh chấp tương đối phổ biến xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác
nhau như nhà đầu tư không thực hiện đúng các nghĩa vụ, không chấp hành yêu cầu của các cơ
quan hữu quan, hay cơ quan quản lý Nhà nước gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài khi họ
thực hiện đúng chức năng , nhiệm vụ đã được ghi trong giấy phép đầu tư.
3.1.4. Các p ƣơng t ức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế
Trong kinh doanh quốc tế, nhìn chung các nhà kinh doanh thường luôn cố gắng tránh
hoặc hạn chế việc vi phạm các cam kết trong hợp đồng kinh doanh quốc tế để giữ uy tín trong
kinh doanh – một yếu tố quan trọng giúp họ có thể đạt được mục tiêu cao nhất của mình là lợi
nhuận. Tuy nhiên, đôi khi do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan các tranh chấp
giữa các bên giao kết hợp đồng là khó tránh khỏi. Giải quyết tranh chấp phát sinh từ các hợp
đồng kinh doanh quốc tế, hiểu một cách khái quát nhất, là cách thức, phương pháp và các hoạt
động có liên quan khác để khắc phục các tranh chấp đã phát sinh, qua đó khôi phục lại tình trạng
ban đầu như trước khi có tranh chấp xảy ra để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Về
mặt pháp lý, cách thức, phương pháp và hoạt động đó phải được luật pháp thừa nhận.
Các tranh chấp phát sinh trong kinh doanh quốc tế thường chia thành hai giai đoạn: giai
đoạn tiền khởi kiện và giai đoạn khởi kiện. Trong đó, giai đoạn tiền khởi kiện, các bên tranh
chấp chỉ áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp không mang tính tài phán. Giai đoạn
khởi kiện là giai đoạn tiếp sau, ở giai đoạn này các bên trong tranh chấp nhờ đến các cơ quan tài
pháp như tòa án hoặc trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp.
3.1.4.1.Giai đoạn giải quyết tranh chấp không mang tính tài phán
Khi phát sinh tranh chấp các bên thường có tâm lý muốn giữ kín những vụ việc, không
cho các bên thứ ba biết nhằm đảm bảo bí mật kinh doanh và uy tín. Vì vậy, khi lỡ để tranh chấp
phát sinh trong quan hệ mua bán trước tiên các bên đều muốn cùng nhau bàn bạc để tìm cách
giải quyết. Trong một số trường hợp khi cần thiết, các bên có thể thông qua một bên thứ ba am
hiểu về các lĩnh vực kinh doanh quốc tế , luật pháp,…đứng ra làm trung gian hòa giải. Một trong
những vấn đề cần chú ý trong giai đoạn tiền khởi kiện là các bên tranh chấp phải căn cứ vào các
tình tiết cụ thể của vụ việc để quyết định nên lựa chọn hình thức nào cho phù hợp.
3.1.4.2.Giai đoạn giải quyết tranh chấp bằng các cơ quan tài p án
Sau giai đoạn tiền khởi kiện, nếu yêu cầu của bên bị vi phạm không được thỏa mãn thì họ
có thể xem xét việc đưa vụ việc ra xét xử tại các cơ quan tài phán có thẩm quyền. Tuy nhiên
trước khi quyết định đưa vụ việc ra giải quyết tại các cơ quan tài phán, bên bị vi phạm cần cân
nhắc kỹ lưỡng một số vấn đề sau:
a. Việc đi kiện có lợi ơn ay k ông?
Để đảm bảo hiệu quả khi đi kiện cần cân nhắc tới hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của
việc khởi kiện. Hiệu quả kinh tế của việc khởi kiện chủ yếu thể hiện ở kết quả đi kiện, trong khi
đó, hiệu quả xã hội của việc đi kiện thể hiện ở chỗ sau khi đi kiện liệu uy tín của doanh nghiệp
có được đảm bảo hay không, quan hệ bạn hàng có duy trì được hay không.
b. Nên lựa chọn cơ quan tài p án nào?

66
Khi lựa chọn cơ quan xét xử cần lưu ý tới các ưu, nhược điểm của từng cơ quan tài phán
(ví dụ: trọng tài có ưu điểm là xử lý nhanh gọn nhưng phán quyết cuối cùng có tính cưỡng chế
không cao). Phải tùy từng vụ việc mà lựa chọn cơ quan xét xử cho thích hợp để vừa có thể bảo
đảm việc xét xử nhanh chóng mà quyết định của cơ quan xét xử lại vừa có thể được đảm bảo
thực hiện.
c. Thời hiệu khởi kiện còn ay đã ết?
Thời hiệu khởi kiện là một khoảng thời gian nhất định do pháp luật quy định để bên bị vi
phạm khởi kiện ra các cơ quan xét xử có thẩm quyền. Nếu bỏ quá thời hiệu khởi kiện thì bên bị
vi phạm sẽ mất quyền khởi kiện. Thời hiệu này thường được quy định trong luật điều chỉnh hợp
đồng hoặc trong luật tố tụng của nước tòa án có thẩm quyền xét xử vụ việc hay trong một số các
điều ước quốc tế có liên quan.
d. Hồ sơ khởi kiện có đầy đủ hay không?
