You are on page 1of 13

CHƢƠNG 2:

QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP

1. Phân biệt tài sản và TSCĐ; TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình của doanh nghiệp?
2. Vì sao trong quản lý TCDN người ta phải sử dụng nhiều cách phân loại TSCĐ?
3. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao có ảnh hưởng như thế nào đến việc bảo toàn
VCĐ?
4. Trong thực tế, tại sao các doanh nghiệp không xác định mức khấu hao thấp để tăng lợi
nhuận của doanh nghiệp?
5. Hãy cho biết ưu và nhược điểm của các phương pháp khấu hao TSCĐ?
6. Hãy nêu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và ý nghĩa của các chỉ tiêu? Nêu
các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định?

Bài 1:
Để đáp ứng yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, cuối năm báo cáo doanh nghiệp X mua 5
máy Photocopy. Giá mua theo hoá đơn là 50.000.000 đ/ máy. Chi phí vận chuyển lắp đặt và chạy
thử toàn bộ 5 máy trên là 5.000.000 đ. Thời gian sử dụng về mặt kỹ thuật theo thiết kế của các
máy vi tính trên là 8 năm, thời gian sử dụng kinh tế dự tính là 5 năm.
Yêu cầu:
1. Lập bảng xác định mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm của dàn máy vi tính trên
theo phương pháp:
a. khấu hao bình quân
b. khấu hao số dư giảm dần
c. khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng
2. Nhận xét về tốc độ thu hồi vốn đầu tư qua các phương pháp khấu hao trên.

Bài 2:
Doanh nghiệp X có tài liệu sau (N0):
I. Tài liệu năm báo cáo:
1. Theo số liệu trên bảng cân đối kế toán ngày 30/9/N:
Nguyên giá TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh là 1.750.000.000 đ
Trong đó: - TSCĐ phải tính khấu hao là 1.495.000.000 đ
- TSCĐ không phải tính khấu hao là 255.000.000 đ
2. Các TSCĐ phải tính khấu hao của doanh nghiệp được mua sắm từ các nguồn vốn sau:
- Ngân sách Nhà nước cấp: 850.000.000 đ
- Nguồn vốn đầu tư XDCB của doanh nghiệp: 115.000.000 đ
- Vay dài hạn Ngân hàng: 530.000.000 đ
3. Theo dự kiến trong tháng 10 doanh nghiệp bán thanh lý một TSCĐ có nguyên giá
50.000.000đ, khấu hao cơ bản đã trích là 45.000.000đ. Các TSCĐ này được mua sắm bằng vốn
Ngân sách cấp.
4. Trong tháng 11, doanh nghiệp sẽ dùng nguồn vốn tự có, đầu tư XDCB để mua sắm bổ
sung một phương tiện vận tải dùng cho sản xuất kinh doanh, trị giá theo hoá đơn là 70.000.000đ
II. Tài liệu năm kế hoạch (N1):
1. Theo kế hoạch XDCB và mua sắm máy móc thiết bị:
a. Trong tháng 2, doanh nghiệp sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng một phân xưởng sản xuất
mặt hàng mới bằng vốn vay dài hạn ngân hàng với giá dự toán là 372.000.000đ.
b. Trong tháng 5, doanh nghiệp sẽ dùng quỹ đầu tư phát triển mua sắm bổ sung một số thiết
bị sản xuất trị giá 48.000.000đ.
2. Trong tháng 10, doanh nghiệp sẽ thanh lý, nhượng bán một số TSCĐ có nguyên giá là
60.000.000đ, số tiền khấu hao cơ bản đã trích là 36.000.000đ. Các TSCĐ này được mua sắm
bằng vốn đầu tư XDCB của doanh nghiệp.
3. Theo kế hoạch trong tháng 11 và tháng 12, doanh nghiệp sẽ thuê (thuê hoạt động) của
doanh nghiệp khác một số TSCĐ có nguyên giá là 115.000.000đ. Chi phí đi thuê dự kiến là
1.500.000đ.
4. Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân trong năm kế hoạch là 10%/ năm.
Yêu cầu: Căn cứ vào tài liệu trên hãy xác định:
1. Số tiền trích khấu hao TSCĐ năm kế hoạch của doanh nghiệp.
2. Phân phối sử dụng số tiền khấu hao năm kế hoạch của doanh nghiệp.

