You are on page 1of 2

ĐỀ ÔN LUYỆN SỐ 2

PHẦN I (7 điểm): Thơ Phạm Tiến Duật sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch
mà sâu sắc. Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, tác giả có viết:
Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo


Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi.
(Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập một)
1. Tại sao Phạm Tiến Duật lại đưa vào nhan đề hai chữ Bài thơ cho thi phẩm Bài
thơ về tiểu đội xe không kính của mình?
2. Chỉ ra 1 từ tượng thanh trong đoạn trích trên và nêu hiệu quả diễn đạt của từ láy
đó.
3. Viết đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 12 câu làm rõ hình ảnh người lính lái
xe trong hai khổ thơ trên. Trong đoạn có sử dụng phép nối để liên kết và thành
phần cảm thán. Chú thích rõ.
4. Qua bao khó khăn thử thách, “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần
trong xe có một trái tim.” Hình ảnh “miền Nam” và “trái tim” trong hai câu thơ
trên mang ý nghĩa gì?
5. Kể tên một tác phẩm (ghi rõ tác giả) cũng có những tiếng cười rất lạc quan trong
hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.
PHẦN II (3 điểm): Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho
nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho
xã hội?
(Theo Băng Sơn, Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2)
1. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên.
2. Tại sao kết thúc bài viết tác giả lại sử dụng dấu chấm hỏi.
3. Từ đoạn văn trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ
về sự cần thiết của việc tạo ra những thói quen tốt trong cuộc sống hiện nay.

You might also like