You are on page 1of 7

Họ và tên : Nguyễn Thị Ngọc Mai

MSV : 2173411132
Môn : Pháp luật đại cương
Bài tập thảo luận/thực hành
1. Kể tên các cơ quan nhà nước hiện nay ở Việt Nam?

2. Phân tích mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc VN và các tổ chức chính trị XH
với nhà nước CHXHCN Việt Nam?

Trả lời:

Câu 1.Cơ quan hành chính nhà nước được phân thành nhiều loại khác nhau dựa
trên các tiêu chí như phạm vi lãnh thổ, thẩm quyền, nguyên tắc tổ chức và giải
quyết công việc.

Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, cơ quan hành chính nhà nước được chia làm hai loại
là cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương.

Cơ quan hành chính Nhà nước ở trung ương gồm Chính phủ, các bộ, cơ quan
ngang bộ. Đây là những cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lí hành
chính nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ, đóng vai trò quan trọng, chỉ đạo các cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương.

*Chính phủ : +Thủ tướng Chính phủ

+Phó thủ tướng Chính phủ

*Trung ương : +Các Bộ ở Việt Nam ( hiện nay có 18 Bộ)

•Bộ Quốc phòng

•Bộ Công an

•Bộ Ngoại giao

•Bộ Tư pháp

•Bộ xây dựng


•Bộ Tài chính
•Bộ Công thương
•Bộ Giao thong Vận tải
•Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
•Bộ Thông tin và Truyền thông
•Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch
•Bộ Giáo dục và Đào tạo
•Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
•Bộ Kế hoạch và Đầu tư
•Bộ Y tế
•Bộ Nội vụ
•Bộ Khoa học và Công nghệ
•Bộ Tài nguyên và Môi trường

+Bốn cơ quan ngang Bộ:


•Ủy ban Dân tộc
•Cơ quan Chính phủ
•Ngân hàng Nhà nước
•Văn phòng Chính phủ

+Chính phủ còn có các cơ quan trực thuộc (không phải cơ quan hành chính)
bao gồm :

•Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam


•Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
•Thông tấn xã Việt Nam
•Đài Tiếng nói Việt Nam
•Đài Truyền hình Việt Nam
•Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
•Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
•Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
•Đại học Quốc gia Hà Nội
•Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Địa phương: + Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương là các Ủy ban Nhân
dân. Tương ứng với mỗi cấp địa phương có một cấp Ủy ban Nhân dân:
•Ủy ban Nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.
•Ủy ban Nhân dân huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã.
•Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn.
+Các cơ quan hành chính theo ngành tại địa phương bao gồm các cơ
quan chuyên môn của Ủy ban Nhân dân và cơ quan đại diện của các bộ
tại địa phương:
•Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: các sở, ban, cục.
•Tại huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: các phòng,
•chi cục.
•Tại các xã, phường, thị trấn: các đội.

+ Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh (cơ quan
hành chính Nhà nước thẩm quyền chuyên môn) được tổ chức theo
Nghị định 24/2014/NĐ-CP. Bao gồm:
• Sở Nội vụ
• Sở Tư pháp
• Sở Kế hoạch và Đầu tư
• Sở Tài chính
• Sở Công thương
• Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
• Sở Giao thông Vận tải (hay Sở Giao thông-Công chính ở các
thành phố trực thuộc trung ương)
• Sở Xây dựng
• Sở Tài nguyên và Môi trường
• Sở Thông tin và Truyền thông
• Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
• Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
• Sở Khoa học và Công nghệ
• Sở Giáo dục và Đào tạo
• Sở Y tế
• Thanh tra tỉnh
• Văn phòng Ủy ban Nhân dân