Bài 3:
Doanh nghiệp X có tài liệu về TSCĐ ở năm N như sau:
1. Tổng nguyên giá TSCĐ có tính chất sản xuất ở đầu năm là 10.500 triệu đồng. Số khấu
hao lũy kế là 1.810 triệu đồng.
2. Trong năm dự kiến có sự biến động về TSCĐ như sau:
- Tổng nguyên giá tăng: 1.530 triệu đồng
- Tổng nguyên giá giảm: 880 triệu đồng, số tài sản này đã trích khấu hao được 590
triệu đồng.
- Mức khấu hao dự kiến trong năm là 1.038 triệu đồng.
- Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm là 39.468 triệu đồng.
Yêu cầu:
a. Tính hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp năm N
b. Tính hệ số hao mòn TSCĐ của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm N (31/12)

Bài 4:
Căn cứ vào tài liệu ở bài tập 2 và các tài liệu bổ sung sau đây của doanh nghiệp X, hãy xác
định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định trong năm kế hoạch của doanh nghiệp
Tài liệu bổ sung:
1. Luỹ kế số tiền khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp đến ngày 30/9 năm báo cáo là:
373.750.000đ.
2. Số tiền trích khấu hao TSCĐ trong quý 4 năm báo cáo theo kế hoạch là 37.250.000đ.
3. Doanh thu và lợi nhuận thuần từ các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp trong năm kế
hoạch dự kiến như sau:
(Giả định doanh thu do hoạt động liên doanh toàn bộ từ hoạt động đem TSCĐ đem góp vốn
liên doanh trước năm báo cáo đem lại)
Đơn vị: 1000đ
Hoạt động Doanh thu Lợi nhuận thuần
1. Sản xuất kinh doanh chính 5.150.000 231.700
2. Sản xuất kinh doanh phụ 714.000 11.800
3. Liên doanh 30.500 21.000
4. Đầu tư tài chính 22.000 3.000
5. Hoạt động khác 53.500 7.500
Cộng 5.970.000 275.000

Bài 5:
Doanh nghiệp A có tài liệu sau về các năm báo cáo và năm kế hoạch:
I. Tài liệu năm báo cáo:
1. Số dư về TSCĐ trên bảng cân đối kế toán ngày 30/9 theo nguyên giá là 15.800.000.000đ,
trong đó giá trị TSCĐ không phải tính khấu hao là 100.000.000đ.
2. Trong tháng 10, doanh nghiệp dự kiến mua thêm một số phương tiện vận tải với nguyên
giá là 300.000.000đ.
3. Trong tháng 12, doanh nghiệp nhượng bán một số TSCĐ với nguyên giá là 400.000.000đ.
4. Số tiền khấu hao TSCĐ luỹ kế đến 31/12 năm báo cáo là 3.600.000.000đ.
II. Tài liệu năm kế hoạch:
1. Trong tháng 2, doanh nghiệp dùng vốn đầu tư XDCB mua sắm một số TSCĐ mới với
nguyên giá là 120.000.000đ (đưa vào sử dụng ngay cho sản xuất kinh doanh)
2. Trong tháng 5, doanh nghiệp sẽ thanh lý một TSCĐ có nguyên giá là 180.000.000đ đã
khấu hao được 100.000.000đ. Chi phí thanh lý dự toán là 1.500.000đ.
3. Trong tháng 6, doanh nghiệp dự kiến cho doanh nghiệp khác thuê một số TSCĐ chưa cần
dùng có nguyên giá 100.000.000đ, chi phí cho thuê theo hợp đồng dự tính là 18.000.000đ.
4. Trong tháng 7, theo kế hoạch sửa chữa thường xuyên doanh nghiệp sẽ tiến hành sửa chữa
một số TSCĐ có nguyên giá 210.000.000đ, chi phí sửa chữa dự tính là 12.000.000đ.
5. Trong tháng 8, doanh nghiệp sẽ mua (đưa vào sử dụng ngay) một số thiết bị động lực với
nguyên giá là 240.000.000đ bằng tiền vốn vay dài hạn ngân hàng.
6. Trong tháng 9 doanh nghiệp dùng quỹ đầu tư phát triển để mua một số máy móc thiết bị có
giá trị TSCĐ là 84.000.000đ.
7. Trong tháng 10, doanh nghiệp sẽ nhượng bán một số TSCĐ với nguyên giá 156.000.000đ,
đã khấu hao 56.000.000đ.
8. Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân kỳ kế hoạch là 12%/năm.
9. Tổng doanh thu thực hiện trong năm dự tính là 31.508.000.000đ
10. Lợi nhuận thuần dự tính cả năm là 480.000.000đ
11. Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư hình thành TSCĐ phải tính khấu hao tính đến cuối năm kế
hoạch dự tính như sau:
- Từ vốn Ngân sách cấp: 56%
- Từ vốn tự bổ sung của doanh nghiệp: 24%
- Từ vốn vay dài hạn Ngân hàng: 20%
Yêu cầu: Căn cứ vào tài liệu trên hãy xác định:
1. Số tiền khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp A năm kế hoạch và phân phối sử dụng số tiền
khấu hao theo nguồn hình thành TSCĐ phù hợp.
2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp năm kế hoạch.