Để chứng minh sự vi phạm hợp đồng của đối phương cũng như những thiệt hại mà mình
phải gánh chịu, bên đi kiện phải có đủ hồ sơ cần thiết. Hồ sơ kiện thông thường bao gồm có đơn
kiện và các chứng từ khác đi kèm làm bằng chứng như hợp đồng, vận đơn, các loại biên bản
giám định tổn thất…
3.2.Các p ƣơng t ức giải quyết tranh chấp không mang tính tài phán
3.2.1.T ƣơng lƣợng trực tiếp giữa các bên (khiếu nại)
3.2.1.1.Khái niệm
Giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng trực tiếp là việc các bên đương sự cùng
nhau trao đổi, bàn bạc, nhân nhượng để giải quyết bất đồng và mâu thuẫn đã phát sinh mà không
có sự tham gia của bên không có liên quan đến tranh chấp.
Trong kinh doanh quốc tế, khiếu nại là việc làm bình thường và rất cần thiết khi quyền
lợi của một bên bị vi phạm. Ở nhiều nước khiếu nại được coi là bước đầu và thường bắt buộc
trước khi đi kiện trước tòa án hoặc trọng tài thương mại.
3.2.1.2.Đặc điểm
Đối với phương thức khiếu nại, các bên chủ động gặp gỡ, trao đổi về những tranh chấp
phát sinh trong quan hệ hợp đồng mà khôngcần tới sự can thiệp của bên thứ ba. Hiệu quả pháp lý
của hoạt động khiếu nại là thỏa mãn hay không thỏa mãn yêu cầu của bên khiếu nại, do đó kết
quả thương lượng phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của các bên.
Kỹ năng thương lượng trong phương thức thương lượng trực tiếp giống với kỹ năng đàm
phán, các bên sẽ cố gắng thuyết phục đối phương để có thể đạt được mục đích của mình. Nói
cách khác, khiếu nại làbiểu hiện rõ rệt nhất của tự do thoả thuận và tự do định đoạt của các bên
trong quan hệ hợp đồng.
Về mặt kinh tế, khiếu nại là phương pháp giải quyết tranh chấp vừa tiết kiệm thời gian,
vừa đỡ tốn chi phí, bởi vì việc giải quyết giữa các bên liên quan không nhất thiết phải tuân thủ
những thủ tục cứng nhắc như cơ quan tài phán quy định và cũng không phải trả bất cứ một khoản
phí nào cho người thứ ba, không phải đi lại nhiều lần. Về hậu quả pháp lý, việc giải quyết tranh
chấp bằng khiếu nại thường mang lại kết quả chính xác hơn vì hơn ai hết các bên tranh chấp là
những người hiểu rõ tình tiết vụ việc nhất nên dễ dàng thỏa mãn những yêu cầu của nhau. Mặt
khác, thông qua thương lượng trực tiếp các bên có thể hiểu nhau hơn, qua đó có thể làm cho
quan hệ kinh doanh phát triển hơn.Do vậy, khiếu nại và giải quyết khiếu nại kịp thời vừa bảo vệ
được quyền lợi của các bên, vừa giữ được uy tín kinh doanh với nhau trong giao dịch.
Tuy nhiên, muốn tiến hành khiếu nại có kết quả tốt bên khiếu nại phải đảm bảo một số
yêu cầu cơ bản như phải xác định đúng bên bị khiếu nại, trên cơ sở đó bên khiếu nại sẽ phải quan
tâm tới các vấn đề: căn cứ khiếu nại, thể thức và hồ sơ khiếu nại, thời hạn khiếu nại và cách giải
quyết cụ thể với bên bị khiếu nại.
3.2.1.3.Các thủ tục pháp lý liên quan
a.Căn cứ khiếu nại
Căn cứ khiếu nại chính là cơ sở pháp lý để ràng buộc trách nhiệm của bên vi phạm.
Trong kinh doanh quốc tế, bên khiếu nại cần phải dựa vào các căn cứ pháp lý sau:
Hợp đồng và/ hoặc các thỏa thuận có liên quan. Đây là căn cứ đầu tiên và cũng là căn cứ
quan trọng nhất vì về mặt pháp lý, hợp đồng được coi là “luật” cao nhất đối với các bên liên
quan.
