You are on page 1of 3

ĂN MÒN KIM LOẠI

Câu 1. Loại phản ứng hoá học nào xảy ra trong sự ăn mòn kim loại:
A. Phản ứng thế B. Phản ứng oxi hoá - khử.
C. Phản ứng phân huỷ D. Phản ứng hoá học.
Câu 2. Một vật làm bằng sắt tráng kẽm. Nếu trên bề mặt đó có vết xước sâu tới lớp sắt bên trong, khi vật
đó tiếp xúc với không khí ẩm thì:
A. Lớp kẽm bị ăn mòn nhanh chóng B. Sắt bị ăn mòn nhanh chóng.
C. Kẽm và sắt đều bị ăn mòn nhanh chóng D. Không có hiện tượng gì xảy ra.
Câu 3. Để bảo vệ nồi hơi bằng thép khỏi bị ăn mòn, người ta có thể lót những kim loại nào sau đây vào
mặt trong của nồi hơi:
A. Zn hoặc Mg B. Zn hoặc Cr C. Ag hoặc Mg D. Pb hoặc Pt.
Câu 4. Để bảo vệ vỏ tàu biển, người ta thường dung phương pháp nào sau đây?
A. Cách li kim loại với môi trường bên ngoài B. Dùng chất ức chế sự ăn mòn.
C. Dùng hợp kim chống gỉ D. Dùng phương pháp điện hóa.
Câu 5. Trong hiện tượng ăn mòn điện hoá xảy ra:
A. Sự oxi hoá ở cực âm B. Sự oxi hoá ở cực dương.
C. Sự khử ở cực âm D. Sự khử ở cực dương.
Câu 6. Cây đinh sắt trong trường hợp nào sau đây sẽ bị gỉ nhiều hơn:
A. Ngâm trong dầu máy B. Ngâm trong dầu ăn
C. Để nơi ẩm ướt D. Quấn vài vòng dây đồng rồi để nơi ẩm ướt.
Câu 7. Sắt bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại nào sau đây trong không khí ẩm:
A. Mg B. Zn C. Cu D. Al
Câu 8. Có những vật bằng sắt được mạ bằng những kim loại khác nhau dưới đây. Nếu các vật này đều bị
xây sát sâu đến lớp sắt thì vật nào bị gỉ chậm nhất:
A. Sắt tráng kẽm B. Sắt tráng thiếc C. Sắt tráng niken D.Sắt tráng đồng.
Câu 9. Hợp kim Zn – Cu để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hoá. Quá trình xảy ra ở cực âm là:
A. Zn → Zn2+ + 2e B. Cu → Cu2+ + 2e
C. 2H+ + 2e → H2 D. 2H2O + 2e → 2OH- + H2.
Câu 10. Trường hợp nào sau đây chỉ xảy ra quá trình ăn mòn hoá học:
A. Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm.
B. Ngâm Zn trong dung dịch H2SO4 loãng có vài giọt dung dịch CuSO4.
C. Thiết bị bằng thép của nhà máy sản xuất hoá chất tiếp xúc với khí clo ở nhiệt độ cao.
D. Tôn lợp nhà bị xây xát, tiếp xúc với không khí ẩm
Câu 11. Trường hợp nào sau đây là hiện tượng ăn mòn điện hoá:
A. Kẽm tan trong dung dịch axit H2SO4 loãng.
B. Kẽm tan trong dung dịch H2SO4 loãng có sẵn vài giọt dung dịch CuSO4.
C. Kẽm bị phá huỷ trong khí clo
D. Sắt cháy trong không khí.
Câu 12. Ngâm cây đinh sắt có quấn dây đồng vào dung dịch HCl. Hiện tượng nào sau đây xảy ra:
A. Khí thoát ra nhanh trên bề mặt cây đinh sắt
B. Khí thoát ra rất nhanh trên bề mặt dây đồng.
C. Khí thoát ra trên bề mặt cây đinh sắt và dây đồng đều nhanh như nhau.
D. Không có hiện tượng gì xảy ra.
Câu 13. Ngâm một lá sắt trong dung dịch HCl, sắt bị ăn mòn chậm, khí thoát ra chậm. Nếu thêm vài giọt
dung dịch CuSO4 vào hỗn hợp thì:
A. Dung dịch xuất hiện màu xanh B. Sắt tan nhanh hơn, khí thoát ra nhanh hơn.
C. Hiện tượng không thay đổi D. Có đồng kim loại bám vào thanh sắt.
Câu 14. Sau một ngày lao động người ta phải làm sạch các thiết bị máy móc dụng cụ lao động bằng kim
loại, mục đích nhằm để:
A. Kim loại sang bóng, đẹp mắt B. Không gây ô nhiễm môi trường.
C. Chống ăn mòn kim loại D. Không làm bẩn quần áo khi lao động
Câu 15. Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung
dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là
A. (3) và (4). B. (1), (2) và (3). C. (2), (3) và (4). D. (2) và (3).
Câu 16. Trong các trường hợp sau trường hợp nào không xảy ra ăn mòn điện hoá
A. Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ một vài giọt dung dịch H2SO4.
B. Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển.
C. Nhúng thanh Zn trong dung dịch H2SO4 có nhỏ vài giọt CuSO4.
D. Sự gỉ của gang thép trong tự nhiên.
Câu 17. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;
(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;
(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;
(d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl;
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 18. Kim loại M bị ăn mòn điện hoá học khi tiếp xúc với sắt trong không khí ẩm. M có thể là
A. Bạc. B. Đồng. C. Chì. D. Kẽm.
Câu 19. Có 6 dung dịch riêng biệt: Fe(NO3)3, AgNO3, CuSO4, ZnCl2, Na2SO4, MgSO4. Nhúng vào mỗi
dung dịch một thanh Cu kim loại, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là:
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 20. Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa trong các thí nghiệm sau là bao nhiêu?
(1) Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO3.
(2) Cho vật bằng gang vào dung dịch HCl.
(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(4) Để miếng tôn (Fe trắng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm
(5) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 2M.
(6) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 21. Trường hợp nào dưới đây, kim loại không bị ăn mòn điện hóa?
A. Đốt Al trong khí Cl2.
B. Để gang ở ngoài không khí ẩm.
C. Vỏ tàu làm bằng thép neo đậu ngoài bờ biển
D. Fe và Cu tiếp xúc trực tiếp cho vào dung dịch HCl.
Câu 22. Khi vật bằng gang, thép bị ăn mòn điện hóa trong không khí ẩm, nhận định nào sau đây là nhận
định đúng:
A. Tinh thể cacbon là cực âm xảy ra quá trình oxi hóa
B. Tinh thể cacbon là cực dương, xảy ra quá trình oxi hóa
C. Tinh thể sắt cực dương xảy ra quá trình khử
D. Tinh thể sắt là cực âm xảy ra quá trình oxi hóa
Câu 23. Ngâm một lá Zn tinh khiết trong dung dịch HCl, sau đó thêm vài giọt dung dịch CuSO4 vào.
Trong quá trình thí nghiệm trên
A. Chỉ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học.
B. Lúc đầu xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học sau đó xảy ra thêm hiện tượng ăn mòn hóa học.
C. Lúc đầu xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học sau đó xảy ra thêm hiện tượng ăn mòn điện hóa học.
D. Chỉ xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học.

You might also like