+Các cơ quan chuyên môn được tổ chức theo đặc thù riêng của từng tỉnh,
như Sở Ngoại thương không phải tỉnh nào cũng có.
+Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện (là cơ quan
Nhà nước hành chính có thẩm quyền chuyên môn) được tổ chức thống nhất
ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
• Phòng Nội vụ
• Phòng Tư pháp
• Phòng Tài chính-Kế hoạch
•Phòng Tài nguyên và Môi trường
• Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
• Phòng Văn hoá và Thông tin
• Phòng Giáo dục và Đào tạo
• Phòng Y tế
• Thanh tra huyện
+Cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở tất cả các quận, huyện, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh như trên, còn có một số cơ quan chuyên môn để
phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện:
• Phòng Quản lý Đô thị
• Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
• Phòng Công Thương

+Tổ chức các cơ quan chuyên môn ở các huyện đảo (căn cứ vào các điều
kiện cụ thể của từng huyện đảo, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh trình Hội
đồng Nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng và tên gọi các phòng chuyên
môn thuộc Ủy ban Nhân dân huyện đảo)

+Các cơ quan đại diện của các Bộ tại địa phương bao gồm các cục và chi
cục. Chẳng hạn như Tổng cục Thống kê có các đại diện tại các tỉnh là cục
thống kê tỉnh, tại các huyện là chi cục thống kê.

+ Cấp xã, phường, thị trấn không có cơ quan chuyên môn, song có chức
danh chuyên môn sau đây:
• Trưởng Công an
• Chỉ huy trưởng Quân sự
• Văn phòng-Thống kê
• Địa chính-Xây dựng
• Tài chính-Kế toán
• Tư pháp-Hộ tịch
• Văn hóa-Xã hội

Câu 2 :
Phân tích mối quan hệ giữa Mặt trận tổ quốc Việt Nam với Nhà nước CHXHCN
Việt Nam :
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại
diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp,
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường
đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà
nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ
chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà
nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên
của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động.
Tại Điều 7 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 có quy định về mối quan hệ giữa
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước như sau:
+Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước là quan hệ phối hợp
để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên theo quy định của Hiến pháp,
pháp luật và quy chế phối hợp công tác do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và cơ quan nhà nước có liên quan ở từng cấp ban hành.
+Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thông tin kịp thời cho Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam việc thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan
trọng thuộc trách nhiệm quản lý của mình theo quy định của Hiến pháp và
pháp luật.
+Cơ quan nhà nước có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật.
+ Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoạt động có hiệu
quả.
Mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc VN với nhà nước:

+ Mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc và nhà nước là quan hệ vừa là xương
sống của nhau, vừa giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ phù hợp với nhau. - Quan
hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước là quan hệ phối hợp để
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên theo quy định của Hiến pháp,
pháp luật và quy chế phối hợp công tác do Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam
và cơ quan nhà nước có liên quan ở từng cấp ban hành.

+Nhà nước điều hành, quản lý xã hội bằng luật pháp, nhân dân là người trực
tiếp thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhà nước phải tôn trọng
và tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể động viên nhân dân phát huy
quyền làm chủ và sức mạnh có tổ chức của nhân dân tham gia xây dựng, quản
lý và bảo vệ Nhà nước.

+ Nhà nước phối hợp với Mặt trận trong việc chăm lo lợi ích chính đáng của
nhân dân, trong việc vận động các tầng lớp nhân dân đẩy mạnh phong trào
hành động thực hiện thắng lợi các chương trình kinh tế - xã hội. c, Mối quan
hệ giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN với các tổ chức thành viên cùng cấp.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc VN mỗi cấp chủ trì việc hiệp thương dân chủ giữa
các thành viên để bàn bạc thực hiện những vấn đề quan trọng của đất nước,
của địa phương, của cuộc sống nhân dân, phối hợp xây dựng chương trình
hành động chung và cùng nhau thực hiện chương trình thống nhất hành động
đó.

Phân tích mối quan hệ các tổ chức chính trị XH với nhà nước CHXHCN Việt
Nam:
Theo quy định tại Điều 9 Hiến pháp 2013 thì tổ chức chính trị xã hội bao gồm
những tổ chức sau:

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

- Công đoàn Việt Nam

- Hội nông dân Việt Nam

- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

- Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam

- Hội cựu chiến binh Việt Nam

You might also like