Nguồn luật liên quan điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong các hợp đồng kinh
doanh quốc tế. Không phải trong mọi trường hợp, hợp đồng đều chứa đựng hết các quyền lợi và
nghĩa vụ của các bên liên quan, vì thế khi xác định quyền và nghĩa vụ các bên cũng như xác định
các bên có vi phạm hợp đồng hay không, người ta còn phải căn cứ vào các nguồn luật liên quan
điều chỉnh hợp đồng. Trong hoạt động kinh doanh quốc tế, đó có thể là các điều ước quốc tế về
ngoại thương, hàng hải, bảo hiểm hay là luật của một quốc gia hoặc là các tập quán quốc tế.
b.Thể thức và hồ sơ k iếu nại
Trong kinh doanh quốc tế, luật các nước đều quy định rằng việc khiếu nại phải được thực
hiện bằng văn bản. Phần lớn luật các nước quy định đơn khiếu nại phải có nội dung tối thiểu là:
- Tên và địa chỉ của bên khiếu nại và bên bị khiếu nại;
- Số hiệu của hợp đồng;
- Nội dung khiếu nại;
- Lý do khiếu nại;
- Yêu sách cụ thể của bên khiếu nại.

68
Kèm theo đơn khiếu nại còn có hợp đồng và các phụ kiện của hợp đồng (thư từ, điện tín
trao đổi giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng); các loại biên bản có liên quan như vận
đơn, biên bản giám định phẩm chất,…
c.Thời hạn khiếu nại
Thời hạn khiếu nại là một khoảng thời gian nhất định dành cho bên có quyền lợi bị vi
phạm tiến hành khiếu nại bên vi phạm, khi bỏ quá thời hạn này thì bên bị vi phạm sẽ mất quyền
khiếu nại.
Thời hạn khiếu nại được chia làm hai loại: thời hạn khiếu nại luật định và thời hạn khiếu
nại quy ước. Trong đó, thời hạn khiếu nại luật định là thời hạn khiếu nại đã được quy định trong
luật điều chỉnh hợp đồng, các bên buộc phải tuân theo (ví dụ: Điều 39 Công ước Viên năm 1980
quy định thời hạn khiếu nại về hàng không phù hợp là 2 năm kể từ ngày hàng đã thực sự được
giao cho người mua).
Thời hạn khiếu nại quy ước là thời hạn khiếu nại do các bên ký kết thỏa thuận trong hợp
đồng, thời hạn này thường ngắn hơn thời hạn khiếu nại luật định.
d.Cách giải quyết khiếu nại
Trong đơn khiếu nại, bên khiếu nại phải đưa ra cách giải quyết khiếu nại đối với bên bị
khiếu nại. Tùy theo nội dung khiếu nại trong mỗi trường hợp mà có các cách giải quyết khác
nhau.
Ngoài ra, trong đơn khiếu nại cũng cần quy định thời hạn giải quyết khiếu nại. Thời hạn
này cũng có thể được quy định trước trong hợp đồng.
3.2.2.Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải
3.2.2.1.Khái niệm
Hoà giải là phương pháp giải quyết tranh chấp giữa các bên thông qua người thứ ba gọi
(có thể là cá nhân hoặc tổ chức – gọi là hòa giải viên) với vai trò trung gian hỗ trợ các bên
nhằm tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết bất đồng, mâu thuẫn phát sinh
giữa các bên.
3.2.2.2. Đặc điểm
Hòa giải có khả năng mang lại cho các bên tranh chấp một phương án giải quyết hợp lý,
hợp tình. Tuy nhiên phương pháp này không mang tính bắt buộc mà chỉ có tính chất tùy ý, tự
nguyện, hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn và thiện chí của các bên trong giải quyết tranh
chấp.
Phương pháp hòa giải còn có một đặc điểm quan trọng nữa đó là phương pháp giải quyết
kín ,không công khai. Hội nghị hòa giải cũng như các cuộc gặp gỡ riêng giữa hòa giải viên với
mỗi bên đều được giữ kín, các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp cũng không được tiết lộ.
Nhìn chung, hòa giải là phương pháp giải quyết tranh chấp nhanh, tiết kiệm chi phí. Cũng
giống như thương lượng, các bên tranh chấp hoàn toàn chủ động tham gia giải quyết tranh chấp
nhưng khác ở chỗ là thông qua người thứ ba làm trung gian giúp đỡ tìm kiếm giải pháp giải
quyết tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa giải không làm mất đi quyền
của các bên đưa vụ việc ra trước tòa án hoặc trọng tài khi hòa giải không thành.
3.2.2.3. Quy trình hòa giải
a. Đề xuất hòa giải
Theo nguyên tắc hòa giải của Phòng thương mại quốc tế, khi có tranh chấp xảy ra, một
bên căn cứ vào điều khoản về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng kinh doanh quốc tế hoặc theo
tập quán gửi đơn đề nghị hòa giải tới tòa án trọng tài. Ban thư ký của Tòa án trọng tài sẽ chuyển
lời đề nghị đó cho phía bên kia trong hợp đồng. Quá trình hòa giải chỉ thực sự bắt đầu khi các
bên đều đồng ý tham gia hòa giải.
b. Chọn hòa giải viên
Sau khi các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trình tự hòa giải các bên sẽ tiến
hành lựa chọn hòa giải viên. Các bên thường lựa chọn một hòa giải viên duy nhất. Trong trường
hợp các bên không thỏa thuận lựa chọn được hòa giải viên thì ban thư ký của Tòa án trọng tài sẽ
chỉ định người hòa giải.
c. Tiến hành hòa giải
Công việc hòa giải được bắt đầu bằng cuộc gặp giữa các bên với hòa giải viên. Các buổi
họp riêng giữa các bên với hòa giải viên cũng như hội nghị hòa giải, nếu có, sẽ diễn ra hoàn toàn
kín, không công khai, do vậy hòa giải viên sẽ thống nhất với các bên về thành phần tham dự các
buổi họp.