Bài 6:
Doanh nghiệp B có tài liệu sau:
I. Năm báo cáo:
1. Tổng nguyên giá TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh ở đầu năm là 1.750.000.000đ.
Trong đó:
- TSCĐ đang sử dụng: 1.595.000.000đ.
- TSCĐ chưa sử dụng (dự trữ được phép): 92.000.000đ.
- TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý: 63.000.000đ.
2. Số tiền khấu hao TSCĐ luỹ kế ở đầu năm: 437.500.000đ.
3. Tháng 5, được cấp trên cho phép, doanh nghiệp đã đưa một số TSCĐ dự trữ ra sử dụng có
nguyên giá là 40.000.000đ.
4. Tháng 9, doanh nghiệp đưa một số tài sản không cần dùng (do không phù hợp với nhu cầu
sản xuất của doanh nghiệp) để góp vốn liên doanh với doanh nghiệp khác với giá trị là
45.000.000đ. Thời hạn liên doanh theo hợp đồng là 10 năm.
5. Số tiền trích khấu hao TSCĐ trong năm là 125.500.000đ.
6. Doanh thu thuần và lợi nhuận ròng từ các hoạt động kinh doanh đạt được trong năm như
sau:
Đơn vị: 1000đ

Chỉ tiêu Hoạt động sản xuất Hoạt động sản xuất Liên doanh
kinh doanh chính kinh doanh phụ
Doanh thu thuần 6.060.000 850.000 -
Lợi nhuận ròng 530.000 22.800 -
II. Năm kế hoạch:
1. Trong tháng 2 doanh nghiệp thanh lý một số TSCĐ có nguyên giá 50.000.000đ, số tiền
khấu hao đã trích là 44.000.000đ
2. Trong tháng 6, doanh nghiệp sẽ mua và đưa vào sử dụng một số phương tiện vận tải có giá
trị là 152.000.000đ.
3. Số tiền trích khấu hao trong năm là 131.000.000đ
4. Doanh thu thuần và lợi nhuận ròng từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm dự
kiến như sau:
Đơn vị tính: 1.000đ
Chỉ tiêu Hoạt động Hoạt động Liên Hoạt
sản xuất sản xuất doanh động
kinh doanh chính kinh doanh phụ khác
Doanh thu thuần 6.369.220 917.000 18.000 5.000
Lợi nhuận ròng 552.000 35.010 46.000 -
(Giả định doanh thu do hoạt động liên doanh toàn bộ từ hoạt động đem TSCĐ đem góp vốn
liên doanh năm báo cáo đem lại)
Yêu cầu: Căn cứ vào tài liệu trên, hãy xác định:
1. Tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ của Doanh nghiệp B năm báo
cáo và kế hoạch.
2. Đánh giá tình hình sử dụng VCĐ và TSCĐ của doanh nghiệp năm kế hoạch so với năm
báo cáo.
CHƢƠNG 3:
QUẢN TRỊ VỐN LƢU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1. Tại sao việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển VLĐ là mục tiêu của doanh nghiệp trong
công tác quản lý VLĐ?
2. Ưu nhược điểm của các phương pháp xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên?
3. Việc dự trữ hàng tồn kho, bán chịu sản phẩm cho khách hàng sẽ mang lại cho doanh
nghiệp những điểm lợi và bất lợi gì?
4. Hãy nêu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ và các biện pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp?
5. Hãy nêu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và phân tích các biện
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp?

