You are on page 1of 5

HOÁ TRỊ VÀ SỐ OXI HOÁ

I/ HÓA TRỊ
1/ Hóa trị trong hợp chất ion
*Trong các hợp chất ion , hóa trị của 1 nguyên tố bằng điện tích của ion và
được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó
VD:Trong hợp chất NaCl , Na có điện hóa trị 1+ và Cl có điện hóa trị 1– .
Trong hợp chất CaF2, Ca có điện hóa trị 2+ và F có điện hóa trị 1–
*Người ta quy ước , khi viết điện hóa trị của nguyên tố , ghi giá trị điện tích
trước, dấu của điện tích sau
* Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA , IIA , IIIA có số electron ở lớp
ngoài cùng là 1, 2, 3 có thể nhường nên có điện hóa trị là 1+ , 2+ , 3+
*Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA , VIIA nên có 6, 7 electron lớp
ngoài cùng , có thể nhận thêm 2 hay 1 electron vào lớp ngoài cùng , nên có
điện hóa trị 2– , 1–
2/ Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị
Quy tắc : Trong các hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của 1 nguyên tố được xác
định bằng số liên kết cộng hóa trị của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử
và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó
VD: Hoá trị các nguyên tố trong phân tử nước và metan
H – O – H                                      H
                                                H – C – H
                                                       H
Þ Trong H2O : Nguyên tố H có cộng hóa trị 1 , nguyên tố O có cộng hóa trị 2
Þ Trong CH4 : Nguyên tố C có cộng hóa trị hóa trị 4 , nguyên tố H có cộng hóa
trị 1

Xem thêm: https://hoahoc247.com/hoa-tri-va-so-oxi-hoa-a2370.html#ixzz6kWVlYvjF
Hóa trị và liên kết hóa học[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Hóa trị và Liên kết hóa học

Lớp vỏ electron ngoài cùng của nguyên tử cô lập trong trạng thái
chưa kết hợp gọi là vỏ hóa trị, và các electron trong lớp vỏ này gọi
là electron hóa trị. Số các electron hóa trị xác định lên tính chất liên
kết hóa học giữa các nguyên tử với nhau. Nguyên tử có xu
hướng phản ứng với nhau theo cách lấp đầy (hoặc làm trống) các vỏ
hóa trị ngoài cùng của chúng.[105] Ví dụ, sự truyền đổi một electron
giữa các nguyên tử là một cách xấp xỉ tốt cho liên kết hình thành
giữa một nguyên tử cần thêm một electron là đầy lớp vỏ hóa trị với
một nguyên tử khi bớt một electron nó sẽ đầy lớp vỏ, cách liên kết
này xuất hiện trong hợp chất natri clorua và những muối ion khác.
Tuy nhiên, nhiều nguyên tố có nhiều số hóa trị, và có xu hướng chia
sẻ nhiều electron khác nhau trong những hợp chất khác nhau. Như
thế, các liên kết hóa học giữa những nguyên tố hình thành theo kiểu
chia sẻ nhiều electron hơn là chỉ truyền đổi một electron. Ví dụ này
bao gồm nguyên tố cacbon và các hợp chất hữu cơ.[106]
Tính chất hóa học của các nguyên tố thể hiện tính tuần hoàn khi sắp
xếp trên bảng tuần hoàn, và các nguyên tố với cùng số electron hóa
trị tạo thành một nhóm trong cùng một cột của bảng. (Hàng ngang
tương ứng với sự lấp đầy lớp vỏ electron.) Các nguyên tố ở phía
ngoài cùng bên phải của bảng có lớp vỏ hóa trị đã được lấp đầy
electron, khiến cho những nguyên tố này rất thụ động trong các phản
ứng hóa học, hay còn gọi là khí hiếm.[107][108]

Nguồn gốc và trạng thái hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]


