You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


-------------------------------

BÁO CÁO GIỮA KỲ MÔN YẾU TỐ CON NGƯỜI


Chủ đề: Thính giác (Hearing)

GVHD: TS. Lê Xuân Trường


Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Họ và tên MSSV
Tạ Đức Huy 20186052
Võ Trung Kiên 20186054
Vũ Chí Kiên 20186055
Trần Thị Mai Linh 20186057
Nguyễn Vũ Hoàng Long 20186059
Nguyễn Hữu Minh 20186062

Hà Nội, tháng 8/2021

1
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 3
II. NỘI DUNG .......................................................................................................... 3
2.3.1 Chức năng cơ bản của tai ............................................................................... 3
2.3.2 Hiệu suất và hạn chế của tai ........................................................................... 7
2.3.3. Tác động của tiếng ồn đến hiệu quả làm việc ............................................... 8
2.3.4. Sự khiếm thính .............................................................................................. 9
2.3.5. Ngưỡng nghe của tai ................................................................................... 12
2.3.6. Bảo vệ thính giác......................................................................................... 14
2.3.7. Giảm thính lực tuổi già ............................................................................... 15
2.3.8. Kỹ sư Bảo trì máy bay và vấn đề thính giác ............................................... 16
III. KẾT LUẬN..................................................................................................... 17
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 17
PHỤ LỤC HÌNH, BẢNG
Hình 1 Tai người ....................................................................................................... 3
Hình 2 Tai ngoài ........................................................................................................ 4
Hình 3 Tai giữa.......................................................................................................... 5
Hình 4 Tai trong ........................................................................................................ 6
Hình 5 Tác động tiêu cực của tiếng ồn ..................................................................... 9
Hình 6 Sơ đồ về sự khiếm thính do tiếng ồn .......................................................... 10
Hình 7 Sơ đồ về tác hại của việc tiếp xúc ồn nhiều hơn ......................................... 10
Hình 8 Sơ đồ quy định “Noise at work” của UK .................................................... 11
Hình 9 Tường minh về liều lượng tiếng ồn và TWA .............................................. 12
Hình 10 Ngưỡng nghe của tai người ....................................................................... 13
Hình 11 Các sợi lông cảm giác trong ốc tai ............................................................ 13
Hình 12 Nút tai và bịt tai ......................................................................................... 14
Hình 13 Bảo vệ tai trong hoạt động điều hành máy bay ......................................... 15
Hình 14 Ngưỡng nghe theo độ tuổi......................................................................... 15
Hình 15 Bảo vệ tai trong hoạt động bảo dưỡng máy bay ....................................... 16
Hình 16 Bảo vệ tai trong hoạt động điều khiển sân bay ......................................... 17
Bảng 1. Mức cường độ âm thanh của các hoạt động khác nhau……………………8

2
I. MỞ ĐẦU
Thính giác có tác động lớn đến hiệu suất làm việc của con người đặc biệt là
đối với các kĩ sư trong ngành hàng không. Ở cấp độ rất cơ bản, khả năng nghe thấy
một tín hiệu sẽ ảnh hưởng đến khả năng phản hồi tín hiệu đó của phi công, kĩ sư. Một
tín hiệu có thể bị bỏ lỡ do các vấn đề vật lý liên quan đến tai hoặc do các vấn đề môi
trường như tiếng ồn. Ngoài nhiễu tín hiệu, tiếng ồn liên quan đến chuyến bay có thể
gây ra các vấn đề sinh lý và hoặc tâm lý có thể làm giảm hiệu suất. Trong bài tìm
hiểu này, chúng tôi sẽ thảo luận về những vấn đề này và mức độ ảnh hưởng của tiếng
ồn khác nhau đến thính giác và hiệu suất. Để từ đó đưa ra các giải pháp, biện pháp
nhằm bảo vệ thính giác trong quá trình làm việc.
Chúng em cũng xin cảm ơn thầy Lê Xuân Trường đã hướng dẫn chúng em, đã
đem đến cho chúng em những kiến thức vô cùng bổ ích và thiết thực trong môn “Yếu
tố con người”. Một môn học hay và cần thiết đối với bất kì ai trong chúng em, nó là
hành trang quan trọng cho chúng em sau này.