Bài 1:
Doanh nghiệp X tính và nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ có những tài liệu sau:
I. Tài liệu năm báo cáo
1. Số dư vốn lưu động ở 3 quý đầu năm như sau:
Đầu quý 1: 4.000 triệu đồng.
Cuối quý 1: 3.780 triệu đồng.
Cuối quý 2: 3.680 triệu đồng.
Cuối quý 3: 3.580 triệu đồng.
2. Giá trị hàng bán bị trả lại 3 quý đầu năm: 1.000 triệu đồng.
3. Dự kiến quý 4 năm báo cáo:
- Giảm trừ doanh thu các loại sản phẩm: 600 triệu đồng.
- Vốn lưu động cuối quý 4: 3.360 triệu đồng.
- Số sản phẩm A tồn kho cuối quý là 1.000 sản phẩm.
4. Tổng lợi nhuận tiêu thụ các loại sản phẩm ước thực hiện cả năm 2.150 triệu đồng.
5. Thuế thu nhập phải nộp cả năm là 680 triệu đồng.
II. Tài liệu năm kế hoạch
1. Doanh thu tiêu thụ các loại sản phẩm năm kế hoạch tăng 25% so với năm báo cáo.
2. Số lượng sản phẩhm A sản xuất cả năm là 30.000 sản phẩm; số sản phẩm A tồn kho cuối
năm bằng 10% số lượng sản phẩm sản xuất cả năm.
3. Giá bán đơn vị sản phẩm A năm kế hoạch là 800.000 đ.
4. Giảm giá hàng bán của sản phẩm A là 2.240 triệu đồng.
5. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm A là 570.000 đ, hạ 5% so với năm BC
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tiêu thụ sản phẩm A được tính bằng 10% giá thành
sản xuất sản phẩm hàng hoá tiêu thụ.
7. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm khác là 2.600 triệu đồng. Giảm giá hàng bán của sản phẩm
khác là 588 triệu đồng và lợi nhuận thu được là 168 triệu đồng.
8. Thuế suất thuế thu nhập của doanh nghiệp là 25%.
9. Kỳ luân chuyển bình quân 1 vòng quay vốn lưu động năm kế hoạch rút ngắn được 12 ngày
so với năm báo cáo.
10. Tỷ lệ vốn lưu động trong các khâu dự tính:
Khâu dự trữ là 45%; Khâu sản xuất là 35%; Khâu lưu thông là 20% so với tổng nhu cầu vốn
lưu động trong năm.
Yêu cầu:
1. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết năm kế hoạch cho từng khâu
kinh doanh năm kế hoạch.
2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua các chỉ tiêu số lần chu chuyển, kỳ chu
chuyển và doanh lợi ròng vốn lưu động kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo.

Bài 2:
Doanh nghiệp A tính và nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ có tài liệu sau:
I. Tài liệu năm báo cáo:
1. Số dư VLĐ trong 3 quý đầu năm như sau:
Ngày 1/1 : 840 triệu đồng
Ngày 31/3: 850 triệu đồng
Ngày 30/6: 860 triệu đồng
Ngày 30/9: 870 triệu đồng
2. Số VLĐ thực có đến ngày 30-9 năm báo cáo được hình thành từ những nguồn sau:
Vốn do chủ sở hữu góp: 500 triệu đồng
Vốn tự bổ sung : 120 triệu đồng
Vốn liên doanh : 250 triệu đồng
3. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm thực tế 3 quý là 3000 triệu đồng.
4. Giảm giá hàng bán của 3 quý đầu năm là 500 triệu đồng
5. Dự kiến tình hình sản xuất kinh doanh quý 4 như sau:
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm cả quý: 1100 triệu đồng
- Giảm giá hàng bán trong quý: 160 triệu đồng
- Bổ sung nhu cầu VLĐ từ quỹ đầu tư phát triển: 260 triệu đồng
- Trả lại toàn bộ VLĐ liên doanh cho đơn vị góp vốn
- Số lượng sản phẩm K cuối quý là 300 sản phẩm.
II. Tài liệu năm kế hoạch:
1. Số lượng sản phẩm K sản xuất cả năm là 10.000 sản phẩm.
2. Dự kiến số lượng sản phẩm K tồn kho cuối năm bằng 10% số lượng sản phẩm sản xuất
trong năm.
3. Từ ngày 1/1 giá bán đơn vị sản phẩm K là 180.000đ/sản phẩm.
4. Sản phẩm K có thuế TTĐB là 83,7 triệu đồng
5. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm khác là 3000 triệu đồng, Giảm giá hàng bán là 150 triệu
đồng.
6. Kỳ luân chuyển bình quân một vòng quay VLĐ năm kế hoạch rút ngắn 18 ngày so với
năm báo cáo.
7. Doanh nghiệp dự kiến bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển cho VLĐ trong cả năm là 70 triệu
đồng.
8. Vốn đầu tư XDCB chưa sử dụng trong năm là 80 triệu đồng.
9. Dự kiến trong năm sẽ huy động vốn góp liên doanh là 80 triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết năm kế hoạch.
2. Xác định số VLĐ thừa hoặc thiếu so với nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết. Hướng
cân đối nhu cầu VLĐ thiếu năm kế hoạch?

