You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.

HCM Trang số: 01


Họ và tên : Nguyễn Ngọc An Mã số SV:2080600145
Ngày sinh: 27/10/2002 Nhóm: 28 Số thứ tự: 1
Học phần: Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ.


Ngày nộp : 25/11/2021

Câu 1 (4,0 điểm):


Anh (chị) hãy khái quát quá trình nhận thức của Đảng về
khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bài làm :
Ngay từ khi ra đời, zĐảng Cộng sản Việt Nam đã thông
qua các văn kiện hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng.Cương lĩnh này thể hiện những nội dung rất cơ
bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam.
Hội Nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam(1930),Hội
nghị được bí mật diễn ra tại Cửu Long, Hồng Kông,
Trung Quốc,tại Hội nghị người chủ trì lúc này là
Nguyễn Ái Quốc đã phê phán các tổ chức Cộng sản đã
chia rẽ, thiếu tinh thần đoàn kết, chỉ rõ những sai lầm và
hệ quả, Hội nghị đã thống nhất thành lập một Đảng
chung hợp nhất các Đảng lúc này là An Nam Cộng sản
Đảng và Đông Dương Cộng sản Đảng và lấy một tên gọi
chung là Đảng Cộng sản Việt Nam,Hội nghị cũng thống
nhất thông qua các cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng
sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Sau khi Đảng ra đời,tư tưởng Hồ Chí Minh trải qua thử
thách và đã được khẳng định lại.Việc nhận thức về tư
tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam cũng
như vai trò của Người đối với quá trình phát triển của
dân tộc từ sau khi thành lập Đảng là một quá trình không
hề đơn giản.

Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức II của Đảng
(tháng 2/1951) nêu rõ : “ Đường lối chính trị, nền nếp
làm việc và đạo đức cách mạng của Đảng ta hện nay là
đường lối, tác phong và đạo đức Hồ Chủ tịch… Toàn
Đảng hãy ra sức học tập đường lối chính trị, tác phong và
đạo đức cách mạng của Hồ Chủ tịch; sự học tập ấy, là
điều kiện tiên quyết làm cho Đảng mạnh và làm cho cách
mạng đi mau đến thắng lợi hoàn toàn”.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng
12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện ở nước ta
trong đó nhấn mạnh: “Đảng ta phải nắm vững bản chất
của cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, kế
thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm
1991) là một mốc lớn khi nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thực tế sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung và của
những năm đổi mới nói riêng đã chứng tỏ rằng, không
những chủ nghĩa Mác-Lênin, mà tư tưởng Hồ Chí Minh
đã trở thành yếu tố chỉ đạo làm nên thắng lợi cho cách
mạng Việt Nam. Chính vì thế, một trong những điểm
mới của Đại hội VII là Đảng đã đánh giá đúng tầm vóc
tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội VII của Đảng khẳng
định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành
động”.
  Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (năm
1996) diễn ra nửa sau thế kỷ XX, đã tổng kết sáu bài học
chủ yếu trong đó bài học hàng đầu là “Giữ vững mục tiêu
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi
mới, nắm vững hai nhiệm vụ  chiến lược xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh”. Nghị quyết của Đảng khẳng định lại
nhiều vấn đề về tư tưởng Hồ Chí Minh được nêu trước
đó và việc thường xuyên bồi dưỡng cho cán bộ, đảng
viên các vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, nhất là coi trọng việc bồi dưỡng lý
tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng
4/2001).Đảng ta đã nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh
một cách đầy đủ hơn : “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ
thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ
bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng
và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin, vào điều
kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (tháng
4/2006),cũng đã đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh, đã
nêu rõ: “Sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân
ta 76 năm qua đã khẳng định rằng, tư tưởng của Người
cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, mãi mãi là một nền tảng
tử tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách
mạng Việt Nam, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và
dân tộc ta. Tư tưởng đó đã dẫn dắt chung ta trên mỗi
chặng đường xây dựng và phát triển đất nước, là ngọn cờ
thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là sức mạng tập hợp
và đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng của
chúng ta hôm nay và mai sau”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng
1/2011) đã xác định khá toàn diện và có hệ thống những
vấn đề cốt yếu của nội hàm khái niệm tư tưởng Hồ Chí
Minh. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)
khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống
quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản
của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện
cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân
loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của
Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp
cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”.
Đại hội đại biểu toàn dân lần thứ XII của Đảng(2016)
tiếp tục khẳng định, hoàn thiện quan điểm, đường lối đổi
mới của Đảng ta trên cơ sở vận dụng sáng tạo, phát triển
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tiếp
thu những kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện
nước ta.
Câu 2 (6,0 điểm) : Anh (chị) hãy nêu những nội dung cần phải
tiếp tục đẩy mạnh việc học tập tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí
Minh đối với sinh viên hiện nay. Liên hệ đối với việc rèn luyện
về đạo đức của bản thân.
Bài làm :
Những nội dung cần phải tiếp tục đẩy mạnh việc học tập tư
tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh đối với sinh viên hiện nay :
Học tập đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh là phải trung với
nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng.
Học tập đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh là học phẩm chất con
người trọn đời vì nước, vì dân, là học tập khí phách anh hùng, ý
chí độc lập tự cường, kiên trì mục tiêu lý tưởng, sáng tạo và
quyết thắng, không chịu khuất phục trước mọi kẻ thù. Ngay từ
thủa thiếu thời, Hồ Chí Minh đã lựa chọn một cách rõ ràng và
dứt khoát mục tiêu hiến dâng cả cuộc đời mình cho cách mạng.
Người đã chấp nhận mọi sự hy sinh, luôn kiên định, dũng cảm
và sáng suốt để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, "thắng không
kiêu, bại không nản", "giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó
không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục" nhằm thực
hiện bằng được mục tiêu đó. Người nói: Bài học chính trong đời
tôi là tuyệt đối và hoàn toàn cống hiến đời mình cho sự nghiệp
giải phóng và thống nhất Tổ quốc, giải phóng giai cấp công
nhân và dân tộc bị áp bức, cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội
cho sự hợp tác anh em và hòa bình giữa các dân tộc; "Một ngày
đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ
không yên" Đến lúc phải rời thế giới này điều luyến tiếc duy
nhất của người là "không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn
nữa".
Học tập đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh là phải tu dưỡng,
rèn luyện theo tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
đức khiêm tốn, trung thực. Hồ Chí Minh thường dạy thanh niên
phải cần, kiệm, chính, chí công vô tư, ít lòng ham muốn vật
chất, đó là tư cách người cán bộ cách mạng, và tự mình Người
đã là gương mẫu thực hiện. Là lãnh tụ cách mạng, Hồ Chí Minh
luôn coi khinh mọi sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức
trang trọng cầu kỳ. suốt đời giữ một nếp sống thanh bạch, tao
nhã, giản dị, khiêm tốn, khắc khổ, cần lao và tranh đấu để mưu
cầu hạnh phúc cho dân.Hồ Chí Minh coi trách nhiệm là việc
phải làm, phải gánh vác, không thể thoái thác.
Học tập đạo đức Hồ Chí Minh là phải có đức tin tuyệt đối vào
sức mạng của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức
phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu
với con người. Phải có tình thương yêu đối với con người. Tình
thương đó gắn liền với niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh và trí
tuệ của nhân dân. Lòng nhân ái, khoan dung, nhân hậu của Hồ
Chí Minh bắt nguồn từ đại nghĩa của dân tộc, nên có sức mạnh
và cảm hóa to lớn trong việc xây dựng và tái tạo lương tri. Ở Hồ
Chí Minh, thương người là một tình cảm lớn, sâu sắc.
Học tập đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh còn là học tập và
làm theo tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết
tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích
cuộc sống. Cuộc đời cách mạng của Người là một chuỗi những
năm tháng vô cùng gian khổ. Hai lần ngồi tù, một lần đã nhận án
tử hình có giai đoạn hoạt động sôi nổi được đánh giá rất cao, có
giai đoạn bị hiểu nhầm, nghi kỵ, không được giao nhiệm vụ.
Song, nhờ ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, Hồ Chí Minh đã
bình tĩnh, kiên cường, chủ động vượt qua mọi thử thách, gian
nguy, kiên trì mục đích cuộc sống, bảo vệ chân lý, giữ vững
quan điểm cách mạng của mình. Người đã làm thơ để tự răn:
"Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao".

Liên hệ đối vớí việc rèn luyện về đạo đức của bản thân :
Nói về đạo đức của bản thân em, em có một số ưu và nhược
điểm sau đây :
Ưu điểm : Giúp đỡ mọi người xung quanh, đi học đúng giờ.
Nhược điểm : Thường xuyên ngủ muộn,không chăm tập thể dục
thể thao.
Về 2 nhược điểm trên em sẽ cố gắng khắc phục,để hoàn thiện
bản thân.
Về đạo đức của bản thân em,em cho rằng bản thân mình vẫn
chưa hoàn thiện được đạo đức của mình khi mà vẫn còn nhiều
nhược điểm cần em phải khắc phục bên cạnh những nhược điểm
đó thì em cũng có những ưu điểm mà em nghĩ là phù hợp với
đạo đức của em nói riêng và công cuộc học tập tư tưởng đạo đức
của Hồ Chí Minh nói chung,góp phần làm phát triển đất nước.

You might also like