Tại hội nghị hòa giải đầu tiên có mặt đầy đủ các bên tranh chấp, hòa giải viên sẽ giải
thích vai trò của người hòa giải, vấn đề giữ bí mật các thông tin và các bước tiến hành. Sau đó
các bên sẽ trình bày lý lẽ của mình về nội dung vụ việc. Sau cuộc gặp gỡ chung giữa các bên,
nếu chưa giải quyết được vấn đề đang tranh chấp, hòa giải viên sẽ tiến hành trao đổi riêng với
từng bên để tìm hiểu những vấn đề liên quan mà các bên chưa đề cập đến hoặc chưa làm rõ và
xác định được. Trên cơ sở cân nhắc toàn bộ nội dung vụ việc, hòa giải viên đưa ra các phương án
giải quyết vấn đề để các bên lựa chọn sao cho hợp lý nhất.
d. Kết thúc hòa giải
Khi các bên thống nhất lựa chọn một phương án hòa giải hoặc một trong các bên quyết
định không tham gia hòa giải, hay chính hòa giải viên nhận thấy việc hòa giải không mang lại
kết quả thì quá trình hòa giải kết thúc. Trường hợp hòa giải thành công thì phương án hòa giải sẽ

70
được làm thành văn bản, có chữ ký xác nhận của các bên liên quan và sẽ ràng buộc trách nhiệm
của các bên.
3.3.Các p ƣơng t ức giải quyết tranh chấp mang tính tài phán
3.3.1.Giải quyết tranh chấp bằng tòa án
3.3.1.1.Khái niệm tòa án và hệ thống tòa án.
Giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp thông
qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán
quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế.
Ở các nước thực hiện nền kinh tế thị trường, bên cạnh tổ chức trọng tài thương mại, còn
có tòa án thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh quốc tế. Một số
nước giao thẩm quyền xét xử các tranh chấp trong kinh doanh quốc tế cho tòa án thường như
Mỹ, Nhật, Thái Lan,…, còn một số nước khác như Pháp, Đức… thì giao cho các tòa án thương
mại với tư cách là một tòa chuyên trách trong hệ thống các cơ quan tư pháp.
Tổ chức tòa án thương mại ở mỗi nước có sự khác nhau. Ví dụ như ở Pháp, tòa án thương
mại được thành lập theo mô hình một tòa chuyên trách độc lập với tòa án thường và chỉ xét xử
sơ thẩm. Nếu các phán quyết của Tòa án thương mại bị kháng án thì sẽ đưa ra xét xử theo trình
tự phúc thẩm như các vụ việc dân sự.
Điểm giống nhau trong tổ chức tòa án thương mại ở các nước có nền kinh tế thị trường
phát triển là nó chỉ thành lập ở cấp sơ thẩm, không tổ chức thành tòa án độc lập để thực hiện theo
nguyên tắc hai cấp xét xử.
Tại Việt Nam, tòa kinh tế không được thành lập thành các tòa độc lập mà được tổ chức
theo mô hình các tòa chuyên trách (trong hệ thống tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố đến tòa án
nhân dân tối cao có các tòa chuyên trách như tòa hình sự, tòa dân sự, tòa hành chính, tòa kinh tế,
…). Việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh quốc tế tại tòa án ở Việt Nam có trình tự và
thủ tục giải quyết giống như trình tự và thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự.
3.3.1.2.Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp bằng tòa án
a. Nguyên tắc “quyền quyết định và tự địn đoạt của đƣơng sự”
Theo nguyên tắc này các bên tranh chấp trong hợp đồng kinh doanh quốc tế hoàn toàn có
quyền tự quyết định có đưa vụ việc ra xét xử tại tòa án hay không. Tòa án chỉ thụ lý vụ việc khi
có đơn khởi kiện và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện đó.