Nguyên tử chiếm khoảng 4,9% tổng mật độ năng lượng trong Vũ trụ
quan sát được[117] (còn lại là vật chất tối và năng lượng tối), với mật
độ trung bình khoảng 0,25 nguyên tử/m 3.[118] Trong một thiên
hà như Ngân Hà, nguyên tử có độ tập trung cao hơn, với mật độ vật
chất bên trong môi trường liên sao (ISM) từ 105 đến 109 nguyên
tử/m3.[119] Mặt Trời nằm trong Bong bóng địa phương, một vùng tập
trung khí ion hóa cao, do vậy mật độ ở môi trường lân cận hệ Mặt
Trời trung bình vào khoảng 103 nguyên tử/m3.[120] Các ngôi sao hình
thành từ những đám mây đậm đặc trong ISM, và quá trình tiến hóa
của sao dần dần làm giàu môi trường trong ISM với các nguyên tố
nặng hơn hiđrô và heli. Có tới 95% nguyên tử trong Ngân Hà tập
trung bên trong các ngôi sao và tổng khối lượng nguyên tử chiếm
khoảng 10% khối lượng toàn thiên hà. [121] (phần khối lượng còn lại đa
số là vật chất tối.)[122]
Sự hình thành[sửa | sửa mã nguồn]
Electron tồn tại trong Vũ trụ từ giai đoạn sơ khai sau Vụ nổ lớn. Hạt
nhân nguyên tử hình thành trong các phản ứng tổng hợp hạt nhân.
Quá trình tổng hợp hạt nhân sau Vụ nổ lớn tạo ra phần lớn heli, liti,
và deuteri trong Vũ trụ, và có lẽ là berili và bo.[123][124][125]
Sự tồn tại khắp nơi và tính ổn định của nguyên tử dựa trên năng
lượng liên kết của nó, có nghĩa là nguyên tử có năng lượng thấp hơn
so với một hệ không liên kết gồm hạt nhân và các electron. Khi nhiệt
độ cao hơn năng lượng ion hóa nguyên tử, vật chất tồn tại ở trạng
thái plasma – chất khí chứa ion điện tích dương (hoặc thậm chí cả
hạt nhân trần trụi) và electron. Khi nhiệt độ giảm xuống dưới mức
năng lượng ion hóa, các nguyên tử bắt đầu hình thành theo các định
luật của vật lý thống kê. Nguyên tử (khi đã bắt các electron) trở lên
vượt trội so với các hạt tích điện sau 380.000 năm từ Big Bang— một
kỷ nguyên gọi là "tái kết hợp", khi Vũ trụ giãn nở ra và lạnh đi cho
phép các electron gắn kết được với hạt nhân. [126]
Do Vụ nổ lớn không sinh ra cacbon hoặc nguyên tử nặng hơn, hạt
nhân nguyên tử được sản sinh trong lòng các ngôi sao thông qua
phản ứng tổng hợp hạt nhân để tạo ra nhiều nguyên tố heli hơn, và
(thông qua quá trình bộ ba heli) sản sinh ra các nguyên tố cacbon
cho tới sắt;[127] xem thêm tổng hợp hạt nhân sao.
Những loại đồng vị như liti-6, cũng như một số đồng vị berilli và bo
sản sinh trong không gian thông qua phản ứng bắn phá của tia vũ
trụ.[128] Khi chùm tia proton năng lượng cao va đập vào hạt nhân
nguyên tử trong khí quyển Trái Đất, khiến cho một lượng lớn số hạt
nhân nhẹ sinh ra.
Những nguyên tố nặng hơn sắt hình thành trong vụ nổ siêu tân
tinh thông qua quá trình-r (r-process) và trong các sao nhánh tiệm
cận khổng lồ (AGB stars) thông qua quá trình-s (s-process), cả hai
quá trình có sự bắt neutron của hạt nhân nguyên tử. [129] Những
nguyên tố như chì hình thành từ sản phẩm của quá trình phân rã
phóng xạ của các nguyên tố nặng hơn như urani. [130]
Các dạng hiếm và trên lý thuyết
Nguyên tố siêu nặng[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Nguyên tố siêu urani