II. NỘI DUNG


2.3.1 Chức năng cơ bản của tai
Tai thực hiện hai chức năng khác nhau. Thứ nhất là dẫn truyền âm thanh và tạo
ra thính giác. Tai tạo ra thính giác dựa vào hoạt động của hệ thống tai ngoài, tai giữa,
tai trong. Thứ hai là giúp giữ thăng bằng cho cơ thể. Tai giúp giữ thăng bằng cho cơ
thể nhờ hệ thống tiền đình trong tai. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự hoạt động của các
bộ phận khác như mắt, chân, tay của cơ thể. Trong số hai khía cạnh này, khía cạnh
thính giác phù hợp hơn với kỹ sư bảo trì, và do đó cần phải có sự đánh giá cơ bản về
cách hoạt động của tai.

Tai giữa
Tai ngoài (Outer ear) (Middle ear)

Tai trong (Inner ear)

Hình 1 Tai người


3
Như có thể thấy trong hình trên, tai có ba bộ phận: tai ngoài, tai giữa và tai
trong. Những hoạt động này có tác dụng nhận rung động từ không khí và biến những
tín hiệu này thành các xung thần kinh mà não có thể nhận ra dưới dạng âm thanh.
Tai ngoài là bộ phận duy nhất chúng ta nhìn thấy được bằng mắt thường. Nó có
nhiệm vụ thu, nhận âm thanh từ môi trường bên ngoài và dẫn truyền đến các cơ quan
bên trong. Tai ngoài nhô ra ở hai bên đầu của mỗi người, bộ phận duy nhất nằm ngoài
xương thái dương của hộp sọ. Tai người có 2 phần chính, gồm vành tai và ống tai
ngoài. Âm thanh sẽ đi từ vành tai tới màng nhĩ.

• Vành tai (loa tai) có chứa các lớp sụn được da phủ bên ngoài và một số ít mạch
máu được mỡ bảo vệ. Trên vành tai, chúng ta thấy nhiều đường cong, xoắn ốc
nhằm hứng âm thanh từ mọi phía đến ống tai
• Ống tai có hình dạng ống, hơi cong như chữ “S”, được nối từ vành tai tới màng
nhĩ. Ở phía ngoài của ống tai chứa các tuyến chất nhờn thường tạo ra ráy tai
và những sợi lông nhỏ chuyển động nhẹ nhàng xung quanh để đẩy ráy tai khô,
da bong ra cửa tai. Từ đó, ống tai được làm sạch một cách tự nhiên.

Ống tai

Vành tai

Hình 2 Tai ngoài


Đối với người trưởng thành, ống tai có xu hướng hướng lên trên, hơi nghiêng
về phía trước và càng hướng xuống khi càng gần màng nhĩ.

4
Hòm nhĩ

Màng nhĩ Vòi nhĩ


Hình 3 Tai giữa
Tai giữa: Cấu tạo tai giữa của mỗi người bao gồm các thành thành phần: màng
nhĩ, hòm nhĩ, vòi nhĩ và các xương con (xương búa, xương đe, xương bàn đạp). Đây
là nơi chứa đầy không khí, được ngăn cách với tai ngoài bởi màng nhĩ. Tai giữa có
nhiệm vụ tạo thành cầu nối giữa màng nhĩ và tai trong. Khi tiếp nhận âm thanh, chuỗi
các xương con rung lên, phản hồi cùng các chuyển động của màng nhĩ để khuếch đại
và truyền âm đến tai trong thông qua cửa sổ bầu dục.