b. Nguyên tắc “bìn đẳng” giữa các bên đƣơng sự
Bình đẳng trước pháp luật là nguyên tắc được quy định trong hầu hết hiến pháp của các
nước trên thế giới cũng như Việt Nam, vì thế, đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc giải
quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế tại tòa án. Theo nguyên tắc này, tất cả các bên tranh
chấp sẽ được bình đẳng với nhau trong quá trình tố tụng tại tòa án không phân biệt loại hình
doanh nghiệp, không phân biệt quy mô doanh nghiệp,…
c. Nguyên tắc “tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”
Theo nguyên tắc này, khi xét xử các tranh chấp trong kinh doanh quốc tế, tòa án hoàn
toàn độc lập trong xét xử, không phụ thuộc vào các cơ quan khác; việc xét xử của tòa án chỉ tuân
theo pháp luật, không chịu sự chi phối của các quan điểm chính trị.
d. Nguyên tắc “ òa giải”
Nguyên tắc này quy định tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận
lợi để các bên tranh chấp thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc. Chỉ khi nào các bên
không thể hòa giải được với nhau thì tòa án mới chính thức xét xử vụ việc.
e. Nguyên tắc “cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng” tại tòa án
Theo nguyên tắc này thì tòa án không có nghĩa vụ phải xác minh thu thập chứng cứ mà
bản thân các bên tranh chấp phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho tòa án và chứng minh cho
yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Tuy nhiên pháp luật cũng quy định tòa án có quyền
xác minh, thu thập chứng cứ và chỉ có nghĩa vụ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong
những trường hợp do pháp luật quy định.
3.3.1.3.Thẩm quyền xét xử của tòa án
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong kinh doanh quốc tế là quyền hạn và
nghĩa vụ của tòa án trong giải quyết các vụ việc. Theo nguyên tắc chung thì tòa án thương mại
chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp có tính chất thương mại và hầu hết các nước đều dựa
vào các hành vi thương mại để xác định xem đó có phải là tranh chấp thương mại hay không.
Đối với các tranh chấp có tính chất quốc tế, việc xác định thẩm quyền của tòa án thương
mại còn phải dựa trên thỏa thuận giữa các bên trong các hợp đồng kinh doanh quốc tế. Bởi vì các
tòa án thương mại không có thẩm quyền đương nhiên trong việc xét xử các tranh chấp trong kinh
doanh quốc tế, ngay cả khi các tranh chấp đó phát sinh trên lãnh thổ của nước tòa án. Về nguyên
tắc, tòa án thương mại chỉ có quyền xét xử khi các bên có liên quan thỏa thuận về việc giao cho
tòa án xét xử trong hợp đồng hoặc thỏa thuận riêng sau khi tranh chấp đã phát sinh. Ngoài ra,
thẩm quyền xét xử của tòa án cũng có thể được quy định trong các điều ước quốc tế có liên quan,
chẳng hạn trong các hiệp định tương trợ tư pháp mà nhà nước của các bên tranh chấp đã tham gia
ký kết.
3.3.1.4.Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng tòa án
Giống như các tòa án dân sự, tòa án thương mại chỉ xét xử theo trình tự tố tụng chung.
Nghĩa là, khi xét xử, tòa án thương mại nước nào sẽ tuân thủ theo quy tắc xét xử của luật tố tụng
dân sự nước đó.

72
Quá trình xét xử tại tòa án bắt đầu từ lúc nguyên đơn đưa đơn kiện tới tòa án. Theo
nguyên tắc chung, việc xét xử và ra quyết định của tòa án đều được công khai, trừ những trường
hợp ngoại lệ theo quy định của pháp luật có thể xét xử kín.
Khi đi kiện tại tòa án các bên gặp một số thuận lợi như phán quyết của tòa án có tính ràng
buộc và cưỡng chế rất cao, các bên có thể kháng cáo đối với quyết định của tòa án sơ thẩm để
yêu cầu xét xử lại vụ việc ở tòa án phúc thẩm, việc tổ chức thi hành án được pháp luật bảo đảm,
đặc biệt trong trường hợp bản án được tuyên ở nước bên thua kiện. Tuy vậy, phương pháp giải
quyết tranh chấp này lại làm cho các bên gặp một số khó khăn như thủ tục xét xử công khai sẽ
không cho phép các bên giữ được bí mật của vụ việc; quyết định của tòa án có thể ít chính xác vì
không phải thẩm phán nào cũng có kiến thức chuyên môn ở mức độ cần thiết để xét xử; thủ tục
tố tụng của tòa án là cứng nhắc, các bên không có quyền yêu cầu thay đổi. Ngoài ra còn các bất
lợi khác như chi phí đi lại, tiền thuê luật sư,…rất tốn kém. Vì vậy, vai trò tố tụng tòa án thương
mại ở các nước có xu hướng giảm.
3.3.1.5.Công nhận và thi hành bản án của tòa án nƣớc ngoài
Trong các hợp đồng kinh doanh quốc tế ký giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài các bên
có thể lựa chọn tòa án nước ngoài là cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh. Trong trường hợp
bên Việt Nam bị thua kiện mà không tự nguyện thi hành bản án hoặc quyết định của tòa án nước
ngoài thì bên nước ngoài thắng kiện có thể làm thủ tục yêu cầu tòa án Việt Nam công nhận và
cho thi hành tại Việt Nam bản án của tòa án nước ngoài. Khi được tòa án Việt Nam công nhận và
cho thi hành thì việc thi hành bản án hoặc quyết định của tòa án nước ngoài sẽ diễn ra giống như
việc thi hành bản án hoặc quyết định do tòa án Việt Nam tuyên.