Bài 3:
Doanh nghiệp X tính và nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp có các tài liệu sau:
I. Tài liệu năm báo cáo
1. Số dư bình quân vốn lưu động trong 3 quý đầu năm báo cáo như sau:
Quý I : 730 triệu đồng
Quý II : 750 triệu đồng
Quý III : 780 triệu đồng
2. Số vốn lưu động có đến 30/9 năm báo cáo là 550 triệu đồng.
3. Doanh thu tiêu thụ các loại sản phẩm 3 quý đầu năm là 4.140 triệu đồng.
4. Thuế VAT đầu ra 3 quý là 810 triệu đồng.
5. Tình hình sản xuất kinh doanh trong quý 4 nhƣ sau:
- Trích quỹ đầu tư phát triển để bổ sung vốn lưu động là 550 triệu đồng.
- Trả vốn vay ngắn hạn là 10 triệu đồng.
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong quý là 1.610 triệu đồng
- Thuế VAT đầu ra của quý là 320 triệu đồng
II. Tài liệu năm kế hoạch
1. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm kế hoạch dự kiến tăng 20% so với năm báo cáo.
2. Dự tính thuế VAT phải nộp (đầu ra ) cả năm là 1.356 triệu đồng.
3. Kỳ luân chuyển vốn lưu động rút ngắn 6 ngày so với năm báo cáo.
Yêu cầu:
1. Xác định nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên cần thiết cho từng khâu kinh
doanh năm kế hoạch? Biết rằng tỷ lệ vốn lƣu động trong khâu dự trữ là 40%; khâu
sản xuất là 35%; khâu lưu thông là 25%.
2. Số vốn lƣu động thừa hoặc thiếu so với nhu cầu vốn lƣu động năm kế hoạch?

Bài 4:
Doanh nghiệp B tính và nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ có các tài liệu sau:
I. Tài liệu năm báo cáo
1. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong năm là 417 triệu.
2. Giảm giá hàng bán trong năm là 28,875 triệu đồng.
3. Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ trong năm là 343,125 triệu đồng.
4. Số dư vốn lưu động tại các thời điểm trong năm như sau:
Đơn vị tính: 01 triệu đồng
Đầu năm Cuối Quý I Cuối Quý II Cuối Quý III Cuối Quý IV
117 123 129 135 144

5. Theo số liệu kế toán ngày 31/12


Tổng nguyên giá TSCĐ dùng trong sản xuất là 2434,2 triệu đồng.
Số tiền khấu hao luỹ kế là 500,2 triệu đồng.
II. Tài liệu năm kế hoạch
1. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong năm dự kiến tăng 35% so với năm báo cáo
2. Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm dự kiến tăng 20% so với năm báo cáo.
3. Dự kiến rút ngắn kỳ luân chuyển vốn lưu động là 20 ngày so với năm báo cáo.
4. Tình hình sử dụng TSCĐ trong năm như sau:
- Trong quý I sẽ thanh lý một số TSCĐ đã hết thời hạn sử dụng với nguyên giá là 124
triệu đồng.
- Trong quý II sẽ đưa vào sử dụng một số TSCĐ mới nguyên giá là 262 triệu đồng.
- Số tiền khấu hao trích trong năm theo kế hoạch là 62 triệu đồng.
- Giảm giá hàng bán là 55,35 triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Xác định tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh năm kế hoạch?
2. So sánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong năm kế hoạch so với năm báo cáo qua
các chỉ tiêu số lần luân chuyển, kỳ luân chuyển và số vốn lưu động tiết kiệm được?

Bài 5:
Công ty dệt Thành Công sử dụng nhiều chủng loại nguyên vật liệu được cung cấp từ nhiều
doanh nghiệp khác nhau. Mỗi loại nguyên vật liệu được một nhà thầu cung cấp với chi phí đặt
hàng là 225.000 đ cho một lần đặt hàng. Trong năm kế hoạch công ty dự tính cần 1.000 đơn vị
nguyên liệu của nhà cung cấp K với giá mua là 800.000 đ một đơn vị, chi phí lưu kho bằng 10%
giá mua.
Hãy áp dụng phương pháp tổng chi phí tối thiểu để xác định:
1. Số lượng nguyên liệu tối đa mỗi lần cung cấp là bao nhiêu?
2. Mức tồn kho trung bình của loại nguyên liệu trên?
3. Số lần đặt hàng tối ưu mỗi năm và thời gian cách nhau giữa 2 lần cung cấp?
4. Tổng chi phí tồn kho dự trữ loại vật tư trên trong năm kế hoạch?

