You are on page 1of 4

BÀI TỔNG KẾT CUỐI KỲ MÔN THÍ NGHIỆM VẬT LÝ

Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Trang – MSSV: 2014799


Lớp L01 – Tổ 5B
Bài số: 6, 7, 8, 9

BÀI 6: KHẢO SÁT MẠCH DAO ĐỘNG TÍCH PHÓNG


DÙNG ĐÈN NEON ĐO ĐIỆN TRỞ VÀ ĐIỆN DUNG

I. Tóm tắt nột dung


1. Mục đích thí nghiệm
- Làm quen và sử dụng bộ thí nghiệm vật lý MC – 958 và đo điện trở và điện dung bằng
mạch dao động tích phóng dùng đèn neon.
2. Cơ sở lí thuyết
- Mạch dao động tích phóng dùng đèn Neon là mạch giao động điện đơn giản. Gồm đèn
Neon (Ne), điện trở bảo vệ R, tụ điện C, nguồn Un

U=Us => đèn Neon sáng, tụ C tích điện sau đó phóng


U=Ut => đèn Neon tắt, trở thành vật cách điện
T= t2 -t1: thời gian sáng 2 lần liên tiếp (chu kì dao động)
3. Phương pháp đo
a. Đo hiệu điện thế sáng 𝑈𝑆 và hiệu điện thế tắt 𝑈𝑇 của
đèn Neon bằng máy đo thời gian đa năng hiện số, chính xác
0,01s. Với điện trở bảo vệ R = 150k mắc nối tiếp với đèn
neon Ne, vônkế V mắc song song với đèn.
b. Nghiệm công thức xác định chu kỳ τ của mạch dao
động tích phóng đèn Neon. Mắc mạch theo Hình 5. Sử dụng điện trở mẫu R0 = 1,00 ± 0,01M;
tụ điện mẫu C0 = 1,00 ± 0,01F. Đặt đầu cảm biến thu-phát quang điện hồng ngoại lên mặt
máy sao cho đèn neon Ne nằm giữa hai lỗ cửa sổ của đầu cảm biến.
Quy trình: Bấm khóa K. Điều chỉnh vôn kế cho Un=90V. Cắm phích lấy điện của máy đo
thời gian. Reset máy đo thời gian về trạng thái 0.000. Máy đo thời gian tự động đo khoảng thời
gian t0 của n = 50 chu kỳ dao động tích phóng 0 của mạch R0C0 ứng với 51 lần bứng sáng liên
tiếp của đèn neon Ne.
c. Xác định điện trở 𝑅𝑥 . Thay R0 bằng Rx cần đo. Thực hiện quy trình tương tự b
d. Xác định điện dung 𝐶𝑥 . Thay C0 bằng Cx cần đo. Thực hiện quy trình tương tự b
II. Qua bài thí nghiệm trên, sinh viên học được:
- Cách sử dụng bộ thí nghiệm vật lý MC – 958
- Biết được cách mắc mạch điện.
- Hiểu được mạch dao động tích phóng dùng đèn neon là như thế nào
- Biết được tác dụng của tụ C đối với đèn neon: khi tụ phóng điện và không phóng điện
thì giá trị của U như thế nào và từ đó ảnh hưởng đến đèn tắt và sáng như thế nào.
Bài 7: LÀM QUEN SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO ĐIỆN KHẢO SÁT CÁC MẠCH ĐIỆN
MỘT CHIỀU VÀ XOAY CHIỀU

I. Tóm tắt nột dung


1. Mục đích thí nghiệm
- Làm quen và sử dụng đồng hồ đa năng hiện số
- Khảo sát sự phụ thuộc nhiệt độ của điện trở kim loại
- Kiểm chứng phương pháp giản đồ vectơ Fresnel
- Xác định tổng trở, cảm kháng và dung kháng của các mạch điện => xác định điện dung
của tụ điện và hệ số tự cảm của cuộn dây dẫn.
2. Cơ sở lí thuyết
- Giới thiệu cách sử dụng đồng hồ đa năng hiện số kiểu DT9205 có độ chính xác cao.
𝑈
- Khảo sát mạch điện một chiều. Định luật Ôm đối với mạch xoay chiều: I=
𝑅