Thủ tục công nhận và thi hành bản án hoặc quyết định của tòa án nước ngoài tại Việt
Nam được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam năm 2004. Về cơ bản, thủ tục này
bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Bên yêu cầu phải có đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án của tòa án nước
ngoài gửi đến Bộ Tư pháp Việt Nam.
Bước 2: Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Tòa án.
Bước 3: Tòa án có thẩm quyền thụ lý hồ sơ và thông báo cho Viện Kiểm sát cùng cấp
biết. Bước 4: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu.
Bước 5: Mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Bước 6: Gửi quyết định của tòa án.
3.3.2. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài t ƣơng mại
3.3.2.1.Khái niệm
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bằng cách giao vụ việc tranh
chấp cho người thứ ba là các trọng tài viên để họ xét xử và ra quyết định cuối cùng trong trường
hợp các bên không tự dàn xếp được với nhau bằng con đường thương lượng trực tiếp mà lại
không muốn đưa vụ tranh chấp ra xét xử tại tòa án thương mại.
Về cơ bản, trọng tài thương mại là phương pháp giải quyết tranh chấp phát sinh từ quan
hệ kinh doanh ngoài khuôn khổ tòa án, nhưng được tòa án hỗ trợ bằng thủ tục công nhận và thi
hành phán quyết. Phương pháp trong tài được tiến hành theo một thủ tục nhất định và được kết
thúc bằng phán quyết trọng tài. Sự khác biệt cơ bản giữa phán quyết của trọng tài với quyết định
của tòa án là nó có giá trị chung thẩm, ràng buộc các bên, và có hiệu lực pháp lý tương tự quyết
định của tòa án, trừ khi quyết định đó có những sai sót dẫn đến vô hiệu.
3.3.2.2. Các loại trọng tài t ƣơng mại
Trên thế giới đã có nhiều mô hình tổ chức trọng tài khác nhau. Ở mỗi giai đoạn lịch sử,
tùy từng điều kiện cụ thể mà mỗi nước lựa chọn cho mình một mô hình thích hợp. Về cơ bản có
thể kể đến các loại trọng tài sau:
a.Trọng tài chính phủ và trọng tài phi chính phủ
Trọng tài chính phủ là cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp trong kinh doanh do nhà
nước thành lập, được nhà nước tài trợ bằng ngân sách quốc gia. Mô hình này phổ biến ở các
nước có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung như Liên Xô, các nước Đông Âu trước đây.
Trọng tài phi chính phủ là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hoạt động theo nguyên tắc tự
trang trải, không được ngân sách nhà nước tài trợ. Trọng tài phi chính phủ thường được thành lập
trên cơ sở sự sang lập của các trọng tài viên căn cứ vào những quy định của nhà nước hoặc theo
đề nghị của một tổ chức phi chính phủ nào đó, thường là các phòng thương mại và công nghiệp ở
các nước. Mô hình này phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.
b.Trọng tài theo vụ việc và trọng tài quy chế
Trọng tài theo vụ việc là trọng tài được thành lập để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể,
gồm các trọng tài viên do các bên lựa chọn. Sau khi giải quyết xong một vụ việc thì ủy ban trọng
tài tự giải thể. Đây là tổ chức trọng tài không tồn tại thường xuyên nên không có điều lệ và quy
chế hoạt động riêng đồng thời cũng không có quy tắc tố tụng cụ thể. Vì thế mỗi khi được lựa
chọn, các trọng tài viên có thể cùng nhau xây dựng một thủ tục xét xử cho từng vụ việc. Tuy
nhiên, do không có trước một quy tắc tố tụng riêng nên đôi khi việc thỏa thuận giữa các trọng tài
viên để xây dựng quy tắc tố tụng cũng có những phiền hà nhất định. Để khắc phục nhược điểm
này, Ủy ban Pháp luật Thương mại của Liên hiệp quốc (UNCITRAL) đã thông qua một bản quy
tắc trọng tài (UNCITRAL Arbitration Rules – 1976), coi đó là một quy tắc tố tụng mẫu để các tổ
chức trọng tài vụ việc có thể áp dụng trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thương
mại quốc tế.

74
Trọng tài quy chế là tổ chức trọng tài hoạt động thường xuyên, có điều lệ riêng và có quy
chế hoạt động cụ thể. Mỗi tổ chức trọng tài quy chế đều đưa ra một bản quy tắc tố tụng hướng
dẫn trình tự tiến hành trọng tài. Các tổ chức trọng tài này có thể được tổ chức ở quốc gia hay
thậm chí trong khu vực (Trung tâm trọng tài khu vực được thành lập ở Kualalampur năm 1987).
