You are on page 1of 5

CHƯƠNG 4: LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ QUYẾT ĐỊNH CẦU

1. Một người tiêu dùng dành một khoản tiền là 2000 $ để mua hai sản phẩm X và Y, với PX
= 200 $/sp và PY = 500 $/sp. Phương trình đường ngân sách có dạng:
a. Y = 10 - (2/5)X
b. Y = 4 - (2/5)X
c. Y = 10 - 2,5X
d. Y = 4 - 2,5 X
2. Giả sử người tiêu dùng dành hết thu nhập I để mua 2 loại hàng hoá X, Y với đơn giá là
PX, PY và số lượng là x, y và đạt được lợi ích tối đa có:
a. MUX/PX = MUY/PY
b. MRSxy = Px/Py
c. MUX/ MUY = Px/PY
d. Các câu trên đều đúng
3. Một người tiêu thụ dành một số tiền nhất định để chi tiêu cho 2 sản phẩm X và Y. Nếu X
là loại hàng xa xỉ thì khi giá của X tăng lên và các yếu tố khác không đổi thì lượng hàng
hóa của Y được mua sẽ:
a. Tăng
b. Giảm
c. Không thay đổi
d. Không xác định được.
4. Đường bàng quan biểu thị tất cả những phối hợp tiêu dùng giữa hai loại sản phẩm mà
người tiêu dùng:
a. Đạt được mức hữu dụng như nhau
b. Đạt được mức hữu dụng giảm dần
c. Đạt được mức hữu dụng tăng dần
d. Sử dụng hết số tiền mà mình có
5. Giả sử cá nhân A tiêu dùng 2 hàng hóa là pizza và coca. Độ dốc của đường ngân sách
được đo lường bởi:
A) thu nhập của người tiêu dùng chia cho giá của coca
B) giá tương đối của pizza và coca
C) thu nhập tương đối mà người tiêu dùng chi cho pizza và coca
D) chi tiêu của người tiêu dùng cho pizza chia cho thu nhập của người tiêu dùng
6. Nếu giá tương đối của một cái áo vest gấp 2 lần giá của một bữa ăn thì chi phí cơ hội của
áo vest là?

1
A) độ dốc của đường ngân sách
B) độ dốc của đường bàng quan
C) phần bị chắn trên trục của áo vest
D) phần bị chắn trên trục của bữa ăn
7. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng cung cấp thông tin nào sau đây?
A) cấu trúc của một DN
B) lợi nhuận của DN
C) Đường cầu về hàng hóa của một DN
D) Đường cung về hàng hóa của một DN
8. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng có thể cung cấp thông tin về hành vi của người tiêu
dùng nào sau đây?
A) Những cá nhân đưa ra những lựa chọn duy lý
B) Những cá nhân đưa ra những lựa chọn bị ép buộc
C) Những cá nhân không ý thức được cách tối đa hóa lợi ích
D) Những cá nhân không phải là người tiêu dùng duy lý
9. Đường giới hạn ngân sách thể hiện:
A) Mức giá mà người tiêu dùng lựa chọn chi trả cho hàng hóa mà họ tiêu dùng
B) Các gói hàng hóa cung cấp bởi nhà sản xuất
C) Các gói hàng hóa mà người tiêu dùng có khả năng chi trả
D) Các gói hàng hóa đem lại cho người tiêu dùng cùng một mức hữu dụng
10. Giả sử một sinh viên sử dụng tất cả số tiền cho hai hàng hóa là macaroni và hamburger.
Giá của 1 hộp macaroni là $1.50 và giá của 1 hamburger là $3.50. Nếu sinh viên này có
$42, cô ấy nên lựa chọn tiêu dùng như thế nào?
A) 10 hộp macaroni và 9 hamburger
B) 12 hộp macaroni và7 hamburger
C) 14 hộp macaroni và 6 hamburger
D) 11 hộp macaroni và 8 hamburger
2
11. Có thể nhận xét gì khi người tiêu dùng A không sử dụng hết thu nhập?
A) A đang ở một điểm nằm ngoài đường giới hạn ngân sách
B) A đang ở một điểm nằm trong đường giới hạn ngân sách
C) Lượng hàng hóa mà A tiêu dùng không phải là một số dương
D) A đang ở một điểm mà tại đó đường ngân sách tiếp xúc với một trong 2 trục (trục tung
hoặc trung hoành)
12. Thu nhập giảm thì đường ngân sách sẽ:
A) dịch chuyển ra ngoài
B) dịch chuyển đến điểm nhiều hàng hóa được tiêu dùng nhất
C) dịch chuyển đến điểm ít hàng hóa được tiêu dùng nhất
D) dịch chuyển vào trong
13. Nếu thu nhập của người tiêu dùng giảm, đường ngân sách đối vói coca và pizza sẽ thay
đổi như thế nào?
A) Dịch chuyển ra bên ngoài, song song với đường ngân sách cũ
B) Dịch chuyển vào bên trong, song song với đường ngân sách cũ
C) Xoay ra bên ngoài theo hướng của pizza vì người tiêu dùng có thể mua được nhiều pizza
hơn
D) Xoay ra bên ngoài theo hướng của coca vì người tiêu dùng có thể mua được nhiều coca
hơn
14. Điều nào sau đây không đúng?
A) Độ dố của đường ngân sách thể hiện giá tương đối của hai hàng hóa
B) Độ dố của đường ngân sách thể hiện tỷ lệ mà người tiêu dùng đánh đổi của một hàng hóa
đối với hàng hóa còn lại
C) Độ dốc của đường ngân sách bằng với độ dốc của đường bàng quan cao nhất
D) Độ dốc của đường ngân sách là không đổi
15. Để thể hiện sự ưa thích của người tiêu dùng, những nhà kinh tế học sử dụng:
A) đường cầu

3
B) giới hạn ngân sách
C) đường bàng quan
D) đường cung
16. Nếu lượng tiêu dùng của một hàng hóa giảm, người tiêu dùng phải thay đổi lượng tiêu
dùng của hàng hóa còn lại như thế nào để hữu dụng không thay đổi?
A) Có thể giảm, tăng hoặc không thay đổi tiêu dùng của hàng hóa còn lại
B) Phải giảm tiêu dùng của hàng hóa còn lại
C) Phải tăng tiêu dùng của hàng hóa còn lại
D) Phải không thay đổi tiêu dùng của hàng hóa còn lại
17. Thuật ngữ nào thể hiện tỷ lệ mà tại đó người tiêu dùng sẵn lòng đánh đổi một hàng hóa
cho hàng hóa khác, trong khi mức độ hài lòng không thay đổi?
A) tỷ lệ trao đổi tương đối
B) giá trị của sản lượng biên
C) tỷ lệ thay thế biên
D) tỷ lệ của giá tương đối
18. Nếu hai hàng hóa là thay thế hoàn hảo thì tác động thu nhập của việc thay đổi giá đối với
hàng hóa còn lại là:
A) > 0
B) = 0
C) < 0
D) = 0 hoặc > 0
19. Cách xác định tỷ lệ thay thế biên trên đồ thị lựa chọn của người tiêu dùng là:
A) Độ dốc của đường ngân sách
B) Là tỷ lệ giữa độ dốc của đường ngân sách là đường bàng quan
C) Độ dốc của đường bàng quan
D) Là điểm tại đó đường ngân sách và đường bàng quan tiếp xúc

4
20. Dựa vào hình sau cho biết người tiêu dùng sẽ thích lựa chọn gói hàng hóa tại điểm nào?
A) B
B) C
C) D
D) E

You might also like