• Màng nhĩ: là một màng mỏng hình elip, bán trong suốt, hơi lõm vào trong
được cấu tạo bởi các mô, nó ngăn cách hoàn toàn ống tai ngoài và tai giữa.
Ngoài chức năng tiếp nhận sóng âm từ bên ngoài vào, màng nhĩ còn giúp tai
ngăn chặn vi khuẩn và các vật thể lạ xâm nhập.
• Hòm nhĩ qua giải phẫu được biết đến là một hốc xương gồ ghề nằm trong
xương thái dương chứa không khí. Phía trước thông với mũi họng, phía sau
nối liền xoang chũm, bên trong tiếp xúc trực tiếp tới tai trong. Trong hòm
nhĩ chứa các chuỗi xương thính giác bao gồm xương búa, xương đe, và
xương bàn đạp. Ba xương này có nhiệm vụ dẫn truyền xung động âm thanh
từ màng nhĩ vào tai trong.
• Vòi nhĩ (vòi Eustache) có cấu tạo gồm 1/3 phía trên bởi xương, ⅔ phía dưới
bởi sụn. Vòi nhĩ sẽ điều chỉnh để cân bằng áp lực của hòm tai với tai ngoài.
Trong trạng thái bình thường vòi nhĩ thường đóng kín, chỉ mở ra khi chúng
ta nuốt hoặc ngáp để cân bằng lượng áp suất trong hòm nhĩ.

5
Tai giữa cũng chứa hai cơ giúp bảo vệ tai khỏi âm thanh trên 80 dB bằng phản
xạ âm thanh hoặc phản xạ thần kinh, giảm mức độ tiếng ồn lên đến 20 dB. Tuy nhiên,
khả năng bảo vệ này chỉ có thể được cung cấp tối đa trong khoảng 15 phút và không
cung cấp khả năng bảo vệ chống lại tiếng ồn xung động đột ngột như tiếng súng. Nó
giải thích tại sao một người tạm thời bị 'điếc' trong vài giây sau một tiếng động lớn
đột ngột. Tai giữa thường chứa đầy không khí được làm mới nhờ ống eustachian nối
phần này của tai với phần sau của mũi và miệng. Tuy nhiên, ống này có thể cho phép
chất nhầy di chuyển đến tai giữa và tích tụ, cản trở thính giác bình thường.

Ống bán nguyệt

Ốc tai (Cochlea)

Hình 4 Tai trong


Tai trong: Tai trong là phần trong cùng của hệ thống dẫn truyền và xử lý âm
thanh. Nó bao gồm ốc tai, các ống bán khuyên và tiền đình. Tai trong có nhiệm vụ
chuyển xung động âm thanh thành xung động thần kinh, góp phần điều chỉnh thăng
bằng cho cơ thể.

• Ốc tai có hình dạng giống vỏ ốc sên, xoắn 2,5 vòng. Bên trong chứa nhiều
chất dịch và hạch thần kinh. Ốc tai có các cấu trúc vi thể được gọi là cơ
quan Corti gồm phần lớn tế bào lông. Toàn bộ cấu trúc này hoạt động
giống như một microphone, chuyển âm thanh thành tín hiệu điện thông
qua dây thần kinh thính giác đến não bộ. Cũng chính vì thế mà chúng ta
nhận biết được âm thanh.

• 3 ống bán khuyên trước, sau, mặt bên nằm thẳng vuông góc với nhau. Các
ống bán khuyên cũng tương tự như ốc tai chứa nhiều chất dịch và tế bào

6
lông. Tuy nhiên, chúng có chức năng giữ thăng bằng, cảm nhận chuyển
động của cơ thể chứ không phải âm thanh.
• Tiền đình là khoang chứa cấu trúc nối với các ống bán khuyên có hình bầu
dục, ở giữa phình rộng. Nó giúp con người cảm nhận các chuyển động lên,
xuống, tiến, lùi.

Bất kỳ rung động nào chúng phát hiện được đều gây ra các xung thần kinh được
truyền đến não qua dây thần kinh thính giác. Mức độ rung được phát hiện trong ốc
tai phụ thuộc vào âm lượng và cao độ của âm thanh gốc
Cơ chế nghe của tai: cơ chế truyền âm thanh của tai lên não bộ được hiểu đơn giản
như sau:

• Âm thanh được tiếp nhận bởi vành tai, sau đó đi vào trong ống tai có hình
phễu và đập vào màng nhĩ, làm nó rung lên.
• Tiếp theo, âm thanh được màng nhĩ chuyển đổi thành các rung động truyền
tới chuỗi xương con ở phần tai giữa. Chuỗi xương con này chuyển động,
tạo áp lực lên ốc tai.
• Bên trong ốc tai có chứa các chất dịch sẽ kích thích các tế bào lông làm
chuyển động và tạo ra các xung điện. Đối với từng tế bào lông ở những vị
trí khác nhau sẽ chịu trách nhiệm cho âm thanh ở các khu vực tần số khác
nhau.
• Cuối cùng âm thanh được truyền tới dây thần kinh thính giác và đưa lên
não xử lý.