Bài 7:
Công ty điện tử Phương Nam sử dụng bình quân 3.000 đơn vị vật tư H mỗi năm. Chi phí mỗi
lần đặt hàng là 600.000 đ, giá mua là 1.600.000 đ một đơn vị vật tư và chi phí lưu kho bằng 10%
giá mua.
Hãy xác định:
1. Số lượng đặt hàng tối ưu cho mỗi lần cung cấp của công ty?
2. Tổng chi phí tồn kho dự trữ của loại vật tư trên trong năm kế hoạch?
3. Giả sử mức chi phí mỗi lần đặt hàng giảm xuống còn 486.000 đ thì tổng chi phí tồn
kho dự trữ loại vật tư trên trong năm sẽ tiết kiệm được bao nhiêu?
CHƢƠNG 4
QUẢN TRỊ CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

1. Phân biệt chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm?
2. Trình bày các cách phân loại chi phí sxkd và cho biết tác dụng của mỗi các phân loại
chi phí?
3. Tại sao các doanh nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu đổi mới thiết bị và công nghệ
trong sxkd?
4. Hạ giá thành sản phẩm đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả trong việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm?
5. Phân biệt doanh thu bán hàng và tiền thu bán hàng của doanh nghiệp?
6. Việc đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu bán hàng sẽ đem lại lợi ích gì cho doanh
nghiệp?
7. Tại sao lợi nhuận tính thuế có thể khác với lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp?
8. Phân tích phương hướng và biện pháp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp?
9. Phân tích các yêu cầu trong phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp? Hãy cho biết định
hướng trong phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp?
10. Phân biệt cơ chế phân phối lợi nhuận trong các công ty nhà nước và cơ chế phân phối
lợi nhuận của công ty cổ phần?

Bài 1:
Căn cứ vào tài liệu sau, hãy lập dự toán chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí trong năm kế
hoạch của doanh nghiệp X:
Tài liệu:
1. Năm kế hoạch, doanh nghiệp dự kiến sản xuất 2.000 sản phẩm A, 3.000 sản phẩm B. Định
mức chi phí lao động, vật tư cho một đơn vị sản phẩm như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản chi phí Sản phẩm A Sản phẩm B
1. Nguyên vật liệu chính 0,4 0,5
2. Vật liệu phụ 0,2 0,1
3. Tiền lương CNSX 0,12 0,08
4. Các khoản trích theo lương tính theo tỷ lệ quy định - -

2. Dự toán chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp cả năm kế hoạch:
- Tiền lương cán bộ, nhân viên quản lý: 85 trđ
- Các khoản trích theo lương của cán bộ, nhân viên quản lý tính theo tỷ lệ quy định
- Khấu hao TSCĐ : 250 trđ
- Nhiên liệu : 80 trđ
- Công cụ lao động nhỏ, dụng cụ : 12 trđ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài : 65 trđ
- Chi phí khác bằng tiền : 20 trđ
3. Dự toán chi phí nghiên cứu, chế thử sản phẩm mới:
- Nguyên vật liệu chính : 520 trđ
4 - Vật liệu phụ : 60 trđ
- Nhiên liệu, động lực : 35 trđ
,, - Tiền lương : 105,5 trđ
- Các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định
- Khấu hao TSCĐ : 5,6 trđ
4. Thuê TSCĐ cả năm : 40 trđ
5. Số tiền thuế phải nộp cả năm kế hoạch:
- Thuế VAT: 1.825 trđ
- Thuế TNDN: 550 trđ
Ss
Bài 2:
Căn cứ vào tài liệu sau đây của doanh nghiệp X, hãy xác định giá thành sản xuất và giá
thành toàn bộ đơn vị sản phẩm A và sản phẩm B năm kế hoạch.
Tài liệu:
1. Năm kế hoạch doanh nghiệp dự định sản xuất loại sản phẩm A và B. Sản lượng sản xuất cả
năm của sản phẩm A là 300 sản phẩm; sản phẩm B là 200 sản phẩm.
2. Định mức hao phí vật tư, lao động cho 1 đơn vị sản phẩm năm kế hoạch như sau:

Định mức tiêu hao/sản phẩm


Khoản chi phí Đơn giá
Sản plhẩm A Sản phẩm B
1. Nguyên vật liệu chính. 4 triệu đ/kg 15 kg 20 kg
Trong đó
- Trọng lượng tịnh 11 kg 16 kg
2. Vật liệu phụ 1 triệu đ/kg 4 kg 6 kg
3. Giờ công chế tạo sản phẩm 1,25 triệu đ/giờ 50 giờ 40 giờ
4. Các khoản trích theo lương triệu đồng
của CNSX theo tỷ lệ quy định.
5. Khấu hao TSCĐ chuyên dùng triệu đồng 23 triệu đ 28 triệu đ

