You are on page 1of 4

Bài 17

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA


NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN (TỪ THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XV)
Câu 1. Năm 939, sau khi đánh bại quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương, xây dựng
chính quyền mới, đóng đô ở
A. Đại La.
B. Hoa Lư.
C. Cổ Loa.
D. Thăng Long.
Câu 2. Triều đại nào đã đặt cơ sở cho việc xây dựng nhà nước phong kiến Việt Nam?

A. Ngô.
B. Đinh – Tiền Lê.
C. Lê sơ.
D. Lý.
Câu 3. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là
A. Đại Cồ Việt.
B. Đại Việt.
C. Đại Ngu.
D. Việt Nam.
Câu 4. Bộ máy nhà nước thời Đinh – Tiền Lê phân chia thành
A. 2 ban: Văn ban và Võ ban.
B. 3 ban: Văn ban, Võ ban và Tăng ban.
C. 3 ban: Văn ban, Võ ban và Thái sư.
D. 3 ban: Văn ban, Võ ban và một số đại thần.
Câu 5. Năm 1010, sự kiện nào đã mở ra một giai đoạn phát triển mới cho nhà nước phong
kiến Việt Nam?
A. Lý Công Uẩn lên ngôi vua, nhà Lý được thành lập.
B. Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
C. Vua Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt.
D. Vua Lý Thánh Tông tổ chức khoa thi đầu tiên.
Câu 6. Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh dưới triều đại
nào?
A. Lý.
B. Trần.
C. Lê sơ.
D. Nguyễn.
Câu 7. Vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Giáo dục.
C. Hành chính.
D. Văn hóa.
Câu 8: Trong những năm 60 của thế kỉ XV, khi đất nước cường thịnh, vua Lê Thánh Tông
đã có chủ trương gì?
A. Đưa giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu.
B. Đưa các quý tộc vương hầu và con em quan lại cao cấp làm quan.
C. Tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn.
D. Quyết định đổi tên nước là Đại Việt.
Câu 9. Bộ máy nhà nước phong kiến ở nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều vua
A. Lý Thái Tổ.
B. Lê Thái Tổ.
C. Trần Thánh Tông.
D. Lê Thánh Tông.
Câu 10. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là
A. bộ Hình luật.
B. bộ Quốc triều hình luật.
C. bộ Hình thư.
D. bộ Hoàng Việt luật lệ.
Câu 11. Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý – Trần – Lê nhằm
A. bảo vệ lợi ích của mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là dân nghèo.
B. bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị.
C. bảo vệ đất đai, lãnh thổ của Tổ quốc.
D. bảo vệ tính mạng và tài sản của nông dân làng xã.
Câu 12: Bộ luật được ban hành dưới thời Lê có tên gọi là
A. Hình luật.
B. Hình thư.
C. Luật Lê Thánh Tông
D. Quốc triều Hình luật.
Câu 13: Quân đội của các nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỉ XI đến XV được chia
thành những bộ phận nào?
A. dân binh, công binh.
B. cấm quân, ngoại binh (lộ binh).
C. cấm quân, công binh.
D. dân binh, ngoại binh.
Câu 14. Trong các thế kỉ X – XV, quân đội được tuyển theo
A. chế độ “ngụ binh ư nông”.
B. chế độ nghĩa vụ quân sự.
C. chế độ lao dịch.
D. chế độ trưng binh.
Câu 15: Mục đích quan trọng, xuyên suốt của các nhà nước phong kiến Việt Nam khi tổ
chức bộ máy nhà nước là  
A. hỗ trợ, hoàn chỉnh bộ máy nhà nước ở các địa phương.
B. tập trung quyền lực cao độ vào chính quyền trung ương.
C. thúc đẩy hoàn thiện chính sách đối nội và đối ngoại.
D. Đưa giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo quan lại.
Câu 16. Ý không phản ánh chính xác hoạt động đối nội của nhà nước phong kiến Việt
Nam trong các thế kỉ X – XV là
A. coi trọng đến việc bảo vệ an ninh đất nước.
B. thực hiện chính sách đoàn kết với các dân tộc.
C. cho phép các tù trưởng miền núi lập thành vùng tự trị.
D. chăm lo đến đời sống nhân dân.
Câu 17: Biểu hiện nào sau đây không minh chứng cho sự hoàn thiện của nhà nước phong
kiến Việt Nam thời Lê sơ?  
A. Bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh và tăng cường tính tập quyền.
B. Giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại chủ yếu.
C. Xây dựng nhà nước quân chủ sơ khai, tổ chức quân đội chính quy.
D. Luật pháp hoàn chỉnh bảo vệ bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến.
Câu 18: Chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV
mang lại tác dụng gì?  
A. Giữ gìn quan hệ hòa hiếu với các nước nhất là Trung Quốc.
B. Thúc đẩy quá trình xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ.
C. Tác động tích cực đến hoạt động đối nội.
D. Tăng cường vị thế của Việt Nam trong khu vực.
Câu 19. Trong các thế kỉ X – XV, đối với các nước láng giềng phía tây và tây nam như
Lan Xang, Cham-pa, Chân Lạp, nhà nước Đại Việt luôn
A. giữ quan hệ thân thiện, hòa hảo.
B. giữ thái độ mâu thuẫn, đối địch căng thẳng.
C. giữ quan hệ hòa hảo song đôi lúc xảy ra chiến tranh.
D. giữ thái độ đối địch, thường xuyên đe dọa xâm lược.

You might also like