2.3.2 Hiệu suất và hạn chế của tai

Hiệu suất của tai liên quan đến phạm vi âm thanh có thể nghe được - cả về cao
độ (tần số) và cường độ của âm thanh.
• Dải tần số âm thanh một người trẻ tuổi có thể nghe được là 20 – 20000 Hz. Và
ta nghe rõ nhất ở dải tần số khoảng 3000 Hz
• Âm lượng (hoặc cường độ) của âm thanh được đo bằng decibel (dB).

7
Cường độ âm thanh
Hoạt động
(dB)

Thì thầm/Xào xạc của lá 20

Nói chuyện khoảng cách 2m 50

Máy đánh chữ cách 1m 65

Xe tải ở 15m 75

Máy bay cánh quạt ở độ cao 300m 100

Máy bay phản lực ở độ cao 300m 110

Đứng gần máy bay cánh quạt 120

Ngưỡng đau (Ngưỡng gây đau, ảnh 140


hưởng xấu đến tai)

Tổn thương thính giác ngay lập tức 150

Bảng 1. Mức cường độ âm thanh của các hoạt động khác nhau
2.3.3. Tác động của tiếng ồn đến hiệu quả làm việc
Tiếng ồn (Noise) có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực tại nơi làm việc, nó có
thể:
• Gây phiền phức (Tiếng ồn đột ngột, âm thanh lớn liên tục, …);
• Ảnh hưởng đến “giao tiếp bằng giọng nói” (Verbal communication) giữa
những cá nhân tại nơi làm việc;
• Gây tai nạn ( hoặc hiểu lầm) khi đưa ra tin hiệu hoặc tin nhắn cảnh báo (Ví
dụ như ô tô tải có còi quá to làm nhiễu tiếng ồn cho người tham gia giao
thông và những người xung quanh);
• Gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến sự tập trung, đưa ra quyết định, …
• Gây tổn thương về mặt thính giác của người làm việc (Có thể là tạm thời
hoặc vĩnh viễn);

8
Hình 5 Tác động tiêu cực của tiếng ồn
Những tiếng ồn gián đoạn và đột ngột được cho là gây phiền phức hơn là tiếng
ồn liên tục ở cùng một mức độ. Ngoài ra, tiếng ồn có tần số cao nhìn chung có ảnh
hưởng bất lợi đến hiệu quả làm việc hơn là tiếng ồn có tần số thấp. Tiếng ồn có xu
hướng làm tăng số sai sót và biên độ sai sót hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ
làm việc.

2.3.4. Sự khiếm thính

Mất thính giác có thể do tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian ngắn. Mức độ
suy giảm bị ảnh hưởng chủ yếu từ cường độ tiếng ồn. Tổn thương này được gọi là
“Mất thính giác do tiếng ồn” (Noise Induced Hearing Loss - NIHL). Mất thính giác
có thể là tạm thời, kéo dài từ vài giây đến vài ngày hoặc có thể vĩnh viễn. Mất thính
giác tạm thời có thể là do tiếp xúc với âm thanh ngắn cho đến rất lớn. Bởi những tế
bào sợi tóc (hair-like) trên màng đáy (basilar membrane) cần thời gian để hồi phục.
Với nhiều tiếp xúc tiếp ồn hơn, khả năng hồi phục sẽ dần dần suy giảm và có thể sẽ
bị mất thính giác vĩnh viễn. Vì vây, tiếp xúc thường xuyên với những tiếng ồn ở mức
độ trong một thời gian dài có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn đến tế bào sợi tóc ở
trong ốc tai (cochlea), gây ra suy giảm thính lực không thể hồi phục.