3. Dự toán chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp năm kế hoạch như sau:
Đơn vị tính 1.000.000 đ
Khoản chi phí Chi phí sản xuất chung Chi phí quản lý DN
1. Tiền lương cán bộ nhân viên quản lý 8.000 4.000
2. Các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định - -
3. Nhiên liệu, động lực 1.000 1.480
4. Vật liệu phụ, dụng cụ 4.000 3.000
5. Khấu hao TSCĐ 5.000 3.500
6. Các chi phí khác bằng tiền 8.000 1.020
Cộng
4. Chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ theo tiền lương của
công nhân sản xuất và chỉ phân bổ cho sản phẩm hoàn thành.
5. Chi phí tiêu thụ sản phẩm A và B được tính bình quân 10 triệu đ/sản phẩm.
6. Phế liệu thu hồi từ nguyên liệu chính là 50% và giá 1kg phế liệu thu hồi là 1 triệu đ/kg.

Bài 3:
Căn cứ vào kết quả tính toán ở Bài tập 2 và các tài liệu bổ sung sau đây, hãy xác định:
1. Mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành toàn bộ sản phẩm sản xuất năm kế hoạch so với năm
báo cáo của doanh nghiệp?
2. Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ năm kế hoạch?
Tài liệu bổ sung:
I. Năm báo cáo
1. Số lượng sản phẩm tồn kho đầu năm gồm 40 sản phẩm A và 35 sản phẩm B.
2. Số lượng sản phẩm sản xuất cả năm gồm 250 sản phẩm A và 180 sản phẩm B.
3. Giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm năm báo cáo:
- Sản phẩm A : 268 triệu đồng/sản phẩm
- Sản phẩm B : 260 triệu đồng/sản phẩm
4. Trong năm báo cáo ngoài tiêu thụ hết số sản phẩm tồn kho đầu năm, doanh nghiệp còn tiêu thụ
được 90% số lượng sản phẩm sản xuất trong năm của 2 loại sản phẩm trên.
II. Năm kế hoạch
Năm kế hoạch ngoài tiêu thụ hết số sản phẩm tồn kho đầu năm, doanh nghiệp còn tiêu thụ được
95% số sản phẩm sản xuất trong năm của 2 loại sản phẩm trên.

Bài 4:
Căn cứ vào những tài liệu sau của doanh nghiệp X, hãy xác định:
1. Giá thành toàn bộ sản lượng hàng hoá tiêu thụ của năm kế hoạch?
2. Khả năng tăng lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm do hạ giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm hàng
hoá tiêu thụ?

I. Tài liệu năm báo cáo


1. Số lượng sản phẩm sản xuất cả năm 240.000 sản phẩm.
2. Số lượng sản phẩm tồn kho cuối năm báo cáo (ngày 31/12) là 20.000 sản phẩm.
3. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm là 30.000 đ.
II. Tài liệu năm kế hoạch
1. Số lượng sản phẩm sản xuất cả năm kế hoạch tăng 20% so với số lượng sản phẩm sản xuất
năm báo cáo.
2. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm hạ 5% so với năm báo cáo.
3. Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tiêu thụ sản phẩm không thay đổi so với năm báo cáo
và được tính bằng 5% giá thành sản xuất sản phẩm hàng hoá tiêu thụ.
4. Số lượng sản phẩm tồn kho cuối năm kế hoạch dự tính bằng 8% so với số lượng sản xuất cả
năm.

Bài 6:
Năm N tại doanh nghiệp H tính và nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ có các tài liệu sau:
1. Số lượng sản phẩm A tồn kho chưa tiêu thụ cuối năm (N-1) là 2.500 sản phẩm.
2. Số lượng sản phẩm A sản xuất cả năm là 45.700 sản phẩm, giá thành sản xuất sản phẩm A là
6,54 triệu đ/ một sản phẩm, tăng 5% so với năm (N-1).
3. Số lượng sản phẩm A tồn kho cuối năm N là 1.500 sản phẩm.
4. Giá bán sản phẩm A theo hợp đồng là 7,56 triệu đ/sản phẩm, tăng 8% so với năm (N-1).
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tiêu thụ sản phẩm được tính bằng 2% giá thành sản
xuất sản phẩm tiêu thụ.
6. Giảm giá hàng bán của sản phẩm A tiêu thụ là 17.388 triệu đ.
7. Doanh thu tiêu thụ các loại sản phẩm khác cả năm là 313.340 triệu đ.
Giá thành toàn bộ các loại sản phẩm này là 266.300 triệu đ.
Giảm trừ doanh thu của các sản phẩm này là 14.040 triệu đ.
8. Doanh thu từ hoạt động liên doanh là 2.650 triệu đ.
Chi phí cho các hoạt động liên doanh là 235 triệu đ.
Hãy xác định
1. Tổng doanh thu của doanh nghiệp H trong năm N?
2. Tổng lợi nhuận trƣớc thuế thu nhập của doanh nghiệp thu đƣợc từ các hoạt động sản
xuất kinh doanh trong năm N?
3. Số lợi nhuận tiêu thụ tăng (hoặc giảm) do sự thay đổi của giá thành sản xuất và giá bán sản
phẩm A năm N so với năm (N-1)?
Biết rằng số sản phẩm A tồn kho đầu năm N đã được tiêu thụ hết trong năm.