𝑅ₚ
Điện trở ở 0oC: R₀ =
1+𝛼.𝑡ₚ+𝛽.𝑡ₚ²

Nhiệt độ tuyệt đối của dây tóc bóng đèn:

- Khảo sát mạch điện xoay chiều R-C


- Khảo sát mạch điện xoay chiều R-L
𝑈
Định luật Ôm đối với mạch điện xoay chiều R-C, R-L: I=
𝑍

3. Phương pháp đo
a. Xác định nhiệt độ nóng sáng của dây tóc đèn: phải đo điện trở cúa dây tóc đèn ở nhiệt
độ phòng. Tháo vônkế V khỏi mạch điện , chọn thang đo “200”, dùng nó làm ômkế để
đo điện trở.
b. Kiểm tra hoạt động của bộ nguồn điện 12V-3A (AC-DC POWER SUPPLY): Bấm khoá
K →Vặn từ từ núm xoay P theo chiều kim đồng hồ → Kim chỉ dịch chuyển đều đặn trên toàn
thang đo ( 0 –12V) → Đạt yêu cầu.
c. Vẽ đặc tuyến vôn-ampe của bóng đèn dây tóc: Mắc mạch điện theo sơ đồ hình 2 (sgk).
Bộ nguồn điện 12V-3A/AC-DC cung cấp điện áp một chiều cho bóng đèn dây tóc Đèn (12V-
3W). Dùng hai đồng hồ đa năng hiện số DT9205 làm vônkế một chiều và ampekế một chiều A.
Bấm núm "ON/OFF" trên mặt vônkế V và ampekế A, cho chúng hoạt động. Bấm khoá K của
bộ nguồn. Quan sát, đọc và ghi giá trị cường độ dòng điện. (1)
d. Xác định điện dung của tụ điện trong mạch RC: Mắc tụ điện C và điện trở đồ hình
3(sgk). Điện áp xoay chiều ~12V. Dùng hai đồng hồ đa năng hiện số DT9205 làm vônkế và
ampekế xoay chiều. Tiến hành đo như (1)
e. Xác định hệ số tự cảm L của cuộn dây dẫn trong mạch RL: Mắc cuộn dây dẫn có điện
trở thuần r, hệ số tự cảm L nối tiếp với điện trở R theo sơ đồ hình 5. Điện áp xoay chiều ~12V.
Dùng hai đồng hồ đa năng hiện số DT9205 làm vônkế và ampekế xoay chiều. Tiến hành đo
như (1).
II. Qua bài thí nghiệm, sinh viên học được:
- Cách sử dùng đồng hồ hiệu đa năng
- Cách mắc mạch dòng điện xoay chiều
- Cách xác định điện dung C của tụ điện và hệ số tự cảm L của cuộn dây dẫn theo
phương pháp vôn-ampe đối với dòng xoay chiều
- Cách kiểm tra hoạt động của bộ nguồn điện có đạt yêu cầu hay không.

Bài 8: Xác định chiết suất của bản thủy tinh bằng kính hiển vi
I. Tóm tắt nội dung
1. Mục đích thí nghiệm
- Làm quen và sử dụng kính hiển vi có các vật kính và các thấu kính. Và xác định chiết suất
của bản thủy tinh bằng kính hiển vi.
2. Cơ sở lí thuyết.
Xét một chùm sáng hẹp HSA xuất phát từ một điểm S
nằm ở mặt dưới của bản thuỷ tinh phẳng.
𝑑 𝑆𝐻 𝑆𝑖𝑛 𝑖
Ta có: = ≈
𝑑1 𝑆1𝐻 𝑆𝑖𝑛 𝑟
Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng đối với tia sáng SAB
𝑆𝑖𝑛 𝑖
tại điểm A, ta có công thức : = n (n>1)
𝑆𝑖𝑛 𝑟
𝑑
=> n ≈
𝑑1
3. Trình tự thí nghiệm

a. Đo độ dày thực của bản thuỷ tinh bằng thước Panme (0  25mm, chính xác 0,01mm) .
d = 0,5.k + 0,01m (mm) với k là tổng số vạch hiện ra cả trên và dưới đường chuẩn không tính
vạch 0.

b. Đo độ dày biểu kiến của bản thuỷ tinh bằng kính hiển vi (các vật kính x4, x10, x40, x100
và các thị kính x10, x16; chính xác 0,002mm)

Đặt mắt qua thị kính 1. Vặn núm xoay 13 nâng cao dần ống ngắm 2 đến khi thấy rõ ảnh của
vạch ngang ⎯ ở mặt trên của bản thuỷ tinh. Vặn núm xoay 14 để chỉnh sắc nét. Đọc và ghi vị
trí đầu của thước tròn.