9
Hình 6 Sơ đồ về sự khiếm thính do tiếng ồn

Hình 7 Sơ đồ về tác hại của việc tiếp xúc ồn nhiều hơn


Ở UK, quy định ‘Noise at work’ quy định 3 cấp độ tiếng ồn mà tại đó những
nhà tuyển dụng phải tuân theo:
● 85 decibels (Nếu giao tiếp thông thường không thể thực hiện được ở khoảng cách
2 mét), các nhà tuyển dụng phải:
10
- Xem xét rủi ro đối với thính giác của nhân viên,
- Thông báo cho các nhân viên về các rủi ro và đưa ra cách đề phòng,
- Cung cấp cho các nhân viên các dụng cụ trợ thính và hướng dẫn sử dụng.
● 90 decibels (Nếu giao tiếp thông thường không thể thực hiện được ở khoảng cách
1 mét), các nhà tuyển dụng phải:
- Làm tất cả những gì có thể để giảm tiếp xúc tiếng ồn ngoài việc đưa các dụng
cụ trợ thính,
- Đánh dấu các khu vực đạt tiếng ồn có mức độ thứ 2 và đưa ra các thông báo
hạn chế ra vào.
● 140 decibels (Tiếng ồn gây ra đau nhức)

Hình 8 Sơ đồ quy định “Noise at work” của UK


Sự kết hợp của khoảng thời gian và cường độ của tiếng ồn được gọi là liều
lượng tiếng ồn (noise dose)
Tiếp xúc với âm thanh có cường độ lớn hơn 80 dB sẽ tạo nên liều lượng tiếng
ồn, liều lượng tiếng ồn trong 1 ngày có thể tính mức âm thanh trung bình trong 8h
(Time Weight Average - TWA). Ví dụ, một người tiếp xúc cường độ 95 dB trong 3.5
giờ, 105 dB trong 0.5 giờ, 85 dB trong 4 giờ, theo TWA sẽ tính ra được 90,625 dB,
vượt quá mức cường độ tối đa mà TWA đặt ra là 90 dB.
Mất thính giác vĩnh viễn có thể xảy ra nếu TWA của chúng ta vượt quá mức
tối đa.
11
Người ta thường ước tính rằng, một mức độ tiếng ồn TWA nào vượt quá 85dB
trong vòng 8 giờ được coi là nguy hiểm và có khả năng gây hại cho ‘inner ear’ (chắc
dịch là tai trong). Tiếp xúc với tiếng ồn lớn hơn 115 dB mà không dụng cụ bảo vệ
thính giác, kể cả trong thời gian ngắn là không được khuyến cáo.

Hình 9 Tường minh về liều lượng tiếng ồn và TWA


2.3.5. Ngưỡng nghe của tai

Tai người bình thường cảm nhận được dải tần số từ khoảng 20Hz đến 20000
Hz, đặc biệt cảm thụ tốt trong khoảng từ 1000 Hz đến 4000Hz và dần dần ít cảm
nhận được các tần số cao hơn và thấp hơn.
Khi đo tiếng ồn, hai âm thanh có cường độ bằng nhau, nhưng tần số khác nhau,
là hai âm thanh tạo sự cảm thụ khác nhau hoàn toàn.

12
Hình 10 Ngưỡng nghe của tai người
Degree of Hearing loss: cường độ tối thiểu để nghe được âm thanh ở tần số
nhất định. Khoảng nghe tốt nhất của tai người vào khoảng từ 1000 – 4000 Hz, với
cường độ âm không nên vượt quá 85dB.
Trong ốc tai có 23.000 tế bào thần kinh và mỗi tế bào có khoảng 100 sợi lông
cảm biến. Những sợi lông này cảm nhận được sự rung động của âm thanh.

Hình 11 Các sợi lông cảm giác trong ốc tai


13
Có 2 kích cỡ sợi lông:
• Sợi lông dài: phát hiện những tần số thấp;
• Sợi lông ngắn: phát hiện những tần số cao.
• Hiệu quả của những sợi lông cảm giác này giảm khi tiếp xúc với mức độ
tiếng ồn cao.
2.3.6. Bảo vệ thính giác

Thính giác có thể bảo vệ được ở một mức độ nhất định, bằng cách sử dụng nút
tai, hoặc các dụng cụ bảo vệ (bịt) tai.