Tại một số quốc gia, tổ chức trọng tài thương mại quốc tế được tổ chức dưới hình thức một tổ
chức nằm bên cạnh phòng thương mại. Trọng tài quy chế cũng có thể được tổ chức dưới dạng
công ty, hiệp hội như Cơ quan Trọng tài quốc tế Singapore, Trung tâm Trọng tài thương mại
Quốc tế Australia, Hiệp hội Trọng tài Mỹ,…. Về cơ cấu tổ chức, mỗi tổ chức trọng tài quy chế
gồm một bộ phận thường trực hoặc ban thư ký làm nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ hành chính và
giám sát việc áp dụng quy tắc trọng tài. Các trọng tài viên tham gia các tổ chức này là các luật
sư, các chuyên gia giỏi giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư pháp, thương mại, bảo hiểm, tài
chính, đầu tư,….
3.3.2.3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài t ƣơng mại
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại được quy định trong pháp
luật trọng tài của các nước. Điều 4 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 quy định 5 nguyên tắc
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:
- Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm
điều cấm và trái đạo đức xã hội.
- Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
- Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách
nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác.
- Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Điều 14 quy định về nguyên tắc xác định luật áp dụng giải quyết tranh chấp:
- Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật
Việt Nam để giải quyết tranh chấp.
- Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên
lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết
định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể
liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải
quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
3.3.2.4. Thẩm quyền xét xử của trọng tài t ƣơng mại.
Cũng giống như tòa án thương mại, trọng tài thương mại không có thẩm quyền đương
nhiên mà chỉ được giải quyết vụ tranh chấp khi có sự thỏa thuận của các bên bằng một văn bản
gọi là “thỏa thuận trọng tài”. Thỏa thuận trọng tài có thể được thực hiện bằng các cách sau:
- Một điều khoản trọng tài trong hợp đồng kinh doanh quốc tế;
- Một văn bản thỏa thuận riêng về trọng tài;
- Một thỏa thuận trọng tài mặc nhiên, không cần phải qua ngôn ngữ nói hay chữ viết mà
bằng một hành vi cụ thể, chẳng hạn một bên giao tranh chấp cho trọng tài viên và bên kia
vẫn theo kiện.
Tuy nhiên, phương án tốt nhất mà các bên nên chọn là một thỏa thuận trọng tài bằng văn
bản và nội dung thỏa thuận trọng tài cần phải có: tên cơ quan trọng tài có thẩm quyền, luật áp
dụng cho việc xét xử, giá trị của phán quyết, chi phí trọng tài.
Ngoài ra luật các nước cũng như Công ước New – York năm 1958 còn quy định rằng khi
đã có một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực mà các bên tranh chấp lại đưa vụ kiện đến tòa án thì
tòa án phải hướng dẫn các bên kiện đến trọng tài, trừ khi tòa án xác định được thỏa thuận trọng
tài không còn hiệu lực hoặc không thể thực hiện được.
3.3.2.5. Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài t ƣơng mại
Phương pháp giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế bằng trọng tài thương mại
thường được tiến hành theo một trình tự sau:
a. Thành lập hội đồng trọng tài hoặc ủy ban trọng tài.
Trong thực tiễn thương mại quốc tế có ba cách thỏa thuận thành lập hội đồng trọng tài:
(1) - Hai bên tranh chấp nhất trí chọn một trọng tài viên duy nhất;
(2) - Hai bên chọn hai trọng tài viên trực tiếp xét xử và một trọng tài viên quyết định
cho việc phân xử cuối cùng khi hai trọng tài viên không thống nhất được với nhau.
(3) - Thành lập hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên, trong đó mỗi bên tranh chấp
chọn một trọng tài viên, hai trọng tài viên được chọn sẽ chọn trọng tài thứ ba làm chủ tịch
hội đồng trọng tài.
Để việc phân xử nhanh chóng và dễ quyết định, các bên thường chọn cách (1) và cách (3), hai
cách này có thể áp dụng cho cả hai hình thức trọng tài theo vụ việc và trọng tài quy chế.
Sau khi đã lựa chọn được các trọng tài viên để thành lập ủy ban trọng tài, trong quá trình tố tụng,
nếu các bên có sự nghi ngờ về tính vô tư và độc lập của trọng tài viên thì có quyền bãi miễn
trọng tài viên. Các quy tắc tố tụng của các tổ chức trọng tài, nói chung, đều quy định vấn đề này.
Như vậy, thủ tục tố tụng trọng tài về cơ bản tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh có thể tự do
lựa chọn trọng tài viên theo yêu cầu của mình. Khi lựa chọn các bên có điều kiện cân nhắc các

76
yếu tố như trình độ chuyên môn, khả năng xét xử và đạo đức của trọng tài viên để lựa chọn được
trọng tài viên mà mình tin cậy nhất.
b. Hòa giải trƣớc hội đồng trọng tài.