Đặt mắt qua thị kính 1. Vặn tiếp núm xoay 14 ngược chiều kim đồng hồ, đồng thời đếm số
vòng quay N của thước tròn cho tới khi nhìn thấy rõ ảnh sắc nét của vạch dọc  nằm ở mặt
dưới của bản thuỷ tinh. Đọc và ghi vị trí cuối của thước tròn.

1. Qua bài thí nghiệm, sinh viên học được:


- Các sử dụng thước Panme, kính hiển vi để đo độ dày bản thủy tinh.
- Cấu tạo của kính hiển vi, các thao tác với từng bộ phận của kính.

BÀI 9: Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì


I. Tóm tắt nội dung
1. Mục đích thí nghiệm
- Khảo sát sự tạo ảnh của vật qua thấu kính hội tụ. Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.
- Khảo sát sự tạo ảnh của vật qua hệ thấu kính gồm một thấu kính phân kì và một thấu
kính hội tụ.
- Đo tiêu cự của thấu kính phân kì.
2. Cơ sở lí thuyết
Tiêu cự f của thấu kính liên hệ với các khoảng cách d và d’ tính từ quang tâm của thấu
kính đến vật AB (có dạng hình số 1 nằm trong lỗ tròn của một tấm nhựa) và đến ảnh A'B’
của vật theo công thức:
1 1 1 𝑑𝑑′
= + Suy ra f =
𝑓 𝑑 𝑑′ 𝑑+𝑑′
3. Tiến hành thí nghiệm
a. Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ O1 (TKHT O1)
- Phương pháp Silbermann: (hình 2)
• Đặt vật AB gần sát đèn loại 6V-8W ở vạch 10cm. Vật AB
và màn M (kích thước 70x100mm) cách một khoảng nhỏ hơn 4f
và đặt TKHT O1 ở giữa.
• Di chuyển thấu kính trên băng quang học (dài 1000mm,
chính xác 1mm) một đoạn cm rồi di chuyển màn M hai đoạn cm
đến khi ảnh gần rõ ta di chuyển mm để lấy chính xác. Ghi giá trị
của khoảng cách L0 giữa vật AB và màn ảnh M.
- Phương pháp Bessel: (hình 3)
• Đặt màn ảnh M cách vật AB một khoảng thích hợp
L>4. f1
• Dịch chuyển TKHT O1 từ sát vật AB ra xa dần tới vị trí
(I) thu được ảnh thật rõ nét A’B’ lớn hơn vật AB. Ghi tọa độ x1
của thấu kính O1 tại vị trí (I)
• Dịch tiếp thấu kính O1 ra xa vật AB tới vị trí (II) để lại
thu được ảnh thật rõ nét A1B1
• nhỏ hơn vật AB. Ghi tọa độ x2 của thấu kính O1 tại vị trí
(II)
b. Đo tiêu cự của thấu kính phân kì O2 (TKPK O2)
- Phương pháp điểm liên kết (hình 4)
• Giữ nguyên vị trí (II), đặt thấu kính phân kì O2 phía sau
và đồng trục với TKHT O1 , cách màn ảnh M một khoảng
|𝑑₂|=O2B1<|𝑓₂|
• Dịch dần màn M ra xa TKPK O2 tới vị trí M’ thu được
ảnh rõ nét A2B2 nằm cách thấu kính O2 một khoảng d’2

II. Qua bài thí nghiệm, sinh viên học được


- Cách sử dụng thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì
- Phân biệt được ảnh thu được trên màn M là ảnh thật hay ảnh ảo
- Biết thêm 3 phương pháp để sử dụng đo tiêu cự của thấu kính và các công thức tính
toán.

You might also like