Bài 7:
Doanh nghiệp X tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có các tài liệu sau:
I. Tài liệu năm báo cáo
1. Số lượng sản phẩm A chưa tiêu thụ tính đến cuối năm là 6.250 sản phẩm.
2. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm A năm báo cáo là 5,5 triệu đ/sản phẩm.
II. Tài liệu năm kế hoạch
Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm như sau:
1. Sản xuất kinh doanh chính:
Trong năm doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ 2 loại sản phẩm chủ yếu là A và B:
a/ Số lượng sản phẩm sản xuất cả năm của sản phẩm A là 45.000 sản phẩm, sản phẩm B là
6.500 sản phẩm.
b/ Số lượng sản phẩm B tiêu thụ trong năm là 5.200 sản phẩm, số sản phẩm A chuyển sang
năm sau tiêu thụ là 3.500 sản phẩm.
c/ Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm A tăng 4% so với năm báo cáo, giá thành sản xuất đơn
vị sản phẩm B là 3,65 triệu đ/sản phẩm.
d/ Chi phí tiêu thụ sản phẩm A và B đều tính bằng 4% giá thành sản xuất của sản phẩm hàng
hoá tiêu thụ.
đ/ Giá bán đơn vị sản phẩm A là 7,15 triệu đ/sản phẩm, tăng 10% so với năm báo cáo; sản
phẩm B là 4,2 triệu đ/sản phẩm.
e/ Giảm trừ doanh thu của sản phẩm A là 6.854,250 triệu đ, sản phẩm B là 546 triệu đ.
2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm phụ dự kiến trong năm là 20.892 triệu đ.
Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phụ theo kế hoạch là 16.713,6 triệu đ.
Chiết khấu thương mại của sản phẩm phụ tiêu thụ là 313,38 triệu đ.
3. Dự kiến số lợi nhuận được phân chia từ kết quả hoạt động liên doanh trong năm kế hoạch là
7.221,53 triệu đ.
Hãy xác định
1. Số tiền thuế thu nhập phải nộp ngân sách của doanh nghiệp năm kế hoạch?
2. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận ròng giá thành của
doanh nghiệp năm kế hoạch?
Biết rằng: Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 22% và số vốn kinh doanh sử dụng
bình quân năm kế hoạch của doanh nghiệp là 250.000 triệu đ.

Bài 8:
Doanh nghiệp X sản xuất sản phẩm thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có tài liệu sau:
I. Tài liệu năm báo cáo
1. Số sản phẩm H tồn kho chưa tiêu thụ ở cuối năm (ngày 31/12) theo kiểm kê là 300 sp
2. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm H là 85 triệu đ/sản phẩm
II. Tài liệu năm kế hoạch
1. Số lượng sản phẩm H dự kiến sản xuất cả năm là 12.000 sản phẩm. Dự kiến số sản phẩm H tồn
kho cuối năm bằng 10% số lượng sản phẩm sản xuất cả năm.
2. Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm H dự kiến giảm 3% so với năm báo cáo. Chi phí quản lý
doanh nghiệp và chi phí tiêu thụ sản phẩm H được tính bằng 2% giá thành sản xuất của sản phẩm
tiêu thụ.
3. Giá bán có thuế TTĐB sản phẩm H năm kế hoạch là 126 triệu đ/sản phẩm. Sản phẩm H tiêu thụ
phải nộp thuế TTĐB với thuế suất là 40%.
4. Doanh thu từ tiêu thụ các loại sản phẩm khác mà doanh nghiệp trong năm dự kiến là 248.528
triệu đ. Giá thành toàn bộ các sản phẩm này dự kiến là 206.278,8 triệu đ. Thuế gián thu phải nộp
của số sản phẩm này là 4.970 triệu đ
Hãy xác định:
1. Số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt doanh nghiệp phải nộp năm kế hoạch đối với loại sản phẩm H.
2. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh năm kế hoạch của doanh nghiệp.
Biết rằng số vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm kế hoạch của doanh nghiệp là 850.000
triệu đ và giá bán sản phẩm H năm kế hoạch là không đổi so với năm báo cáo.

You might also like