Các đồng vị với số nguyên tử lớn hơn của chì (82) có tính phóng xạ,
các nhà vật lý đã đề xuất về sự tồn tại của "đảo bền" cho những
nguyên tố có số nguyên tử lớn hơn 103. Những nguyên tố siêu nặng
này có hạt nhân tương đối ổn định trong quá trình phân rã. [146] Ứng
cử viên cho nguyên tử siêu nặng ổn định đó là unbihexium, có 126
proton và 184 neutron.[147]
Vật chất ngoại lai[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Vật chất ngoại lai
Mỗi hạt vật chất đều có dạng tương ứng trên lý thuyết đó là hạt phản
vật chất với điện tích trái dấu. Hay hạt positron điện tích dương là
phản hạt của electron và phản proton điện tích âm là phản hạt của
proton. Khi vật chất và phản vật chất tương ứng gặp nhau chúng lập
tức bị hủy thành các tia gamma. Bởi vì lý do này, cùng với sự mất
cân bằng giữa lượng vật chất và phản vật chất trong vũ trụ, phản vật
chất rất hiếm thấy trong vũ trụ. (Mặc dù nguyên nhân của sự mất cân
bằng trên quy mô Vũ trụ chưa được hiểu đầy đủ, một số lý thuyết đã
đề xuất ra về sự vi phạm đối xứng CPT trong thời điểm của Vụ nổ
lớn.) Và hiện nay chưa có dạng phản vật chất nào tìm thấy tồn tại
trong tự nhiên.[148][149] Trong phòng thí nghiệm, năm 1996, trung tâm
nghiên cứu hạt hạ nguyên tử CERN ở Genève đã lần đầu tiên tạo ra
được phản hiđrô.[150][151]
Các nhà vật lý cũng tạo ra được những nguyên tử ngoại lai khác
bằng cách thay hạt proton, neutron hay electron bằng hạt khác có
cùng điện tích. Ví dụ, trong nguyên tử hiđrô hạt electron được thay
thế bằng lepton nặng hơn là muon, tạo ra nguyên tử proton-muon.
Nguyên tử ngoại lai là một trong những mẫu để các nhà vật lý kiểm
chứng các tiên đoán cơ bản của vật lý, như của thuyết điện động lực
học lượng tử hay sự biến đổi theo thời gian của các hằng số vật lý
Khi làm lạnh vật liệu xuống dưới một mức gọi là nhiệt độ tới hạn, vật liệu trải qua sự chuyển
pha trong đó nó mất hoàn toàn tính kháng điện (điện trở) đối với dòng điện, hay chính là
hiệu ứng siêu dẫn. Trong lý thuyết BCS, các cặp electron được gọi là cặp Cooper trong
chuyển động của chúng bắt cặp với nguyên tử gần đấy thông qua những dao động dàn
nguyên tử gọi là phonon, do đó cặp Cooper tránh được va chạm với các nguyên tử mà
thường tạo ra điện trở.[123] (các cặp Cooper có bán kính xấp xỉ bằng 100 nm, do đó nếu coi
chúng như sóng vật chất thì chúng có thể chồng chập lẫn nhau.) [124] Tuy nhiên, cơ chế ẩn
chứa cho hiệu ứng siêu dẫn nhiệt độ cao hơn ở một số vật liệu vẫn còn là câu đố bí ẩn chưa
có lý thuyết giải thích thỏa đáng.
Các electron bên trong vật dẫn, mà chính chúng cũng là những giả hạt, khi đặt trong nhiệt
độ rất gần với độ không tuyệt đối, có thể được phân ra thành ba loại giả
hạt: spinon, orbiton và holon.[125][126] Hạt đầu tiên mang spin và mômen từ, hạt tiếp theo mang
vị trí orbitan của nó trong hạt còn lại mang điện tích.

You might also like