Sau khi các bên lựa chọn được các trọng tài viên để thành lập hội đồng trọng tài, các
trọng tài viên sẽ tiến hành nghiên cứu hồ sơ, thu thập và xác minh chứng cứ trên cơ sở chứng từ,
tài liệu mà các bên tự nguyện cung cấp.
Luật trọng tài các nước quy định rằng trước khi mở phiên họp xét xử các trọng tài viên
được lựa chọn trước hết phải đề xuất, vận động các bên giải quyết tranh chấp bằng con đường
hòa giải. Tuy vậy, hội đồng trọng tài chỉ có thể thực hiện vai trò là hòa giải viên khi các bên
đồng ý. Nếu các bên đồng ý hòa giải và hòa giải thành công trước khi công bố phán quyết hoặc
ngay tại phiên họp xét xử đầu tiên thì hội đồng trọng tài sẽ kết thúc vụ việc. Theo yêu cầu của
các bên, hội đồng trọng tài sẽ ghi nhận thỏa thuận hòa giải thành phán quyết trọng tài.
c. Tổ chức xét xử.
Sau khi các bên không hòa giải được thì hội đồng trọng tài quyết định tiến hành phiên
họp xét xử vụ tranh chấp. Hội đồng trọng tài sẽ thông báo cho các bên biết về thời gian, địa điểm
tiến hành phiên họp xét xử.
Trong phiên họp xét xử, hội đồng trọng tài sẽ dành cơ hội cho các bên trình bày quan
điểm của mình về nội dung vụ tranh chấp, đồng thời khuyến khích các bên bổ sung các chứng
cứ. Theo nguyên tắc chung, nếu một hoặc thậm chí cả hai bên đều vắng mặt mà không có lý do
chính đáng thì hội đồng trọng tài vẫn tiến hành xét xử trên cơ sở các tài liệu và chứng cứ đã có.
Sau khi các bên trình bày quan điểm của mình, trên cơ sở luật thực chất áp dụng cho vụ việc, hội
đồng trọng tài sẽ phân tích những điểm đúng, sai của mỗi bên và đưa ra quyết định cuối cùng về
vụ tranh chấp gọi là phán quyết trọng tài.
d. Công nhận và thi hành phán quyết trọng tài.
Phán quyết của trọng tài là kết luận cuối cùng của trọng tài về nội dung vụ kiện, được
đưa ra trên cơ sở sự nhất trí của đa số trọng tài viên trong hội đồng trọng tài. Phán quyết của
trọng tài có giá trị chung thẩm, các bên không thể kháng cáo, bởi vì tố tụng trọng tài là tố tụng
một cấp. Trên cơ sở tín nhiệm sự phán quyết của trọng tài các bên tự nguyện thi hành phán quyết
này. Mặt khác, pháp luật trọng tài của các nước đều quy định tòa án có thẩm quyền sẽ công nhận
và cưỡng chế cho thi hành phán quyết của trọng tài nếu như bên thua kiện không tự nguyện thi
hành.
Thực tiễn thi hành phán quyết của trọng tài thương mại quốc tế cho thấy không ít những
trường hợp bên thua kiện không tự nguyện chấp hành phán quyết của trọng tài, nhất là phán
quyết đó do một ủy ban trọng tài nước ngoài tuyên. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chấp
hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài, các nước đã thỏa thuận đi đến ký kết các điều ước
quốc tế cam kết công nhận và thi hành tại lãnh thổ nước mình các phán quyết của trọng tài
thương mại được tuyên ở các nước thành viên của điều ước (Công ước New – York được thông
qua vào 10/06/1958 có hiệu lực từ ngày 07/06/1959 với hơn 100 nước thành viên).
e. Chi phí trọng tài.
Khi nguyên đơn đưa đơn kiện tới tổ chức trọng tài phải nộp trước một khoản phí trọng
tài. Chi phí trọng tài được tính trên cơ sở quy định của biểu phí trọng tài và các phí tổn hành
chính do các tổ chức trọng tài công bố. Trong thực tế, khi thỏa thuận chi phí trọng tài các bên
thường quy định bên thua kiện phải chịu.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1) Phân biệt các phương thức giải quyết tranh chấp tiền khởi kiện và khởi
kiện.
2) Những vấn đề cần chú ý khi giải quyết tranh chấp trong giai đoạn tiền
khởi kiện.
3) Phân biệt tố tụng tại tòa án và tố tụng tại trọng tài.
4) Ưu và nhược điểm của tố tụng tại tòa án và tố tụng tại trọng tài.
5) Giá trị pháp lý của bản án, quyết định do tòa án thương mại và trọng tài
thương mại trong kinh doanh quốc tế.
6) Trình tự xét xử tại tòa án thương mại.
7) Trình tự xét xử tại trọng tài thương mại.
8) Vấn đề thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài.
9) Vấn đề thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài.

78

You might also like