Hình 12 Nút tai và bịt tai


Độ ồn có thể được giảm đến 20 dB khi sử dụng nút tai, và giảm tới 40 dB khi
sử dụng bịt tai. Tuy nhiên khi sử dụng các thiết bị bảo vệ tai có xu hướng gây trở
ngại, bất lợi trong giao tiếp bằng lời nói. Cách giải quyết những trở ngại này là sử
dụng các thiết bị một cách nhất quán và theo hướng dẫn để có hiệu quả.
Cách làm giảm tiếng ồn tốt nhất là trực tiếp tại nguồn phát; hoặc di chuyển
tiếng ồn ra khỏi nơi người làm việc.
Thông thường, đây không phải một lựa chọn thực tế trong môi trường bảo trì
hàng không. Thính giác của các kỹ sư bảo dưỡng luôn bị ảnh hưởng bởi những tiếng
ồn với cường độ trên 115 dB. Do đó, họ luôn cần sử dụng các số hình thức bảo vệ
thính giác phù hợp, trong điều kiện ở gần (200-300m) với máy bay có động cơ đang
hoạt động.

14
Hình 13 Bảo vệ tai trong hoạt động điều hành máy bay
2.3.7. Giảm thính lực tuổi già

Thính lực suy giảm một cách tự nhiên khi con người già đi. Đây được gọi là
giảm thính lực tuổi già. Khả năng nghe những âm thanh cao bị ảnh hưởng đầu tiên,
và xảy ra dần dần từ những năm 30 trở đi.

Hình 14 Ngưỡng nghe theo độ tuổi


15
Khi con người bị ảnh hưởng thường xuyên bởi tiếng ồn cường độ lớn, sự suy
giảm tính giác sẽ xảy ra sớm hơn.
2.3.8. Kỹ sư Bảo trì máy bay và vấn đề thính giác
CAA của Vương quốc Anh đưa ra các khuyến nghị sau:
“Khả năng nghe được giọng nói đàm thoại trung bình là, trong phòng yên
tĩnh, ở khoảng cách 2m (6 feet) từ vì trí giám định viên. Bài kiểm tra thính lực này
được thực hiện để cung cấp đánh giá một cách khách quan. Người thính lực kém có
thể sử dụng thêm máy trợ tính, tuy nhiên cần xem xét đến tính thực tể của việc đeo
trợ thính trong công việc cụ thể của người đó.”

Hình 15 Bảo vệ tai trong hoạt động bảo dưỡng máy bay
Kỹ sư bảo trì máy bay cần hiểu được khả năng hạn chế của đôi tai để bảo vệ
bản thân khỏi những tiếng ồn quá mức. Họ cần bảo vệ tai một cách thích hợp và được
đào tạo về việc sử dụng các thiết bị bảo vệ tai một cách tốt nhất.

16
Hình 16 Bảo vệ tai trong hoạt động điều khiển sân bay
Quan điểm sai lầm rằng tai sẽ quen với tiếng ồn khi tiếp xúc thường xuyên,
trong trường hợp tiếng ồn này quá lớn sẽ làm tổn thương tai theo thời gian.

III. KẾT LUẬN


Như vậy, thính giác đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận thông tin, có
sức ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất làm việc của kĩ sư, phi công, những vị trí
khác. Qua bài tìm hiểu, chúng ta đã biết được cấu tạo của tai người, cơ chế tiếp nhận
âm thanh, các mức độ ảnh hưởng của tần số, cường độ âm thanh đến thính giác. Từ
đó ta có một số biện pháp bảo vệ thính giác thường được áp dụng. Hi vọng mọi người
sẽ hiểu và thực hiện đúng quy tắc an toàn khi làm việc ở những môi trường bị ảnh
hưởng nhiều từ tiếng ồn hoặc có tần số, cường độ âm thanh quá lớn, quá nhỏ nằm
ngoài mức an toàn mà con người có thể chịu đựng.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. EASA Module 9: Human Factors for Aviation Maintenance
2. https://www.faa.gov/pilots/safety/pilotsafetybrochures/media/hearing.pdf
3. https://www.skybrary.aero/index.php/Hearing_and_Noise_(OGHFA_BN)

17

You might also like